You are on page 1of 14

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN


BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG

VẤN ĐỀ BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI CHUYẾN


BAY 611 CHINA AIRLINES (CI611/CAL611)

Mã lớp học phần: 010100012803

Sinh viên thực hiện: Nhóm 8


Nguyễn Phương Thảo 2153410274
Trần Vũ Mỹ Tiên 2153410262
Lê Thị Kim Tiền 2153410273
Đặng Tố Uyên 2153410275
Nguyễn Thị Như Yến 2153410265
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Hữu Hà

TP Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2024
Giảng viên bộ môn

(ký và ghi rõ họ tên)


ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP


Nguyễn Phương
1 Thảo 100%

2 Trần Vũ Mỹ Tiên 100%

3 Lê Thị Kim Tiền 100%

4 Đặng Tố Uyên 100%

5 Nguyễn Thị Như Yến 100%


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép chúng em gửi lời cảm ơn đến Học viện Hàng không Việt
Nam đã đưa môn học Bảo hiểm hàng không vào chương trình giảng dạy. Vì bảo hiểm
hàng không có vai trò rất quan trọng trong ngành hàng không, hỗ trợ các nạn nhân và
gia đình, bồi thường cho những thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản. Bên cạnh đó
cũng bảo hiểm cho các phi hành đoàn để bảo vệ mình khỏi những thiệt hại trong
trường hợp xáy ra tai nạn. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Hữu Hà đã hỗ
trợ, giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thực trong suốt quá trình học tập. Từ đó thì chúng
em có thể tích lũy hơn nữa nhiều kiến thức về ngành, sẽ là hành trang vô cùng giúp ích
cho công việc sau này.
Lựa chọn bài tiểu luận với đề tài “Vấn đề bảo hiểm hàng không đối với chuyến
bay 611 China Aiarlines”, nhóm chúng em nhằm phân tích vai trò của bảo hiểm hàng
không trong việc hỗ trợ các nạn nhân của vụ tai nạn. Và từ đó qua bài tiểu luận dưới
đây sẽ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng
không, đồng thời giúp các nạn nhân của tai nạn có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Một lần nữa xin chân thầy cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ nhóm trong
quá trình thực hiện bài tiểu luận.
TP. HCM, ngày … tháng … năm …

