You are on page 1of 70

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ
**********

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE


TOYOTA COROLLA ALTIS 2016

Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức


Chuyên ngành: Kỹ Thuật ô tô
Hệ: Đại học Khóa: 59
Người hướng dẫn: TS. Trương Mạnh Hùng

TP. HỒ CHÍ MINH - 2022


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. iii
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH............................................. 2
1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu với hệ thống phanh .............................................. 2
1.1.1. Công dụng của hệ thống phanh ...................................................................... 2
1.1.2. Phân loại hệ thống phanh ............................................................................... 2
1.1.3. Yêu cầu với hệ thống phanh ........................................................................... 3
1.2. Cấu tạo chung của hệ thống phanh trên ô tô ......................................................... 3
1.2.1. Sơ đồ bố trí chung .......................................................................................... 3
1.2.2. Các bộ phận chính của hệ thống phanh trên ô tô ........................................... 4
1.3. Thông số kỹ thuật của Toyota Corolla Altis 2016 ................................................ 9
1.3.2. Kích thước xe ............................................................................................... 10
1.3.3. Động cơ xe.................................................................................................... 10
1.3.4. Hộp số CTV K 313 ....................................................................................... 11
1.3.5. Hệ thống treo ................................................................................................ 11
1.3.6. Hệ thống lái .................................................................................................. 12
1.3.7. Hệ thống phanh............................................................................................. 12
CHƯƠNG II : KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA COROLLA
ALTIS 2016 ................................................................................................................... 14
2.1. Sơ đồ chung của phanh Toyota Corolla Altis 2016. ........................................... 14
2.2. Kết cấu một số chi tiết hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla Altis 2016 ........ 14
2.2.1. Sơ đồ dẫn động phanh .................................................................................. 14
2.2.2. Cơ cấu phanh ................................................................................................ 15
2.2.3. Bàn đạp phanh .............................................................................................. 18
2.2.4. Xi lanh phanh chính...................................................................................... 19
2.2.5. Trợ lực chân không....................................................................................... 21
2.3. Các hệ thống bổ trợ ............................................................................................. 23
2.3.1. Hệ thống chống bó cứng ABS (Anti – lock Brake Sytem) .......................... 23
2.3.2. Hỗ trợ phanh gấp BA (Brake Assist) ........................................................... 27
2.3.3. Phân bổ lực phanh EBD (Electronic Brakeforce Distribution) .................... 27
CHƯƠNG III : KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
TOYOTA COROLLA ALTIS 2016............................................................................ 29

GVHD: Ts. Trương Mạnh Hùng i


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

3.1. Quy định về BDSC hệ thống phanh .................................................................... 29


3.1.1. Các văn bản quy định ................................................................................... 29
3.1.2. Quy định của nhà sản xuất ........................................................................... 29
3.2. Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống phanh ............................................. 30
3.3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh .................................................................... 32
3.3.1. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh .................................................... 32
3.3.2. Bảo dưỡng hằng ngày hệ thống phanh ......................................................... 33
3.3.3. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh. ............................................................ 33
3.4. Sửa chữa một số hư hỏng trong hệ thống phanh ................................................. 35
3.4.1. Chẩn đoán một số lỗi thường gặp trong hệ thống phanh ............................. 35
3.4.2. Sửa chữa một số hư hỏng trong hệ thống phanh .......................................... 42
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 48
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 49

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng ii


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

DANH MỤC CÁC BẢNG


CHƯƠNG I
Bảng 1.1. Thông số cơ bản hệ thống phanh của toyota Corolla altis 2016 ................... 13
Bảng 1.2. Thông số cơ bản của toyota Corolla altis 2016 ............................................. 13
CHƯƠNG II
Bảng 2.1. Chế độ áp suất của bộ chấp hành ................................................................... 27
CHƯƠNG II
Bảng 3.1. Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống phanh........................................ 30
Bảng 3.2. Một số mã lỗi của hệ thống phanh ................................................................. 41
Bảng 3.3. Quy trình vệ sinh hoặc thay má phanh .......................................................... 42
Bảng 3.4. Quy trình điều chỉnh hành trình của bàn đạp phanh ...................................... 44
Bảng 3.5. Quy trình thay dầu phanh .............................................................................. 45
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng tra mã phụ tùng hệ thống phanh của Toyota Corolla Altis 2016 ........ 49

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng iii


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

DANH MỤC CÁC HÌNH


CHƯƠNG I
Hình 1.2. Sơ đồ phanh thủy lực trên ô tô ........................................................................ 4
Hình 1.3. Cấu tạo xi lanh chính ....................................................................................... 4
Hình 1.4. Cấu tạo bầu trợ lực phanh ................................................................................ 5
Hình 1.5. Cơ cấu phanh guộc........................................................................................... 5
Hình 1.6. a). Đối xứng qua trục; b).Đối xứng qua tâm; c).Kiểu bơi; d),e).Kiểu tự cường
hóa .................................................................................................................................... 6
Hình 1.7. Cấu tạo phanh guốc đối xứng qua trục ............................................................ 6
Hình 1.8. cấu tạo phanh guốc đối xứng qua tâm ............................................................. 6
Hình 1.9. Cơ cấu phanh guốc kiểu bơi ............................................................................ 7
Hình 1.10. Cơ cấu tự điều chỉnh khe hở .......................................................................... 7
Hình 1.11. Cơ cấu phanh đĩa ........................................................................................... 8
Hình 1.12. Cấu tạo giá di động ........................................................................................ 8
Hình 1.13. Cấu tạo giá cố định ........................................................................................ 9
Hình 1.14. Sơ đồ dẫn động phanh dừng .......................................................................... 9
Hình 1.14. Xe Toyota Corolla Altis 2016 ...................................................................... 10
Hình 1.15. Kích thước cơ bản Toyota Corolla Altis 2016 ............................................. 10
Hình 1.16. Động cơ 2ZR-FE.......................................................................................... 11
Hình 1.17. Hộp số CVT K313 của Toyota Corolla Altis 2016 ..................................... 11
Hình 1.18. Hệ thống treo của Toyota Corolla Altis 2016 .............................................. 12
Hình 1.19. Hệ thống lái trợ lực điện .............................................................................. 12
CHƯƠNG II
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống phanh chính Toyota Corolla Altis 2016. .............................. 14
Hình 2.2. Sơ đồ hệ Toyota Corolla Altis. ...................................................................... 14
Hình 2.3. Cơ cấu phanh trước bố trí trên xe .................................................................. 15
Hình 2.4. Đĩa phanh thông gió ....................................................................................... 16

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng iv


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 2.5. Giá phanh ....................................................................................................... 16


Hình 2.6. Má phanh ....................................................................................................... 17
Hình 2.7. Cơ cấu phanh sau ........................................................................................... 17
Hình 2.8. Cơ cấu phanh dừng ........................................................................................ 17
Hình 2.9. Cáp phanh dừng ............................................................................................. 18
Hình 2.10. Tháo tác kéo phanh tay ................................................................................ 18
Hình 2.11. Cấu tạo bàn đạp phanh ................................................................................. 19
Hình 2.12. Cấu tạo cụm xi lanh phanh chính ................................................................ 19
Hình 2.13. Xi lanh phanh chính khi không đạp phanh .................................................. 20
Hình 2.14. Cấu tạo bộ trợ lực chân không ..................................................................... 21
Hình 2.15. Cấu tạo bên trong bộ trợ lực chân không ..................................................... 21
Hình 2.16. Hệ thống phanh ABS ................................................................................... 23
Hình 2.17. Cách bố trí cảm biến tốc độ ......................................................................... 24
Hình 2.18. Cấu taọ cảm biến tốc độ trước ..................................................................... 24
Hình 2.19. Cấu taọ cảm biến tốc độ sau ........................................................................ 24
Hình 2.20. Đồ thị tần số cảm biến tốc độ ...................................................................... 25
Hình 2.21. Bộ chấp hành ABS ....................................................................................... 25
Hình 2.22. Sơ đồ nguyên lý của bộ chấp hành ABS ..................................................... 26
Hình 2.23. Chế độ làm việc của bộ chấp hành .............................................................. 26
Hình 2.24. Sơ đồ hệ thống BA ....................................................................................... 27
Hình 2.25. Sơ đồ phân bố EBD ..................................................................................... 28
Hình 2.26. Sơ đồ phanh khi quay vòng ......................................................................... 28
CHƯƠNG III
Hình 3.1. Các mốc bảo dưỡng theo cấp của hãng Toyota ............................................. 34
Hình 3.2. Các công việc thực hiện theo cấp bảo dưỡng Toyota .................................... 34
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình dịch vụ thực hiện bảo dưỡng ............................................... 35
Hình 3.4. Quy trình chẩn đoán hiện tượng bàn đạp phanh bị thấp hoặc bị hẫng .......... 36
Hình 3.5. Quy trình chẩn đoán hiện tượng đạp mạnh nhưng không hiệu quả ............... 36

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng v


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 3.6. Quy trình chẩn đoán hiện tượng lệch phanh .................................................. 37
Hình 3.7. Quy trình chẩn đoán hiện tượng bó phanh .................................................... 37
Hình 3.8. Đồng hồ taplo Toyota Corolla Altis 2016 ..................................................... 38
Hình 3.9. Thiết bị chuẩn đoán bằng phần mềm Techsteam........................................... 38
Hình 3.10. Cắm dây kết nối vào cổng giao tiếp............................................................. 38
Hình 3.11. Giao diện khi mở phần mềm ........................................................................ 39
Hình 3.12. Giao diện khi cài đặt phần mềm .................................................................. 39
Hình 3.13. Giao diện khi cài đặt phần mềm .................................................................. 39
Hình 3.14. Giao diện đang kết nối với xe ...................................................................... 40
Hình 3.15. Giao diện thông tin xe .................................................................................. 40
Hình 3.16. Giao diện phần kiểm tra hệ thống ................................................................ 40
Hình 3.17. Giao diện khi có mã lỗi. ............................................................................... 41
Hình 3.18. Đo chiều cao bàn đạp phanh ........................................................................ 44

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng vi


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

LỜI NÓI ĐẦU


Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của
một đất nước. Nó ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành
khách, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Từ lúc ra đời cho đến nay ô tô đã được sử dụng
trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công
nghiệp, du lịch...
An toàn chuyển động của xe là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng xe,
nó được đánh giá bằng nhiều tiêu chí trong đó có hệ thống phanh. Hệ thống phanh là
một trong những cụm quan trọng nhất của xe ô tô, bởi vì nó đảm bảo cho xe chạy an
toàn ở tốc độ cao, do đó có thể nâng cao được năng suất vận chuyển và hàng hoá là điều
rất cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt
nghiệp với đề tài: “Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla Altis
2016”. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy TS. Trương Mạnh Hùng và sự nỗ lực
của bản thân, em đã hoàn thành đồ án đúng thời gian quy định. Tuy nhiên do trình độ
và kinh nghiệm thực tế còn ít, nên đồ án không tránh khỏi thiếu sót, chưa hợp lý.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cùng toàn thể các bạn đã đồng hành cùng
em hoàn thành đồ án này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày... tháng... năm 20...
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hữu Minh Đức

GVHD: Ts. Trương Mạnh Hùng 1


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH


1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu với hệ thống phanh
1.1.1. Công dụng của hệ thống phanh
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô cho dến khi dừng hẳn hoặc đến một
tốc độ cần thiết nào đó và cho ô tô đứng yên tại chỗ trên các mặt dốc nghiêng hay trên
mặt đường ngang.
Hệ thống phanh đảm bảo cho ô tô chuyển động an toàn ở mọi chế độ làm việc.
Nhờ đó ô tô mới có thể phát huy hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ và năng suất
vận chuyển của xe.
Hệ thống phanh trên ô tô gồm các bộ phận chính : cơ cấu phanh, dẫn động phanh
và trợ lực phanh.
1.1.2. Phân loại hệ thống phanh
+ Theo đặc điểm điều khiển được chia thành:
- Phanh chính (phanh công tác):được dùng để giảm tốc độ khi ô tô hoạt động hoặc
dừng xe khi xe đang chuyển động.
- Phanh dừng (phanh tay):dùng để đỗ xe khi người lái rời khỏi ô tô và dùng làm
phanh dự phòng.
- Phanh hỗ trợ (phanh bằng động cơ,thủy lực hoặc điện tử) :dùng để tiêu hao bớt
một phần động năng của ô tô khi cần tiến hành phanh lâu dài (phanh trên dốc dài,…).
+ Theo kết cấu của cơ cấu phanh được chia thành:
- Cơ cấu phanh trang trống (phanh guộc):
- Cơ cấu phanh đĩa
- Cơ cấu phanh dài
+ Theo dẫn động phanh:
- Hệ thống phanh dẫn động bằng cơ khí: sử dụng năng lượng trực tiếp từ người lái
để điều khiển thông qua các đòn dẫn động
- Hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực: Sử dụng chất lỏng với sự thay đổi áp
suất để điều khiển áp lực tại cơ cấu phanh.
- Hệ thống phanh dẫn động bằng khí nén
- Hệ thống phanh dẫn động liên hợp: cơ khí, thủy lực,khí nén,..

