You are on page 1of 135

lOMoARcPSD|33315087

Bai giang DIEN THAN XE - điện thân xe

Hệ thống máy tính (Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM


KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC

BÀI GIẢNG
HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE
Trình độ: Đại học chính qui
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Môn: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE
Thời lượng giảng dạy: 30 tiết

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021


LƯU HÀNH NỘI BỘ

Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)


lOMoARcPSD|33315087

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN Ô TÔ .............................................1


1.1. TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN ÔTÔ ................................ 1
1.1.1 Lý thuyết về hệ thống thông tin trên ôtô ........................................................ 1
1.1.2 Cấu trúc tổng quát và phân loại hệ thống thông tin trên ôtô .......................... 2
1.1.3 Các yêu cầu của hệ thống thông tin trên ô tô: ................................................2
1.2 THÔNG TIN DẠNG TƯƠNG TỰ (ANALOG) ...................................................4
1.2.1 Đồng hồ và cảm biến báo áp suất nhớt: ......................................................... 4
1.2.3 Đồng hồ và cảm biến báo nhiệt độ nước làm mát: .......................................10
1.2.4 Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ động cơ: ................................................... 11
1.2.5 Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe: ............................................................ 13
1.2.6 Đồng hồ Ampere: ......................................................................................... 14
1.2.7 Các mạch đèn cảnh báo: ...............................................................................14
1.3 THÔNG TIN DẠNG SỐ (DIGITAL) .................................................................15
1.3.1 Cấu trúc cơ bản ............................................................................................. 15
1.3.2 Các dạng màn hình: ...................................................................................... 16
1.3.3 Một số sơ đồ tiêu biểu: .................................................................................19

CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU .......................................20


2.1 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ................................................................................20
2.1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại ...................................................................20
2.1.2 Các chức năng và thông số cơ bản ............................................................... 20
2.1.3 Sơ đồ điện một số hệ thống chiếu sáng tiêu biểu .........................................21
2.1.4 Cấu tạo các phần tử trong hệ thống chiếu sáng: ...........................................23
2.2 HỆ THỐNG TÍN HIỆU ....................................................................................... 28
2.2.1 Hệ thống còi và chuông nhạc .......................................................................28
2.2.2 Hệ thống báo rẽ và báo nguy ........................................................................29
2.2.3 Hệ thống đèn phanh, đèn kích thước: ........................................................... 34
2.3.4 Mạch báo đứt bóng đèn ................................................................................39

CHƯƠNG 3 : CÁC HỆ THỐNG PHỤ ......................................................................41


3.1 HỆ THỐNG LAU RỬA KÍNH VÀ ĐÈN ĐẦU .................................................41
3.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................... 41
3.1.2. Cấu tạo các bộ phận .....................................................................................41
3.1.3. Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động ........................................................... 42
3.2. HỆ THỐNG KHÓA CỬA ..................................................................................47
3.2.1. Công dụng và các chức năng của hệ thống khóa cửa: .................................47
3.2.2. Cấu tạo các chi tiết ...................................................................................... 47
3.2.3. Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động ........................................................... 49
3.3 HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH (POWER WINDOW) ......................................51
3.3.1 Công dụng ....................................................................................................51
3.3.2. Đặc điểm cấu tạo ......................................................................................... 51
3.3.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động....................................................53

Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)


lOMoARcPSD|33315087

3.4. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ LÁI ............................................................... 54


3.4.1. Chức năng ....................................................................................................54
3.4.2. Cấu tạo .........................................................................................................54
3.4.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động....................................................54
3.5 HỆ THỐNG XÔNG KÍNH .................................................................................56
3.5.1 Chức năng .....................................................................................................56
3.5.2 Cấu tạo ..........................................................................................................56
3.5.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động.....................................................56
3.6 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KÍNH CHIẾU HẬU ...............................................56
3.6.1 Chức năng hệ thống ...................................................................................... 56
3.6.2 Cấu tạo hệ thống ........................................................................................... 56
3.6.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động.....................................................57

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ............................................58


4.1 LÝ THUYẾT ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (ĐHKK). ...........................................58
4.1.1 Lý thuyết làm mát cơ bản .............................................................................58
4.1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí ôtô ......................... 59
4.1.3 Môi chất lạnh và dầu lạnh ............................................................................59
4.1.4 Sự hạn chế dùng lãnh chất CFC ..................................................................64
4.2 CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐHKK ÔTÔ ........................... 66
4.2.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa. ............................................................. 66
4.2.2 Cấu tạo hệ thống điều hòa. ...........................................................................67
4.2.3 Nguyên lý làm việc của điều hòa không khí ô tô. ........................................67
4.2.4 Các bộ phận chính hệ thống điều hòa không khí ô tô. .................................68
4.3 CÁC BỘ PHẬN PHỤ TRONG HỆ THỐNG ĐHKK Ô TÔ ............................... 88
4.3.1 Ống dẫn môi chất lạnh. .................................................................................88
4.3.2 Kính quan sát (mắt ga). ................................................................................89
4.3.3 Bình lọc và hút ẩm môi chất. (receiver/dryer)..............................................90
4.3.4 Bình tích lủy .................................................................................................94
4.3.5 Bình chứa ......................................................................................................94
4.3.6 Bộ sưởi ấm và điều hoà không khí ............................................................... 95
4.3.7 Bô điều khiển nhiệt độ ................................................................................101
4.3.8 Bộ lọc không khí ........................................................................................103
4.3.9 Bộ làm sạch không khí ...............................................................................103
4.3.10 Bình khử nước gắn nối tiếp (in-line dryer): .............................................104
4.3.11 Bộ tiêu âm (muffler): ................................................................................104
4.3.12 Quạt (blower motor/fan): ..........................................................................104
4.4 ĐIỀU KHIỂN A/C ............................................................................................105
4.4.1. Các bộ phận trong hệ thống lạnh ôtô .........................................................105
4.4.2. Thiết bị điện ............................................................................................... 112
4.4.3. Sơ đồ và cách vận hành hệ thống điện của hệ thống điện lạnh ô tô ......... 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................130

Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)


lOMoARcPSD|33315087

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Môn học hệ thống điện thân xe giúp sinh viên tiếp cận với những kiến thức về
những hệ thống điện – điện tử trên ô tô như: Hệ thống thông tin, hệ thống chiếu sáng –
tín hiệu, hệ thống gạt nước, hệ thống nâng hạ kính, hệ thống điều hòa không
khí…nhằm giúp sinh viên hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống từ
đó có thể lắp ráp, chẩn đoán hư hỏng và sửa chữa hệ thống.

Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)


lOMoARcPSD|33315087

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN ÔTÔ

1.1. TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN ÔTÔ


1.1.1 Lý thuyết về hệ thống thông tin trên ôtô
Hệ thống thông tin trên xe bao gồm các bảng đồng hồ (tableau), màn hình và các đèn báo
giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ
thống chính trong xe.
Thông tin có thể truyền đến tài xế qua 2 dạng: tương tự (tableau kim) và số (tableau hiện
số).
Trên một số loại xe người ta cũng dùng tiếng nói để truyền thông tin đến tài xế.

