You are on page 1of 71

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ
**********

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG
PHANH TRÊN XE HONDA CIVIC 2017

Sinh viên: Nguyễn Hữu Minh Trung


Chuyên ngành: Kỹ thuật ô tô
Hệ: Đại học Khóa: 59
Người hướng dẫn: TS. Trương Mạnh Hùng

TP HỒ CHÍ MINH – 2022


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Mục lục
DANG MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. iii
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH.............................................. 2
1.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu của hệ thống phanh: ......................................... 2
1.1.1. Công dụng: ..................................................................................................... 2
1.1.2. Phân loại: ........................................................................................................ 2
1.1.3. Yêu cầu: .......................................................................................................... 3
1.2. Cấu tạo chung của hệ thống phanh sử dụng trên ô tô: .......................................... 3
1.2.1. Cơ cấu phanh: ................................................................................................. 3
1.2.2. Dẫn động phanh:............................................................................................. 8
1.2.3. Trợ lực phanh bằng chân không. .................................................................. 10
1.2.4. Xy lanh phanh chính. .................................................................................... 11
1.2.5. Hệ thống phanh ABS (Anti lock Brake System-ABS): ............................... 12
1.3. Giới thiệu xe cơ sở............................................................................................... 13
1.3.1. Tuyến hình của xe ........................................................................................ 13
1.3.2. Giới tiệu về honda civic ............................................................................... 13
1.3.3. Thông số kỹ thuật ......................................................................................... 14
CHƯƠNG II: KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN HONDA CIVIC 2017 ..... 16
2.1. Bố trí hệ thống phanh trên xe .............................................................................. 16
2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh trên xe ................................ 16
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của hệ thống phanh .......................................................... 16
2.2.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc ............................................................ 16
2.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các phần tử trong hệ thống phanh ............... 17
2.3.1. Cơ cấu phanh: ............................................................................................... 17
2.3.2. Xilanh phanh chính: ..................................................................................... 19
2.3.3. Bộ trợ lực phanh: .......................................................................................... 21
2.3.4. Hệ thống phanh điện tử ................................................................................ 23
2.3.5. Bộ chấp hành VSA ....................................................................................... 26
2.3.6. Hệ thống VSA .............................................................................................. 28
CHƯƠNG III: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
HONDA CIVIC 2017 ................................................................................................... 35
3.1. Quy định về BDSC hệ thống phanh .................................................................... 35

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG i


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

3.1.1. Các văn bản quy đinh ................................................................................... 35


3.1.2. Quy định của nhà sản xuất ........................................................................... 35
3.2. Những hư hỏng của hệ thống phanh .................................................................... 35
3.3. Quy trình chẩn đoán hệ thống phanh ................................................................... 37
3.3.1. Chẩn đoán hư hỏng thông thường: ............................................................... 37
3.3.2. Chẩn đoán những hư hỏng bằng mã lỗi hiển thị trên đèn báo: .................... 40
3.4. Bảo dưỡng hệ thống phanh xe honda civic ......................................................... 44
3.4.1. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh .................................................... 44
3.4.2. Bảo dưỡng hàng ngày hệ thống phanh ......................................................... 45
3.4.3. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh ............................................................. 45
3.5. Sửa chữa một số hư hỏng trong hệ thống phanh ................................................. 46
3.5.1. Kiểm tra thay thế má phanh ......................................................................... 46
3.5.2. Thay dầu phanh ............................................................................................ 48
3.5.3. Điều chỉnh bàn đạp phanh ............................................................................ 49
Kêt luận ......................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 52
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 53

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG ii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

DANG MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1. Thông số kĩ thuật của Honda civic 2017 .............................................. 14
Bảng 3.1. Những hư hỏng trong hệ thống phanh .................................................. 36
Bảng 3.2. Một số mã lỗi thường xuất hiện trọng hệ thống phanh ......................... 42
Bảng 3.3. Bảo dưỡng sau 40000 Km .................................................................... 46
Bảng 3.4. Quy trình kiểm tra và thay thế má phanh ............................................. 46
Bảng 3.5. Quy trình thay dầu phanh...................................................................... 48
Bảng 3.6. Quy trình điều chỉnh bàn đạp phanh ..................................................... 49
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương I
Hình 1.1. Cơ cấu phanh đối xứng qua trục ............................................................. 4
Hình 1.2. Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm ..................................................... 5
Hình 1.3. Cơ cấu phanh guốc loại bơi..................................................................... 5
Hình 1.4. Cơ cấu phanh guốc loại tự cường hóa..................................................... 6
Hình 1.5. Cơ cấu phanh đĩa ..................................................................................... 7
Hình 1.6. Cơ cấu phanh đĩa loại giá đỡ cố định. ..................................................... 7
Hình 1.7. Cơ cấu phanh đĩa loại giá đỡ di động...................................................... 8
Hình 1.8. Cơ cấu phanh bố trí ở trục ra hộp số ....................................................... 8
Hình 1.9. Dẫn động phanh dừng tác động lên bánh sau ......................................... 9
Hình 1.10. Sơ đồ dẫn động phanh thuỷ lực một dòng .......................................... 10
Hình 1.11. Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh thủy lực dẫn động hai dòng ............ 10
Hình 1.12. Cấu tạo bộ trợ lực chân không. ........................................................... 11
Hình 1.13. Sơ đồ cấu tạo xy lanh phanh chính. .................................................... 11
Hình 1.14. Cấu tạo hệ thống phanh ABS .............................................................. 12
Hình 1.15. Tuyến hình Honda Civic ..................................................................... 13
Hình 1.16. Mẫu xe Honda Civic 2017 .................................................................. 14
Chương II
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí chung HTP trên xe Honda Civic ....................................... 16
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí hệ thống phanh dạng tổng quát ......................................... 17
Hình 2.3. Cấu tạo cơ cấu phanh trước và sau ....................................................... 18
Hình 2.4. Cùm phanh đĩa trước ............................................................................. 18
Hình 2.5. Cùm phanh đĩa sau ................................................................................ 19
Hình 2.6. Cấu tạo cụm xilanh phanh ..................................................................... 20
Hình 2.7. xi lanh phanh chính không đạp phanh .................................................. 20
Hình 2.8. Bộ trợ lực chân không ........................................................................... 22
Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống phanh dừng điện tử ...................................................... 24
Hình 2.10. Sơ đồ cấu tạo moto phanh đỗ điện ...................................................... 24
Hình 2.11. Công tắc điện tử .................................................................................. 25
Hình 2.12. Mạch diện công tắc phanh đỗ điện...................................................... 25
Hình 2.13. Cảm biến bàn đạp phanh ..................................................................... 26
Hình 2.14. Cảm biến tốc độ .................................................................................. 26
Hình 2.15. Bộ chấp hành VSA .............................................................................. 27
Hình 2.16. Cấu tạo hệ thống VSA ........................................................................ 28

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG iii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 2.17. Sơ đồ hoạt động điều khiển ABS ........................................................ 29


Hình 2.18. Hệ thống hỗ trợ đánh lái chủ động hoạt động ..................................... 30
Hình 2.19. Điều khiển áp suất phanh .................................................................... 30
Hình 2.20. Sơ đồ điều khiển hệ thống EBD.......................................................... 31
Hình 2.21. Sơ đồ phân phối EDB có tính đến phân bố tải trọng .......................... 31
Hình 2.22. Sơ đồ hoạt động phanh của EBD ........................................................ 31
Hình 2.23. Trường hợp dư lái ............................................................................... 32
Hình 2.24. Trường hợp thiếu lái............................................................................ 32
Hình 2.25. Nguyên lý hoạt động TCS ................................................................... 33
Hình 2.26. Sơ đồ hoạt động của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc ................ 34
Chương III
Hình 3.1. Sơ đồ chuẩn đoán bảo dưỡng bó phanh ................................................ 38
Hình 3.2. Sơ đồ chẩn đoán bảo dưỡng đạp mạnh nhưng không có hiệu quả ....... 38
Hình 3.3. Sơ đồ chẩn đoán bảo dưỡng chân phanh hãng hoặc thấp ..................... 39
Hình 3.4. Sơ đồ chẩn đoán bảo dưỡng tiếng ồn hệ thống phanh .......................... 39
Hình 3.5. Sơ đồ chẩn đoán bảo dưỡng lệch phanh ............................................... 40
Hình 3.6. Đồng hồ taplo trên honda civcic 2017 .................................................. 40
Hình 3.7. Thiết bị chuẩn đoán (MVCI) ................................................................. 41
Hình 3.8. Kết nối MVCI với xe ............................................................................ 41
Hình 3.9. Màn hình hiển mã thị lỗi ...................................................................... 42
Hình 3.10. Màn hình ở chế độ CM Update Mode ................................................ 42

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG iv


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

LỜI NÓI ĐẦU


Nền công nghiệp ô tô trên thế giới ngày nay đã đạt được những thành tựu cao về
khoa học kĩ thuật. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ô tô đã thúc đẩy đầu tư nhiều về
mặt nghiên cứu các công nghệ mới cho ô tô. Điều này đã làm cho chiếc ô tô hiện đại ngày
nay được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến dẫn đến mẫu mã kết cấu chất lượng sử dụng
rất tốt. Việc phát triển nghành ô tô thì vấn đề bảo đảm an toàn cho người và xe càng trở
nên cần thiết, nó đảm bảo tính mạng, của cải và vật chất cho con người. Do đó trên ô tô
hiện nay xuất hiện rất nhiều cơ cấu bảo đảm an toàn như: cải tiến cơ cấu phanh, dây đai
an toàn, túi khí…trong đó cơ cấu phanh đóng vai trò quan trọng nhất.
Vì vậy việc tìm hiểu tính năng của xe đặc biệt là hệ thống phanh hết sức cần thiết
đối với một sinh viên ngành kỹ thuật ô tô. Do đó em đã chọn đề tài “Khai thác hệ thống
phanh trên xe Honda Civic 2017” để hiểu thêm về kết cấu, nguyên lý và kỹ thuật bảo
dưỡng, sửa chữa của hệ thống. Trong quá trình làm đồ án, do trình độ bản thân, tài liệu,
kiến thức thực tế và thời gian còn hạn chế nên không thể không có những sai sót, vì vậy
em kính mong sự góp ý chỉ bảo của các thầy trong bộ môn để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Trương Mạnh Hùng và các thầy
cô bộ môn ngành kĩ thuật ô tô đã giúp đỡ em để em hoàn thành đồ án này.
TPHCM, ngày tháng năm 2022
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hữu Minh Trung

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH


1.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu của hệ thống phanh:
1.1.1. Công dụng:
Hệ thống phanh dùng để làm giảm tốc độ của ô tô cho đến một tốc độ nào đó hoặc
đến khi dừng hẳn, ngoài ra còn để giữ cho ô tô đứng được trên đường có độ dốc nhất
định.
Hệ thống phanh đảm bảo cho xe ô tô chạy an toàn ở tốc độ cao, nâng cao năng
suất vận chuyển.

1.1.2. Phân loại:

+ Phân loại theo công dụng:


- Hệ thống phanh chính
- Hệ thống phanh dừng

+ Phân loại theo vị trí đặt cơ cấu phanh


- Phanh ở bánh xe
- Phanh ở trục truyền động (sau hộp số)
+ Phân loại theo kết cấu của cơ cấu phanh
- Phanh guốc
- Phanh đai
- Phanh đĩa
+ Phân loại theo phương thức dẫn động
- Dẫn động phanh bằng cơ khí
- Dẫn động phanh bằng thuỷ lực
- Dẫn động phanh bằng khí nén (hơi)
- Dẫn động phanh liên hợp (thuỷ lực + khí nén)
- Dẫn động phanh có trợ lực
+ Phân loại theo mức tối ưu của hệ thống
- Hệ thống phanh có hệ thống điều hoà
- Hệ thống phanh có hệ thống ABS, BA, EDB

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

1.1.3. Yêu cầu:


Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ô tô đảm nhận các chức năng “an
toàn chủ động” vì vậy hệ thống phanh phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:

- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe trong mọi trường hợp
- Hoạt động êm dịu để đảm bảo sự ổn định của xe ô tô khi phanh
- Điều khiển nhẹ nhàng để giảm cường độ lao động của người lái
- Có độ nhạy cao để thích ứng nhanh với các trường hợp nguy hiểm
- Đảm bảo việc phân bố mô men phanh trên các bánh xe phải tuân theo nguyên tắc
sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với mọi cường độ
- Cơ cấu phanh không có hiện tượng tự xiết
- Cơ cấu phanh phải có khả năng thoát nhiệt tốt
- Có hệ số ma sát cao và ổn định
- Giữ được tỷ lệ thuận giữa lực tác dụng lên bàn đạp phanh và lực phanh sinh ra ở
cơ cấu phanh
- Hệ thống phải có độ tin cậy, độ bền tuổi thọ cao
- Bố trí hợp lý để dễ dàng điều chỉnh chăm sóc và bảo dưỡng
1.2. Cấu tạo chung của hệ thống phanh sử dụng trên ô tô:
1.2.1. Cơ cấu phanh:
Cơ cấu phanh chính có nhiệm vụ tạo ra mômen phanh cần thiết và nâng cao tính
ổn định trong quá trình sử dụng cơ cấu phanh là bộ phận trực tiếp làm giảm tốc độ góc
của bánh xe ô tô.
Ngày nay, cơ cấu phanh loại tang trống với các guốc phanh bố trí bên trong được
sử dụng rộng rãi. Ngoài những yêu cầu chung, cơ cấu phanh còn phải đảm bảo được yêu
cầu sau, như mômen phanh phải lớn, luôn luôn ổn định khi điều kiện bên ngoài cà chế độ
phanh thay đổi (như tốc độ xe, số lần phanh, nhiệt độ môi trường)
1.2.1.1 Cơ cấu phanh tang trống (Cơ cấu phanh guốc):

❖ Cơ cấu phanh đối xứng qua trục


Cơ cấu phanh đối xứng qua trục (có nghĩa gồm hai guốc phanh bố trí đối xứng qua
đường trục thẳng đứng) được thể hiện trên Hình 1.1.a. Trong đó sơ đồ Hình 1.1.a là loại
sử dụng cam ép để ép guốc phanh vào trống phanh, loại này hay sử dụng trên ôtô tải lớn;

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

sơ đồ Hình 1.1.b là loại sử dụng xi lanh thủy lực để ép guốc phanh vào trống phanh, loại
này thường sử dụng trên ô tô du lịch và ôtô tải nhỏ.

