You are on page 1of 49

Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP


TÍNH NHẨM NHANH CHO HỌC SINH LỚP 2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề.
Cùng với các môn học khác ở tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức
quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng
trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn
học khác. Nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy, trí tụê của con người.
Đồng thời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người
lao động. Chương trình toán lớp hai là một bộ phận của chương trình toán tiểu
học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp một.
Thực tế trong quá trình dạy học tôi nhận thấy rằng khi hình thành các kỹ
năng tính nhẩm, chỉ có khoảng 50 % học sinh có khả năng nhẩm một cách
thành thạo để tính kết quả phép tính theo nhiều dạng. Để đạt yêu cầu khi học
xong nội dung môn Toán lớp hai và là tiền đề hình thành kỹ năng, kỹ xảo tính
nhẩm cho học sinh khi học các lớp tiếp theo.
Đồng thời GV đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, tăng cường
luyện tập thực hành hình thành kỹ năng toán học cho HS, song việc khuyến
khích học sinh tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính còn hạn chế. HS thuộc
bảng cộng trừ, nắm được thuật tính, chưa thấy được sự đa dạng phong phú của
các bài tập, khả năng vận dụng cộng trừ nhẩm trong đời sống chậm.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp.
Xuất phát từ những trăn trở trên cùng với nhận thức phải nỗ lực để thích
ứng chuơng trình sách giáo khoa với những nội dung thể hiện trong sách giáo
khoa cũng như phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới. Bản thân tôi suy
nghĩ và quyết định tìm hiểu, vận dụng những kinh nghiệm về dạy học tính nhẩm
cho HS ở lớp hai.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học năm 2014-2015
tôi đã thực hiện đề tài này cho thấy kết quả dạy học đã được nâng lên, bước đầu
khuyến khích HS học tốt hơn. Qua một năm thử nghiệm đúc rút kinh nghiệm tôi
vận dụng đề tài “ Một số phương pháp tính nhẩm nhanh cho HS lớp 2 ” trong
giảng dạy môn toán phần cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, nhằm trang bị
cho HS một tư duy mới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2
Phạm vi áp dụng học sinh lớp 2
Thời gian thực hiện năm học 2014-2015
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực tiễn trong những năm qua chất lượng giáo dục trong
các nhà trường đã năng lên song vẫn còn có những hạn chế nhất định: học sinh

Trường TH B Linh Hồ 1 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học để từ đó tìm ra chìa
khóa giải quyết vấn đề.
Đối với giáo viên nhiều thầy cô đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi
các cấp. tuy nhiên còn không ít thầy cô còn chưa khuyến khích học sinh học học
tập một cách chủ động, sáng tạo đặc biệt là vận dụng kiến thức đã học trong đời
sống
Đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học năm 2014-2015
tôi đã thực hiện đề tài này cho thấy kết quả dạy học đã được nâng lên, bước đầu
khuyến khích HS học tốt hơn. Qua một năm thử nghiệm đúc rút kinh nghiệm tôi
vận dụng đề tài “Tính nhẩm nhanh cho HS lớp 2” trong giảng dạy môn toán
phần cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, nhằm trang bị cho HS một tư duy
mới.
a. Thuận lợi
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên học tập nghiên cứu
nâng cao tay nghề. Bản thân các giaos viên có năng lực sư phạm, luôn yêu nghề
- Học sinh đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng
dẫn của giáo viên
- Sự qua tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng
môn toán học
- Các em đều được học 9 buổi/tuần. Buổi sáng học lý thuyết và buổi
chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em có khả
năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành
b. Khó khăn
Do đặc điểm của nhà trường là học 9 buổi/tuần nên việc thăm lớp dự giờ
của GV có ít thời gian hơn. Trình độ GV chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy
theo phương pháp cũ nên việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi
khi còn dàn trải, hoạt động của cô của trò có lúc thiếu nhịp nhàng.
Thực tế cho thấy rằng việc rèn kỹ năng tính nhẩm cho học sinh chưa
được tiến hành đồng đều mà giáo viên chỉ thức sự chú ý đến học sinh tích cực
hơn so với các học sinh khác.
Lực học của học sinh không đồng đều. Bên cạnh đó là học sinh với lối tư
duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn có
quan điểm “ Trăm sự nhờ thầy cô” cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học bộ
môn. Nhận thức rõ được tầm qua trọng của phân môn tôi mạnh dạn nghiên cứu
chuyên đề “ Luyện tính nhẩm cho HS lớp 2”
2. Giải pháp đã sử dụng
Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài là tìm ra một số biện pháp để nâng cao
chất lượng dạy môn toán cho HS lớp 2. Xuất phát từ thực trạng dạy – học hiện
nay với mong muốn giải quyết được phần nào việc nâng cao chất lượng tôi thực
hiện nghiên cứu các phương pháp về “Một số phương pháp tính nhẩm nhanh
cho HS lớp 2 ”, qua đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất giúp HS hiểu và làm
đúng các bài tập đề ra. Nên tôi mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán
3. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
Phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, rèn luyện theo
mẫu ...
Trường TH B Linh Hồ 2 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
B. GIẢI PHÁP CỤ THỂ.
I. Mục tiêu
Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài là tìm ra một số biện pháp để nâng cao
chất lượng dạy môn toán cho HS lớp 2. Xuất phát từ thực trạng dạy – học hiện
nay với mong muốn giải quyết được phần nào dạy “ Luyện tính nhẩm cho HS
lớp 2” kém hiệu quả còn tồn tại, qua đó tìm ra phương pháp tối ưu nhất giúp HS
hiểu và làm đúng các bài tập đề ra. Nên tôi mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán
II. Mô tả giải pháp của đề tài.
1. Phương pháp và kết quả nghiên cứu
1.1. Phương pháp vấn đáp:
Là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn
chỉnh mà hướng dẫn cho HS tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức
mới phải học
Phương pháp này nhằm tăng cường kỹ năng suy nghĩ sáng tạo trong quá
trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có
của HS , giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. qua đó học
sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn.
Phương pháp vấn đáp phù hợp cho cả bài lý thuyết và thực hành
VD: Khi dạy bài Phép cộng các dạng: 9 + 5; 29 + 5 ; 49 + 25
* Bài 9 cộng với một số 9 + 5
HS thực hiện tính 9 + 5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời theo
nhiều các để tìm ra kết quả 9 + 5 = 14
GV nên khuyến khích HS tìm ra cách làm nhanh nhất: “ Tách 1 ở số sau
để có 9 cộng với 1 bằng 10, lấy 10 cộng với số còn lại của số sau”. Cách thực
hiện này yêu cầu HS phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1: ( 9 + 1 + 10,
hay 5 gồm 1 và 4) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lập
bảng cộng có nhớ.
Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn:
9+2=
9+3=
9+4=
…….
9+9=
+ Cách 1: HS tự tìm kết quả bằng cách thao tác trên que tính ( cách này
mất thời gian hơn và phải sử dụng đến đồ dùng là que tính
+ Cách 2: Cho hs nhận xét về các phép tính ( Số hạng thứ nhất của phép
tính đều là 9) khi cộng 9 với một số tách 1 ở số sau để có 9 + 1 = 10 cộng với số
còn lại của số sau rồi tính nhẩm.) Cách này HS tìm ra kết quả nhanh hơn, khắc
sâu được kiến thức, tránh lạm dụng sử dụng đồ dùng trực quan.
Học thuộc công thức cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh kiến thức, GV phải
giúp HS nhận ra: học không phải chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dung.
Thông qua hệ thống bài tập học sinh biết cách vận dụng những kiến thức
cơ bản đã học dể làm bài, GV khuyến khích HS tìm kết quả bằng nhiều cách,
nhận xét đưa ra cáh giải nhanh nhất
Chẳng hạn:
Trường TH B Linh Hồ 3 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
* Bài tập 1 (trang 15)
9+3= 9+6= 9+7= 9+8= 9+4=
3+9= 6+9= 7+9= 8+9= 4+9=
+ Cách 1: Trên cơ sở HS đã thuộc bảng cộng tự nhớ tìm ra kết quả
+ Cách 2: Dựa vào cách tính nhẩm ( 9 + 3= ? ta nhẩm 9 + 1 = 10, 10 + 2
= 12 vậy 9 + 3 = 12 và 3 + 9 = 12 vì khi đổi chỗ các só hạng trong một tổng thì
tổng không thay đổi.)
Bài tập 3 (trang 15)
9+6+3= 9 + 9 + 1= 9+4+2= 9+5+3=
GV yêu cầu HS chọn phương pháp giải,
chẳng hạn: 9 + 9 + 1 = 18 + 1 = 19 hay 9 + 9 + 1 = 9 + 10 = 19
* Bài: 29 + 5
+ Cách 1: Thực hiện đặt tính rồi tính như SGK:
9 cộng 5 bằng 14 viết 4 nhớ 1, 2 thêm 1 bằng 3 viết 3
Kết quả: 29 + 5 = 34
+ Cách 2: Vận dụng cách tính nhẩm có thể tính như sau:
29 + 5 = 29 + 1 + 4 = 30 + 4 = 34
* Bài 49+25
+ Cách 1: Thực hiện đặt tính rồi tính như SGK: 9 cộng 5 bằng 14 viết 4
nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6 thêm 1 bằng 7, viết 7
+ Cách 2: vận dụng cách tính nhẩm có thể tính như sau:
49 + 25 = 49 + 1 + 24 = 50 + 24 = 74
Các bài dạng: 8 + 5 ; 7 + 5 ; 6 + 5 ; 28 + 5 ; 47 + 5 ; 26 + 5 ; 38 + 25;
47 + 25 ; 36 + 15
Thực hiện tương tự dạng trên: HS ghi nhớ: Muốn cộng nhẩm hai số ta
làm tròn chục một số. Khi thêm vào số có hàng đơn vị lớn hơn bao nhiêu đơn vị
để số đó tròn chục thì phải bớt đi ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị
Tóm lại : Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả tiết học
và phát huy được tính chủ động sáng tạo của HS
1.2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Là GV đưa ra những ví dụ gợi vấn đề điều khiển HS phát hiện vấn đề hoạt
động tự giác trực tiếp chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề qua đó mà tạo
tri thức rèn luyện kỹ năng tính nhẩm.
Khị sử dụng phương pháp nàyGV cần chuẩn bị trước ví dụ sao cho phù hợp với
mục đích yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp ứng với các
đối tượng học sinh, GV cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn đề mà HS
đưa ra.
VD: Bài 29 + 5
Vận dụng cách tính nhẩm như sau: 29 + 5 = 29 + 1+ 4 = 30 + 4 = 34
Tóm lại với phương pháp này GV nên hiểu rằng trong cùng 1 phép tính
sẽ có thể có nhiều cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong học tập
1.3. Phương pháp trực quan
Đây là phương pháp dạy học trong đó có GV sử dụng các phương pháp
nhằm giúp HS có biểu tượng đúng về sự vật và thu nhận được những kiến thức,
rèn luyện kỹ năng theo nội dung bài học một cách thuận lợi. Thu hút HS ghi
nhớ bài tốt hơn. GV hướng dẫn HS quan sát theo nội dung cần truyền đạt.
Trường TH B Linh Hồ 4 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Chẳng hạn về dạy phần phép trừ các dạng bài: 11 - 5; 31 - 5; 51 - 15
Với bài 11 trừ đi một số 11 - 5. HS thực hiện tính 11 - 5 bằng các thao tác trên
que tính, có thể trả lời bằng nhiều cách để tìm ra kết quả:
+ Cách 1: Đặt tính rồi tính:
1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6 (cách này học sinh nắm
được thuật tính)
+ Cách 2: Dựa vào hình vẽ trong SGK học sinh tìm ra cách tính nhẩm:
11 – 5 = 11 – 1 – 4 = 10 – 4 = 6
Cách 3: Hướng dẫn thực hiện các thao tác:
11 – 5 = (11 + 5 ) – ( 5 + 5 ) = 16 – 10 = 6
Từ đó phát hiện cách trừ nhẩm: Muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ
Khi thêm vào số trừ bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải thêm vào số bị
trừ bấy nhiêu đơn vị.
Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng dạy phân môn toán là rất
quan trọng vì sẽ khai thác triệt để các đồ dùng của bài học nhờ đó mà GV giúp
HS nắm bài tốt hơn.
1.4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học mà GV đưa ra các
mẫu cụ thể. Qua dó hướng dẫn HS tìm hiểu các điểm của mẫu, cơ chế tạo mẫu
và thực hiện theo mẫu giúp HS có điểm tựa để làm bài, đặc biệt là với HS có
khả năng tư duy thấp.
2. Khả năng áp dụng.
Đề tài này có thể áp dụng dạy cho tất cả các học sinh lớp 2 trong năm học
2014 - 2015 và những năm tiếp theo
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Những kết quả mà các em đạt được về môn toán sau một kỳ học như sau:
* Kết quả khảo sát đầu năm học 2014 - 2015:

Số học
sinh Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng lượng lượng lượng

20 1 5% 10 50 % 7 35 % 2 10 %

* Kết quả cuối học kỳ 1 năm học 2014 - 2015:

Số học
sinh Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng lượng lượng lượng

20 4 20 % 8 40 % 8 40 % 0

Trường TH B Linh Hồ 5 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
C. KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm :
Trong năm học 2014 - 2015 tôi đã vận dụng các biện pháp và trình bày
cùng với kết quả đã đạt được, bản thân tôi tin tưởng hiệu quả của các biện pháp
đã trình bày. Qua đó tôi đã đúc kết được bài học kinh nghiệm trong quá trình
dạy học về tính nhẩm nhanh cho HS như sau:
- Trước tiên cần phải tiến hành việc điều tra tìm hiểu từng đối tượng học
sinh cụ thể, theo dõi sự tiến bộ của các em trong từng thời điểm để có biện
pháp, phương pháp và nội dung phụ đạo phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội.
- Việc rèn cho học sinh cần phải thực hiện bằng nhiều con đường và qua
nhiều hình thức khác nhau.
- Khi dạy học cần tránh việc xúc phạm đến nhân cách học sinh, cần phải
kiên trì, thương yêu, gần gũi và giúp đỡ các em.
- Thường xuyên kiểm tra việc nắm bắt, ghi nhớ các bảng nhân của HS
bằng nhiều hình thức.
- Giáo viên cần trân trọng mọi cố gắng và các ý kiến của HS giúp cho HS
chủ động , tích cực, sáng tạo trong quá trình học.
- Lựa chọn, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù
hợp với từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh. Bản thân giáo viên phải hết
sức kiên trì nổ lực sử dụng liên tục, hiệu quả các biện pháp ngay từ khi bước
đầu chuẩn bị dạy học nội dung phép nhân nhất định sẽ rất khả quan, góp phần
nâng cao chất lượng môn toán ở lớp hai.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
- Việc rèn học sinh tính nhẩm nhanh ở tiểu học là điều cần thiết, tuy nhiên
mỗi giáo viên sẽ có phương pháp riêng của bản thân nhưng dù thế nào đi nữa
mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, không khí tươi vui trong các giờ
học, việc hình thành thái độ học tập đúng đắn cho học sinh, động viên, khen
thưởng kịp thời … chính là những yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công.
3. Khả năng ứng dụng, triển khai :
Tóm lại, để hoàn thành nhiệm vụ trọng trách người giáo viên chúng ta
phải quyết tâm khắc phục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trở ngại thực
hiện. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cách nghĩ cách làm, cách nhìn đối với
học sinh xem các em là chủ thể của mọi hoạt động, làm sao để học sinh chúng
ta được học tập rèn luyện trong một bầu không khí vui tươi cởi mở, lành mạnh,
bước đầu kích thích sự hứng thú ham thích, tự tin, chủ động. Trường lớp là gia
đình, là mái ấm của các em được như thế thầy cô phải đầu tư thiết kế một
phương pháp để chuyển tải nội dung từng bài học. Một lần nữa bản thân giáo
viên hãy tự học, tự rèn, tự tin trên tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy mà
chúng ta đều đã được học hỏi, nghe thấy và áp dụng nhưng cũng phải linh hoạt,
nhạy bén thích nghi với điều kiện thực tế của trường, lớp mình phụ trách mình
miễn sao học sinh của chúng ta thật sự hứng thú học tập để đạt chất lượng và
hiệu quả.
Qúa trình tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu và dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy
việc nâng cao chất lượng dạy “Một số phương pháp tính nhẩm nhanh cho HS
lớp 2” chiếm một vị trí rất quan trọng.
Trường TH B Linh Hồ 6 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
4. Những kiến nghị, đề xuất :
Đề nghị Ban giám hiệu và các đoàn thể thường xuyên hỗ trợ những em
có hoàn cảnh khó khăn, để các em đạt kết quả tốt hơn ở cuối năm.
Ban giám hiệu nhà trường phải quan tâm, có chủ trương yêu cầu giáo
viên các lớp đánh giá thực chất, nhằm tạo cho các em đủ điều kiện học lên lớp
trên.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá
trình rèn luyện học sinh cách tính nhẩm nhanh về cộng trừ các số trong phạm vi
100. Mong được sự góp ý của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để sáng
kiến hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!