Hình 1.1: Cấu tạo bảng tableau loại hiện số

1
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Đèn báo phanh tay T-BELT Đèn báo đai cam

Đèn báo chưa thắt dây an Đèn báo lọc nhiên liệu bị bẩn,
toàn nghẹt

Đèn báo nạp Đèn báo mực nước làm mát thấp

Đèn báo áp lực nhớt thấp Đèn báo rẽ

Đèn báo mực nhớt động cơ Đèn báo nguy

Đèn báo lỗi (điều khiển


Đèn báo xông
động cơ)

Đèn báo có cửa chưa đóng


Đèn báo pha
chặt
Hình 1.2: Các loại đồng hồ chỉ thị bằng kim và các ký hiệu trên bảng đồng hồ
1.1.2 Cấu trúc tổng quát và phân loại hệ thống thông tin trên ôtô
1.1.2.1 Cấu trúc tổng quát
Bao gồm các đồng hồ sau:
a- Đồng hồ tốc độ xe (speedometer):
b- Đồng hồ tốc độ động cơ (tachometer)
c- Vôn kế
d- Đồng hồ áp lực nhớt
e- Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát
f- Đồng hồ báo nhiên liệu
g- Đèn báo áp suất nhớt thấp.
h- Đèn báo nạp
i- Đèn báo pha
j- Đèn báo rẽ
k- Đèn báo nguy hoặc ưu tiên.
l- Đèn báo mức nhiên liệu thấp.
m- Đèn báo hệ thống phanh.
n- Đèn báo cửa mở.
1.1.2.2 Phân loại
Hệ thống thông tin trên ôtô có hai dạng:
- Thông tin dạng tương tự:
- Thông tin dạng số:
1.1.3 Các yêu cầu của hệ thống thông tin trên ô tô:
- Độ bền cơ học.
- Chịu được nhiệt độ cao.
- Chịu được độ ẩm.
- Có độ chính xác cao.
- Không làm chói mắt tài xế.

2
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 1.3: Sơ đồ mạch của một tableau loại tương tự

3
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

1.2 THÔNG TIN DẠNG TƯƠNG TỰ (ANALOG)


Hệ thống thông tin dạng tương tự bao gồm các đồng hồ dạng kim và các đèn báo để kiểm
tra và theo dõi hoạt động của một số bộ phận quan trọng của động cơ cũng như toàn xe.

Hình 1.4: Tableau dạng tương tự với chỉ thị bằng kim
Trong hệ thống thông tin loại này thường có các đồng hồ dưới đây:
1.2.1 Đồng hồ và cảm biến báo áp suất nhớt:
Đồng hồ áp suất nhớt báo áp suất nhớt trong động cơ giúp phát hiện hư hỏng trong hệ thống
bôi trơn. Đồng hồ áp suất nhớt thường là kiểu đồng hồ kiểu lưỡng kim.
Cấu tạo.
Đồng hồ loại này thường gồm hai phần: cảm biến áp lực nhớt, được lắp vào cac-te của
động cơ hoặc lắp ở bộ lọc nhớt và đồng hồ (bộ phận chỉ thị) được bố trí ở bảng tableau
trước mặt tài xế
Đồng hồ áp suất nhớt kiểu nhiệt điện.
Cấu tạo: Cấu tạo của đồng hồ được trình bày trên hình 1.5

Nguyên lý hoạt động: khi cho dòng điện đi qua một phần tử lưỡng kim được chế tạo bằng
cách liên kết hai loại kim loại hoặc hợp kim có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau khiến phần
tử lưỡng kim thường cong khi nhiệt tăng.

4
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hoạt động:
Áp suất nhớt thấp/không có áp suất nhớt.

Áp suất nhớt cao.


Khi áp suất nhớt tăng, màng đẩy tiếp điểm mạnh nâng phần tử lưỡng kim lên. Vì vậy, dòng
điện sẽ chạy qua trong một thời gian dài. Tiếp điểm sẽ chỉ mở khi phần tử lưỡng kim uốn
lên trên. Dòng điện chạy qua đồng hồ áp suất nhớt trong một thời gian dài cho đến khi tiếp
điểm của cảm biến áp suất nhớt mở, nhiệt độ phần tử lưỡng kim phía đồng hồ tăng làm
tăng độ cong của nó, khiến kim đồng hồ lệch nhiều.

5
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Đồng hồ áp suất nhớt loại từ điện.


Cấu tạo:
Cấu tạo đồng hồ loại này được trình bày trên hình 1.9:

Chú thích hình vẽ 1.9:


a) Sơ đồ chung
b) Véctơ từ thông tổng và vị trí kim đồng hồ ứng với các vị trí khác nhau.
c) Sơ đồ nguyên lý đấu dây.
1- Buồng áp suất 11- Lá đồng tiếp điện
2- Chốt tì 12- Dây dẫn đồng
3- và 7- Vít điều chỉnh 13- Lò xo.
4- Màng 14- Cần hạn chế kim đồng hồ.
5- Vỏ bộ cảm biến 15- Rãnh cong.

6
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

6- Tay đòn bẩy 16 và 20- Nam châm vĩnh cửu


8- Con trượt 17- Khung chất dẻo
9- Nắp bộ cảm biến 18- Kim.
10- Cuộn điện trở của biến trở 19- Vỏ thép
Rcb- Điện trở của cảm biến.
Hoạt động:
Khi ngắt công tắc máy, kim lệch về phía vạch 0 trên thang đồng hồ. Kim đồng hồ được giữ
ở vị trí này do lực tác dụng tương hỗ giữa hai nam châm vĩnh cửu 6 và 20.
Khi bật công tắc máy, trong các cuộn dây của đồng hồ và cảm biến xuất hiện những dòng
điện chạy theo chiều mũi tên như hình vẽ 1.9.a và 1.9.c.
1.2.2 Đồng hồ và cảm biến báo nhiên liệu
Đồng hồ nhiên liệu có tác dụng báo cho người tài xế biết lượng xăng (dầu) có trong bình
chứa. Có hai kiểu đồng hồ nhiên liệu, kiểu điện trở lưỡng kim và kiểu cuộn dây chữ thập.
a. Kiểu điện trở lưỡng kim
Một phần tử lưỡng kim được gắn ở đồng hồ chỉ thị và một biến trở trượt kiểu phao được
dùng ở cảm biến mức nhiên liệu.

Khi mức nhiên liệu cao, điện trở của biến trở nhỏ nên cường độ dòng điện chạy qua lớn.
Do đó, nhiệt được sinh ra trên dây may so lớn và phần tử lưỡng kim bị cong nhiều làm kim
dịch chuyển về phía chữ F (Full). Khi mực xăng thấp, điện trở của biến trở trượt lớn nên
chỉ có một dòng điện nhỏ chạy qua. Do đó phần tử lưỡng kim bị uốn ít và kim dịch chuyển
ít, kim ở vị trí E (empty).

7
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Ổn áp:
Độ chính xác của đồng hồ kiểu điện trở lưỡng kim bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điện
áp cung cấp. Sự tăng hay giảm điện áp trên xe sẽ gây ra sai số chỉ thị trong đồng hồ nhiên
liệu. Để tránh sai số này, một ổn áp lưỡng kim được gắn trong đồng hồ nhiên liệu để giữ
áp ở một giá trị không đổi.
Trong thực tế, ta có thể sử dụng IC 7807 cho mục đích ổn áp.

8
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

b. Kiểu cuộn dây chữ thập.


Đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập là một thiết bị điện từ trong đó các cuộn dây
được quấn bên ngoài một rotor từ theo bốn hướng, mỗi hướng lệch nhau 90o.

Đặc điểm của đồng hồ kiểu cuộn dây chữ thập (so sánh với kiểu lưỡng kim):
- Độ chính xác cao.
- Góc quay của kim rộng hơn.
- Đặc tính bám tốt.
- Không cần mạch ổn áp.
- Chỉ thị được lượng nhiên liệu khi khoá điện đã tắt.
Hoạt động:
Các cực bắc (N) và cực nam (S) được tạo ra trên rotor từ. Khi dòng điện chạy qua mỗi cuộn
dây, từ trường sinh ra trên mỗi cuộn dây làm rotor từ quay và kim dịch chuyển.