Hình 1.1. Cơ cấu phanh đối xứng qua trục


Cấu tạo chung của cơ cấu phanh loại này là hai chốt cố định có bố trí bạc lệch tâm
để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh ở phía dưới, khe hở phía trên được
điều chỉnh bằng trục cam ép Hình 1.1.a hoặc bằng cam lệch tâm Hình 1.1.b.
Trên hai guốc phanh có tán (hoặc dán) các tấm ma sát. Các tấm này có thể dài liên
tục Hình 1.1.b hoặc phân chia thành một số đoạn Hình 1.1.a.
Ở Hình 1.1.b trống phanh quay ngược chiều kim đồng hồ và guốc phanh bên trái là
guốc xiết, guốc bên phải là guốc nhả. Vì vậy má phanh bên guốc xiết dài hơn bên guốc
nhả với mục đích để hai má phanh có sự hao mòn như nhau trong quá trình sử dụng do
má xiết chịu áp suất lớn hơn.
Còn đối với cơ cấu phanh được mở bằng cam ép Hình 1.1.a áp suất tác dụng lên hai
má phanh là như nhau nên độ dài của chúng bằng nhau.

❖ Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm


Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm được thể hiện trên Hình 1.2. Sự đối xứng qua
tâm ở đây được thể hiện trên mâm phanh cùng bố trí hai chốt guốc phanh, hai xi lanh
bánh xe, hai guốc phanh hoàn toàn giống nhau và chúng đối xứng với nhau qua tâm.
Mỗi guốc phanh được lắp trên một chốt cố định ở mâm phanh và cũng có bạc lệch
tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới của má phanh với trống phanh. Một phía của pittông
luôn tì vào xi lanh bánh xe nhờ lò xo guốc phanh. Khe hở phía trên giữa má phanh và
trống phanh được điều chỉnh bằng cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở lắp trong pittông của
xi lanh bánh xe. Cơ cấu phanh loại đối xứng qua tâm thường có dẫn động bằng thủy lực
và được bố trí ở cầu trước của ôtô du lịch hoặc ôtô tải nhỏ.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 1.2. Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm


1. ống nối; 2. vít xả khí; 3. xi lanh b ánh xe; 4. má phanh;5. phớt làm kín;
6. pittông; 7. lò xo guốc phanh; 8. tấm chặn;

❖ Cơ cấu phanh guốc loại bơi

Hình 1.3. Cơ cấu phanh guốc loại bơi


1- xi lanh bánh cố đinh
Cơ cấu phanh guốc loại bơi có nghĩa là guốc phanh không tựa trên một chốt quay
cố định mà cả hai đều tựa trên mặt tựa di trượt Hình 1.3b.
Có hai kiểu cơ cấu phanh loại bơi: loại hai mặt tựa tác dụng đơn Hình 1.3.a; loại hai
mặt tựa tác dụng kép Hình 1.3.b.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

- Loại hai mặt tựa tác dụng đơn: Ở loại này một đầu của guốc phanh được tựa trên
mặt tựa di trượt trên phần vỏ xi lanh, đầu còn lại tựa vào mặt tựa di trượt của pít tông. Cơ
cấu phanh loại này thường được bố trí ở các bánh xe trước của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ.
- Loại hai mặt tựa tác dụng kép: Ở loại này trong mỗi xi lanh bánh xe có hai pittông
và cả hai đầu của mỗi guốc đều tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông. Cơ cấu phanh
loại này được sử dụng ở các bánh xe sau của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ.

❖ Cơ cấu phanh guốc loại tự cường hóa:

Hình 1.4. Cơ cấu phanh guốc loại tự cường hóa


1- xilanh bánh cố định; 2 – chuyển động của xi lanh điều chỉnh
Cơ cấu phanh guốc tự cường hóa có nghĩa là khi phanh bánh xe thì guốc phanh thứ
nhất sẽ tăng cường lực tác dụng lên guốc phanh thứ hai.
Có hai loại cơ cấu phanh tự cường hóa: cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng đơn
(Hình 1.4.a); cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng kép Hình 1.4.b.
- Cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng đơn: Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng
đơn có hai đầu của hai guốc phanh được liên kết với nhau qua hai mặt tựa di trượt của
một cơ cấu điều chỉnh di động. Hai đầu còn lại của hai guốc phanh thì một được tựa vào
mặt tựa di trượt trên vỏ xi lanh bánh xe còn một thì tựa vào mặt tựa di trượt của pittông
xi lanh bánh xe. Cơ cấu điều chỉnh dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống
phanh của cả hai guốc phanh. Cơ cấu phanh loại này thường được bố trí ở các bánh xe
trước của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ đến trung bình.
- Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng kép:Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng
kép có hai đầu của hai guốc phanh được tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông trong

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

một xi lanh bánh xe. Cơ cấu phanh loại này được sử dụng ở các bánh xe sau của ôtô du
lịch và ôtô tải nhỏ đến trung bình.
1.2.1.2 Cơ cấu phanh đĩa:

a-Loại càng phanh cố định b-Loại càng phanh di động


Hình 1.5. Cơ cấu phanh đĩa
Các bộ phận chính của cơ cấu phanh đĩa bao gồm:
- Một đĩa phanh được lắp với moayơ của bánh xe và quay cùng bánh xe;
- Một giá đỡ cố định trên dầm cầu trong đó có đặt các xi lanh bánh xe;
- Hai má phanh dạng phẳng được đặt ở hai bên của đĩa phanh và được dẫn
động bởi các pittông của các xi lanh bánh xe;
- Có hai loại cơ cấu phanh đĩa: loại giá đỡ cố định và loại giá đỡ di động.

❖ Loại giá đỡ cố định

Hình 1.6. Cơ cấu phanh đĩa loại giá đỡ cố định.


Loại này, giá đỡ được bắt cố định trên dầm cầu. Trên giá đỡ bố trí hai xi lanh bánh
xe ở hai đĩa của đĩa phanh. Trong các xi lanh có pittông, mà một đầu của nó luôn tì vào
các má phanh. Một đường dầu từ xi lanh chính được dẫn đến cả hai xi lanh bánh xe.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

❖ Loại giá đỡ di động:

Hình 1.7. Cơ cấu phanh đĩa loại giá đỡ di động.


Ở loại này giá đỡ không bắt cố định mà có thể di trượt ngang được trên một số chốt
bắt cố định trên dầm cầu. Trong giá đỡ di động người ta chỉ bố trí một xi lanh bánh xe
với một pittông tì vào một má phanh. Má phanh ở phía đối diện được gá trực tiếp lên giá
đỡ.
1.2.2. Dẫn động phanh:
1.2.2.1 Dẫn động phanh cơ khí:
Hiện nay trên các xe hiện đại thì dẫn động phanh kiểu cơ khí chỉ còn được sử dụng
trên hệ thống phanh dừng với một số kiểu dẫn động tuỳ theo cách bố trí phanh dừng tác
động vào bánh xe hay tác động vào trục thứ cấp hộp số.

❖ Dẫn động phanh dừng tác động lên trục thứ cấp hộp số:

Hình 1.8. Cơ cấu phanh bố trí ở trục ra hộp số


1-Má phanh; 2-Tang trống; 3-Chốt lệch tâm điều chỉnh khe hở phía dưới;
4-Trục thứ cấp hộp số; 5-Lò xo hồi vị; 6-Trục quả đào; 7-Vành rẻ quạt;
8-Ti; 9-Cần; 10-Răng rẻ quạt; 11-Tay hãm

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

❖ Dẫn động phanh dừng tác động lên bánh xe:

Hình 1.9. Dẫn động phanh dừng tác động lên bánh sau
1-Tay phanh; 2-Thanh dẫn; 3-Con lăn dây cáp; 4-Dây cáp; 5-Trục; 6-
Thanh kéo; 7-Thanh cân bằng; 8,9-Dây cáp dẫn động; 10-Giá; 11,13-
Mâm phanh; 12-Xi lanh phanh bánh xe
❖ Nguyên lý làm việc:
Nguyên lý làm việc cơ bản (cho cả hai loại trên) đó là sự truyền động nhờ các cơ
cấu cơ khí như tay đòn, dây cáp... lực tác động từ tay hoặc chân người lái xe sẽ được
truyền tới cơ cấu phanh thông qua đòn kéo, hoặc đòn kéo kết hợp dây cáp... và thông
thường các đòn kéo đều có quan hệ hình học với nhau theo nguyên tắc tăng dần tỷ số
truyền.

❖ Ưu, nhược điểm:


Ưu điểm: cấu tạo đơn giản giá thành rẻ, độ tin cậy làm việc cao, độ cứng vững dẫn
động không thay đổi khi làm việc lâu dài.
Nhược điểm: hiệu suất truyền lực không cao, thời gian phanh lớn,lực phanh nhỏ,
khó đảm bảo phanh đồng thời tất cả các bánh xe vì độ cứng vững của các thanh dẫn động
phanh không như nhau, khó đảm bảo sự phân bố lực phanh cần thiết giữa các cơ cấu.
1.2.2.2 Dẫn động phanh thuỷ lực
Hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực thường dùng trên các xe du lịch và xe tải
có tải trọng nhỏ và trung bình. Dẫn động bằng thuỷ lực có ưu iểm là phanh êm dịu, dễ bố
trí, có độ nhạy cao. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là tỷ số truyền của dẫn động dầu
không lớn nên không thể tăng lực điều khiển trên cơ cấu phanh. Trong hệ thống phanh
dẫn động bằng thuỷ lực tuỳ theo sơ đồ của mạch dẫn động mà người ta chia ra dẫn động
một dòng và dẫn động hai dòng.

❖ Dẫn động phanh thuỷ lực một dòng

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 1.10. Sơ đồ dẫn động phanh thuỷ lực một dòng


1- Xi lanh bánh xe; 2-Xi lanh chính; 3-Bàn đạp phanh; 4- Đường ống
dẫn
Dẫn động một dòng nghĩa là từ đầu ra của xy lanh chính chỉ có một đường dầu duy
nhất dẫn đến các xy lanh bánh xe, dẫn động một dòng có kết cấu đơn giản nhưng độ an
toàn không cao. Vì vậy trong thực tế dẫn động phanh một dòng ít được sử dụng.

❖ Dẫn động phanh thuỷ lực hai dòng

Hình 1.11. Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh thủy lực dẫn động hai dòng
1. Bàn đạp phanh; 2. Bình dầu phanh; 3. Xy lanh phanh chính; 4. Ống
dẫn dầu; 5. Cơ cấu phanh bánh sau; 6. Cơ cấu phanh bánh trước
Do hai dòng hoạt động độc lập nên xy lanh chính phải có hai ngăn độc lập do đó
khi một dòng bị rò rỉ thì dòng còn lại vẫn có tác dụng. Vì vậy phanh hai dòng có độ an
toàn cao, nên được sử dụng nhiều trong thực tế.
1.2.3. Trợ lực phanh bằng chân không.
Để giảm nhẹ lực tác động của người lái trong quá trình sử dung phanh, đồng thời
tăng hiệu quả sử dụng phanh trong trường hợp phanh gấp ở hệ thống phanh trang bị thêm
bộ trợ lực phanh.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Bộ trợ lực chân không: hoạt động dựa vào độ chênh lệch chân không của động cơ
và của áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỉ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp phanh.
Nguồn chân không có thể lấy ở đường nạp động cơ hoặc dùng bơm chân không
riêng làm việc nhờ động cơ.

1. Thanh đẩy xy lanh. 2. Van chân không. 3. Màng ngăn 4. Pít tông trợ
lực. 5. Van điều khiển. 6. Lọc khí nạp. 7. Thanh đẩy bàn đạp.
8. Chân không.
Hình 1.12. Cấu tạo bộ trợ lực chân không.
1.2.4. Xy lanh phanh chính.
Xy lanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh thành áp
suất thuỷ lực sau đó áp suất thuỷ lực này tác động lên các càng phanh đĩa hoặc xilanh
phanh của kiểu phanh tang trống thực hiện quá trình phanh.

