You are on page 1of 14

1|#hocvancosuongmai

KHOÁ LUYỆN THI TOÀN DIỆN NGỮ VĂN 2025


HỖ TRỢ ÔN THI HKII LỚP 11
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

A. ÔN TẬP TRI THỨC NGỮ VĂN


Hoàn thành bảng ôn tập tri thức sau đây:
STT KIẾN THỨC KHÁI NIỆM VÍ DỤ
1 Các yếu tố hình thức của + Nhan đề: giới thiệu chủ đề của văn
văn bản thông tin bản. → tạo sự thu hút với độc giả ngay từ
“cơ hội gặp gỡ” lần đầu tiên.
+ Đề mục: tô đậm nội dung chính hoặc
chỉ ra điểm bắt đầu của một chủ đề hoặc
một mục mới.
+ Các chữ cái được trình bày đặc biệt
(các chữ in nghiêng, in đậm, in màu
hoặc in hoa): nhấn mạnh các từ ngữ
then chốt.
+ Các phương tiện phi ngôn ngữ: (sơ
đồ, hình ảnh, bảng biểu, ...): trực quan
hoá các thông tin trong văn bản → đa
dạng hóa cách truyền đạt thông tin để
bài viết thêm hấp dẫn, sinh động.

2 Bố cục, mạch lạc trong văn Bố cục của văn bản thông tin: nội dung VD Lập dàn ý:
bản thông tin tổng quát (chủ đề), các ý chính và ý phụ, Tiêu đề
... Sa – pô
+ Chủ đề: thường được thể hiện ở nhan
đề hoặc các đề mục lớn (Chương, Phần, Đề mục 1
...). Chủ đề là nội dung tổng quát, là vấn Đề mục 2
đề chủ yếu sẽ được thể hiện trong văn Đề mục 3
bản thông tin. Ở mỗi đề mục:
+ Các ý chính: là những ý quan trọng + Xác định ý
mà tác giả muốn nói đến. chính, ý phụ
+ Các ý phụ: là các thông tin chi tiết + Các phương
nhằm bổ sung, làm rõ cho ý chính. tiện phi ngôn
ngữ sẽ sử dụng

Kết luận

Trang 1
2|#hocvancosuongmai

3 Cách trình bày dữ liệu Văn bản thông tin có thể được trình bày
trong văn bản thông tin theo các kiểu sau:
- Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian
- Tổ chức thông tin theo trật tự nhân quả
VD: Viết văn bản thông tin về một chiến
dịch/sự kiện lịch sử
+ Nguyên nhân
+ Diễn biến
+ Kết quả
+ Bài học
- Tổ chức thông tin theo tầm quan trọng
của vấn đề
→ Sắp xếp các nội dung theo mức độ ưu
tiên
- Tổ chức thông tin theo quan hệ so
sánh, tương phản.
4 Mục đích, quan điểm của + Không gian để người viết đưa ra quan
người viết trong văn bản điểm trong văn bản thông tin khá là hạn
thông tin. → mục đích chế. (quan điểm ~ thể hiện tính chủ quan
chính của VBTT là cung của tác giả)
cấp thông tin khách quan. + Quan điểm của người viết được đưa
vào nhằm tăng tính thuyết phục cho
vấn đề, có thể là kinh nghiệm cá nhân,
có thể là một thái độ/tư tưởng rõ ràng;
… → thể hiện qua cách tiếp cận chủ đề;
cách sử dụng ngôn ngữ trong bài viết;
giọng điệu hành văn.

