You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN


MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
“Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp và sự
vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc ở nước ta hiện nay”

Họ và tên : Trịnh Khánh Linh


Mã sinh viên : 11213458
Lớp học phần : LLNL1107
Lớp : POHE – Thẩm định giá
Khoá : 2021 – 2025
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Văn Thuân

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh bền bỉ, kiên trì và đầy khó khăn
để đem lại tự do, bình đẳng cho nhân dân. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và
Bác Hồ, dân tộc Việt Nam đã bảo vệ vững vàng Tổ quốc và đang từng bước xây
dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa to đẹp, giàu có và sánh vai cùng bè bạn năm
châu. Để được tự do, độc lập như ngày hôm nay, dân tộc ta ắt đã phải trải qua bao
khó khăn và mất mát và hi sinh. Nhận thấy sự đồng tâm đoàn kết giành lại hoà bình,
việc xây dựng khối liên minh giai cấp của Đảng ta là sự sáng suốt đúng đắn nhất mà
trong đó lực lượng tiên phong là giai cấp công nhân.

Sự ra đời của liên minh giai cấp là một tất yếu trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rõ ràng rằng: “Trong một số nước nông
nghiệp đại đa số dân chúng là nông dân thì vấn đề giai cấp công nhân liên minh với
họ là điều tất yếu. Nguyên tắc cao nhất của cách mạng là duy trì khối liên minh giữa
giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và
chính quyền nhà nước”.

Ở nước ta, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào con
đường đấu tranh cách mạng. Từ ngày đầu khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã
thành lập trong mặt trận dân tộc. Đảng khẳng định: “lực lượng cách mạng chủ chốt
là công nhân, nông dân, nhưng cách mạng cũng cần có lực lượng trí thức… công
nhân, nông dân, trí thức cần phải đoàn kết thành một khối”. Với những đặc trưng
cơ bản trong xã hội Việt Nam, liên minh giai cấp có nhiều thuận lợi đem đến tiền để
cho sự phát triển.

Như vậy, liên minh giai cấp là một tất yếu khách quan trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, đặc biệt ở Việt Nam, khối liên minh này được vận dụng sáng tạo và hoàn

2
cảnh nước ta. Đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về liên minh giai cấp
và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở
nước ta hiện nay” là một nội dung lớn và phức tạp. Tuy nhiên Đảng và Nhà nước
ta đã vận dụng quan điểm này trong quá trình xây dựng đất nước nên em chọn đề tài
này. Do trình độ hạn chế nên еm không thể tránh khỏi những sаi lầm, khuyết điểm
trong việc nghiên cứu đề tài. Еm rất mong được sự góp ý củа Thầу cũng như sự giơ
cаo đánh khẽ để bài viết nàу củа еm được hoàn thiện hơn. Em chúc thầy có một ngày
lễ Giỗ Tổ Hùng Vương bên gia đình và người thân thật trọn vẹn ạ !

Em xin chân thành cám ơn thầy Thuân yêu quý và tốt bụng !

3
MỤC LỤC

Lời mở đầu ………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………...……… 2


Mục lục ……….…………….……..………………….…………………………...……………………………………………………………………………………………………………………….. 4
Nội dung ….…………………………………….…………………………………..……………………………………………………………………………………………………………..……...... 6
I. Vấn đề lý luận của chủ nghĩa mác – lênin về vấn đề giai cấp công nhân và
giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động xã hội khác
1. Khái niệm về giai cấp và sự liên minh giai cấp ....…………....………………………….…………..…………… 6
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tính tất yếu của liên minh trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa …........................……………………………..…….………………………………………………………………... 7
3. Nội dung liên minh giai cấp ………..……………….…………………………................................................................................................... 8
a. Liên minh về chính trị ……………………..……………….…………………………......................................................................................... 8
b. Liên minh về kinh tế ………..……………….………………………….................................................................................................................... 9
c. Liên minh về kinh tế - xã hội ……………..……………………………...…………….…………………………..……….……....... 10
4. Nguyên tắc cơ bản của liên minh ………...………………………………………………………………….…………………….…… 10
II. Quá trình vận dụng lý luận lý luận lý luận của đảng tа ở việt nаm hiện nаy
1. Cơ sở lý luận của Hồ Chí Minh về việc thực hiện ở Việt Nam …………………………… 11
2. Nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam 13
………..……………….………………………….........................................................................................................................................

a. Nội dung của kinh tế liên minh ………..……………….………………………….......................................................................... 13


b. Nội dung của chính trị liên minh ………..……………….………………………….................................................................. 14
c. Nội dung của văn hoá – xã hội của liên minh ………..……………….………………….............................. 15
3. Thành tựu mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện ………..……………….…………………............................. 15
a. Nguồn gốc ra đời và lịch sử vẻ vang ………..……………….…………………………………………........................... 15
b. Thành tựu mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được ………..……………….……………………......... 16
4. Hạn chế còn tồn tại …..………………………………….…………………………………………………………………...………………………………… 19

4
5. Giải pháp những hạn chế liên minh giai cấp ………………………………………...………………………………… 21
6. Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng cường
liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam ………..……………….…………………...................................................................................................................................................................................... 22
Kết luận .…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…… 24
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………… 26

5
NỘI DUNG

I. Vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề giai cấp công nhân và
giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động xã hội khác

1. Khái niệm về giai cấp và sự liên minh giai cấp

Giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, là giai
cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
Đây là những người trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành công cụ sản xuất nhưng lại
không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc
lột về giá trị thặng dư. Vì vậy họ chính là giai cấp lãnh đạo trong cuộc đấu tranh đi
lên chủ nghĩa xã hội.

Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất
trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… trực tiếp sử dụng một tư liệu sản xuất
cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển để sản xuất ra nông sản, đặc
biệt.

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trí thức là những người lao động
trí óc phức tạp và sáng tạo, là những người có đủ trình độ, học vấn, có chuyên môn
cao trong mọi lĩnh vực lao động của mình. Trí thức còn là những người quan tâm và
có chính kiến trước những vấn đề chính trị xã hội thời cuộc.

Liên minh là một khối liên kết các lực lượng hoạt động vì mục đích chung.
Liên minh của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là một liên
minh kết hợp đúng đắn các lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội tạo nên sức
mạnh tổng hợp cho cuộc chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, đem lại lợi ích cho tuyệt

6
đại đa số nhân dân lao động trong đấu tranh cách mạng cũng như trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội.

2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tính tất yếu của liên minh
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, trong chủ nghĩa tư bản, các tầng lớp lao động đều bị bóc lột. Quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen: nghiên cứu thực tiễn các phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân chống lại sự áp bức bức bóc lột của giai cấp tư sản ở châu Âu,
C.Mác: “ Công nhân Pháp không thể tiến lên một bước nào và cũng không thể sử
dụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản, trước khi đông đảo nhân dân nằm giữa giai
cấp vô sản, tức là nông dân và giai cấp tiểu tư sản, nổi dậy chống chế độ tư sản”.
Vì vậy, C.Mác – Ph.Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân thất bại nhiều cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân là do giai cấp công nhân “đơn độc” vì đã không tổ chức liên
minh với “người bạn đồng minh tự nhiên” của mình là nông dân. Do vậy các cuộc
đấu tranh đó đã trở thành một “bài ai điếu”.

Thứ hai, trong chủ nghĩa xã hội, liên minh công – nông thực chất là liên minh
giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế quốc dân.

Thứ ba, trong xã hội, giai cấp côg nhân và các tầng lớp lao động là lực lượng
chính trị to lớn để bảo vệ và xây dựng xã hội.

Quan điểm của V.I. Lênin: “Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt
của liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao
động, với đông đảo những tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu
chủ, nông dân, trí thức…” (V.I. Lênin, Toàn tập, tập 38, tr 452). Như vậy, theo
Lênin, trong thời đại hiện nay, không thể tuyệt đối hóa liên minh giữa các giai cấp
mà bỏ qua các tầng lớp lao động đông đảo và quan trọng khác. Trái lại, có thể và cần

7
phải liên minh giai cấp với các tầng lớp xã hội theo một mục tiêu chung do giai cấp
vô sản lãnh đạo.

Có thể nói, luận điểm về liên minh giai cấp, nông dân với các tầng lớp khác
là một trong những nội dung rất cơ bản của học thuyết Mác – Lênin, được Mác –
Ph.Ăngghen đưa ra từ khoảng giữa thế kỉ XIX trên cơ sở tổng kết và khái quát thực
tiễn đấu tranh cách mạng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Luận điển trên
đã được V.I. Lênin phát triển trong điều kiện lịch sử mới của sự thắng lợi cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 và thực tiễn phong trào cách
mạng thế giới, V.I. Lênin chỉ rõ “Nếu không liên minh với nông dân thì không thể
có được chính quyền của giai cấp vô sản, không thể nghĩ được đến việc duy trì chính
quyền đó … nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa
giai cấp vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và
chính quyền nhà nước” (V.I. Lênin, Toàn tập, Sđd, t.44, tr.57). Nội dung cốt yếu
của luận điểm nói trên khẳng định: giai cấp công nhân chỉ khi liên minh với các giai
cấp và tầng lớp lao động khác mà trước hết là liên minh với giai cấp nông dân và đội
ngũ tri thức và lãnh đạo họ tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng.

3. Nội dung của liên minh giai cấp

a. Liên minh về chính trị

Trong đấu tranh giành chính quyền: Liên minh để tạo ra sức mạnh nhằm giành
chính quyền về tay giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động.