Linh Hồ, ngày 10 tháng 1 năm 2015


Người viết sáng kiến

Đinh Tiến Mạnh

Trường TH B Linh Hồ 7 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
C. KẾT LUẬN
1. Kinh nghiệm cụ thể.
Trong năm học 2010 - 2011 tôi đã vận dụng các biện pháp và trình bày cùng với
kết quả đã đạt được, bản thân tôi tin tưởng hiệu quả của các biện pháp đã trình
bày. Qua đó tôi đã đúc kết được bài học kinh nghiệm trong quá trình dạy học về
nội dung phép nhân: Khi hình thành khái niệm phép nhân và lập bảng nhân như
sau: - Nghiên cứu và nắm vững nội dung giảng dạy phép nhân trong chương
trình tiểu học nói chung và nội dung phép nhân trong chương trình lớp 2 nói
riêng, cũng như các yêu cầu HS cần đạt được khi học nội dung phép nhân ở lớp
hai. - Chuẩn bị dạy về phép nhân rèn luyện cho HS thật chắc chắn các kỹ năng,
kỹ xảo cộng nhiều số hạng, đặc biệt là số hạng bằng nhau. - Chú trọng cho HS
cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. - Dạy kỹ và chắc
chắn cho HS từng bảng nhân đầu tiên là bảng nhân 2, giúp cho HS hiểu và nắm
vững nguyên tắc lập bảng, quy luật trong từng bảng nhân. các yêu cầu đó được
nâng cao ở các bảng nhân sau ( bảng nhân 3,4,5).
- Tổ chức cho học sinh được vận dụng nhiều dạng bài tập phù hợp để cững cố
khái niệm phép nhân và bảng nhân mới hình thành. - Thường xuyên kiểm tra
việc nắm bắt, ghi nhớ các bảng nhân của HS bằng nhiều hình thức. - Giáo viên
cần trân trọng mọi cố gắng và các ý kiến của HS giúp cho HS chủ động , tích
cực, sáng tạo trong quá trình học. - Lựa chọn, vận dụng các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh. Bản
thân giáo viên phải hết sức kiên trì nổ lực sử dụng liên tục, hiệu quả các biện
pháp ngay từ khi bước đầu chuẩn bị dạy học nội dung phép nhân nhất định sẽ
rất khả quan, góp phần nâng cao chất lượng môn toán ở lớp hai. Người thực
hiện Lê Thu Anh 19

1. Sử dụng.

3. Kết luận và kiến nghị.


3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị.

Tôi xin chân thành cảm ơn.


Xác nhận của nhà trường Linh Hồ, ngày 15 tháng 01 năm 2015
Người viết

Trường TH B Linh Hồ 8 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh

A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề.
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài

2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới


3. Phạm vi nghiên cứu

II. Phương pháp tiến hành:


1. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
1.1 Cơ sở lý luận
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Cơ sở thực tiễn
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Linh Hồ là một xã vùng III dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống
kinh tế còn nhiều khó khăn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập
cũng như chất lượng học tập của các em. Nhiều gia đình đi làm ăn xa gửi con
cho anh em, ông bà chăm sóc nên không quán xuyến được việc học hành của
các em. Học sinh lợp 1 các em vừa ở lớp mẫu giáo lên còn ham chơi, chưa có ý
thức tự giác trong học tập nên việc học hành của các em nếu không có sự giám
sát chặt chẽ của gia đình thì khó có hiệu quả cao.
Về đội ngũ giáo viên: Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy.
Về học sinh: Các em ở rải rác khắp các thôn trong xã, có điều kiện sống
khác nhau, một số gia đình học sinh phụ huynh không biết chữ, gia đình có
kinh tế khó khăn chưa quan tâm đến đền việc học của con em. Điều đó cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
1.3. Giải pháp đã sử dụng
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.
II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ.
II. Mô tả giải pháp của đề tài.
2. Khả năng áp dụng.
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Những kết quả mà các em đạt được sau những lần thi do nhà trường ra đề,
đã cho thấy công sức tôi bỏ ra đã có kết quả nhất định như sau:
* Kết quả cuối năm học 2012 - 2013:

Sĩ số Giải thành thạo Kĩ năng giải chậm Chưa nắm được cách
giải
16em 8 em = 50 % 6 em = 37,5% 2 em = 12,5%

* Kết quả cuối năm học 2013 - 2014:


Trường TH B Linh Hồ 9 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh

Sĩ số Giải thành thạo Kĩ năng giải chậm Chưa nắm được cách
giải
26 em 15 em = 57,6% 10 em = 38,6% 1 em = 3,8%

Có được kết quả như vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giác
của học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó là các
biện pháp giáo dục đúng lúc, kịp thời của giáo viên.
Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh yếu tuy vẫn còn nhưng
chỉ còn với tỉ lệ ít, số học sinh khá giỏi tăng. So với năm học trước thì kết quả
trên thật là một điều đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng trong đổi mới
phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo
trường bạn trong lần thanh tra trường khi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp
học sôi nổi, nắm kiến thức vững chắc. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục theo
đuổi ý tưởng của mình.
Với kết quả này, chắc chắn khi các em học lên các lớp trên, các em sẽ vẫn
tiếp tục phát huy hơn nữa với những bài toán có lời văn yêu cầu ở mức độ cao
hơn.
C. KẾT LUẬN
1. Kinh nghiệm cụ thể.
2. Sử dụng.
Đối với một giáo viên tiểu học, muốn học sinh của mình giải toán thành
thạo có lời giải hay đúng, thì người giáo viên phải năng động sáng tạo nghiên
cứu, đầu tư thời gian để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhất với từng đối
tượng học sinh, giúp các em chăm chỉ và tự tin có hứng thú học tập. Hằng ngày
kiểm tra đôn đốc và nhắc nhở các em kịp thời. Không nên quát mắng làm các
em sợ mất bình tĩnh. Có tuyên dương khen thưởng, động viên kịp thời nhằm
khích lệ các em có ý thức vươn lên trong học tập, thường xuyên sử dụng đồ
dùng dạy học.
Trên đây là toàn bộ sáng kiến và kinh nghiệm tôi đã thực hiện cho đề tài “
Một số biện pháp giúp hoc sinh lớp 1 giải toán có lời văn”.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị.

Xác nhận của nhà trường Linh Hồ, ngày 15 tháng 01 năm 2015
Người viết

Phạm Thị Quy

Trường TH B Linh Hồ 10 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
II. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài là tìm ra một số biện pháp để nâng
cao chất lượng dạy môn toán cho HS lớp 2,. Xuất phát từ thực trạng dạy –
học hiện nay với mong muons giải quyết được phần nào dạy “ Luyện tính
nhẩm cho HS lớp 2” kém hiệu quả còn tồn tại, qua đó tìm ra phương pháp
tối ưu nhất giúp HS hiểu và làm đúng các bài tập đề ra. Nên tôi mạnh dạn
nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn toán
IV. Thời gian địa điểm
Từ tháng 8 năm 2014
Lớp 2c và 2d trường ……..
Phạm vi đề tài : Khối 2 trường…………..
Giới hạn đố tượng nghiên cứu: “Kinh nghiệm luyện tính nhẩm cho HS lớp
2”
Giới hạn về khách thể khảo sát: Luyện tính nhẩm cho HS lớp 2
trường………
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, rèn luyện theo
mẫu, phân tích.

Phương pháp và kết quả nghiên cứu

Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra
những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hướng dẫn cho HS tư duy từng bước để các
em tự tìm ra kiến thức mới phải học
Phương pháp này nhằm tăng cường kỹ năng suy nghĩ sáng tạo trong quá
trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có
của HS , giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. qua đó học
sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn.
Phương pháp Này phù hợp cho cả bài lý thuyết và thực hành
VD: Khi dạy bài Phép cộng các dạng 9 + 5; 29 + 5 ; 49 + 25
Bài 9 cộng với một số 9+5
HS thực hiện tính 9+5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời theo
nhiều các để tìm ra kết quả 9+5+14
GV nên khuyến khích HS tìm ra cách làm nhanh nhất: “ Tách 1 ở số sau
để có 9 cộng với 1 bằng 10, lấy 10 cộng với số còn lại của số sau”. Cách thực
hiện này yêu cầu HS phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 (9+1+10, 5
gòm 1 và 4) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lập bảng
cộng có nhớ.
Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn:
9+2=
9+3=
9+4=
…….
9+9=
Trường TH B Linh Hồ 11 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
+ Cách 1: HS tự tìm kết quả bằng cách thao tác trên que tính ( cách này
mất thời gian hơn và phải sử dụng đến đồ dùng là que tính
+ Cách 2: Cho hs nhận xét về các phép tính ( Số hạng thứ nhất của phép
tính đều là 9) khi cộng 9 với một số tách 1 ở số sau để có 9+1=10 cộng với số
còn lại của số sau rồi tính nhẩm.) Cách này HS tìm ra KQ nhanh hơn, khắc sâu
được kiến thức, tránh lạm dụng sử dụng đồ dùng trực quan.
Học thuộc công thức cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh kiến thức, GV phải
giúp HS nhận ra: học không phải chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dung.
Thông qua hệ thống bài tập học sinh biết cách vận dụng những kiến thức
cơ bản đã học dể làm bài, GV khuyến khích HS tìm kết quả bằng nhiều cách,
nhận xét đưa ra cáh giải nhanh nhất
CHẳng hạn:
Bài tập 1 (trang 15)
9+3= 9+6= 9+7= 9+8= 9+4=
3+9= 6 +9 = 7+9= 8+9= 4+9=
Cách 1: Trên cơ sở HS đã thuộc bảng cộng tự nhớ tìm ra kết quả
Cách 2: Dựa vào cách tính nhẩm ( 9 + 3= ? ta nhẩm 9 + 1 = 10, 10 + 2 =
12 vậy 9 + 3 = 12 và 3 + 9 = 12 vì khi đổi chỗ các só hạng trong một tổng thì
tổng không thay đổi.)
Bài tập 3 (trang 15)
9+6+3= 9 + 9 + 1= 9+4+2= 9+5+3=
GV yêu cầu HS chọn phương pháp giải,
chẳng hạn: 9 + 9 + 1 = 18 + 1 = 19 hay 9 + 9 + 1 = 9 + 10 = 19
Bài 29+5
Cách 1 thực hiện như SGK
Cách 2: vận dụng cách tính nhẩm có thể tính như sau: 29+5=29+1+4=30+4=34
Bài 49+25
Cách 1 thực hiện như SGK
Cách 2: vận dụng cách tính nhẩm có thể tính như sau:
49+25=49+1+24=50+24=74
Các bài dạng: 8+5; 7+5; 6+5; 28+5; 47+5; 26+5; 38+25; 47+25; 36+15
Thực hiện tương tự dạng trên: HS ghi nhớ: Muốn cộng nhẩm hai số ta làm tròn
chục một số. Khi thêm vào số có hàng đơn vị lớn hơn bao nhiêu đơn vị để số đó
tròn chục thì phải bớt đi ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị
 Tóm lại : Phương pháp gợi mở vấn đáp được sử dụng trong tất cả
tiết học và phát huy được tính chủ động sáng tạo của HS
2. PHƯƠNG PHÁP NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Là GV đưa ra những ví dụ gợi vấn đề điều khiển HS phát hiện vấn đề hoạt
động tự giác trực tiếp chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề qua đó mà tạo
tri thức rèn luyện kỹ năng tính nhẩm.
Khị sử dụng phương pháp nàyGV cần chuẩn bị trước ví dụ sao cho phù hợp với
mục đích yêu cầu và nội dung của bài đảm bảo tính sư phạm, đáp ứng với các
đối tượng học sinh, GV cần chuẩn bị tốt kiến thức để giải quyết vấn đề mà HS
đưa ra.

VD: Bài 29+5


Trường TH B Linh Hồ 12 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Cách 1; Thực hiện như sách giáo khoa
Cách 2 vận dụng cách tính nhẩm có thể tính như sau: 29+5=29+1+4=30+4=34
Tóm lại với phương pháp này GV nên hiểu rằng trong cùng 1 VD sẽ có thể có
nhiều cách giải quyết hay nhất để ứng dụng trong học tập

PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN


Là pp dạy học trong đó có GV sử dụng các PP nhằm giúp HS có biểu tượng
đúng về sự vất và thu nhận được những kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo nội
dung bài học một cách thuận lợi. Thu hút HS ghi nhớ bài tốt hơn.
GV hướng dẫn HS quan sát theo nội dung cần truyền đạt.
Chẳng hạn về dạy phần phép trừ
Các dạng bài: 11-5; 31-5; 51-15
Với bài 11 trừ đi một số 11-5. HS thực hiện tính 11-5 bằng các thao tác trên que
tính, có thể trả lời bằng nhiều cách để tìm ra kết quả:
Cách 1 : Đặt tính rồi tính:
1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6 (cách này học sinh nắm được thuật
tính)
Cách 2: Dựa vào hình vẽ trong sgk HS tìm ra cách tính nhẩm: 11-5=11-1-4=10-
4=6
Cách 3 hướng dẫn thực hieencacs thao tác: 11-5=(11+5) – (5+5)= 16-10=6
Từ đó phát hiện cách trừ nhẩm: Muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ Khi
thêm vào số trừ bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải thêm vào số bị trừ
bấy nhiêu đơn vị.
Tóm lại: Sử dụng phương pháp trực quan giảng dạy phân môn toán là rất quan
trọng vì sẽ khai thác triệt để các đồ dùng của bài học nhờ đó mà GV giúp HS
nắm bài tốt hơn.
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN THEO MẪU
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp dạy học mà GV đưa ra
các mẫu cụ thể. Qua dó hướng dẫn HS tìm hiểu các điểm của mẫu, cơ chế
tạo mẫu và thực hiện theo mẫu
- Giups HS có điểm tựa để làm bài, đặc biệt là với HS có khả năng tư duy
thấp.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU

Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài:
Năm học 2013v - 2014 tôi được chủ nhiệm lớp 2B. Qua thi khảo sát chất
lượng đầu năm, tôi thấy kết quả chất lượng học tập của các em rất thấp. Từ đó,

Trường TH B Linh Hồ 13 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
để nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, tôi đã tự đặt ra cho mình nhiệm vụ “
Rèn học sinh yếu ”.
Như vậy, do sự cần thiết của lớp học do tôi chủ nhiệm nên bản thân tôi
chọn “ Rèn học sinh yếu” ở lớp 2B Trường Tiểu học B xã Linh Hồ làm đề tài
nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng học tập cho các em.
Đặc biệt là năm học này nhà trường đang phấn đấu đạt mức chất lượng
tối thiểu và chuẩn phổ cập đúng độ tuổi mức độ 1, thì cần phải hạ thấp tối đa tỉ
lệ học sinh yếu kém.
Hiện tượng học sinh yếu là một vấn đề bức thiết cần phải được nghiên
cứu giải quyết. Với lương tâm và trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp
nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm thực hiện mong muốn được góp
phần nhỏ bé vào việc “Rèn học sinh yếu” lớp 2B thật sự trở thành những học trò
có ích cho xã hội, cho đất nước.

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ

I. Cơ sở lý luận :
Đối với ngành giáo dục, sản phẩm cho ra phải là con người mới xã hội
chủ nghĩa có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để đáp ứng với nhu cầu
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó rèn học
sinh yếu là một phần rất quan trọng của sự nghiệp giáo dục toàn diện, vì thế
mục tiêu của việc rèn học sinh yếu là một mặt của mục tiêu giáo dục nói chung .
Rèn học sinh yếu là công việc của mỗi giáo viên ở mỗi trường. Vấn đề
chính ở đây là phải tìm ra biện pháp để lấp lỗ hỏng kiến thức của các em bằng
nhiều hình thức học tập như: đôi bạn cùng tiến, phối hợp chặt chẽ với gia đình
để rèn luyện cho các em đạt kết quả tốt hơn ở cuối năm.

