You are on page 1of 7

BÀI 28.

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh thuộc vùng

A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bô, Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Bắc, Tây Nguyên.

Câu 2. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước là

A. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải miền Trung. D. Nam Bộ.

Câu 3. Vùng dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp là

A. Đồng bằng sông Hồng và phụ cận. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ.

Câu 4. Các khu công nghiệp phân bố tập trung nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ.

Câu 5. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp lớn nhất nước
ta là

A. Hải Phòng. B. Đà Nẵng. C. Biên Hòa. D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 6. Tính đến tháng 8/2007, cả nước đã hình thành bao nhiêu khu công nghiệp tập
trung?

A. 100. B. 120. C. 150. D. 170.

Câu 7. Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước ta phân làm mấy
vùng công nghiệp?

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8

Câu 8. Khu công nghiệp được hình thành ở nước ta từ khi nào?

A. Sau năm 1975. B. Thập niên 80 của thế kỉ XX.

C. Thập niên 90 của thế kỉ XX. D. Đầu thế kỉ XXI.


Câu 9. Theo quy hoạch của Bộ Công Nghiệp năm 2001, vùng công nghiệp 1 của nước
ta có bao nhiêu tỉnh?

A. 13. B. 14. C. 15. D. 16.

Câu 10. Theo quy hoạch của Bộ Công Nghiệp năm 2001, vùng công nghiệp 4 của
nước ta có bao nhiêu tỉnh?

A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 11. Nước ta có mấy hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 12. Ở nước ta, hình thức tương đương với khu công nghiệp là

A. khu thương mại tự do và đặc khu kinh tế.

B. đặc khu kinh tế và khu công nghệ cao.

C. khu công nghệ cao và khu chế xuất.

D. khu chế xuất và đặc khu kinh tế.

Câu 13. Tính đến tháng 8-2007, Việt Nam có khoảng bao nhiêu khu công nghiệp và
bao nhiêu khu công nghiệp đã đi vào hoạt động?

A. 150 và 90                      B. 150 và 80. C. 160 và 80. D. 160 và 90.

Câu 14. Ở nước ta, các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia là

A. Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Biên Hòa.

C. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. D. Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh.

Câu 15. Ở nước ta, các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng là

A. Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ. B. Nha Trang, Hải Phòng, Đà Nẵng.

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. D. Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ.

Câu 16. Ở nước ta, các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa địa phương là

A. Đà Nẵng, Việt Trì, Thái Nguyên. B. Nha Trang, Hải Phòng, Việt Trì.

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. D. Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang.

Câu 17. Ở nước ta, vùng công nghiệp 6 gồm các tỉnh thuộc

A. Tây Nguyên.                                      B. Đông Nam Bộ.


C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                   D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 18. Tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng công nghiệp

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4

Câu 19. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng công nghiệp

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 20. Vùng công nghiệp 3 của nước ta có ranh giới từ Quảng Bình đến

A. Đà Nẵng. B. Khánh Hòa. C. Ninh Thuận. D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1. Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất ở vùng Duyên hải miền Trung là

A. Nghệ An. B. Huế. C. Đà Nẵng. D. Nha Trang.

Câu 2. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì

A. vốn xây dựng lớn. B. gây ô nhiễm môi trường.

C. xa nguồn nguyên liệu. D. nhu cầu về điện không cao như miền Bắc.

Câu 3. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta có vai trò

A. thúc đẩy sự thành lập các khu chế xuất.

B. đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển.

C. đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp.

D. như một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước.

Câu 4. Các vùng có mức độ tập trung các khu công nghiệp sắp xếp theo thứ tự tăng
dần là

A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung.

B. Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 5. Các vùng có mức độ tập trung các khu công nghiệp sắp xếp theo thứ tự giảm
dần là
A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung.

B. Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp?

A. Đồng nhất với điểm dân cư. B. Có từ 1 đến 2 xí nghiệp.

C. Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu. D. Có các ngành bổ trợ và phục vụ.