Hình 1.13. Sơ đồ cấu tạo xy lanh phanh chính.


1. Thanh đẩy; 2. Pít tông số 1; 3. Lò xo hồi vị; 4. Buồng áp suất số1;
5. Pít tông số; 2, 6. Lò xo hồi vị; 7. Buồng áp suất số 2; 8. Cửa bù số 1;
9. Của bù số 2; 10. Bình dầu phanh.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Xy lanh phanh chính kép có hai pít tông số 1 và số 2, hoạt động ở cùng một nòng
xy lanh. Thân xy lanh được chế tạo bằng gang hoặc bằng nhôm, pít tông số 1 hoạt động
do tác động trực tiếp từ thanh đẩy, pít tông số 2 hoạt động bằng áp suất thủy lực do pít
tông số 1 tạo ra. Thông thường áp suất ở phía trước và sau pít tông số 2 là như nhau. Ở
mỗi đầu ra của pít tông có van hai chiều để đưa dầu phanh tới các xy lanh bánh xe, thông
qua các ống dẫn dầu bằng kim loại.
1.2.5. Hệ thống phanh ABS (Anti lock Brake System-ABS):

❖ Chức năng của hệ thống


Để tránh cho các lốp không bị bị cứng và làm mất khả năng quay vô lăng trong
khi phanh khẩn cấp, nên lặp lại động tác đạp và nhả bàn đạp phanh nhiều lần. Tuy nhiên,
không có thời gian để thực hiện việc này trong khi phanh khẩn cấp. Hệ thống ABS dựng
một máy tính để xác định tình trạng quay của 4 bánh xe trong khi phanh và có thể tự động
đạp và nhả phanh.

❖ Cấu tạo
Hệ thống ABS có các bộ phận sau đây:
+ ECU điều khiển trượt: Bộ phận này xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường
dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến, và điều khiển bộ chấp hành của phanh. Gần đây,
một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.

Hình 1.14. Cấu tạo hệ thống phanh ABS

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

+ Bộ chấp hành của phanh: Điều khiển áp suất thuỷ lực của các xilanh ở bánh xe
bằng tín hiệu ra của ECU điều khiển trượt.
+ Cảm biến tốc độ: Phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU
điều khiển trượt.
+ Đồng hồ táp lô
- Đèn báo của ABS
Khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ phanh, đèn này bật sáng
để báo cho người lái.
- Đèn báo hệ thống phanh
Khi đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS, nó báo cho người lái biết rằng có
trục trặc ở hệ thống ABS và EBD

1.3. Giới thiệu xe cơ sở


1.3.1. Tuyến hình của xe
Tuyến hình honda civic 2017 được thể hiện ở Hình 1.15

Hình 1.15. Tuyến hình Honda Civic


1.3.2. Giới tiệu về honda civic
Xe ô tô Civic là loại xe đầu tiên, loại sedan hạng trung của hãng Honda được sản
xuất và lắp ráp tại Việt Nam .Việc sáng tạo nên Civic thế hệ 10 đại diện cho một trong
những dự án phát triển sản phẩm được thực hiện bởi đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản
phẩm Honda. Civic thế hệ mới có thiết kế mang phong cách thể thao tạo nên chuẩn mực

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

mới trong phân khúc về tất cả các đặc tính, từ không gian rộng rãi đến chất lượng nội thất
tiện nghi, kết nối tiên tiến, các tính năng an toàn và đặc biệt là động cơ VTEC TURBO
hoàn toàn mới.

Hình 1.16. Mẫu xe Honda Civic 2017


1.3.3. Thông số kỹ thuật
Thống số kỹ thuật của Honda Civic 2017 được thể hiện trong Bảng 1.1
Bảng 1.1. Thông số kĩ thuật của Honda civic 2017
TT Thông số Đơn vị Giá trị
Kính thước
1 Chiều dài toàn bộ mm 4630
2 Chiều rộng toàn bộ mm 1799
3 Chiều cao toàn bộ mm 1416
4 Chiều dài cơ sở mm 2700
5 Chiều rộng cơ sở (trước/sau) mm 1547/1568
6 Khoảng sáng gầm xe mm 133
7 Bán kính vòng quay tối thiểu m 5,3
Trọng Lượng
8 Không tải kg 1331
9 Toàn tải kg 1740
Bánh xe
10 Cỡ lốp 215/50R17 91V
11 Mâm bánh xe inch 17
Động cơ
1.5L DOHC VTEC TURBO, 4 xi-lanh thẳng hàng, ứng dụng Earth
12
DreamsTechnology
13 Dung tích xi lanh cm3 1498
14 Công suất lớn cực đại HP/rpm 170/5500

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

15 Mômen cực đại MN/rpm 250/1700-5500


16 Tốc độ tối đa Km/h 200
Thời gian tăng tốc từ 1 đến 100 giây 8,3
17
Km/h
18 Dung tích thùng nhiên liệu lít 47
Hộp số
19 Vô cấp (CVT) ứng dụng Earth DreamsTechnology
Hệ thống treo
20 Hệ thống treo trước: Macpherson với bộ thăng bằng, lò xo
21 Hệ thống treo sau: tay đòn kép/lò xo
Hệ thống phanh
22 Phanh trước Đĩa tản nhiệt
23 Phanh sau Phanh đĩa
Hệ thống lái
24 Trợ lực lái điện ứng nhanh với chuyển động MA-ESP
Hệ thống an toàn
25 Hệ thống cân bằng điện tử VSA
26 Hệ thống hỗ trợ đánh lái tự động AHA
27 Hệ thống kiểm soát lực kéo chống trượt TCS
28 Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
29 Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
30 Hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA
31 Phanh tay điện tử
32 Chế độ giữ phanh tự động
33 Đèn báo phanh tự động ESS
34 Hỗ trợ khởi hành ngang dốc HSA
35 Đèn cảnh báo phanh khẩn cấp ESS
36 Hệ thống túi khí bên cho người lái và người kế bên
37 Hệ thống túi khí cho hàng ghế trước
38 Hệ thống túi khí bên cho hàng ghế trước
39 Hệ thống túi khí rèm cho cả 2 hàng ghế

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

CHƯƠNG II: KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN HONDA


CIVIC 2017
2.1. Bố trí hệ thống phanh trên xe
Sơ đồ hệ thống phanh honda civic 2017 được thể hiện ở Hình 2.1

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí chung HTP trên xe Honda Civic


1-Bầu trợ lực phanh; 2- Đèn báo hệ thống phanh; 3- Đường ống phanh;
4- Phanh sau; 5 Bàn đạp phanh; 6- Phanh trước; 7- Xilanh phanh chính;
2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh trên xe
2.2.1. Đặc điểm cấu tạo của hệ thống phanh
Cơ cấu phanh trước: là kiểu phanh đĩa có càng phanh di động, đĩa phanh thông gió
giúp làm mát tốt trong quá trình hoạt động
Cơ cấu phanh sau: kiểu phanh đĩa có càng phanh di động, đĩa phanh là đĩa đặc
Phanh dừng là phanh điện tử (EPB),Hệ thống cân bằng điện tử (VSA), Hệ thống hỗ
trợ khởi hành lưng chừng dốc (HSA), hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), phân bổ lực
phanh điện tử (EBD), hỗ trợ lực phanh khẩn cấp (BA) và hệ thống cảnh báo phanh khẩn
cấp (ESS).
Sự tích hợp của các hệ thống trên đã tạo ra một hệ thống phanh tối ưu nâng cao tính
năng an toàn chủ động của xe.
2.2.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc

❖ Sơ đồ cấu tạo:
Mạch thuỷ lực trên xe được bố trí dạng mạch đường chéo như Hình 2.2

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí hệ thống phanh dạng tổng quát


1-Bàn đạp phanh; 2-Trợ lực phanh; 3-Xilanh phanh chính; 4-Bộ cảm
biến tốc độ; 5,10-Cụm cơ cấu phanh; 6-Bộ chấp hành; 7-ECU điều khiển
trượt; 8-Giắc chẩn đoán; 9-Đèn báo trên bảng táp lô
❖ Nguyên lý làm việc:
Khi đạp phanh dầu áp suất cao trong xilanh phanh chính (3) được khuếch đại
bởi trợ lực sẽ được truyền đến các xilanh bánh xe và thực hiện quá trình phanh.
Nếu có 1 trong các bánh xe có dấu hiệu tốc độ giảm hơn so với các bánh khác
tín hiệu này được ECU (7) xử lý và ECU điều khiển bộ chấp hành phanh (6) (các
van điện 2 vị trí) làm việc để giảm áp suất dầu trong xilanh bánh xe đó để nó không
bị bó cứng, bị văng hay trượt.
Nếu có hư hỏng trong hệ thống ABS thì đèn báo ABS trên bảng táp lô (9)
sáng lên và công việc kiểm tra phải được tiến hành thông qua giắc (8) bằng máy
chẩn đoán.

2.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các phần tử trong hệ thống phanh
2.3.1. Cơ cấu phanh:
2.3.1.1 Cấu tạo:
Trên xe Civic cơ cấu phanh trước và sau đều là cơ cấu phanh đĩa và thuộc kiểu càng
phanh di động. Điều khác biệt cơ bản của 2 cơ cấu phanh trước và sau chỉ là phanh trước
là phanh đĩa có các rãnh thông gió, còn phanh sau là phanh đĩa đặc mỏng hơn phanh đĩa
trước.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 2.3. Cấu tạo cơ cấu phanh trước và sau


1-Tấm đỡ má phanh; 2,4-đẹm chống ồn phanh; 3-má phanh; 5,10-đĩa
phanh; 6-cùm phanh phía sau; 7- chốt trượt xi lanh; 8- cao su chắn bụi; 9
giắc moto
2.3.1.2 Cùm phanh trước
Khi phanh piston đẩy má phanh ép vào đĩa phanh, đồng thời kéo theo giá phanh
trượt trên chốt trượt ép sát vào đĩa phanh. Do má phanh phía đối diện được lắp trực tiếp
vào giá di động nên thực hiện được quá trình phanh xe

Hình 2.4. Cùm phanh đĩa trước


1-. Xyanh phanh; 2-gioăng pittong-; 3- vòng cao su che bụi; 4-. phanh
hãm pittong; 5-pittông; 6.- Vít xả dầu
2.3.1.3 Cùm phanh sau
Khi xe đang di chuyển cơ cấu phanh đĩa đoạt động bằng dầu phanh để ép piston
phanh đến má phanh. Giúp xe phanh khi đang di chuyển. Nhưng khi xe được dừng đỗ thì
motor phanh xe hoạt động và giúp xe đứng yên trên đường.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 2.5. Cùm phanh đĩa sau


1-Motơ diện và xilanh ;2-Giá bắt xylanh ;3- Vít xả dầu; -; 4. -Vòng cao
su che bụi
2.3.1.4 Nguyên lý làm việc:
Quá trình làm việc của cơ cấu phanh trước và sau là như nhau và được trình bày
dưới đây:
Khi đạp phanh: Dòng dầu có áp suất cao được truyền từ xilanh phanh chính tới
xilanh bánh xe, dưới áp suất của dầu làm piston dịch chuyển về phía trước theo hướng
tác dụng cảu dầu làm cúp pen piston cao su bị biến dạng, piston tiếp tục tiến đến khi đẩy
má phanh áp sát vào đĩa phanh. Trong lúc đó do càng phanh (calip) là không cố định trên
giá đỡ mà dưới tác dụng của dòng dầu trong xilanh đẩy nó chuyển động ngược chiều với
piston nhờ trục trượt làm má phanh còn lại lắp trên càng phanh cũng tiến vào áp sát vào
đĩa phanh. Áp suất dầu vẫn tăng và các má phanh bị đẩy tiếp xúc vào đĩa phanh lực ma
sát giữa má phanh và đĩa phanh sẽ giúp giảm tốc độ của xe và dừng xe (đĩa phanh lắp
trên may ơ).
Khi thôi đạp phanh: Do dòng dầu hồi về bình chứa và xilanh phanh chính nên lực
tác dụng lên piston và càng phanh giảm dần và quá trình chuyển động của piston và càng
phanh ngược chiều khi đạp phanh. Lúc này đĩa phanh lại được tự do, cúp pen piston cũng
trả về vị trí ban đầu và kết thúc quá trình phanh.
2.3.2. Xilanh phanh chính:
2.3.2.1 Khái niệm
Xilanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh thành áp
suất thuỷ lực trong hệ thống phanh dẫn động bằng chất lỏng (dầu phanh)

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

2.3.2.2 Cấu tạo:


Cấu tạo cụm xilanh phanh chính cảu Honda Civic được thể hiện ở Hình 2.6

Hình 2.6. Cấu tạo cụm xilanh phanh


1- Xilanh phanh chính; 2- Nắp bình đổ dầu xilanh phanh chính;3- Màng
chắn xi lanh chính;4- Lọc xilanh phanh chính; 5- Bình chứa dầu xi lanh
phanh chính
2.3.2.3 Nguyên lý làm việc:

❖ Khi hoạt động bình thường:


Khi không đạp phanh: Cúp pen của piston số 1 giữa cửa vào và cửa bù làm cho
xilanh và bình dầu thông nhau. Ở piston số 2 được loại bỏ cửa bù và van trung tâm được
gắn vào piston thứ 2. Piston số 2 bị lực của lò xo hồi vị số 2 đẩy sang phải, nhưng không
thể chuyển động do chốt chặn.