TM. Nhóm nghiên cứu


(Đại diện)
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

CI Mã IATA của China Airlines

IATA Hiệp hội Vận tải Hàng không International Air Transport Association
Quốc tế

ICAO Tổ chức Hàng không Dân dụng International Civil Aviation


Quốc tế Organization

FIR Vùng thông báo bay Flight information region

CAL Hãng hàng không Trung Quốc China Airlines


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................1
1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm hàng không..........................................................1
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm hàng không................................................................1
1.1.2 Phân loại bảo hiểm hàng không..................................................................1
1.2 Giới thiệu về hãng hàng không China Airlines...................................................2
1.3 Thông tin máy bay...............................................................................................3
1.4 Thông tin chuyến bay..........................................................................................4
1.4.1 Thông tin về chuyến bay............................................................................4
1.4.2 Tình hình khi máy bay xảy ra sự cố...........................................................4
CHƯƠNG 2. TẠI NẠN HÀNG KHÔNG CHINA AIRLINES 611.............................5
2.1. Diễn biến vụ tai nạn............................................................................................5
2.2 Điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn...................................................................6
2.2.1 Nguyên nhân chính của vụ tại nạn:............................................................6
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan, thiếu trách nhiệm nhân viên của hãng.................6
2.3 Hậu quả của vụ tai nạn........................................................................................7
CHƯƠNG 3. BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI CHINA AIRLINES 611..........8
3.1. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm pháp lý cho máy bay....................................8
3.2. Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý hàng khách........................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................15
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm hàng không
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm hàng không
Bảo hiểm hàng không là một loại hình bảo hiểm được thiết kế dành riêng cho
các hoạt động của tàu bay và các rủi ro có thể xảy ra đối với các khách hàng liên quan
đến ngành hàng không. Bên mua bảo hiểm thường là các doanh nghiệp đang hoạt động
trong lĩnh vực vận tải hàng không nhằm giải quyết các rủi ro, sự cố tổn thất ngoài ý
muốn trong toàn bộ quá trình vận chuyển bằng đường hàng không.
1.1.2 Phân loại bảo hiểm hàng không
Các công ty bảo hiểm hàng không cung cấp 2 loại hình bảo hiểm chính:
 Bảo hiểm thân máy bay: Bảo hiểm cho thiệt hại vật chất đối với máy bay bao gồm
cả thân máy bay, động cơ, cánh và các thiết bị khác. Bảo hiểm có thể bao gồm
toàn bộ tổn thất hoặc chỉ một phần tổn thất, được chia thành các loại như:
- Bảo hiểm thân máy bay đang đỗ tại chỗ: Là loại bảo hiểm bảo vệ máy bay khỏi các
rủi ro như hỏa hoạn, trộm cắp, phá hoại, thiên tai, động vật, sập nhà chứa và va chạm
với phương tiện hoặc máy bay không có bảo hiểm.
- Bảo hiểm thân máy bay khi máy bay đang chuyển động: Tương tự như bảo hiểm thân
máy bay khi đang đỗ nhưng không bao gồm bảo hiểm trong khi cất cánh hoặc hạ cánh.
Phạm vi bảo hiểm thường này chấm dứt khi máy bay bắt đầu cất cánh và chỉ có hiệu
lực trở lại sau khi máy bay hạ cánh an toàn.
- Bảo hiểm trên trên chuyến bay: Là loại bảo hiểm bảo vệ máy bay khỏi mọi hư hại
