You are on page 1of 2

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9

NĂM HỌC 2023 – 2024


MÔN: ĐỊA LÍ
(Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI
Câu 1. Đặc điểm nào của nguồn lao động vừa là lợi thế vừa là khó khăn trong phát triển kinh tế
xã hội nước ta?
A. Phần lớn lao động sống ở nông thôn.
B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
D. Lao động dồi dào, mỗi năm tăng thêm hơn một triệu lao động.
Câu 2. Nguyên nhân quan trọng nhất làm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm là do
A. kế hoạch hóa gia đình, đời sống nâng cao.
B. việc giáo dục dân số, giới tính thực hiện tốt.
C. chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
D. pháp lệnh dân số thực hiện tốt ở các vùng.
Câu 3. Các nhóm cây trồng chính ở nước ta hiện nay là
A. cây cảnh, cây làm thuốc và cây lương thực.
B. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây làm thuốc.
C. cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.
D. cây làm thuốc, cây lương thực và cây công nghiệp.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô nhỏ?
A. Hải Phòng. B. Nam Định. C. Mộc Châu. D. Sơn La.
Câu 5. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước
ta?
A. Công nghiệp điện lực. B. Công nghiệp hóa chất.
C. Công nghiệp điện tử và tin học. D. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tuyến đường bộ nào dài nhất nước ta?
A. Quốc lộ 1A. B. Quốc lộ 18.
C. Quốc lộ 51. D. Đường Hồ Chí Minh.
Câu 7. Ngành công nghiệp dệt may nước ta phát triển dựa trên ưu thế về
A. chất lượng nguồn lao động cao. B. lao động dồi dào giá rẻ.
C. công nghệ sản xuất hiện đại. D. nguyên liệu tại chỗ dồi dào.
Câu 8. Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản phẩm cây công nghiệp là
A. đẩy mạnh thâm canh. B. đẩy mạnh khâu chế biến.
C. giống mới có chất lượng cao. D. mở rộng thị trường xuất khẩu.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây thể hiện rõ nhất sự phát triển của ngành du lịch nước ta hiện nay?
A. Số lượt khách, doanh thu du lịch tăng nhanh. B. Đã hình thành nhiều trung tâm du lịch lớn.
C. Lao động trong ngành du lịch tăng lên. D. Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.
Câu 10. Công nghiệp điện lực phát triển mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ dựa trên thế
mạnh về
A. nguồn thủy năng và nguồn than phong phú. B. nguồn lao động có chất lượng.
C. cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn thiện. D. mạng lưới công nghiệp dày đặc và rộng khắp.
Câu 11. Chăn nuôi bò sữa phát triển ở ven các thành phố lớn chủ yếu là do
A. có nhiều đồng cỏ rộng lớn. B. cơ sở thức ăn công nghiệp vững chắc.
C. nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn. D. dịch vụ giống, thú y phát triển.
Câu 12. Tỉnh nào sau đây không thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hoà Bình. B. Bắc Giang.
C. Phú Thọ. D. Vĩnh Phúc.
Câu 13. Các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lào Cai.
B. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Yên Bái.
C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Bắc Cạn.
D. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
Câu 14. Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 15. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 13. B. 14. C. 15. D. 16.
Câu 16. Hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bắng sông Cửu Long là
A. gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. B. gạo, hàng may mặc, nông sản.
C. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. D. gạo hàng tiêu dùng, hàng thủ công.
Câu 17. Sự khác nhau về chuyên môn hóa cây công nghiệp của Đông Nam Bộ với Trung du
miền núi Bắc Bộ chủ yếu là do
A. cơ sở vật chất kĩ thuật. B. truyền thống sản xuất.
C. mạng lưới giao thông vận tải. D. điều kiện sinh thái nông nghiệp.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tuyến đường ô tô nối liền vùng
Đông Nam Bộ với Tây Nguyên?
A. Quốc lộ 14 và 20. B. Quốc lộ 13 và 14.
C. Quốc lộ 1 và 14. D. Quốc lộ 1 và 13.
Câu 19. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất nước do
A. đất mặn, đất phèn chiếm phần lớn diện tích, không thích hợp cho việc trồng lúa.
B. có nguồn lao động đông đảo, nguồn nước tưới dồi dào.
C. có thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp.
D. tập trung nhiều nhà máy chế biến nông sản.
Câu 20. Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra nhiều
đề cấp bách để phát triển bền vững, đặc biệt là
A. xây dựng cơ sở hạ tầng. B. tăng cường cơ sở năng lượng.
C. thu hút lao động có kĩ thuật. D. đào tạo nhân công lành nghề.

----------HẾT----------
Họ và tên học sinh:...............................................Số báo danh:...........................
Học sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm.

You might also like