Hình 2.7. xi lanh phanh chính không đạp phanh


Khi đạp phanh: Piston số 1 dịch sang trái, cúp pen của nó bịt kín cửa hồi như vậy
bịt đường thông nhau giữa xilanh và bình chứa. Nếu piston bị đẩy tiếp, nó làm tăng áp
suất dầu trong xilanh, áp suất này tác dụng lên xilanh bánh xe.Còn piston số 2 dịch sang

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

bên trái van trung tâm đóng lại ngăn dầu chảy qua làm tăng áp suất dầu trong xilanh, áp
suất này tác dụng lên xilanh bánh xe.
Khi nhả bàn đạp phanh: Các piston bị áp suất dầu và lực lò xo hồi vị đẩy về vị trí
ban đầu. Tuy nhiên do dầu không chảy từ xilanh bánh xe về ngay lập tức, nên áp suất dầu
trong xilanh chính giảm nhanh trong một thời gian ngắn (tạo thành độ chân không). ở
khoang số 1 dầu trong bình chứa sẽ chảy vào xilanh qua cửa vào, qua rất nhiều khe trên
đỉnh piston và qua chu vi của cúp pen. Sau khi piston trở về vị trí ban đầu thì dầu từ
xilanh bánh xe dần dần trở về bình chứa qua xilanh chính và các cửa bù. Các cửa bù cũng
điều hoà sự thay đổi thể tích dầu trong xilanh do nhiệt độ thay đổi. Ở khoang thứ 2 thân
van trung tâm ngay lập tức tiếp xúc với các chốt chặn, làm cho van trung tâm mở ra. Chất
lỏng từ bình chứa chảy qua khe van trung tâm mở vào các để bù cho bất kỳ sự thất thoát
chất lỏng hoặc nhiều quá mức. Vì vậy nó tránh cho áp suất dầu không bị tăng trong xilanh
khi không đạp phanh.

❖ Khi hoạt động không bình thường (có sự cố trong hệ thống):


* Rò rỉ dầu phía sau xilanh phanh chính: Khi đạp phanh, piston số 1 dịch sang trái
tuy nhiên không sinh ra áp suất dầu ở phía sau của xilanh. Vì vậy piston số 1 nén lò xo
hồi vị để tiếp xúc với piston số 2 để đẩy piston số 2 sang trái. Piston số 2 làm tăng áp suất
dầu phía trước xilanh, vì vậy làm hai phanh nối với phía trước bên phải và phía sau bên
trái hoạt động.
* Rò rỉ dầu phía trước xilanh chính: Do áp suất dầu không sinh ra ở phía trước
xilanh, pisotn số 2 bị đẩy sang trái đến khi nó chạm vào thành xilanh. Khi piston số 1 bị
đẩy tiếp sang trái, áp suất dầu phía sau xilanh tăng cho phép 2 phanh nối với phía trước
bên trái và phía sau bên phải hoạt động.
2.3.3. Bộ trợ lực phanh:
2.3.3.1 Khái quát:
Bộ trợ lực phanh là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không của động
cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh (tăng lực) tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn
đạp để điều khiển các phanh. Bộ trợ lực phanh sử dụng chân không được tạo ra từ đường
ống nạp của động cơ.
2.3.3.2 Cấu tạo:
Cấu tạo của bộ trợ lực Honda Civic được thể hiện ở Hình 2.8

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 2.8. Bộ trợ lực chân không


1-Bu lông cố định trợ lực; 2-Phớt thân trợ lực; 3-Lò xo màng; 4-Ống nối;
5-Thân sau trợ lực; 6-Màng trợ lực; 7-Thân trước trợ lực; 8-Tấm đỡ lò
xo; 9- Van chân không; 10-Bu lông; 11-Phớt thân van; 12-Cần điều
khiển; 13-Lò xo hồi van khí; 14-Lọc khí; 15-Lò xo van điều khiển; 16-Van
điều khiển; 17-Van khí; 18-Đĩa phản lực; 19-Miếng hãm; A-Buồng áp
suất không đổi; B-Buồng áp suất thay đổi; E-lỗ thông với khí trời; K-Lỗ
thông giữa A và B

2.3.3.3 Nguyên lý làm việc:

❖ Khi không tác động phanh


Van không khí được nối với cần điều khiển van và bị lò xo phản hồi của van không
khí kéo về bên phải. Van điều chỉnh bị lò xo đẩy sang bên trái tiếp xúc với van không
khí. Do đó, không khí bên ngoài đi qua lưới lọc bị chặn lại không vào được buồng áp suất
biến đổi. Trong điều kiện này van chân không của thân van bị tách khỏi van điều chỉnh
tạo ra một lối thông giữa buồng A và lỗ B. Vì luôn luôn có chân không trong buồng áp
suất không đổi nên cũng có chân không trong buồng áp suất biến đổi vào thời điểm này.
Vì vậy lò xo màng ngăn đẩy piston sang bên phải.

❖ Khi đạp phanh


Khi bàn đạp phanh, cần điều khiển van đẩy không khí làm nó dịch chuyển sang
bên trái. Lò xo van điều chỉnh cũng đẩy van không khí dịch chuyển sang bên trái cho đến
khi nó tiếp xúc với van chân không. Chuyển động này bịt kín lối thông giữa buồng A và
B. Khi van không khí tiếp tục dịch chuyển sang bên trái, nó càng rời xa van điều chỉnh,

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

làm cho không khí bên ngoài lọt vào buồng áp suất biến đổi qua lỗ E (sau khi qua lưới
lọc không khí). Độ chênh áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất biến đổi
làm cho piston dịch chuyển sang bên trái, làm cho đĩa phản lực đẩy cần đẩy bộ trợ lực về
bên trái và làm tăng lực phanh.

❖ Trạng thái giữ phanh


Nếu đạp bàn phanh nửa chừng, cần điều khiển van và van không khí ngừng dịch
chuyển nhưng piston vẫn tiếp tục di chuyển sang bên trái do độ chênh áp suất. Lò xo van
điều khiển làm cho van này vẫn tiếp xúc với van chân không, nhưng nó dịch chuyển theo
piston. Vì van điều khiển dịch chuyển sang bên trái và tiếp xúc với van không khí, không
khí bên ngoài bị chặn không vào được buồng áp suất biến đổi nên áp suất trong buồng
biến đổi vẫn ổn định. Do đó, có một độ chênh áp suất không thay đổi giữa buồng áp suất
không đổi và buồng áp suất biến đổi. Vì vậy, piston ngừng dịch chuyển và duy trì lực
phanh này.

❖ Trợ lực tối đa


Nếu bàn đạp phanh xuống hết mức,van không khí sẽ dịch chuyển hoàn toàn ra
khỏi van điều khiển, buồng áp suất thay đổi được nạp đầy không khí từ bên ngoài, và độ
chênh áp giữa buồng áp suất thay đổi và buồng áp suất không đổi là lớn nhất. Điều này
tạo ra tác dụng cường hoá lớn nhất lên piston. Sau đó dù có thêm lực tác dụng lên bàn
đạp phanh, tác dụng cường hoá lên piston vẫn giữ nguyên, và lực bổ sung chỉ tác dụng
lên cần đẩy bộ trợ lực và truyền đến xilanh chính.

❖ Khi không có chân không


Nếu vì lý do nào đó, chân không không tác động vào bộ trợ lực phanh, sẽ không
có sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất không đổi và buồng áp suất thay đổi (vì cả
hai sẽ được nạp đầy không khí từ bên ngoài). Khi bộ trợ lực phanh ở vị trí “off” (ngắt),
piston được lò xo màng ngăn đẩy về bên phải.
Tuy nhiên, khi đạp bàn đạp phanh, cần điều khiển van tiến về bên trái và đẩy van
không khí, đĩa phản hồi và cần đẩy bộ trợ lực. Điều này làm cho piston của xilanh chính
tác động lực phanh lên phanh. Đồng thời van không khí đẩy vào chốt chặn van lắp trong
thân van. Do đó, các phanh vẫn duy trì hoạt động kể cả khi không có chân không tác động
vào bộ trợ lực phanh. Tuy nhiên, vì bộ trợ lực phanh không làm việc nên sẽ cảm thấy bàn
đạp phanh “nặng”.
2.3.4. Hệ thống phanh điện tử

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hệ thống phanh đỗ xe điện thay thế cho bàn đạp phanh đỗ truyền thống hoặc đòn
bẩy và liên kết bằng hệ thống điều khiển điện cơ cấu phanh đỗ ở sau

Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống phanh dừng điện tử


1 Bàn đạp phanh; 2 Bộ điều khiển-bộ VSA; 3,4-moto phanh đỗ điện tử;
5. Công tắc phanh đỗ điện
2.3.4.1 Mô tơ phanh đỗ điện

Hình 2.10. Sơ đồ cấu tạo moto phanh đỗ điện


1-Moto điện ; 2,4- Trục vít; 3,5- Bánh vít ; 6- đầu trục;7 - đai ốc ;8- cơ
cấu trục vít đai ốc 9- piton
Bộ kích hoạt phanh đỗ xe điện có động cơ DC tích hợp. Khi động cơ hoạt động, tốc
độ của động cơ bị giảm bởi bộ giảm tốc bánh răng 2 bước và cơ cấu trục vít đai ốc, làm
tăng mô-men xoắn. Bánh răng bánh vít thứ hai quay trục chính và đai ốc bên làm cho
piston di chuyển tịnh tiến để tạo ra lực kẹp má phanh. Các bộ truyền động phanh đỗ xe

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

điện được tự động điều chỉnh để bù đắp cho sự hao mòn của má phanh, vì vậy không cần
điều chỉnh phanh đỗ xe
2.3.4.2 Công tắc phanh đỗ điện

Hình 2.11. Công tắc điện tử


Công tắc phanh đỗ xe điện được kết nối với bộ điều khiển VSA bằng cách sử dụng
bốn mạch riêng biệt. Đơn vị điều khiển phải xem các mẫu điện áp chính xác trên cả 4
mạch, nếu không công tắc sẽ bị vô hiệu hóa và một DTC sẽ được thiết lập.

Hình 2.12. Mạch diện công tắc phanh đỗ điện


2.3.4.3 Công tắc bàn đạp phanh
Công tắc hành trình bàn phanh hợp nằm trong cụm bàn phanh. Công tắc hành trình
của bàn đạp phanh phát hiện hành trình của bàn đạp phanh và đưa ra hai loại giá trị điện
áp tùy thuộc vào góc đã cho. Bộ điều khiển bộ biến điệu VSA xác định trạng thái ăn khớp
phanh từ công tắc hành trình bàn đạp phanh.
Ngoài ra, bộ điều khiển bộ biến điệu VSA gửi giá trị cảm biến hành trình bàn đạp
phanh đến PCM thông qua F-CAN.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 25


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 2.13. Cảm biến bàn đạp phanh


1 -Công tắt bàn phanh,2- cụm bàn phanh
❖ Cảm biến tốc độ
Hệ thống VSA sử dụng 4 cảm biến tốc độ bánh xe để theo dõi tốc độ từng bánh xe.
Cảm biến tốc độ bánh xe là một chất bán dẫn, cảm biến hiệu ứng Hall, và phát hiện từ
trường của một bộ mã hóa từ tính được lắp đặt trên bề mặt niêm phong bên trong của mỗi
ổ trục và cụm ổ trục bánh xe. Tần số của tín hiệu đầu ra cảm biến tỷ lệ với tốc độ của
bánh xe và thông tin tín hiệu này được gửi đến bộ điều khiển VSA.