5 Sa-pô Sa-pô (Tiếng Pháp: chapeau: cái mũ) là


đoạn văn đầu tiên đằng sau tiêu đề, có
nhiệm vụ khái quát chủ đề chính hoặc
dẫn dắt người đọc vào bài viết.
Tác dụng của Sa-pô:
+ Thu hút sự quan tâm, chú ý của bạn
đọc
+ Định hướng chủ đề chính của bài viết
+ Tóm tắt nội dung chính của bài viết
+ Thể hiện phong thái riêng của tác giả

Trang 2
3|#hocvancosuongmai

6 Văn bản văn học có nhiều Trong một văn bản văn học có nhiều
chủ đề chủ đề, ta có tiêu biểu 2 cách để nhận
diện và phân chia chúng:
- Dựa trên mức độ đậm nhạt của các
chủ đề: chủ đề chính và chủ đề phụ
+ Người sáng tác có thể chủ động lựa
chọn chủ đề chính và (các) chủ đề phụ
trong quá trình viết
+ Đôi lúc, việc xác định các chủ đề và
mức độ đậm – nhạt tùy thuộc vào cảm
nhận riêng của bạn đọc.
- Dựa trên cấp độ biểu hiện: chủ đề
mang tính dân tộc, chủ đề nhân đạo,
chủ đề mang tính thời đại, ...
=> Một tác phẩm có thể đa dạng các chủ
đề nhưng cần có sự thống nhất, biện
chứng lẫn nhau.

Thực hành – Bài tập tự luyện (Các bạn tự làm và so với file đáp án nha)
(1) “Hội chợ rất đông vui chúng em xin mời bà con ghé chơi, lô tô
người ơi!”, từng vòng xoay là quay những dòng đời. Nghe sao mà êm tai,
những giai điệu đậm chất dân gian giữa lòng thành phố.
(2) Chuyến du xuân này đúng thật là một trải nghiệm đẹp và ý nghĩa
khi được thưởng thức nét văn hóa nghệ thuật đậm chất miền tây Nam bộ
tưởng chừng đã bị mai một, nhưng những năm gần đây nó đã sống lại với
những hình ảnh vô cùng đẹp, tạo nên một nét nghệ thuật độc đáo mang lại
giá trị giải trí và nhiều điều nhân văn khác nhau.
(3) Lô tô là loại hình giải trí văn hóa dân gian, nở rộ và phát triển cực
thịnh ở miền tây Nam bộ trong thập niên 1980 của thế kỷ XX. Loại hình này
có nguồn gốc từ trò Bingo của Ý xuất hiện vào thế kỷ XVI và du nhập vào
Việt Nam, trở thành bộ phận nghệ thuật giải trí độc đáo của người dân miệt
vườn.
(4) Khi màn đêm buông xuống, mặt trời mệt mỏi bước vào chu kỳ nghỉ
ngơi là lúc ánh trăng lên đỉnh, con phố lên đèn và khu hội chợ lại đông vui
náo nhiệt, lấp lánh ánh đèn và sự rực rỡ, bắt tay với những câu hát mượt mà
êm dịu của các cô “đào” hát lô tô.