trong suốt hành trình, kể cả khi đang đỗ hoặc lưu kho và có giá đắt hơn các phạm vi
bảo hiểm thân máy bay khác.
 Bảo hiểm trách nhiệm: Bảo hiểm cho trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan
đến hoạt động hàng không (hãng hàng không, chủ sở hữu máy bay, phi công và
các nhà cung cấp dịch vụ sân bay, ...). Bảo hiểm trách nhiệm bao gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với người điều hành bay: Là loại bảo hiểm bảo vệ cho các
tổn thất gây ra cho bên thứ ba và không bồi thường cho tổn thất của máy bay cũng như
hành khách bên trong máy bay.
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với hành khách: Là loại bảo hiểm bảo vệ hành khách trong
trường hợp bị thương hoặc tử vong do tai nạn máy bay. Ở nhiều quốc gia, loại bảo
hiểm này chỉ bắt buộc đối với máy bay thương mại hoặc máy bay cỡ lớn.
- Kết hợp giữa bảo hiểm trách nhiệm đối với người điều hành bay và bảo hiểm trách
nhiệm đối với hành khách: Gói bảo hiểm có một mức đền bù nhất định mtai nạn hàng
không.
1.2 Giới thiệu về hãng hàng không China Airlines
China Airlines là hãng hàng không quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc (Đài
Loan). Về danh nghĩa China Airlines không phải là công ty quốc doanh, nó trực thuộc
Quỹ Phát triển Sự nghiệp Hàng không Trung Hoa, là quỹ của Chính phủ Trung Hoa
Dân Quốc. Chủ tịch Hội đồng Quản trị của hãng chịu trách nhiệm trước Lập pháp
Viện, không giống như các công ty quốc doanh khác của Đài Loan. Hãng có trụ sở tại
Sân bay Quốc tế Đào Viên.
Hãng được thành lập vào ngày 16 tháng 12 năm 1959 bởi một sỹ quan không
quân về hưu. Trong những năm đầu 1960, hãng đã có thể thiết lập những chặng bay dự
kiến đầu tiên.
Tháng 10 năm 1962, hãng đã thực hiện những chuyến bay quốc nội đầu tiên
trong lịch sử.
Ngày 01 tháng 12 năm 1966, Sài Gòn (tên gọi cũ) đã trở thành điểm đến quốc
tế đầu tiên của hãng. 20 năm sau đó, với tốc độ tăng trưởng không đều, nhưng sâu rộng
cho công ty. Điểm đến đầu tiên của hãng ở thị trường châu Âu là Amsterdam (Hà
Lan).
China Airlines bắt đầu phát triển điều lệ và thời gian bay giữa Đài Loan và Trung
Quốc đại lục vào tháng 07 năm 2008. Hầu hết các chuyến bay phục vụ cho thị trường
này tập trung tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Châu. Ngoài ra, hãng còn chứng tỏ
được địa vị của mình trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Đông Bắc Á bằng
những tuyến đường bay xuyên suốt châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ, và châu Đại Dương.
Tính đến cuối tháng 6/2011, hãng đã có phi đội bay gồm 68 máy bay hiện đại bậc nhất
thế giới. Bao gồm 49 máy bay chở khách và 19 máy chở hàng. Đội bay của hãng hội tụ
các dòng máy bay: Boeing 747-400, Boeing 747-800, Beoing 747-400F, Airbus 330-
300, Airbus 340-300… Tuổi bình quân của đội bay là 8,3 năm.
Hiện hãng hàng không khai thác các đường bay tới 98 điểm tại 29 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Vé máy bay quốc tế của hãng kết nối đến châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và
Châu Đại Dương. Cùng với đó phục vụ các chuyến bay an toàn, ưu việt và tiện nghi.
Hãng chia hệ thống điểm dừng thành các khu vực Bao gồm: Bắc Mỹ gồm Mỹ, Canada
và đảo Guam. Châu Âu gồm Hà Lan, Đức, Ý và Áo. Châu Á: Đài Loan, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á. Châu Đại Dương gồm Úc và New Zealand
và đưa vào phục vụ chuyến bay an toàn, tiện nghi. Trong đó, những điểm đến quan
trọng của hãng là sân bay quốc tế Hongkong, Cao Hùng, Suvarnabhumi.
Hãng cũng vận chuyển trên các đường bay chở khách và chở hàng hóa qua eo
biển Đài Loan. Hãng khai thác hơn 100 chuyến bay thẳng mỗi tuần. Nối Đài Loan với
hơn 20 thành phố lớn của Trung Quốc và 145 chuyến bay đến Hongkong mỗi tuần.
China Airlines được xem là hãng hàng không cũng cấp giá vé máy bay đi Trung Quốc
