You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA (BÀI TẬP KỸ NĂNG)

MÔN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Mã môn: EN05
………………………………………………………………………………………………
……………
(Mỗi sinh viên chỉ lựa chọn 01 đề cho bài kiểm tra của mình)

Đề 2
Câu 1: Nêu các nội dung chính của một Đề cương nghiên cứu khoa học (4 điểm).

Đề cương nghiên cứu khoa học 5 chương gồm các nội dung chính như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


– Vấn đề được nghiên cứu là gì?
– Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; sơ lược lịch sử nghiên cứu
– Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1. Cơ sở lý luận: Các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được nghiên
cứu
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được
– Mô hình lí thuyết của các nhà khoa học trên thế giới
– Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng (trên thế giới và Việt Nam)
3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu (có thể chuyển xuống chương 3)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


– Mô tả bạn đã nghiên cứu như thế nào, trình bày các phương pháp nghiên cứu
– Bối cảnh nghiên cứu
– Tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu
– Phương pháp thu thập số liệu (báo cáo, khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn…)
– Phương pháp xử lí thông tin
– Xây dựng mô hình (dựa trên phân tích Kinh tế lượng, hay dựa trên việc phân tích case
study,…)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ


– Báo cáo kết quả: sau khi phân tích, xử lí dữ liệu thu được kết quả gì? (có thể được trình
bày bằng các bảng biểu, số liệu, …)
– Đánh giá, nhận xét: Kết quả có phù hợp với giả thuyết, dự kiến không? Giải thích vì
sao lại có kết quả như vậy, …

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận:
– Đưa ra tóm tắt tổng hợp nội dung và kết quả nghiên cứu
2. Khuyến nghị:
– Đề xuất biện pháp áp dụng
– Nghiên cứu đã giải quyết vấn đề gì, chưa giải quyết vấn đề gì (hoặc có vấn đề mới nào
nảy sinh)? Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Câu 2: Lấy ví dụ 01 đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể, đúng chuyên ngành Ngôn
ngữ Anh để xây dựng một Đề cương nghiên cứu khoa học với đầy đủ các nội
dung trên. (6 điểm).

Đề cương nghiên cứu hiệu quả của việc luyện tập giao tiếp với người nước ngoài có
hướng dẫn của giảng viên trong dạy học ngôn ngữ anh.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


– Vấn đề được nghiên cứu là hiệu quả của việc luyện tập giao tiếp với người nước ngoài
có hướng dẫn của giảng viên trong dạy học ngôn ngữ anh.
- Đối tượng: sinh viên khoa ngôn ngữ anh trường Đại học Mở Hà Nội
- Trình bày sơ lược lịch sử nghiên cứu
- Đề tài nhằm tìm hiểu về hiệu quả của việc luyện tập giao tiếp với người nước ngoài có
hướng dẫn của giảng viên cho sinh viên ngành ngôn ngữ Anh, qua đó đưa ra một số
khuyến nghị đối với chương trình môn tiếng Anh dựa trên nhu cầu của người học.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận: Tầm quan trọng của việc học tiếng anh và phương pháp học phù hợp.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: tỉ trọng phần trăm các phương pháp dạy học tiếng anh
trong đó sách giáo trình và bài tập viết vẫn chiếm tỉ trọng lớn, sau đó là vấn đáp với giáo
viên Việt Nam và cuối cùng là các giờ học ngoại khóa.
3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu: trong đề tài này tác giả sẽ thu thập số liệu liên quan
về trình độ ngoại ngữ của sinh viên sau khi tốt nghiệp các khóa trước được công bố của
trường Đại học Mở Hà Nội trong 2 năm gần nhất. Bên cạnh đó cũng sử dụng bảng câu
hỏi khảo sát trình độ ngoại ngữ và mức độ hiệu quả của các phương pháp giảng dạy hiện
tại với sinh viên khoa ngôn ngữ Anh đang học tập tại trường.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Mô tả bạn đã nghiên cứu như thế nào, trình bày các phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát viên đã thu thập số liệu được công bố về trình độ ngoại ngữ của sinh viên đã
tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh trường Đại học Mở Hà Nội trong vòng 2 năm gần nhất.
- Khảo sát viên cũng tạo biểu mẫu Google và tiến hành gửi qua các hội nhóm sinh viên
ngành ngôn ngữ Anh hiện đang theo học tại trường nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của
phương pháp giảng dạy hiện tại.
- Sau khi thu thập các phiếu trả lời, khảo sát viên tiến hành loại bỏ các phiếu không hợp
lệ qua đó lập biểu đồ tỉ trọng của các phương pháp giảng dạy qua đó so sánh và đánh giá
tính ứng dụng của chúng.
- Tìm hiểu chương trình giảng dạy tương tự trong các trường đại học trong nước và trên
thế giới nhằm có sự đối chiếu.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ


– Báo cáo kết quả: tiến hành trình bày kết quả sau khi phân tích, xử lí dữ liệu thu được.
– Đánh giá, nhận xét: Kết quả phù hợp với giả thuyết.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận:
– Đôí với sinh viên ngành ngôn ngữ Anh thì các phương pháp giảng dạy hiện tại đã đáp
ứng được nhu cầu học tập ngữ pháp và kiến thức cần thiết.
- Hầu hết các sinh viên làm khảo sát chưa thực sự hài lòng về khả năng giao tiếp tiếng
Anh với người nước ngoài mặc dù đã có thời gian học rất lâu trong chương trình phổ
thông và cả hiện tại trong trường đại học.
- Sinh viên sẵn sàng thử phương pháp học với có kết hợp giao tiếp với người nước ngoài
song song với các phương pháp hiện tại.
2. Khuyến nghị:
– Người khảo sát đề xuất biện pháp liên kết giữa nhà trường và người nước ngoài nói
tiếng anh nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Các lớp ngoại khóa này cần
phải có sự hướng dẫn từ giáo viên Việt Nam và có sự chuẩn bị về tài liệu cũng như
chương trình học chi tiết nhằm đạt kết quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC

You might also like