Hình 1.14: Cấu tạo đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập.
Cuộn L1 và L3 được quấn trên cùng một trục nhưng ngược hướng nhau, cuộn L2 và L4 được
quấn ở trục kia lệch 90o so với trục L1, L3 (L2 và L4 cũng được quấn ngược chiều nhau).
Khi công tắc ở vị trí ON, dòng điện chạy theo hai đường:
- Accu→ L1 → L2 → cảm biến mức nhiên liệu → mass.
- Accu→ L1 → L2 → L3 → L4 → mass.
Khi thùng nhiên liệu đầy:
Do điện trở của bộ cảm nhận mức nhiên liệu nhỏ, nên có một dòng điện lớn chạy qua cảm
biến mức nhiên liệu và chỉ có một dòng điện nhỏ chạy qua L3 và L4. Vì vậy từ trường sinh
ra bởi L3 và L4 yếu. Từ trường hợp bởi L1, L2, L3 và L4 như hình 1.15.

9
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 1.15: Hình biểu diễn từ trường tổng khi thùng nhiên liệu đầy
Khi thùng còn một nửa nhiên liệu:
Điện trở cảm biến mức nhiên liệu tăng nên dòng điện qua L3 và L4 tăng. Tuy nhiên, do số
vòng dây của cuộn L3 rất ít nên từ trường sinh bởi L3 cũng rất nhỏ. Vì vậy, từ trường tổng
sinh bởi các cuộn dây như hình 1.16.

Hình 1.16: Hình biểu diễn từ trường tổng khi thùng nhiên liệu còn ½.
Khi thùng nhiên liệu hết:
Điện trở bộ báo mức nhiên liệu lớn, nên cường độ dòng điện qua L3 và L4 lớn. Vì vậy từ
trường tổng như hình 1.17.

Hình 1.17: Hình biểu diễn từ trường tổng khi hết nhiên liệu
Trên đa số các xe ngày nay, ngoài đồng hồ nhiên liệu còn có đèn báo sắp hết nhiên liệu.
1.2.3 Đồng hồ và cảm biến báo nhiệt độ nước làm mát:
Đồng hồ nhiệt độ nước chỉ nhiệt độ nước làm mát trong áo nước đông cơ. Có hai kiểu đồng
hồ nhiệt độ nước: kiểu điện trở lưỡng kim và kiểu cuộn dây chữ thập
a. Kiểu điện trở lưỡng kim.
Ộ chỉ thị dùng điện trở lưỡng kim và cảm biến nhiệt độ là một nhiệt điện trở. Nhiệt điện
trở là một chất bán dẫn, nên thuộc loại hệ số nhiệt âm NTC (Negative Temperature
Coefficient). Điện trở của nó thay đổi rất lớn theo nhiệt độ. Điện trở của nhiệt điện trở giảm
khi nhiệt độ tăng.

10
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Đồng hồ nhiệt độ nước kiểu điện trở lưỡng kim có nguyên lý hoạt động tương tự như đồng
hồ nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim.

b. Kiểu cuộn dây chữ thập.


Cấu tạo và hoạt động của đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu cuộn dây chữ thập cũng
giống với đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập. Một phần rotor bị cắt nên kim hồi về
đến vị trí nghỉ (phía lạnh) do trọng lượng của rotor khi tắt công tắc máy.
1.2.4 Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ động cơ:
Trong loại đồng hồ này, các xung điện tự cảm từ cuộn sơ cấp bobine (trong mỗi kỳ xuất
hiện tia lửa) 200-400V, được giảm áp nhờ một điện trở khoảng 2-5k) sẽ đưa tín hiệu đến
đồng hồ. Tại đây, một mạch điện tử sẽ dựa vào tín hiệu này để điều khiển kim đồng hồ
quay.

11
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 1.20: Sơ đồ đấu dây đồng hồ tốc độ động cơ (tachometer)


và tốc độ xe (speedometer)
Mạch đồng hồ đo tốc độ động cơ loại điện tử
R7 R11

P D4
R9 R10

R3 R4
C5

D5
R8

T1 T2
C1
R1 D3
C6
Noái boâbin R2 C4 R5 R6

Hình 1.21 Sơ đồ đồng hồ đo tốc độ động cơ kiểu điện tử

Mạch lọc xung ban đầu gồm điện trở R1, R2, tụ C1, C4 và diode D3. Đầu vào của mạch
được nối với âm bôbin hoặc dây báo tốc độ động cơ trong IC đánh lửa. Mạch này sẽ chuyển
tín hiệu dao động hình sin tắt dần trên bobine đánh lửa thành các xung bán sin dương.
Khi bật công tắc máy, transistor T2 sẽ ở trạng thái bão hòa, nhờ dòng cực B chạy qua R10
– mối nối BE – R5. Khi đó tụ C6 và C5 sẽ được nạp theo mạch:

12
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

1.2.5 Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe:


a. Kiểu cáp mềm
Khi ôtô làm việc, trục cáp mềm truyền moment từ trục thứ cấp hộp số đến trục dẫn động
kéo nam châm vĩnh cửu quay. Từ thông xuyên qua chụp nhôm làm phát sinh sức điện động,
tạo dòng điện fucô trong chụp nhôm.

b. Đồng hồ tốc độ xe chỉ thị bằng kim.


Dựa trên cơ sở cảm biến tốc độ kiểu từ trở hoặc cảm biến Hall.
• Mạch hệ thống:

• Cảm biến tốc độ


Có hai kiểu cảm biến tốc độ xe:
- Kiểu cảm biến điện từ.
- Kiểu cảm biến Hall hoặc từ trở (loại phổ biến).

13
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

1.2.6 Đồng hồ Ampere:

a. Đồng hồ Ampere loại điện từ loại nam châm quay:


Cấu tạo:
Trên khung chất dẻo 3 có quấn cuộn dây 5 bằng loại dây đồng nhỏ. Song song với
cuộn dây có mắc một điện trở shunt 1 bằng constant (hợp kim của sắt và nicken).
Trên trục của kim nhôm gắn điã nam châm 6 và cần 8 có thể quay quanh trục trong
một khoảng giới hạn bởi rãnh cong 9 của khung chất dẻo.
Nguyên lý làm việc:
3 2