Câu 7. Nhận định không chính xác về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta là

A. hầu hết các trung tâm công nghiệp đều tập trung ở đồng bằng.

B. Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất trong cả nước chưa có trung tâm công
nghiệp.

C. các trung tâm công nghiệp ở miền Trung phân bố dọc theo vùng duyên hải.

D. các trung tâm công nghiệp có qui mô trung bình trở lên tập trung chủ yếu ở Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8. Khu công nghiệp tập trung phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải miền Trung vì

A. thuận lợi về giao thông, hợp tác phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

B. có nguồn vốn lớn, thị trường mở rộng, địa hình bằng phẳng.

C. có nguồn lao động dồi dào, chất lượng mọi mặt được cải thiện.

D. thuận lợi về giao thông, hợp tác phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, lao
động dồi dào chất lượng cao, có tiềm năng về vốn, thị trường...

Câu 9. Để phân loại trung tâm công nghiệp người ta dựa vào

A. quy mô và chức năng của trung tâm công nghiệp.

B. vai trò và giá trị sản xuất công nghiệp.

C. hướng chuyên môn hóa và quy mô của trung tâm công nghiệp.

D. sự phân bố các trung tâm công nghiệp trên phạm vi lãnh thổ.

Câu 10. Hình thức nào của tổ chức lãnh thổ công nghiệp lớn nhất ở nước ta?
A. Điểm công nghiệp.                         B. Khu công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.                  D. Vùng công nghiệp.

III. VẬN DỤNG

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, các trung tâm công nghiệp
nào có qui mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

D. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Cần Thơ.

Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, các trung tâm công nghiệp
nào có qui mô trên 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

D. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Cần Thơ.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, các trung tâm công nghiệp
nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có qui mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?

A. Rạch Giá, Long Xuyên. B. Sóc Trăng, Hà Tiên.

C. Cà Mau, Cần Thơ. D. Cần Thơ, Long Xuyên.

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, các trung tâm công nghiệp
nào ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có qui mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng?

A. Đà Nẵng, Quảng Ngãi. B. Quảng Ngãi, Quy Nhơn.

C. Quy Nhơn, Nha Trang. D. Đà Nẵng, Nha Trang.

Câu 5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, ngành công nghiệp nào
không xuất hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Vinh?

A. cơ khí. B. dệt may. C. chế biến nông sản. D. sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, trung tâm công nghiệp nào
có qui mô lớn nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Thái Nguyên. B. Việt Trì. C. Cẩm Phả. D. Hạ Long.

Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 căn cứ vào giá trị sản xuất công
nghiệp, Cần Thơ là trung tâm công nghiệp

A. rất lớn. B. lớn. C. trung bình. D. nhỏ.

Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết, tỉnh nào có giá trị sản xuất
công nghiệp của các tỉnh so với cả nước trên 10%?

A. Đồng Nai. B. Quảng Ninh. C. Khánh Hòa. D. Cà Mau.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của các nhân
tố

A. vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường và kết
cấu hạ tầng.

B. sự phân bố không đều của tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản.

C. nguồn lao động có tay nghề đầu tư nước ngoài vào các khu vực và các vùng có sự
khác nhau.

D. tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư, thị trường và cơ sở vật chất – kĩ thuật.

Câu 2. Khó khăn lớn nhất đới với sự phát triển của ngành công nghiệp ở miền Trung

A. cơ sở hạ tầng còn lạc hậu B. lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.

C. trình độ lao động thấp. D. thiên tai khắc nghiệt nhất


nước.

Câu 3. Vì sao Tây Nguyên không có trung tâm công nghiệp?

A. Hạn chế tài nguyên thiên nhiên và cơ sở năng lượng.

B. Khó khăn về giao thông và thiếu nguồn lao động có tay nghề.

C. Thiếu cơ sở năng lượng và nguồn lao động có tay nghề.

D. Lao động có tay nghề cao và cơ sở hạng tầng phát triển.

Câu 4. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố cơ sở chế biến lương thực, thực
phẩm ở nước ta là

A. thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.


B. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

C. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.

D. nguồn lao động có kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.

You might also like