Trong quá trình xây dựng CNXH: Liên minh để tạo cơ sở chính trị - xã hội
vững chắc cho khối đại đoàn kết toàn dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm vượt
qua mọi khó khăn thử thách, và đập tan mọi âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội, đồng thời bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN

8
Tuy nhiên, liên minh chính trị giữa các giai cấp và các tầng lớp trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội không có nghĩa là dung hoà lập trường tư tưởng của các
giai cấp và tầng lớp trong xã hội đó mà sự liên minh này phải dựa trên lập trường
chính trị của giai cấp công nhân.

b. Liên minh về kinh tế


Liên minh về kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong liên minh giai cấp trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng xã hội chủ nghĩa thực chất là có tính
chất kinh tế, giành chính quyền chỉ là bước đầu, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển
kinh tế.
Liên minh kinh tế ở đây là cùng nhau hợp tác để thực hiện quyền sở hữu và
sử dụng các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, tài nguyên của đất nước để phục vụ
cho các giai tầng; cùng nhau hợp tác trong quản lý và phân phối sản phẩm xã hôi;
và cùng nhau hợp tác để công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng cơ sở vật chất
cho chủ nghĩa xã hội.
Mọi hoạt động kinh tế phải đảm bảo được mọi lợi ích của Nhà nước, của xã
hội nhưng đồng thời cũng phải thường xuyên quan tâm đến lợi ích của các giai cấp,
các tầng lớp khác. Nếu lợi ích của các giai tầng trong xã hội được kết hợp một cách
đúng đắn, thì liên minh sẽ trở thành động lực to lớn để thúc đẩy xã hội phát triển,
ngược lại, nó sẽ trở thành sự rào cản cho sự phát triển xã hội. Để thực hiện liên minh
về kinh tế giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, Đảng Cộng sản và Nhà
nước xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên quan tâm và xây dựng hệ thống chính sách
phù hợp đối với từng giai cấp, từng tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.

c. Liên minh về văn hoá – xã hội


Một là, chủ nghĩa xã hội xây dựng trên nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Các
giai cấp và các tầng lớp trong xã hội của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội liên

9
minh với nhau để thường xuyên học tập, nâng cao trình độ tư tưởng, văn hoá của
mình. Đặc biệt là lý luận, văn hoá của chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì vậy, cùng nhau
hợp tác để có trình độ văn hóa và nghề nghiệp.
Hai là, chủ nghĩa xã hội nhằm xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, quan
hệ giữa con người. Các giai tầng liên minh với nhau để xây dựng một mối quan hệ
hữu nghị giúp đỡ, trương trợ lẫn nhau, cùng phát triển, mà điều đó chỉ có thể thực
hiện được trên nền tảng của nền văn hoá phát triển của nhân dân.
Ba là, Cùng nhau hợp tác chủ nghĩa xã hội tao điều kiện cho quần chúng nhân
dân lao động tham gia quản lý mọi mặt của xã hội. Đấu tranh, khắc phục những tư
tưởng lạc hậu, bảo thủ trì trệ những thói quan liêu cửu quyền, không thể thực hiện
nhiệm vụ đấu tranh những thói quen đó một cách nhanh chóng được mà cuộc đấu
tranh đó phải trải qua một thời kì lâu dài, được xác định là một nhiệm vụ chính trị
chiến lược, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

4. Nguyên tắc cơ bản của liên minh


Nguyên tắc 1: Đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
Thực hiện liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các
tầng lớp lao động khác không có nghĩa là chia quyền lãnh đạo. Các giai tầng khác
gắn với phương thức sản xuất nhỏ, phân tán, không có hệ tư tưởng độc lập nên giai
cấp công nhân phải là giai cấp lãnh đạo. V.I.Lênin “ Chỉ có sự lãnh đạo của giai cấp
vô sản mới có thể giải phóng được quần chúng tiểu nông thoát khỏi chế độ nô lệ tư
bản và dẫn họ tới chủ nghĩa xã hội”
Nguyên tắc 2: Tự nguyện
Đây là nguyên tắc đảm bảo cho khối liên minh được bền vững. Để liên minh
dựa trên cơ sở tự nguyện cần phải giáo dục giác ngộ quần chúng nhân dân lao động.
Nguyên tắc 3: Kết hợp dúng đắn các lợi ích

10
Giai cấp công nhân và các giai tầng khác có những lợi ích cơ bản là thống
nhất vì dưới chủ nghĩa tư bản họ đều bị bóc lột. Và sự thống nhất lợi ích này tạo điều
kiện để thực hiện khối liên minh giữa họ. Tuy nhiên, thì các giai cấp và các tầng lớp
trong xã hội lại là các chủ thể kinh tế khác nhau. Mỗi chủ thể kinh tế thì lại có những
lợi ích riêng của chủ thể đó. Vì vậy, khi xây dựng khối liên minh phải đảm bảo kết
hợp hài hoà, đúng đắn của các lợi ích tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Nếu không đảm
bảo kết hợp đúng đắn thì khối liên minh khó có thể bền vũng và phát triển lâu dài.
Đảng và Nhà nước phải có chính sách phù hợp với lợi ích của từng giai tầng, có như
thế mới thức đẩy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