II. Thực trạng của vấn đề:


- Học yếu không chỉ là sự quan tâm của các thầy cô giáo, các cấp lãnh
đạo mà còn là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Trong thời gian gần đây, tỉ lệ
học sinh lưu ban ở các lớp, các trường là không đáng kể thậm chí là không có
nhưng thực tế thì không phải học sinh yếu không còn mà tình trạng trẻ học yếu
vẫn còn tồn tại ở các lớp, các trường.
- Về phía phụ huynh : đa số cho rằng giáo viên không có phương pháp
dạy đúng là nguyên nhân dẫn đến trẻ học kém.
- Đối với học sinh yếu lớp 2B, những tình trạng thường xảy ra là do các
em không nghĩ đến học tập, phần lớn là gia đình chưa quan tâm nhiều đến các
em. Ở đầu năm học 2013 - 2014, Tổng số học sinh trong lớp có 16 em; số học
sinh yếu của lớp là: 6 / 16 em = 37,5 % ( Theo kết quả khảo sát đầu năm ) trong
đó có 3 em còn chưa biết đọc trơn và mới chỉ biết đánh vần những tiếng từ đơn
giản. Đây là một số liệu mà chúng ta cần quan tâm.
- Theo nghiên cứu các nhà khoa học về vấn đề học sinh kém ở học sinh
tiểu học thì tình trạng trẻ học kém chính là ở tư duy của trẻ.
- Qua nghiên cứu lớp trạng thực của lớp mình chủ nhiệm, theo tôi tình
trạng học yếu ở học sinh của lớp 2B xuất phát từ một số nguyên nhân sau :
Trường TH B Linh Hồ 14 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
+ Sau mấy tháng nghỉ hè, các em được tự do vui chơi, không ôn tập nên
dẫn đến khảo sát đầu năm kết quả thấp.
+ Do một số gia đình thiếu quan tâm đến việc học tập của con cái. Do
công việc làm ăn bận rộn nên phụ huynh không có thời gian để nhắc nhở, xem
xét việc học của các em.
+ Ảnh hưởng của những hoạt động văn hóa: phim ảnh, trò chơi điện
tử….làm cho các em say mê.
+ Hoàn cảnh kinh tế, gia đình không hạnh phúc, không ai quan tâm đến
các em ( trong lớp có 2 đối tượng.)
* Từ các nguyên nhân trên nên sau một thời gian giảng dạy, tôi đã thực
hiện một số biện pháp sau đây :

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề :


1. Đối với giáo viên :
- Là một giáo viên dạy lớp có những học sinh yếu thì chúng ta cần áp
dụng những phương pháp sau đây : trong những tiết dạy trên lớp mỗi ngày giáo
viên phải kiểm tra đủ các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Tạo cho
các em học tổ, nhóm, đôi bạn cùng tiến trong trường và về nhà. Chúng ta có thể
sắp xếp những học sinh khá giỏi kèm những em học yếu, hàng tuần giáo viên tổ
chức phụ đạo cho các em bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao.
- Giáo viên phải thực sự yêu thương các em, đừng nghĩ các em là “gánh
nặng chất lượng” của lớp, mà phải xem các em là những học sinh rất đáng yêu
thương mà mọi người đều phải có trách nhiệm giúp đỡ. Khi dạy cho các em
tuyệt đối không được nôn nóng, phải kiên trì, bình tĩnh, khéo léo, tránh xúc
phạm các em, phải từng bước dẫn dắt các em đi từ những kiến thức dễ, cơ bản,
vừa sức các em. Luôn tạo một không khí học tập thật thoải mái, nhẹ nhàng và
phải kịp thời động viên các em nếu thấy các em có sự cố gắng, có sự tiến bộ dù
là rất nhỏ nhằm kích thích sự hưng phấn, ham học, ham tìm tòi mà các em đã
đánh mất trước đây.
- Việc rèn học sinh yếu là một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ. Nếu
thấy các em có sự tiến bộ mà đã vội dừng lại việc phụ đạo hoặc lơ là thì các em
sẽ dễ bị tái yếu kém vì thực chất sự tiến bộ đó là kết quả nhất thời, chưa thật bền
vững.
- Ngoài ra, để rèn học sinh yếu, đòi hỏi người giáo viên phải phối hợp
chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, các đoàn thể và gia đình học sinh như: ghi -
gửi sổ liên lạc đều đặn hàng tháng, đến thăm gia đình học sinh để có thể trực
tiếp bàn bạc biện pháp rèn luyện các em một cách tốt nhất.
- Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong tổ tôi nhận thấy rằng việc
phụ đạo cho học sinh yếu là một yêu cầu cần thiết và muốn thực hiện nhiệm vụ
đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm đến việc dạy cho
các em. Đồng thời người giáo viên phải hiểu rõ lỗ hỏng kiến thức của các em ở
chỗ nào? Yếu môn nào ? từ đó đề ra hình thức học tập hiệu quả.

2. Đối với gia đình :

Trường TH B Linh Hồ 15 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Các bậc phụ huynh học sinh phải thật sự quan tâm đến việc học tập của
các em, nhắc nhở các em chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi đến lớp. Phụ
huynh cũng có thể kiểm tra lại kiến thức của con em mình qua vở bài tập ở nhà,
qua các câu trả lời của các em để từ đó có thể hướng dẫn giúp đỡ các em những
phần các em chưa nắm vững hay đã quên.

3. Đối với xã hội:


Khi có đối tượng học sinh yếu ngoài công tác chủ nhiệm giáo viên cần
phối hợp với chi Đoàn, Đội, nhà trường. Nếu chưa có kết quả tốt thì cần liên hệ
đến các ngành, đoàn thể… trình bày những khó khăn vướng mắc để có biện
pháp hỗ trợ tích cực để giáo dục các em có kết quả tốt hơn.

IV. Hiệu quả của sáng kiến :


Qua thời gian thực hiện biện pháp nói trên đối với học sinh lớp đã đạt
được một số kết quả như sau ;
- Sau một học kì thực hiện, bước đầu số học sinh yếu có những chuyển
biến rõ rệt.
- Số lượng học sinh yếu của lớp giảm so với đầu năm.
Tổng số học sinh của lớp 2B: 16 em.
Trong đó đầu năm học có 6 em yếu ( 3 em chưa biết đọc )

* Kết quả xếp loại học sinh theo từng giai đoạn trong học kì 1 đạt
được như sau:
- Kết quả khảo sát đầu năm
Xếp loại Số lượng Tỉ lệ
- Loại giỏi 0 0%
- Loại khá 3 18,75 %
- Loại trung bình 7 43,75 %
- Loại yếu, kém 6 37,5 %

- Kết quả giữa học kì I :


Xếp loại Số lượng Tỉ lệ
- Loại giỏi 1 6,25 %
- Loại khá 4 25 %
- Loại trung bình 7 43,75 %
- Loại yếu, kém 4 37,5 %

- Cuối học kì 1
Xếp loại Số lượng Tỉ lệ
- Loại giỏi 4 25 %
- Loại khá 7 43,75 %
- Loại trung bình 7 43,75 %
- Loại yếu, kém 2 12,5 %

Trường TH B Linh Hồ 16 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Đến cuối học kỳ I không còn em nào chưa biết đọc viết và làm tính

Phần III: KẾT LUẬN

1. Những bài học kinh nghiệm :


- Qua nghiên cứu và tìm hiểu một số biện pháp rèn luyện học sinh yếu
trong học kỳ 1 năm học 2013 - 2014 tại lớp 2B Trường Tiểu học B xã Linh Hồ,
bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau :
- Trước tiên cần phải tiến hành việc điều tra tìm hiểu từng đối tượng học
sinh cụ thể, theo dõi sự tiến bộ của các em trong từng thời điểm để có biện
pháp, phương pháp và nội dung phụ đạo phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội.
- Việc rèn cho học sinh yếu cần phải thực hiện bằng nhiều con đường và
qua nhiều hình thức khác nhau.
- Khi thực hiện phụ đạo học sinh yếu cần tránh việc xúc phạm đến nhân
cách học sinh, cần phải kiên trì, thương yêu, gần gũi và giúp đỡ các em.

2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:


- Việc rèn học sinh yếu không phải là việc một sớm một chiều mà cả một
quá trình thống nhất, tích cực của cả thầy và trò, là hoạt động đồng bộ của tất cả
giáo viên các khối lớp.
- Việc rèn học sinh yếu ở tiểu học là điều cần thiết, tuy nhiên mỗi giáo
viên sẽ có phương pháp riêng của bản thân nhưng dù thế nào đi nữa mối quan
hệ tốt giữa giáo viên và học sinh, không khí tươi vui trong các giờ học, việc
hình thành thái độ học tập đúng đắn cho học sinh, động viên, khen thưởng kịp
thời… chính là những yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công.

3. Khả năng ứng dụng, triển khai :


Tóm lại, để hoàn thành nhiệm vụ trọng trách người giáo viên chúng ta
phải quyết tâm khắc phục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trở ngại thực
hiện. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cách nghĩ cách làm, cách nhìn đối với
học sinh xem các em là chủ thể của mọi hoạt động, làm sao để học sinh chúng
ta được học tập rèn luyện trong một bầu không khí vui tươi cởi mở, lành mạnh,
bước đầu kích thích sự hứng thú ham thích, tự tin, chủ động. Trường lớp là gia
đình, là mái ấm của các em được như thế thầy cô phải đầu tư thiết kế một
phương pháp để chuyển tải nội dung từng bài học. Một lần nữa bản thân giáo
viên hãy tự học, tự rèn, tự tin trên tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy mà
chúng ta đều đã được học hỏi, nghe thấy và áp dụng nhưng cũng phải linh hoạt,
nhạy bén thích nghi với điều kiện thực tế của trường, lớp mình phụ trách mình
miễn sao học sinh của chúng ta thật sự hứng thú học tập để đạt chất lượng và
hiệu quả.

4. Những kiến nghị, đề xuất :

Trường TH B Linh Hồ 17 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Đề nghị Ban giám hiệu và các đoàn thể thường xuyên hỗ trợ những em
có hoàn cảnh khó khăn thường là những em học sinh yếu, để các em đạt kết
quả tốt hơn ở cuối năm.
Ban giám hiệu nhà trường phải quan tâm, có chủ trương yêu cầu giáo
viên các lớp đánh giá thực chất, nhằm tạo cho các em đủ điều kiện học lên lớp
trên.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá
trình rèn luyện học sinh yếu, không tránh khỏi những sai sót. Mong được sự góp
ý của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!

Linh Hồ, ngày 10 tháng 1 năm 2014


Người viết sáng kiến

Đinh Tiến Mạnh

Trường TH B Linh Hồ 18 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
CHƯA NGOAN
Ngày tạo: 09/05/2012 Lượt xem: 14150
Sáng kiến kinh nghiệm: “ Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan”
Người soạn: Nguyễn Thị Toàn

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trẻ em là tương lai của đất nước . Vì vậy trong nhiệm vụ giáo dục hiện
nay , việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng
. Muốn trở thành người có ích cho xã hội thì cần phải hội đủ hai điều kiện :
đức và tài như Bác Hồ đã từng nói :“ Có đức mà không có tài thì làm việc
gì cũng khó , còn có tài mà không có đức thì là người vô dụng ”. Câu nói ấy
của Bác vô cùng thấm thía trong lòng mỗi thầy, cô giáo chúng ta.
Muốn phát triển con người toàn diện, muốn đào tạo nhân tài của đất
nước, chúng ta không chỉ dạy cho các em giỏi về văn hoá mà còn phải làm tốt
công tác giáo dục đạo đức cho các em. Đặc biệt là giáo dục các em học sinh
Tiểu học. Người xưa đã dạy: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Qua nhiều năm giảng
dạy ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục hành vi đạo đức cho các em
là vô cùng cần thiết. Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội
đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những
lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ
dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu
cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình
đất nước. Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc
xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về
nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là : “Tài và Đức”.
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc,
cái tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là
một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan
tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong
cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh
thuộc dạng cá biệt chưa ngoan, mất lễ phép với người lớn yếu kém về đạo đức.
Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, học lực
kém dẫn đến bỏ học làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong
lớp học và ảnh hưởng đến toàn trường, sâu xa hơn là gánh nặng của xã hội.
Là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp
học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em
có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời
tiến bộ qua từng ngày. Trong việc thực hiện các nề nếp, việc tham gia thực hiện
các phong trào do Liên đội cũng như nhà trường phát động trong học sinh, nhà
trường và Liên đội luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa

Trường TH B Linh Hồ 19 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
ngoan, chưa lễ phép từ những việc làm đơn giản như: Đi thưa về trình, biết chào
hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ, với thầy cô và người lớn…

1. Cơ sở lí luận:

- Giáo dục là một quá trình liên tục, giáo dục suốt đời, giáo dục Tiểu học có tính
chất nền tảng trong hệ thống giáo dục, nhằm chuẩn bị cho học sinh, thanh niên
trực tiếp bước vào đời. Đối với học sinh, không phải em nào cũng ngoan ngoãn
nghe theo lời của thầy, cô giáo , có những em đến trường không tuân theo nội
quy của nhà trường , thiếu lễ phép , gây mất trật tự trong lớp học , … Đối
tượng những học sinh này thì số lượng không nhiều nhưng nó lại là vấn đề cần
phải quan tâm . Nhiều lúc , tôi phải đau đầu, nhức óc không biết dành bao
nhiêu thời gian cho những học sinh cá biệt này .

- Học sinh chưa ngoan chưa lễ phép là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ
bình thường của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ
thường ngày trẻ chưa ngoan, chưa lễ phép còn được gọi là trẻ “khó dạy”,
“ chậm tiến”…

- Giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công
tác chủ nhiệm.
- Đạo đức học sinh trong lớp quyết định nề nếp thi đua của lớp được nâng cao,
đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt, chuyên cần, duy trì sĩ số.
- Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh, là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là người triển khai mọi hoạt
động của nhà trường đến từng học sinh.

2. Cơ sở thực tiển:

- Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, mỗi giáo viên cần xác
định nhiệm vụ chủ yếu đối với học sinh là giáo dục, giáo dưỡng. Trong quá
trình giảng dạy ta không nên coi nhẹ hai nhiệm vụ đó, bởi giáo dục và giáo
dưỡng mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục
mới. Có giáo dục tốt từng học sinh cá biệt trong lớp thì tập thể mới đi lên ,
mới vững mạnh, mới tạo ra thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất – nhân cách mới
xứng đáng là những con người trong xã hội tương lai. Đấy chính là điều mà tất
cả chúng ta phải trăn trở trước thực trạng hiện nay, vì thế, tôi xin đưa ra một số
vấn đề về “ Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan” để chúng ta cùng
nhau nghiên cứu. Bỡi lẽ, điểm tựa vững chắc nhất của các em là gia đình và nhà
trường, trong đó đặc biệt quan trọng là giáo viên chủ nhiệm.

II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU:

1. Mục đích:
Trường TH B Linh Hồ 20 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh

- Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức học sinh ở lớp, ở trường thông qua đó đề
ra một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả.

- Hướng dẫn học sinh có thói quen đi thưa về trình, biết lễ phép với người lớn,
biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Không nói tục, chửi thề…ý thức hơn
trong học tập.

2. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:


- Học sinh lớp 3/A Trường TH Lê Hồng Phong.
- Phương pháp Điều tra - quan sát.
- Phương pháp kiểm tra - đánh giá.
- Phương pháp trò chuyện, nêu gương, tuyên dương, khen thưởng.
- Tổ chức các hoạt động thi đua, nghiên cứu , lí luận.
PHẦN HAI: NỘI DUNG

I. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH:

1. Về thuận lợi:

- Trường TH Lê Hồng Phong là trường tiên tiến của Thành phố. Là ngôi trường
có bề dày thành tích và truyền thống hiếu học. Địa bàn đã hoàn thành phổ cập
giáo dục.
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, ban giám hiệu nhà trường, sự
nhiệt tình của hội phụ huynh, cùng tâp thể giáo viên trong nhà trường.

2.Về khó khăn:

- Phần lớn học sinh rất hiếu động, đua đòi theo phim ảnh và một số trò chơi trên
Internet.
- Là học sinh địa bàn con em đa số là nông dân, có trình độ dân trí thấp, phần
lớn chỉ học hết cấp II, điều kiện cho con cái học hành còn gặp nhiều khó khăn,
một số gia đình con cái học đến cấp hai là đã tự mãn. Khi nghĩ học, lứa tuổi này
các em đã tạo ra tiền dễ dàng, nên không coi trọng vấn đề đạo đức.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã nâng cao chất lượng cuộc sống, gây ra
những biến động về giá trị đạo đức: tự do ngôn luận, tính lễ phép, tính trung
thực, tính chăm chỉ bị suy thoái trầm trọng so với những năm học trước

II. NHỮNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

1. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan, chưa lễ phép và tác
hại.

Trường TH B Linh Hồ 21 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
* Nguyên nhân:

- Do tính hiếu động, sự lôi kéo của bạn bè xấu, sự thiếu quan tâm của gia đình,
nhà trường và xã hội. Vô tình đã thu hút các em vào những việc làm không tốt,
các em thường tỏ ra chai lì, không cảm thấy xấu hổ khi bị phê bình, có phản ứng
gay gắt, không lành mạnh… Những học sinh này thường biện hộ cho hành vi
sai lệch của mình. Các em thường lừa dối cha mẹ, thầy cô, các em thường đánh
nhau trong và ngoài nhà trường. Bắt chước những thói hư tật xấu của bạn bè
xấu. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng phạm pháp ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày
càng tăng và tình trạng bỏ học diển ra phổ biến như hiện nay.
* Tác hại: Việc học sinh chưa ngoan, chưa lễ phép, bỏ học sẽ gây nhiều tác hại:
- Đối với xã hội: Làm xã hội chậm phát triển, mất trật tự xã hội là gánh nặng
của xã hội.
- Đối với gia đình: Những học sinh này là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến các
thành viên còn lại trong gia đình. Nói chung những em này luôn mang đến cho
gia đình nhiều phiền toái. Dẫn đến tương lai của các em mù mịt.
- Đối với nhà trường: Gây trở ngại lớn đến nề nếp, chất lượng, nội qui của lớp.
Làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, thậm chí còn để lại tai tiếng cho
trường, cho lớp.
- Đối với tập thể bạn bè: Các em này thường lôi kéo bạn bè tiêm nhiễm những
thói hư tật xấu của mình, gây ảnh hưởng lớn đến gia đình, nhà trường và xã hội.
- Đối với giáo viên: Luôn phải bận tâm với những phần tử hư hỏng này, phải
luôn tìm ra biện pháp phù hợp để hướng thiện cho các em, nó còn gây ảnh
hưởng đến việc đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên.
- Đối với bản thân: Các em này sẽ bị ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sự tiến
thân của các em sau này.

2. Tiến trình thực hiện .

* Khái quát về thành tích học tập và các hoạt động hàng ngày của các em thông
qua việc sử dụng các phương pháp đã nêu ở phần I để tiến hành nghiên cứu.

+ Đọc tài liệu, tham khảo sách báo.