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 2


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

- Hệ thống phanh dẫn động có trợ lực và không có trợ lực.


+ Theo mức độ hoàn thiện hện thống phanh như có hệ thống hỗ trợ điện tử :
- Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS).
- Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EDB).
1.1.3. Yêu cầu với hệ thống phanh
Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe.
- Phanh êm dịu để đảm bảo sự ổn định của ô tô khi phanh.
- Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi, lực tác dụng lên bàn đạp hay cần kéo điều
khiển không lớn.
- Dẫn động phanh có độ nhạy tốt, đảm bảo việc phân bố mô men phanh trên các
bánh xe.
- Không có hiện tượng tự siết phanh.
- Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt, có hệ số ma sát giữa má phanh và trống phanh cao
và ổn định trong điều kiện sử dụng.
- Có khả năng phanh xe khi sử dụng trong thời gian dài.
- Hệ thống phanh cần có độ nhạy tốt cao hiệu quả phanh không thay đổi nhiều lần
giữa các lần phanh.
- Đảm bảo tránh hiện tượng trượt lết trên đường.
- Phanh chân và phanh tay làm việc độc lập không ảnh hưởng đến nhau. Phanh tay
có thể thay thế phanh chân khi phanh chân gặp sự cố, đảm bảo chức năng dự phòng.
- Phanh tay dùng để giữ nguyên vị trí xe, phải giữ nguyên trên dốc tối thiểu là 18%
(tức là 16-20 độ).
- Ngoài ra còn phải đảm bảo các yêu cầu như chiếm ít không gian, trọng lượng
nhỏ, độ bền cao, và các yêu cầu chung của cấu trúc cơ khí.
1.2. Cấu tạo chung của hệ thống phanh trên ô tô
1.2.1. Sơ đồ bố trí chung
Do đề tài chỉ khai thác trên xe Toyota Corolla Altis 2016 nên đề tài chỉ đi sâu vào
hệ thống phanh trên xe ô tô con. Sơ đồ Hình 1.2 là sơ bố trí chung hệ thống phanh trên
ô tô con.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 3


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 1.1. Sơ đồ phanh thủy lực trên ô tô


1. Cơ cấu phanh đĩa ; 2.Ống dầu mềm 3. Đầu nối;
4. Ống dầu cứng; 5. Xi lanh phanh chính; 6. Bình dầu phanh;
7. Bầu trợ lực khí nén; 8.Bàn đạp phanh; 9.Phanh tay; 10.Dây cáp;
11. Van điều áp; 12. Cơ cấu phanh guốc.
1.2.2. Các bộ phận chính của hệ thống phanh trên ô tô
1.2.2.1. Xi lanh phanh chính
Xi lanh phanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh
thành áp suất thuỷ lực sau đó áp suất thuỷ lực này tác động lên các càng phanh đĩa hoặc
xi lanh phanh của kiểu phanh tang trống thực hiện quá trình phanh. Cấu tạo xi lanh
phanh chính như Hình 1.2.

Hình 1.2. Cấu tạo xi lanh chính


1. Đường dầu nhánh 1; 2. Lò xo hồi vị 2; 3. Piston số 2;
4. Đường dầu nhánh 2;5. Lò xo hồi vị 1; 6. Cửa bù; 7. Cửa vào;
8. Piston số 1; 9. Cuppen piston 2; 10. Bu lông hãm; 11. Cuppen piston 1.
1.2.2.1. Bầu trợ lực phanh

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 4


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Bộ trợ lực chân không: hoạt động dựa vào độ chênh lệch chân không của động cơ
và của áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỉ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp phanh.
Nguồn chân không có thể lấy ở đường nạp động cơ hoặc dùng bơm chân không riêng
làm việc nhờ động cơ. Cấu tạo bộ trợ lực phanh như Hình 1.3

Hình 1.3. Cấu tạo bầu trợ lực phanh


(1) Cần điều khiển van; (2) Cần đẩy; (3) Piston bộ trợ lực; (4) Thân bộ trợ lực;
(5) Màng ngăn; (6) Lò xo màng ngăn; (7) Thân van; (8) Đĩa phản lực;
(9) Bộ lọc khí; (10) Phớt thân bộ trợ lực; (11) Buồng áp suất biến đổi;
(12) Buồng áp suất không đổi;(13) Van một chiều.
1.2.2.1. Cơ cấu phanh
Cơ cầu phanh là bộ phận thực hiện tiêu hao động năng của xe khi phanh và được
điều khiển từ các cơ cầu trên buồng lái. Các cơ cầu phanh thường dùng trên cơ sở tạo
ma sát giữa phần quay và phần có định. Trên ô tô thường sử dụng hai loại cơ cầu phanh:
cơ cầu phanh guộc (Hình 1.4) và cơ cầu phanh đĩa như (Hình 1.10).
* Cấu tạo phanh guộc

Hình 1.4. Cơ cấu phanh guộc

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 5


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

1. Trống phanh ; 2. Guốc phanh; 3. Lò xo hồi vị; 4.pitson;


5. Mân phanh; 6. Đòn kéo phanh dừng; 7. Chốt tựa;
8. Má phanh; 9. Guốc phanh; 10. Lẫy gạt.
Dựa vào vào phương pháp bố trí chốt tựa và tạo lực ép guốc phanh, cơ cấu
phanh tang trống có thể chia ra làm các loại với các đặc điểm như sau:

Hình 1.5. a). Đối xứng qua trục; b).Đối xứng qua tâm; c).Kiểu bơi; d),e).Kiểu tự cường hóa

- Kiểu đối xứng qua trục:

Hình 1.6. Cấu tạo phanh guốc đối xứng qua trục
1. Bu lông điều chỉnh; 2. Mâm phanh; 3. Cam lệch tâm; 4. Bu lông điều chỉnh;
5. Đai ốc dẫn dầu; 6. Ốc xả khí; 7. Đinh tán; 8. Chụp chắn bụi; 9. Piston;
10. Vành làm kín; 11. Xi lanh bánh xe; 12. Lò xo hồi vị;
13. Guốc phanh; 14. Tấm ma sát; 15. Chốt guốc phanh.
- Kiểu đối xứng qua tâm:

Hình 1.7. cấu tạo phanh guốc đối xứng qua tâm

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 6


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

1. Ống nối; 2. Xi lanh bánh xe; 3. Vít xả khí; 4. Ốc dẫn dầu; 5. Phớt che bụi;
6. Piston; 7. Lò xo guốc phanh; 8. Mâm phanh; 9. Guốc phanh;
10. Phớt làm kín; 11. Cam điều chỉnh; 12. Chốt tựa.
- Kiểu bơi:

Hình 1.8. Cơ cấu phanh guốc kiểu bơi

1. Guốc phanh; 2. Má phanh; 3. Xi lanh bánh xe; 4. Chốt đẩy;


5. Vành che bụi; 6. Piston trái; 7. Phớt bao kín; 8. Vỏ xi lanh; 9. Lò xo lá;
10. Ốc xả khí; 11. Đầu xả khí; 12. Mâm phanh; 13. Lỗ kiểm tra khe hở;
14. Đệm giữ guốc phanh; 15. Đai ốc;16. Lò xo hồi vị; 17. Piston phải.
- Kiểu tự cường hóa

Hình 1.9. Cơ cấu tự điều chỉnh khe hở


1. Cáp kéo phanh tay; 2. Má phanh; 3. Đòn kéo phanh tay;
4. Lò xo tích năng; 5. Lẫy gạt; 6. Đòn chống; 7. Nữa thanh đòn;
8. Thân đòn có ren; 9. Vành răng; 10. Nữa thanh đòn.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 7


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

* Cấu tạo phanh đĩa

Hình 1.10. Cơ cấu phanh đĩa


1. Miếng đệm; 2. Má phanh; 3. Vòng làm kín; 4. Vòng bao kín piston;
5. Piston; 6. Phớt piston; 7. Nắp van xả; 8. Van xả;9. Giá di động;
10. Bulông cố định; 11. Phớt làm kín;12. Giá cố đinh; 13. Đệm giữ má phanh
Cấu tạo phanh đĩa được chia thành hai loại: loại có giá di động (Hình 1.11) và giá
cố định (Hình 1.12).
- Loại giá di động

Hình 1.11. Cấu tạo giá di động


1.Giá cố định; 2. Lò xo lá; 3. Chốt trượt; 4.Giá di động; 5.Má phanh;
6. Lò xo; 7. Đĩa phanh ;8. Piston; 9 .Lỗ dẫn dầu; 10. Phớt bao

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 8


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

- Loại giá cố định

Hình 1.12. Cấu tạo giá cố định

1. Đĩa phanh; 2. Má phanh; 3. Đường dẫn dầu; 4. Phớt bao kín dầu;
5. Giá đỡ; 6 .Giá trục bánh xe; 7. Piston; 8. Phớt che bụi; 9. Xi lanh.
*Cơ cấu phanh dừng
Phanh dừng được dùng để dừng (đỗ xe) trên đường dốc hoặc đường bằng, nói
chung hệ thống phanh này được sử dụng trong trường hợp ô tô đứng yên, không di
chuyển trên các loại đường khác nhau. Về cấu tạo phanh dừng cũng có hai bộ phận chính
đó là cơ cấu phanh và dẫn động phanh.
Cơ cấu phanh có thể bố trí như Hình 1.13 là sự kết hợp với cơ cấu phanh của các
bánh xe phía sau hoặc bố trí trên trục ra của hộp số

Hình 1.13. Sơ đồ dẫn động phanh dừng

1. Tay kéo; 2. Đòn nối; 3. Ốc điều chỉnh; 4. Cáp dẫn; 5. Xi lanh thủy lực;
6. Guốc phanh; 7. Vành răng; 8. Đòn quay; 9. Thanh chống
1.3. Thông số kỹ thuật của Toyota Corolla Altis 2016
Toyota Corolla Altis Toyota là dòng xe sedan hạng C, được sản xuất và phân phối
trên toàn cầu bởi Toyota vào năm 1966. Đến nay, mẫu xe đã trải qua 12 thế hệ và Toyota
Corolla Altis 2016 là thế hệ thứ 11.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 9


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

.
Hình 1.14. Xe Toyota Corolla Altis 2016

Toyota Corolla Altis 2016 (Hình 1.14) được thiết kế phần đầu xe dạng chữ T là
điểm nhấn ấn tượng với cụm đèn trước và lưới tản nhiệt và vuốt dài sang hai bên. Đồng
nhất với phần đầu xe, thiết kế đuôi xe dạng chữ T với các đường gân dập nổi mở rộng
về hai bên, cụm đèn sau và nắp ca pô được thiết kế liền mạch với miếng ốp trang trí.
1.3.2. Kích thước xe
Toyota Corolla Altis 2016 có kích thước tổng thể của xe được thể hiện trên (Hình
1.15) lần lượt Dài x Rộng x Cao là 4.620 x 1.775 x 1.460 mm, trong khi chiều dài cơ sở
của xe là 2700 mm, khoảng sáng gầm 130 mm cùng bán kính quay vòng 5,4 m.