Trang 3
4|#hocvancosuongmai

(5) Mùa xuân càng thêm rực cháy, tại sân khấu của các gánh hát lô tô
- nơi đây như hút hết tất cả lận đận lao đao của một năm bạo bệnh khốn khổ.
Nhìn tứ phương tám hướng, đâu đâu cũng là tiếng cười vui rộn rã của khách
đến chơi và các cô đào bán vé.
(6) Việc dò lô tô khá đơn giản. Con mắt của bạn phải là đôi mắt nghệ
thuật và người kêu lô tô cũng như một người nghệ sĩ. Họ sẽ cất lên những
câu hát mà có chữ cuối của câu đấy trùng với con số sắp xổ. Khi những tiếng
hát cùng ánh đèn bừng sáng thì đó có thể là lời của một bài hát nào đấy hoặc
câu thơ dân gian mang ý nghĩa được phối nhạc.
“Đi đâu cho thiếp theo cùng. Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam, con số
8, con số 8”
“Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Con số 7, con số 7, rồi cờ ra con mấy, con mấy gì đây? …”
(7) Trước đây lô tô thường bị gắn mác với những câu từ tiêu cực, là
một loại trò chơi cờ bạc, phi nghệ thuật gây ảnh hưởng không nhỏ đến
những cô đào hát chân chính. Theo vòng xoáy đó, tưởng chừng đã bị mai
một nhưng nó sống lại và vụt lên với những hình ảnh và cách rao văn minh,
sạch đẹp. Đó là những đóng góp to lớn của các chị em trong cộng đồng
LGBT. Họ chứng minh bằng các đêm diễn đậm tính nghệ thuật với các chủ
đề dân tộc và hiện đại, đa dạng sắc màu; mang lại nhiều niềm vui, sự thư
giãn sau bộn bề toan lo của cuộc sống; mang đến một đêm hội ngộ an bình;
trở thành một nét văn hóa du xuân, giải trí lành mạnh khó thể thiếu.
(8) Để trải nghiệm trò chơi này, ở TP lớn như TP.HCM, chúng ta có
thể đến vui xuân cùng với hai đoàn lô tô tiêu biểu là Sài Gòn tân thời và
Gánh hát lô tô Hương Nam. Thường thì gánh hát sẽ diễn ở một địa điểm
nhất định. Thông tin về hoạt động của đoàn được cập nhật rất nhiều trên các
trang mạng xã hội. Xin hứa hẹn khi đến du xuân nơi đây bạn sẽ phải vui hết
nấc và còn thưởng thức được nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau kết hợp:
hát lô tô, diễn hài, múa nghệ thuật…
(Theo Danh Tuấn Minh, báo Lao động, ngày 04/02/2022)
Câu 1: Sa-pô (đoạn văn dẫn dắt) của văn bản trên là đoạn văn thứ mấy? Tác
dụng của Sa-pô đối với văn bản là gì?
Câu 2: Ngoài phương thức thuyết minh, đoạn văn số (4) còn được lồng ghép
thêm phương thức biểu đạt nào khác?

Trang 4
5|#hocvancosuongmai

Câu 3: Nếu được bổ sung một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, anh/chị
sẽ lựa chọn phương tiện nào sau đây và nêu lí do:
- Bảng số liệu những người thắng cuộc khi chơi lô tô trong tháng 02 ở
TPHCM
- Hình ảnh một gánh hát lô tô ở TPHCM
- Biểu đồ tròn thể hiện sự suy giảm số lượng các đoàn lô tô ở TPHCM trong
năm qua.
Câu 4: Theo văn bản, người hát lô tô thường sẽ hát theo quy luật nào? Cho
câu hát: “Em đi lấy chồng, anh nỡ đành lòng sao? - Con số sáu”. Câu hát này có
đúng theo quy luật trên hay không? Tại sao?
Câu 5: Sau khi đọc văn bản, anh/chị có những đề xuất gì để có thể phát triển
những loại hình văn hoá dân gian lành mạnh? (Đề xuất khoảng 02 giải pháp)

B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT


NGHĨA CỦA TỪ - xem thêm video anh Huy chia sẻ lại các kiến thức trọng
tâm + làm bài tập và đối chiếu với đáp án chi tiết.

1, Mối quan hệ giữa nghĩa của từ và chữ viết (mở rộng)


Giáo trình “Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành” - Lã Thị Bắc Lý, Phạm
Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu Nga định nghĩa nghĩa của từ là toàn bộ
nội dung tinh thần của một từ gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với từ ấy. Đó có
thể là nội dung về sự vật, hiện tượng, tính chất khách quan, tình cảm, thái
độ đánh giá về sự vật, hiện tượng.
Nghĩa của từ đôi khi được thể hiện trên mặt chữ viết dựa trên cấu trúc
hình vị của từ ở một số ngôn ngữ đa âm tiết:
Vd: “Philosophy” là sự kết hợp của hai hình vị: “philo-” mang nghĩa yêu
mến, “sophy” mang nghĩa sự thông thái. Khi kết hợp lại, ta có danh từ triết
học.
Nghĩa của từ thường khó có thể được hình dung trong các ngôn ngữ
đơn âm tiết, nhưng ở chữ Hán, người ta vẫn có thể xác định được nghĩa của
từ dựa trên sự kết hợp của các bộ, các gốc từ tạo thành từ phái sinh. Ví dụ
từ “林” (rừng) là sự kết hợp của gốc từ “木”(cây) lặp lại hai lần
Chữ quốc ngữ của Việt Nam là hệ thống chữ viết biểu âm, cấu trúc
hình vị không phức tạp nên bản thân nó không biểu thị ý nghĩa. Để hiểu
nghĩa của từ trong Tiếng Việt, người ta không thể xác định lần đầu thông
qua hệ thống kí hiệu của chữ quốc ngữ mà phải dựa theo nghĩa tinh thần
của từ và khả năng kết hợp của nó ở trong ngữ cảnh.