II. Quá trình vận dụng lý luận của Đảng ta ở Việt Nam
1. Cơ sở lý luận của Hồ Chí Minh về việc thực hiện ở Việt Nam

Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là quán triệt và sớm vận dụng
sáng tạo luận điểm về liên minh giai cấp nói trên vào đường lối cách mạng Việt
Nam, nhờ vậy đã lãnh đạo, đoàn kết các tầng lớp nhân dân đấu tranh làm nên cuộc
cách mạng Tháng Tám thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
thực hiện mục tiêu và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Bác quan niệm rằng liên minh công - nông - trí thức là sự cố kết của công
nhân, nông dân, trí thức trong một chỉnh thể. Mỗi yếu tố có một vị trí, vai trò đặc thù
không thể thay thế và đổi chỗ cho nhau. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở giai cấp
công nhân là giai cấp lãnh đạo, phải làm thế nào xứng đáng là lãnh đạo để người ta
tin cậy. Sức mạnh và chất lượng của khối liên minh phụ thuộc vào chất lượng của
từng thành tố. Và chất lượng của khối liên minh sẽ nhân lên sức mạnh cho cả công
nhân, nông dân, trí thức. Vì thế, củng cố và tăng cường khối liên minh công - nông
- trí thức gắn liền chặt chẽ với quá trình xây dựng và phát triển giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

11
Đối với quan hệ giữa giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng đông đảo nhất
trong dân cư, Hồ Chí Minh xác định: “Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì nông
dân mới được giải phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì giai cấp
công nhân mới lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi. Cho nên công nhân phải chăm
chú đến vấn đề nông dân, phải củng cố công nông liên minh” (20 năm đổi mới thực
hiện tiến bộ công bằng xã hội và phát triển văn hóa, Nxb. CTQG. H.2005). Người
cũng chỉ rõ: “Nông dân, công nhân, lao động trí óc đều phải dựa vào nhau. Nông
dân không có sự giúp đỡ của công nhân thì không được. Công nhân không có nông
dân cũng không được. Lao động trí óc không có công nhân, nông dân cũng không
được” (Sức mạnh Nhân dân, Nxb. CTQG, H. 2000)

Trong Cương lĩnh Đại hội II của Đảng cũng ghi: “chính quyền dân chủ của
nhân dân dựa vào Mặt trận Dân tộc Thống nhất, lấy liên minh công nhân - nông
dân và lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Năm 1991
Đại hội lần thứ VII của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một lần nữ khẳng định luận điểm “liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, do giai cấp công nhân
lãnh đạo” và coi đó là nền tảng của việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì
dân.

Liên minh công - nông - trí thức là hạt nhân, cơ sở của khối đại đoàn kết dân
tộc, khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp, thu hút mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ vào
một mặt trận chung thống nhất vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh. Không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng liên minh công -
nông - trí thức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách
mạng trong thời kỳ mới.

12
Cả về mặt lý luận và thực tiễn đều khẳng định: liên minh giữa giai cấp công
nhân với nông dân và đội ngũ trí thức luôn luôn là vấn đề có tính chiến lược của
cách mạng, kể cả trong cách mạng dân tộc, dân chủ cũng như cách mạng XHCN.
Đó là lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống
nhất, nguồn sức mạnh và động lực to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
a. Nội dung của kinh tế liên minh

Nội dung liên minh kinh tế là thỏa mãn các lợi ích kinh tế của các giai cấp và
tầng lớp xã hội. Nhiệm vụ và cũng là nội dung kinh tế xuyên suốt của thời kỳ quá
độ chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta: “phát triển kinh tế nhanh và bền
vững;… giữ vững sự bất ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình trưởng, cơ cấu lại
nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển
kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ của các ngành, lĩnh vực nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia có hiệu quả vào cách vào mạng sản xuất và chuỗi
giá trị toàn cầu. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.” (Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Sđd, tr.77)

Tổ chức các hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế giữa công nghiệp -
nông nghiệp - khoa học và công nghệ - dịch vụ…; cho các ngành kinh tế; các thành
phần kinh tế, các vùng kinh tế; giữa trong nước và quốc tế … phát triển sản xuất
kinh doanh, nâng cao đời sống cho công nhân, nông dân, trí thức và toàn bộ xã hội.
Chuyển giao và ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhất là công
nghệ cao vào quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ

13
nhằm gắn kết chặt chẽ các lĩnh vực kinh tế cơ bản của quốc gia, qua đó gắn bó chặt
chẽ công nhân, nông dân, trí thức và các lực lượng khác trong xã hội làm cơ sở kinh
tế xã hội cho sự phát triển quốc gia.

b. Nội dung của chính trị liên minh

Nước ta, nội dung chính trị của liên minh thể hiện ở việc giữ vững lập trường
chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của
đảng Cộng sản Việt Nam đối với khối liên minh và đối với toàn xã hội để xây dựng
và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị, giữ vững độc lập dân tộc và định hướng đi lên
xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại những hệ
tư tưởng cũ, những phong tục tập quán cũ lạc hậu và các thế lực luôn luôn tìm cách
chống phá chính quyền cách mạng, chống phá chế độ mới. Vì vậy, trên lập trường
tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân để thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp
phải “hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân
dân; không ngừng cũng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
tăng cường sự đồng thuận xã hội …” (Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd, tr.79,80); “xây dựng đảng trong sạch, vững
mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính
tiên phong, sức chiến đấu, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng…”
(Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Sđd,
tr.79,80)

c. Nội dung văn hoá – xã hội của liên minh

Nội dung văn hóa, xã hội của mình giai cấp, tầng lớp đòi hỏi phải đảm bảo
“gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, triển, xây dựng con người và thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội”. Nền văn hóa con người Việt Nam phát triển toàn

14
diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ
và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là
sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh”.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xóa đói giảm nghèo; thực hiện tốt các
chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức và tầng lớp nhân dân; chăm
sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; nâng cao dân chí, thực
hiện tốt an sinh xã hội. Tạo điều kiện cho sự liên minh giai cấp, tầng lớp phát triển
bền vững.