1
-50 +50
S N
4 N S
6 7

5
+ -
4 8
20 0 20
3 9
N
1 +
2
S

-
a) b)
Hình 1.25: Sơ đồ các đồng hồ Ampere.
a. Đồng hồ Ampere kiểu điện từ loại nam châm quay.
b. Đồng hồ Ampere kiểu điện từ loại nam châm cố định.
b. Đồng hồ Ampere kiểu điện từ loại nam châm cố định
Cấu tạo:
Đồng hồ loại này gồm thanh dẫn 4 (bằng nhôm hay đồng), nam châm cố định 3, thanh thép
non 2 gắn chặt với lõi quay và kim 1. Kim đồng hồ có đầu đối trọng, còn ổ trục của kim
được bôi trơn bằng loại dầu đặc biệt.
Nguyên lý làm việc:
Nam châm 3 gây nhiễm từ cho thanh thép non 2 với các dấu cực ngược với dấu cực của
nam châm. Do tác dụng tương hỗ giữa các cực khác dấu của nam châm và thanh thép non
nên thanh thép, lõi quay và kim đồng hồ luôn luôn có xu hướng ổn định ở vị trí trung gian
(ứng với vạch 0 của đồng hồ) khi không có dòng điện chạy qua thanh dẫn 4
1.2.7 Các mạch đèn cảnh báo:
Cảm biến báo nguy và đèn hiệu nhằm báo cho lái xe biết tình trạng làm việc của một số bộ
phận như áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát động cơ....
Cấu tạo
Cơ cấu báo hiệu này bao gồm hai bộ phận chủ yếu: bộ cảm biến báo nguy và đèn báo.
Cảm biến báo nguy là một loại công tắc tự động làm nhiệm vụ bật đèn ở bảng đồng hồ khi
có sự thay đổi nguy hại đến điều kiện làm việc của động cơ ôtô.
Cơ cấu báo nguy áp suất nhớt động cơ
Cơ cấu này báo hiệu trong trường hợp áp suất nhớt động cơ giảm tới mức có thể hư động
cơ. Khi động cơ ôtô làm việc hoặc áp suất trong hệ thống bôi trơn giảm xuống thấp hơn
0,4 - 0,7 kg/cm2 màng 6 (xem hình 1.28) nằm ở vị trí ban đầu, còn tiếp điểm 4 ở trạng thái
đóng, đảm bảo thông mạch cho đèn báo 3.

14
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

1- Công tắc máy; 2- Nắp; 3- Đèn hiệu; 4- Các má vít bạc; 5- Giá tiếp điểm;
6- Màng áp suất; 7- Buồng áp suất; 8- Núm có ren.
Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ
Cơ cấu này báo hiệu cho tài xế biết nhiệt độ nước cao quá mức cho phép trong hệ
thống làm mát động cơ. Bộ cảm biến nước được vặn vào phía trên của két nước hoặc
trên đường nước đi, còn đèn hiệu lắp ở bảng đồng hồ.

1.3 THÔNG TIN DẠNG SỐ (DIGITAL)


1.3.1 Cấu trúc cơ bản
Màn hình hiển thị số trong mỗi đồng hồ thường dùng một VFD - Vacuum Fluorescent
Display (màn hình huỳnh quang chân không), một vài điốt đèn LED phát sáng hoặc một
LCD - Liquid Crystal Display (màn hình tinh thể lỏng). Kiểu VFD được sử dụng phổ biến
trong các đồng hồ hiển thị số trong các xe đời mới.
Đồng hồ hiển thị số có các đặc điểm sau:
- Dễ xem.
- Chính xác cao.
- Độ tin cậy cao nhờ hiển thị số, không có chi tiết chuyển động quay.
- Hiển thị tốt nhất cho mỗi đồng hồ.

15
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 1.28 Bảng đồng hồ màn hình điện tử kiểu VFD


trên xe TOYOTA CRESSIDA
1.3.2 Các dạng màn hình:
1.3.2.1 Màn hình huỳnh quang chân không VFD:
Bao gồm 20 đoạn huỳnh quang nhỏ được sử dụng trong đồng hồ tốc độ xe để hiển thị tốc
độ xe dưới dạng số.
Cấu tạo.
Màn hình huỳnh quang chân không hoạt động giống như ống triod và bao gồm 3 phần:
- Một bộ dây tóc (cathod).
- 20 đoạn (anod) được phủ chất huỳnh quang.
- Một lưới được đặt giữa anod và cathod để điều khiển dòng điện.
Tất cả các chi tiết này được đặt trong một buồng kính phẳng đã hút hết khí.

Hình 1.29 Cấu tạo màn hình huỳnh quang chân không.
Hoạt động
Khi dòng điện chạy qua các dây tóc, dây tóc bị nung
tới khoảng 600oC và vì vậy nó phát ra các điện tử.
Khi điện tử từ dây tóc đập vào đoạn huỳnh quang,
chất huỳnh quang sẽ phát sáng (phải cấp điện áp
dương cho các đoạn huỳnh quang). Nếu không cấp
điện áp cho chúng, chúng sẽ không phát sáng.
1.3.2.2 Màn hình tinh thể lỏng (LCD)
Dùng LED làm linh kiện hiển thị có nhược điểm là
tiêu thụ dòng lớn. Do đó ngày nay người ta dùng các
bộ hiển thị tinh thể lỏng. Chúng thuộc loại linh kiện
Hình 1.30: Màn hình huỳnh
quang điện bán dẫn.
Quang chân không.

16
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

1.3.2.3 Màn hình ba chiều (HUD _ head up display)


Màn hình ba chiều cho phép hiển thị những dữ liệu tầm nhìn phía trước đầu của người lái.
Màn hình này được sử dụng trong ngành công nghiệp máy bay quân sự được hơn 20 năm
và gần đây đã sử dụng cho ngành ôtô.

Hình 1.31: Màn hình phía trước hiển thị hình ảnh thực của xe.

1.3.2.4 Ống tia cực đèn hình (CRT- cathode-ray tube)


Những thiết bị màn hình được mô tả trong phần trên đều có những giới hạn của nó. Những
ký tự trên màn hình chỉ giới hạn trong số các phần tử phát sáng. Do đó, những cảnh báo
như “kiểm tra động cơ “ hoặc “ áp lực nhớt” là những thông báo cố định dù có được hiển
thị hay không, tùy thuộc vào điều kiện động cơ. Chính vì vậy, màn hình sử dụng CRT đang
được áp dụng trên các ôtô đời mới.

Hình 1.32: CRT và những mạch có liên quan.

Chùm electron tạo nên một điểm sáng trên màn hình. Cường độ ánh sáng tương ứng với
dòng hạt của chùm electron. Dòng này được kiểm soát bởi một điện áp (Ve), được gọi là
tín hiệu Video, trên một điện cực được đặt gần súng phóng electron.

17
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 1.33 Tableau ô tô với CRT

18
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

1.3.3 Một số sơ đồ tiêu biểu:


Trên hình 1.34 trình bày sơ đồ tableau hiện số trên xe Toyota Cresida

Hình 1.34: Sơ đồ tableau số trên xe Toyota CRESIDA

III. TỔNG KẾT BÀI


− Phải trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch các cãm
biến và bộ báo.
− Trình bày dược các chức năng cơ bản của từng loại đèn báo.
− Vận dụng được các kiến thức cơ bản về điện và điện tử: quang trở, nhiệt trở,
biến trở, tụ điện, mạch cổng nhằm dể dàng hiểu được nguyên lý mạch của các
hệ thống khác
− Trình bày nguyên lý hoạt động của Màn hình huỳnh quang chân không.

19
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG VÀ TÍN HIỆU


2.1 HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
2.1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại
Nhiệm vụ:
Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ôtô nhất là vào ban
đêm và bảo đảm an toàn giao thông.
Yêu cầu:
Đèn chiếu sáng phải đáp ứng 2 yêu cầu:
- Có cường độ sáng lớn.
- Không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều.
Phân Loại:
Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng người ta phân thành 2 loại hệ thống chiếu sáng:
- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu.
- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ.
2.1.2 Các chức năng và thông số cơ bản
a. Thông số cơ bản:
Khoảng chiếu sáng:
- Khoảng chiếu sáng xa từ 180 – 250m.
- Khoảng chiếu sáng gần từ 50 – 75m.
Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn:
- Ở chế độ chiếu xa là 45 – 70W
- Ở chế độ chiếu gần là 35 – 40W
b. Chức năng:
Hệ thống chiếu sáng là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng, bao gồm:
Đèn kích thước trước và sau xe (Side & Rear lamps).
Đèn đầu (Head lamps - Main driving lamps):
Đèn sương mù (Fog lamps):
Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard):
Đèn lái phụ trợ (Auxiliary driving lamps):
Đèn chớp pha (Headlamp flash switch):
Đèn lùi (Reversing lamps):
Đèn phanh (Brake lights):
Đèn báo trên tableau:
Đèn báo đứt bóng (Lamp failure indicator):
Trên một số xe người ta lắp mạch báo cho tài xế biết khi có một bóng đèn phía đuôi bị đứt
hay sụt áp trên mạch điện làm đèn mờ. Đèn báo này được đặt trên tableau và sáng lên khi
có sự cố về mạch hay đèn.