Trang 5
6|#hocvancosuongmai

1.2.2, Phân loại nghĩa của từ


a. Nghĩa biểu vật
Nghĩa biểu vật của từ là loại sự vật mà từ thể hiện. Khái niệm sự vật
phải được hiểu một cách khái quát, ví dụ từ “ghế” để chỉ toàn bộ cái ghế
không kể hình dáng, chất liệu, công dụng,...
Nghĩa biểu vật của từ mang tính khách quan, nên nó không biểu thị
chính xác sự vật thực tế. Vd: Từ “cây viết” giúp ta hình dung được một khái
niệm chung chung chứ không biểu thị cụ thể cây viết đó như thế nào.
b. Nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm của từ là những hiểu biết về ý nghĩa biểu vật của từ.
Nghĩa biểu niệm của từ thường hay được nhìn thấy trong các từ điển
Vd: từ “bàn” có nghĩa là đồ thường làm bằng gỗ, có mặt phẳng và chân đỡ,
dùng để bày đồ đạc hay để làm việc, làm nơi ăn uống.
c. Nghĩa biểu thái
Nghĩa biểu thái của từ là nét nghĩa biểu thị tình cảm, cảm xúc, thái độ
đánh giá của người sử dụng từ.
Vd: Các từ “chết”, “hi sinh”, “qua đời”, “bỏ mạng” đều cùng một trường
nghĩa nhưng lại mang sắc thái cảm xúc khác nhau.
1.2.3, Tính đa nghĩa của từ
Căn cứ vào số lượng ngữ nghĩa được sử dụng của một từ, ta có thể
chia từ thành 2 loại chính: từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa; trong đó từ đa
nghĩa chiếm một phần lớn trong hệ thống từ vựng Tiếng Việt.
Từ đa nghĩa là những từ mang nhiều hơn một ý nghĩa. Các nghĩa của
nó được biểu thị thông qua sự kết hợp của từ đó với những từ xung
quanh.
Vd: Từ “bàn” thông thường biểu thị một vật phẳng mà người ta dùng để
đặt đồ lên trên, nhưng trong tổ hợp từ “bàn bạc”, từ “bàn” lại mang nghĩa
là hội ý với nhau để đưa ra quyết định nào đó.
Nghĩa của từ có thể thay đổi khi:
- Thay đổi từ loại, chức năng ngữ pháp: bàn (danh từ), bàn (động từ)
- Thay đổi ngữ cảnh:
• Xin lỗi! Tôi có thể hỏi bạn một câu được không?
• Xin lỗi! Tôi không cố ý.
- Thay đổi các cụm từ cố định: tôi va phải cái chân bàn.
Căn cứ vào các tầng nghĩa của từ, người ta phân chia như sau:
a. Nghĩa chính

Trang 6
7|#hocvancosuongmai

Là nghĩa cơ bản, phổ biến của từ, ít phụ thuộc vào sự kết hợp và ngữ
cảnh, và làm cơ sở để giải thích cho các nghĩa khác. Vd: “Chân”: chi dưới
của người, động vật.
b. Nghĩa phụ
Là nghĩa chuyển từ nghĩa chính sang dựa trên cơ sở một số nét
chung nào đấy và đã được cố định hoá trong hệ thống.
Vd:
Nhà: công trình kiến trúc dùng để ở
Nhưng song song đó, ta có “Nhà Nước”, “Nhà Nguyễn”,...
=> Từ “nhà” trong các kết hợp từ trên được biến đổi từ nghĩa chính.
c. Nghĩa tu từ
Là nghĩa chỉ tồn tại trong một số ngữ cảnh nhất định, được hình
thành do người nói, người viết sử dụng các phép tu từ.
Vd:
“Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời(2) trong lăng rất đỏ.”
(Viễn Phương)
Ta có nét nghĩa của mặt trời(1) và mặt trời (2) không giống nhau.
Trong đó, mặt trời(2) dùng để thể hiện cho vị lãnh tụ Hồ Chí Minh.