Cụ thể:
- Giáo trình tâm lí học Đại cương
- Giáo trình giáo dục học tiểu học I ( NXB Đà Nẵng ) và các tài liệu đề cương
bài giảng tâm lí học, giáo dục học.

+ Phương pháp trao đổi - trò chuyện:

- Tìm hiểu trực tiếp học sinh lớp 3/B được nghiên cứu để nắm bắt được những
thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
- Tiếp xúc gia đình của các em để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biểu
hiện chưa ngoan ở một số em, từ đó có hướng giúp đỡ các em vươn lên.

Trường TH B Linh Hồ 22 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
+ Phương pháp quan sát:

- Thông qua hoạt động học tập, vui chơi. Người thầy nắm rõ hơn những biểu
hiện hành vi đạo đức của các em. Qua đó làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên
cứu.
* Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc có những biểu hiện chưa ngoan,
mất lễ phép và dẫn đến bỏ học ở các em. Qua thực tế nhiều năm làm công tác
chủ nhiệm và giảng dạy, tôi có thể phân loại và xác định nguyên nhân như sau:

a) Học sinh cá biệt về đạo đức do thiếu sự quan tâm chỉ dạy của
gia đình:

- Những học sinh này thường xuất thân từ con nhà nghèo , bố mẹ lao động
vất vả , gia đình đông anh em , cơ sở vật chất cũng như tinh thần bị thiếu thốn ,
cha mẹ chỉ đáp ứng cho con ăn no, không có thời gian giáo dục , chăm sóc chu
đáo cho con. Những em thuộc hoàn cảnh trên thường ở nhà phụ giúp gia đình
không có thời gian học hành, vui chơi dẫn đến học yếu , lười học . Nhiều em vì
thiếu thốn mà sinh ra ăn cắp vặt , …
- Giáo viên phải nhanh chóng tiếp xúc , gặp gỡ cha mẹ các em và trao đổi với
họ về những chỗ hổng cần thiết để họ hiểu và có biện pháp khắc phục,
động viên phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục con cái mình bằng nhiều hình
thức khác nhau .
- Ở trường , giáo viên phải động viên , khuyên răn , nhắc nhở đưa ra những
tấm gương tốt cùng hoàn cảnh để các em học tập trong suốt quá trình tìm hiểu
và giáo dục, tránh tình trạng coi thường và mặc xác học sinh mà phải luôn
coi trọng các em , hi vọng các em phải trở thành người tốt.
b) Đối tượng học sinh cá biệt do sự quan tâm giáo dục của gia đình
không đúng: - Cha mẹ quá thương con , nuông chiều con hết mực , con
muốn gì , cha mẹ đáp ứng
ngay . Những em này xuất thân từ những gia đình giàu có , con đòi hỏi gì cũng
cho mà
quên đi việc giáo dục , để ý xem con mình là người như thế nào.
- Giáo viên đến gặp phụ huynh để trao đổi trực tiếp về việc giáo dục con cái
trong gia đình , chỉ và giải thích cho họ hiểu không nên chiều chuộng con quá
mức mà phải hạn chế , điều chỉnh hành vi của con mình , không nên cho con
quá nhiều tiền , hoặc mua cho con những đồ chơi bạo lực mà nên mua cho
con những đồ chơi phục vụ cho việc học tập , óc sáng tạo
- Ở trường , giáo viên nên theo dõi báo cáo những biểu hiện hằng ngày của
học sinh , có biện pháp phối hợp đúng lúc.
c) Học sinh cá biệt về đạo đức do cha mẹ là người thiếu văn hoá .
- Cha mẹ đối xử nhau không tốt, thường hay đánh đập, chửi bới nhau . Các em
lớn lên trong môi trường không tốt như thế chắc chắn sẽ bị hư hỏng , thiếu
sự quan tâm giáo dục của nhà trường, thầy cô thì buồn rầu dẫn đến hiện
tượng chán nản , bỏ học, rong chơi hư hỏng.

Trường TH B Linh Hồ 23 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
- Trong trường hợp này , giáo viên nên gặp cha mẹ học sinh để trao đổi và chỉ
cho họ thấy được sự sai lầm của họ đã dẫn đến sự hư hỏng sai lầm cả đời con .
Hãy vì con mà thay đổi cách nhìn , cách sống , cách cư xử trong gia đình , làm
cho họ hiểu con cái chịu ảnh hưởng rất lớn ở cha mẹ . Gia đình là tế bào của
xã hội , là cái nôi nuôi con khôn lớn nên người.
Ngoài ra , giáo viên phải làm cho học sinh hiểu được cần phải nói
năng chuẩn mực , lễ độ trong giao tiếp , giáo viên luôn động viên an ủi , chia
sẻ , đưa ra phương hướng để học sinh vươn tới.
d) Học sinh cá biệt về đạo đức do ảnh hưởng của bạn bè xấu xung
quanh .
- Các em sống ở gia đình lành mạnh nhưng giao lưu với nhóm bạn bè không tốt,
bị bạn rủ rê , tác động làm cho các em đó suy thoái về đạo đức.
- Các em chưa có ý thức chắc chắn thường bắt chước các thói hư , tật xấu của
bạn bè . Giáo viên cần gặp gỡ chính quyền địa phương nơi đó , trao đổi với cha
mẹ các em để tìm biện pháp ngăn cấmviệc giao lưu của các em với những người
xấu xung quanh. Cùng với gia đình theo dõi cách ăn nói , cách cư xử của các
em , ngăn cấm học sinh chửi thề , nói tục , làm cho học sinh thấy được lỗi
lầm và có ý thức khắc phục . Giáo viên cần phát động phong trào: “ Nói lời
hay , làm việc tốt “ trong trường , trong lớp và nhắc nhở lẫn nhau cùng tiến bộ.

e) Cũng có những học sinh cá biệt do thiếu tình thương yêu của
bạn bè và người thân.

Đối với những em này , giáo viên là người có trách nhiệm nhiều nhất ,
thay cho cha mẹ giáo dục các em , gặp người đang chăm sóc em để tâm sự ,
trao đổi để họ tạo cho các em cuộc sống thoải mái hơn , dễ gần hơn , thường
an ủi , nhắc nhở các em , làm cho các em thấy rằng: “ Giáo viên là người mẹ
hiền , lớp học như một gia đình đầm ấm”.

3. Biện pháp thực hiện:

* Phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh : học bạ, số điện thoại, hoàn cảnh gia
đình…. để liên hệ với phụ huynh khi cấp bách.

* Xây dựng ban cán sự lớp với tinh thần tự quản, ý thức trách nhiệm cao.

- Bầu cử những em có năng lực và được tập thể tín nhiệm.


- Báo cáo trung thực những diễn biến xảy ra hàng ngày cho giáo viên chủ
nhiệm.
- Làm việc đúng lề lối quy định, đúng vị trí các chức danh.
Trường TH B Linh Hồ 24 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh

* Xây dựng tập thể lớp đoàn kết , vững mạnh, có tinh thần yêu thương và giúp
đỡ lẫn nhau.

- Gần gũi, thương yêu ,trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu
hướng sở thích của học sinh, giúp các em nêu ra “điều em muốn nói”.
- Tạo môi trường thân thiện để các em thấy được "mỗi ngày đến trường là một
niềm vui".
- Khiêu gợi và từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh, cùng
thi đua giúp đỡ lẫn nhau.
- Biết động viên thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, hay gặp khó khăn, hoạn nạn.

* Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục.

- Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối
tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều
sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi
người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông
qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo… do nhà trường
và Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá lành đùm
lá rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”…
- Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắt cho các em, giúp các em
không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẩng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn về
vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo về
kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với
nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên trong
gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo.
- Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết hợp
với ban ngành địa phương làm lành mạnh, trong lành môi trường sống, không
còn những tệ nạn, những thói hư tật xấu…làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai
sau.

Nhiệt tình, linh động với công việc, công bằng với học sinh, khen thưởng và
phê bình kịp thời.

-Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp thời
cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh.
- Một năm học GVCN đến nhà học sinh ít nhất một lần để nắm thông tin, thuyết
phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.
- Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy định,
xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả
- Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha mẹ học
sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả.
- Cuối tuần khen thưởng, xử lý kịp thời, dù chỉ những tiến bộ chậm chạp.
Trường TH B Linh Hồ 25 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
- Luôn có lòng vị tha đối với các em, bỏ qua những lổi lầm, để tạo niềm tin và
tạo cơ hội tiến bộ.
- GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi đạo đức nhà
giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
- Tăng cường thực hiện các phong trào:
Phong trào với tên gọi “ Mười biết ” : biết lễ phép, vâng lời;
biết chào hỏi; biết mạnh dạn, tự tin, biết giúp đỡ bạn, người khác; biết giữ
vệ sinh phòng bệnh, biết tự giác học tập, tự làm chủ bản thân, tự phục vụ,
biết tích cực tập thể dục, chơi thể thao; biết chăm đọc sách , chăm học, biết
chấp hành nội qui của trường, biết chấp hành qui định an toàn giao thông.
Phong trào với tên gọi “Mười không ” : không xả rác , không
làm dơ bẩn tường , không làm mất màu xanh, không đánh bạn, không nói
dối.nói bậy, không đi học trễ, không quay cóp trong học tập, kiểm tra,
không mua hàng rong, hàng không an toàn vệ sinh, không lấy cắp đồ dùng
của bạn, không lãng phí điện , nước,...
Giáo viên chủ nhiệm cụ thể hóa kế hoạch hoạt động tập thể theo tuần, đánh
giá, tuyên dương, góp ý cụ thể đối với học sinh của lớp.
- Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải thường xuyên làm
tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên thăm hỏi gia đình các em. Mỗi giáo
viên phải có lòng vị tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình.
Công bằng trong thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái,
động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti và
vươn lên. Ngoài ra giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của
các em, qua đó phân tích lí giải những ý kiến của các em, tạo cơ hội cho các em
tâm sự những gút mắc trong các em.
Giáo viên cần tổ chức đa dạng hình thức học tập. Tuỳ theo nội dung từng
bài mà học sinh được luyện tập các thao tác, các hành vi đạo đức bằng nhiều
phương pháp và hình thức khác nhau như: đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò
chơi, giải quyết vấn đề, động não, dự án, kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, trực
quan, khen thưởng… học cá nhân; theo lớp và theo nhóm; học ở trong lớp,
ngoài sân trường và tham quan .Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức
làm cho không khí học tập trở nên sôi nổi, sinh động, hứng thú đối với học sinh
hơn. Từ đó, các em có thể tự tin vận dụng chúng vào thực tiễn sống của mình.
Bên cạnh đó, nó còn tăng cường giáo dục mối quan hệ đạo đức mang tính nhân
ái giữa các em, rèn cho học sinh tính tự tin, dạn dĩ hơn, giáo dục ý thức ham học
hỏi mang lại niềm vui nhận thức; phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập
của các em.

III. KẾT QUẢ:

Qua kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở tiểu học nói
trên , bản thân tôi đã áp dụng cho lớp chủ nhiệm của mình . Tôi thật sự hài lòng
về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn
với thầy cô, không còn hằn học, không nói tục, chửi thề. Các em ngày càng lễ
phép hơn với người lớn, với thầy cô, không còn học sinh cá biệt về đạo đức và
tính tập thể trong lớp được phát huy cao hơn. Cụ thể là:
Trường TH B Linh Hồ 26 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh

Đầu năm Cuối học kì I Cuối học kì II


Năm học
( HS chưa ngoan) ( HS chưa ngoan) ( HS chưa ngoan)
Năm 2010 - 3 /29 em 1/29 em 0/29 em
2011
Năm 2011 – 4 / 35 em 2/35 em 0/34 em
2012
Bên cạnh đó, đề tài này còn giúp cho người giáo viên nắm rõ những
nguyên nhân dẫn đến việc các em chưa ngoan, chưa lễ phép và đề tài còn đề ra
những phương pháp giải quyết hữu hiệu giúp người giáo viên có thể từng ngày
uốn nắn, giúp đỡ, hướng dẫn các em trở người học sinh tốt, xứng đáng là con
ngoan trò giỏi - Cháu ngoan Bác Hồ.
- Học sinh chấp hành và thực hiện tốt các nề nếp qui định của trường.
- Đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ, ăn mặc đồng phục sạch sẽ, gọn
gàng.
- Nói lời hay, làm việc tốt; không còn học sinh nói tục, nói bậy; nhặt được
của rơi trả lại cho người bị mất.
- Có tinh thần đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Biết giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập, cụ thể các
em đã giúp đỡ được các bạn như: Trần Thị Thu Hoài; Trần Văn Hải; Trương
Mạnh Thái; Nguyễn Thành Luân...
- Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ.
- Có ý thức vượt khó, trung thực trong học tập.
- Biết tiết kiệm tiền của trong cuộc sống.
- Biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt…hằng ngày một cách hợp lý
- Biết lao động tự phục vụ bản thân.
- Biết giữ gìn và bảo vệ trường lớp xanh- sạch- đẹp.
- Chấp hành và thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Có thói quen hành vi đạo đức trong cuộc sống hằng ngày đã tạo cho các
em chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Kiên trì rèn chữ viết, giữ vở sạch, tự
tin trong cuộc sống.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

- Để “ Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan” đạt kết quả như mong
muốn, mỗi chúng ta cần thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục sau:
1/ Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học,
trước hết ta phải kịp thơi, thường xuyên làm cho giáo viên, cha mẹ học sinh và
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nắm vững những yêu cầu nội dung, biện
pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Tránh tư tưởng xem nhẹ nhiệm vụ giáo dục
đạo đức học sinh, tránh tình trạng thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua loa, mang
tính hình thức, không có hiệu quả.
2/ Phải giảng dạy thật tốt môn Đạo đức. Bỡi môn học Đạo đức là môn học quan

Trường TH B Linh Hồ 27 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
trọng để giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Thông qua môn
Đạo đức để hình thành cho các em kiến thức về chuẩn mực đạo đức đã học.
3/ Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, chủ yếu thông qua hai con đường:
con đường dạy học và con đường tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Do đó
chúng ta cần tổ chức các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là các hoạt động
phong trào, các hoạt động thi đua, các hoạt động thực tiễn,…Thông qua các
hoạt động đó để giáo dục đạo đức cho học sinh. Hoạt động càng phong phú, đa
dạng, thì quá trình giáo dục học sinh càng có hiệu quả tốt. Không tồn tại một
hình thức tổ chức hoạt động giáo dục nào được coi là vạn năng, có thể thay thế
cho các hình thức còn lại. Vì vậy ở Tiểu học chúng ta cần phối hợp các hình
thức tổ chức hoạt động để bổ sung cho nhau, phát huy ưu thế của từng hình thức
tổ chức.
4/ Phải nắm vững tình hình học sinh, điều kiện giáo dục của nhà trường… để
xây dựng kế hoạch giáo dục và đề ra các biện pháp thực hiện một cách thiết
thực nhất. Cần phối hợp tốt giữa giáo dục nhà trường- gia đình - xã hội.
5/ Giáo dục học sinh cũng cần thường xuyên theo dõi diễn biến, đánh giá tình
hình và kết quả giáo dục. Đối tượng để đánh giá ở đây là cả tập thể (trường, lớp)
và từng cá nhân học sinh, vì thế phải đánh giá cả phong trào lẫn tư tưởng, tình
cảm, hành vi và thói quen của học sinh. Đánh giá kết quả giáo dục phải thông
qua quan sát, theo dõi của cá nhân. Việc tổ chức, theo dõi cần được tiến hành
thường xuyên, liên tục nhưng việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh, thì
phải theo định kì theo qui chế đã qui định.
- Qua kinh nghiệm thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt , tôi rút ra
bài học sau:
a) Bài học về tư cách giáo viên: Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo
viên cần phải là người chuẩn mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo .
Giáo viên cần phải luôn cân nhắc thận trọng mọi cử chỉ lời nói , việc làm ,
không để học sinh có nhận xét không tốt về thầy cô.
b) Bài học về tìm hiểu học sinh: Quá trình tìm hiểu phải kĩ lưỡng , chính xác
và chín chắn . Tìm hiểu về gia đình, xã hội xung quanh , quan hệ với bạn
bè , thực hiện xem học bạ ở các năm học trước hoặc hỏi thăm giáo viên chủ
nhiệm cũ.
c) Bài học kinh nghiệm trong giáo dục: Giáo dục học sinh cá biệt không nên
nóng vội luôn thể hiện sự thương yêu học sinh , tin tưởng các em sẽ tiến bộ ,
có lúc phải xử phạt nghiêm khắc và tiến bộ.
d) Phối hợp: Cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường , hội phụ huynh , cha mẹ
học sinh . Không nên giáo dục bằng lí thuyết mà phải nêu gương điển hình để
các em học tập.

Trường TH B Linh Hồ 28 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN

- Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế việc giáo dục đạo đức cho học
sinh chưa ngoan ở lớp 3/A trường tiểu học Lê Hồng Phong.Tôi thấy rằng, việc
giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một
quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên
quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải
có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu
sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân
thành, tạo mói quan hệ gần gũi. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với
từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự
tinh tưởng tuyệt đối với giáo viên và hướng các em đến một thói quen xem ngôi
trường như ngôi nhà thứ hai của mình.
- Với những quy tắc đã nêu trên đây chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục
học sinh “chưa ngoan” sẽ có những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo
dục nhân cách cho học sinh không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi
giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm,
BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường. Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của
các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùngquan tâm ủng hộ nhà trường và tham
gia công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” mới có thể tin tưởng đạt được kết
quả tích cực và bền vững.

