You are on page 1of 9

GIỚI THIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CÔNG LẬP

MÔN ĐỊA LÝ

Câu 1: Việt Nam có


A. 52 dân tộc. B. 53 dân tộc. C. 54 dân tộc. D. A, B, C đều đúng.
Câu 2: Các dân tộc ít người sống tập trung ở
A. đồng bằng. B. miền núi. C. trung du. D. duyên hải.
Câu 3: Em thuộc dân tộc
A. Kinh. B. Tày. C. Thái. D. Mường.
Câu 4: Trung du miền núi phía bắc là địa bàn cư trú của khoảng
A. trên 10 dân tộc. B. trên 20 dân tộc.
C. trên 30 dân tộc. D. trên 40 dân tộc.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:

A. Dồi dào, tăng nhanh B. Tăng chậm C. Hầu như không tăng D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 6: Đâu không phải là thế mạnh của người lao động Việt Nam ?

A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông- lâm -ngư nghiệp

B. Trình độ lao động đang được cải thiện

C. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

D. Phần lớn lao động chưa qua đào tạo

Câu 7: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:

A. thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.

B. nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

C. kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.

D. khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.

Câu 8: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:

A. giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.

C. giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.

D. tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
Câu 9: Cho bảng số liệu: SỐ DÂN VÀ SỐ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI NƯỚC TA GIAI
ĐOẠN 2014 - 2018

Năm 2014 2015 2016 2017 2018


Số dân (nghìn người) 90 728 91 713 92 695 93 671 94 666
Điện thoại (nghìn thuê bao) 14 2548 126 224 128 698 127 376 134 716

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân và số thuê bao điện thoại của nước ta, giai đoạn
2014 - 2018, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Tròn. B. Miền. C. Kết hợp. D. Đường.

Câu 10: Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC
NĂM (Đơn vị: triệu lượt)

Năm 1995 2005 2015 2018


Khách nội địa 5,5 16,0 57,0 105,5
Khách quốc tế 1,4 3,5 7,9 15,0

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018, Nhà xuất bản Thống kê năm 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu số lượt khách du lịch của nước ta,
giai đoạn 1995 - 2018, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Kết hợp. B. Miền. C. Tròn. D. Cột.

Câu 11: Cho số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA NĂM 1983 VÀ 2017(Đơn vị: triệu
ha)

Năm Tổng diện tích Trong đó


rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng
1983 7,2 6,8 0,4
2017 14,4 10,2 4,2

(Nguồn: www.gso.gov.vn)

Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích rừng nước ta năm 1983 và 2017, dạng biểu đồ nào
sau đây thích hợp nhất?

A. Đường. B. Miền. C. Cột. D. Tròn.

Câu 12: Cho biểu đồ:


BIỂU ĐỒ TỈ TRỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRONG CƠ
CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NĂM 2002 (%)
Dựa vào biểu đồ cho biết ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất
A. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
B. Công nghiệp hoá chất
C. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
D. Công nghiệp cơ khí, điện tử.
Câu 13: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH
VẬN TẢI (%)

Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào nhiều nhất?
A. Đường sắt B. Đường bộ C. Đường sông D. Đường biển.
Câu 14: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH
VẬN TẢI (%)

Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào thấp nhất?
A. Đường sắt B. Đường hàng không C. Đường sông D. Đường biển.
Câu 15: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG
PHÂN THEO VÙNG, NĂM 2002

Vùng nào có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2002 lớn nhất
cả nước?
A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 16: Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG
PHÂN THEO VÙNG, NĂM 2002

Vùng nào có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2002 thấp nhất
cả nước?
A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 17: Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2002

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Giảm tỉ trọng khu vực nghiệp khu vực công nghiệp - xây dựng. Tăng tỉ trọng nông lâm
ngư. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

B. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây
dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
C. Giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực
nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

D. Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ. Khu vực
công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Câu 18: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (Đơn vị triệu USD)

Năm 2005

Khu vực

Nông –lâm – ngư nghiệp 77520

Công nghiệp –Xây dựng 92357

Dịch vụ 125819

Tổng 295696

Cơ cấu ngành dịch vụ là:

A. 40,1% B. 42,6% C. 43,5% D. 45%


Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết muốn đi từ Hà Nội lên Cao
Bằng phải đi theo quốc lộ nào?

A. Quốc lộ 2 B. Quốc lộ 3 C. Quốc lộ 4A D. Quốc lộ 4B.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí VN trang 24, cho biết năm 2007 tỉnh nào ở nước ta có giá
trị xuất khẩu cao nhất cả nước?

A. Hà Nội B. Thành phố Hồ Chí Minh C. Bà Rịa –Vũng Tàu D.Đà Nẵng

Câu 21: Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước dựa
vào cơ sở là:

A. Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp.
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiều đồi núi
D. Công nghiệp chế biến chè rất phát triển

Câu 22: Ngành dịch vụ nào là thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Giao thông vận tải B. Giáo dục, y tế


B. Tài chính ngân hàng D. Du lịch

Câu 23: Nguyên nhân chính làm cho năng suất lúa của ĐBSH luôn cao nhất cả nước?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa đông lạnh.
B. Diện tích đất trồng lúa không ngừng được mở rộng.
C. Vùng có trình độ thâm canh lúa gạo cao
D. Do nhu cầu của thị trường không ngừng tăng cao.

