You are on page 1of 3

BÀI 8.

TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI
ĐẤT. (TT GDTX Tỉnh)

Câu 1. (Biết). Địa lũy, địa hào là kết quả của vận động
A. theo phương nằm ngang ở vùng đá cứng.
B. theo phương nằm ngang ở vùng đá có độ dẻo cao.
C. theo phương thẳng đứng ở vùng đá có độ dẻo cao .
D. theo phương thẳng đứng ở vùng đá cứng.
Câu 2. (Biết). Nội lực là lực phát sinh từ
A. bên trong lòng Trái Đất.
B. bên ngoài vũ trụ.
C. trên bề mặt Trái Đất.
D. lớp vỏ Trái Đất.
Câu 3. (Biết). Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất.
B. nguồn năng lượng từ các vụ nổ hạt nhân.
C. nguồn năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.
D. nguồn năng lượng từ bức xạ của bề mặt đất.
Câu 4. (Biết). Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là
A. xuất hiện các dãy núi.
B. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
C. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
D. hình thành động đất, núi lửa.
Câu 5. (Hiểu). Nội lực không tác động đến
A. quá trình phong hóa.
B. bề mặt lục địa nâng lên.
C. bề mặt lục địa hạ xuống.
D. uốn nếp và đứt gãy.
Câu 6. (Hiểu). Hiện tượng uốn nếp không phụ thuộc vào
A. lực nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất.
B. lực nén ép theo phương nằm ngang.
C. độ dẻo của các lớp đá.
D. cường độ nén ép theo phương nằm ngang.
Câu 7. (Hiểu). Vận động nào sau đây không do tác động của nội lực?
A. Bồi tụ. B. Nâng lên, hạ xuống. C. Đứt gãy. D.
Uốn nếp.
Câu 8. (Vận dụng thấp). Dãy núi Con Voi ở nước ta là kết quả của
A. hiện tượng đứt gãy.
B. hiện tượng uốn nếp.
C. vận động nâng lên.
D. vận động hạ xuống.
Câu 9. (Vận dụng thấp). Hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy giống
nhau ở
A. tác động của lực nằm ngang.
B. tạo thành núi uốn nếp.
C. tạo thành các hẽm vực.
D. tạo thành địa lũy, địa hào.
Câu 10. (Vận dụng cao). Phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan nằm dưới mực
nước biển, đó là hệ quả của
A. vận động nâng lên, hạ xuống.
B. động đất, núi lửa.
C. hiện tượng đứt gãy.
D. hiện tượng uốn nếp.

You might also like