Hình 1.15. Kích thước cơ bản Toyota Corolla Altis 2016

1.3.3. Động cơ xe
Toyota Corolla Altis mới trang bị động cơ cải tiến 2ZR-FE (Hình 1.16) với 4 xy-
lanh,16 van DOHC đạt công suất tối đa 138 mã lực tại 6.400 vòng/phút và mô-men xoắn
cực đại 173Nm tại 4.000 vòng/phút.
Động cơ này sử dụng hệ thống phối khí thông minh (VVT-I), hệ thống đánh lửa
trực tiếp (DIS) và hệ thống điều khiển bướm ga điện tử-thông minh (ETCS-I). Các hệ
thống này đạt được hiệu suất động cơ được tốt hơn, tiết kiệm nhiên liệu và khí thải sạch.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 10


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 1.16. Động cơ 2ZR-FE

1.3.4. Hộp số CTV K 313


Hộp số CVT K313 (Hình 1.17) gồm bộ truyền vô cấp gồm có puly chủ động và
puly bị động được nối với nhay bằng 1 dây đai, là một bộ chuyển số có thể chuyển số
vô cấp từ khi bắt đầu đến tốc độ tối đa, mang lại cảm giác chuyển số êm ái và tiết kiệm
nhiên liệu tuyệt vời.

Hình 1.17. Hộp số CVT K313 của Toyota Corolla Altis 2016

Cụm chuyển đổi mô-men xoắn CVT K313 sử dụng cơ chế điều khiển khóa linh
hoạt, cho phép điều khiển tỉ mỉ hơn và đạt được hiệu suất nhiên liệu được cải thiện hơn
1.3.5. Hệ thống treo
Hệ thống treo của Toyota Corolla Altis 2016 là hệ thống treo trước kiểu
Macpherson và hệ thống treo sau bán phụ thuộc kiểu thanh xoắn (Hình 1.18)
- Hệ thống treo trước kiếu Mcpherson với thanh cân bằng làm tăng độ chắc chắn,
độ êm và độ bám đường, giúp điều khiển xe dễ dàng và thoải mái hơn.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 11


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 1.18. Hệ thống treo của Toyota Corolla Altis 2016

- Hệ thống treo sau bán phụ thuộc kiểu thanh xoắn có kết cấu của nó bao gồm một
đòn treo và một thanh ổn định đợc hàn với dầm chịu xoắn. Nhờ có kết cấu đơn giản, gọn
nhẹ nên có thể giảm được khối lượng không được treo, tăng độ êm cho xe.
1.3.6. Hệ thống lái
Hệ thống lái trên xe Toyota Corolla Altis là loại bánh răng, thanh răng có trợ lực
điện lực (EPS) thể hiện như Hình 1.19.

Hình 1.19. Hệ thống lái trợ lực điện

Hệ thống lái trợ lực điện (EPS) sử dụng mô-tơ trợ lực lái, cảm biến mô-men xoắn
trợ lực lái và cơ cấu giảm được tích hợp trong cụm cột lái để tạo ra mô-men xoắn hỗ trợ,
nhằm hỗ trợ nỗ lực đánh lái của người lái.
1.3.7. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh xe Toyota Corolla Altis 2016 dẫn động bằng thủy lực có trợ lực
chân không, phanh trước của xe là phanh đĩa thông gió,còn phanh sau là phanh đĩa đặc
và có trang bị hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 12


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Bảng 1.1. Thông số cơ bản hệ thống phanh của toyota Corolla altis 2016
STT Thông số Giá trị Đơn vị
1 Hệ thống phanh Thủy lực trợ lực chân không hai dòng độc lập
+Trước: Đĩa thông gió
2 Cơ cấu phanh
+ Sau: Đĩa (đĩa đặc)
+Trước: 275
3 Kích thước đĩa phanh mm
+ Sau: 259
+Trước: 22
4 Độ dày đĩa phanh mm
+ Sau: 9
Đường kính xi lanh bánh +Trước: 60.3
5 mm
xe + Sau: 38.2
+ Hệ thống chống bó cứng ABS
+ Phân bổ lực phanh EBD
6 Tính năng an toàn
+ Hỗ trợ phanh gấp BA
+ Phanh tay cơ khí
Bảng 1.2. Thông số cơ bản của toyota Corolla altis 2016
STT Thông số Giá trị Đơn vị
1 (Dài x Rộng x Cao) 4.620 x 1.775 x 1.460 mm
2 Chiều dài cơ sở 2.700 mm
3 Khoảng sáng gầm xe 130 mm
4 Trọng lượng không tải 1.200 KG
5 Trọng lượng toàn tải 1.635 KG
6 Loại động cơ 2ZR-FE ·
7 Số xi lanh và cách bố trí 4 Xy-lanh, thẳng hàng
8 Cơ cấu phối khí 16-Valve DOHC có VVT-i, dẫn động xích
9 Dung tích xi lanh 1.798 cm3
10 Đường kính x hành trình 80,5 × 88,3 mm
11 Tỷ số nén 10 : 1
12 Công suất phát tối đa 138/ 6400 HP / rpm
13 Mô-men xoắn tối đa 173 / 4000 Nm /rpm
14 Kiểu dẫn động Cầu trước
15 Loại hộp số CVT K313
16 Hệ thống lái Trợ lực điện
Hệ thống treo + Treo trước: độc lập kiểu Macpherson
17
+Treo sau: bán phụ thuộc kiểu thanh xoắn
18 Bánh xe 205/55R16 mm/inch
+ Trong đô thị: 8.6
19 + Ngoài đô thị: 5.2 L/100Km
Mức tiêu thụ nguyên liệu
+ Kết hợp: 6.5
20 Đèn + Đèn chiếu gần: Halogen phản xạ đa hướng
+ Đèn chiếu xa: Halogen phản xạ đa hướng

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 13


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

CHƯƠNG II : KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE


TOYOTA COROLLA ALTIS 2016
2.1. Sơ đồ chung của phanh Toyota Corolla Altis 2016.
Hệ thống phanh chính của xe Toyota Corolla Altis 2016 như Hình 2.1 sử dụng
phanh trước và sau đều là phanh đĩa, dẫn động phanh bằng thủy lực, trợ lực chân không,
dẫn động 2 dòng chéo kết hợp trợ lực và có hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS.

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống phanh chính Toyota Corolla Altis 2016.

1 -Đường ống phanh; 2-Phanh sau; 3-Bàn đạp; 4-Bầu trợ lực phanh;
5-Xilanh phanh chính; 6-Bộ chấp hành và ECU điều khiển trượt; 7-Phanh trước
2.2. Kết cấu một số chi tiết hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla Altis 2016
2.2.1. Sơ đồ dẫn động phanh
Sơ đồ dẫn động phanh trên ô tô Toyota Corolla Altis được trình bày như Hình 2.2

Hình 2.2. Sơ đồ hệ Toyota Corolla Altis.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 14


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

1.Bàn đạp phanh; 2.Công tắc đèn phanh; 3.Bầu trợ lực;
4.Xi lanh phanh chính; 5.Bình dầu phanh; 6.Cảm biến tốc độ;
7.Roto; 8.Cơ cấu phanh trước; 9.Bộ chấp hành ABS; 10.ECU;
11.Giắc chẩn đoán; 12.Đèn báo; 13.Cơ cấu phanh sau.
Nguyên lý hoạt động
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hoạt động dựa trên cảm biến tốc độ của các
bánh xe sau đó gửi về cho ECU
- Khi ECU phát hiện ra 1 hoặc nhiều bánh xe có tốc độ chậm hơn quy định lúc này
qua van thủy lực và bơm, hệ thống phanh sẽ tự động làm giảm áp suất tác động lên đĩa
để bánh xe ô tô không bị bó cứng. Hệ thống ABS sẽ tác động ấn - nhả thanh kẹp trên
phanh đĩa với tần suất 15 lần/s thay vì tác động lực mạnh trong 1 thời gian khiến bánh
xe có thể bị chết (hiện tượng thường gặp trên các dòng xe không được trang bị hệ thống
phanh ABS). Sau đó hệ thống máy tính điều khiển sẽ dựa trên thông số cảm biến vận
tốc và những thao tác của người lái xe để đưa ra áp lực phanh tối ưu nhất cho các bánh
xe. Đảm bảo sự ổn định thân xe và kiểm soát quỹ đạo xe.
- Ngược lại nếu trong quá trình di chuyển, 1 hay nhiều bánh xe quay quá nhanh,
hệ thống phanh cũng sẽ tự động tác động lực trở lại để đảm bảo quá trình hãm
2.2.2. Cơ cấu phanh
*Cơ cấu phanh trước
Cơ cấu phanh trước của Toyota Corolla Altis với giá phanh di động, 1 piston và
đĩa tản nhiệt như Hình 2.3

Hình 2.3. Cơ cấu phanh trước bố trí trên xe

1. Giá phanh; 2. Đĩa phanh tản nhiệt


+ Phanh đĩa thông gió
Cơ cấu phanh trước được trang bị trên xe Toyota Corolla Altis 2016 là cơ cấu
phanh đĩa có các rãnh thông gió như Hình 2.4. Khi phanh lực phanh ở phía trước sẽ cần
lớn hơn do trọng lượng dồn về phía trước. Nên lượng nhiệt sinh ra từ má phanh và đĩa

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 15


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

phanh sẽ rất lớn. Do đó có các lỗ thông gió có tác dụng giúp tản nhiệt nhanh, tăng ma
sát giữa đĩa phanh với má phanh, tăng độ ổn định khi phanh, tránh hư hỏng mà đạt được
hiệu quả phanh cao.

Hình 2.4. Đĩa phanh thông gió

+ Giá phanh
Giá phanh được trạng bị trên xe Toyota Corolla Altis 2016 là loại giá di động. Khi
phanh piston đẩy má phanh ép vào đĩa phanh, đồng thời kéo theo giá phanh trượt trên
chốt trượt ép sát vào đĩa phanh. Do má phanh phía đối diện được lắp trực tiếp vào giá di
động nên thực hiện được quá trình phanh xe. Các bộ phanh giá phanh như Hình 2.5.

Hình 2.5. Giá phanh

1,4.Xi lanh phanh; 2.Vít xả dầu; 3.Nắp chụp bụi;


5.cupen; 6.vòng cao su che bụi
+ Má phanh
Má phanh là phần tiếp xúc trực tiếp với đĩa phanh. Má phanh có dạng tấm
phẳng(Hình 2.6) được cấu tạo bởi một xương phanh gắn với má phanh bằng loại keo
chuyên dụng. Má phanh có xẻ một rãnh thoát nhiệt ở giữa và nếu má phanh mòn hơn
chiều dày của nhà sản xuất thì miếng thép báo mòn được gắn sẽ gây ra tiếng động báo
cho người lái biết tình trạng của xe.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 16


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 2.6. Má phanh

*Cơ cấu phanh sau


Cơ cấu phanh sau của Toyota Corolla Altis 2016 có kết cấu gần giống như cơ cấu
phanh trước chỉ khác là loại phanh đĩa đặc. Cụm xi lanh phanh đĩa sau loại piston đơn.
Phanh đĩa kiểu lắp sẵn có cơ cấu phanh đỗ tích hợp.

a) b)
Hình 2.7. Cơ cấu phanh sau
a. Đĩa phanh sau; b. Giá phanh;
1. Nắp chụp bụi; 2. Giá phanh; 3. Cupen; 4. Vòng cao su che bụi;
5. Piston; 6. Ốc xả dầu
*Cơ cấu phanh dừng
Trên xe Toyota Corolla Altis 2016 người ta sử dụng cơ cấu phanh ở các bánh xe
phía sau làm phanh dừng. Ở cơ cấu phanh ngoài phần dẫn động bằng thuỷ lực của phanh
chân và cơ cấu phanh dừng kiểu đòn bẩy (Hình 2.8).

Hình 2.8. Cơ cấu phanh dừng

1.Công tắc;2.Ốc bắt với sàn xe; 3 Cần phanh tay

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 17


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 2.9. Cáp phanh dừng

Đối với tài xế lái xe, phanh tay ô tô hoạt động lúc xe dừng hẳn giúp xe không bị
lăn bánh khi dừng hay đỗ, bên cạnh đó phanh tay còn có một số tác dụng quan trọng khi
lưu thông trên đường. Thao tác của phanh tay Toyota Corolla Altis được thể hiện dưới
Hình 2.10. Để cài phanh tay, hoàn toàn kéo cần phanh đỗ xe trong khi nhấn phanh bàn
đạp. Để nhả phanh tay, nâng nhẹ cần gạt và hạ thấp hoàn toàn trong khi nhấn nút.

