You are on page 1of 5

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VIẾT BÀI TRUYỀN THÔNG

I. CÔNG THỨC 5W1H (WHAT, WHY, WHO, WHERE, WHEN, HOW)


1. What (mình sẽ cần những gì, lên dàn ý sơ lược, hoặc dùng sơ đồ tư duy)
● Xác định nội dung cho cả giai đoạn truyền thông của chương trình.
● Có 3 giai đoạn:
○ Trước chương trình: sẽ có những gì?
■ "nhá hàng" với mọi người về chương trình sắp diễn ra.
■ làm video nhắc lại chương trình năm ngoái
■ bài viết giới thiệu sắp có chương trình diễn ra
■ bài viết giới thiệu về chương trình sắp tới sẽ có những gì...
VD: Chương trình "...": lên kế hoạch truyền thông trước chương trình
. Coming soon
. Giới thiệu về chương trình
. Làm video về công tác chuẩn bị cho chương trình...
○ Trong chương trình (khi chương trình diễn ra)
VD: "..."
. Công tác chuẩn bị (behind scenes)
. Bài tổng kết
○ Sau chương trình: bài tổng kết + cảm ơn

2. Who
Xác định mục tiêu truyền thông của chương trình:
- Họ là ai / bao nhiêu tuổi / làm nghề gì / ở đâu (thường tập trung ở page / group nào) / họ
có mối liên hệ ntn với mình
=> để có thể điều chỉnh ngôn ngữ, cách xưng hô, để người đọc, người nghe cảm thấy
dễ chịu và được tôn trọng.

3. Why
- Tại sao mình làm cái này:
Mục đích bài viết phải rõ ràng (chia sẻ kiến thức, giải trí, chia sẻ kinh nghiệm, nói về
những kỉ niệm, những câu chuyện...)

4. When (khi nào chúng ta bắt đầu, lựa chọn thời điểm nào để tung ra kế hoạch truyền
thông) => thường bắt đầu trước 5 - 7 ngày
- Trước khi đăng thì sẽ xem lại cấu trúc bài viết, những điều cần nhấn mạnh, lỗi chính tả...

5. Where: chúng ta làm những cái này ở đâu


-> làm trên page: điều tiết nội dung, hình ảnh thích hợp, độ dài, bố cục,...

6. How (content của mình sẽ được thực hiện như thế nào)
- Hình thức:
+ Tiêu đề độc đáo
+ Trình bày mạch lạc, rõ ràng
+ Trùng với concept của chương trình
- Nội dung:
+ mạch lạc, rõ ràng
+ văn phong cuốn hút, dễ hiểu
+ không nên dài dòng quá

NGUỒN LẤY Ý TƯỞNG TRUYỀN THÔNG

Có 3 cách chính, chủ yếu:


1. “Đi ăn cắp”: tìm bài hay trên page khác về đăng
(có sửa một số chi tiết nhỏ để có sự khác biệt)

2. Tham khảo: kỹ năng cần có,cần luyện tập khi chưa có kinh nghiệm nhiều
• Tham khảo ý tưởng: Chúng ta sẽ có thể dựa theo ý tưởng của người khác làm nền tảng
để cho bài viết của mình
• Tham khảo cách triển khai: vấn đề triển khai ý tưởng có lẽ là rất khó đối với một số bạn
đặc biệt là các bạn mới viết bài, vì thế tham khảo cách triển khai ý tưởng là tốt, như là dàn
bài như thế nào?cách triển khai các luận điểm?
• Tham khảo cách dùng từ, dùng câu: mình có thể tham khảo các cách dùng từ ngữ linh
hoạt hơn, làm cho bài viết cuốn hơn, hấp dẫn người đọc hơn, không bị nhàm chán về câu từ
• Tham khảo hình thức trình bày: bước cuối cùng của một bài viết sau khi có đủ nội dung,
cách triển khai ý đó là phải trình bày như thế nào để cho người đọc ấn tượng và muốn đọc
bài viết của chúng ta.
Các nơi có thể tham khảo:
* Bài đăng trước của chính page mình
*Các page công giáo khác
*Tổng thể một chương trình truyền thông lớn (gần giống với chương trình của mình)
*Page truyền thông lớn, nổi tiếng
* Trên báo chí, website
* Facebook, fb watch, tiktok,..
* Đọc sách báo, truyền hình