lớn nhất. Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn như Quảng Châu, Thượng Hải,
Hongkong, Đài Loan. Và nhiều biểu tượng cho sự phát triển kinh doanh to lớn bởi
dung lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa tăng cao giữa 2 bờ eo biển Đài Loan.
Hãng hàng không China Airlines cũng được được biết đến với chất lượng dịch vụ cao
cấp, cung cấp các hạng ghế thoải mái, thực đơn ngon miệng và các tiện nghi giải trí
phong phú. Hãng cũng đã được nhiều tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là một
trong những hãng hàng không tốt nhất châu Á.
1.3 Thông tin máy bay
Boeing 747, biệt danh "Jumbo Jet" hay nữ hoàng bầu trời "Queens of the Skies", là
một trong những loại máy bay dễ nhận biết nhất trên toàn thế giới. Nó là máy bay thân
rộng, hai tầng, hai lối đi đầu tiên trên thế giới, và là máy bay phản lực dân dụng
thương mại cỡ lớn thân rộng hai lối đi đầu tiên trên thế giới được sản xuất.
Dưới đây là hình ảnh Chiếc máy bay liên quan đến vụ tai nạn khi được đăng ký B-
1866 hạ cánh xuống sân bay quốc tế Kai Tak, Hồng Kông vào ngày tháng 11 năm
1997
Loai tàu bay: Boeing 747 – 209B
- Nhà điều hành: Hãng hàng không Trung Quốc
- Số chuyến bay IATA: CI611
- Số chuyến bay ICAO: CAL61
- Đăng ký: B – 18255
Chuyến bay 611 của China Airlines (CI611/CAL611) là một chuyến bay quốc tế
thường lệ từ sân bay quốc tế Tưởng Giới Thạch (nay là Sân bay quốc tế Đào Viên Đài
Loan) ở Đào Viên đến Sân bay quốc tế Hồng Kông được sử dụng loại máy bay là
Boeing 747 – 209B thuộc hãng hàng không China Airlines đảm nhận vận chuyển
hành khách trên đường bay Đài Loan - Hồng Kông. Đường bay Đài Loan - Hồng
Kông là một trong những đường bay có mật độ dày đặc nhất thế giới và còn được
mệnh danh là "Đường bay vàng". Và nó đã xảy ra tại nạn gãy rơi trên không khiến
225 người bao gồm tất cả những người có mặt trên chuyến bay với lí do “Bảo trì
không đúng cách từ 22 năm trước”
1.4 Thông tin chuyến bay
1.4.1 Thông tin về chuyến bay
Thời giời xảy ra tai nạn là vào ngày 25 tháng 5 năm 2002. Chiếc Boeing 747-
209B cất cánh từ sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan lúc 14h50 chiều và dự tính sẽ
đáp xuống sân bay quốc tế Hồng Kông khoảng 16h30. Sau khi cất cánh được 25 phút
thì tại trung tâm kiểm soát không lưu ở Đài Loan đã mất tín hiệu chuyến bay CI611
trên màn hình radar. Ngay sau khi nhận được tin báo, Đài Loan lập tức ban bố lệnh
cứu hộ khẩn cấp và quy mô nhất trong lịch sử ngành hàng không. Hơn 1000 người
tham gia công tác cứu hộ, mục tiêu tìm kiếm nạn nhân còn sống sót được đặt lên hàng
đầu tuy nhiên những gì họ tìm thấy chỉ là các mảnh vỡ.
1.4.2 Tình hình khi máy bay xảy ra sự cố
Địa điểm rơi:Cách bờ biển Đài Loan 55 km và gần phía bắc quần đảo Bành
Hồ.
Thông tin về phi hành đoàn và hành khách trên chuyến bay: Vụ tai nạn khiến
225 người thiệt mạng, bao gồm 18 thành viên phi hành đoàn và 207 hành khách. Đây
là vụ tai nạn máy bay chết người nhất trong lịch sử Đài Loan.Trong số các nạn nhân
có 67 người Đài Loan, 135 người Trung Quốc, 15 người Nhật Bản, 1 người Hàn
Quốc, 1 người Hoa Kỳ, 1 người Canada, 1 người Anh và 1 người Úc.
Hiện trường sau đó: các thi thể các nạn nhân được tìm thấy trôi dạt trên biển.
Đa phần họ đều không còn quần áo trên người do tác động của sự giảm áp suất đột
ngột. Các mảnh vỡ của máy bay thì vung vãi trên một diện tích rộng lớn, 1 phần trôi
dạt trên bờ biển, 1 phần thì rơi trên đất liền cách nơi xảy ra tai nạn hàng trăm km.
CHƯƠNG 2. TẠI NẠN HÀNG KHÔNG CHINA AIRLINES 611
2.1. Diễn biến vụ tai nạn
Vào ngày 25 tháng 5 năm 2002, China Airlines (CAL) CI611, một chiếc
Boeing 747-200, đăng ký B-18255 của Cộng hòa Trung Quốc (ROC), là chuyến bay
theo lịch trình thường xuyên từ Sân bay Quốc tế Tưởng Giới Thạch (CKS), Đào Viên,
Đài Loan, ROC đến Sân bay Quốc tế Chek Lap Kok, Hồng Kông. Chuyến bay CI611
đang hoạt động theo quy định của Cục Hàng không Dân dụng ROC (CAA).