20
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2.1.3 Sơ đồ điện một số hệ thống chiếu sáng tiêu biểu


a. Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại dương chờ:
Headlight
Headlight Control Relay Hight Beam
LO
4’ 3’ Indicator Light
HI
2’ 1’
HI
W2
LO
Taillight Control Relay
2 3 Fuse TAIL Taillight
1

Accu W1
A2 A13 A14 A12 A3
T H EL HF HU HL ED
Light
OFF FLASH Dimmer
Control
TAIL LOW Switch
Switch
HEAD HIGH
A11 A9

Hình 2.2: Sơ đồ công tắc điều khiển đèn TOYOTA HIACE


Hoạt động:
Khi bật công tắc LCS (Light Control Switch) ở vị trí Tail: Dòng điện đi từ:  accu  W1
 A2  A11  mass, cho dòng từ:  accu  cọc 4’, 3’  cầu chì  đèn  mass, đèn
đờmi sáng lên…

21
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

b. Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại âm chờ:

HEADLIGHT CONTROL RELAY LOW/HIGH


5
4 3 4 3
2 W2 1 2 W3 1
HI LO
G W

A2 A14 A12
T H EL HF HU HL E
OFF FLASH D
TAI LOW
ACCU HEAD
L HIG
A11 H A9
HIGH BEAM

Hình 2. 3: Sơ đồ công tắc điều khiển đèn TOYOTA HIACE


Trong trường hợp này ta thấy công tắc vẫn làm việc như một công tắc bình thường nhưng
cách đấu dây hoàn toàn khác, chỉ có một dây nối từ chân số 5 của rơle đến chân công tắc,
nguyên lý làm việc như sau:
Khi bậc công tắc LCS ở vị trí HEAD đèn đờmi sáng, đồng thời có dòng:  accu  W2 
A13  A11  mass, rơle đóng 2 tiếp điểm 3 và 4 lúc đó có dòng từ:  accu 4, 3  W3 
A12. …
c. Sơ đồ công tắc điều khiển đèn dùng công tắc LCS loại rời:
Đèn Đèn báo
Loại dương chờ: Fuse
đầu L
H
Fuse

FuseT L
H
Fuse

T T H H

OF H H H E
Acc
TAI FLAS
HEA LO

Giắc đèn HIG


đầu Giắc đèn pha
cốt
Đèn kích
thước Hình 2.4: Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại dương
chờ
Trường hợp dùng công tắc LCS rời thì công tắc này không nối mass, không cần dùng rơle
để hạn chế dòng vì bản thân công tắc chịu được dòng qua nó.

22
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Loại âm chờ Dimmer Relay


5
4 3

Fuse HEAD 1
2 W3

FuseTAIL

Fuse HEAD(RH)
Fuse HEAD(RH)

Fuse HEAD(LH)

Fuse HEAD(LH)
T1 T2 H1 H2
HF HU HL ED

LO

LO
HI

HI
OFF
FLASH
Batery TAIL
LOW
HEAD
HIGH
Light Control Dimmer
Switch Switch

Tailight
Indicator Light
Hi-Beam

Hình 2.5: Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại âm chờ


d. Sơ đồ công tắc điều khiển đèn sương mù:
Nhìn chung, xe hơi được sản xuất ở những nơi có sương mù nên dù đã xâm nhập vào thị
trường Châu Á nhưng những hệ thống này vẫn còn mặc dù rất ít khi được dùng.
Rơle đèn sương mù
Fuse ECU 3
2 1

4 3 Fuse Tail
1
A2
T EL H
OFF
TAIL
HEAD
Light Control A11

Accu

Hình 2.6: Sơ đồ công tắc điều khiển đèn sương mù


Trong sơ đồ đấu dây thì đèn sương mù được kết nối với hệ thống đèn đờmi.
2.1.4 Cấu tạo các phần tử trong hệ thống chiếu sáng:
Ánh sáng từ đèn phát ra là nhờ vào một dây tóc phát sáng hoặc có dòng điện đi xuyên qua
ống thủy tinh có chứa loại khí đặt biệt bên trong.
a. Cường độ ánh sáng:
Cường độ ánh sáng là năng lượng để phát xạ ánh sáng ở một khoảng cách nhất định. Năng
lượng ánh sáng có liên quan đến nguồn sáng và cường độ ánh sáng được đo bằng đơn vị
c.d (candelas). Trước kia, đơn vị c.p (candle power) cũng được áp dụng:
1 c.d = 1 c.p

23
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

b. Đèn dây tóc:


Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa 1 dây điện trở làm bằng volfram.

Hình 2.7: Bóng đèn loại dây tóc


Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 2.300oC và tạo ra ánh sáng
trắng.
c. Bóng đèn halogen:
Suốt quá trình hoạt động của bóng đèn thường, sự bay hơi của dây tóc tungsten là nguyên
nhân làm vỏ thủy tinh bị đen làm giảm cường độ chiếu sáng.

Thạch anh
Dây tóc tim cốt

Phần xe
Dây tóc tim pha

Hình 2. 8 : Bóng đèn halogen


d. Gương phản chiếu (chóa đèn):
Chức năng của gương phản chiếu là định hướng lại các tia sáng. Một gương phản chiếu tốt
sẽ tạo ra sự phản xạ, đưa tia sáng đi rất xa từ phía đầu xe.
Gương phản chiếu phụ

Vị trí bóng đèn Gương phản chiếu chính


Hình 2. 9: Chóa đèn hình chữ nhật
Cách bố trí tim đèn được chia làm 3 loại: loại tim đèn đặt trước tiêu cự, loại tim đèn đặt
ngay tiêu cự và tim đèn đặt sau tiêu cự (Hình 2.10).

Hình 2.10 Cách bố trí tim đèn

24
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Đèn chiếu sáng hiện nay có 2 hệ là: Hệ Châu Âu và hệ Châu Mỹ.


➢ Hệ Châu Âu:

Tim pha
Tim cốt

Hình 2. 11: Đèn hệ Châu Âu


Dây tóc ánh sáng gần (đèn cốt) gồm có dạng thẳng được bố trí phía trước tiêu cự, hơi cao
hơn trục quang học và song song trục quang học, bên dưới có miếng phản chiếu nhỏ ngăn
không cho các chùm ánh sáng phản chiếu làm loá mắt người đi xe ngược chiều.
Hệ Châu Mỹ:

Hình 2.12: Đèn hệ Châu Mỹ


Đối với hệ này thì hai dây tóc ánh sáng xa và gần có hình dạng giống nhau và bố trí ngay
tại tiêu cự của chóa, dây tóc ánh sáng xa được đặt tại tiêu điểm của chóa, dây tóc ánh sáng
gần nằm lệch phía trên mặt phẳng trục quang học để cường độ chùm tia sáng phản chiếu
xuống dưới mạnh hơn.
e. Thấu kính đèn:
Thấu kính của đèn là một khối gồm nhiều hình lăng trụ có tác dụng uốn cong và phân chia
tia sáng chiếu ra từ đèn theo đúng hướng mong muốn.

