You are on page 1of 2

NỘI DUNG ÔN TRỌNG TÂM CHO KHẢO SÁT

I. LƯU Ý CHUNG
1. Cấu trúc đề: 2 phần (Đọc hiểu và làm văn)
2. Chữ viết và trình bày phải thật cẩn thận.
- Kẻ lề tất cả các trang
- Gạch chân các đề mục lớn (tên các phần và câu trong bài làm)
- Chữ viết sạch đẹp với tiêu chí: nối liền các nét, kéo cao các nét, dãn rộng
khoảng cách các chữ cái vừa phải.
3. Phân bố thời gian hợp lí:
- Đọc hiểu: tối đa 15 phút
- Làm văn: câu 1: tối đa 20 phút. Thời gian còn lại làm câu 2 và kiểm tra, sửa
chữa, bổ sung trước khi nộp
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Phần đọc hiểu:
a. Cho ngữ liệu (thơ, văn) ngoài chương trình
b. Một số câu hỏi thường gặp:
1. Phương thức biểu đạt: 6 phương thức, nhưng hay thi vào phương thức Tự sự
(nếu ngữ liệu là truyện), Biểu cảm (nếu ngữ liệu là Thơ) và nghị luận (nếu
ngữ liệu nêu quan điểm về một vấn đề)
2. Thể thơ: đếm số tiếng trong 1 dòng để xác định (VD: Thơ bốn chữ, năm
chữ, tám chữ, tự do, thất ngôn bát cú…) – Nhớ: không được viết bằng số
trong bài.
3. Ngôi kể:
- Nếu có nhân vật xưng “tôi”, chúng tôi” và kể lại chuyện: Ngôi thứ nhất
- Nếu không có nhân vật xưng “tôi”, chúng tôi” kể chuyện, người kể giấu mặt:
Ngôi thứ ba
4. Kiến thức tiếng Việt:
- Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ,..
- Chỉ ra các phép liên kết câu: Phép nối, phép lặp, phép thế…
- Các câu phân loại theo mục đích nói: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán,…
- …
5. Câu hỏi có từ “theo tác giả”, “theo văn bản”, “theo đoạn trích” thì….
- Nội dung trả lời: nằm sẵn trong ngữ liệu, chỉ cần đọc kĩ và ghi lại.
6. Câu hỏi có từ “theo em”, vì sao tác giả lại cho rằng,…
- Nội dung trả lời: đọc kĩ ngữ liệu và trả lời theo ý hiểu. Đưa ra các lí do cụ
thể, rõ ràng bằng: thứ nhất, .. thứ 2…
7. Câu hỏi nêu ý nghĩa của đoạn trích: Câu trả lời luôn gồm 2 ý lớn:
- Đoạn trích viết về điều gì? Cái gì?
- Qua đó, tác giả muốn ca ngợi điều gì? Nhắc nhở người đọc điều gì hoặc thể
hiện tình cảm gì?
8. Câu hỏi nêu thông điệp: Luôn có 3 ý sau:
+ Nêu thông điệp chung (thông điệp về điều gì?)
+ Nêu thông điệp cụ thể (hãy biết làm gì…
+ Lí giải đây là những thông điệp có ý nghĩa vì sao
VD: Câu chuyện “Hai biển hồ” gửi gắm tới chúng ta thông điệp về sự sẻ chia trong
cuộc sống. Mỗi chúng ta hãy biết sống yêu thương, sẻ chia và cho đi. Bởi đó cũng
chính là cách ta giúp bản thân mình: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Các em nhìn kĩ vào 3 câu văn cô viết nhé: tương ứng với 3 ý ở trên)
9. Câu hỏi nêu bài học, liên hệ bản thân: Luôn có 3 ý sau:
+ Nêu bài học chung (bài học về điều gì?)
+ Nêu bài học cụ thể (gồm nhận thức và hành động: hiểu được cái gì, nên và
không nên làm gì)
+ Lí giải đây là những bài học có ý nghĩa vì sao
VD: Câu chuyện mượn hình ảnh “Hai biển hồ” để gửi gắm tới chúng ta bài học về
sự sẻ chia trong cuộc sống. Chúng ta cần hiểu rằng, sống yêu thương, sẻ chia và
cho đi chính là cách ta giúp bản thân mình. Từ đó, chúng ta cần học cách yêu
thương, mở rộng lòng mình giúp đỡ những người xung quanh, không nên sống ích
kỉ, hẹp hòi, đố kị, chỉ biết nhận mà không cho. Bởi đây là thái độ sống cần có để
tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội nhân văn.
(Các từ cô gạch chân đều bám sát 3 ý ở trên)

You might also like