You are on page 1of 3

Câu 1.

Cầu là số lượng của một loại hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua tại mỗi mức
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (các yếu tổ khác không đổi) => Sai. Điều kiện để
trở thành cầu là: - Muốn mua/sẵn sàng mua. - Có khả năng mua. -Nếu chỉ muốn mua mà không có
khả năng mua thì không đủ điều kiện để hình thành cầu và ngược lại
Câu 2. Cầu là số lượng của một loại hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả
năng mua tại mỗi mức khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (các yếu tổ khác không đổi)
=> Đúng. đủ 2 yếu tố là cầu. – Người mua sẵn sàng mua (yếu tố1). – Có khả năng mua (yếu tố 2).
Câu 3. Lượng cầu là số lượng một loại hàng hóa dịch vụ nào đó mà người mua sẵn sàng mua và -có
khả năng mua tại một mức giá xác định (điều kiện yếu tổ khác không đổi) => Đúng.
Câu 4. Đường cầu về mặt hàng X dịch chuyển toàn bộ sang phải khi giá của X giảm (điều kiện các
yếu tố khác không đổi) => Sai. Vì giá là yếu tố không làm dịch chuyển đường cầu.
Câu 5. Đường cầu về mặt hàng X dịch chuyển toàn bộ sang phải khi giá của X tăng (điều kiện các
yếu tố khác không đổi) => Sai. Vì giá của X là nhân tổ nội sinh, do đó không làm dịch chuyển
đường cầu. Theo quy luật cầu, thông thường khi giá X giảm, lượng cầu về X tăng. Do đó, lượng cấu
di chuyển dọc trên đường cầu.
Câu 6. Đường cầu thịt gà dịch chuyển toàn bộ sang trái khi giá thịt gà tăng (điều kiện các yếu tố
khác không đổi) => Sai. Giá không làm dịch chuyển đường cầu, giá chỉ làm cho lượng cầu trượt dọc
trên đường cầu.
Câu 8. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, đường cầu hàng hóa cao cấp dịch chuyển sang phải
(điều kiện yếu tố khác không đổi). => Đúng. Vì khi thu thập tăng lên tác động tích cực đến đường
cầu do đó đường cầu dịch chuyển sang phải.
Câu 9. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, đường cầu hàng hóa thứ cấp dịch chuyển sang trái (điều
kiện yếu tố khác không đổi). => Đúng. Vì khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng từ bỏ
không sài hàng hoá thứ cấp. Đường cầu dịch chuyển sang trái.
Câu 10. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng, hướng dịch chuyển của đường cầu về hàng hóa thứ
cấp và đường cầu về hàng hóa thông thường là ngược nhau. => Đúng. Khi thu nhập của người tiêu
dùng tăng, cầu về các hàng hóa thông thường tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải còn đối với các
hàng hóa thứ cấp, cầu giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái.
Câu 11. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, đường cầu trên thị trường hàng hóa X chắc chắn dịch
chuyển sang phải (điều kiện yếu tổ khác không đổi). => Sai. Nếu X là hàng hóa thứ cấp, khi thu
nhập của người tiêu dùng tăng thì cầu về hàng hóa X sẽ giảm, đường cầu X dịch chuyển toàn bộ
sang trái.
Câu 12. X là hàng hóa thông thường. Nếu cung hàng hóa X giảm trong khi thu nhập của người tiêu
dùng giảm thì có thể giữ cho sản lượng cân bằng hàng X trên thị trường không thay đổi. => Sai. Vì
X là hàng hóa thông thường nên khi thu nhập của người tiêu dùng giảm làm đường cầu về X giảm.
Đường cung và đường cầu cùng dịch chuyển sang trái làm sản lượng cân bằng trên thị trường giảm.
Câu 13. Nếu giá hàng hóa Y tăng làm cho cầu hàng hóa X giảm thì X và Y là hai hàng hoá thay thế
cho nhau. =.Sai. X và Y là hai hàng hòa bộ sung cho nhau. Khi giá của Y tăng, cầu vẻ Y giảm làm
cho cầu về X giảm.
Câu 14. Nếu giá hàng hóa X tăng làm cho cầu hàng hóa Y giảm thì X và Y là hai hàng hóa bổ sung
cho nhau. => Đúng. Qx tăng, Qdx giảm mà Qdy giảm. X và Y là 2 hàng hoá bổ sung cho nhau.
Câu 15. Pepsi và Cocacola là hai hàng hóa thay thế cho nhau, nếu giá Pepsi tăng sẽ làm cho đường
cầu Cocacola dịch sang phải (điều kiện yếu tố khác không đổi) => Pepsi chẳng cần làm gì cả, vì khi
Cocacola tăng giá thì giá của Cocacola sẽ trở nên đắt hơn tương đối so với giá của Pepsi, vì thế một
số lượng lớn khách hàng của Cocacola sẽ chuyển sang mua Pepsi (ngoại trừ một vài khách hàng
trung thành) dẫn đến lượng cầu về Cocacola giảm mạnh khi giá tăng.
Câu 16. Nếu X và Y là hai hàng hóa thay thế cho nhau thi giá hàng hóa Y tăng sẽ làm cho đường cầu