25
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 2.13: Cấu trúc đèn đầu loại cũ và mới


Vùng sáng phía trước đèn đầu được phân bố theo quy luật như hình vẽ sau:

Hình 2. 14 Đồ thị cường độ sáng trên mặt đường


2.1.5 Phương pháp cân chỉnh đèn pha
a. Chuẩn bị xe để điều chỉnh độ tụ đèn pha
- Chắc chắn rằng vùng thân xe xung quanh đèn pha không bị hỏng hoặc bị biến dạng
- Đổ nhiên liệu vào bình đúng mức quy định
- Đổ nước làm mát đúng mức quy định
- Bơm lốp đến áp suất tiêu chuẩn

- Vẽ các đường chuẩn (đường h, các đường về bên trái và bên phải) trên màn hình

26
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

b. Lưu ý:
- Các đường chuẩn của việc kiểm tra đèn cốt và kiểm tra đèn chế độ pha là khác nhau.
- Chắc chắn các dấu tâm bóng đèn pha mù trên màn hình.nếu dấu tâm không thể nhìn
thấy trên đèn pha, hãy dùng tâm của bóng đèn pha hoặc dấu đã được đánh dấu tên
của nhà chế tạo trên đèn pha như dấu tâm .
+ Kiểm tra độ tụ đèn pha

-
Lưu ý :
- Khoảng cách điều chỉnh là 25m , đường giới hạn cách phía dưới đường h từ 48 đến
698mm ở chế độ cốt.
- Khoảng cách điều chỉnh là 3m, đường giới hạn cách phía dưới đường h từ 6 đến 84mm ở
chế độ cốt khoảng cách điều chỉnh là 3m

27
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2.2 HỆ THỐNG TÍN HIỆU


2.2.1 Hệ thống còi và chuông nhạc
Còi và chuông nhạc được xếp vào hệ thống tín hiệu vì các tín hiệu âm thanh do còi và
chuông nhạc phát ra nhằm mục đích chủ yếu là để đảm bảo an toàn giao thông và một vài
mục đích khác.
a. Còi điện:

Hình 2. 15 Cấu tạo còi


1. Loa còi 2. Khung thép 3. Màng thép 4. Vỏ còi 5. Khung thép
6. Trụ đứng 7. Tấm thép lò xo 8. Lõi thép từ 9. Cuộn dây 10. Ốc hãm
11. Ốc điều chỉnh 12. Ốc hãm 13. Trụ điều khiển 14. Cần tiếp điểm tĩnh
15. Cần tiếp điểm động 16. Tụ điện 17. Trụ đứng của tiếp điểm
18. Đầu bắt dây còi 19. Núm còi 20. Điện trở phụ
Rơle còi:
Trường hợp mắc nhiều còi thì dòng điện qua công tắc còi rất lớn (15 – 25A) nên dễ làm
hỏng công tắc còi. Do đó rơle còi được sử dụng dùng để giảm dòng điện qua công tắc
(khoảng 0,1A khi sử dụng rơle còi).

b. Chuông nhạc:
Khi ôtô chạy lùi các đèn báo lùi được bật tự động và kết hợp với chuông nhạc.
Sơ đồ mạch điện:

28
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 2. 17: Sơ đồ hệ thống tín hiệu đèn và chuông nhạc.

Hình 2. 18 Sơ đồ mạch chuông nhạc.


Khi gài số lùi công tắc lùi đóng lại, có dòng nạp cho tụ theo 2 nhánh:
Từ:  Accu → R1→ C1→ cực BE của transistor T2 → R4→ diode D→ mass, dòng điện
phân cực thuận cho T2 dẫn, T1 khóa. Khi C1 được nạp đầy làm T2 khóa, T1 dẫn cho dòng:
 Accu → chuông → T1 → mass, làm chuông kêu, khi T1 dẫn thì C1 phóng nhanh qua T1
→ R4 → âm tụ, làm T1 mở nhanh, T2 khoá nhanh, khi tụ T1 phóng xong thì nó lại được nạp,
T2 dẫn, T1 khoá…
2.2.2 Hệ thống báo rẽ và báo nguy
a. Công tắc đèn báo rẽ:
Công tắc đèn báo rẽ được bố trí trong công tắc tổ hợp nằm dưới tay lái, gạt công tắc này
sang phải hoặc sang trái sẽ làm cho đèn báo rẽ phải hay trái.

Hình 2.19 Công tắc đèn báo rẽ


b. Công tắc đèn báo nguy:
Khi bật công tắc đèn báo nguy nó sẽ làm cho tất cả các đèn báo rẽ đều nháy.

Hình 2. 20 Vị trí công tắc đèn báo nguy

29
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

c. Bộ tạo nháy:
Bộ tạo nháy làm cho các đèn báo rẽ nháy theo một tần số định trước. Bộ tạo nháy dùng cho
cả đèn báo rẽ và báo nguy. Bộ tạo nháy có nhiều dạng: cơ điện, cơ bán dẫn hoặc bán dẫn
tuần hoàn.
➢ Bộ tạo nháy kiểu cơ - điện:
Bộ tạo nháy này bao gồm một tụ điện, các cuộn dây L1, L2 và các tiếp điểm. Dòng điện đến
đèn báo rẽ chạy qua cuộn L1 và dòng điện qua tụ băng qua cuộn L2.
Nguyên lý hoạt động:
Khi bật công tắc máy, dòng điện từ accu đến tiếp điểm và đến tụ điện qua cuộn L2 nạp cho
tụ, tụ được nạp đầy.

Hình 2. 21 Hoạt động của bộ nháy cơ - điện khi bật công tắc máy.

Hình 2.22 Hoạt động của bộ nháy cơ điện khi công tắc đèn báo rẽ bật.

30
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 2.23 Tiếp điểm mở, tụ điện phóng

Hình 2. 24 Tiếp điểm đóng (đèn báo rẽ sáng)


➢ Mạch tín hiệu kiểu điện nhiệt:
. K

Rf

Wk
TURN SIGNAL SW

L R

IGNITION SW

Hình 2.25 Sơ đồ rơle báo rẽ kiểu điện từ

31
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Một số sơ đồ hệ thống tín hiệu trên xe TOYOTA


HARN-HORN

ACC
TURN
IG1

ST1

IGNITION SW

TURN SIGNAL SW
B1 F B2 TB TL TR R1

OFF

RH

LH
ON
FUSE
BOX

B L
TURN SIGNAL
E FLASHER

TURN SIGNAL LIGHT LH


BATTERY

TURN SIGNAL LIGHT RH


RED LH RH

FRONT

FRONT
REAR

REAR
INDICATOR
LIGHT

Hình 2.26 Sơ đồ hệ thống tín hiệu trên xe TOYOTA COROLLA

32
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
Turn Signal Flasher Turn Signal Switch
3
E TB TL TR
LH
F TB
OFF
2 1
RH
Fuse A1 A5 A8
HAZ-HORN

Ignition Switch Turn Signal Light


Fuse (RH)

4 2 TURN-GAUGE
(LH)
Taillight
control
lOMoARcPSD|33315087

Relay
Turn Indicator Light
(RH)

(LH)

2 10 8 7 9 6 5 4
Battery
E1 T B1 B2 F TB TR TL TI
Red Hazard Indicator
OFF Light
ON

Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)


3
Hazard Warning Switch

Hình 2.27 Sơ đồ hệ thống tín hiệu trên xe TOYOTA HIACE

33
lOMoARcPSD|33315087

Horn

Turnlight Switch

G1 G2 G3 G4 G5 G6
R
TURN OFF
L
Battery
OFF
HAZARD
ON

B
fLASHER
E L
L R

Hình 2.28 Công tắc báo nguy - TOYOTA


2.2.3 Hệ thống đèn phanh, đèn kích thước:
a. Hệ thống đèn phanh:
Đèn này được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ.