Cơ trưởng (Thành viên phi hành đoàn-1, CM-1) đã báo cáo nhiệm vụ lúc 13:05,
tại Văn phòng điều phối sân bay CAL CKS và được người điều phối trực ban thông
báo trong khoảng 20 phút, bao gồm Thông báo cho phi công (NOTAM) về Vùng
thông tin chuyến bay TPE (FIR).Cơ phó (Thành viên phi hành đoàn-2, CM-2) và kỹ sư
bay (Thành viên phi hành đoàn-3, CM-3) đã báo cáo nhiệm vụ tại Trung tâm báo cáo
CAL, Đài Bắc và đến sân bay CKS vào khoảng 13:30.
Máy bay đã chuẩn bị khởi hành với hai phi công, một kỹ sư bay, 16 tiếp viên và
206 hành khách trên máy bay. Phi hành đoàn CI611 yêu cầu thông quan từ lúc
14:57:06.
Lúc 15:07:10, chuyến bay được phép cất cánh trên Đường băng 06 tại CKS.
Đài kiểm soát không lưu hướng dẫn CI611 bay với độ cao ban đầu là 20000 feet. Quá
trình cất cánh và leo dốc ban đầu diễn ra bình thường, máy bay cất cánh và dự kiến sẽ
đáp xuống Hồng Kông vào lúc 16h28 phút
Lúc 15:08:53, chuyến bay bắt đầu liên lạc với Phương pháp tiếp cận Đài Bắc.
Lúc 15:12:12, CM-3 đã liên hệ với China Airlines Operations để thông báo về
thời gian không hoạt động, thời gian bay và thời gian dự kiến đến sân bay Chek Lap
Kok. (Duy trì độ cao 30.000 feet). Sau khi bay ổn định, đèn tín hiệu thắt dây an toàn
được tắt, các tiếp viên bắt đầu phục vụ nước và các suất ăn nhẹ cho hành khách.
Lúc 15:16:24, kiểm soát viên của Trung tâm Kiểm soát Khu vực Đài Bắc đã
hướng dẫn CI611 tiếp tục leo lên tầng bay 350 và duy trì độ cao đó khi bay thẳng từ
CHALI đến KADLO.
Bất ngờ một tiếng nổ lớn phát ra từ đuôi máy bay. Việc xác nhận đường truyền
này vào lúc 15:16:31 là đường truyền vô tuyến cuối cùng nhận được từ máy bay.
Lúc 15:28:03 Radar của CI611 liên kết với Cơ quan Kiểm soát Khu vực Đài
Bắc đã bị mất tín hiệu. Chuyến bay 611 phát nổ ở độ cao hơn 10000m và một hoạt
động tìm kiếm và cứu hộ ngay lập tức đã được bắt đầu.
Vào lúc 18h00, người ta nhìn thấy mảnh vỡ trôi nổi trên biển ở khu vực cách
Makung, Quần đảo Penghu 23 hải lý về phía đông bắc. Vị Trí máy bay rơi cách bờ
biển đài loan 55km và gần phía Bắc quần đảo Bành Hồ, các mảnh vỡ vung vãi trên
diện tích rộng lớn, phần lớn trôi dạt trên biển, số khác được tìm thấy trên đất liền, cách
nơi máy bay rơi hàng trăm km, không một ai trên chuyến bay còn sống sót, nhưng chỉ
có 175/225 nạn nhân tử nạn được tìm thấy trôi dạt trên biển. Các thi thể sau đó được
đưa lên đảo Bành Hồ để nhận dạng và giám định.
2.2 Điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn
2.2.1 Nguyên nhân chính của vụ tại nạn:
Là do vết nứt lớn ở phần đuôi máy bay. Trước đây họ đã khám phá rằng, 22
năm trước, chiếc máy bay này đã gặp phải một va chạm do lỗi của phi công. Va chạm
này có tên thuật ngữ “Tail Strike” hay “dập đuôi”, vì lí do do phi công đáp máy bay
quá sớm và góc quá nhỏ khiến phần đuôi đập xuống đường băng. Vụ va chạm này dẫn
đến làm hỏng cấu trúc của phần đuôi máy bay, những vết nứt ban đầu không được phát
hiện. Dần các vết nứt nhỏ bắt đầu xuất hiện và lan rộng theo thời thời gian.
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan, thiếu trách nhiệm nhân viên của hãng.
Sau đó các nhà điều tra tiếp tục tìm cách để nhân viên của China Airlines sửa
chữa va chạm và cũng tìm được cách tiếp theo vấn đề trong cuốn sổ ghi chép công tác
bảo trì, lúc đó boeing 747 CI611 đã được sửa chữa theo hướng dẫn yêu cầu: một số vết
nứt thân máy bay quá sâu sẽ không sửa chữa được theo cách thông thường và phần
đuôi chứa vết nứt là do va chạm phải được tháo gỡ và thay thế bộ phận này, và 22
năm, CI611 đã thực hiện rất nhiều chuyến bay sau đó và mỗi lần xất cánh, các vết nứt
trên phần đuôi các xấu đi Cụ thể, khi bay trên không, không khí bên trong khoang sẽ
được nén để áp suất trong thân máy bay luôn lớn hơn bên ngoài. Cứ mỗi lần như thế,
phần vỏ sau đuôi sẽ bị ép và nứt dần, các vết nứt phạm vi 2,3m do không sửa chữa
