You are on page 1of 3

BÀI TẬP TUẦN 12

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)


Câu 1 (0.5 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Biểu cảm
Câu 2 (1.0 điểm) Tìm từ tượng thanh có trong bài thơ? ạ ời, kẽo cà
Câu 3 (0.5 điểm) Cho biết tác dụng của từ tượng thanh đó?
ạ ời là từ tượng thanh diễn tả cụ thể và chi tiết lời ru của mẹ, đó là những lời ru hết sức dịu ngọt, ân cần và
ấm áp. kẽo cà là từ tượng thanh diễn tả âm thanh tiếng võng.
Câu 4 (1.0 điểm) Bài thơ cho thấy tình yêu thương và sự chăm sóc tần tảo, tận tụy của người mẹ dành cho
con, cũng như sự biết ơn, trân trọng tình thương của cậu dành cho. Từ đó ta thấy được vai trò của người mẹ
là to lớn đến nhường nào.
PHẦN 2: LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Tất cả những đứa trẻ trên thế giới này luôn luôn khao khát có được tình yêu thương từ cha mẹ. Thế
giới trẻ con là thế giới trong sáng nhưng vô cùng dễ bị tổn thương. Đó không nên là thế giới của những giọt
nước mắt, những lời sỉ vả, những nỗi ám ảnh và những cay nghiệt. Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào cũng
may mắn được sống trong tình yêu thương. Một trong số đó là nhân vật bé Hồng, hay cũng chính là nhà văn
Nguyên Hồng trong cuốn hồi kí Những ngày thơ ấu.
Nguyên Hồng là một cây bút đặc sắc, một gương mặt độc đáo của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Gần năm chục năm gắn bó nghệ thuật bền bỉ, Nguyên Hồng có một vị trí quan trọng trong văn học Việt
Nam hiện đại. Ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của những người khốn khổ. Một tình cảm
nhân đạo thiết tha đối với quần chúng lao động nghèo thấm đượm trong toàn bộ sáng tác của nhà văn. Sáng
tác năm 1938, “Những ngày thơ ấu” là cuốn hồi kí ghi lại những rung động cực điểm của chính tuổi thơ tác
giả. Nhân vật bé Hồng trong tác phẩm, đặc biệt là qua chương IV “Trong lòng mẹ” để lại cho người đọc bao
ấn tượng sâu sắc. Đó là một cậu bé hết sức đáng thương nhưng luôn nung nấu một khao khát cháy bỏng
được sống trong tình yêu thương của mẹ, thể hiện rõ nhất qua đoạn trích Hồng gặp lại mẹ trong buổi chiều
tan trường.
Sinh ra từ một cuộc hôn nhân không có tình yêu, cái thiệt thòi đầu tiên là cậu phải phải sớm chứng
kiến sự giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc; chứng kiến cuộc sống âm thầm, vô vị của người
cha nghiện ngập. Bố chết, Hồng trở thành đứa trẻ mồ côi. Mẹ vì cùng túng mà bỏ đi tha hương cầu thực.
Hồng trở thành đứa trẻ bơ vơ. Hơn thế, cậu còn bị “đánh cắp” tuổi thơ khi luôn phải cảnh giác, thức nhọn
những giác quan để chống lại sự xúc xỉa của bà cô độc ác đối với người mẹ đáng thương; luôn phải gồng
mình để tồn tại trong một gia đình mà cái lễ giáo phong kiến, đồng tiền đã làm khô héo tình máu mủ. Thể
hiện chân thực những đau khổ mà cậu bé Hồng phải trải qua, tác phẩm tự truyện của Nguyên Hồng đã cất
tiếng nói đấu tranh bênh vực trẻ thơ, làm giá trị nhân đạo trong sáng tác của nhà văn của những con người
cùng khổ có giá trị đặc biệt độc đáo.
Buổi chiều hôm ấy tan trường, thoáng thấy bòng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, cậu đã chạy theo,
gọi bối rối: “Mợ ơi…Mợ ơi…Mợ ơi”. Tiếng gọi bật ra từ tình thương nhớ mẹ bao ngày dồn nén là tiếng
thổn thức của trái tim con trẻ khao khát được yêu thương. Tiếng gọi bật ra như một phản xạ tất yếu từ trái
tim mà lí trí không thể cưỡng lại được, chứng tỏ hình ảnh của mẹ luôn thường trực trong trái tim cậu bé. Có
thể nói, NH đã tái hiện những cử chỉ, hành động của bé Hồng thể hiệm niềm vui sướng khi gặp mẹ một cách
vô cùng rõ nét. Đuổi theo xe mẹ, bé Hồng “thở hồng hộc”, “trán đẫm mồ hồi”, và khi trèo lên xe thì “ríu cả
chân lại”. Biết bao hồi hộp, sung sướng, đau khổ toát lên từ những cử chỉ cuống quýt ấy. Và khi được mẹ
kéo tay và xoa đầu hỏi thì cậu “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Dường như bao nhiêu sầu khổ dồn nén trong
suốt thời gian xa mẹ dài đằng đẵng lúc này bỗng vỡ oà. Tiếng khóc của cậu bé là tiếng khóc dỗi hờn và hạnh
phúc, tức tưởi và mãn nguyện của xa cách, mong nhớ. Khi vắng mẹ thì bao dung, che chở cho mẹ như một