Hình 2.14. Cảm biến tốc độ


1-Cảm biến tốc độ; 2- vòng đệm bên trong vòng bi;3-Bộ mã hóa từ tính
2.3.5. Bộ chấp hành VSA

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 26


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Trên xe Civic bộ chấp hành được tích hợp trên 1 cụm chi tiết có ECU điều khiển
trượt, mô tơ bơm, bình chứa... như hình bên

Hình 2.11: Bộ chấp hành VSA


Bao gồm 8 van điện 2 vị trí trong đó có 4 van giữ áp và 4 van giảm áp;
Van điện 1 chiều: bao gồm 4 van;- Bơm dầu 2 chiếc; Bình dầu 2 bình
Bộ chấp hành VSA bao gồm van điện từ đầu vào, van điện từ đầu ra, van điện từ
VSA NO (thường mở), van điện từ VSA NC (thường đóng), bình chứa, máy bơm và động
cơ máy bơm. Điều khiển thủy lực có bốn chế độ; tăng cường áp suất, duy trì áp suất, giảm
áp suất và chế độ tăng cường áp suất

Hình 2.15. Bộ chấp hành VSA

❖ Nguyên lí làm việc

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 27


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Chế độ Đầu Dầu phanh


VSA NO vào Đầu ra
VSA NC
Van điện Van điện
Van điện từ Van
từ từ
điện từ
Chế độ Chất lỏng xi lanh chính được bơm ra
tăng áp mở đóng mở đóng cùm phanh
suất
Chế độ Chất lỏng cùm phanhđược giữ lại bởi
khép
giữ áp mở đóng đóng các van điện từ đầu vào và đầu ra.
kín
suất
Chế độ Khép Chất lỏng cùm phanh chảy qua van điện
mở đóng mở
giảm áp kín từ đầu ra đến bình chứa.
Chế độ Chất lỏng xi lanh chính được bơm ra
tăng áp bằng máy bơm qua van điện từ VSA NC
(VSA) Đã đóng đến cùm phanh. Áp suất chất lỏng cùm
(điều phanh vượt quá xi lanh chủ. Bộ điều
mở mở đóng
khiển biến VSA kiểm soát lượng áp suất chất
hiện tại) lỏng tăng cường để đáp ứng với từng
chế độ thông qua điều khiển dòng điện
của van điện từ VSA NO.
2.3.6. Hệ thống VSA
Hệ thống VSA ổn định hành vi của xe bằng cách kiểm soát lực phanh và mô-men
xoắn của động cơ. Hệ thống VSA bao gồm các thành phần chính sau như Hình 2.16

Hình 2.16. Cấu tạo hệ thống VSA


1-Bộ điều khiển-bộ điều chế VSA: 2- Bộ mã hóa từ tính:3,4,5,6- Cảm biến
tốc độ; 7- Công tắc VSA OFF; 8- Công tắc giữ phanh tự động.
Hệ thống VSA thực hiện các điều khiển sau:

• Điều khiển ABS

• Điều khiển EBD

• Điều khiển TSC

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 28


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

• Điều khiển VSA

• Kiểm soát hệ thống đánh lái chủ động

• Kiểm soát hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc

• Giữ phanh tự động

• Kiểm soát hỗ trợ phanh


2.3.6.1 Điều khiển ABS (Anti lock Brake System)

❖ Chức năng
Hệ thống kiểm soát ABS duy trì sự ổn định bằng cách ngăn chặn tình trạng bó cứng
bánh xe khi phanh gấp hoặc phanh trên mặt đường trơn trượt và giúp người lái xe vẫn
kiểm soát tay lái.

❖ Nguyên lí làm việc


Khi tốc độ bánh xe giảm đáng kể so với tốc độ xe ước tính, bộ điều khiển bộ điều
biến VSA đóng van đầu vào và mở van đầu ra trong giây lát để giảm áp suất dầu phanh
và động cơ bơm bắt đầu chạy. Khi tốc độ bánh xe tăng lên. Bộ điều khiển-bộ điều biến
VSA duy trì áp suất dầu phanh bằng cách giữ van đầu vào đóng. Áp suất chất lỏng phanh
tăng lên khi tốc độ bánh xe phù hợp với tốc độ ước tính của xe. Bộ điều khiển bộ điều
chế VSA lặp lại hoạt động điều khiển van này để kiểm soát chức năng ABS

Hình 2.17. Sơ đồ hoạt động điều khiển ABS


2.3.6.2 Kiểm soát hệ thống đánh lái chủ động

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 29


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

❖ Chức năng
Trong trường hợp các hệ thống VSA trước đó được kích hoạt ở giới hạn rẽ, hệ thống
đánh lái chủ động sẽ kích hoạt trong quá trình lái xe hàng ngày các tình huống mang lại
trải nghiệm lái xe an toàn và thú vị hơn. hệ thống đánh lái chủ động đáp ứng với việc tăng
giảm đầu vào của tay lái và hành động của xe được thực hiện trơn tru cùng lúc cải thiện
phản ứng đối với hoạt động lái. Điều này giúp bạn có thể giảm số lượng thao tác lái và
vào cua một cách nhanh nhẹn và cảm giác an toàn được thực hiện. Thao tác lái này được
thực hiện trơn tru với một lượng nhỏ thao tác lái.

❖ Nguyên lý làm việc

Hình 2.18. Hệ thống hỗ trợ đánh lái chủ động hoạt động
Hệ thống hỗ trợ đánh lái chủ động sẽ trực tiếp can thiệp vào lực phanh trên từng
bánh xe, từ những tín hiệu cảm biến cho biết tình trạng hoạt động của xe, cùng với góc
đánh lái của tài xế, hệ thống sẽ đưa ra những tín hiệu trực tiếp điều khiển lực phanh trên
từng bánh xe, từ đó có thể đưa quỹ đạo của chiếc xe về đúng hướng mà tài xế mong
muốn, mà không cần phải liên tục điều chỉnh góc đánh lái

Hình 2.19. Điều khiển áp suất phanh


2.3.6.3 Điều khiển EBD (Electronic Brake-force Distribution)

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 30


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

❖ Chức năng
Hệ thống EBD chủ động kiểm soát sự phân bố lực phanh trước và sau để tương ứng
với những thay đổi trong điều kiện tải và sự dịch chuyển của tải do giảm tốc

Hình 2.20. Sơ đồ điều khiển hệ thống EBD

Hình 2.21. Sơ đồ phân phối EDB có tính đến phân bố tải trọng

❖ Nguyên lý làm việc


Khi tốc độ bánh sau nhỏ hơn tốc độ xe ước tính, bộ điều khiển điều biến VSA đóng
van đầu vào để duy trì áp suất dầu phanh. Khi tốc độ bánh xe tăng lên, bộ điều khiển bộ
điều biến VSA sẽ mở van đầu vào trong giây lát để tăng áp suất dầu phanh. Khi áp suất
thấp hơn được yêu cầu, bộ điều chế sẽ mở van đầu ra để giảm áp suất chất lỏng trong
giây lát. Bộ điều khiển-bộ điều chế VSA lặp lại hoạt động điều khiển van này để điều
khiển chức năng EBD.

Hình 2.22. Sơ đồ hoạt động phanh của EBD

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 31


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

2.3.6.4 Điều khiển VSA (Vehicle Stability Assist)

❖ Chức năng
Bộ điều khiển-bộ điều biến VSA tính toán tốc độ chệch mục tiêu từ tín hiệu tốc độ
bánh xe, tín hiệu gia tốc bên và tín hiệu góc lái và so sánh tốc độ chệch mục tiêu được
tính toán với tốc độ chệch hướng thực tế để đưa ra phán đoán về tình trạng trượt của xe.
Bộ điều khiển-bộ điều biến VSA tính toán áp suất chất lỏng mục tiêu dựa trên điều kiện
này, xác định một trong ba chế độ kiểm soát áp suất chất lỏng (tăng, giảm hoặc giữ) và
điều chỉnh áp suất chất lỏng của bánh xe áp dụng cho phù hợp

❖ Nguyên lý làm việc


• Trường hợp dư lái
Kiểm soát lái thừa xuất ra tín hiệu áp suất phanh được phân phối tối ưu giữa bánh
trước và bánh sau bên ngoài thông qua bộ điều khiển điều biến VSA khi xe thừa lái

Hình 2.23. Trường hợp dư lái

• Trường hợp thiếu lái


Hệ thống kiểm soát thiếu lái đưa ra tín hiệu áp suất phanh được phân phối tối ưu
giữa bánh trước và bánh sau. Điều này triệt tiêu lái thiếu thông qua bộ điều khiển-bộ điều
biến VSA khi xe đi vào thiếu lái. Trong quá trình tăng tốc, tín hiệu giảm mô-men xoắn
động cơ cũng được gửi đến PCM, giúp tăng lực vào cua của các bánh lái để duy trì khả
năng đánh lái và cải thiện khả năng truy tìm đường thẳng.

Hình 2.24. Trường hợp thiếu lái

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 32


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

2.3.6.5 Điều khiển TSC (Traction Control System)

❖ Chức năng
Bộ điều khiển TCS đưa ra phán đoán về tốc độ và tình trạng trượt (quay) của mỗi
bánh xe từ mỗi tín hiệu cảm biến tốc độ bánh xe. Nếu cả hai bánh lái đều quay, điều khiển
TCS của động cơ được thực hiện. Nếu một bánh xe bị trượt một mình, điều khiển TCS
phanh sẽ được thực hiện

❖ Nguyên lý làm việc


Trong quá trình điều khiển TCS phanh, bộ điều khiển VSA gửi tín hiệu đến bộ điều
biến khi phát hiện thấy bánh xe trượt

Hình 2.25. Nguyên lý hoạt động TCS


2.3.6.6 Kiểm soát hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc

❖ Chức năng
Hệ thống kiểm soát hỗ trợ khởi hành ngang dốc hỗ trợ người lái tự động kiểm soát
áp suất phanh khi khởi hành xe trên dốc, hỗ trợ này ngăn không cho xe lăn trên đồi trong
vài giây khi người lái chuyển chân từ bàn đạp phanh sang bàn đạp ga bàn đạp. Điều khiển
hỗ trợ khởi hành ngang dốc có thể không được kích hoạt khi người lái không nhấn phanh
đủ mạnh khi dừng xe hoặc khi người lái nhả dần bàn đạp phanh khi khởi động xe.

❖ Nguyên lý làm việc


Bộ phận điều khiển đọc góc nghiêng từ tín hiệu gia tốc dọc và cả bốn bánh xe đều
dừng lại, sau đó nó sẽ tính toán lượng áp suất chất lỏng cần thiết để giữ cho xe không bị
lăn ngược. Điều này diễn ra khi bộ phận điều khiển nhận thấy áp suất phanh giảm khi
người lái nhấc chân khỏi bàn đạp phanh và chuyển nó lên bàn đạp ga. Sau khi người lái

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 33


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

chuyển sang bàn đạp ga và mô-men xoắn của động cơ được khôi phục về mức định trước
cần thiết để khởi động động cơ, hệ thống điều khiển hỗ trợ khởi hành ngang dốc sẽ giải
phóng áp suất dầu phanh. Hệ thống điều khiển hỗ trợ khởi hành ngang dốc sẽ giải phóng
áp suất dầu phanh nếu không nhấn chân ga trong một khoảng thời gian nhất định sau khi
đã nhả bàn đạp phanh.

Hình 2.26. Sơ đồ hoạt động của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 34


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

CHƯƠNG III: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH


TRÊN XE HONDA CIVIC 2017
3.1. Quy định về BDSC hệ thống phanh
3.1.1. Các văn bản quy đinh
Quy định của nhà nước Việt Nam về chẩn đoán và sửa chữa ô tô được thể hiện qua
thống tư 992/2003 và thông tư 53/2014 của Bộ GTVT. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 và thay thế Quyết định số 992/2003/QĐ-BGTVT ngày
09 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy định bảo
dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô”.
Nội dung văn bản nêu rõ về kiểm tra hệ thống phanh
+Trước khi xuất phát:
- Kiểm tra việc liên kết của các chi tiết, đường ống.
-Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh.
- Quan sát gầm xe để phát hiện sự rò rỉ của chất lỏng, khí nén.
- Kiểm tra sự làm việc của phanh chính và phanh đỗ.
+Trong lúc vận hành trên đường: Kiểm tra tác dụng của hệ thống phanh.
+Khi kết thúc hành trình:
-Kiểm tra tác dụng của phanh chính và phanh đỗ.
-Kiểm tra đèn phanh trên bảng taplo
3.1.2. Quy định của nhà sản xuất
❖ Hãng xe Honda có các mốc bảo dưỡng định kỳ với xe của hãng:
Để đảm bảo chiếc xe Honda Civic vận hành ổn định và an toàn, chủ xe cần thực
hiện bảo dưỡng xe định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất ở các mốc: 5000km,
10.000km, 15.000km, 20.000km, 40.000km, 80.000km. Các lần bảo dưỡng định kỳ tiếp
theo là sau mỗi 5.000 km hoặc sau từ 3 – 6 tháng (tuỳ trường hợp nào đến trước).
3.2. Những hư hỏng của hệ thống phanh
Hệ thống phanh trên ô tô đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình vận hành
xe. Hệ thống này giúp xe có thể giảm tốc hoặc dừng lại khi đang chuyển động hay đảm
bảo cho xe đang đỗ không bị trôi…Trong quá trình làm việc trong môi trường khắc nghiệt
hệ thống phanh không tránh được những hư hỏng. Những hư hỏng được tổng hợp ở Bảng
3.1 dưới đây.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 35


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Bảng 3.1. Những hư hỏng trong hệ thống phanh