PHẦN THỨ TƯ: KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

I- Đối với giáo viên:

1/ Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm và giáo dục đạo đức
học sinh theo chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi gắn với chủ
đề năm học .
2/ Tăng cường giáo dục tích hợp qua các môn học có liên quan.: Xác định
trách nhiệm dạy bất kỳ môn học nào cũng phải tham gia thực hiện công tác
giáo dục đạo đức học sinh, kết hợp việc giáo dục đạo đức vào những bài
giảng, những tình huống sư phạm có liên quan, khai thác bài tập thực hành,
xử lý tình huống đạo đức. Phải xem nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
Trường TH B Linh Hồ 29 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
là nền tảng để rèn nền nếp, kỷ cương của trường lớp, góp phần chống lưu
ban, bỏ học.
3/Mỗi giáo viên phát huy tốt vai trò chủ nhiệm, phụ trách chi đội.phối hợp
hoạt động giáo dục theo chủ điểm của chường trình hoạt động đội, tăng
cường giáo dục đạo đức hàng ngày, nắm bắt đặc điểm học sinh để giáo dục
cụ thể.
4/ Giáo viên phải nắm vững quy định về đạo đức nhà giáo, làm cơ sở để tự
rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, qui tắc ứng xử sư phạm, có lối sống
và cách ứng xử chuẩn mực để thực sự làm tấm gương đạo đức học sinh noi
theo ( lời nói gắn liền hành động thực tiễn), mỗi giáo viên luôn trau dồi
chuẩn mực đạo đức, gương mẫu qua từng hành động, luôn dịu dàng hết
lòng thương yêu học sinh, bằng lương tâm chức nghiệp của mình xây dựng
chương trình hành động riêng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Các chương trình hành động của giáo viên được tổng hợp theo các Tổ, Khối
để gửi về Ban Giám hiệu bổ sung vào kế hoạch của trường.
5/ Khuyến khích học sinh tự giác, tự chủ tham gia tích cực các hoạt động
phong trào đoàn đội, chấp hành nội quy, quy định của nhà trường, luật an
toàn giao thông, thực hiện phong trào 10 không , 10 biết, tăng cường giáo
dục đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho học sinh. giúp
đỡ bạn cùng tiến bộ trong học tập, hạnh kiểm.

II- Đối với nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh:

1/ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổng phụ trách xây
dựng kế hoạch hoạt động theo chủ điểm từng tháng.Hàng tuần , sinh hoạt
dưới cờ có đánh giá nhắc nhở khắc phục hạn chế tồn tại, phát huy mặt tích
cực, biểu dương tập thể lớp, cá nhân học sinh tiêu biểu.
2/ Tăng cường tủ sách đạo đức và các hoạt động liên quan (giới thiệu sách,
kể chuyện theo sách, kể chuyện đạo đức Bác Hồ,Tiểu phẩm...) Xây dựng và
cụ thể hóa kế hoạch thực hiện chủ đề : “ Rạng ngời trang sử Đội, vững bước
tiến lên Đoàn ” .phát động thực hiện các phong trào thi đua nề nếp, kỷ luật,
vệ sinh, kế hoạch nhỏ, nụ cười hồng phong trào học tập làm theo 5 điều Bác
Hồ dạy thiếu nhi.
3/ Giới thiệu tìm hiểu các di tích văn hóa, di tích lịch sử , tham quan thăm
viếng, học tập.( Đài liệt sĩ, Bảo tàng . . .)
4/ Tổng phụ trách Đội tham mưu kế hoạch, biện pháp hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm phụ trách chi đội, đoàn
viên TNCS hỗ trợ, phối hợp tổ chức hoạt động ,giáo dục đạo đức theo chủ
điểm, phong trào thi đua, phong trào hoạt động khác.
5/ Tăng cường các hình thức tuyên truyền thông tin , giáo dục theo chủ đề,
biểu dương gương tốt, phát động phong trào chia sẽ giúp bạn, giúp người
hoạn nạn.
Trên đây là một số vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan
mà tôi đã suy nghĩ. Tôi tin chắc rằng nếu chúng ta quan tâm đúng mức và thực
hiện tốt các biện pháp trên thì sẽ không còn tình trạng học sinh chưa ngoan ở

Trường TH B Linh Hồ 30 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
trong nhà trường. Tuy nhiên không sao tránh khỏi những hạn chế của nó, rất
mong đồng nghiệp cùng đóng góp để hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đông Hà, ngày 25 tháng 4 năm 2012

Người viết

Nguyễn Thị Toàn

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2
Ngày tạo: 08/05/2012 Lượt xem: 7352
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2
Người soạn: Phan Thị Kim Yến
Sáng kiến kinh nghiệm
Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2
I. Đặt vấn đề:
- Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc
học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ
đọc thông, viết thạo phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của
một quá sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Kết quả việc rèn chữ
viết cho học sinh không trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu
dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo
Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc
máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy.
Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. Ở trong trường tiểu học
cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng
đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là
học sinh rất yêu thích với chiếc bút kim của mình hơn là những loại bút chấm
mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy
định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô
giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó.
Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước”, giáo viên viết như
thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 2. Cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của
nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn
luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với
thầy và bạn đọc bài của mình”.
Trường TH B Linh Hồ 31 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Thật vậy, nhìn trang vở của học sinh với những dòng chữ đều tăm tắp, sạch sẽ
thì cả cha mẹ và thầy cô đều dấy lên một niềm vui. Chúng ta như đặt niềm tin
vào tương lai con trẻ.
Việc rèn chữ viết cho học sinh còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng
cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ.
Nhưng muốn viết thạo trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự dìu dắt tận tình của
các thầy giáo, cô giáo.
Trong trường tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với
dạy học vần, chính tả, tập làm văn, việc ghi bài vào vở các môn học, vở luyện
viết chữ đẹp của học sinh.
Dạy tập viết không chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về
chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm bắt
được các tri thức cơ bản về cấu tạo các chữ cái tiếng Việt được thể hiện trên
bảng cài, bảng lớp, bảng con, trong vở tập viết và vở ghi bài các môn học
khác… Đồng thời, học sinh được giáo viên hướng dẫn các yêu cầu kỹ thuật viết
từng nét chữ để hình thành nên một chữ cái rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu.
Ở giai đoạn đầu, trọng tâm của việc dạy tập viết là dạy viết chữ cái và kết
nối các chữ cái lại để ghi tiếng.
Ở giai đoạn cuối, song song với việc rèn viết chữ hoa, học sinh còn được
rèn viết văn bản, có thể là: nhìn một đoạn văn, đoạn thơ chép lại cho đúng (tập
chép) hoặc nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh viết bài vào vở (nghe viết) hoặc
nhớ để viết lại (nhớ viết).
- Đầu năm vào nhận lớp 2C tôi cũng rất băn khoăn nhiều em viết chữ rất
xấu . Viết chưa đúng mẫu nhất là các nét khuyết . Từ đó tôi mới nảy ra ý tưởng.
Phải tìm một số biện pháp , một số việc làm để giúp cho các em hứng thú trong
giờ học tập viết , trong các tiết học chính tả. Giáo viên phải tỉ mẫn hơn. Cho nên
tôi đã có kế hoạch từ đầu năm , chọn ra các đối tượng để rèn . Cứ một tháng tôi
kèm cho 3em . nếu 3 em đó viết chưa được , tháng kế tiếp tôi lại kèm tiếp . Cho
đến lúc nào các em đó viết đúng .
II. Kế hoạch :
- Từ đầu năm học 2011- 2012 tôi đã đề ra một số kế hoạch cụ thể như
sau:- Tháng 9 tôi kèm 3em
Em: Đoàn Thị Hiền, em Nguyễn Thị Mỹ Linh, em Võ Văn Tài
- Tháng 10 Em Tài chưa tiến bộ tôi lại kèm tiếp và thêm 2 em nữa
Đó là em Nguyễn Khánh Vân , em Nguyễn Thị Phương
Tháng 11 tôi kèm thêm em Nguyễn Hữu Xuyên , em Nguyễn Thị
Thảo,em Võ Văn Tài.
Tháng 12 tôi kèm em Võ Văn Tài , em Nguyễn Thị Phương và em Lê Thị
Thạnh
Tháng 1và tháng 2 tôi nhận thấy trong số 12 em đó có em Tài và em
Vân, em Phương còn chậm Viết thường hay sai lỗi chính tả nên qua kì 2 tôi lại
có hướng kèm tiếp cho những em đó .
Tháng 3 và tháng 4 tôi nhận thấy các em đó tiến bộ hẳn và tôi cứ tiếp tục
nhắc nhở kềm cặp cho các em đó để chuẩn bị thi học kì 2 có kết quả tốt hơn .
III. Những biện pháp thực hiện

Trường TH B Linh Hồ 32 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
* Về tri thức: giáo viên cần dạy cho học sinh những khái niệm về dòng kẻ
(đường kẻ) tương ứng với bao nhiêu ô li? Đặt bút ở đường kẻ nào? Dừng bút ở
đường kẻ nào? Chữ cái đó có mấy nét? Tên gọi của các nét? Vị trí của dấu phụ,
dấu thanh đặt ở đâu? Cách nối nét như thế nào?… Từ đó hình thành cho học
sinh những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ
viết.
Ví dụ: Học sinh viết chữ O có hình dáng như hạt gạo, giáo viên cho học sinh
xem chữ O mẫu rồi hỏi: Chữ O giống hình gì? - học sinh trả lời: Chữ O giống
quả trứng gà, giống số 0… Từ đó, giáo viên cho học sinh so sánh và hướng dẫn
học sinh viết đúng.
* Về kỹ năng: Trước khi cho học sinh viết bài vào vở, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
a/ Tư thế ngồi viết: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn,
đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 - 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề
vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải
cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái
sang phải và từ phải sang trái dễ dàng.
b/ Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón
cái và ngón giữa. Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái giữ bên trái thân
bút; đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút. Khi viết 3 ngón tay này giữ bút,
điều khiển bút dịch chuyển. Ngoài ra cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay,
khuỷu tay khi viết.
Tiếp theo, giáo viên dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản
đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút và cách nối
nét. Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở
kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết
nhanh.
Giáo viên viết mẫu:
Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp
học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo
viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho
học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay
của giáo viên viết từng nét chữ.
Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế
nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết
dấu phụ và dấu thanh.
Hướng dẫn học sinh luyện tập viết:
a. Luyện viết trên không
Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi
tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo
viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ
năng viết các nét cho đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 - 3 lần.
b. Luyện viết trên bảng con, bảng lớp
- Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ
cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh viết
những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.
Trường TH B Linh Hồ 33 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
- Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát
lại chữ mẫu; giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của
bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai.
- Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh
chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh.
c. Luyện viết bài vào vở
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào?
Viết mấy dòng?
- Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi
viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu
viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các
chữ, các cụm từ.
- Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho
một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học
sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên.
Chấm, chữa bài:
- Giáo viên chấm điểm từ 5 - 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm
những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số bài viết
của các học sinh còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời chữa cách viết
của học sinh ở tiết sau.
- Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách
viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.
- Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học
sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các
nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua.
Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua.
IV. Kết quả :
Do nắm được vai trò quan trọng của môn Tập viết nên những việc làm
trên đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập viết.và
chính tả.Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch
dòng kẻ, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều, bài viết sạch
đẹp: tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh
cũng nâng lên. tình trạng viết sai lỗi chính tả thì còn rất ít.
Kết quả xếp loại giữ vở sạch viết chữ đẹp của các tháng như sau:
Tháng 9 + 10
Loại A: 12 em Tỉ lệ 45,6 %
Loại B: 10 em Tỉ lệ 38 %
Loại C: 5 em Tỉ lệ 16,4%
Tháng 11 + 12
Loại A: 15 em Tỉ lệ 57 %
Loại B: 8 em Tỉ lệ 30,4 %
Loại C: 4 em Tỉ lệ 12,6 %
Tháng 1 + 2 + 3
Loại A : 18 em Tỉ lệ 68,4 %
Loại B: 7 em Tỉ lệ 26,6%
Trường TH B Linh Hồ 34 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Loại C: 2 em Tỉ lệ 5 %
Tháng 4+5
Loại A: 20 em Tỉ lệ 76 %
Loại B: 7 em Tỉ lệ 24 %
Trên đây là một số bước cơ bản cần thực hiện trong một tiết tập viết ở
tiểu học. Giáo viên nên căn cứ vào tình hình của từng lớp để tổ chức giờ dạy
theo một trình tự hợp lý. Điều quan trọng, mỗi bản thân thầy, cô giáo phải ra
sức rèn luyện chữ viết của mình để làm tấm gương cho học sinh noi theo qua
việc rèn chữ viết ở vở luyện viết chữ đẹp, qua những trang giáo án… tham gia
thi viết chữ đẹp ở các cấp cơ sở.
Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà
có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và
trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.

Đông Hà, ngày 26 tháng 04 năm 2012


Người viết

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP HAI HỌC TỐT PHÂN
MÔN TẬP LÀM VĂN
I. Đặt vấn đề:
Nội dung Tập làm văn lớp Hai cung cấp cho học sinh (HS) các kĩ năng
nói, viết, nghe, phục vụ cho học tập và giao tiếp. Ngoài các dạng bài dạy về các
nghi thức lời nói tối thiểu, về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng
ngày, phân môn Tập làm văn lớp Hai còn rèn cho HS kĩ năng diễn đạt và kĩ
năng nghe.Ở lớp Một, thông qua môn Tiếng Việt học âm, vần, HS được luyện
nói từng câu ngắn, đã được tập kể lại câu chuyện. Tuy nhiên, do vốn từ của các
em còn ít nên việc diễn đạt còn rất hạn chế. Thực tế đến đầu năm lớp Hai hầu
hết HS chỉ nói được những câu ngắn, trả lời chưa đủ ý, diễn đạt còn rời rạc.Do
đó, nhiệm vụ của giáo viên lớp Hai là tiếp tục rèn kĩ năng diễn đạt cho các em.
Chính vì mục tiêu đó, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai
học tốt phân môn Tập làm văn dạng bài kể ngắn …” .
II. Cở sở lý luận:
Phân môn Tập làm văn lớp Hai dạy cho HS nắm được các nghi thức lời
nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, …; nắm được một số kĩ năng phục vụ
học tập và đời sống hằng ngày; kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người,
vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi; nghe – hiểu được ý kiến
của bạn. Các bài tập làm văn thường gồm hai dạng chính: nói – kể và viết.
Nhưng bao giờ dạng bài tập nói – kể cũng được thực hiện trước rồi mới đến
dạng viết.
Ví dụ: Bài tập 1: Kể về ông, bà (hoặc một người thân) của em. Bài tập 2:
Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về
ông, bà hoặc một người thân của em. Như vậy, ở lớp Hai kĩ năng cần giúp các
em rèn luyện trước tiên chính là nói – kể ngắn.
III. Cở sở thực tiễn:
Trường TH B Linh Hồ 35 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Qua một tháng dạy học đầu tiên, tôi nhận thấy kĩ năng diễn đạt của HS còn rất
hạn chế. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì vốn từ của các em còn nghèo, cơ hội để
các em rèn luyện còn ít. Mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp Hai là tiếp tục rèn
luyện cho HS bốn kĩ năng, trong đó có kĩ năng nói – kể ngắn. Thông qua dạy
học, các em được rèn luyện kĩ năng nói. Đặc biệt phân môn Kể chuyện và Tập
làm văn rèn cho các em diễn đạt trôi chảy, kĩ năng gắn kết các câu nói với nhau.
Trong chương trình Tập làm văn lớp Hai, dạng bài kể ngắn gần như được học
trọn trong học kì I, đến cuối học kì II các em chỉ học thêm có 2 tiết. Qua các
bài” kể ngắn “, các em sẽ được trau dồi kĩ năng diễn đạt.
IV. Nội dung nghiên cứu: Các biện pháp giúp HS học tốt dạng bài ” kể ngắn”
Biện pháp 1: Lập nội dung chương trình giảng dạy Tập làm văn dạng bài ”
kể ngắn”
Chương trình Tập làm văn lớp Hai gồm ba dạng bài cơ bản: Dạng bài luyện tập
về nghi thức lời nói tối thiểu; dạng bài luyện tập các kĩ năng phục vụ học tập và
đời sống hằng ngày và dạng bài kể ngắn. Ba dạng bài này có mối liên hệ hữu cơ
với nhau. Bài tập của dạng bài này ngoài tác dụng rèn luyện kĩ năng cho chính
dạng bài đó còn có tác dụng hỗ trợ cho dạng bài khác. Ví dụ: Bài 1 (tuần 1): Tự
giới thiệu – Câu và bài. Bài này ngoài việc rèn luyện kĩ năng về nghi thức lời
nói (tự giới thiệu) còn có tác dụng hỗ trợ cho việc rèn luyện kĩ năng nói, kể.
Chẳng hạn bài tập 2: Nghe các bạn trong lớp trả lời các câu hỏi ở bài tập 1, nói
lại những điều em biết về một bạn. Hay bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh
dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện.Để tiện việc nghiên cứu,
soạn bài và chuẩn bị tốt cho các tiết dạy dạng bài kể ngắn, tôi lập nội dung
chương trình như sau:
Tuần Nội dung bài dạy Lưu ý
1 Tự giới thiệu – câu và bài Bài tập 3 có tác dụng rèn kĩ
năng kể
3 Sắp xếp câu trong bài – lập danh sách Bài tập 1 có tác dụng rèn kĩ
học sinh năng kể
5 Luyện tập về mục lục sách Bài tập 1 có tác dụng rèn kĩ
năng kể
7 Kể ngắn theo tranh – luyện tập về thời Bài tập 1: kể ngắn
khoa biểu
8 Mời nhờ, yêu cầu, đề nghị – kể ngắnBài tập 2: kể ngắn
theo câu hỏi
10 Kể về người thân Trọng tâm cả tiết là rèn luyện
kĩ năng kể ngắn.
13 Kể về gia đình Trọng tâm cả tiết là rèn luyện
kĩ năng kể ngắn.
15 Chia vui – kể về anh, chị, em Bài tập 3 có tác dụng rèn kĩ
năng kể
16 Khen ngợi – kể về con vật – lập thờiBài tập 2: kể ngắn
gian biểu.