3. Tự sáng tạo, tự nghĩ ra được ý tưởng :


Có thể lấy ý tưởng ở:
- Chính nội dung mình định viết ( nếu là 1 sp thì có thể khai thác từ giá cả, chất lượng,
lợi ích, tính năng, công nghệ, cấu tạo, xuất xứ,... còn với các bài đăng page về các chủ đề,
các ngày đặc biệt, câu chuyện,...
• Kỹ năng quan sát:Giúp mình biết thêm nhiều thông tin,nắm bắt được các thông tin, các xu
hướng mới một cách nhanh nhất
• Kỹ năng tham khảo:đọc nhiều tài liệu và giúp bản thân trau dồi thêm kiến thức cần thiết
• Kỹ năng lắng nghe: cảm nhận được nhiều, tiếp thu được nhiều thứ từ người xung quanh,
biết rõ bản thân thiếu xót gì để hoàn thiện thêm
• Kỹ năng đặt câu hỏi:phần này khá đặc biệt, nó giúp ta nhận thức sâu vấn đề ,tự đặt câu
hỏi và trả lời sẽ nhớ được vẫn đề nói đến lâu hơn
• Kỹ năng trao đổi, phản biện, tranh luận: cải thiện khả năng phản xạ, nhạy bén với thông
tin, tạo quan điểm cách nhìn nhận riêng biệt
• Kỹ năng tìm tòi, tìm kiếm:giúp chúng ta tìm kiếm thông tin nhanh hơn , chính xác và đầy đủ
nhất
• Kỹ năng nghỉ ngơi( kỹ năng cần và cũng khá quan trọng -^ _^- ): khi làm việc quá căng
thẳng ko thể nghĩ ra đc gì nữa hãy nghỉ ngơi, cho não có thời gian nghỉ và sau khi thức dạy
biết đâu vẫn đề đó bạn sẽ nghĩ ra được cách giải quyết.
ㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡㅡ

MỘT SỐ CÁCH ĐỂ GIỮ CHÂN NGƯỜI ĐỌC

ICON

🔥Quy tắc sử dụng icon


*K/n: Icon là những biểu tượng dùng để thể hiện cảm xúc
*Công dụng:
- Thu hút người đọc
- Khiến cho hình thức bài viết không bị khô khan. Từ đó, bài viết có thể trở nên sinh động
hơn
- Tiết kiệm thời gian cho người đọc:
+ Giúp người đọc quét nhanh nội dung bài viết
+ Giúp người đọc dễ nhớ và có thể nắm bắt bài đọc

🔥Những lưu ý khi sử dụng icon để đạt hiệu quả tốt nhất
- Không lạm dụng icon. Vì khiến người đọc bị rối mắt, không biết nên đọc chỗ nào
- Không sử dụng một hoặc nhiều icon liên tiếp ở các đầu dòng (Không quá 3-5 lần)
- Sử dụng những icon có màu nổi để phân tách nội dung chính và những thông tin cần lưu ý
- Trong một văn bản không quá dài thì không cần thiết sử dụng các icon trong từng đoạn
- Với các nội dung cùng cấp thì sử dụng một loại icon
- Không nhất thiết nội dung nói cái gì thì sử dụng icon đấy

🔥Tóm lại
- Icon chỉ là công cụ góp phần làm nổi bật bài viết, quan trọng nhất vấn là nội dung bài viết
- Việc sử dụng icon một cách khoa học sẽ giúp giữ chân người đọc bài đọc. Từ đó tăng
tương tác bài viết. Ngược lại, sử dụng icon một cách bừa bãi sẽ làm cho bài viết bị rối mắt,
khiến cho trải nghiệm của người đọc sẽ không tốt; từ đó, làm giảm tương tác bài viết.
- Việc sử dụng icon một cách khoa học còn giúp chúng ta có thể trở nên chuyên nghiệp hơn.