Câu 24: Vai trò chủ yếu của vụ đông đối với đời sống người dân Đồng bằng sông Hồng?

A. Giảm tình trạng thiếu việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
B. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.
C. Tận dụng và cải tạo tài nguyên đất.
D. Có thêm các sản phẩm thức ăn cho chăn nuôi.

Câu 25: Ngành dịch vụ nào là thế mạnh kinh tế điển hình nhất của Bắc Trung Bộ

A. Bưu chính viễn thông B. Du lịch C. Thương mại D. Giáo dục, khóa học kĩ thuật

Câu 26: Ngành công nghiệp trọng điểm của Bắc Trung Bộ là:

A. Công nghiệp điện và hóa chất


B. Chế biến lương thực thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng
C. Sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản
D. Cơ khí điện tử và chế biến nông sản.

Câu 27: Yếu tố nào sau đây không phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành nuôi
trồng và khai thác hải sản của Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển.


B. Vùng biển rộng, nhiều bãi tôm, bãi cá.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, không có mùa đông lạnh.
D. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Câu 28: Đặc điểm tự nhiên tương đồng giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộvà Bắc
Trung Bộ là gì?

A. Tài nguyên rừng và khoáng sản rất phong phú.


B. Có khí hậu nghiệt đới gió mùa ẩm, chia hai mùa rõ rệt
C. Nhiều sông, các sông đều có giá trị về thủy điện và thủy lợi.
D. Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
Câu 29: Năm 2012, dân số ĐBSH là 20,2 triệu người, diện tích đất nông nghiệp là 775,2
nghìn ha. Bình quân đất nông nghiệp ở đây là bao nhiêu?

A. 0,04 ha/người. B. 20,1 ha/người. C. 0,38 ha/người. D. 3,8 ha/người

Câu 30: Cho BSL: Năng suất lúa ở ĐBSH và cả nước (đơn vị tạ/ha)
Năm 1995 2000 2002
Cả nước 36,9 42,2 45,9
ĐBSH 44,4 55,2 56,4

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện năng suất lúa cả nước và ĐBSH là:
A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền.

Câu 31: Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp của Bắc Trung Bộ là gì?

A. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang


B. Chất lượng lao động còn hạn chế
C. Mạng lưới cơ sở hạ tầng yếu kém
D. Ít tài nguyên thiên nhiên.
Câu 32: Dựa vào Atlat địa lí VN trang 20, cho biết tỉnh nào ở DHNTB có giá trị sản lượng
thủy sản khai thác lớn nhất vùng?

A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Khánh Hòa. D. Bình Thuận.

Câu 33: Giải pháp bền vững nhất để kiểm soát tình trạng sa mạc hóa ở Duyên hải Nam trung
Bộ là gì?

A. Bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ.


B. Phát triển hệ thống các hồ chứa để dự trữ nước cho mùa khô.
C. Thay đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp để bảo vệ đất.
D. Tuyên truyền cho người dân ý thức sử dụng tiết kiệm nước.

Câu 34: Năm 2016, vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.552 km2 và số dân 16,4 triệu người.
Vậy mật độ dân số của vùng là bao nhiêu?

A. 696 người/km2. C. 698 người/km2.


B. 697 người/km2 . D. 699 người/km2.

Câu 35: Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số

A. từ 100.00 – 200 000 người. B. từ 200 001 – 500 000 người.


C. từ 500 001 – 1 000 000 người. D. trên 1 000 000 người.

Câu 36 : Năm 2017, dân số Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 17,7 triệu người, sản lượng
lương thực có hạt của vùng là 23,8 triệu tấn. Vậy bình quân lương thực có hạt theo đầu người
của vùng năm 2017 là

A. 13,4 kg/người. B. 134,4 kg/người.


C. 1344,5 kg/người. D. 1344,6 kg/người.
Câu 37: Đảo lớn nhất Việt Nam là:
A. Phú Quý B. Phú Quốc C. Cát Bà D. Côn Đảo
Câu 38: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là:
A. 3 160km và khoảng 0,5 triệu km2 B. 3 260km và khoảng 1 triệu km2
C. 3 460km và khoảng 2 triệu km2 D. 2 360km và khoảng 1,0 triệu km2
Câu 39: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước
ta lần lượt là:
A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.
B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.
C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.
D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.
Câu 40: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:
A. Móng Cái đến Vũng Tàu. B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên. D. Móng Cái đến Hà Tiên.

___________ Hết __________


( HS được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)

ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C B A B A D A A C B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C C B B C A B B B B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C D C A B C D D A B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C D A A D D B B C D

You might also like