Hình 2.10. Tháo tác kéo phanh tay

1.Kéo hết cần gạt phanh đỗ lên khi đạp bàn đạp phanh để đặt phanh đỗ
2.Khi nhả phanh đỗ kéo nhẹ phanh đỗ lên sau đó hạ cần phanh
xuống hết cơ trong khi ấn nút nhả khóa
2.2.3. Bàn đạp phanh
Bàn đạp phanh của Toyota Corolla Altis được thể hiện như Hình 2.11. Bàn đạp
phanh được bố trí trong buồng lái, nằm ở phía bên trái của bàn đạp ga. Đặt chân đạp vào
bàn bàn đạp này bắt đầu quá trình làm xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe.
Bàn đạp phanh là nơi chịu tác động trực tiếp từ người lái. Có giá bắt vào thân xe ở
độ cao phù hợp với hành trình bàn đạp của người điều khiển. Bàn đạp phanh lắp với
chốt cố định theo kiểu cần đẩy ở giữa thân bàn đạp với các cánh tay đòn.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 18


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 2.11. Cấu tạo bàn đạp phanh


1. Bàn đạp phanh; 2.Lò xo hồi; 3.Chóa chữ u; 4. Chốt chữ u;
5. Kẹp; 6. Bạc 7. Giá bắt công tắc phanh; 8. Công tắc phanh;
9. Giá đỡ bàn đạp phanh
2.2.4. Xi lanh phanh chính
*Cấu tạo
Cụm xi lanh phanh chính của Toyota Corolla Altis có cấu tạo như Hình 2.12

Hình 2.12. Cấu tạo cụm xi lanh phanh chính


1. Bình chứa dầu; 2.Nắp đỗ đầu; 3. Lọc bình chứa;
4. Gioăng xi lanh phanh chính; 5. Chốt thẳng; 6. Xi lanh phanh chính.
*Nguyên lý hoạt động
Khi hoạt động bình thường
Khi không đạp phanh: Cúp pen của piston số 1 và số 3 nằm giữa cửa vào và cửa
bù làm cho xilanh và bình dầu thông nhau. Piston số 2 bị lực của lò xo hồi vị số 2 đẩy
sang phải.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 19


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 2.13. Xi lanh phanh chính khi không đạp phanh

Khi đạp phanh: Piston số 1 dịch sang trái, cúp pen của nó bịt kín cửa hồi như vậy
bịt đường thông nhau giữa xilanh và bình chứa. Nếu piston bị đẩy tiếp, nó làm tăng áp
suất dầu trong xilanh, áp suất này tác dụng lên xilanh bánh sau. Do cũng có một áp suất
dầu như thế tác dụng lên piston số 2, piston số 2 hoạt động giống hệt như piston số 1 và
tác dụng lên các xilanh bánh trước.
Khi nhả bàn đạp phanh : Các piston bị áp suất dầu và lực lò xo hồi vị đẩy về vị
trí ban đầu. Tuy nhiên do dầu không chảy từ xilanh bánh xe về ngay lập tức, nên áp suất
dầu trong xi lanh chính giảm nhanh trong một thời gian ngắn (tạo thành độ chân không).
Kết quả là dầu trong bình chứa sẽ chảy vào xi lanh qua cửa vào, qua rất nhiều khe trên
đỉnh piston và qua chu vi của cúp pen. Sau khi piston trở về vị trí ban đầu thì dầu từ
xilanh bánh xe dần dần trở về bình chứa qua xi lanh chính và các cửa bù. Các cửa bù
cũng điều hoà sự thay đổi thể tích dầu trong xi lanh do nhiệt độ thay đổi. Vì vậy nó tránh
cho áp suất dầu không bị tăng trong xi lanh khi không đạp phanh.
Khi hoạt động không bình thường

* Rò rỉ dầu phía sau xi lanh phanh chính: Khi đạp phanh, piston số 1 dịch sang trái
tuy nhiên không sinh ra áp suất dầu ở phía sau của xi lanh. Vì vậy piston số 1 nén lò xo
hồi vị để tiếp xúc với piston số 2 để đẩy piston số 2 sang trái. Piston số 2 làm tăng áp
suất dầu phía trước xi lanh, vì vậy làm hai phanh nối với phía trước bên phải và phía sau
bên trái hoạt động.
* Rò rỉ dầu phía trước xi lanh chính: Do áp suất dầu không sinh ra ở phía trước xi
lanh, pisotn số 2 bị đẩy sang trái đến khi nó chạm vào thành xi lanh. Khi piston số 1 bị
đẩy tiếp sang trái, áp suất dầu phía sau xi lanh tăng cho phép 2 phanh nối với phía trước
bên trái và phía sau bên phải hoạt động.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 20


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

2.2.5. Trợ lực chân không


Hệ thống dẫn động phanh đòi hỏi làm việc thường xuyên để điều khiển tốc độ và
dừng ô tô, các bộ truyền thủy lực không cho phép có tỷ số truyền lớn, do đó phải cần
thêm bộ trợ lực nhằm giảm nhẹ lực bàn đạp. Bộ trợ lực phanh Toyota Corolla Altis sử
dụng là loại trợ lực chân không. Sơ đồ cấu tạo cụm bộ trợ lực được thể hiện ở Hình 2.14

Hình 2.14. Cấu tạo bộ trợ lực chân không

1. Bộ trợ lực phanh; 2. Miến đệm; 3. Lò xo hồi vị


4. Vòng chữ U; 5. Chốt thanh đẩy
Cấu tạo bên trong bộ trợ lực được thể hiện rõ trong Hình 2.15

Hình 2.15. Cấu tạo bên trong bộ trợ lực chân không

1-Ống nối; 2-Thân trước; 3-Màng trợ lực; 4-Thân sau; 5-Lò xo hồi vị;
6-Van chân không; 7-Bulông M8; 8-Phớt thân van; 9-Màng chắn bụi;
10,13-Lò xo hồi vị; 11-Lọc khí; 12-Cần đẩy; 14-Van điều khiển;
15-Van không khí; 16-Chốt chặn van;17-Piston;
A-Buồng áp suất không đổi; B-Buồng áp suất thay đổi;
E-lỗ thông với khí trời; K-Lỗ thông giữa A và B
*Nguyên lý hoạt động
Khi không đạp phanh: Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò
xo phản hồi của van không khí kéo về bên phải. Van điều chỉnh bị lò xo van điều chỉnh

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 21


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

đẩy sang trái.Điều này làm cho van không khí tiếp xúc với van điều chỉnh. Do đó, không
khí bên ngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không vào được buồng áp suất biến đổi.Trong
điều kiện này van chân không của thân van bị tách khỏi van điều chỉnh, tạo ra một lối
thông giữa lỗ A và lỗ B. Vì luôn luôn có chân không trong buồng áp suất không đổi, nên
cũng có chân không trong buồng áp suất biến đổi vào thời điểm này. Vì vậy lò xo màng
ngăn đẩy piston sang bên phải.
Khi đạp phanh: Khi đạp bàn đạp phanh, cần điều khiển van đẩy van không khí
làm nó dịch chuyển sang bên trái. Lò xo van điều chính cũng đẩy van không khí dịch
chuyển sang bên trái cho đến khi nó tiếp xúc với van chân không. Chuyển động này bịt
kín lối thông giữa lỗ A và lỗ B. Khi van không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái,
nó càng rời xa van điều chỉnh, làm cho không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến
đổi qua lỗ B (sau khi qua lưới lọc không khí). Độ chênh áp suất giữa buồng áp suất
không đổi và buồng áp suất biến đổi làm cho piston dịch chuyển về bên trái, làm cho đĩa
phản lực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về bên trái và làm tăng lực phanh.
Khi giữ phanh : Nếu đạp phanh nửa chừng, cần điều khiển van và van không khí
ngừng dịch chuyển nhưng piston vẫn tiếp tục di chuyển sang bên trái do độ chênh áp
suất. Lò xo van điều khiển làm cho van này vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng nó
dịch chuyển theo piston.Vì van điều khiển dịch chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van
không khí, không khí bên ngoài bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi, nên áp
suất trong buồng áp suất biến đổi vẫn ổn định. Do đó, có một độ chênh áp suất không
thay đổi giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi. Vì vậy, piston ngừng
dịch chuyển và duy trì lực phanh này
Khi đạp tối đa lực phanh : Nếu đạp bàn đạp phanh xuống hết mức, van không
khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đổi được nạp
đầy không khí từ bên ngoài, và độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng
áp suất thay đổi là lớn nhất. Điều này tạo ra tác dụng cường hoá lớn nhất lên piston. Sau
đó dù có thêm lực tác động lên bàn đạp phanh, tác dụng cường hoá lên piston vẫn giữ
nguyên, và lực bổ sung chỉ tác động lên cần đẩy bộ trợ lực và truyền đến xi lanh chính
Khi nhả phanh và cơ cấu khi không có chân không :Nếu vì lý do nào đó, chân
không không tác động vào bộ trợ lực phanh, sẽ không có sự chênh lệch áp suất giữa
buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi (vì cả hai sẽ được nạp đầy không khí
từ bên ngoài). Khi bộ trợ lực phanh ở vị trí “off” (ngắt), piston được lò xo màng ngăn
đẩy về bên phải khi đó phanh được nhả ra.Tuy nhiên, khi đạp bàn đạp phanh, cần điều
khiển van tiến về bên trái và đẩy van không khí, đĩa phản hồi và cần đẩy bộ trợ lực. Điều
này làm cho piston của xi lanh chính tác động lực phanh lên phanh. Đồng thời van không

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 22


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

khí đẩy vào chốt chặn van lắp trong thân van. Do đó, piston cũng thắng lực của lò xo
màng ngăn và dịch chuyển về bên trái.Do đó các phanh vẫn duy trì hoạt động kể cả khi
không có chân không tác động vào bộ trợ lực phanh. Tuy nhiên, vì bộ trợ lực phanh
không làm việc, nên sẽ cảm thấy bàn đạp phanh “nặng”.
2.3. Các hệ thống bổ trợ
Trên xe Toyota Corolla Altis 2016 được trang bị những tính năng an toàn bổ trợ
cho hệ thống phanh như : Hệ thống chống bó cứng ABS (Anti – lock Brake System),
phân bố lực phanh EBD (Electronic Brakeforce Distribution), hỗ trợ phanh gấp BA
(Brake Assist) .
2.3.1. Hệ thống chống bó cứng ABS (Anti – lock Brake Sytem)
Hệ thống ABS giúp bánh xe không bị bó cứng khi phanh gấp hoặc phanh gấp trên
bề mặt trơn trượt. Điều này giúp cung cấp lực phanh phù hợp với điều kiện mặt đường,
do đó đảm bảo sự ổn định của xe và hiệu suất phanh tốt thể hiện dưới Hình 2.16.

Hình 2.16. Hệ thống phanh ABS

*A. Có ABS, *B. không có ABS


Cấu tạo hệ thống phanh
+ Cảm biến tốc độ bánh xe: Xác định tốc độ góc của bánh xe và chuyển thành tín
hiệu điện gửi đến bộ ECU.
+ Bộ điều khiển trung tâm (ECU-ABS): theo dõi sự thay đổi tốc độ góc quay bánh
xe khi phanh, xác định tốc độ ô tô, giá tốc góc của bánh xe, cấp tín hiệu điều khiển tới
các van điều khiển áp suất trong block thủy lực.
+ Cụm van điều chỉnh (Block thủy lực): hoạt động theo tín hiệu của ECU, điều
chỉnh áp suất đảm bảo độ trượt tối ưu (15%-30%).Cụm van bao gồm:
- Van mở: Áp suất từ xi lanh sẽ được truyền thẳng qua phanh.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 23


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

- Van chặn dòng: Cách ly phanh khỏi xi lanh chủ để ngăn áp lực tăng thêm nếu
người lái đạp phanh mạnh hơn.
a) Các cảm biến tốc độ
Cảm biến tốc độ được thể hiện như Hình 2.17

Hình 2.17. Cách bố trí cảm biến tốc độ

1. Cảm biến tốc độ ; 2. Dây nối ECU


Các cảm biến tốc độ phía trước sử dụng rôto loại bánh răng được gắn trên trục
truyền động như Hình 2.18.