bóng tùng che cho thảm cỏ nắng hạ, vậy mà khi gặp mẹ rồi, lại dỗi hờn như trẻ nhỏ. Thì em từ sâu thẳm là
trẻ nhỏ mà! Cái năng lực dỗi hờn một người mẹ là nguồn sống thanh sạch thơ ngây mà cuộc đời đắng cay
không thể đánh cắp của em bé. Nguyên Hồng dịu dàng và tin tưởng tấm lòng con trẻ biết bao! Hèn chi mà
dù ông như không cố ý mà văn ông, trẻ thơ, người thiệt thòi rất thích, như người ta thích Gor-ki, Grim,
Đich-ken vậy! Những nhà văn của phụ nữ và trẻ em!
Và đặc biệt hơn, tất cả là niềm sung sướng vô biên, hạnh phúc đến cực điểm khi được đắm mình
trong tình mẫu tử. Cậu gần như mê man đi, mở rộng hết tất cả các giác quan để cảm nhận được sự ấm áp,
dịu dàng của lòng mẹ. Dường như, trong khoảnh khắc ấy, cậu như bồng bềnh trôi trong không gian, ánh
sáng, màu sắc và hương thơm vừa lạ lẫm, vừa gần gũi. Cậu thấy mẹ vẫn đẹp như thuở nào “vẫn tươi sáng
với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Cậu cũng cảm nhận được niềm
hạnh phúc bên con của người mẹ. Bé Hồng cảm thấy ngây ngất sung sướng khi được sà vào lòng mẹ,cảm
giác mà chú đã mất từ lâu: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi,đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy
những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”.Bé Hồng còn cảm nhận thấm thía
hơi thở vô cùng thân thiết: “Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả
ra lúc đó thơm tho lại thường”. Kỉ niệm ngọt ngào làm chú sung sướng đến nghẹn ngào: “Phải bé lại và lăn
vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống
cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Lúc ấy, bé Hồng như quên đi
tất cả những cay độc, buồn tủi “bên tai tôi ù đi, lời bà cô chìm xuống, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì
nữa…”. Nghĩa là hạnh phúc lớn lao, choáng ngập niềm sung sướng được ở bên mẹ tràn ngập trong bé Hồng,
không một rắp tâm tanh bẩn nào xâm phạm được, nó cũng như một liều thuốc hữu hiệu đã nhanh chóng
chữa lành mọi tổn thương trong em bấy lâu nay, đó chính là hạnh phúc lớn lao của tình mẫu tử thiêng liêng
và cao cả.
Viết về nỗi đau và niềm hạnh phúc trẻ thơ, ngòi bút Nguyên Hồng thể hiện rõ chất trữ tình. Điều đó
thể hiện ở tình huống truyện cảm động, ở tình cảnh đáng thương của bé Hồng, ở dòng cảm xúc phong phú
của nhân vật với nhiều cung bậc: xót xa, tủi nhục, căm giận sâu sắc, quyết liệt, yêu thương nồng nàn, tha
thiết. Đặc biệt là ở ngòi bút miêu tả, biểu cảm tinh tế, sinh động qua các từ ngữ thể hiện tâm trạng, các so
sánh gợi cảm và lời văn giàu cảm xúc. Một áng văn mà như một áng thơ, đậm đà hơn cả một áng thơ. Nhân
vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã cho thấy tinh thần nhân đạo trong ngòi bút của Nguyên
Hồng. Nó thể hiện ở tấm lòng chan chứa yêu thương, thái độ nâng niu trân trọng của ông dành cho phụ nữ,
nhi đồng qua việc diễn tả thấm thía nỗi cơ cực, tủi nhục cũng như sự thấu hiểu và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn
của họ.
Trẻ em luôn xứng đáng nhận được tình thương từ cha mẹ. Dù trong bất cứ thời đại nào đi nữa, tình
yêu luôn là thứ quan trọng nhất mà trẻ em cần phải có được. Ngày nay, khi xã hội ngày càng đổi mới, mọi
người trở nên bận rộn hơn, người lớn vẫn luôn cố gắng làm mọi thứ để trở nên giàu có hơn nhằm thỏa mãn
mong ước có thể mang đến cho con em mình một cuộc sống đầy đủ vật chất, tiện nghi. Họ tin rằng, khi đó,
con cái mới thật sự cảm nhận được hạnh phúc. Nhưng đôi khi đây là cách thương yêu đi ngược lại sự mong
muốn của trẻ. Trên thực tế, trẻ em không thích cuộc sống giàu có, sung túc. Trẻ rất mong muốn tình cảm
mến yêu và chăm sóc từ cha mẹ. Vì vậy, hãy luôn luôn cố gắng yêu thương trẻ em vì đó những người cần
nhận được những tình cảm trong sáng nhất.
Trong tác phẩm, nhân vật Bé Hồng có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà Nguyên Hồng đã tạo nên trong
sự nghiệp sáng tác của mình. Bé Hồng là một nhân vật điển hình, có cá tính, được xây dựng bằng trải
nghiệm và bằng ngòi bút tự khám phá rất tinh tế, được thể hiện rất thực mà rất thơ: Một cậu bé khốn khổ
nhưng lại sáng ngời những phẩm chất cao quý, nhất là tình thương mẹ và khao khát được mẹ yêu thương của
em.

You might also like