3. Thành tựu mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện


a. Nguồn gốc ra đời và lịch sử vẻ vang
Lịch sử cho thấy đại đa số công nhân Việt Nam ra đời trong chế độ thực dân
nửa phong kiến hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều xuất thân từ nông dân. Như
vậy, ngay từ khi giai cấp công nhân Việt Nam mới ra đời, giữa công nhân và nông
dân đã có mối quan hệ gắn bó máu thịt.
Gắn bó về xã hội đi đôi với gắn bó về kinh tế, chính trị trong cuộc sống. Cụ
thể là, những người lao động từ nông thôn ra vùng mỏ đều cố giữ lấy một mảnh
ruộng công hay tư ở quê nhà, dẫu phải chịu sưu cao hơn những người cùng đinh vô
sản. Mục đích là nhằm khi thất cơ lỡ vận còn có thể trở về bám lấy cái cuống nhau
làng xã mà sống. Cũng vậy, người nông dân khi ra vùng mỏ trở thành công nhân rồi
vẫn gắn kết các cuộc đấu tranh của công nhân với các cuộc đấu tranh của nông dân
quê hương. Liên minh công - nông từ đây đã hình thành một cách tự nhiên. Đông
đảo nhất là công nhân các mỏ than (khu mỏ Hồng Gai) và công nhân đường sắt (Hà
Nội - Lào Cai, Bắc - Nam...). Họ là những người đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh
chống đế quốc phong kiến, nơi đây đã cho ra đời những cơ sở đầu tiên của cách
mạng và góp phần đào tạo nên nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng qua phong trào

15
vô sản hóa. Nhắc qua các mối quan hệ kể trên để thấy, đó là tiền đề quý báu để xây
dựng nên Liên minh công-nông vững chắc từ khi Đảng ra đời đến nay.
Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về “Liên minh công – nông”, Đảng
ta đã xây dựng nên khối đoàn kết rộng rãi giữa các giai cấp tầng lớp yêu nước, thành
lập Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công – nông làm cơ sở, do Đảng của
giai cấp công nhân lãnh đạo. Đường lối đó đem lại thành công to lớn qua các thời
kỳ cách mạng.
b. Thành tựu mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được
Từ liên minh Công – Nông:
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã phát huy vai trò Liên minh giai cấp trong công
cuộc đổi mới với sáng tạo độc đáo Việt Nam là “Đổi mới tư duy”. Đại hội nêu rõ:
“Đảng phải đổi mới nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế’’. Điều
này có tác dụng quan trọng đến việc củng cố liên minh công, nông, trí. Các Hội nghị
Trung Ương khóa VI tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đều có chú ý
đến củng cố liên minh công, nông, trí: Hội nghị Trung Ương lần thứ 2 (4-1987) bàn
những vấn đề cấp bách về “lưu thông phân phối”. Hội nghị Trung Ương lần thứ 6
(3-1989) quyết định rõ 12 chủ trương, chính sách lớn, trong đó nhấn mạnh đến những
vấn đề quan trọng hàng đầu là điều chỉnh cơ chế kinh tế, tập trung thực hiện các mục
tiêu của ba chương trình kinh tế, thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý, chuyển mạnh
sang hạch toán kinh doanh, nhấn mạnh yếu tố thị trường, coi thị trường vừa là một
căn cứ, vừa là một đối tượng của kế hoạch hóa. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (còn
gọi là “khoán 10”) năm 1988, khoán đến hộ gia đình đã đưa sản xuất nông nghiệp
phát triển. Thành quả cụ thể, như chúng ta đã biết: Lạm phát bị đẩy lùi từ ba con số
xuống còn 2 con số, sản xuất nông nghiệp phát triển, từ chỗ phải nhập khẩu gạo
(năm 1988 còn nhập 45 vạn tấn) thì từ năm 1989 trở đi chúng ta đã có gạo xuất
khẩu… Đây là sự tháo gỡ quan trọng các khó khăn vướng mắc do thời kỳ khủng