Hình 2.18. Cấu taọ cảm biến tốc độ trước


1. Cảm biến tốc độ ; 2. Bánh răng kim loại
Các cảm biến tốc độ phía sau sử dụng một rôto cảm biến loại nam châm, bao gồm
các cực N và S được sắp xếp theo hình tròn. Rôto cảm biến tốc độ phía sau được tích
hợp vào vòng đua bên trong ổ trục thể hiện trên Hình 2.19.

Hình 2.19. Cấu taọ cảm biến tốc độ sau

1. Cảm biến tốc độ ; 2. Bánh răng kim loại

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 24


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Cảm biến tốc độ loại chủ động sử dụng IC cảm biến để phát hiện những thay đổi
từ trường gây ra khi rô-to cảm biến quay và cảm biến xuất thông tin được phát hiện tới
ECU điều khiển trượt dưới dạng xung kỹ thuật số trình bày trên Hình 2.20

Hình 2.20. Đồ thị tần số cảm biến tốc độ

Để phát hiện tốc độ xe, tần số của các xung đầu ra được sử dụng. Do cảm biến loại
chủ động phát xung kỹ thuật số nên nó có thể phát hiện tốc độ của xe ngay cả khi xe gần
như đứng yên.
b) Bộ chấp hành ABS
Vị trí : khoang động cơ
Bộ chấp hành ABS như Hình 2.21 có nhiệm vụ cấp hay ngắt dầu có áp suất từ xi
lanh phanh chính đến mỗi xi lanh phanh bánh xe theo tín hiệu từ bộ ABS-ECU để điều
khiển tốc độ bánh xe ô tô khi phanh.

Hình 2.21. Bộ chấp hành ABS

Bộ phận chấp hành điều chỉnh áp suất phanh thủy lực đến từng xi lanh bánh xe.
Cụm dẫn động phanh với mạch thủy lực( Hình 2.22). Phần bộ truyền động bao gồm 8
van điện từ hai vị trí, 1 động cơ, 2 bơm và 2 bồn chứa.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 25


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 2.22. Sơ đồ nguyên lý của bộ chấp hành ABS

1.Van giữ áp; 2.Van giảm áp; 3.Bơm; 4.Bình chứa; 5,6,7,8.Xi lanh bánh
xe; a. Đường dầu vào.
Dựa trên tín hiệu nhận được từ 4 cảm biến tốc độ, ECU kiểm soát trượt sẽ tính toán
tốc độ của từng bánh xe và kiểm tra tình trạng trượt của bánh xe. Ứng với điều kiện trượt
bánh, ECU điều khiển trượt bánh sẽ điều khiển từng van điện từ trong cụm dẫn động
phanh để điều chỉnh áp suất dầu ở từng xi lanh bánh xe theo 3 chế độ: chế độ tăng áp
suất, giữ áp suất và giảm áp suất như hình Hình 2.23

Hình 2.23. Chế độ làm việc của bộ chấp hành


1. Van điện từ giữ áp suất; 2. Van điện từ giảm áp; 3. Cổng A; 4. Cổng B; a. độ tăng áp suất;
b. Chế độ giữ áp suất; c. Chế độ giảm áp; d. Đến xi lanh bánh xe; e. Từ xi lanh bánh xe.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 26


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Bảng 2.1. Chế độ áp suất của bộ chấp hành


Chế độ áp suất Tăng chế độ Chế độ giữ Chế độ giảm
Van điện từ giữ áp suất (Cổng A) Tắt (Mở) Bật (Đã đóng) Bật (Đã đóng)
Van điện từ giảm áp (Cổng B) Tắt (Đã đóng) Tắt (Đã đóng) Bật (Mở)
Áp suất xi lanh bánh xe Tăng Giữ Giảm
2.3.2. Hỗ trợ phanh gấp BA (Brake Assist)
Hỗ trợ phanh gấp BA (Brake Assist) là phanh khẩn cấp và bổ sung lực phanh như
Hình 2.24 được áp dụng nếu người lái không đạp đủ mạnh bàn đạp phanh. Trong những
trường hợp khẩn cấp, người lái xe, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm, thường
hoảng loạn và không đạp đủ lực lên bàn đạp phanh.

Hình 2.24. Sơ đồ hệ thống BA

Một tính năng chính của hỗ trợ phanh là thời gian và mức độ hỗ trợ phanh được
thiết kế để giúp đảm bảo rằng người lái xe không nhận thấy điều gì bất thường về hoạt
động phanh.
Khi người lái xe cố tình thả lỏng bàn đạp phanh, hệ thống sẽ giảm mức độ hỗ trợ
mà nó cung cấp.
Trợ lực phanh kiểu cơ học sử dụng cơ cấu trợ lực phanh trong bộ trợ lực phanh
để kích hoạt cơ học chức năng trợ lực phanh nhằm tăng lực phanh.
2.3.3. Phân bổ lực phanh EBD (Electronic Brakeforce Distribution)
Phân bổ lực phanh EBD giúp phân bổ lực phanh hợp lý giữa bánh trước và bánh
sau phù hợp với điều kiện lái. Ngoài ra, khi phanh khi vào cua, nó cũng kiểm soát lực
phanh của bánh xe bên phải và bên trái, giúp duy trì hoạt động của xe.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 27


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

*Phân phối lực phanh bánh trước/sau


Chức năng này kiểm soát lực phanh tác động lên bánh sau phù hợp với những thay
đổi của điều kiện xe (chẳng hạn như hệ số tải hoặc giảm tốc) nhằm đảm bảo hiệu suất
phanh tuyệt vời như Hình 2.25.

Hình 2.25. Sơ đồ phân bố EBD

*Phân phối Lực phanh Bánh xe Phải/Trái


Trong quá trình phanh khi vào cua, chức năng này sẽ điều khiển lực phanh tác
động lên bánh trái và bánh phải phù hợp với điều kiện xe tại thời điểm đó. Điều này đảm
bảo sự ổn định của xe và hiệu suất phanh tuyệt vời như Hình 2.26.

Hình 2.26. Sơ đồ phanh khi quay vòng

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 28


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

CHƯƠNG III : KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH


TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2016
3.1. Quy định về BDSC hệ thống phanh
3.1.1. Các văn bản quy định
Quy định của nhà nước Việt Nam về chẩn đoán và sửa chữa ô tô được thể hiện qua
thống tư 992/2003 và thông tư 53/2014 của Bộ GTVT.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 và thay thế
Quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành “Quy định bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô”.
*Nội dung văn bản nêu rõ về kiểm tra hệ thống phanh
+ Trước khi xuất phát:
- Kiểm tra việc liên kết của các chi tiết, đường ống.
- Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh.
- Quan sát gầm xe để phát hiện sự rò rỉ của chất lỏng, khí nén.
- Kiểm tra sự làm việc của phanh chính và phanh đỗ.
+ Trong lúc vận hành trên đường:
- Kiểm tra tác dụng của hệ thống phanh.
+ Khi kết thúc hành trình:
- Kiểm tra tác dụng của phanh chính và phanh đỗ.
- Kiểm tra đèn phanh trên bảng taplo.
3.1.2. Quy định của nhà sản xuất
+ Hãng xe Toyota có các cấp bảo dưỡng định kỳ với xe của hãng :
- Cấp bảo dưỡng cấp nhỏ
- Cấp bảo dưỡng trung bình
- Cấp bảo dưỡng trung bình lớn
- Cấp bảo dưỡng cấp lớn
+ Các công việc khi bảo dưỡng phanh:
- Kiểm tra, bổ sung dầu phanh.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 29


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

- Kiểm tra, xiết chặt các đầu nối đường dẫn dầu, hơi đảm bảo kín khít, không rò rỉ
trong toàn bộ hệ thống.
- Kiểm tra trạng thái của bộ trợ lực phanh.
- Tháo tang trống, kiểm tra thang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị,
mâm phanh, giã đỡ bầu phanh, chốt. Nếu lỏng phải thực hiện xiết chặt. Nếu mòn quá
tiêu chuẩn phanh thay.
- Kiểm tra độ dày má phanh.
- Kiểm tra xy lanh phanh chính. Kiểm tra mức dầu bình dầu phanh.
- Điều chỉnh khe hở má phanh, hành trình, hành trình tự do bàn đạp phanh.
- Kiểm tra hiệu quả phanh tay, xiết chặt các giá đỡ.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh.
- Kiểm tra, đánh gía chất lượng cảm biến.
- Kiểm tra, đánh giá hệ thống điều khiển và bổ trợ phanh.
3.2. Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống phanh
Trong quá trình sử dụng hệ thống phanh là một bộ phận rất quan trọng và làm việc
trong môi trường khá khắc nhiệt do vậy hay xuất hiện những hư hỏng. Những hư hỏng
này có thể dễ nhận thấy bởi người lái hay kỹ thuật viên và cần được sửa chữa kịp thời.
Các vấn đề được tổng hợp ở Bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống phanh
STT Mô tả hư hỏng Nguyên nhân có thể Biện pháp khắc phục
- Điều chỉnh độ cao bàn
1.1. Độ cao bàn đạp phanh quá nhỏ
đạp phanh.
1.2. Hành trình tự do bàn đạp phanh - Điều chỉnh hành trình tự
quá lớn. do bàn đạp phanh
1.3. Khe hở má phanh quá lớn: - Điều chỉnh khe hở hay
Chân phanh - Má phanh bị mòn cơ cấu tự động thay má phanh thay mới,
1 thấp hoặc bị điều chỉnh khe hở bị hỏng sửa chửa
hẫng 1.4 Rò rỉ dầu từ mạch dầu - Sửa do rỉ dầu
1.5 Xi lanh phanh chỉnh hỏng:
- Sửa chữa hay thay xi
- Tiếp xúc cupben và thành xi lanh lanh phanh chính.
không tốt.
- Xả khí khỏi hệ thống
1.6 Có khí trong hệ thống phanh.
phanh

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 30


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

1.7 Đĩa phanh đảo. - Sửa chữa hoặc thay đĩa


1.8 Hóa hơi (khi phanh liên tục ở - Sử dụng nhiều phanh
dốc dài đĩa phanh nóng lên truyền động cơ hoặc thay dầu
nhiệt lượng tới dầu phanh làm hóa phanh.
hơi dầu trong hệ thống)
2.1 Hành trình tự do của bàn đạp - Điều chỉnh hành trình tự
bằng “0”: do của bàn dạp
- Cần đảy xi lanh phanh chính điều
chỉnh không đúng.
- Lò xo hồi vị bàn đạp bị tuột
2.2 Phanh tay không nhả hết: - Điều chỉnh hay sửa
- Phanh tay điều chỉnh không phanh tay
đúng.
2 Bó phanh - Các thanh dẫn động phanh tay bị
kẹt
2.3 Áp suất dư trong mạch dầu quá -Thay van một chiều.
lớn: -Thay xi lanh phanh chính
- Van một chiều của xi lanh phanh
chính bị hỏng.
- Xi lanh phanh chính bị hỏng
2.4 Piston ở xi lanh bánh xe bị kẹt - Sửa nếu cần
2.5 Ổ bi bánh xe bị hỏng - Điều chỉnh thay thế ổ bi
3.1 Áp suất hay độ mòn bánh xe - Chỉnh áp suất, đảo hay
phải trái không giống nhau thay lốp
3.2 Tiếng kêu lạch cạch trong hệ
- Sửa chữa nếu cần.
thống treo.
3.3 Góc đặt bánh trước và sau - Điều chỉnh góc đặt bánh
không đúng. trước và sau.
- Khắc phục nguyên nhân
3.4 Dính dầu hay mỡ phanh ở má
3 Phanh lệch gây ra dính dầu mỡ và
phanh.
thay má phanh.
3.5 Đĩa phanh không tròn - Thay hay sửa đĩa phanh
3.6 Piston xi lanh bánh xe hay giá - Sửa xi lanh bánh xe hay
phanh bị kẹt giá phanh.
3.7 Má phanh bị kẹt - Thay má phanh
3.8 Tiếp xúc má - đĩa phanh không
- Sửa hay thay má phanh
chính xác
4.1 Đĩa phanh bị xước hay méo - Thay thế đĩa phanh
Phanh quá ăn 4.2 Má phanh mòn hay chai cứng - Thay má phanh.
4
hoặc rung
- Thay hay sửa chữa má
4.3 Dính má phanh
phanh