Trường TH B Linh Hồ 36 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Biện pháp 2: Lập mạng từ then chốt để dạy tốt phân môn Tập làm văn dạng
bài ” kể ngắn”. Chúng ta biết rằng tư duy trừu tượng của học sinh lớp Hai còn
rất hạn chế. Việc yêu cầu học sinh kể ngay một sự việc nào đó dù là ngắn cũng
rất khó khăn với các em. Bởi vì vốn từ của các em còn hạn chế và nhất là việc
sắp xếp ý. Vận dụng chuyên đề phân môn Kể chuyện của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Đông Hà, tôi tổ chức cho học sinh lập mạng từ chốt để phục vụ cho
việc kể ngắn.
Ví dụ: Dạy bài Kể về gia đình em Cuối tiết tập làm văn trước, tôi dặn dò học
sinh về nhà dựa vào câu hỏi gợi ý lập mạng từ chốt (khoảng 4 – 5 từ). Trong
tuần, trước khi học tập làm văn, tôi thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở việc lập
mạng từ chốt của học sinh. (kèm phụ lục 1 các mạng từ chốt của học sinh)
Ngoài việc tổ chức học sinh lập mạng từ chốt, tôi cũng lập một mạng từ chốt và
ghi vào bảng phụ để chuẩn bị cho tiết dạy.Ví dụ : Mạng từ chốt dạy bài Kể về
gia đình: 5 ngườ iÔng nội, Cha, mẹ, chị và em Nông dân, cần cù, vui tính, học
giỏiYêu quý, tự hào Đến giờ tập làm văn, tôi cho các em cầm mạng từ chốt để
kể. Đối với học sinh khá giỏi tôi khuyến khích các em thoát ly mạng từ chốt để
kể tự nhiên hơn. Đối với học sinh yếu, không lập được mạnh từ chốt, tôi cho các
em nhìn vào mạng từ chốt của giáo viên để kể. Để đánh giá hiệu quả của biện
pháp này, tôi tổ chức một tiết thao giảng và mời giáo viên trong tổ dự giờ , góp
ý.Bài dạy: Kể về người thân (kèm phụ lục 2 bài soạn và phiếu dự giờ, biên bản
nhận xét, đánh giá tiết dạy)Qua tiết dạy, giáo viên nhận xét biện pháp đạt hiệu
quả tốt và đồng tình vận dụng vào thực tế dạy học. Biện pháp 3: Dạy học tốt
các bài “Trả lời câu hỏi”, “Tập nói”, … để làm nền cho HS kể ngắn tốt.Kiến
thức – kĩ năng Tập làm văn lớp Hai được sắp xếp từ dễ đến khó một cách hợp
lý. Đầu lớp Hai, các em được thực hiện các bài tập “Trả lời câu hỏi” (Tuần 1,
tuần 5, tuần 8, tuần 14), bài tập “Nói lại – nhắc lại” (Tuần 1, tuần 2), sau đó
nâng lên một bước HS được làm các bài tập “Sắp xếp lại thứ tự các tranh và
dựa theo nội dung các tranh để kể lại câu chuyện”, “Sắp xếp lại các câu cho
đúng thứ tự của truyện …”. Do đó để giúp HS kể tốt, tôi tổ chức các biện pháp
để giúp các em thực hiện tốt các bài tập trên. Ngoài việc yêu cầu HS trả lời
đúng nội dung, tôi yêu cầu các em phải trả lời đủ câu. Ví dụ: Bài Tập làm văn
tuần 5.Câu hỏi: Bạn trai đang vẽ ở đâu?Trả lời: Đang vẽ ở trên tường. (câu
cụt)Trả lời đầy đủ: Bạn trai đang vẽ ở trên tường. Tôi yêu cầu các em phải trả
lời lại cho đủ thành phần của câu. Thực hiện nhiều lần như thế, kết quả các em
có thói quen trả lời đủ câu. Đây cũng là cơ sở để các em kể chuyện tốt.Đối với
dạng bài tập “Kể lại theo tranh”, “Sắp xếp lại thứ tự các tranh, sau đó dựa
theo nội dung các tranh ấy, kể lại câu chuyện”, “Dựa vào tranh, trả lời câu
hỏi”, “Dựa vào tranh vẽ, kể chuyện…”, tôi gợi ý cho HS thêm thắt các từ ngữ
để kết nối ý giữa các tranh cho câu chuyện thêm sinh động. Đầu tiên tôi gợi ý để
các em khá giỏi thực hiện trước, sau đó nhân ra cho cả lớp.Ví dụ: Tuần 1, HS
làm bài tập “Kể lại nội dung dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu
chuyện.” Theo yêu cầu của đề bài HS có thể kể: “Huệ cùng các bạn vào vườn
hoa (tranh 1). Huệ thấy một khóm hồng đang nở rất đẹp (tranh 2).Huệ giơ tay
định ngắt bông hồng. Tuấn thấy thế vội ngăn lại (tranh 3). Tuấn khuyên Huệ
không được ngắt hoa (tranh 4).Tôi gợi ý cho HS thêm thắt như sau: “Một hôm,
Huệ cùng các bạn vào vườn hoa (tranh 1). Thấy một khóm hồng đang nở rất
Trường TH B Linh Hồ 37 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
đẹp, Huệ thích lắm(tranh 2).Huệ len lén giơ tay định ngắt một bông hồng. Tuấn
thấy thế vội ngăn lại (tranh 3). Tuấn khuyên Huệ không nên ngắt hoa trong
vườn. Hoa của vườn hoa phải để cho tất cả mọi người cùng ngắm (tranh 4).Chú
thích: các từ gạch chân là các từ thêm
Biện pháp 4: Tăng cường luyện nói, luyện kể, cho học sinh thông qua phân
môn Tập đọc, Kể chuyện. Như chúng ta đã biết, sở dĩ HS diễn đạt còn hạn chế
do một phần trong học tập các em ít được nói, nhất là những em có tính rụt rè
( Lệ, Quốc, Thịnh, Thương). Do đó tôi tạo điều kiện cho các em được nói, kể
nhiều trong học tập. Không những chỉ trong phân môn Tập làm văn mà trong
các phân môn Tập đọc, Kể chuyện tôi cũng tạo điều kiện mọi HS được nói,
được kể.Chương trình môn Tiếng Việt lớp Hai có thuận lợi là các bài Tập đọc
đầu tuần đều là những truyện kể và cũng là nội dung để HS tập kể chuyện. Tôi
đã tận dụng thuận lợi nầy để giúp các em được rèn luyện kĩ năng nói, kể như
sau:
+ Đối với phân môn Tập đọc: Khi HS trả lời câu hỏi, tôi hướng dẫn HS trả
lời theo giọng kể cho phù hợp với văn kể chuyện và có tác dụng giúp HS trau
dồi kĩ năng kể. Ngoài việc rèn đọc, tôi dành thời gian 5 phút cho HS tập kể lại
từng đoạn của truyện.
+ Đối với phân môn Kể chuyện, tôi thực hiện như sau:Tôi tìm mọi cách để
giúp cho tất cả các em đều phải kể được câu chuyện. Đối với những em có tính
rụt rè, ít nói, tôi kiên trì giúp đỡ các em kể cho bằng được. Lúc đầu chỉ yêu cầu
các em kể được một đoạn, sau đó nâng dần yêu cầu lên. Cách làm như sau:Đầu
tiên tôi gợi ý cho các em trả lời từng câu. Ví dụ dạy bài “Có công mài sắt có
ngày nên kim”. Tôi chỉ tay vào hình vẽ số 1 và hỏi: “Ngày xưa có một cậu bé
như thế nào?” (… làm việc gì cũng mau chán). Hỏi tiếp: “Khi học bài cậu học
như thế nào?” (… chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở). Hỏi tiếp:
“Lúc tập viết cậu thế nào?” (… chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết
nguệch ngoạc). Sau mỗi câu trả lời, tôi khen ngợi để khích lệ, động viên. Sau
khi các em trả lời xong, tôi chuyển qua cho các em trung bình, khá tập kể. một
lát sau, tôi quay lại cho em HS lúc nảy kể lại đoạn 1.Trong một tiết, chỉ cần
giúp đỡ cho một đến hai em yếu , rụt rè. Tôi kiên trì, bằng mọi cách làm cho các
em mở miệng nói cho được. Ví dụ: cho em đó nhắc lại câu trả lời của bạn. Qua
mỗi tiết học, phải rèn cho học sinh được nói ít nhất là một đến hai câu, nhất là
những câu chuyện liên quan đến tập làm văn.
Biện pháp 5: Thực hiện tốt quan điểm tích hợp để nâng cao chất lượng phân
môn Tập làm văn dạng bài “Kể ngắn”Quan điểm biên soạn sách giáo khoa
Tiếng Việt 2 thể hiện rõ 3 quan điểm; Quan điểm dạy học giao tiếp, quan điểm
tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Theo quan
điểm tích hợp, các phân môn( Tập đọc ,Kể chuyện, chính tả, Luyện từ và câu,
Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh
trục chủ điểm; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn
bó chặt chẽ với nhau hơn trước.Thực hiện tốt quan điểm tích hợp góp phần khắc
phục tình trạng “nghèo ý tưởng và vốn từ cho học sinh, giúp học sinh diễn đạt
tốt.
* Khi dạy phân môn Tập đọc, trong khâu củng cố tôi khắc sâu một số kiến
thức nhằm chuẩn bị cho HS học phân môn Tập làm văn.Ví dụ: Khi dạy bài
Trường TH B Linh Hồ 38 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
tập đọc” Cô giáo lớp em”, trong khâu củng cố, tôi cho nhiều HS, nhất là các em
còn yếu nhắc lại hình ảnh cô giáo (Cô đến lớp sớm, cô rất chịu khó, thương yêu
HS, luôn tươi cười với HS), tình cảm của HS đối với cô giáo (yêu quý cô giáo,
ngắm mãi những điểm mười cô cho) để phục vụ cho bài Tập làm văn” Bút của
cô giáo” và bài “Kể ngắn về cô giáo”. Nhờ thực hiện biện pháp này trong tiết
tập làm văn, học sinh khá giỏi kể chuyện mạch lạc, tự nhiên.(Các ví dụ khác
kèm phụ lục 3)*Dạy tốt phân môn Luyện từ và câu để phục vụ cho HS làm bài
Tập làm văn.Ví dụ 1: Tuần 1, phân môn Luyện từ và câu có bài tập 3: “Hãy
viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau”. Tôi tạo điều
kiện cho tất cả HS đều làm được bài tập nầy để phục cho bài tập làm văn cuối
tuần ( Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một
câu chuyện). Để mọi HS đều làm được bài tập nầy tôi tổ chức như sau: Sau khi
HS xác định được yêu cầu của đề bài, tôi tổ chức HS hoạt động nhóm đôi – hỏi
đáp về nội dung trong tranh. Sau đó tôi chỉ định những em HS trung bình, yếu
phát biểu trước để uốn nắn, sửa chữa.
Ví dụ 2: Tuần 7, phân môn Luyện từ và câu có bài tập 2″ Tìm từ ngữ chỉ hoạt
động của người trong mỗi tranh dưới đây “.
Bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh trên bằng một câu.Tổ chức học sinh
thực hành tốt hai bài tập này sẽ giúp các em học tốt tiết tập làm văn cuối
tuần: Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên Bút của cô giáo Cách tiến
hành tương tự như ví dụ 1.
V. Kết quả nghiên cứu: Qua thực nghiệm đề tài, tôi nhận thấy chất lượng học
tập làm văn của HS tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các em kể được theo yêu cầu, lời nói
tròn câu. Kĩ năng giao tiếp của HS phát triển tốt. Chất lượng tập làm văn qua
các giai đoạn:

Giai CHẤT LƯỢNG


đoạn Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
GK1 15 75,0 2 10,0 2 10,0 1 5,0
GK2 17 85,0 1 5,0 1 5,0 1 5,0
So sánh+ 2 +10,0 - 1 - 5,0 - 1 - 5,0 Giữ Giữ
nguyên nguyên
VI. Kết luận: Kĩ năng nói – kể đối với lớp Hai rất quan trọng. Qua thực nghiệm
đề tài, thực nghiệm các biện pháp đã nói trên, tôi thấy hiệu quả rất thiết thực. Có
thể con số không phản ảnh hết thực tế mà thiết thực ở chỗ hầu hết HS mạnh dạn
hẳn lên, nói – kể tự nhiên hơn. Với đề tài nầy việc thực nghiệm chủ yếu đòi hỏi
giáo viên phải chịu khó nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, sách giáo khoa để
dạy học.
VII. Đề nghị: Đề nghị nhà trường cho phép triển khai vận dụng đề tài trong
toàn tổ để đánh giá hiệu quả của đề tài một cách chắc chắn. Duy Vinh, ngày 14
tháng 4 năm 2008 Tác giả Đỗ Thị Vỹ
VIII. Phần phụ lục:

Trường TH B Linh Hồ 39 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh

1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY


TOÁN Ở LỚP 2 1
2. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Trường TH B Linh Hồ 40 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
3. I.
Cùng với các môn học khác ở tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan
trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong
cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn học
khác. Nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy, trí tụê của con người. Đồng
thời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người lao
động. Chương trình toán lớp hai là một bộ phận của chương trình toán tiểu học
và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp một. Chương trình này kế thừa và
phát triển những thành tựu lớp hai (cũ) ở nước ta, thực hiện những đổi mới về
cấu trúc nội dung để tăng cường và ứng dụng kiến thức mới, chú trọng phát
triển toàn diện, chủ động, sáng tạo cho học sinh thích ứng với xã hội hiện đại và
công nghiệp hóa. Một trong những thay đổi về cấu trúc nội dung chương trình
toán hai phần “số học” là đưa nội dung phép nhân vào chương trình học. Tính
nhân là một trong những kỹ năng tính toán cơ bản và quan trọng trong các kỹ
năng thực hành tính toán, khi học toán không chỉ ở bậc tiểu học mà ở các lớp,
các cấp cao hơn. Nó cũng là công cụ tính toán theo các em trong suốt cuộc đời.
“Vạn sự khởi đầu nan” ở lớp hai các em bắt đầu học về nội dung phép nhân, tuy
là “ban đầu” nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học phép nhân sau này,
cũng như khả năng vận dụng phép nhân để thực hành tính toán của học sinh.
Thực tế trong quá trình dạy học tôi nhận thấy rằng khi hình thành phép nhân thì
học sinh còn rất lúng túng, chưa hiểu rõ ý nghĩa của phép nhân. Chỉ 70% học
sinh nắm được cách hình thành phép nhân. Dẫn đến khi lập các bảng nhân cũng
chỉ 70% học sinh có khả năng lập được các công thức trong bảng nhân. Số học
sinh còn lại các em chỉ “học thật thuộc” bảng nhân và vận dụng “máy móc” để
tính kết quả phép tính mà chưa nắm rõ bản chất của phép nhân cũng như ý
nghĩa quan trọng khi sử dụng phép nhân, nguyên tắc lập bảng nhân, quy luật
hình thành ở các bảng nhân. Vấn đề dặt ra là làm sao ngay từ đầu học sinh nắm
vững được phép nhân hình thành như thế nào? Nguyên tắc lập bảng nhân? Để
từ đó học sinh có thể vận dụng phép nhân trong bảng một cách thành thạo để
tính kết quả phép nhân theo nhiều dạng, giải toán liên quan đến phép nhân …
đạt yêu cầu khi học xong nội dung phép nhân ỏ lớp hai, nâng cao chất lượng
môn Toán lớp hai và là tiền đề hình thành kỹ năng, kỹ xảo tính nhân cho học
sinh khi học các lớp tiếp theo. 2
4. II. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ những trăn trở trên cùng với nhận thức phải nỗ lực để thích ứng
chuơng trình sách giáo khoa mới với những nội dung thể hiện trong sách giáo khoa
cũng như phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới. Bản thân tôi suy nghĩ và
quyết định tìm hiểu, vận dụng những kinh nghiệm về dạy học nội dung phép nhân
ở lớp hai.
5. III. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và nghiên cứu những tài liệu liên quan
đến những vấn đề nghiên cứu.
2. Phương pháp quan sát điều tra: Phân tích hệ thống hóa tài liệu thu thập được.
Trường TH B Linh Hồ 41 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
3. Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi
và hiệu quả của việc dạy học phép nhân ở lớp 2 qua các tiết học. IV. Đối tƣợng
và phạm vi đề tài Đối tượng để thực hiện đề tài là hoạt động học tập của học
sinh lớp 2B nói riêng và học sinh khối 2 trong trường nói chung năm học 2010 -
2011. Sĩ số học sinh lớp 2B: 44 . Trong khuôn khổ đề tài tôi xin trình bày nội
dung cơ bản dạy học phép nhân với biện pháp hình thành khái niệm phép nhân
và lập bảng nhân. 3
6. PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI A/ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH: Nội
dung giảng dạy phép nhân ở tiểu học gồm ba giai đoạn: + Giai đoạn 1: Hình
thành khái niệm phép nhân. Tính kết quả phép nhân dựa trên các số hạng bằng
nhau, tính chất giao hoán của phép nhân. + Giai đoạn 2: Hình thành bảng nhân
dựa trên khái niệm về phép nhân (phép cộng các số hạng bằng nhau) nhân trong
bảng, giới thiệu nhân với 1,0. + Giai đoạn 3: Dạy các biện pháp nhân ngoài
bảng dựa vào cấu tạo vòng số, vào tính chất cơ bản của phép nhân và các bảng
nhân. Trong chương trình lớp hai nội dung thứ ba được dạy trong chủ đề “số
học” lớp hai, được bắt đầu dạy từ tiết 92 (tức là đầu học kỳ II). Yêu cầu chủ yếu
là hình thành cho học sinh khái niệm phép nhân. Học sinh hiểu được nguyên tắc
lập bảng nhân (bảng nhân 2,3,4,5) (dựa trên khái niệm phép nhân), thuộc bảng
nhân. Biết vận dụng bảng nhân trong bảng (2,3,4,5) thành thạo để làm các dạng
bài tập và giải toán đơn về phép nhân. B/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC
HIỆN: I. HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM PHÉP NHÂN: Theo cấu trúc chương
trình học sinh hình thành phép nhân, nắm vững tên gọi thành phần phép nhân,
kết quả phép nhân sau đó mới chuyển sang thành lập các bảng nhân (bảng nhân
2,3,4,5). Muốn học sinh học tốt về phép nhân cũng như vận dụng phép nhân
thực hành tính toán, trước hết yêu cầu các em phải nắm vững kỹ năng tính cộng,
đặc biệt là công nhiều số hạng bằng nhau. Vì đó là cơ sở hình thành phép nhân.
Trong toán học phép nhân được giới thiệu qua cách cộng các số hạng bằng
nhau. 1. Giai đoạn chuẩn bị: Học sinh phải nắm được cách tính tổng của nhiều
số đặc biệt là tính tổng các số hạng bằng nhau để từ đó khi hình thành phép
nhân học sinh thực hiện chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
Khi dạy bài “Tổng của nhiều số” tôi sẽ giúp học sinh phân tích và nắm thật chắc
các dạng bài tập cộng các số hạng bằng nhau, chú ý kỹ thuật tính tổng của nhiều
số. Vì đây là cơ sở cho học sinh hình thành phép nhân. 4
7. * Ví dụ 1: ở tổng: 4 + 4 + 4 + 4 = ? tôi giúp học sinh phân tích để nhận biết: -
Hỏi 1: Tổng “4 + 4 + 4 + 4” có mấy số hạng? (4 số hạng) - Hỏi 2: Em có nhận
xét gì về các số hạng ? (các số hạng đều bằng nhau, mỗi số hạng đều là 4). Sau
đó tôi yêu cầu học sinh tính nhanh tổng: 4 + 4 + 4 + 4 = 16. *Ví dụ 2: Tôi yêu
cầu học sinh quan sát hình vẽ, điền số và tính kết quả: 5l 5l 5l 5l 5l + …l + …l +
… l = …. l - Học sinh quan sát hình vẽ, điền và tính nhanh kết quả: 5l + 5l + 5l
+ 5l = 20 l - Giáo viên khai thác: + Hỏi 1: Tổng “5l + 5l + 5l + 5l “ có mấy số
hạng? (có 4 số hạng). + Hỏi 2: Em hãy nhận xét về các số hạng của tổng trên?
(các số hạng đều bằng nhau, mỗi số hạng là 5). + Hỏi 3: tên đơn vị được tính ở
tổng trên là gì? (lít). Về bài tập giáo viên có thể thay đổi hình thức khác nhau
nhưng về nội dung vẫn cho học sinh luyện tập hoặc nâng cao hơn kỹ thuật tính
tổng của nhiều số hạng, chú ý hơn cách tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
Trường TH B Linh Hồ 42 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
Đây sẽ là tiền đề giúp học sinh hình thành khái niệm phép nhân cũng như sau
khi học xong phép nhân các em sẽ vận dụng tính được độ dài đường gấp khúc,
vận dụng giải các bài toán về tính độ dài đường gấp khúc (các số đo độ dài
trong đường gấp khúc bằng nhau). 2. Hình thành khái niệm phép nhân: * Cách
hình thành: “ Chuyển tổng các số hạng bằng nhau phép nhân” + Giới thiệu hình
ảnh trực quan. 5
8. + Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. + Tính kết quả của
phép nhân bằng cách tính tổng. * Ví dụ: Tôi dùng một bài toán cụ thể giới thiệu
phép tính mới dựa trên phép cộng như sau: * Bài toán: “Mai lấy một lần 2 que
tính, và lấy tất cả 3 lần. Hỏi Mai lấy tất cả bao nhiêu que tính?” - Song song với
việc sử dụng trực quan trên bảng tôi cũng sẽ cho học sinh thao tác lấy que tính
theo bài toán để học sinh dễ hình dung. - Tôi gắn lần lượt que tính lên bảng theo
hình và giúp học sinh nhận biết: + Muốn biết Mai lấy bao nhiêu que tính em
thực hiện phép tính gì? 2 + 2 + 2 (phép cộng: 2 + 2 + 2) 2 + 2 + 2 =2x3 + Em có
nhận xét gì về tổng này? 2 x 3 = 6. (Các số hạng đều bằng nhau). + Có mấy số
hạng? (3 số hạng). * Như vậy 2 được lấy 3 lần. * Yêu cầu học sinh nhẩm kết
quả tổng: 2 + 2 + 2 = 6. * Với phép cộng các số hạng bằng nhau như vậy ta có
thể chuyển nhanh thành phép nhân như sau: * Viết: 2 x 3 = 6. * Đọc: Hai nhân
ba bằng sáu. Dấu “x” gọi là dấu nhân. Tôi cho học sinh nhận xét để nhận biết
rằng: “phép cộng các số hạng bằng nhau có thể chuyển thành phép nhân. Hay
phép nhân được hình thành trên phép cộng các số hạng bằng nhau”. Tôi giúp
cho học sinh nắm rõ: khi viết 2 x 3 thì: * 2 là số hạng của tổng. * 3 là các số
hạng của tổng. (tức là giá trị của một số hạng, còn 3 chỉ là “đã lấy 3 số hạng”
lấy 3 lần 2). 3 .Củng cố khái niệm mới hình thành: Tôi sẽ giúp học sinh luyện
tập chắc chắn khái niệm phép nhân mới hình thành qua các dạng bài tập: 6
9. a. Thay phép cộng thành phép nhân: * Ví dụ: 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 4 = 12 (3
lấy 4 lần được 12) và 4 + 4 + 4 = 4 x 3 = 12 (4 lấy 3 lần được 12) Qua đây học
sinh nắm vững hơn về ý nghĩa và cách ghi của phép nhân. Ở dạng bài tập
chuyển tổng các ví dụ với số hạng lớn hoặc có nhiều số hạng, điều này khiến
học sinh mất nhiều thời gian tính toán mà không nắm được ý nghĩa của phép
nhân. Trong quá trình luyện tập tôi sẽ giúp học sinh nắm chắc rằng: “Chỉ có các
số hạng bằng nhau mới có thể chuyển phép cộng thành phép nhân”. * Ví dụ: 2
+2 + 2 + 2 = 2 x 3 nhưng 2 + 2 + 3 thì không thay bằng phép nhân được. b. Để
giúp học sinh củng cố và nắm chắc ý nghĩa của phép nhân tôi sẽ đƣa dạng bài
tập so sánh các giá trị biểu thức: * Ví dụ: 2 x 2 □ 3x2 ; 3+2 □ 3x2 c. Dạng bài
tập thay thế phép nhân bằng phép cộng: Sau khi học sinh đã hiểu ý nghĩa của
phép nhân tôi sẽ cho học sinh luyện tập dạng bài tập thay thế phép nhân bằng
phép cộng. Hay nói cách khác học sinh có thể tìm kết quả của phép nhân qua
việc chuyển và tính tổng các số hạng bằng nhau. * Ví dụ: muốn tính 2 x 4 ta
phải tính tổng: 2 + 2 + 2 + 2 = 8 vậy 2 x 4 = 8 Qua đó học sinh không những
nắm vững cách hình thành phép nhân bằng cách chuyển tổng các số hạng bằng
nhau (ý nghĩa của phép nhân) mà từ phép nhân học sinh còn suy ra tính được
tổng. Điều này giúp học sinh nắm vững mới quan hệ giữa phép nhân và phép
cộng (cộng các số hạng bằng nhau). Chuẩn bị xây dựng bảng nhân. 4. Giúp học
sinh nắm vững tên gọi thành phần, kết quả phép nhân: Sau khi đã hình thành
Trường TH B Linh Hồ 43 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
được phép nhân, giáo viên giúp học sinh nắm chắc tên gọi thành phần và kết
quả của phép nhân: 7
10. 2 x 5 = 10 Thừa số Thừa số Tích Trong phép nhân: 2 x 5 = 10 (2,5 gọi là
thừa số, 10 gọi là tích) tôi cho học sinh nắm rõ thừa số thứ nhất (2), thừa số thứ
hai (5). Điều này sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được qui luật khi xây dựng bảng
nhân. Và: Thừa số thừa số 2 x 5 = 10 Tích Tích Ở phần này tôi sẽ cho học sinh
tự tìm phép nhân, rồi tự xác định và nêu tên gọi thành phần, kết quả của phép
nhân. Nâng cao hơn tôi cho học sinh xác định không theo thứ tự để học sinh
nắm và xác định chắc chắn tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân mà
không còn lẫn lộn nữa. * Ví dụ: 3 x 4 = 12 Trong phép nhân 3 x 4 = 12: + Nêu
thừa số thứ hai? (4) + Nêu tích? (3) hoặc 3 x 4 cũng gọi là một tích. + Nêu thừa
số thứ nhất? (3) Học sinh sẽ được luyện tập, củng cố qua các dạng bài tập: *
Dạng1: Viết tổng sau dưới dạng tích: 6+6+6+6=6x4 Học sinh chuyển tổng
thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng. (6 được lấy 4 lần nên viết
6 x 4 sau dấu “=”) Tính tích 6 x 4 ta lấy 6 + 6 + 6 + 6 = 24 Vậy 6 x 4 = 24 6 + 6
+ 6 + 6 = 6 x 4; 6 x 4 = 24 * Dạng 2: Viết tích dưới dạng tổng: 8
11. 5 x 2 = 5 + 5 = 10 - Hướng dẫn học sinh chuyển tích thành tổng các số hạng
bằng nhau rồi tính tích đó. Việc tính tổng lúc này phải trở thành kỹ năng. - Học
sinh sẽ được đọc lại phép nhân và nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép
nhân. * Dạng 3: Cho các thừa số là 4 và 3, tích là 12. Viết phép nhân. - Tôi
hướng dẫn học sinh xác định rõ các thừa số (3,4), tích (12). Sau đó viết thành
phép nhân: 4 x 3 = 12 Khi tính tích tôi sẽ cho học sinh nhẩm các tổng tương
ứng. Qua từng dạng bài tập, trong quá trình nhận xét, chữa bài tôi sẽ cho học
sinh đọc lại phép nhân và nêu tên gọi từng thành phần (thừa số) và kết quả (tích)
của phép nhân. Học sinh nắm vững tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân
thì khi bước sang lập bảng nhân cũng như tìm một thừa số của phép nhân học
sinh sẽ không bị lúng túng mà dễ dàng xác lập được phép tính và tính kết quả.
II/ HƢỚNG DẪN LẬP BẢNG NHÂN: 1. Cách lập bảng: - Bảng nhân được lập
dựa vào khái niệm phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau. Qui trình lập
bảng: + Giới thiệu đồ dùng trực quan. + Hình thành phép nhân (trên cơ sở cộng
các số hạng bằng nhau). + Tính tích (bằng cách tính tổng tương ứng). + Thành
lập bảng. * Ví dụ: Hướng dẫn học sinh thành lập bảng nhân 2. 1. Trước hết tôi
đưa ra một ví dụ nhằm nhắc lại: “phép nhân được hình thành dựa trên phép
cộng các số hạng bằng nhau”. - Gắn mẫu hai bông hoa lên bảng, cho học sinh
nhận biết: có hai bông hoa. Tiếp tục gắn thêm 4 nhóm, mỗi nhóm có 2 bông hoa
nữa theo hình sau: 9
12. ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ ♣ 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 5 = 10 Hỏi: Có tất cả mấy
bông hoa? (10 bông hoa vì 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10) - Yêu cầu học sinh chuyển
thành phép nhân: 2 x 5 = 10. - Như vậy ta đã tìm được kết quả của phép nhân
nhờ phép cộng các số hạng bằng nhau. Nhưng mỗi lần cứ phải cộng như thế thật
không tiện. Do đó ta xây dựng bảng nhân. Khi lập xong bảng nhân các em sẽ
vận dụng bảng nhân nói nhanh kết quả một phép tính nhân (nhân trong bảng)
mà không cần tính kết quả qua việc tính tổng các số hạng bằng nhau. 2. Sau đó
tôi bắt đầu hướng dẫn học sinh xây dựng bảng từ 2 x 1 đến 2 x 10. Trên cơ sở
Trường TH B Linh Hồ 44 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
học sinh đã nắm ở mục (1) trên, tôi hướng dẫn học sinh nắm mỗi phép tính nhân
trong bảng đều được xây dựng trên cơ sở phép cộng các số hạng bằng nhau
tương ứng. Như vậy học sinh sẽ nắm chắc được nguyên tắc lập bảng. * Ví dụ: 2
x 2 = 2 + 2 = 4. như vậy 2 x 2 = 4. 2 x 3 = 2 + 2 + 2 = 6. như vậy 2 x 3 = 6. 2 x
4 = 2 + 2 + 2 + 2 = 8. như vậy 2 x 4 = 8. ......... Những trường hợp sau tôi cho
học sinh tự hình thành, sau đó báo kết quả để hoàn thành bảng nhân. Riêng
trường hợp 2 x 1 thì được coi 2 được lấy 1 lần. 2. Hướng dẫn học sinh nắm đặc
điểm qui luật của bảng nhân. Chẳng hạn với bảng nhân 2 tôi giúp học sinh xác
định. 10
13. 2x1=2 - Các thừa số thứ nhất: Là không đổi (2) 2x2=4 - Các thừa số thứ hai:
thứ tự tăng một đơn vị: 1, 2, 3..9,10 2x3=6 - Các tích: Thứ tự tăng 2 đơn vị:2, 4,
6...18, 20. 2x4=8 * Như vậy trong bảng nhân 2: Với thừa số thứ nhất là không 2
x 5 = 10 đổi, theo trật tự khi thừa số thứ 2 tăng 1 đơn vị thì tích tăng 2 x 6 = 12
lên 2 đơn vị. 2 x 7 = 14 * Hỏi: Trong bảng nhân 2 hai tích liền nhau hơn kém
nhau 2 x 8 = 16 bao nhiêu đơn vị ? (2 đơn vị). 2 x 9 = 18 Đây sẽ là cơ sở để
giúp học sinh khôi phục lại kết quả của 2 x 10 = 20 bất kỳ phép nhân nào trong
bảng nếu học sinh quên. * Ví dụ: Nếu học sinh quên kết quả của phép tính nhân:
2 x 4 = ?, có hai cách giúp học sinh khôi phục kết quả. + Cách 1: Yêu cầu học
sinh tính tích dưới dạng tổng ( cách ban đầu xây dựng) 2 x 4 = 2 + 2 + 2+ 2 = 8.
Như vậy 2 x 4 = 8 + Cách 2: Lấy tích liền trước (2 x 3 = 6) cộng thêm cho 2 : 6
+ 2 = 8 8 chính là kết quả của: 2 x 4 Hoặc lấy tích liền sau ( 2 x 5 = 10) trừ cho
2 : 10 - 2 = 8. 8 chính là kết quả phép tính nhân : 2 x 4 Tương tự như thế ở các
bảng nhân sau (3,4,5...) học sinh cũng cần nắm chắc nguyên tắc lập bảng cũng
như quy luật của bảng nhân đó. 3. Tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng nhân: -
Có nhiều hình thức giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân: Tổ chức cho học sinh đọc
nhiều lần, đọc to, đọc thầm, đọc theo thứ tự, không theo thứ tự, tổ chức dạng trò
chơi “truyền điện”... Ngoài ra giúp học sinh không những thuộc mà nắm chắc
bảng nhân tôi sẽ áp dụng cho học sinh đếm thêm 2 (3, 4, 5). Việc đếm thêm 2
(3, 4, 5) từ 2 (3, 4, 5) đến 20 (30, 40, 50) giúp học sinh học thuộc bảng nhân và
giúp học sinh tìm lại kết quả trong các bảng nhân ( nếu học sinh quên). Tôi giúp
học sinh nắm: - Thừa số thứ nhất luôn là : 2 (3, 4, 5). - Thừa số thứ hai lần lượt
là : Từ 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10. 11
14. - Tích chính là các số khi đếm thêm 2 (3, 4, 5) từ 2 (3, 4, 5) đến 20 ( 30,
40,50) Yêu cầu học sinh đếm thành thạo thêm 2 (3, 4, 5) nó gần tương đương
với việc học thuộc bảng nhân. Nếu khi đếm thêm học sinh thấy khó khăn, tôi sẽ
hướng dẫn học sinh xòe tay, ví dụ: - Đếm 2 xòe 1 ngón tay. - Đếm 4 xòe 2 ngón
tay. - Đếm 6 xòe 3 ngón tay. - Đếm 8 xòe 4 ngón tay. Nhìn vào số ngón tay đã
xòe ra, chẳng hạn 4 ngón tay học sinh sẽ có ngay phép tính : 2 x 4 = 8. 4. Vân
dụng một số “tính chất” của phép nhân và phép cộng để xây dụng bảng nhân:
Dạng 1: Ở các bảng nhân sau tôi hướng dẫn học sinh vận dụng “ tính chất giao
hoán” của phép nhân để xây dựng nhanh một số phép tính đầu của bảng mà
không phải xây dựng 10 công thức trong các bảng nhân. * Ví dụ: Ở bảng nhân 5
thì các trường hợp sau coi như đã học: 5 x 2 = 10 và đã học 2 x 5 = 10 ( ở bảng
nhân 2) 5 x 3 = 15 và đã học 3 x 5 = 15 ( ở bảng nhân 3) 5 x 4 = 20 và đã học 4
x 5 = 10 ( ở bảng nhân 4). Còn các trường hợp 5 x5 cho đến 5 x 10 là những
Trường TH B Linh Hồ 45 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
công thức mới cần dựa vào phép cộng 5,6,7,8,9,10 số hạng đều là 5 để tìm kết
quả của phép tính nhân. Cũng trên cơ sở đó từ bảng nhân có thừa số thứ nhất
không đổi trong lúc luyện tập tôi hướng dẫn học sinh vận dụng “ tính chất giao
hoán” của phép nhân để chuyển sang phép nhân có thừa số 2 không đổi. Nội
dung ở lớp 2 chỉ dạy bảng nhân 2 (3,4,5) tức là bảng nhân có thừa số 2 (3,4,5)
đứng trước. Song cũng cần học sinh hiểu rằng từ một bảng nhân đã lập ta có thể
lập nhanh trước một bảng nhân với thừa số thứ hai không đổi. Đây là yêu cầu
không bắt buộc học sinh song, nếu học sinh nắm được thì khi luyện tập khả
năng vận dụng rộng và chắc chắn hơn. Chẳng hạn với bảng nhân 5 ta có : 12
15. 5 5x1=5 1x5=5 5+5 5 x 2 = 10 2 x 5 = 10 5 +5+5 5 x 3 = 15 3 x 5 = 15
-------- ---------- --------- Bảng nhân Lúc luyện tập Dạng 2: Cũng có thể vận
dụng “tính chất kết hợp” của phép cộng để tiến hành xây dựng các công thức
trong bảng nhân. * Ví dụ: 5 x 6 = ? Sau khi đã học xong 5 x 5 = 25, thì có thể
“cộng thêm 5” vào 25. khi đó có thể viết: 5 x 6 = 5 x 5+ 5 = 30, do đó 5 x 6 =
30 Ý nghĩa của việc vân dụng tính chất kết hợp của phép cộng là ở chỗ: 5 x 6 =
5 + 5+ 5 +5 +5 +5 = 25 + 5 = 30 mà : 25 = 5 x 5 nếu có 5 x6=5x5+5 5. Tổ chức
cho học sinh thực hành: Song song khi dạy cho học sinh hình thành phép nhân
cũng như lập các bảng nhân tôi sẽ tổ chức cho học sinh: + Học xong bảng nhân
nào thì học sinh vận dụng chắc chắn các dạng bài tập theo sách giáo khoa để
củng cố, rèn luyện kỹ năng, tăng khả năng vận dụng của học sinh. + Để giờ thực
hành nhẹ nhàng và có hiệu quả tôi suy nghĩ và chuyển các dạng bài tập thành
trò chơi học tập. * Ví dụ 1: Yêu cầu học sinh xác định và thi nói nhanh phép
tính với kết quả tương ứng, tổ chức thi giữa các nhóm 2x5 5x5 10 25 21 21 36
3x7 5x2 4x9 13
16. * Ví dụ 2: Bài tập 2 sách giáo khoa trang 95 - Đếm thêm hai số rồi viết số
thích hợp vào chỗ trống: 2 4 6 14 20 Tôi sẽ chuyển thành chò trơi theo kiểu
“tiếp sức” trong nhóm (hoặc tổ). - Học sinh sẽ nối tiếp nhau đếm thêm 2 và viết
nhanh kết quả tiếp theo. - Sau đó yêu cầu học sinh “ bớt 2” từ 20 để các em nắm
chắc kết quả của bảng nhân 2. - Tôi cũng sẽ cho học sinh đếm thêm 2 hoặc bớt
2 từ bất kỳ số nào trong dãy số: 2,4,6,8,10,12,14,16,18,20. 6. Biện pháp khác:
Ngoài ra tôi còn thường xuyên kiểm tra mức độ ghi nhớ các bảng nhân đã học
của từng cá nhân học sinh, bằng cách cho học sinh tự kiểm tra theo bàn, nhóm,
tổ vào mỗi ngày giúp cho học sinh nắm chắc, ghi nhớ lâu bền các bảng nhân.
Khi kiểm tra việc ghi nhớ các bảng nhân của học sinh tôi chú ý cho học sinh
nêu lại cách tính thế nào để có kết quả bất kỳ phép nhân trong bảng. * Ví dụ:
Khi kiểm tra học sinh ghi nhớ bảng nhân 5 tôi sẽ kiểm tra bất kỳ phép tính nào,
chẳng hạn 5 x 4. Hỏi : Làm thế nào để các em biết kết quả phép tính : Năm nhân
bốn bằng 20 (5 x 4 = 20) ? Học sinh: Thực hiện tính tổng: 5 x 4 = 5 +5+5+5 =
20. Vậy 5 x 4 = 20. * Như vây học sinh sẽ luôn nắm chắc việc hình thành các
phép nhân cũng như nguyên tắc khi lập các phép tính nhân trong bảng. Sau đây,
tôi xin minh họa thông qua một tiết học cụ thể: Lớp 2: Tuần 20 – Tiết 96 14
17. BẢNG NHÂN 3 I/ Mục đích, yêu cầu : Giúp HS : - Lập bảng nhân 3 (3 nhân
với 1, 2, 3, ... , 10) và học thuộc bảng nhân 3. - Thực hành nhân 3, giải bài toán
và đếm thêm 3. II/ Đồ dùng dạy – học : - 10 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn
Trường TH B Linh Hồ 46 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
(nh- SGK). III/ Các hoạt động dạy – học : TG Nội dung Các hoạt động dạy Các
hoạt động học 3’ I. Bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: - 2HS lên bảng
làm bài, cả lớp làm + Tính: vào nháp. 2cm x 8 = 2kg x 6 = 2cm x 8 = 16cm 2kg
x 6 = 12kg 2cm x 5 = 2kg x 3 = 2cm x 5 = 10cm 2kg x 3 = 6 kg - Nhận xét cho
điểm . 30’ II. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : Ghi đầu bài 2)H-ớng dẫn thành lập
bảng nhân 3 - Gắn 1 tấm bìa có 3 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm
tròn? - Có 3 chấm tròn. - 3 chấm tròn đ-ợc lấy mấy lần? - Ba chấm tròn đ-ợc lấy
1 lần. - 3 đ-ợc lấy mấy lần? - 3 đ-ợc lấy 1 lần. - 3 đ-ợc lấy 1 lần nên ta lập đ-ợc -
HS đọc phép nhân: 3 nhân 1 bằng phép nhân: 3 x 1 = 3 (ghi lên bảng 3. phép
nhân này). - Gắn tiếp 2 tầm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 3
chấm tròn, vậy 3 chấm tròn đ-ợc lấy mấy lần? - Ba chấm tròn đ-ợc lấy 2 lần -
Vậy 3 đ-ợc lấy mấy lần? - Hãy lập phép tính t-ơng ứng với 3 - 3 đ-ợc lấy 2 lần .
đ-ợc lấy 2 lần. - Đó là phép tính 3 x 2. - 3 nhân 2 bằng mấy? - Viết lên bảng
phép nhân: 3 x 2 = 6, - 3 nhân 2 bằng 6. gọi HS đọc phép tính. - Ba nhân hai
bằng sáu. - H-ớng dẫn HS lập các phép tính còn lại t-ơng tự nh- trên. Sau mỗi
lần lập - Lập các phép tính 3 nhân với 3, 4, đ-ợc phép tính mới GV ghi lên bảng
5, 6, 7, 8, 9, 10 theo h-ớng dẫn của GV. 15
18. TG Nội dung Các hoạt động dạy Các hoạt động học để có bảng nhân 3.
- Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân
- Nghe giảng. 3. Các phép nhân trong bảng đều có 1 thừa số là 3, thừa số còn lại
lần l
-ợt là các số 1, 2, 3, ..., 10. - Yêu cầu HS đọc thuộc bảng nhân 3 - HS đọc bảng
nhân . vừa lập đ-ợc. 3) Luyện tập :
a, Bài 1 : Tính nhẩm:
- Yêu cầu HS làm bài vào vở .
- HS làm bài.
- Gọi HS đọc chữa bài .
- 1HS đọc chữa bài, lớp đổi vở chữa.
- Gọi tên các thành phần và kết quả - 3, 9, 3, 7 là thừa số ; 27, 21 là tích của
phép nhân 3 x 9 = 27 ; 3 x 7 = 21 b, Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài . -
1HS đọc yêu cầu . - Yêu cầu HS tự làm bài . - HS làm bài, 1HS lên bảng làm
bài . 10 nhóm có số học sinh là : 3 x 10 = 30 (học sinh) Đ/S : 30 học sinh - Vì
sao lại lấy 3 x 10 = 30 (học sinh - Vì một nhóm có 3 học sinh, 10 )? nhóm tức là
3 đ-ợc lấy 10 lần . c, Bài 3 : Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống 3 6 9
21 - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết số thích hợp vào ô trống. - Số đầu
tiên trong dãy số này là số - Số đầu tiên trong dãy số là số 3. nào? - Tiếp sau số
3 là số nào? - Tiếp sau số 3 là số 6. - 3 cộng thêm mấy thì bằng 6? - 3 cộng thêm
3 thì bằng 6. - Tiếp sau số 6 là số nào? - Tiếp sau số 6 là số 9. - 6 cộng thêm
mấy thì bằng 9? - 6 cộng thêm 3 thì bằng 9. + Trong dãy số này, mỗi số đều
bằng - Nghe giảng số đứng ngay tr-ớc nó cộng thêm 3. - HS làm bài, 1 HS lên
bảng làm. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS đọc chữa bài, lớp đổi vở kiểm - Gọi
Trường TH B Linh Hồ 47 Năm học 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
HS đọc chữa bài (đọc xuôi và tra. đọc ng-ợc). 5’ Củng cố, dặn dò : - Gọi HS đọc
thuộc lòng bảng nhân 3. - 3 – 4 HS đọc thuộc lòng theo yêu - Nhận xét tiết học .
cầu. 16
19. C/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Qua quá trình giảng dạy môn toán lớp 2 năm 2010 - 2011 tôi đã áp dụng kinh
nghiệm về cách hình thành phép nhân và lập bảng nhân. Tôi nhận thấy rằng học
sinh tôi nắm chắc chắn về hình thành phép nhân và thành lập bảng nhân, đặc
biệt ở các bảng nhân sau ( Bảng nhân 3,4,5) hầu hết các em đều có kỹ năng lập
một cách nhanh chóng và chính xác, nắm vững quy luật của từng bảng nhân.
Ghi nhớ thuần thục các phép tính trong bảng nhân.
Thực tế cho thấy học sinh nắm chắc về hình thành phép nhân và bảng nhân. Đa
số các em vận dụng rất nhanh khi tính toán trên các dạng bài tập liên quan đến
phép nhân. Cho đến thời điểm ( kết thúc học kỳ I năm học), qua khảo sát chất
lượng trong lớp cũng như theo kết quả theo dõi quá trình học của học sinh, kết
quả học về phép nhân của các em rất khả quan:
Kết quả thực hiện Lớp Sĩ số Tiêu chí đánh giá HS thực hiện HS thực hiện đúng
- nhanh đúng - chậm Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1. Hình thành phép 42
95% 2 5% nhân 2B 44 2. Lập bảng nhân 44 100% 0 0% 3. Vận dụng làm các
dạng bài tập liên 42 95% 2 5% quan đến phép nhân
* Như vậy qua bảng kết quả cho thấy đa số học sinh thực hiện đúng - nhanh khi
hình thành phép nhân, lập bảng nhân, vận dụng các dạng bài tập có liên quan
đến phép nhân.
Chỉ có 1 - 2 HS thực hiện đúng nhưng còn chậm. Nguyên nhân: Khả năng tiếp
thu của các em còn chậm và nhanh quên.
Tôi đã chú ý luyện tập các em thường xuyên bằng nhiều dạng bài tập phù hợp,
kết hợp với sự kiên trì cuối cùng của các em cũng đã nắm được cách hình thành
phép nhân, cách lập bảng nhân và vận dụng và làm được các bài tập song ở mức
độ còn chậm. Tôi sẽ tiếp tục 17
20. theo dõi và giúp đỡ các em để cuối năm mức độ thực hiện của các em là
đúng và nhanh. Qua việc thực hiện giảng dạy phương pháp đặc thù bộ môn và
các biện pháp áp dụng HS đã nắm chắc nội dung học phép nhân, có chiều
hướng tiếp thu bài nhanh và chắc chắn. Tạo tiền đề cho các em học tốt khi
chuyển sang nội dung học phép chia. Thực tế cho thấy HS lớp tôi học xong
phần phép nhân và chuyển sang nội dung học phần phép chia(bảng chia được
xây dựng gắn với bảng nhân tương ứng) HS vận dụng bảng nhân tương ứng
thành lập các bảng chia rất nhanh và vững chắc. Điều quan trọng nữa là HS đã
nắm vững nội dung học phép nhân ở giai đoan 1 - 2 trong chương trình giảng
dạy phép nhân ở tiểu học, tạo tiền đề vững chắc để học nội dung phép nhân ở
giai đoạn 3. 18