Stt Hư hỏng Nguyên nhân Khắc phục
1.1 Độ cao bàn đạp quá nhỏ.
Điều chỉnh độ cao và hành
Hành trình tự do của bàn đạp quá
trình bàn đạp phù hợp
lớn.
1.2 Khe hở giữa má phanh và
trống phanh quá lớn do: má Thay má phanh mới kiểm tra
phanh mòn, điều chỉnh không điều chỉnh lại.
Chân phanh thấp đúng.
1
hoặc hẫng
1.3 Rò rỉ dầu. Sửa rò dầu.
1.4 Xy lanh phanh chính hỏng. Thay thế xy lanh mới
1.5 Có khí trong hệ thống phanh. Xả khí ra khỏi hệ thống phanh
Nắn lại hoặc thay mới đĩa
1.6 Đĩa phanh đảo.
phanh
2.1 Hành trình tự do của bàn đạp Điều chỉnh lại hành trình bàn
không có. đạp cho phù hợp
2.2 Cần đẩy xilanh chính điều Điều chỉnh cần đẩy cho phù
khiển không đúng. hợp
2.3 Lò xo hồi vị của bàn đạp
phanh bị tuột, rão, bàn đạp phanh Thay thế lò xo mới
bị kẹt.
2.4 Áp suất dư trong mạch dầu
2 Bó phanh quá lớn, van một chiều ở cửa ra
Thay thế mới
xilanh chính bị hỏng, xilanh
chính bị kẹt,
2.5 Các thanh dẫn động bị cong
Thay thế mới
hay guốc phanh bị biến dạng
2.6 Má phanh mòn quá mức Thay má phanh
2.7 Rò rỉ chân không trong hệ Sửa chữa và thay thế chi tiết
thông trợ lực hỏng
Lau chùi vệ sinh sạch sẽ má
3.1 Dính dầu mỡ ở má phanh.
phanh
Thay thế hoặc sữa chữa đĩa
3.2 Đĩa phanh không tròn.
phanh
Vệ sinh ắc phanh, tra dầu mỡ
3.3 Má phanh bị kẹt.
3 Phanh lệch bôi trơn
3.4 Kẹt piston phanh Xử lý kẹt
3.5 Lốp mòn không đều Thay thế lốp mới nếu cần thiết
3.6 Áp suât hơi lốp không đủ
hoặc áp xuất hơi lốp ở các bánh Bơm lốp đúng áp suất quy định
xe không đều

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 36


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

4.1 Tiếng đĩa và má phanh bị


Mài phẳng bề mặt làm việc
mòn xước.
4.2 Miếng chống ồn má phanh bị
Thay thế chống ồn mới
mất hay hư hỏng.
4.3 Má phanh bị dính mỡ bẩn hay
Vệ sinh sạch sẽ má phanh
Tiếng ồn hệ bị chai cứng.
4
thống phanh 4.4 Lắp các chi tiết không chính Lắp đúng các chi tiết theo quy
xác. trình
4.5 Điều chỉnh bàn đạp hay cần Kiểm tra điều chỉnh lại cho
đẩy trợ lực sai. đúng
4.6 Bulong xilanh phanh, càng
Xiết chặt bulong
phanh lỏng
Đạp phanh liên tục khi xe đang
5.1 Dính nước ở đĩa phanh
chạy để làm khô đĩa phanh
5.2 Dầu hay mỡ dính vào má Khắc phục nguyên nhân và
phanh thay má phanh
5.3 Má phanh bị mòn hoặc trai
Thay thế má phanh
Phanh đạp cứng
5 mạnh nhưng 5.4 Các đường dầu bị tắc Sửa chữa đường dầu
không hiệu quả 5.5 Piston xylanh bánh xe hay giá
Sữa chữa hoặc thay mới
phanh bị kẹt
Kiểm tra đường ống và sửa
5.6 Rò rỉ hệ thống phanh
chửa
Sửa chữa hoặc thay mới trợ lực
5.7 Trợ lực phanh hỏng
phanh

3.3. Quy trình chẩn đoán hệ thống phanh


3.3.1. Chẩn đoán hư hỏng thông thường:
- Bước 1: Nhận xe của khách và lắng nghe sự miêu tả triệu chứng mà khách hàng
cung cấp
- Bước 2: Phân tích phán đoán hư hỏng sơ bộ thông qua triệu chứng
- Bước 3: Giao xe cho kỹ thuật viên
- Bước 4: Kỹ thuật viên kiểm tra các chi tiết có thể là nguyên nhân gây ra hư hỏng
- Bước 5: Kỹ thuật viên phát hiện hư hỏng tiến hành lập phiếu sửa chữa, xin lệnh
Sơ đồ chẩn đoán những hư hỏng của hệ thống phanh thông thường:
❖ Hiện tượng bó phanh:

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 37


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 3.1. Sơ đồ chuẩn đoán bảo dưỡng bó phanh


❖ Hiện tượng đạp mạnh nhưng không có hiệu quả:

Hình 3.2. Sơ đồ chẩn đoán bảo dưỡng đạp mạnh nhưng không có hiệu quả
❖ Hiện tượng chân phanh hãng hoặc thấp

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 38


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 3.3. Sơ đồ chẩn đoán bảo dưỡng chân phanh hãng hoặc thấp

❖ Hiện tượng tiếng ồn hệ thống phanh

Hình 3.4. Sơ đồ chẩn đoán bảo dưỡng tiếng ồn hệ thống phanh

❖ Hiện tượng lệch phanh

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 39


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 3.5. Sơ đồ chẩn đoán bảo dưỡng lệch phanh

3.3.2. Chẩn đoán những hư hỏng bằng mã lỗi hiển thị trên đèn báo:
Các hư hỏng sự cố của hệ thống phanh rất nhiều, vì vậy người ta đã chuyển các
dạng hư hỏng thành các mã chẩn đoán lỗi DTC (Diagnostic Trouble Code). Từ các mã
này có thể chuyển thành tín hiệu đưa ra đèn báo để con người có thể biết được nguyên
nhân hư hỏng 1 cách nhanh chóng. Các lỗi này sẽ được hiện trên bảng taplo dễ quan sát
khi sử dụng xe.

Hình 3.6. Đồng hồ taplo trên honda civcic 2017


Thiết bị chuẩn đoán Honda (MVCI) được sử dụng để kết nối với đầu nối liên kết dữ
liệu (DLC) của xe. MVCI được sử dụng để đọc thông tin từ các bộ phận điều khiển điện
tử của xe và gửi thông tin này đến ứng dụng PC. MVCI giao tiếp với PC thông qua USB,
Ethernet hoặc thẻ không dây SD. Phần mềm ứng dụng PC gửi lệnh đến MVCI để đọc các
mã sự cố bất khả tri, đọc dữ liệu từ ECU của xe hoặc thực hiện các bài kiểm tra điều
khiển thiết bị đặc biệt trên xe.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 40


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 3.7. Thiết bị chuẩn đoán (MVCI)

❖ Cách thực hiên chuẩn đoán

Kết nối cáp đầu nối liên kết dữ liệu (DLC) với MVCI và DLC trên xe.
Khi bạn cắm MVCI vào DLC của xe và nổ máy , MVCI sẽ tự động khởi động.

Hình 3.8. Kết nối MVCI với xe


Nếu bạn thấy thông báo cảnh báo trên MVCI, chìa khóa xe bật chế độ ON. Nhấn
ENTER để hiển thị mã lỗi.
Ghi chú:
- Nếu bạn không làm gì, màn hình lỗi sẽ xuất hiện sau khoảng 10 giây.
- Nổ máy
- Không tắt MVCI.
- Không ngắt kết nối MVCI khỏi DLC của xe.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 41


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Hình 3.9. Màn hình hiển mã thị lỗi


MVCI thường liệt kê mã lỗi và mô tả ngắn gọn về sự cố.
Nếu mã lỗi được liệt kê, hãy tham khảo Bảng mã lỗi để biết danh sách mã lỗi, mô
tả mã lỗi và các giải pháp khả thi. Sau khi bạn ghi lại mã lỗi, hãy nhấn ENTER.
Nếu không có mã lỗi nào được liệt kê, nhưng có thông báo màn hình, hãy tham khảo
Thông báo Lỗi để biết danh sách các thông báo lỗi và các giải pháp khả thi. Sau khi bạn
ghi lại thông báo lỗi, hãy nhấn ENTER
MVCI trở về màn hình thông tin phần mềm CM Update Mode. Nhấn ESC để thoát
khỏi bản cập nhật.

Hình 3.10. Màn hình ở chế độ CM Update Mode


Những mã lỗi thường gặp trên xe được thể hiện trong Bảng 3.2
Bảng 3.2. Một số mã lỗi thường xuất hiện trọng hệ thống phanh
STT Mã lỗi Hạng mục phát hiện tiếng Anh Hạng mục phát hiện tiếng Việt
1 C0031-14 Left Front Wheel Speed Sensor Hỏng mạch cảm biến tốc độ bánh
Circuit Failure (Circuit Short To trước bên trái
Ground or Open)
2 C0031-62 Left Front Wheel Speed Sensor Lỗi so sánh tín hiệu cảm biến tốc độ
Signal Compare Failure bánh trước bên trái
3 C0033-38 Magnetic Encoder (Right Front) Lỗi bộ mã hóa từ tính (Mặt trước bên
Failure (Pulse Missing) phải) (Thiếu xung)
4 C0034-14 Right Front Wheel Speed Sensor Hỏng mạch cảm biến tốc độ bánh
Circuit Failure (Circuit Short To trước bên phải
Ground or Open)
5 C0034-62 Right Front Wheel Speed Sensor Cảm biến tốc độ bánh trước bên phải
Signal Compare Failure Lỗi so sánh tín hiệu
6 C0036-38 Magnetic Encoder (Left Rear) Lỗi bộ mã hóa từ tính (Phía sau bên
Failure (Pulse Missing) trái) (Thiếu xung)
7 C0037-14 Left Rear Wheel Speed Sensor Hỏng mạch cảm biến tốc độ bánh sau

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 42


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Circuit Failure (Circuit Short To bên trái


Ground or Open)
8 C0037-62 Left Rear Wheel Speed Sensor Lỗi so sánh tín hiệu cảm biến tốc độ
Signal Compare Failure bánh sau bên trái
9 C0039-38 Magnetic Encoder (Right Rear) Lỗi bộ mã hóa từ tính (Phía sau bên
Failure (Pulse Missing) phải) (Thiếu xung)
10 C003A - Right Rear Wheel Speed Sensor Hỏng mạch cảm biến tốc độ bánh sau
14 Circuit Failure (Circuit Short To bên phải
Ground or Open)
11 C003A - Right Rear Wheel Speed Sensor Cảm biến tốc độ bánh sau bên phải
62 Signal Compare Failure Lỗi so sánh tín hiệu
12 C0040-62 Brake Lamp Switch Failure Hỏng công tắc đèn phanh
(Stuck)
13 C0044-49 Master Cylinder Pressure Sensor Lỗi cảm biến áp suất xi lanh chính
Failure (Internal Circuit Failure) (Hỏng mạch bên trong)
14 C0049-7B Brake Fluid Level Too Low Mức dầu phanh quá thấp
15 C0049-96 Steering Angle Sensor Failure Lỗi cảm biến góc lái (Cảm
(Sensor Detects Internal Failure) biến phát hiện lỗi bên trong)
16 C0061-62 Lateral Acceleration Sensor Lỗi cảm biến gia tốc bên (Lỗi so sánh
Failure (Signal Compare Failure) tín hiệu)
17 C0061-F0 Lateral Acceleration Sensor Trục trặc cảm biến gia tốc bên
Malfunction
18 C0062-62 Longitudinal Acceleration Sensor Lỗi cảm biến gia tốc dọc (Lỗi so sánh
Failure (Signal Compare Failure) tín hiệu)
19 C0062-F0 Longitudinal Acceleration Sensor Trục trặc cảm biến gia tốc dọc
Malfunction
20 C0063-62 Yaw Rate Sensor Failure (Signal Lỗi cảm biến gia tốc ngang (Lỗi so
Compare Failure) sánh tín hiệu)
21 C0063-F0 Yaw Rate Sensor Malfunction Trục trặc cảm biến gia tốc ngang
22 C1000-94 ABS/VSA Activation Time Too Thời gian kích hoạt ABS / VSA quá
Long lâu
23 C10141C Left Front Brake Caliper Pressure Hỏng bộ cảm biến áp suất calip phanh
Sensor Failure (Internal Circuit trước bên trái (Hỏng mạch bên trong)
Failure)
24 C10151C Right Front Brake Caliper Pressure Hỏng bộ cảm biến áp suất calip phanh
Sensor Failure (Internal Circuit trước bên phải (Hỏng mạch bên trong)
Failure)
25 C1020-49 VSA Master Cut Valve Failure Lỗi van đóng chính VSA
(Unexpected Operation) (Hoạt động không mong muốn)
26 C1021-49 VSA Suction Valve Failure Lỗi van hút VSA (Hoạt động không
(Unexpected Operation) mong muốn)
27 C1022-14 Power Source Failure for Pump Sự cố nguồn điện cho động cơ bơm
Motor
28 C1100-53 Electric Parking Brake System in Hệ thống phanh đỗ xe điện ở chế độ
Maintenance Mode bảo dưỡng
29 C1100-94 Brake Fluid Leakage Rò rỉ dầu phanh
30 C1100-98 Electric Parking Brake Continuous Phát hiện phanh điện hoạt động liên
Operations Detected tục
31 C1110-11 Left Rear Electric Parking Brake Ngắn mạch thiết bị truyền động phanh