Đèn báo

Hình 2.29 Sơ đồ đèn phanh.


b. Hệ thống đèn kích thước:
Đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ báo
chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe. Các đèn kích thước thường dùng kính khuyếch
tán màu đỏ có công suất mỗi bóng là 10W.

34
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2.3 Các mạch điện tử trong hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
2.3.1 Mạch nâng hạ đèn đầu
Mạch nâng hạ đèn đầu (headlamp retractor) được trang bị trên một số ô tô. Sơ đồ mạch
của hệ thống này được trình bày trên hình 2.37:

HOLD SW

RETRACTOR D E D E
OFF ON
CONTROL UNIT B H Relay 2
Relay 1

Retractor F F Retractor
10 K 10 K 10 K motor left motor right
OR T5 T1 A A
1,7 K
T4 M M
T2 B C B C
AND
4,7 K
D
T3
C

L1 L2

Headlight control
Headlight HI
relay 3 4 FUSE
LO
1 2

Tailight control Tailight HI


relay FUSE
3' 4'
LO

1' 2'

FUSE
T H EL HF HU HL ED
BATERY
OFF FLASH

TAIL LOW

HOLD HIGHT

LIGHT CONTROL DIMMER SWITCH


SWITCH

Hình 2.30 Sơ đồ mạch nâng hạ đèn đầu

35
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Mạch nâng hạ đèn đầu loại khác :


Sơ Đồ Mạch Nâng Hạ:
RETRACTOR CONTROL
UNIT

Headlight
control relay
C D2
Tailight
control relay LO LO HI HI R2
R4
R12
R3
T4
Tailight T5
D1
A R11
T1 NOR R13
R7 B
R10
C T 3
NOT R5 D3
BATERY R1

T2 R14
R8
R6 R9

H T EL

OFF Relay 1 Relay 2

TAIL

HOLD

LIGHT CONTROL
SWITCH

ED HL HU HF B A B A
M M
C C
LOW

HIGHT Retractor Retractor motor light


motor left
FLASH

DIMMER SWITCH

Hình 2.31 Mạch nâng hạ đèn loại khác

HOLD
SW

OFF ON

R3
R4
T5
R2
T4 T2
OR C1815
R1 T3 R6
C1815 D

R5 T1
C1815
C
AND
RELAY MOTOR

L1 L2

LIGHT CONTROL
SWITCH

Hình 2.32 Cấu tạo bộ điều khiển nâng hạ đèn pha

36
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2.3.2 Mạch tự động chuyển đổi pha cot và tự động bật đèn khi trời tối
Sơ đồ:

C1
R3 D
RELAY

QUANG TRÔÛ

T2
R2 ACCU
T1
BC549
R1
C
R4

Hình 2.33 Mạch tự động mở đèn đầu

Mạch tự động mở đèn dùng OP-AMP

Hình 2.34 Mạch tự động mở đèn dùng OP-AMP


C: chống nhiễu.

37
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2.3.3 Mạch báo rẽ


Một rơle nhỏ để làm các đèn báo rẽ nháy và một mạch transitor để đóng ngắt rơle theo một
tần số định trước được kết hợp thành bộ tạo nháy kiểu bán transitor.

Hình 2. 35 Bộ tạo nháy kiểu cơ – bán dẫn


➢ Bộ tạo nháy kiểu bán dẫn:

B SW

D1
R3
L
D2 C
L

R1 T2
D4 R

R2 T1 R4
E

D3
Hình 2.36 Sơ đồ bộ chớp của TOYOTA
Công dụng linh kiện:
D1 : Dập xung sức điện độn tự cảm của cuộn dây W, bảo vệ T2
D2 : Dập xung âm
D3 : Ngăn dòng ngược
D4 : Giảm dòng rò

38
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2.3.4 Mạch báo đứt bóng đèn


Để báo đứt bóng đèn hoặc đèn bị mờ do bị sụt áp trên đường dây ở các điểm nối người
ta dùng mạch báo hư bóng đèn (lamp failure circuit).
Sơ đồ nguyên lý của mạch Lamp Failure điện tử được trình bày trên hình 2.37
IG
Taillight Relay
+

Brake
Switch
Lamp
LCS + Failure
idicator
-

-
Brake
Light
Taillight

Hình 2.37 Sơ đồ nguyên lý của mạch báo hư đèn (Electronic Lamp Failure Unit)
Đa số các mạch báo hư đèn kiểu điện tử đều dựa trên nguyên lý cầu Wheatstone kết hợp
với mạch khuyếch đại thuật toán (OPAMP) mắc theo kiểu so sánh. Tín hiệu này của 2
OPAMPL được đưa vào ngõ vào của cổng logic OR.
IG +
21 W

Light control 21W


Switch Tail relay

6W

21W

R Y W/R 21W
2F 4F 5F
Brake Light

8F 1F 3F 7F 6F

Y/Gr G/O G/Br Br/W Y/R


6W

6W

6W

Brake
SW Taillight

IG +

Hình 2.38 Sơ đồ đấu dây hộp báo hư bóng xe Toyota

39
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Ignition switch

S
S
N
N

Magnetic fields
oppose Reed switch
reed switch open close
S

N
Lamp
not
illuminated

Main beam Main beam


left right Warning
lamp

Hình 2.39 Sơ đồ nguyên lý của mạch báo đứt bóng dùng công tắc lưỡi gà
III. TỔNG KẾT BÀI
− Phải trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch các hệ thống.
− Trình bày dược các chức năng cơ bản của từng hệ thống.
− Vận dụng được các kiến thức cơ bản về điện và điện tử : quang trở, nhiệt trở,
biến trở, tụ điện, mạch cổng nhằm dể dàng hiểu được nguyên lý mạch của các
hệ thống khác

40
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

CHƯƠNG 3 : CÁC HỆ THỐNG PHỤ


3.1 HỆ THỐNG LAU RỬA KÍNH VÀ ĐÈN ĐẦU
3.1.1 Giới thiệu chung
Trên ôtô thường dùng các kiểu hệ thống gạt nước và rửa kính (hoặc đôi khi rửa đèn pha).
a. Gạt nước:
Hệ thống gạt nước thường có những chế độ làm việc như sau:
• Gạt nước một tốc độ.
• Gạt nước hai tốc độ.
• Gạt nước gián đoạn (INT).
• Gạt nước gián đoạn có hiệu chỉnh thời gian dừng.
• Gạt nước kết hợp với rửa kính.
b. Rửa kính:
Motor rửa kính trước và rửa kính sau riêng rẽ.
Rửa kính trước và rửa kính sau dùng chung một motor.
3.1.2. Cấu tạo các bộ phận
Hệ thống gạt nước và rửa kính bao gồm các bộ phận sau:
3.1.2.1. Motor gạt nước
Nam châm Ferit
Phần ứng
Tiếp điểm

Trục vít

Chổi than
chung Nam châm

Chổi than tốc độ cao Đĩa cam

Chổi than tốc độ thấp

Hình 3.1 Cấu tạo motor gạt nước

a. Công tắc dừng tự động

Công
tắc
nước
gạt
(tắt)
Môtơ
nước
gạt Công
tắc

Công tắc vị trí dừng

41
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 3.2: Công tắc điều khiển dừng tự động loại mass chờ (trên) và dương chờ
(dưới)
Công tắc dừng tự động bao gồm một đĩa đồng có khoét rãnh và ba tiếp điểm.
b. Tốc độ motor
Motor gạt nước là loại motor điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu có 2 tốc độ
hoạt động LOW (thấp) và HIGH (cao) nhờ cách đấu dây trong rotor. Vì vậy motor có 3
chổi than: một chổi than chung, chổi than tốc độ thấp và chổi than tốc độ cao.
3.1.2.2. Relay gạt nước gián đoạn
Relay này có tác dụng làm gạt nước hoạt động gián đoạn.
Ở một vài kiểu xe, thời gian gián đoạn có thể điều chỉnh được.
3.1.3. Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động
3.1.3.1. Công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST

Hình 3.3: Sơ đồ mạch điện khi công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST
Khi công tắc ở vị trí LOW hay MIST, dòng điện chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt
nước như sơ đồ dưới và gạt nướt hoạt động ở tốc độ thấp.
Accu + → chân18 → tiếp điểm LOW/MIST công tắc gạt nước → chân 7 → motor gạt
nước (LO) → mass.

