You are on page 1of 4

KHÓA VIẾT HẠT GIỐNG _ SƯƠNG MAI

BUỔI 02

XÂY DỰNG CẤU TRÚC CHUNG CHO BÀI VIẾT

Bạn đã có sơ đồ đường đi cho “khu vườn nhỏ” của mình chưa?

QUY TRÌNH VIẾT BÀI HIỆN TẠI CỦA BẠN? (các bước)

- Nhận “đề bài” (có thể là đề bài từ bên ngoài/có thể là từ chính các
bạn)
- Xử lý đề bài và hình thành những ý tưởng đầu tiên
- Chắt lọc lại các ý tưởng
- Sắp xếp lại các ý tưởng → xây dựng dàn ý cho bài viết

+ Phù hợp với nền tảng mà mình sẽ đăng tải

+ Phù hợp với đối tượng khán giả/độc giả mà bạn hướng tới

+ Phù hợp với thời điểm đăng tải

- Viết bài
- Chỉnh lại bài viết của mình → Bài viết hoàn chỉnh cuối cùng

NHỮNG VẤN ĐỀ KHI KHÔNG CÓ CẤU TRÚC?

1. TIÊU ĐỀ
Bạn cần xác định tính chất của tiêu đề - để trả lời cho câu hỏi: Bạn
muốn độc giả cảm thấy thế nào khi đọc tiêu đề?
Các yêu cầu chung:
- Súc tích, ngắn gọn (hợp với xu hướng của bạn đọc hiện tại)
- Lôi kéo sự tập trung – thu hút sự chú ý của người đọc vào bài viết
- Để khơi gợi sự tò mò, tiêu đề có thể được xây dựng với nhiều hình
thức khác nhau:

+ Một từ/một cụm từ

+ Khơi gợi sự tranh cãi


KHÓA VIẾT HẠT GIỐNG _ SƯƠNG MAI

+ Một câu hỏi gợi mở

+ Một số liệu

+ Tên của người nổi tiếng

+ Một từ theo xu hướng

- Đa phần tiêu đề sẽ hướng về nội dung chính / nhân vật chính (nếu có)
- Thời điểm đặt tiêu đề:

+ Trước khi viết bài

+ Ý tưởng mới được ấp ủ

+ Sau khi đã hoàn thiện bài viết

2. SAPO (thường áp dụng với các bài báo)


- Mục đích
• Làm cho bài viết hấp dẫn hơn → bật mí, gợi mở nội dung hứa hẹn
• Che đi một phần của bài viết → tạo sự bí ẩn cho bài viết

(giấu thông tin người đọc cần → để họ phải đọc nội dung bài viết)

- Viết 1 câu/1 đoạn văn (ngắn) sau tiêu đề – trước khi đi vào nội dung
chính
- Các cách thức:
+ Các dạng câu đa dạng: câu trần thuật; câu cảm thán; câu nghi vấn;
câu cầu khiến; ...
+ Đưa số liệu thực tế
+ Sử dụng hình thức so sánh

- Ta có thể linh hoạt sử dụng sapo như một “lời đề từ” cho các bài viết
của mình (dù không phải là bài báo)
KHÓA VIẾT HẠT GIỐNG _ SƯƠNG MAI

3. BÀI VIẾT

Mở bài – Thân bài – Kết bài

a. Phần mở đầu:

Tạo ấn tượng ban đầu đối với người đọc → giữ chân người đọc ở lại với
sản phẩm.

- Mở đầu bằng (một) câu chuyện (có thể là chuyện của người viết, hoặc
là chuyện của người khác – người bình thường hoặc người nổi tiếng)
<nên kể chuyện ngắn gọn, đúng trọng tâm vấn đề>
- Mở đầu bằng những số liệu (hấp dẫn)
- Mở đầu bằng một hình ảnh/một video/một audio…
- Mở đầu bằng một câu nói hay
- Mở đầu bằng một ý kiến trái chiều

b. Phần thân: phụ thuộc vào từng đề bài cụ thể

Nên chia tách nội dung trong thân thành các ý rõ ràng – có thể thành các
đề mục lớn. → giúp người đọc dễ dàng theo dõi hơn – bài viết sẽ mạch lạc
hơn

** Lời khuyên nhỏ: Các bạn nên lập dàn ý trước khi viết.

Tạo ra những điểm neo trong bài viết

+ Tạo nên những đề mục hấp dẫn

+ Rải rác các chi tiết thú vị, độc đáo trong bài viết (không dồn tất cả ý hay
vào 1 đoạn)

+ Khơi gợi sự tương tác

+ Khơi gợi sự tranh luận

+ Phản đề
KHÓA VIẾT HẠT GIỐNG _ SƯƠNG MAI

+ Đan xen những câu châm ngôn hay

+ Sử dụng nhiều chất liệu trong bài viết

c. Kết:

Kết bài – chính là điều cuối cùng đọng lại trong tâm trí người đọc.

- Kết tương xứng với mở


- Có thể tạo kết cấu đầu cuối tương ứng

Mở ~ Liên kết chặt chẽ với Kết

VD:

Mở là một câu hỏi → Kết sẽ là câu trả lời

Mở sử dụng một chi tiết, một hình tượng → Kết sử dụng lại chi tiết đó một lần
nữa

Mở – trích dẫn một câu nổi tiếng → Kết – giải thích ý nghĩa của câu nói

- CTA (call to action) → Kêu gọi hành động của người đọc
- Tạo sự tương tác cho bài viết (VD: bảng khảo sát hoặc câu hỏi trắc
nghiệm)

** Kết mở: (rộng mở, gợi mở - không có giới hạn) - phụ thuộc phần lớn vào
sự sáng tạo và cá tính riêng của từng người viết

CÓ NÊN PHÁ VỠ CẤU TRÚC CHUNG? → hãy phá vỡ theo cách của bạn
khi bạn đã nắm chắc cấu trúc.

You might also like