You are on page 1of 2

TIẾNG VIỆT | ENGLISH

Tìm doanh nghiệp Tìm hợp tác xã Tìm trong website

TRANG CHỦ GIỚI THIỆU DỊCH VỤ CÔNG HỖ TRỢ TIN TỨC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Trang chủ Tin tức Tài liệu chuyên ngành


Hỗ trợ trực tuyến

Đường dây hỗ trợ đăng ký qua mạng,


dịch vụ thông tin, bố cáo điện tử
Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam
1900 9026
Thứ năm, 25/03/2021 14:48 GMT+7 Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
hotro@dangkykinhdoanh.gov.vn
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) vừa công bố “Báo
cáo tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp
Hộp thư tiếp nhận phản ánh về đăng ký
2020”. doanh nghiệp

Báo cáo được thực hiện qua khảo sát gần 10.200 doanh nghiệp trên toàn quốc nhằm cung cấp những góc nhìn cụ thể về giamsatdkkd@mpi.gov.vn

ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới toàn nền kinh tế và những cách thức ứng phó của doanh nghiệp.

Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt
Truy cập nhanh
Nam. Trong đó, 87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực”. Chỉ 11% doanh
nghiệp cho rằng họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nhận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực”.
DỊCH VỤ THÔNG TIN
Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh
hưởng nặng nề. Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp ĐĂNG KÝ QUA MẠNG
mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ.

Tỷ lệ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực có xu hướng giảm khi số năm hoạt động của BỐ CÁO ĐIỆN TỬ

doanh nghiệp gia tăng. Song vẫn có tới 84% doanh nghiệp tư nhân và 85% doanh nghiệp FDI có trên 20 năm hoạt động
chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ
ĐIỀU KIỆN
Mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp FDI lớn nhất ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ, với 89,3%
cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực. Doanh nghiệp FDI ở quy mô lớn là nhóm chịu ảnh
LIÊN HỆ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN
hưởng tiêu cực lớn thứ 2, với con số 88%. Tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm quy mô vừa và quy mô siêu nhỏ thấp
hơn một chút, lần lượt ở mức 87,3% và 87,2%.

Nhóm doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ có tỷ lệ cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn, hoàn toàn tiêu cực là cao Giới thiệu Cổng th…
nhất, với con số 87,7%. Các nhóm doanh nghiệp còn lại có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực thấp hơn một chút, ở mức 86,1%.

Ông Đậu Anh Tuấn cũng chỉ ra rằng, tác động của dịch Covid-19 với doanh nghiệp ở một số ngành là đặc biệt lớn. Lĩnh vực
chịu ảnh hướng lớn nhất là May mặc (97%), Thông tin truyền thông (96%), Sản xuất thiết bị điện (94%), sản xuất xe có động
cơ (93%)…

Kết quả khảo sát 1.564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận 87,9% chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, 11,4%
không ảnh hưởng gì, chỉ có 0,8% vẫn kinh doanh tốt. Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu
cực cao bao gồm Bất động sản (100%), Thông tin truyền thông (97%), Nông nghiệp/thuỷ sản (95%). 22% doanh nghiệp FDI
cho biết phải sa thải lao động do tình hình kinh doanh suy giảm. Số lao động buộc phải nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao
động làm việc tại doanh nghiệp. Liên kết website

Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận khách hàng, tiếp đến là bị ảnh
hưởng về dòng tiền và nhân công của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp đã bị gián đoạn. Một số
doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng tới các vấn đề khác, từ giảm đơn hàng, giảm sản lượng, phải trì hoãn, giãn tiến độ đầu tư
thậm chí huỷ dự án đang hoặc sẽ thực hiện. Các doanh nghiệp cũng bị phát sinh thêm chi phí phòng ngừa dịch Covid-19.
Không ít doanh nghiệp gặp khó khăn do chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam làm việc. Nhiều doanh nghiệp
cho hay, họ bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch và đứng trước bờ vực phá sản
bởi thị trường giảm cầu đột ngột, dẫn tới giảm doanh thu cũng như vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng
thanh toán.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các
chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/4/2020; gia hạn miễn, giảm
thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-
19; gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng…Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp kiến nghị cần cải thiện hơn nữa hệ thống pháp luật
và tháo gỡ các nút thắt về t hủ tục hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy các doanh nghiệp khởi
nghiệp. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp cũng là một trong những trọng tâm cần thực
hiện để giúp nền kinh tế phục hồi như mong đợi.

Lê Thị Diễm Quỳnh

Lượt xem: 4578


In Về đầu trang

CÁC TIN KHÁC

Ban hành Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia (27/03/2019)

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ (27/03/2019)

Sớm hoàn thiện dự án Luật đầu tư công (sửa đổi) (27/03/2019)

Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (21/03/2019)

Các giải pháp phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 (15/03/2019)

ĐĂNG NHẬP NỘI BỘ ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG QUY ĐỊNH BẢO MẬT SƠ ĐỒ TRANG LIÊN HỆ LL ư
ượợ tt tt rr u
u yy cc ậậ pp :: 88 77 22 .. 66 11 11 .. 88 33 88

© 2018 | Bản quyền thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Địa chỉ : 6B Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Email : hotro@dangkykinhdoanh.gov.vn

You might also like