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 43


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Actuator Circuit Short to Ground đỗ xe điện phía sau bên trái xuống đất
32 C1110-13 Left Rear Electric Parking Brake Hở mạch thiết bị truyền động phanh
Actuator Circuit Open đỗ xe điện phía sau bên trái
33 C1110-79 Left Side Electric Parking Brake Phanh đỗ điện bên trái không hoạt
Doesn't Work Correctly động chính xác
34 C1110-96 Left Side Electric Parking Brake Bên trái bộ truyền động phanh đỗ xe
Actuator Malfunction điện trục trặc
35 C1111-11 Right Rear Electric Parking Brake Ngắn mạch thiết bị truyền động phanh
Actuator Circuit Short to Ground đỗ xe điện phía sau bên phải xuống
đất
36 C1111-13 Right Rear Electric Parking Brake Hở mạch thiết bị truyền động phanh
Actuator Circuit Open đỗ xe điện phía sau bên phải
37 C1111-79 Right Side Electric Parking Brake Phanh đỗ điện bên phải không hoạt
Doesn't Work Correctly động chính xác
38 C1111-96 Right Side Electric Parking Brake Bên phải bộ truyền động phanh xe
Actuator Malfunction điện trục trặc
39 C1120-14 Electric Parking Brake Switch Trục trặc mạch công tắc phanh đỗ
Circuit Malfunction điện
40 C1120-96 Electric Parking Brake Switch Trục trắc công tắc phanh đỗ xe điện
Malfunction
41 C1270-11 Automatic Brake Hold Switch Ngắn mạch tín hiệu công tắc giữ
Signal Circuit Short phanh tự động
42 C1270-15 Automatic Brake Hold Switch Mạch tín hiệu công tắc giữ phanh tự
Signal Circuit Open động mở
43 U0401-68 ECM Failure Lỗi ECM
44 U0416-68 VSA System Malfunction Lỗi hệ thống VSA
45 U3000-49 ECU Internal Circuit Failure Lỗi mạch bên trong ECU
46 U3000-51 ECU Software Update Failure Lỗi cập nhật phần mềm ECU
47 U3003-16 Electric Parking Brake Control Bộ điều khiển phanh đỗ điện mạch
Unit Power Source Circuit (+B) nguồn điện (+ B) Điện áp thấp
Low Voltage
48 U3003-17 Electric Parking Brake Control Bộ điều khiển phanh đỗ xe điện mạch
Unit Power Source Circuit (+B) nguồn điện (+ B) Điện áp cao
High Voltage
49 U3003-68 Electric Parking Brake Control Bộ phận điều khiển phanh xe điện trục
Unit Internal Circuit Malfunction trặc mạch bên trong (Mạch tự giữ
(Power Self-Holding Circuit) nguồn)
3.4. Bảo dưỡng hệ thống phanh xe honda civic
3.4.1. Một số lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh
- Khi lái xe trên đường trơn trượt không nên tăng tốc độ đột ngột lực phanh vì có
thể làm cho xe bị trượt.
- Khi đỗ xe không được để trẻ nhỏ trong xe mà không có người trông. Phanh đỗ có
thể vô tình nhả ra và gây nguy hiểm.
- Không được đặt đồ vật nào gần vị trí phanh dừng đỗ.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 44


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

- Khi có đèn cảnh báo hệ thống phanh sáng cần dừng xe kiểm tra ngay.
- Nếu không nhả được phanh đỗ cần liên hệ ngay với đại lý để được khắc phục sớm
nhất tránh di chuyển làm hỏng hệ thống phanh.
- Khi xe đang dừng ở trên dốc đứng hãy thận trọng. Chức năng giữ phanh có thể
không giữ được trong trường hợp này.
- Khi dừng xe trên đường trơn trượt hệ thống phanh có thể không giữ được nên chú
ý độ mòn của lốp
- Cần kiểm tra định kỳ hệ thống, thậm chí là kiếm tra thường xuyên.
3.4.2. Bảo dưỡng hàng ngày hệ thống phanh
Hệ thống phanh là một hệ thống quan trọng thiết yếu của ô tô, là hệ thống đảm bảo
tính an toàn khi vận hành. Vì vậy hệ thống phanh cần được bảo dưỡng thường xuyên,
trước những chuyến đi.
+ Thời gian thực hiện: 3-5 phút.
+ Người thực hiện: Lái xe hoặc thợ sửa chữa.
+ Nơi thực hiện: Tại nhà hoặc garage.
+ Nội dung công việc:

- Kiếm tra thường xuyên mức dầu phanh.


- Kiểm tra độ kín khít, rò rỉ dẫn động phanh.
- Kiểm tra đèn báo hệ thống phanh.
- Kiểm tra hoạt động bộ trợ lực.
3.4.3. Bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh
Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh nhằm đảm bảo tình trạng làm việc tốt nhất
của hệ thống nâng cao tính an toàn khi vận hành. Nên đưa xe đi bão dưỡng theo các mốc
mà hãng Honda đặt ra:
Cấp nhỏ sau khi xe đi được 5.000 km, 15.000 km, 25.000 km, 35.000 km...
Cấp trung bình sau khi xe đi được 10.000 km, 30.000 km, 50.000 km, 70.000 km..
Cấp trung bình lớn sau khi xe đi được 20.000 km, 60.000 km, 100.000 km...
Cấp lớn sau khi xe đi được 40.000 km, 80.000 km.
Dưới đây là bão dưỡng sau 40000 km:

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 45


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Nội dung bảo dưỡng sau 40000 Km bao gồm nôi dung công việc các cấp nhỏ hơn
Bảng 3.3. Bảo dưỡng sau 40000 Km
Định
Nội dung Yêu cầu kỹ
TT Thiết bị dụng cụ mức thời Bậc thợ Lưu ý
công việc thuật
gian
Nhả phanh 5 phút Kê 4 chân của cầu
tay điện tử nâng đúng với phần
1
và nâng khung chịu lực của ô
cầu xe tô
Tháo lốp Súng hơi và đầu 3 phút Tháo bulong bánh xe
2
bánh xe khẩu 21 theo thứ tự đối xứng
Vệ sinh và clê 14, 17, thước 3 phút Độ dày má phanh Độ dày má
kiểm tra độ lá, cân lực ban đầu trước/sau là phanh không
3
dày của má 11/9,5 mm nhỏ hơn 2 mm
phanh
Kiểm tra 3 phút Kiểm tra độ kín, rò rỉ
4 trợ lực
phanh
Kiểm tra sự 5 phút Kỹ thuật Không có sự rò rỉ
5 rò rỉ dầu viên dầu
phanh
Kiểm tra Thước lá 3 phút Hành trình tự
hành trình do 1-5mmĐộ
6 tự do của cao bàn đạp
bàn đạp :212 ± 5 mm
phanh
Kiểm tra panme 3 phút Độ dày đĩa phanh Độ mòn tối đa
đĩa phanh ban đầu trước/sau là của đĩa phanh
7
23/9 mm là 2mm, vênh
tối đa 0,15mm
Lắp lốp Súng hơi và đầu 3 phút Lắp bulong bánh xe Xiết bulong
8 bánh xe khẩu 21, cần xiết theothứ tự đối xứng bánh xe với lực
103 Nm

3.5. Sửa chữa một số hư hỏng trong hệ thống phanh


3.5.1. Kiểm tra thay thế má phanh
Nội dung quy trình sửa chửa và thay thế má phanh được tổng hợp ở Bảng 3.4
Bảng 3.4. Quy trình kiểm tra và thay thế má phanh
STT CÔNG VIỆC THỰC HIỆN HÌNH ẢNH MINH HỌA
1 Đưa xe đến vị trí nâng cầu, kê cầu và nâng
xe cao hơn mặt đất khoảng 10 cm.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 46


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

2 Sử dụng súng hơi để tháo bánh xe.

3 - Tháo bulông giữ ngàm phanh sau đó nâng


ngàm phanh lên

4 - Tháo các chi tiết ra khỏi càng đĩa (Má


phanh; Tấm chống ồn; Tấm đỡ má phanh;
Càng phanh)

5 - Kiểm tra bằng quan sát xem tấm chống


ồn 2 và tấm đỡ má phanh 3 có thể sử dụng
lại được hay không, và kiểm tra mòn cũng
như hư hỏng.
- Làm sạch phần lắp của càng phanh đĩa

6 - Đối với má phanh: dùng thước đo nếu má


phanh vẫn còn dùng được dùng giấy nhám
làm sạch bề mặt.

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 47


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

7 - Lắp má phanh đúng theo khe miếng đỡ


má phanh

8 - Lắp giá phanh


- Lưu ý: không làm xoắn ống cao su. Điều
chỉnh cao su chắn bụi xylanh không bị kẹt
vào má phanh
-Sau đó lắp bulong

9 - Tiến hành đạp bàn đạp phanh để ép dầu


phanh xuống xy lanh phanh xe.

3.5.2. Thay dầu phanh


Nội dung quy trình thay dầu phanh được tổng hợp ở Bảng 3.5
Bảng 3.5. Quy trình thay dầu phanh
STT CÔNG VIỆC THỰC HIỆN HÌNH ẢNH MINH HỌA
1 Mở nắp bình dầu phanh và Loại bỏ dầu
phanh cũ bằng dụng cụ hút chân không

2 Đổ đầy dầu phanh vào bình dầu (cần tránh


để bụi bẩn lẫn vào dầu phanh)

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 48


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

3 Tháo bánh xe, lắp 1 đoạn ống dẫn vào đầu


vít xả dầu và 1 bình chứa dầu phanh, dùng
cờ lê vặn ¼ vòng ren ốc xả dầu cho dầu
phanh cũ được xả hết ra ngoài, đến khi thấy
dầu phanh mới chảy ra thì xiết lại ốc (cần
KTV đạp phanh xe trong cabin)

4 Sau khi thay dầu phanh cần kiểm tra lại hệ


thông phanh, lực phanh, các đường ống
dẫn dầu rồi lắp lại bánh xe

5 Kiểm tra lại mức dầu phanh sao cho ở giữa


vạch max-min (nếu thiếu bổ sung thừa thì
tiến hành xả dầu phanh)

3.5.3. Điều chỉnh bàn đạp phanh


Nội dung quy trình điều chỉnh bàn đạ phanh được tổng hợp ở Bảng 3.6
Bảng 3.6. Quy trình điều chỉnh bàn đạp phanh
STT CÔNG VIỆC THỰC HIỆN HÌNH ẢNH MINH HỌA
- Kiểm tra bàn đạp phanh
- Độ cao bàn đạp phanh từ tâm vách
ngăn tới đỉnh mặt bàn đạp phanh 212
± 5 mm (8.35 ± 0.20 in))

1 Tháo nắp che phía dưới bảng taplo để


điều chỉnh bàn đạp phanh

2 Tháo giắc nối của công tắc đèn phanh

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 49


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

3 Nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ


U rồi dùng cơ lê điều chỉnh cần đẩy
của bàn đạp phanh

4 Kiểm tra khe hở công tắc đèn phanh


0,7mm (0,028 in).Lắp giắc nối vào
công tắc đèn phanh

5 Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp


phanh.
-Tắt động cơ và đạp phanh một vài
lần cho đến khi không còn chân
không trong bộ trợ lực phanh.
-Nhấn bàn đạp cho đến khi bắt đầu
thấy có lực cản. Đo khoảng cách đó
như trong hình (Hành trình tự do của
bàn đạp: 1.0 đến 5.0 mm)

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 50


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

Kêt luận
Sau một thời gian làm việc tích cực và khẩn trương, đồ án tốt nghiệp với đề tài
“KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HONDA CIVIC 2017”
của em đã được hoàn thành. Quá trình làm đồ án đã đem lại cho em những hiểu biết mới
về quá trình sửa chữa, bảo dưỡng và chẩn đoán hệ thống phanh, qua đó em cũng bắt đầu
tích luỹ được cho mình những kinh nghiệm để sau này có thể sẽ áp dụng vào trong công
việc. Nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên đồ án không tránh
khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự thông cảm, quan tâm, góp ý bổ sung của các
thầy.
Đồ án được hoàn thành đúng thời gian trước hết là nhờ các thầy, em xin cảm ơn
giáo viên trong khoa cơ khí trường Đại học GTVT phân hiệu TP HCM đã trang bị cho
em những kiến thức cần thiết cho ngày hôm nay.
Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy giáo TS. TRƯƠNG MẠNH
HÙNG - người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 51


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Cấu tạo ô tô – Nhà xuất bản giao thông vận tải – TS. Nguyễn Mạnh Hùng & TS.
Trương Mạnh Hùng
[2]. Tài liêu sửa chữa honda civic 2017 - Công Ty Honda
[3]. Cấu tạo gầm xe con - bộ môn cơ khí ôtô, trường đại học GTVT Hà Nội
[4]. Chẩn đoán và sửa chữa ô tô – TS. Trương Mạnh Hùng.
[5]. Hướng dẫn sử dụng máy chẩn đoán honda MVCI - Công Ty Honda

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 52


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

PHỤ LỤC
Vin Honda Civic 2017: 2HGFC2F73HH501555
Sau đây là một số mã phụ tùng của hệ thống phanh:

Stt Mã Tên Hình ảnh


1 43253-TBA-A00 Nắp chắn bụi
phanh đĩa sau

2 42200-TBA-A02 Cụm may ơ và


cụm cầu sau

3 42510-TBA-A00 Đĩa phanh sau

4 43220-TBA-A01 Giá bắt xi lanh


đĩa phía sau

5 43019-T20-A02 Cụm xilanh đĩa


phía sau trái

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 53


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

6 43018-T20-A02 Cụm xilanh đĩa


phía sau phải

7 45004-SEA-E01 Chốt trượt xi lanh


đĩa phía sau

8 45003-TV0-E01 Nút xả khí phanh


đĩa sau

9 43020-TBA-A03 Motor phanh đỗ


phải

10 43021-TBA-A03 Motor phanh đỗ


trái

11 43022-TBA-A03 Má phanh phía


sau

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 54


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

12 45251-TBA-A00 Đĩa phanh trước

13 44600-TGG-A00 Cụm may ơ trước

14 44300-TBC-A01 Bạc đạn phanh


trước

15 45255-TEA-T00 Nắp chắn bụi


phanh đĩa trước

16 01463-SDA-A01 Gioăng phanh


trước

17 45022-TEA-T00 Má phanh phía


trước

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 55


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

18 45019-TEA-T00 Cụm xilanh đĩa


phía trước trái

19 45018-TEA-T00 Cụm xilanh đĩa


phía trước phải

20 45216-TEA-T01 Piston phanh


trước

21 45215-671-672 Nút xả khí phanh


đĩa trước

22 46191-SDA-A00 Gioăng bộ trợ lực


phanh

23 46101-TGG-305 Cụm xilanh


phanh chính

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 56


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

24 01469-TBA-A00 Trợ lực phanh

25 46669-S5A-003 Màng chắn xi


lanh chính

26 46666-S2K-003 Lọc xilanh phanh


chính

27 46662-S9A-003 Nắp bình đổ dầu


xilanh phanh
chính

28 46600-TBA-A82 Bàn đạp phanh

29 46545-TX4-A51 Miếng lót bàn đạp


phanh

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 57


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

30 36751-T2A-A01 Công tắc đèn


phanh

31 46530-TX4-A81 Lo xo hồi vị của


bàn đạp phanh

32 57100-TBC-A06 Bộ điều chế VSA

33 57115-TBA-A00 Giá đỡ bộ điều


chế

34 35573-TBA-A01 Công tắc phanh


đỗ điện tử

35 35300-TBA-A21 Công tắc VSA

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 58


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH: NGUYỄN HỮU MINH TRUNG

36 37820-5BA-A97 ECU

37 57450-TBA-A03 Cảm biến tốc độ


trước phải

38 57455-TBA-A03 Cảm biến tốc độ


trước trái

39 57470-TZ5-A11 Cảm biến tốc độ t


sau

GVHD: TRƯƠNG MẠNH HÙNG 59


12° 15°
133

2700 1547

1799

1980

4630 1580

Trường ĐHGTVT PH TP HCM


KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Khoa cơ khí HONDA CIVIC 2017
Lớp : Kỹ thuật ô tô 1 Khóa: 59
Hệ : Chính quy TUYẾN HÌNH XE HONDA CIVIC 2017

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Trung Tỉ lệ :1:10

Giáo viên hướng dẫn Ts. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS-TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 01


5 4 3 2 1

8 9

10 Cơ cấu phanh sau


9 Đèn báo táp lô
8 Giắc chuẩn đoán
7 ECU điều khiển
6 Bộ chấp hành
5 Cơ cấu phanh trước
4 Cảm biến tốc độ

10 3

2
Xylanh phanh chính

Bầu trợ lực phanh


1 Bàn đạp phanh

TT Tên chi tiết Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

Trường ĐHGTVT PH TP HCM


KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Khoa cơ khí HONDA CIVIC 2017
Lớp : Kỹ thuật ô tô 1 Khóa: 59
Hệ : Chính quy SƠ ĐỒ PHANH XE HONDA CIVIC 2017

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Trung Tỉ lệ :1:1

Giáo viên hướng dẫn Ts. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS-TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 02


3 4 5

2
A-A

1
K

12

11 10 9 8 7 6

18 Lò xo ép 1 chiều xuôi 1 Thép C65


17 Van ngược 1 Thép C40
16 Màn cao su 1 Cao su
15 Lò xo ép một chiều ngược 1 Thép C65
I 14 Tấm đệm 1 Cao su
13 Phiến van 1 Thép C40
TỶ LỆ 1:1 Van trung tâm Thép C65
12 1

11 Vỏ xylanh chính 1 Gang


14 13 15 16 17 19 18
10 Phớt chặn dầu 1 Cao su
9 Chốt chặn 1 Thép C65
8 Piston thứ 2 1 H.K Nhôm
7 Lò xo hồi vị 2 1 Thép C65
6 Đệm chặn 1 Thép C45
5 Vòng hãm 1 Thép C65
4 Phớt làm kín 1 Cao su
3 Piston thứ nhất 1 H.K Nhôm
2 Bình chứa dầu 1 Nhựa
1 Lò xo hồi vị 1 Thép C65

T.T Tên chi tiết Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

TRẠNG THÁI KHÔNG PHANH TRẠNG THÁI ĐẠP PHANH TRẠNG THÁI NHẢ PHANH Trường ĐHGTVT PH TP HCM
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
HONDA CIVIC 2017
Khoa cơ khí
Lớp : Kỹ thuật ô tô 1 Khóa: 59
Hệ : Chính quy XILANH PHANH CHÍNH XE HONDA CIVIC 2017

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Trung Tỉ lệ :2:1

Giáo viên hướng dẫn TS. Trương Mạnh Hùng

Giáo viên đọc duyệt

Chủ nhiệm bộ môn PGS-TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 03


T

TỶ LỆ 1:1
4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14

TRẠNG THÁI KHÔNG PHANH TRẠNG THÁI ĐẠP PHANH


3

2
K

1 T

TRẠNG THÁI GIỮ PHANH TRẠNG THÁI NHẢ PHANH

19 Miếng hãm 1 Thép 45

E 18

17
Đĩa phản lực

Van khí
1

1
Cao su

Thép 40

16 Van điều khiển 1 Thép 40

15 Lò xo van điều khiển 1 Thép 65C

14 Lọc khí 1 Cao su

13 Lò xo hồi van khí 1 Thép 65C

12 Cần điều khiển 1 Thép 45

A B 11

10
Phớt thân van

Bu lông
1

2
Cao su

Thép 45
19 18 17 16 15
9 Thân van 1 Cao su

8 Tấm đỡ lò xo 1 Thép 40

7 Thân trước trợ lực 1 Thép 40


6 Màng trợ lực 1 Cao su
5 Thân sau trợ lực 1 Thép 40
4 Ống nối 1 Thép 40
3 Lò xo màng 1 Thép 65C
2 Phớt thân trợ lực 1 Cao su
1 Bu lông cố định trợ lực 1 Thép 45

T.T Tên chi tiết Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

Trường ĐHGTVT PH TP HCM


KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Khoa cơ khí HONDA CIVIC 2017
Lớp : Kỹ thuật ô tô 1 Khóa: 59
Hệ : Chính quy BỘ TRỢ LỰC PHANH PHANH XE HONDA CIVIC 2017

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Trung Tỉ lệ :2:1

Giáo viên hướng dẫn Ts. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS-TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 03


2 1
6 7
5

A-A

Ø155

8 9

I
A

A
Ø64.2
B
B

23
Ø282
47.02 Thép 45
11 Chốt trượt 2
10 Chắn bụi 2 Cao su
9 Piston 1 Hợp kim nhôm

8 Xylanh 1 Gang
7 Phớt dầu 1 Cao su
B-B I
6 Vành chắn bụi 1 Cao su
10 11 TỶ LỆ 4:1 5 Má phanh trong 2 Thép mạ kẽm

4 Xương má phanh 2 Thép mạ kẽm

3 Càng phanh 1 Hợp kim nhôm

2 Giá đỡ 1 Gang
1 Đĩa phanh 1 Thép 45

STT Tên chi tiết Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

Trường ĐHGTVT PH TP HCM


KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Khoa cơ khí HONDA CIVIC 2017
Lớp : Kỹ thuật ô tô 1 Khóa: 59
Hệ : Chính quy

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Trung Tỉ lệ :1:1


Không phanh Khi phanh Giáo viên hướng dẫn Ts. Trương Mạnh Hùng
Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS-TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 05


A-A

1 2 6 7 8
5
4
B

3
A

Ø155

Ø260 9 10

Ø64.2
A

9
B-B
39.2 14 Trục vít số 1 1 Thép 45
K 1 Thép 45
13 Bánh vít số 1
Trục vít số 2 1 Thép 45
TỶ LỆ 2:1 TỶ LỆ 4:1 12

11 Bánh vít số 2 1 Thép 45


11 12 13 14 10 Vít 1 Thép 45
9 Piston 1 Hợp kim nhôm

8 Xylanh 1 Gang
7 Phớt dầu 1 Cao su
6 Vành chắn bụi 1 Cao su
5 Má phanh trong 2 Thép mạ kẽm

4 Xương má phanh 2 Thép mạ kẽm

3 Càng phanh 1 Hợp kim nhôm

2 Giá đỡ 1 Gang
1 Đĩa phanh 1 Thép 45

Khi phanh
T.T Ký hiệu Số lượng Khối lượng Vật liệu Ghi chú

Không phanh Trường ĐHGTVT PH TP HCM


Khoa cơ khí
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
HONDA CIVIC 2017

Lớp : Kỹ thuật ô tô 1 Khóa: 59


Hệ : Chính quy CƠ CẤU PHANH SAU XE HONDA CIVIC 2017

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Trung Tỉ lệ :1:1

Giáo viên hướng dẫn Ts. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS-TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 06


Bảo dưỡng cấp lớn 40000 KM
(Bao gồm các công việc của các cấp nhỏ hơn)
Bảo dưỡng hàng ngày
(Được thực hiện trước hoặc sau khi xe hoạt động bởi lái xe hoặc thợ sửa xe)
Định Bậc thợ Lưu ý Yêu cầu kỹ thuật
TT Nội dung công Thiết bị dụng cụ
mức thời
việc Người thực Thời
gian STT Công việc Nơi thực Tiêu chuẩn
hiện hiện gian
Nhả phanh tay Kê 4 chân của
điện tử và nâng 5 phút cầu nâng đúng Lái xe, Kiểm tra lượng dầu phanh trong
Kiểm tra lượng Tại nhà, thợ sửa bình bằng mắt thường, dầu nằm
30s
1 cầu xe với phần khung 1
dầu trong bình. garege. chữa trong mức Max/ Min là đạt.
chịu lực của ô tô
Lái xe, Kiểm tra các mối nối đường ống
Kiểm tra độ Tại nhà, thợ sửa phanh bằng mắt thường, các 1p
2
Tháo lốp bánh Súng hơi và đầu Tháo bulong kín khít, rò rỉ. garege. chữa mối nối không có vết nứt biến
dạng.
2 xe khẩu 21 3 phút bánh xe theo
thứ tự đối xứng - Trước khi lái xe, người lái cần
quan sát đèn báo trên đồng hồ
Vệ sinh và clê 14, 17, Độ dày má Độ dày má phanh đèn ABS, phanh dừng, đèn
3 phút phanh tay.
kiểm tra độ dày thước lá, cân lực phanh ban đầu không nhỏ hơn 2
3
của má phanh trước/sau mm Kiểm tra đèn Tại nhà, Lái xe, - Các đèn báo sẽ tắt sau khi
3 báo hệ thống garege. thợ sửa khởi động 3-5s và chú ý trong 3p
là 11/9,5 mm chữa quá trình lái xe mà các bèn báo
phanh.
sáng lên thì mang xe đi kiểm tra.

Kiểm tra trợ lực Kiểm tra đ ộ - Nếu hạ phanh tay mà đèn
4 phanh 3 phút kín, rò rỉ phanh tay vẫn sáng thì phải bổ
sung dầu phanh.

Kỹ thuật
Kiểm tra sự rò Không có - Trước khi nổ máy, đạp vào
5 5 phút viên chân phanh 3-5 lần, chân phanh
rỉ dầu phanh sự rò rỉ dầu Kiểm tra hoạt Lái xe,
động bàn đạp Tại nhà, cứng lại hoặc đúng yên thì bầu
thợ sửa 1-2p
4 phanh và bầu garege. trợ lực hoạt động tốt.
chữa
trợ lực.
Kiểm tra hành Hành trình tự do: - Khi nổ máy cảm nhận
trình tự do của Thước 3 phút 1-5mm độ nhẹ chân phanh.
6 bàn đạp phanh lá Độ cao bàn đạp:
212 ± 5 mm

Kiểm tra đĩa Độ dày đĩa Độ mòn tối đa


phanh panme 3 phút phanh ban đầu của đĩa phanh là
7 trước/sau là 2mm, vênh tối đa
23/9 mm 0,15mm

Lắp lốp bánh Súng hơi và đầu Lắp bulong Xiết bulong bánh
xe khẩu 21, cần xiết 3 phút bánh xe theo xe với lực 103Nm
8
thứ tự đối xứng KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
Trường ĐHGTVT PH TP HCM
Khoa cơ khí HONDA CIVIC 2017
Lớp : Kỹ thuật ô tô 1 Khóa: 59
Hệ : Chính quy BẢO DƯỠNG XE HONDA CIVIC 2017

Sinh viên Nguyễn Hữu Minh Trung Tỉ lệ :

Giáo viên hướng dẫn Ts. Trương Mạnh Hùng


Tổng số bản vẽ :
Giáo viên đọc duyệt 07

Chủ nhiệm bộ môn PGS-TS. Trần Văn Như Bản vẽ số : 07

You might also like