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 31


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

4.4 Hỏng trợ lực phanh - Thay hay sửa chữa


- Đạp phanh liên tục khi
5.1 Dính nước ở đĩa phanh xe đang chạy để làm khô
đĩa phanh
- Khắc phục nguyên nhân
5.2 Dầu hay mỡ dính vào má phanh
và thay má phanh
Chân phanh 5.3 Má phanh bị mòn hoặc trai
5 nặng nhưng - Thay thế má phanh
cứng
phanh không ăn
5.4 Các đường dầu bị tắc - Sửa chữa đường dầu
5.5 Piston xi lanh bánh xe hay giá - Sữa chữa hoặc thay mới
phanh bị kẹt
- Sửa chữa hoặc thay mới
5.6 Trợ lực phanh hỏng
trợ lực phanh
6.1 Tiếng đĩa và má phanh bị mòn - Kiềm tra sửa chữa hay
hay xước thay thế
6.2 Miếng chống ồn má phanh bị
mất hay hỏng - Thay thế làm sạch hay
cạo bavia
- Giá phanh bị bavia hay rỉ.
Tiếng kêu
6 khác thường - Má phanh bị dính mỡ bẩn hay bị - Làm sạch hay thay thế
khi phanh chai cứng.
6.3 Lắp các chi tiết không chính - Kiềm tra lắp lại hay
xác. thay thế
6.4 Điều chỉnh bàn đạp hay cần đẩy Kiềm tra và điều chỉnh
trợ lực sai lại

3.3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh


3.3.1. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh
Khi phanh ướt, lái xe cẩn thận hơn. Quãng đường phanh tăng lên khi phanh bị ướt
và điều này có thể khiến một bên xe phanh khác với bên còn lại. Ngoài ra, phanh tay có
thể không giữ chắc xe.
Nếu chức năng hỗ trợ phanh điện không hoạt động, không nên bám sát các phương
tiện khác và tránh lên dốc hoặc khúc cua gấp cần phanh. Trong trường hợp này, vẫn có
thể phanh nhưng cần đạp phanh chắc hơn bình thường. Ngoài ra, quãng đường phanh sẽ
tăng lên. Hãy cố định hệ thống phanh của bạn ngay lập tức.
Hệ thống phanh bao gồm 2 hệ thống thủy lực riêng biệt; nếu một trong những hệ
thống bị lỗi, cái kia sẽ vẫn hoạt động. Trong trường hợp này, bàn đạp phanh nên ấn
mạnh hơn bình thường và quãng đường phanh sẽ tăng.
(theo sách hướng dẫn sử dụng Toyota Corolla Altis 2016 ).

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 32


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

3.3.2. Bảo dưỡng hằng ngày hệ thống phanh


Hệ thống phanh trên xe giữ vai trò rất quan trọng. Nó dùng để giảm tốc độ chuyển
động, dừng và giữ xe ở trạng thái đứng yên. Vì vậy bất kỳ một hư hỏng nào cũng làm
mất an toàn, nên hệ thống phanh cần phải cần được bảo dưỡng thường xuyên, trước
những chuyến đi.
+ Các công việc bảo dưỡng hàng ngày tại nhà:
- Kiểm tra lượng dầu và đường ống :Thường xuyên kiểm tra lượng dầu phanh trong
bình, tránh để dầu phanh tiếp xúc với không khí và tạp chất. Kiểm tra độ kín khít của
các mối nói và đường ống dẫn dầu bằng mắt thường. Sau một hành trình dài, cần kiểm
tra nhiệt độ ở các cơ cấu phanh và xy lanh chính, lượng dầu trong bình chứa.
- Kiểm tra đèn báo ABS: Khi bật chìa khóa điện, đèn báo hệ thống chống bó cứng
phanh (ABS) sẽ bật sáng. Điều này báo hiệu hệ thống điện tử đang được kiểm tra. Nếu
đèn sáng một vài giây rồi tắt tức là hệ thống phanh đã được kiểm tra và sẽ không có vấn
đề gì. Tuy nhiên, nếu đèn ABS chỉ nhấp nháy hoặc sáng liên tục thì bạn nên đưa đi bảo
dưỡng. Các cơ sở bảo dưỡng chuyên nghiệp sẽ kiểm tra và cho bạn lời khuyên.

- Kiểm tra trong quá trình sử dụng :Trong quá trình sử dụng, nếu hành trình bàn
đạp phanh tăng đột ngột, hiệu quả phanh bị giảm, xe bị lệch hướng chuyển động khi
phanh, cơ cấu phanh bị cháy khét, bó kẹt hay phát tiếng rít, người lái cần khẩn chương
dừng xe, kiểm tra và khác phục hư hỏng.
- Nghe tiếng phanh :Nếu phanh xe có vấn đề sẽ nghe thấy những tiếng động như:
tiếng kêu ken két, tiếng kim loại ma sát va vào nhau, … Những tiếng kêu này chứng tỏ
bố thắng đã bị mòn, các tiếng ồn sẽ càng lớn hơn khi bạn sử dụng phanh càng nhiều.
Hãy chủ động đến bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống phanh của xe ô tô ngay tại các trung
tâm hoặc cơ sở sửa chữa chuyên dụng
+ Các công việc bảo dưỡng hàng ngày tại các cơ sở sửa chữa:

- Các nhà sản xuất luôn khuyến cáo và nhắc nhở người dùng bảo dưỡng xe đúng
thời hạn.. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra các bộ phận dễ xuống cấp của xe để
kịp thời phát hiện sự cố, khắc phục, sửa chữa, thay thế. Giúp đảm bảo vận hành ổn định
cũng như an toàn cho chính bản thân.
3.3.3. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh.
Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh nhằm đảm bảo tình trạng làm việc tốt nhất
của hệ thống nâng cao tính an toàn khi vận hành. Những công việc được thực hiện theo
các mốc mà hãng Toyota đặt ra như Hình 3.1.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 33


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hình 3.1. Các mốc bảo dưỡng theo cấp của hãng Toyota

Theo định ngạch kiểm tra và bảo dưỡng được tiến hành theo số km hoặc theo năm
tùy theo điều kiện nào đến trước, dựa trên cơ sở trung bình một năm đi được khoảng
10.000 km. Tuy nhiên thời gian thực hiện công việc bảo dưỡng còn phụ thuộc vào điều
kiện sử dụng xe. Các cấp bảo dưỡng bao gồm công việc của các cấp trước và thêm một
số hạng mục tùy theo cấp bảo dưỡng. Dưới Hình 3.2 dưới đây là chu kỳ bảo dưỡng các
cấp lớn trong cuốn sổ tay của nhà sản xuất được đưa ra như sau:
Hình 3.2. Các công việc thực hiện theo cấp bảo dưỡng Toyota

Cấp bảo Người thực


STT Công việc thực hiện
dưỡng hiện
- Vệ sinh má phanh trước, sau.
- Kiểm tra đo độ dày má phanh.
- Tra mỡ cho ắc suốt phanh, chốt trượt, các vị trí
trượt của má phanh trên cùm phanh
Cấp bảo dưỡng Kỹ thuật - Kiểm tra đĩa phanh.
1
nhỏ viên - Kiểm tra bàn đạp phanh, nút bấn phanh đỗ.
- Kiểm tra bằng mắt thường các đường ống, các
đầu nối ống dẫn dầu.
- Kiểm tra bằng mắt thường mức
dầu phanh trong bình.
Bao gồm các công việc cấp trước và thêm những
công việc sau:
- Nâng xe lên cầu kiểm tra các đường ông dưới
Cấp bảo dưỡng Kỹ thuật
2 gầm xe.
trung bình viên
- Kiểm tra cuppen, phớt cao su của cơ cấu phanh
- Xả khí khí dầu phanh.
- Kiểm tra đường chân không trợ lực.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 34


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Bao gồm các công việc cấp trước và thêm những


Cấp bảo dưỡng công việc sau:
trung bình Kỹ thuật
3 - Thay dầu phanh.
viên
lớn - Vệ sinh xylanh phanh bánh xe
- Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe.
Bao gồm các công viếc cấp trước
Cấp bảo dưỡng Kỹ thuật
4 - Thay má phanh.
lớn viên
- Láng đĩa phanh.

3.4. Sửa chữa một số hư hỏng trong hệ thống phanh


3.4.1. Chẩn đoán một số lỗi thường gặp trong hệ thống phanh
a. Quy trình chẩn đoán và xử lý trong hãng Toyota
Các bước thực hiện khi bảo dưỡng tại hãng Toyota như Hình 3.3 dưới đây:

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình dịch vụ thực hiện bảo dưỡng

Bước 1: Chủ động liên hệ với khách hàng đã đến thời gian bảo dưỡng và hẹn xếp
lịch bảo dưỡng.
Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết và phụ tùng thay thế và đợi khách hàng.
Bước 3: Khi khách đến, cố vấn dịch vụ sẽ cùng khách hàng ra tiếp nhận, kiểm tra
xe, tư vấn các hạng mục thực hiện bảo dưỡng và báo giá.
Bước 4: Cố vấn dịch vụ phối hợp với quản đốc phân công chi tiết công việc cho
các kỹ thuật viên và tiến hành quy trình bảo dưỡng.
Bước 5: Sau khi hoàn thành quy trình bảo dưỡng, thực hiện kiểm tra tổng thể lại
và giao xe cho khách.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 35


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Bước 6: Bộ phận chăm sóc khách hàng liên hệ với khách hàng, để đánh giá dịch
vụ của hãng.
b. Chẩn đoán một số những hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh thông thường:
+ Hiện tượng bàn đạp phanh thấp hoặc bị hẫng

Hình 3.4. Quy trình chẩn đoán hiện tượng bàn đạp phanh bị thấp hoặc bị hẫng

+ Hiện tượng đạp mạnh nhưng không hiệu quả

Hình 3.5. Quy trình chẩn đoán hiện tượng đạp mạnh nhưng không hiệu quả

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 36


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

+ Hiện tượng lệch phanh

Hình 3.6. Quy trình chẩn đoán hiện tượng lệch phanh

+ Hiện tượng bó phanh

Hình 3.7. Quy trình chẩn đoán hiện tượng bó phanh

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 37


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

c. Chẩn đoán bằng thiết bị chẩn đoán


Ngày nay với khoa học công nghệ phát triển để tiện lợi và thuận tiện cho người kỹ
thuật viên nhanh chóng tìm lỗi và sửa lỗi, hãng Toyota đã xây dựng hệ thống thông báo
lỗi trên xe. Các lỗi này sẽ được hiện trên bảng taplo dễ quan sát khi sử dụng xe.

Hình 3.8. Đồng hồ taplo Toyota Corolla Altis 2016

Để tìm ra lỗi trên xe nhanh mà không cần phải tháo rời các bộ phận trên xe thì ta
cần phải có máy chẩn đoán. Các máy chẩn đoán thường hay được hãng toyota dùng là
các dòng máy như Toyota Intelligent Tester IT2,.. hoặc một số thiết bị có dữ liệu của xe
hãng Toyota như: Techstream, G-SCAN 2,…
Thực hiện chẩn đoán xe Toyota Corolla Altis phần mềm Techsteam

Hình 3.9. Thiết bị chuẩn đoán bằng phần mềm Techsteam

Bước 1: Kết nối thiết bị chẩn đoán với máy tính và xe.

Hình 3.10. Cắm dây kết nối vào cổng giao tiếp

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 38


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Lưu ý: Chìa khóa xe bật chế độ ON


Bước 2: Mở phần mềm và cài đặt cấu hình cho Techstream.
Mở phần mềm và chọn Setup => chọn Techstream Configuration để cài đặt cấu

Hình 3.11. Giao diện khi mở phần mềm

Tiếp theo là chọn loại thị trường xe (North Amercia: Bắc Mỹ, Japan: Nhật Bản,
Europe: Châu Âu, Other: Các thị trường khác) rồi bấm Next .

Hình 3.12. Giao diện khi cài đặt phần mềm

Tiếp tục cài đặt số VIN bằng cách vào Setup => chọn VIM Select => chọn XHorse
– MVCI => chọn OK.

Hình 3.13. Giao diện khi cài đặt phần mềm

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 39


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Bước 3 : Kết nối với xe


Chúng ta có thể chọn Generic OBD II nếu nhưng bạn không biết rõ số VIN…

Hình 3.14. Giao diện đang kết nối với xe

Ở phần Option, ta chọn MULTI-MODE MT => chọn Next.

