You are on page 1of 2

Kinh tế học vi mô

Nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ chi tiết, riêng lẻ. Nó nghiên cứu cách thức mà các chủ thể đơn lẻ như:
người tiêu dùng, công nhân, một doanh nghiệp/ một hãng… đưa ra các quyết định kinh tế và tác động lẫn
nhau trong một thị trường sản phẩm hay dịch vụ nào đó; đồng thời lý giải sự tương tác giữa các thực thể
kinh tế nhỏ để hình thành những thực thể kinh tế lớn hơn - các thị trường, ngành.
Kinh tế học vĩ mô
Nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ tổng thể, toàn bộ thông qua các biến số kinh tế như: Tổng sản phẩm
quốc gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thương mại… Trên cơ sở đó
đề ra các chính sách kinh tế nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế học thực chứng
Kinh tế học thực chứng là việc sử dụng các lý thuyết và mô hình để mô tả, giải thích và dự báo các hiện
tượng kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra như thế nào. Nó mang tính khách quan và khoa học.
Kinh tế học
Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn đề kinh
tế. Nó bao hàm sự đánh giá, cho biết nên như thế nào và nó mang tính chủ quan.
Thị trường là một nhóm những người mua và người bán của một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể
Trên thị trường:
Người mua quyết định cầu của sản phẩm
Người bán quyết định cung của sản phẩm
Có 4 mô hình thị trường: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường
độc quyền nhóm, thị trường độc quyền hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
+Có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán;
+Hàng hóa được bán trên thị trường là đồng nhất;
+Không có rào cản gia nhập hoặc rời bỏ thị trường.

 Cả người mua và người bán đều là người chấp nhận giá


 Quyền lực/sức mạnh thị trường của họ bằng 0
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá
khác nhau trong khoảng thời gian nhất định
Cầu được thể hiện dưới 3 hình thức:Biểu cầu (Bảng),Đường cầu(Đồ thị), Hàm số cầu(Hàm số)
Biểu cầu là một bảng thể hiện mối quan hệ giữa giá bán và lượng cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ
Lượng cầu (Quantity Demanded) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ tối đa người mua muốn mua và có
khả năng mua tại một mức giá nhất định trong một đơn vị thời gian
Đường cầu là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá và lượng cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ.
(hoành—Lượng cầu, tung—Giá)
Hàm số cầu là một hàm số biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu đối với hàng hóa và các yếu tố ảnh
hưởng.

You might also like