16
hoảng kinh tế - xã hội (1978 - 1985) để lại, đồng thời cũng là tháo gỡ khó khăn trong
yêu cầu củng cố và phát triển khối liên minh công – nông.
Đến liên minh Công – Nông – Trí:
Chính trong quá trình tìm đường thoát ra khỏi khủng hoảng, Trung ương Đảng
đã coi trọng sử dụng trí thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, khiến các ngành
khoa học này có đóng góp đáng kể vào Đại hội VI và vào quá trình thực hiện Nghị
quyết của Đại hội. Nếu trước kia khoa học xã hội chỉ nhằm để thuyết minh các nghị
quyết của Đảng thì từ nay các chương trình khoa học xã hội đã góp phần tích cực
vào việc xây dựng các Nghị quyết của Đảng, xây dựng Cương lĩnh, Chiến lược của
Đảng và Nhà nước. Khoa học tự nhiên - kỹ thuật cũng được trọng dụng, đội ngũ
khoa học kỹ thuật tăng lên đã đóng góp được nhiều vào công cuộc đổi mới. Nhờ
thắng lợi do Đại hội VI đem lại, mà văn hóa, khoa học phát triển, đội ngũ trí thức
tăng lên và được trọng dụng.
Đó là một trong những nguyên nhân làm chuyển biến nhận thức của Đảng,
đưa đến sự ra đời Liên minh công, nông, trí trong Đại hội VII.
Đại hội VII nêu rõ: “Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi mở rộng
nền tảng của khối liên minh công-nông, từ liên minh công-nông thành liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức’’ (Văn kiện Đại hội VII,
Nxb ST, 1991, tr.114). Từ đây kinh tế xã hội tăng trưởng ngày một cao, văn hóa,
khoa học ngày càng phát triển. Quá trình “Công – nông – trí thức hóa” và “Trí thức
công nhân hóa’’ diễn ra nhanh chóng. Nhiều gia đình công nhân, nông dân, trí thức
có con cháu trở thành trí thức. Từ tiểu trí thức, tốt nghiệp cấp III phổ thông (xưa là
tú tài) đến trung trí thức (đại học, cao đẳng - cử nhân, kỹ sư) đến trí thức cao cấp
(tiến sĩ, giáo sư). Các nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ, kể cả các doanh nhân và
lớp chủ trang trại làm ăn khá giả ngày càng nhiều, có khi bằng cấp không cao nhưng
trí tuệ lại rộng, hàm lượng trí thức chứa trong sản phẩm lại cao. Tất cả đều mang
trong mình cái chất mới của thời đại: chất công – nông – trí kết hợp ở thế kỷ XXI.

17
Công – nông – trí đan xen lẫn nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hóa, thúc đẩy lẫn
nhau cùng phát triển... Ngoài quan hệ với nhau có tính chất máu thịt còn có quan hệ
về kinh tế, văn hóa, xã hội… khiến sức mạnh của Liên minh công, nông, trí được
nhân lên gấp bội. Những mâu thuẫn gay gắt về giai cấp như giữa tư sản và vô sản
thường xẩy ra trong xã hội TBCN đã không bộc lộ gay gắt ở đây (nhờ có Hiến pháp
và pháp luật của Nhà nước điều chỉnh trong quan hệ phân phối sản phẩm lao động).
Đến cả sự cách biệt về mức độ hưởng thụ, độ chênh lệch giữa giàu và nghèo cũng
được từng bước giảm dần nhờ các chủ trương xóa đói giảm nghèo, tương trợ, hợp
tác…
Bước đầu đã có những hình thức tổ chức mới để phát huy sức mạnh của Liên
minh công, nông, trí như :
- Tổ chức Liên kết 4 nhà: Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà doanh
nghiệp trong phát triển nông nghiệp, nông thôn (báo Nhân Dân, 7-10-
2003);
- Liên kết giữa Mặt trận Tổ quốc và các ngành văn hóa thông tin trong xây
dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở nông thôn, đô thị;
- Liên kết giữa ngành Công nghệ Thông tin với các địa phương, các trường
học, các cơ quan... nối mạng Internet về nông thôn;
- Liên kết giữa ngành Bưu chính Viễn thông với các địa phương phát triển
hệ thống các Nhà Bưu điện văn hóa xã, mà đến nay đã có hàng vạn đơn vị
đi vào vận hành có hiệu quả.

4. Những hạn chế còn tồn tại

Tầng lớp công nhân

Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ nên sự biến động thường
xuyên, ngày càng đa dạng, phức tạp, không thuần nhất về số lượng, chất lượng của

18
giai cấp công nhân Việt Nam như: sự đa dạng, phức tạp, không thuần nhất và phân
hoá; sự mất cân đối về cơ cấu đội ngũ công nhân giữa các thành phần kinh tế trên
các địa bàn dân cư, số lượng và chất lượng; sự già hoá, đứt đoạn và giảm đi của đội
ngũ công nhân lâu năm.

Tình hình phát triển về số lượng, cơ cấu đa dạng, phức tạp, không thuần nhất,
thường xuyên biến động như trên, đã và đang dẫn đến một thực trạn về chất lượng
giai cấp công nhân: đang có sự yếu kém về mặt phân hoá, không thuần nhất giữa các
bộ phận của đội ngũ công nhân Việt Nam hiện nay.

- Trình độ văn hóa, tay nghề thấp và không đồng đều. Trình độ kỹ thuật, kiến
thức quản lý kinh tế, khả năng nghề nghiệp của công nhân còn thấp.