C. LUYỆN KIỂU BÀI VIẾT


Kiểu bài 01: Dạng bài viết văn bản thuyết minh.
1. Dàn ý tham khảo:
**Sự hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
- Thông tin được chọn lọc kĩ càng, những thông tin đưa vào bài là những
thông tin hấp dẫn, quan trọng, khơi gợi sự tò mò nhất định ở người
đọc. (bên cạnh những thông tin quan trọng, bắt buộc – học sinh có thể
chắt lọc và đưa thêm 1 số thông tin hay, lạ, hấp dẫn).
- Cách sắp xếp các thông tin trong bài
VD: cách cô hay làm
+ Tra cứu các thông tin liên quan về vấn đề cần thuyết minh
+ Đọc cả các bài phổ biến và tìm đọc cả các bài viết ít phổ biến hơn (nhưng
vẫn là các bài viết được đăng tải trên các trang chính thống hoặc của các tác
giả uy tín)
+ Lưu lại các thông tin hay vào một file
+ Tiến hành lập dàn ý cho bài viết của mình – chọn lọc các thông tin từ file
tổng hợp
+ Sắp xếp lại các ý trong dàn ý chung sao cho hấp dẫn hơn

Trang 7
8|#hocvancosuongmai

+ Viết thành bài


- Ngôn ngữ diễn đạt của người viết (cách dùng từ; cách đan xen các
phương thức biểu đạt bổ trợ khác một cách phù hợp như miêu tả, biểu
cảm, nghị luận, …)
- Quan điểm của người viết được thể hiện nhẹ nhàng, khéo léo, phù hợp

Thuyết minh về 1 tác phẩm Thuyết minh về 1 Thuyết minh về 1


văn học hiện tượng đời sống hiện tượng tự nhiên

Mở bài Giới thiệu sơ lược tác giả và tác Giới thiệu sơ lược về hiện Giới thiệu sơ lược về
phẩm sẽ thuyết minh và nêu tượng đời sống sắp thuyết hiện tượng tự nhiên
các khía cạnh thuyết minh (nếu minh và nêu khía cạnh sắp thuyết minh và
đề yêu cầu). thuyết minh (nếu có). nêu khía cạnh thuyết
**Lưu ý: minh (nếu có).
Ở thao tác này, học sinh không
cần khái quát quá chi tiết các
thông tin về tác giả, tác phẩm.

Thân bài - Giới thiệu về tác giả: Lai lịch, Học sinh lựa chọn các cách Học sinh lựa chọn các
sự nghiệp sáng tác, phong cách triển khai văn bản thuyết cách triển khai văn
nghệ thuật minh để thực hiện. bản thuyết minh để
- Giới thiệu về tác phẩm: xuất Có thể theo dàn ý sau: thực hiện. Nhắc lại các
xứ, hoàn cảnh ra đời. - Giải thích vấn đề, nêu thực cách triển khai:
- Tóm tắt nội dung tác phẩm chất của vấn đề và biểu hiện - Triển khai theo thời
- Nêu giá trị tư tưởng của tác của nó trong xã hội. gian: quá khứ, hiện tại,
phẩm (giá trị nội dung) *TH1: Vấn đề tích cực: dự đoán tương lai
- Nêu giá trị nghệ thuật của tác - Nêu khởi nguồn của vấn - Triển khai theo quan
phẩm (đặc sắc trong ngòi bút đề. hệ nhân quả: Nguyên
của tác giả ở tác phẩm ấy) - Nêu ý nghĩa của vấn đề đối nhân, diễn biến, kết
với cá nhân và cộng đồng. quả.
** Nên sưu tầm một số các câu - Gợi ý giải pháp để phát - Triển khai theo tầm
nhận định của nhà phê huy vấn đề - để vấn đề ngày quan trọng của vấn
bình/nhà thơ/nhà văn khác về càng lan tỏa giá trị hơn nữa. đề: đi từ ý nhỏ đến ý
tác giả/tác phẩm ấy; hoặc câu *TH2: Vấn đề tiêu cực lớn (hoặc ngược lại)
nói của chính tác giả về tác - Nêu nguyên nhân của vấn - Triển khai theo quan
phẩm của mình → linh hoạt đề hệ so sánh, đối chiếu
vận dụng phù hợp trong bài. - Nêu tác hại của vấn đề đối
với xã hội