Trường TH B Linh Hồ 48 Năm học 2014 - 2015


Sáng kiến kinh nghiệm Đinh Tiến Mạnh
21. PHẦN III: KẾT LUẬN Trong năm học 2010 - 2011 tôi đã vận dụng các biện
pháp và trình bày cùng với kết quả đã đạt được, bản thân tôi tin tưởng hiệu quả
của các biện pháp đã trình bày.
Qua đó tôi đã đúc kết được bài học kinh nghiệm trong quá trình dạy học về nội
dung phép nhân: Khi hình thành khái niệm phép nhân và lập bảng nhân như sau:
- Nghiên cứu và nắm vững nội dung giảng dạy phép nhân trong chương trình
tiểu học nói chung và nội dung phép nhân trong chương trình lớp 2 nói riêng,
cũng như các yêu cầu HS cần đạt được khi học nội dung phép nhân ở lớp hai.
- Chuẩn bị dạy về phép nhân rèn luyện cho HS thật chắc chắn các kỹ năng, kỹ
xảo cộng nhiều số hạng, đặc biệt là số hạng bằng nhau.
- Chú trọng cho HS cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- Dạy kỹ và chắc chắn cho HS từng bảng nhân đầu tiên là bảng nhân 2, giúp cho
HS hiểu và nắm vững nguyên tắc lập bảng, quy luật trong từng bảng nhân. các
yêu cầu đó được nâng cao ở các bảng nhân sau ( bảng nhân 3,4,5).
- Tổ chức cho học sinh được vận dụng nhiều dạng bài tập phù hợp để cững cố
khái niệm phép nhân và bảng nhân mới hình thành.
- Thường xuyên kiểm tra việc nắm bắt, ghi nhớ các bảng nhân của HS bằng
nhiều hình thức.
- Giáo viên cần trân trọng mọi cố gắng và các ý kiến của HS giúp cho HS chủ
động , tích cực, sáng tạo trong quá trình học.
- Lựa chọn, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh. Bản thân giáo viên phải hết sức kiên
trì nổ lực sử dụng liên tục, hiệu quả các biện pháp ngay từ khi bước đầu chuẩn
bị dạy học nội dung phép nhân nhất định sẽ rất khả quan, góp phần nâng cao
chất lượng môn toán ở lớp hai.
Người thực hiện Lê Thu Anh 19
22. MỤC LỤC Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Lí do chọn đề tài 1 II.
Mục đích nghiên cứu 2 III. Các phương pháp nghiên cứu 2 IV.Đối tượng và
phạm vi đề tài 2 Phần II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. Nghiên cứu chương trình 3 B.
Nội dung và biện pháp thực hiện 3 I. Hình thành khái niệm phép nhân 3 II.
Hướng dẫn lập bảng nhân 8 C. Kết quả thực hiện 16 Phần III: KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trường TH B Linh Hồ 49 Năm học 2014 - 2015

You might also like