- Bộ phận công nhân xuất thân từ nông dân chiếm đại đa số trong giai cấp
công nhân. Họ mang theo lố suy nghĩ, tầm nhìn của người nông dân, quan hệ xã hội
và cả lối sống nông thôn vào trong giai cấp công nhân.

- Vấn đề lớn nhất nổi lên trong các năm qua là, giai cấp công nhân chưa thể
đóng vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất, kinh doanh, phân
phối.

- Một bộ phận trong giai cấp chưa có trình độ chính trị, phẩm chất giai cấp
giảm, kỷ luật lao động, tác phong công nhân kém.

- Một bộ phận công nhân bị thoái hóa và tha hóa nghiêm trọng về lao động,
phẩm chất giai cấp và lối sống.

Tầng lớp nông dân

Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chủ yếu làm giảm tỷ lệ giai
cấp nông dân trong xã hội, số lượng nông dân giảm đi, số hộ và lao động thuần nông
giảm, tỷ lệ nông dân tập thể giảm đi rất nhiều. Kết cấu giai cấp nông dân trở nên
phức tạp, gồm nhiều bộ phận, nhiều tầng lớp, nhiều nhóm. Sự phân tầng, phân hóa

19
giàu nghèo phát triển nhanh trong nộ bộ giai cấp nông dân, giữa các địa phương,
vùng, miền khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tri thức và kỹ năng, khả năng tiếp cận
các nguồn lực, mức độ phát triển của thị trường và sự giúp đỡ của chính quyền đối
với người nông dân. Nói cách khác, sự giàu có phát triển của nông dân phụ thuộc
vào sự liên kết giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Cáimới
trong nông dân so với thời kỳ trước đổi mới là sự xuất hiện của các chủ trang trại.
Tình trạng một bộ phận nông dân rời khỏi đất canh tác, bỏ nghề truyền thống trong
khi có ít cơ hội để chuyển sang những nghề phi nông nghiệp, và trở thành giai cấp
khác. Nhiều nông dân giàu xổi nhờ bán đất ở khu vực đô thị hóa nhưng sau đó lại
rơi vào tình trạng nghèo đói. Đặc biệt cần lưu ý là những bất ổn về xã hội và an ninh
nước ta mấy năm gần đây đều xảy ra ở khu vực nông thôn. Nguyên nhân cơ bản của
tình trạng này là sự yếu kém, xa dân của đội ngũ cán bộ và hệ thống chính trị cơ sở.
Tình trạng này sẽ giảm đi sức mạnh của giai cấp nông dân, của khối đại đoàn kết
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tầng lớp trí thức

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đòi hỏ ngày càng nhiều về tri thức khoa học, công nghệ và năng lực sáng
tạo, kinh doanh. Trí thức là tầng lớp - lực lượng có ưu thế về các nguồn năng lực
trên.

Tuy nhiên, đội ngũ trí thức hiện nay cũng có sự phân hóa. Về chính trị, trí
thức chiếm một tỷ lệ lớn trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, nhất
là ở cấp tỉnh - thành và Trung ương. Về văn hóa, trình độ học vấn, chất lượng của
đội ngũ trí thức chưa tương xứng với số lượng có hiện tượng mua bằng cấp để “chạy
chức, chạy quyền”; các gia đình khá giả thì chạy đua cho con em du học nước ngoài,
xuất hiện nguy cơ một bộ phận trí thức mất gốc, trọng ngoại, giảm sút ý thức dân
tộc.

20
5. Giải pháp những hạn chế liên minh giai cấp

Liên minh giai cấp công nhân - nông dân- trí thức có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong mời thời kỳ
cách mạng. Đại hội X của Đảng (tháng 4 - 2006) khẳng định “Đại đoàn kết dân tộc
trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí
thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam”.

Cần nhanh chóng đưa Nghị quyết Trung ương lần thứ VI, VII khóa X vào
thực tiễn. Đối với công nhân, cần có những biện pháp cụ thể tuyên truyền, giáo dục
nâng cao giác ngộ giai cấp và trình độ hiểu biết về mọi mặt để xứng đáng với vị trí
giai cấp tiên phong của cách mạng, đồng thời chăm lo đời sống vật chất và văn hóa,
tạo ra những điều kiện cần thiết đẻ giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của mình.

Đối với trí thức, điều quan trọng để phát huy là bảo đảm quyền tự do sáng tạo,
đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện năng lực của đội ngũ này.

Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa Nhà nước với nông dân, ngoài thuế là
nghĩa vụ bắt buộc duy nhất, mói quan hệ trao đổi đều là quan hệ mua bán hàng hóa,
dựa trên cơ sở vận dụng đúng quy luật giá trị. Đó là quan hệ thuận mua, vừa bán,
thật sự bình đẳng.