Trang 8
9|#hocvancosuongmai

- Đề xuất giải pháp để hạn


chế, cải thiện vấn đề.

Kết bài Khẳng định lại vị trí của tác Rút ra ý nghĩa của việc nhận Khẳng định lại ý nghĩa
phẩm trong nền văn học nước thức đúng về đề đã thuyết của sự vật, hiện tượng
nhà. minh tự nhiên. (Gợi mở
➔ Giá trị của tác phẩm đối thêm các ý tưởng tiếp
với bạn đọc dù ở bất cứ nối nếu có.)
thời đại nào.

Ở phần kết bài, học sinh có thể liên hệ bản thân một cách phù hợp sau khi đã khẳng
định lại về vấn đề thuyết minh. (cô đọng, ngắn gọn, súc tích)

2. Luyện tập:
Đề bài: Anh/chị hãy viết một bài văn không quá 600 chữ để thuyết minh về
một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích, công trình kiến trúc mang tính
biểu tượng, lịch sử ở nơi mình sinh sống.
Tham khảo barem điểm:
Nội dung Điểm

Anh/chị hãy viết một bài văn không quá 600 chữ để thuyết minh về một danh 4.0
lam thắng cảnh hoặc một di tích, công trình kiến trúc mang tính biểu tượng,
lịch sử ở nơi mình sinh sống.

a. Xác định đúng yêu cầu kiểu bài 0.25đ


Xác định đúng kiểu bài: Thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

b. Xác định đúng vấn đề thuyết minh 0.5đ


Trình bày đúng trọng tâm vấn đề: một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích,
công trình kiến trúc mang tính biểu tượng, lịch sử ở nơi mình sinh sống.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để triển khai bài viết 1.0đ
- Xác định các ý chính của bài viết
- Sắp xếp được các ý theo bố cục của bài văn.
Gợi ý:
* Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh
* Triển khai vấn đề

Trang 9
10 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

- Giới thiệu khái quát về lịch sử của danh lam thắng cảnh hoặc địa điểm mang
tính biểu tượng, lịch sử: Có từ bao giờ? Quá trình hình thành như thế nào? Có
những sự kiện đặc biệt nào từng diễn ra liên quan đến địa điểm đó?
- Giới thiệu sơ lược về địa điểm ngày nay: xung quanh địa điểm, bề ngoài (kiến
trúc), bên trong, ...
- Giới thiệu những giá trị thuộc về văn hoá, lịch sử của địa điểm đó.
* Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa, giá trị của địa điểm đối với địa phương nói riêng
và Việt Nam nói chung.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau 1.5đ
- Cung cấp được một số thông tin cơ bản về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
đó/về công trình, kiến trúc lịch sử (tùy yêu cầu đề).
- Làm sáng tỏ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên theo trình tự phù hợp với đặc
điểm của đối tượng thuyết minh.
- Nêu được ý nghĩa của việc nhận thức đúng sự vật, hiện tượng.
- Có kết hợp một số biện pháp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận khi viết bài thuyết
minh.
VD: viết về một danh lam/công trình kiến trúc lịch sử
+ PTBĐ tự sự: kể về quá trình hình thành và xây dựng
+ PTBĐ biểu cảm: bày tỏ cảm xúc của mình với câu chuyện của công trình
+ PTBĐ miêu tả: tái hiện lại đặc điểm bề ngoài của công trình/danh lam
+ PTBĐ nghị luận: đưa ra quan điểm về giá trị của công trình đối với người trẻ
hôm nay và mai sau

đ. Chính tả, ngữ pháp, diễn đạt 0.25đ


Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, liên kết các câu trong đoạn

e. Sáng tạo 0.5đ


Thể hiện hiểu biết sâu rộng về vấn đề thuyết minh, có cách diễn đạt mới mẻ, ấn
tượng.