Hình 3.15. Giao diện thông tin xe

Bước 4 : Kiểm tra bằng hệ thống


Để kiểm tra tất cả các hệ thống trên xe, ta chọn Heath Check và đợi thiết bị quét,
quá trình mất một chút thời gian. Sau khi quét xong, chọn Continue.

Hình 3.16. Giao diện phần kiểm tra hệ thống

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 40


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Sau khi quét xong, chúng ta sẽ thấy được kết quả.

Hình 3.17. Giao diện khi có mã lỗi.

Một số mã lỗi có ở hệ thống phanh:


Bảng 3.2. Một số mã lỗi của hệ thống phanh
STT Mã lỗi Giải thích Tiếng việt
1 C1102 Battery Voltage Low Điện áp ác quy thấp
2 C1112 Sensor source voltage Cảm biến điện áp nguồn
3 C1200 Wheel Speed Sensor Cảm biến tốc độ bánh xe phía
Front-LH Open/Short trước bên trái hở/ngắn mạch
Wheel Speed Sensor Front-LH
Cảm biến tốc độ bánh xe phía
4 C1201 Range / Performance/
trước bên trái báo sai
Intermittent
Tín hiệu cảm biến tốc độ bánh xe
Wheel Speed Sensor
5 C1202 phía trước bên trái không hợp lệ/không
Front-LH Invalid/no Signal
có tín hiệu
6 C1203 Wheel Speed Sensor Cảm biến tốc độ bánh xe phía
Front-RH Open/Short trước bên phải hở/ngắn mạch
Wheel Speed Sensor Front-RH
Cảm biến tốc độ bánh xe phía
7 C1204 Range /
trước bên phải báo sai
Performance / Intermittent
Wheel Speed Sensor Front-RH Tín hiệu cảm biến tốc độ bánh xe
8 C1205 Invalid/no phía trước bên phải không
Signal hợp lệ/không có tín hiệu
9 C1206 Wheel Speed Sensor Rear Cảm biến tốc độ bánh xe phía sau
LH Open/Short bên trái hở/ngắn mạch
10 C1207 Wheel Speed Sensor Rear Cảm biến tốc độ bánh xe phía sau
LH Range / Performance bên trái báo sai
Tín hiệu cảm biến tốc độ bánh xe
Wheel Speed Sensor Rear LH
11 C1208 phía sau bên trái không hợp lệ/không có
Invalid/no Signal
tín hiệu
12 C1209 Wheel Speed Sensor Rear Cảm biến tốc độ bánh xe phía sau
RH Open/Short bên phải hở/ngắn mạch
Wheel Speed Sensor Rear RH
Cảm biến tốc độ bánh xe phía sau bên
13 C1210 Range / Performance /
phải báo sai
Intermittent

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 41


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Wheel Speed Sensor Tín hiệu cảm biến tốc độ bánh xe


14 C1211 RearRH Invalid/no phía sau bên phải không hợp lệ/không có
Signal tín hiệu
15 C1235 Primary Pressure Sensor Lỗi điện áp cảm biến cáp suất sơ
Electrical cấp
16 C1237 Primary Pressure Sensor
Tín hiệu cảm biến áp suất sơ cấp
Signal
17 C1260 Steering Angle Sensor
Mạch tín hiệu cảm biến góc lái
Circuit-Signal
18 C1261 Steering Angle Sensor Not
Cảm biến góc lái không thay đổi
Calibrated
19 C1282 Yaw Rate & Lateral G
Điện áp cảm biến gia tốc ngang
Sensor-Electrical
20 C1283 Yaw Rate & Lateral G
Tín hiệu cảm biến gia tốc ngang
Sensor-Signal
21 C1503 TCS/ESC(ESP) Switch
Lỗi cong tắc TCS/ESC(ESP)
error
22 C1513 Brake Switch Circuit Error Lỗi mạch công tắc phanh
23 C1604 ECU Hardware Error Lỗi ECU
24 C2380 ABS/TCS/ESC(ESP)
Lỗi van ABS/TCS/ESC (ESP)
valve error
25 C2402 Motor Failure Lỗi mô tơ
3.4.2. Sửa chữa một số hư hỏng trong hệ thống phanh
a. Vệ sinh hoặc thay má phanh.
Công việc tháo vệ sinh má phanh là công việc quan trọng cần làm đối với mối
chiếc xe khi đến cấp bảo dưỡng 10.000Km. Quy trình vệ sinh hoặc thay má phanh thực
hiện được trình bày trong Bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3. Quy trình vệ sinh hoặc thay má phanh

STT Công việc thực hiện Ảnh minh họa

Đưa xe đến đúng vị trí cầu nâng,tiếp


1 đến là kê cầu xe, nâng xe bánh xe cao
ngang bụng KTV

Sử dụng súng hơi với đàu khẩu 21 mm


2
để tháo bánh xe

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 42


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Sử dụng 2 cờ lê 14 mmvà 17 mm một


cái giữ và một cái tháo ra để tháo càng
3
phanh và giá phanh.

Dùng tay tháo 2 má phanh đĩa ra cùm


lanh phanh đĩa và tháo miếng báo mòn
4
số 1 và số 2 khỏi các má phanh phanh
đĩa trước.

Kiểm tra bằng quan sát xem tấm


chống ồn 2 và tấm đỡ má phanh 3 có
5 thể sử dụng lại được hay không, và
kiểm tra mòn cũng như hư hỏng. Làm
sạch phần lắp của càng phanh đĩa

Đối với má phanh: dùng thước đo nếu


má phanh vẫn còn dùng được dùng giấy
6 nhám làm sạch bề mặt. Nếu thay má
phanh lấy miếng báo mòn 1 lắp cho má
phanh mới.

Lắp má phanh đúng theo khe


7
miếng đỡ má phanh

- Lắp giá phanh


Lưu ý: không làm xoắn ống cao su.
8 Điều chỉnh cao su chắn bụi xylanh
không bị kẹt vào má phanh
- Sau đó lắp bu lông

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 43


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

- Bổ xung dầu phanh và tiến hành kiểm


9 tra cảm giác phanh. Có thể sử dụng
thiết bị kiểm tra lực phanh
b. Điều chỉnh hành trình của bàn đạp phanh
*Thông số và cách điều chỉnh hành trình bàn đạp phanh
- Chiều cao bàn đạp phanh tính từ sàn xe Toyota Corolla Altis là :144-154mm
(5,67- 6,06 in)

Hình 3.18. Đo chiều cao bàn đạp phanh


1.Công tắc đèn phanh; 2. Đai ốc hãm kẹp chữ U ; a .Độ cao bàn đạp; b.Tấm sàn xe
Bảng 3.4. Quy trình điều chỉnh hành trình của bàn đạp phanh
STT Nội dung cần thực hiện Hình ảnh minh họa
Tháo nắp che phía dưới bảng taplo để
1
điều chỉnh bàn đạp phanh

Tháo giắc nối của công tắc đèn phanh,


nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ U rồi
2
dùng cơ lê điều chỉnh cần đẩy của bàn
đạp phanh

Kiểm tra khe hở công tắc đèn phanh


3 (Từ 1.5 đến 2.5 mm). Lắp giắc nối vào
công tắc đèn phanh

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 44


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Kiểm tra hành trình tự do của bàn


đạp phanh.
- Tắt động cơ và đạp phanh một vài
lần cho đến khi không còn chân không
4 trong bộ trợ lực phanh
- Nhấn bàn đạp cho đến khi bắt đầu
thấy có lực cản. Đo khoảng cách đó
như trong hình (Hành trình tự do của
bàn đạp: 1.0 đến 6.0 mm)
Kiểm tra khoảng dự trưc bàn đạp
phanh.
-Nhả bàn đạp phanh đỗ hoặc cần
phanh tay.
5 - Với động cơ đang nổ máy, hãy đạp
bàn đạp phanh và đo khoảng cách dự
trữ của bàn đạp phanh như trong hình
vẽ. (khoảng cách từ vách ngăn đến
bàn đạp là 71 mm )

c. Thay dầu phanh


Bảng 3.5. Quy trình thay dầu phanh

STT Công việc cần thực hiện Hình ảnh minh họa

Mở nắp bình dầu phanh và loại bỏ dầu phanh


1
cũ bằng dụng cụ hút chân không

Tháo nắp nạp của bình chứa xy lanh phanh


chính.Đổ dầu phanh vào bình chứa. (cần tránh
2 để bụi bẩn lẫn vào dầu phanh)

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 45


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Tháo bánh xe, lắp 1 đoạn ống dẫn vào đầu vít
xả dầu và 1 bình chứa dầu phanh, dùng cờ lê
vặn ¼ vòng ren ốc xả dầu cho dầu phanh cũ
3 được xả hết ra ngoài, đến khi thấy dầu phanh
mới chảy ra thì xiết lại ốc (cần KTV đạp phanh
xe trong cabin)

Sau khi thay dầu phanh cần kiểm tra lại hệ


4 thông phanh, lực phanh, các đường ống dẫn dầu
rồi lắp lại bánh xe

Kiểm tra lại mức dầu phanh sao cho ở giữa vạch
5 max - min (nếu thiếu bổ sung thừa thì tiến hành
xả dầu phanh)

6 Hạ cầu xe và xiết lại các ốc bánh xe

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 46


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu thực tế và tài liệu, bằng sự nổ lực và tìm tòi em đã
hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh trên xe
Toyota Corolla Altis 2016”. Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy TS. Trương Mạnh
Hùng và các thầy trong bộ môn .Qua đó, em đã hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt
động và cách bảo dưỡng hệ thống phanh của phanh xe Toyota Corolla Altis 2016. Để
nâng cao hiệu quả khai thác dòng xe này hơn nữa, kính mong bạn đọc nghiên cứu và
tìm hiểu các vấn đề:
Chương 1. Tổng quan về hệ thống phanh
Chương 2. Kết cấu hệ thống phanh trên xe toyota corolla altis 2016
Chương 3. Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh trên xe toyota corolla altis 2016.
Mặc dù nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy. Nhưng do trình độ bản thân
còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít. Cho nên trong quá trình thực hiện đồ án
không thế tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự giúp đỡ đóng góp của các thầy
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 47


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] TS.Trương Mạnh Hùng, TS.Nguyễn Hùng Mạnh - Cấu tạo ô tô - Nhà xuất
Giao Thông Vận Tải.
[2] PSG.TS. Nguyễn Khắc Trai - Kết cấu ô tô - Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội
.
[3] TS. Trương Mạnh Hùng - Chẩn đoán và sửa chữa ô tô - Nhà xuất bản Giao
thông Vận tải.
[4] Toyota - Hướng dẫn sử dụng Toyota Corolla Altis 2016
[5] Toyota - Phần mềm sửa chữa Toyota Corolla Altis 2016.