21
6. Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng
cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; giải quyết tốt mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi
trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp theo hướng tích
cực. Cơ cấu xã hội muốn biến đổi theo hướng tích cực phải dựa trên cơ sở tăng
trưởng và phát triển kinh tế, Vì một nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, dựa
trên sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại mới có khả năng huy động các
nguồn lực cho phát triển xã hội một cách thường xuyên và bền vững. Vì vậy, cần
tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng phù hợp và tiến
bộ hơn. Tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường là cơ sở và điều kiện thuận lợi cho những biến đổi tích cực của cơ cấu
xã hội, nhất là cơ cấu xã hội – giai cấp.
Hai là, xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách XH tổng thể nhằm tác
động, tạo sự biến đổi tích cực cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan
đến cơ cấu xã hội – giai cấp. Trong các chính sách xã hội không chỉ chú ý đến từng
giai cấp, tầng lớp trong xã hội, mà còn chú ý giải quyết tốt mối quan hệ trong nội bộ
từng giai cấp, tầng lớp cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp với nhau
để hướng tới đảm bảo công bằng xã hội, thu hẹp dần khoảng cách phát triển và sự
phân hóa giàu nghèo giữa các giai cấp, tầng lớp, hoặc trong nội bộ từng giai tầng.
Cần có sự quan tâm thích đáng và phù hợp đối với mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã
hội.
Ba là, tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa
các lực lượng trong khối liên minh và toàn xã hội. Xây dựng chủ trương, chính
sách đúng đắn, phù hợp với từng đối tượng để tạo động lực và tạo sự đồng thuận

22
phấn đấu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Đổi mới nhận thức, tư duy lý luận về quan hệ lợi ích giữa cá nhân, tập thể, xã
hội; giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân
dân trong cơ cấu xã hội - giai cấp. Tiếp tục giải quyết tốt các mâu thuẫn, các khác
biệt và phát huy sự thống nhất trong các giai cấp, tầng lớp xã hội nhằm tạo sức mạnh
tổng hợp thực hiện sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của khối liên
minh, của việc phát huy vai trò của mọi thành phần trong cơ cấu xã hội - giai cấp

Bốn là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đẩymạnh phát triển khoa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận
lợi để phát huy vai trò của các chủ thể trong khối liên minh. Xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm bảo đảm hài hòa
lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá là phương thức căn bản và quan trọng để thực hiện và tăng cường liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ở Việt Nam hiện nay.

Năm là, đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam nhằm tăng cường khối liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tăng cường liên
minh và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển bền vững đất nước. Nâng
cao chất lượng hoạt động của Nhà nước theo hướng tinh giản, hiệu quả, Xây dựng
Nhà nước phục vụ, kiến tạo phát triển nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi
cho tất cả các thành viên trong xã hội được phát triển công bằng. Nâng cao chất
lượng hoạt động của Mặt trận tổ quốc với việc tăng cường khối liên minh và xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

23
KẾT LUẬN

Cả về mặt lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng: liên minh giai cấp luôn
luôn là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng, kể cả trong cách mạng dân tộc, dân
chủ cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là lực lượng nòng cốt của khối đại
đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, nguồn sức mạnh và động lực to
lớn của sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

Nếu như trong cách mạng dân tộc, dân chủ nội dung liên minh giai cấp về
chính trị nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc,
giải phóng đất nước thì trong cách mạng xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hoá, hiện
đại hoá là nhiệm vụ trung tâm thì nội dung liên minh và chính trị vẫn là đương nhiên,
nhưng sự liêm minh về kinh tế ngày càng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Liên minh
giai cấp phải tăng cường sức mạnh của mình để góp phần tích cực, thậm chí đóng
vai trò chủ chốt trong giải quyết các yêu cầu trên. Hay nói một cách khác là, tất cả
đều cần đến bàn tay của Liên minh công – nông - trí mới đạt đuợc hiệu quả cao.

Tăng cường củng cố và xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức vững chắc làm hạt nhân cho khối đại đoàn kết
dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là trách nhiệm của
Đảng và Nhà nước, của giai cấp, tầng lớp xã hội.

Thực tế lịch sử vừa qua đã cho thấy rõ: Từ thiếu đói những năm 80 của thế kỷ
trước, đến nay mới qua hơn 20 năm, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng
thứ hai, xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều đứng thứ nhất trên thế giới... Đó là điều chứng
minh hùng hồn cho vai trò liên minh giữa nhà nông và công nhân nông nghiệp, chế
biến sản phẩm nông nghiệp với các nhà khoa học nông nghiệp, thương nghiệp, tài

24
chính, ngân hàng... Các ngành kinh tế khác cũng có những thành quả đáng khích lệ
do Liên minh công – nông – trí góp phần tạo nên.

Lịch sử đang mở ra một chân trời mới cho sự phát triển của Liên minh công
– nông – trí. Vấn đề còn lại là sự nỗ lực của chúng ta.

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học” (dành cho bậc đại học không
chuуên hệ lí luận chính trị)
(Nhà chính trị xuất bản quốc giа sự thật)
2. “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII”
(NXB Chính trị Quốc giа, Hà Nội)
3. 20 năm đổi mới thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và phát triển văn
hóa
(Nxb. CTQG. H.2005)
4. Sức mạnh Nhân dân
(Nxb. CTQG, H. 2000)
5. Bài giảng củа thầу Thuân siu cấp đẹp zaii
6. Và một số tài liệu em tham khảo ở trên mạng ạ!!

26

You might also like