Kiểu bài 02: Viết bài văn/đoạn văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
(truyện, thơ, tranh, phim, …)
**Nghị luận: bày tỏ QUAN ĐIỂM, SUY NGHĨ, Ý KIẾN CÁ NHÂN về một
vấn đề nào đó THEO MỘT HỆ THỐNG LẬP LUẬN CÓ TỔ CHỨC.

1. Dàn ý tham khảo bài văn:

Trang 10
11 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

Mở bài Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính;
hoặc sự đón nhận của công chúng, ...)

Thân bài - Khái quát một vài điểm chính về tác phẩm:
• Văn học, phim: tóm tắt sơ lược về cốt truyện, nội dung chính
• Bài nhạc: tóm tắt về giai điệu, tiết tấu; nội dung chính của bài hát, bản
nhạc
• Bức tranh, bức tượng: mô tả sơ lược về hình tượng, nội dung tinh thần
mà bức tranh, bức tượng thể hiện.
- Phân tích từng khía cạnh nổi bật với hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng
rõ ràng, thuyết phục. → linh hoạt theo lĩnh vực nghệ thuật.
• Văn học, phim: Đánh giá 1 số đặc sắc nổi bật về nội dung, nghệ thuật;
hoặc có thể nghị luận sâu về một chi tiết, cảnh quay đắt giá, ...
• Bài nhạc: Đánh giá về một số đặc sắc trong nội dung, cách xây dựng
giai điệu, ca từ, ...
• Bức tranh, bức tượng: Đánh giá một vài điểm nổi bật, độc đáo trong
bức tranh, bức tượng, ...
- Nêu những điều mà người xem, người nghe, người đọc cần chuẩn bị để có
thể lĩnh hội tác phẩm một cách trọn vẹn nhất
(Học sinh cần lưu ý không nên sa đà vào thuyết minh mà phải có những thao tác
đánh giá, nhận xét (hay - dở, khen - chê, điểm mạnh - điểm yếu, ...)

Kết bài - Đánh giá chung về tác phẩm (thành công chính và những khiếm khuyết
theo ý kiến của người viết)

2. Thực hành:
Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của anh/chị về bức
tranh sau:

Trang 11
12 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

(The Unequal Marriage (Một đám cưới bất công) (1862) by Vasili Puskirev
(1832-1890): Chất liệu: sơn dầu)
*Câu chuyện đằng sau bức tranh:
Puslirev vẽ bức tranh này khi chỉ mới tốt nghiệp và bắt đầu theo đuổi sự
nghiệp hoạ sĩ. Ông yêu say đắm một người con gái xinh đẹp, nhưng nhà cô ấy lại
rất nghèo. Với những đồng lương bèo bọt của mình, Puslirev không thể lo cho cuộc
sống của cô gái. Và rồi, ông phải chứng kiến cha mẹ gả nàng cho một gã quý tộc
giàu có. Có ý kiến cho rằng, người đàn ông ngoài cùng bên phải bức tranh chính là
Puslirev khi tham gia hôn lễ của người mình yêu
(Nguồn: sưu tầm)

Đoạn văn tham khảo của trợ giảng Minh Huy:


“Đám cưới bất công” là một bức hoạ nổi tiếng của hoạ sĩ Vasili Pukirev, được
vẽ trong thời điểm cuộc đời ông đang chông chênh nhất. Nhìn vào bức tranh, chúng
ta có thể thấy rõ nét một đám cưới được tổ chức long trọng, với những khách mời
đến từ tầng lớp thượng lưu, cùng với những bộ âu phục lịch lãm và chiếc váy cưới
lung linh của cô dâu. Tuy vậy, đám cưới trên lại diễn ra như một sự sắp đặt, miễn
cưỡng, điều đó được thể hiện rõ nét qua gương mặt đăm chiêu của chú rể già nua
và ánh mắt đượm buồn của nàng dâu trẻ tuổi. Có thể thấy, bức tranh phản ánh sâu
sắc sức mạnh của quyền lực, của đồng tiền, có thể chi phối đến cuộc đời những con

Trang 12
13 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

người khốn khó, tước đoạt đi quyền được lựa chọn hạnh phúc cá nhân của họ. Về
mặt nghệ thuật, bức tranh được vẽ theo phong cách truyền thần, đặc tả vô cùng
chân thực thái độ, cảm xúc của các nhân vật. Bức tranh được vẽ bằng gam màu ấm,
thể hiện sự tương phản rõ nét giữa ánh đèn và bóng tối. Ngoài ra, các chi tiết nhỏ
như chất liệu, hoa văn trang phục, màu da, tóc, các đường nét gương mặt, ... cũng
được vẽ vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ. Chính vì những lẽ đó mà bức tranh trên đã đánh
dấu cho sự thành công trong sự nghiệp hội hoạ của Pukirev, trở thành một tác phẩm
nổi tiếng không chỉ cho nền hội hoạ nước Nga mà cho cả nền phục hưng Châu Âu
nói chung.

 Dàn ý tham khảo khi viết đoạn 200 chữ về một tác phẩm nghệ
thuật:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu được sơ lược về tác giả, tác phẩm
- Thân đoạn:
+ Nhận xét về nội dung: Tác phẩm ấy nói về điều gì? Có những đối tượng
nào? Được khắc họa ra sao?...
+ Nhận xét về nghệ thuật:
• Truyện: tình huống truyện, nhân vật, cốt truyện, chi tiết nghệ thuật
đắt giá, …
• Tranh: đường nét, màu sắc, một điểm nhấn đặc biệt
• Bài hát: giai điệu, ca từ, hình ảnh/chi tiết nổi bật…
• Thơ: thể thơ, các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ, cách gieo vần
– gieo nhịp, …
- Kết đoạn: Khẳng định giá trị của tác phẩm nghệ thuật – có thể liên hệ
bản thân ngắn gọn (tác phẩm ấy gửi gắm tới em thông điệp ra sao hoặc
khiến em cảm thấy như thế nào?)

Câu 2. Hãy viết một bài văn khoảng 600 chữ trình bày cảm nghĩ của em về
một bộ phim điện ảnh em ấn tượng.
Dàn ý tham khảo:
- Mở bài: Giới thiệu về bộ phim mà em ấn tượng (tên bộ phim – chủ đề
chính – tên tác giả …) – đưa ra được một vài thông tin nổi bật
- Thân bài:
+ Tóm tắt sơ lược nội dung của bộ phim (chưa nên tiết lộ các nội dung quan
trọng) ~ ngắn gọn
+ Trình bày cảm nghĩ của bản thân:
VD có một số cách em có thể lựa chọn:

Trang 13
14 | # h o c v a n c o s u o n g m a i

• Viết riêng về một nhân vật nổi bật trong bộ phim đó (Nhân vật đấy là
ai? Câu chuyện như thế nào? Vì sao em ấn tượng? ...)
• Viết về cách bộ phim thể hiện chủ đề (Chủ đề của bộ phim là gì? Tác
giả thể hiện chủ đề ấy theo cách nào? …)
• Viết về một chi tiết ấn tượng trong phim (một chi tiết biểu tượng/một
thói quen của nhân vật/một cảnh phim/một câu thoại/một đoạn đối
thoại…)
• Viết nhận xét về nội dung – nghệ thuật nói chung
• …
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bộ phim (với mình, với khán giả
nói chung...)

Trang 14

You might also like