CÁCH SỬ DỤNG DẤU CÂU

🔥Quy tắc 1:
Dấu chấm (.), dấu (,), dấu hai chấm ( : ), dấu chấm phẩy ( ; ), dấu ba chấm (…), dấu hỏi (?),
dấu chấm than (!) được đặt ngay sau chữ cái trước nó. Tiếp đến là cách một khoảng trống
rồi gõ chữ cái chính xác.
=> Hãy chú ý đặt dấu ngay sát chữ cái đứng trước, xin nhắc lại là NGAY SÁT. Sau đó, thấy
cách một khoảng trống, nhớ ra một khoảng thôi, không cần hơn.

🔥Quy tắc 2
Đối với dấu ngoặc đơn () và dấu ngoặc kép “”, thanh dấu đầu tiên đi liền với chữ cái phía
sau và thanh dấu thứ hai đặt ngay sát chữ cái đằng trước

🔥Quy tắc 3:
Tiếng Việt chỉ có một chấm (.), hai chấm ( : ) và ba chấm (…). Thế nên, đừng sáng tạo các
thể loại bốn chấm trở lên rồi bảo viết thế là để nhấn mạnh.

🔥Quy tắc 4
Dấu gạch ngang (-) cách chữ cái đứng trước một khoảng trống và các chữ cái đứng sau

⚠️
cũng một khoảng trống.
LƯU Ý: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối.
VD: vắc-xin, Covid-19,… -> Đây là dấu gạch nối đúng chuẩn

🔥Quy tắc 5:
Sau dấu hỏi (?) hoặc dấu chấm than (!), đừng đặt dấu chấm nữa.

🔥Quy tắc 6
Ở câu trích dẫn, quy tắc đặt dấu đầy đủ là
“…abc xyz.”. nhưng có thể giản lược thành “…abc xyz”.
(Bỏ bớt dấu chấm trước dấu ngoặc kép thứ hai, xong đặt dấu chấm sau dấu ngoặc kép thứ
hai)

🔥Quy tắc 7
Dấu gạch chéo có 2 cách gõ:
- Dấu / liền sát chữ cái đứng trước và đứng sau nó: a/a


- Có một khoảng trống trước và sau dấu /: a / a
ĐỪNG
con chó/ con mèo
con chó /con mèo
con chó / con mèo
✔HÃY
con chó/con mèo
con chó / con mèo

TĂNG TƯƠNG TÁC CHO PAGE

I. Tại sao cần tăng tương tác cho page?

- Nhiều người biết đến page, để mỗi lần page có chương trình gì sẽ nhiều người biết đến
& xuất hiện trên newsfeed của mọi người
- Tăng sự uy tín cho bài viết và cho page
- Tăng lượt like, tương tác, follow
- Phát triển page
- Tạo sức hút cho page, tăng tương tác lâu dài
- Quảng bá hình ảnh
- Truyền thông tin cần truyền đạt dễ đến với người đọc
- Duy trì trạng thái hoạt động của page

II. Làm thế nào để có lượt tương tác lớn cho page?

- Khung giờ đăng bài vàng (càng nhiều càng tốt)


- Sự tương tác với bài viết của người khác (gọi bạn bè người thân vào tương tác với bài
đăng nhiệt tình...)
- Có những bài viết giá trị (nâng cao chất lượng bài viết, giá trị bài viết...)
- Hình ảnh trong bài viết phải chất lượng (đăng ảnh chụp và ấn phẩm truyền thông để giữ
chân người đọc)
- Video chất lượng (Nội dung hình thức, sắc nét, nội dung cuốn hút...)
- Trả lời nhiệt tình các comment
- Tương tác lại nhiều bài viết cũ
- Tập trung vào chọn tiêu đề hấp dẫn cho bài viết
- Bài viết có nội dung là câu hỏi (người đọc có thể vào trả lời)
- Có minigame (cuộc thi nhỏ có chút phần thưởng)
- Bắt trend & sự kiện nổi bật
- Đổi mới hình thức đăng bài (sáng tạo nhiều nội dung mới)
- Nhắm đúng đối tượng cần được hướng tới
- Đăng tin trên page
- Kêu gọi tương tác từ mọi người
- Viết nội dung về kèm theo câu chuyện
- Áp dụng quy tắc 80-20
- Quy tắc 3Đ: Đúng - Đủ - Đều
- Đi tương tác với bạn bè

You might also like