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 48


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

PHỤ LỤC
Số VIN Toyota Corolla Altis 2016: RL4BU9HEOG7508117
Phụ lục 1. Bảng tra mã phụ tùng hệ thống phanh của Toyota Corolla Altis 2016

STT Mã phụ tùng Tên phụ tùng Hình ảnh minh họa

Má phanh đĩa phía


1 04465-02400
trước

Đệm báo mòn phía


2 04945-02230
trước

Tấm đỡ má phanh
3 04947-0D030
đĩa phía trước

Cupben phanh đĩa


4 04478-02340
sau

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 49


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Bộ piston phanh đĩa


5 47731-02450
phía trước

Giá bắt xi lanh phía


6 47721-02450
trước

Chốt trượt xi lanh


7 04952-02320 phanh đĩa phía
trước số 1

Chốt trượt xi lanh


8 04952-02330 phanh đĩa phía
trước số 2

4754720010 Nút xả khí phanh


9
đĩa phía trước

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 50


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Nắp xả khí phanh


10 3147830010
đĩa phía trước

Nắp chán bụi phanh


11 47781-12260
đĩa phía trước

Cụm gông phanh


12 47730-02450
đĩa trước

Nắp chán bụi phanh


13 4780302060
đĩa phía sau

Giá bắt xi lanh phía


14 4782112150
sau

Má phanh đĩa phía


15 0446612130
sau

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 51


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Đệm báo mòn phía


16 0494612090
sau

Tấm đỡ má phanh
17 0494812060
đĩa phía sau

Cupben phanh đĩa


18 0447912260
sau

Bộ piston phanh đĩa


19 4783152050
phía sau

Nút xả khí phanh


20 4784752050
đĩa phía sau

3147852010 Nắt xả khí phanh


21
đĩa phía sau

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 52


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

4783512150 Chốt trượt xi lanh


22 phanh đĩa phía sau
số

4787512150 Cao su chắn bụi bạc


23
phanh đĩa phía sau

Cụm phanh xi lanh


24 4783012260
phía sau

25 9038613015 Bàn đạp phanh

4712102060 Miếng lót bàn đạp


26
phanh

Lò xo đàn hòi bàn


27 9050715005
đạp phanh

28 9024908256 Chốt cần đẩy

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 53


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

29 9046816142 Kẹp chốt cần đẩy

30 9038613015 Bạc bàn đạp phanh

Cụm giá đỡ bàn đạp


31 5510602170
phanh

32 4720102520 Xi lanh phanh chính

33 4620102400B0 Cần phanh tay

34 4641002130 Cáp phanh tay số 1

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 54


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

Hãm đầu cáp phanh


35 4613512010
tay

Bộ cân bằng phanh


36 4634112040
tay

37 4642002210 Cáp phanh tay số 2

38 4643002210 Cáp phanh tay số 2

39 4243102260 Đĩa phanh sau

40 4245002210 Mayơ phía sau

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 55


Đồ án tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Đức

41 4351202280 Đĩa phanh trước

42 4350202120 Mayơ phía trước

Bộ chấp hành
43 4405002380
phanh

Giá đỡ bộ chấp
44 4459002240
hành phanh

45 90947T2043
ống mềm phía trước

46 90947T2047 ống mềm phía sau

GVHD: TS. Trương Mạnh Hùng 56


1460

Corolla Altis

18°
14°

2700 1535

1780
4620

2040

130

1530

Trường ĐHGTVT PH TP HCM


KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Khoa cơ khí TOYOTA COROLLA ALTIS 2016
Lớp : Kỹ thuật ô tô 2 Khóa: 59
Hệ : Chính quy TUYẾN HÌNH XE TOYOTA COROLLA ALTIS 2016

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Đức Tỉ lệ 1:10

Giáo viên hướng dẫn TS. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS - TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 01


8 7 6 5 4 3 2 1

10

13 Cơ cấu phanh sau 2

Đèn báo taplo

11
12 1

11 Giắc DLC3 1

10 ECU điều khiển 1

9 Bộ chấp hành 1

8 Cơ cấu phanh trước 2

7 Roto cảm biến 4

6 Cảm biến tốc độ 4

5 Bình dầu phanh 1

12 13 4 Xy lanh phanh chính 1

3 Bầu trợ lực 1

2 Công tắc đèn phanh 1

1 Bàn đạp phanh 1

STT Tên chi tiết Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

Trường ĐHGTVT PH TP HCM


KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Khoa cơ khí TOYOTA COROLLA ALTIS 2016
Lớp : Kỹ thuật ô tô 2 Khóa: 59
Hệ : Chính quy BẢN VẼ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG PHANH

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Đức Tỉ lệ

Giáo viên hướng dẫn TS. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS - TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 02


4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14

I
1

19 Miếng hãm 1 Thép 45

18 Đĩa phản lực 1 Cao su

17 Van khí 1 Thép 40

16 Van điều khiển 1 Thép 40

19 18 17 16 15 15 Lò xo van điều khiển 1 Thép 65C

14 Lọc khí 1 Cao su

13 Lò xo hồi van khí 1 Thép 65C

I 12 Cần điều khiển 1 Thép 45

11 Phớt thân van 1 Cao su

10 Bu lông 2 Thép 45

TL 1:1 9

8
Thân van

Tấm đỡ lò xo
1

1
Cao su

Thép 40

7 Thân trước trợ lực 1 Thép 40

6 Màng trợ lực 1 Cao su

5 Thân sau trợ lực 1 Thép 40

4 Ống nối 1 Thép 40

3 Lò xo màng 1 Thép 65C

2 Phớt thân trợ lực 1 Cao su

1 Vít điều chỉnh Thép 45

STT Tên chi tiết Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

Trường ĐHGTVT PH TP HCM


KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Khoa cơ khí TOYOTA COROLLA ALTIS 2016
Lớp : Kỹ thuật ô tô 2 Khóa: 59
Hệ : Chính quy BẢN VẼ KẾT CẤU BỘ TRỢ LỰC CHÂN KHÔNG
Trạng thái không đạp phanh Trạng thái đạp phanh Trạng thái giữ phanh Trạng thái nhả phanh
Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Đức Tỉ lệ : 2:1

Giáo viên hướng dẫn TS. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS - TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 03


A-A

3 4 5

1
I
A

12 11 10 9 8 7 6

A
I
TL 1:1
13 14 15 16 17 18 18

17
Lò xo van ngược

Van ngược
1

1
Thép 65C

Thép 40

16 Đế lò xo van thông qua 1 Thép 40

15 Lò xo van thông qua 1 Thép 65C

14 Đế lò xo van ngược 1 Thép 40

13 Van thông qua 1 Thép 40

12 Xi lanh chính 1 Gang

11 Phớt dầu 2 Cao su

10 Piston thứ cấp 1 HK nhôm

9 Cốc đỡ lò xo 1 Thép 40

8 Lò xo piston sơ cấp 1 HK nhôm

7 Tấm chắn hình sao 2 Thép 40

6 Lỗ bù dầu 12

5 Hãm phanh 1 Thép 65C

4 Phớt làm kín 2 Cao su

3 Piston sơ cấp 1 HK nhôm

2 Bình dầu 1 Nhựa

1 Lò xo piston thứ cấp 1 Thép 65C

STT Tên chi tiết Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

Trạng thái không đạp phanh Trạng thái đạp phanh Trạng thái nhả phanh KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Trường ĐHGTVT PH TP HCM
Khoa cơ khí TOYOTA COROLLA ALTIS 2016
Lớp : Kỹ thuật ô tô 2 Khóa: 59
Hệ : Chính quy BẢN VẼ KẾT CẤU XI LANH PHANH CHÍNH

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Đức Tỉ lệ 2:1

Giáo viên hướng dẫn TS. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS - TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 04


4
3
Ø275 Ø141 A-A I 5

2 6

8
A

A
B
B

I 12 Bọc 4 Cao su

TL 4:1 B-B 22 11

10
Vòng đệm

Cao su chắn bụi 2


4

4
Thép 45

Thép 45

11 10 9 12 9 Chốt trượt 4 Thép 45

8 Cao su che bụi 1 2 Cao su

7 Cupen xi lanh phanh 2 Cao su

6 Piston phanh 2 Thép 45

5 Xi lanh phanh 2 Thép 45

4 Đệm má phanh 4 Thép 45

3 Càng phanh di động 2 Thép 45

2 Má phanh 4 Thép 45

1 Đĩa phanh 2 Thép 45

STT Tên chi tiết Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

Khi không phanh Khi phanh Trường ĐHGTVT PH TP HCM


KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Khoa cơ khí TOYOTA COROLLA ALTIS 2016
Lớp : Kỹ thuật ô tô 2 Khóa: 59
Hệ : Chính quy BẢN VẼ KẾT CẤU CƠ CẤU PHANH TRƯỚC

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Đức Tỉ lệ 1:1

Giáo viên hướng dẫn TS. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS - TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 05


A-A
3
I 4
5
A 2 6

1
Ø259

9
7
8

Ø166

I
TL 4:1
9 Cơ cấu phanh dừng

8 Cao su che bụi 1 2 Cao su

7 Cupen xi lanh phanh 2 Cao su

6 Piston phanh 2 Thép 45

5 Xi lanh phanh 2 Thép 45

4 Đệm má phanh 4 Thép 45

3 Càng phanh di động 2 Thép 45

2 Má phanh 4 Thép 45

1 Đĩa phanh 2 Thép 45

STT Tên chi tiết Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

Khi không phanh Khi phanh Trường ĐHGTVT PH TP HCM


KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Khoa cơ khí TOYOTA COROLLA ALTIS 2016
Lớp : Kỹ thuật ô tô 2 Khóa: 59
Hệ : Chính quy BẢN VẼ KẾT CẤU CƠ CẤU PHANH SAU

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Đức Tỉ lệ 1:1

Giáo viên hướng dẫn TS. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS - TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 06


Bảo dưỡng định kỳ 40.000 KM Bảo dưỡng hàng ngày
(Bảo dưỡng cấp lớn bao gồm các công việc của cấp bảo dưỡng nhỏ hơn) (Được thực hiện trước hoặc sau khi xe hoạt động bởi lái xe hoặc thợ sửa chữa)

Công việc Nơi thực Người thực


STT Bậc thợ Tiêu chuẩn Thời gian Lưu ý STT Công việc Tiêu chuẩn Thời gian
thực hiện hiện hiện

Kê 4 chân của cầu


Nhả cần Kiểm tra lượng dầu phanh
1 phanh dừng, Cấp 2 nâng đúng với phần 5 phút Nhả hết phanh tay
khung chịu lực của ô Kiểm tra lượng Tại nhà, Lái xe, thợ trong bình bằng mắt thường,
lên cầu xe 1 30s
tô. dầu trong bình Gara sửa chữa dầu nằm trong mức Max/ Min
là đạt.
Tháo ốc theo thứ tự đối
2 Tháo lốp xe Cấp 2 5 phút
xứng
Kiểm tra các mối nối đường
Vệ sinh má Độ dày còn lại của
má phanh là 2 mm. Kiểm tra độ kín Tại nhà, Lái xe, thợ ống phanh bằng mắt thường,
phanh, kiểm 2 1p
3 Cấp 3 3 phút khít, rò rỉ. Gara sửa chữa các mối nối không có vết nứt
tra má Không có vết cào
phanh xước, nứt biến dạng.

Độ mòn tối đa của


Kiểm tra đĩa đĩa phanh là 2 mm, Độ dày của đĩa trước - Các đèn báo sẽ tắt sau khi
4 Cấp 3 3 phút khởi động 3 - 5s và chú ý
phanh vênh tối đa 0,15 /sau là 22/9 mm
mm trong quá trình lái xe mà các
3 Kiểm tra đèn báo Tại nhà, Lái xe, thợ bèn báo sáng lên thì mang 3p
Vệ sinh má hệ thống phanh. Gara sửa chữa xe đi kiểm tra.
Kiểm tra độ kín Các đường ống tránh
5 phanh, kiểm Cấp 2 3 phút - Nếu hạ phanh tay mà đèn
khíp, rò rỉ. tiếp xúc với ống xả.
tra má phanh phanh tay vẫn sáng thì phải
bổ sung dầu phanh.

Kiểm tra bộ Kiểm tra độ kín


6 Cấp 3 5 phút
trợ lực khíp, rò rỉ.
- Trước khi nổ máy, đạp vào
- Hành trình tự do 1.0 chân phanh 3-5 lần, chân 3p
Kiểm tra hoạt
Kiểm tra bàn đến 6.0 mm 4 phanh cứng lại hoặc đúng
7 Cấp 3 3 phút động bàn đạp Tại nhà, Lái xe, thợ
đạp phanh - Độ cao của bàn đạp phanh và bộ trợ Gara sửa chữa yên thì bầu trợ lực hoạt
144,9 đến 154,9 mm lực. động tốt.
- Khi nổ máy cảm nhận độ
Thay dầu Kiểm tra độ kín Xả hết dầu phanh cũ nhẹ chân phanh.
8 Cấp 3 5 phút
phanh khíp, rò rỉ. để đổ dầu phanh mới

5 phút Lắp ốc theo thứ tự đối


9 Lắp lốp Cấp 2
xứng

Hạ cầu và
Xiết chắc ốc bánh xe
10 siết chắc ốc Cấp 2 5 phút
với một lực 103 Nm Trường ĐHGTVT PH TP HCM
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
bánh xe Khoa cơ khí TOYOTA COROLLA ALTIS 2016
Lớp : Kỹ thuật ô tô 2 Khóa: 59
Hệ : Chính quy NỘI DUNG BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Đức Tỉ lệ

Giáo viên hướng dẫn TS. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS - TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 07

You might also like