hàng hóa X dịch sang phải (điều kiện yếu tổ khác không đổi) =>Đúng. Khi giá của hàng hóa Y tăng,
người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng X để thay thể. Do đó, cầu về X tăng, đường cầu của X dịch
chuyển sang phải.
Câu 17. Nếu giá trái dừa tăng làm cho giá của các sản phẩm được chế biển từ trái dừa giảm (điều
kiện các yếu tố khác không đổi). =>Sai. Nếu giá trái dừa tăng làm cho giá các sản phẩm được chế
biến từ trái dừa tăng.
Câu 18. Giá thịt bò tăng làm cho giá các thực phẩm được chế biển sẵn từ thịt bỏ như thịt hộp, thịt bò
khô... tăng (điều kiện các yếu tổ khác không đổi) => Đúng. Khi giá thịt bò tăng, chi phí sản xuất các
thực phẩm chế biển sẵn tử thịt bò tăng làm cho cung các sản phẩm này giảm, đường cung dịch
chuyển sang trái. làm giá của các sản phẩm chế biến này tăng lên ở mọi mức giá.
Câu 19. Trạng thái dư thừa một loại hàng hóa xảy ra khi giá hàng hóa đó đang cao hơn giá cân bằng
trên thị trường. => Đúng. Tại mức giá hàng hóa cao hơn mức giá cân bằng thị trường, lượng cấu ít
hơn lượng cung. Do đó, thị trường dư thừa hàng hóa.
Câu 20. Giả sử X là một hàng hóa tuân theo quy luật cung – cầu. Giá của hàng hóa X đang cao hơn
giá thị trường, do sức ép của giá thì giá của hàng hóa X sẽ giảm dẫn về giá cân bằng thị trường. =>
Khi cầu thị trường dư thừa hàng hoá, giá tự sẽ giảm dần về giá cân bằng của thị trường.
Câu 21. Giả sử thị trường hàng hóa X là tự do (không có sự can thiệp của chính phủ). Giá ban đầu
của hàng hóa X thấp hơn giá cân bằng. Thị trường hàng hóa X sẽ duy trì hoạt động ở trạng =>Sai.
Nếu giá ban đầu của hằng hóa X thấp hơn gia cần bằng thị trường thị trường sẽ thiểu hụt hàng hóa.
Do sức ép về giá, giá hàng hóa X sẽ có xu hướng tăng lên để bằng với giá cân bằng thị trường.
Câu 22. Nếu giá của hàng hóa X đang cao hơn mức giá cân bằng của thị trường, người mua có thể
mua được số lượng hàng hóa X mà họ sẵn sàng mua.. =>Đúng. Khi mức giá hàng hóa X cao hơn
mức giá cân bằng, xây ra hiện tượng dư thừa hàng hóa (Qs > Qn), người mua có thể mua được số
lượng hàng hóa X mà họ sẵn sàng mua
Câu 23. Nếu cung và câu của một hàng hóa X đều tăng thì giá và sản lượng cân bằng của hàng hóa
này chắc chắn tăng => Sai. Nếu cung và cầu X tăng thì sản lượng cân bằng của X tăng còn giá cân
bằng của X có thể tăng, giảm hoặc không đổi. Ví dụ cung tăng nhiều hơn cầu, giá cân bằng của X
Câu 24. Tăng cường quảng cáo cho sản phẩm X là sự cố gắng của doạnh nghiệp làm dịch chuyền
đường cầu sang phải. =>Đúng. Tăng cường quảng cáo sẽ làm nhiều người tiêu dùng biết đến sản
phẩm X và mua nhiều hơn, cầu tăng làm đường cầu dịch chuyển sang phải
Câu 25. Năm nay, do thiên tai trên diện rộng ở các vùng trồng thanh long bị mất mùa làm cho -giá
thanh long tăng lên. => Đúng.Về đường cung chuyển sang trái, giá tăng lên sản lượng giảm xuống.
Câu 26. Năm nay, thời tiết thuận lợi khiến cho cung về nhãn tăng, người tiêu dùng được mua nhãn
với giá rẻ hơn so với những năm trước (các yếu tố khác không đổi) =>Đúng. Do thời tiết thuận lợi,
cung về nhãn tăng, cầu về nhãn không có lý do để thay đổi. Đường cung dịch chuyển sang phải làm
sản lượng cân bằng tăng, giá cân bằng giảm.
Câu 27. Hội người tiêu dùng khuyên những người cao tuổi nên uống nhiều sữa X để bổ sung ở
canxi, điều này sẽ làm cho giá của sữa X tăng. => Về đường cầu dịch chuyển sang phải
Câu 28. Hội bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ em uống
loạinước ngọt có thương hiệu X, điều này khiến giá X trên thị trường tăng. => Sai. Hội bảo vệ người
tiêu dùng khuyến cáo các bậc cha không nên cho trẻ em uống loại nước ngọt có thương hiệu X, điều
này làm cầu về X giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái, làm giá X giảm.
Câu 29. Các doanh nghiệp dự đoán giá của hàng hóa X sẽ tăng mạnh trong thời gian sắp tới sẽlàm
cho cung hàng hóa X tăng ở hiện tại (các yếu tố khác không đổi).
Câu 30. Nếu các doanh nghiệp kỳ vọng trong thời gian tới giá hàng hóa X tăng mạnh thì cung hàng
hóa X ở hiện tại sẽ giảm (các yếu tố khác không đổi). =>Đúng. Nếu các doanh nghiệp kỳ vọng trong
thời gian giá hàng hóa X tăng mạnh, các doanh nghiệp sẽ bán ít hơn ở hiện tại làm cung giảm.

You might also like