đúng theo lưu ý của boeing. Và China Airlines tranh cãi khi phần lớn nội dung của
báo cáo, nêu rõ là không tìm thấy mảnh của máy bay sẽ chứng minh các nội dung báo
cáo điều tra, nhưng một bằng chứng khác là chịu đựng kim loại lại được chứa trong
hình ảnh đó được chụp trong cuộc điều tra thường xuyên. Bên cạnh đó một lỗi sai nữa
của China Airlines là cho phép hành khách hút thuốc trên các chuyến bay. Khói thuốc
có thể hòa quyện trong không khí và thoát ra ngoài qua vết nứt sau đuôi từ đó có
những vết nâu bẩn xung quanh các tấm nhân đôi.
2.3 Hậu quả của vụ tai nạn
Hậu quả của chuyến bay 611 của China Airlines, một chiếc Boeing 747-209B,
là vô cùng nghiêm trọng:
Thảm kịch về nhân mạng
Vụ tai nạn khiến 225 người thiệt mạng, bao gồm 18 thành viên phi hành đoàn
và 207 hành khách. Đây là vụ tai nạn máy bay chết người nhất trong lịch sử Đài
Loan.Trong số các nạn nhân có 67 người Đài Loan, 135 người Trung Quốc, 15 người
Nhật Bản, 1 người Hàn Quốc, 1 người Hoa Kỳ, 1 người Canada, 1 người Anh và 1
người Úc. Vụ tai nạn đã gây ra sự đau buồn và thương tiếc sâu sắc cho gia đình và bạn
bè của các nạn nhân.
Thiệt hại về kinh tế:
China Airlines đã phải bồi thường cho gia đình các nạn nhân và chi trả cho chi
phí thu hồi máy bay. Tổng chi phí thiệt hại ước tính lên tới 2,1 tỷ USD.
Vụ tai nạn đã gây ra tổn thất nặng nề về tài chính cho China Airlines. Hãng hàng
không này đã phải tạm ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn để khắc phục hậu
quả của vụ tai nạn.
Tác động đến ngành hàng không:
Vụ tai nạn chuyến bay 611 đã gây ra một cuộc tranh luận về các quy định về
bảo dưỡng máy bay. Các nhà vận hành máy bay và các nhà chức trách hàng không đã
đồng ý thắt chặt các quy định này để ngăn chặn những vụ tai nạn tương tự xảy ra trong
tương lai.
Các quy định mới đã yêu cầu các hãng hàng không phải thực hiện các kiểm tra
kỹ lưỡng hơn đối với các máy bay cũ. Các quy định này cũng yêu cầu các hãng hàng
không sử dụng các công nghệ mới để phát hiện các vết nứt nhỏ trên máy bay.
CHƯƠNG 3. BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG ĐỐI VỚI CHINA AIRLINES 611
3.1. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm pháp lý cho máy bay
Các công ty bảo hiểm địa phương bao gồm: Công ty bảo hiểm hàng hải và hỏa
hoạn Shin Kong, Công ty bảo hiểm Taian, Công ty bảo hiểm Union, Công ty bảo hiểm
hàng hải và hỏa hoạn Mingtai và Công ty bảo hiểm hàng hải và hỏa hoạn Đài Loan.
Mức bồi thường thiệt hại thân tàu máy bay CI611 Boeing 747-200 ở Đài Loan là 100
triệu Đài tệ (3,2 triệu USD). Mức bồi thường này được quy định bởi luật hàng không
của Đài Loan.
3.2. Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý hàng khách
Các đơn vị tham gia bảo hiểm trách nhiệm pháp lý hàng khách gồm: Công ty
Bảo hiểm Nhân thọ Cathay, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Nan Shan, Công ty Bảo hiểm
Nhân thọ Kuo Hua, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Shin Kong, Công ty Bảo hiểm Fubon,
Bảo hiểm Hàng hải và Hỏa hoạn Mingtai.
Tại Đài Loan, quy định pháp luật yêu cầu mức bồi thường bảo hiểm trách
nhiệm hành khách tối thiểu là 30 triệu Đài tệ (khoảng 1 triệu USD) cho mỗi hành
khách tử vong trong trường hợp tai nạn máy bay. Mức tối thiểu này nhằm đảm bảo các
gia đình nhận được hỗ trợ tài chính cần thiết.
Các công ty bảo hiểm đã đàm phán với gia đình nạn nhân trong nhiều năm để
giải quyết yêu cầu bồi thường. Cuối cùng, các công ty bảo hiểm đã đồng ý bồi thường
ước tính khoảng 87 tỷ Đài tệ (2,77 tỷ USD) cho các nạn nhân và các bên liên quan.
Cụ thể:
- Bồi thường mỗi nạn nhân khoảng 22.000-23.400 USD .
- Bồi thường cho gia đình hành khách 8.400 USD nếu hành khách trên máy bay thiệt
mạng 480 USD cho hành khách bị mất kiện hàng, 480 USD cho việc mất hàng hóa và
họ mang theo và 4.800 USD cho gia đình.
- Với nạn nhân không tìm được thi thể sẽ bồi thường thêm 1.250 USD.

You might also like