42
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

3.1.3.2. Công tắc gạt nước ở vị trí HIGH


Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH, dòng điện tới chổi tốc độ cao của motor (HI) như
sơ đồ dưới và motor quay ở tốc độ cao.

Hình 3.4: Sơ đồ mạch điện khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH
3.1.3.3. Công tắc gạt nước ở vị trí OFF
Nếu tắt công tắc gạt nước trong khi motor gạt nước đang quay, dòng điện sẽ chạy đến
chổi tốc độ thấp của motor gạt nước qua công tắc như hình 3.5 và gạt nước tiếp tục hoạt
động ở tốc độ thấp.

Hình 3.5: Sơ đồ mạch điện khi công tắc gạt nước ở vị trí OFF

3.1.3.4. Công tắc gạt nước tại vị trí INT (Vị trí gián đoạn)
Khi công tắc gạt nước dịch đến vị trí INT, Tr1 bật trong một thời gian ngắn làm tiếp
điểm relay chuyển từ A sang B: Accu + → chân18 → cuộn relay Tr1→ chân 16→mass.

43
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Khi các tiếp điểm relay đóng tại B, dòng điện chạy đến motor (LO) và motor bắt đầu
quay ở tốc độ thấp: Accu + → chân18 → tiếp điểm B relay → các tiếp điểm INT của
công tắc gạt nước → chân 7 → motor gạt nước LO → mass.

Hình 3.6: Sơ đồ mạch điện khi công tắc gạt nước ở vị trí INT
3.1.3.5. Công tắt rửa kính bật ON:

Hình 3.7 Sơ đồ mạch điện khi công tắc gạt nước ở vị trí ON
Khi công tắt rửa kính bật ON, dòng điện chạy đến motor rửa kính: Accu + → motor rửa
kính → chân số 8 → tiếp điểm công tắc rửa kính → chân 16 → mass.
Trong trường hợp gạt nước nối với rửa kính, Tr1 bật trong thời gian xác định khi motor
rửa kính hoạt động làm gạt nước hoạt động, ở tốc độ thấp một hoặc hai lần. Thời gian Tr1
bật là thời gian nạp điện cho tụ trong mạch transistor. Thời gian nạp lại điện cho tụ phụ
thuộc vào thời gian bật công tắc rửa kính.

44
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Các sơ đồ mạch điện trên một số xe


Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước TOYOTA CAMRY

Hình 3.8 Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước TOYOTA CAMRY

Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước của xe TOYOTA PREVIA

Hình 3.9 Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước của xe TOYOTA PREVIA

45
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Sơ đồ mạch điện TOYOTA CRESSIDA


Ignition Main Relay
4 3 Wiper Fuse
(L)
2 1
(L) M
Wiper & Washer Switch
(LY)
IGN Fuse +2 +1 S B C1 EW W
OFF
INT
LOW
Ignition Switch HI
WASHER
Fusible
Link 3
(L)
1 S1
(LW)
2 S2
Battery (LW)
6
5
(LR)
4
(LY) (LO) (LB) (LW) (L)
5 (WB)
(WB)
+1 S B
Wiper Control Relay
+2 M

Wiper Motor

* S1 – S2 is connected to standard wiper


( ) . . . . Wire Color

Hình 3.10 Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước kính trước


xe TOYOTA CRESSIDA
Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước của TOYOTA CRESSIDA kính sau (Rear Wiper and
Washer)
CRIUSE CONT.L
( )…. Wire Color
RR. WIP Fuse

(WR)
Ignition
Switch Rear
B S Rear Window &
OFF Wiper & Washer
Washer Motor
Fusible ON Switch
Link

(BY) (LR) (LW) (LY)


Batttery B S +1
Rear M
Wiper
Motor

(WB) (WB)

Hình 3.11 Sơ đồ mạch điện gạt và phun nước kính sau xe TOYOTA CRESSIDA

46
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

3.2. HỆ THỐNG KHÓA CỬA


3.2.1. Công dụng và các chức năng của hệ thống khóa cửa:
a. Công dụng:
Hệ thống khoá cửa bằng điện (Power Door Locks) đảm bảo an toàn và thuận lợi cho
người sử dụng xe khi khoá cửa.
b. Các chức năng:
• Hệ thống khóa và mở tất cả các cửa khi các công tắc khóa cửa hoạt động.
• Việc mở và khóa được điều khiển bằng “Công tắc điều khiển khóa cửa”
• Chức năng khóa và mở bằng chìa.
• Chức năng mở hai bước.
• Trong chức năng mở bằng chìa có hoạt động mở một bước, chỉ cửa có cắm chìa
mới mở được. Hoạt động mở hai bước làm các cửa khác cũng được mở.
• Chức năng chống quên chìa trong xe (không khóa cửa được bằng điều khiển từ xa
trong khi vẫn có chìa cắm trong ổ khóa điện).
• Chức năng an toàn (khi rút chìa ra khỏi ổ khóa điện và cửa được khóa hoặc dùng
chìa hoặc dùng điều khiển từ xa, không thể mở được cửa bằng công tắc điều khiển
khóa cửa).
• Chức năng điều khiển cửa sổ điện sau khi đã tắt khóa điện (sau khi cửa người lái
và cửa hành khách đóng và khóa điện tắt, cửa sổ điện vẫn có thể hoạt động thêm
trong khoảng 60 giây nữa).
• Hệ thống khóa cửa sử dụng hoặc nam châm điện hoặc motor làm cơ cấu chấp
hành. Ngày nay cơ cấu chấp hành kiểu motor được sử dụng phổ biến nhất.
3.2.2. Cấu tạo các chi tiết
Hệ thống khóa cửa bao gồm các chi tiết sau đây:

Hình 3.12 Các chi tiết trên hệ thống khóa cửa

47
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

3.2.2.1. Công tắc điều khiển khóa cửa

Hình 3.13 Công tắc điều khiển khóa cửa.


Công tắc điều khiển khóa cửa cho phép khóa và mở tất cả các cửa đồng thời chỉ một lần
ấn. Công tắc điều khiển khóa cửa được gắn ở tấm ốp trong ở cửa phía người lái, nhưng ở
một số kiểu xe, nó cũng được gắn ở tấm ốp trong ở cửa phía hành khách.
3.2 2.2. Motor khóa cửa

Hình 3.14 Motor khóa cửa.


Motor khóa cửa là cơ cấu chấp hành để khóa cửa. Motor khóa cửa hoạt động, chuyển
động quay được truyền qua bánh răng chủ động, bánh răng lồng không, trục vít đến bánh
răng khóa, làm cửa khóa hay mở.
3.2.2.3. Công tắc điều khiển chìa
Công tắc điều khiển chìa được gắn bên trong cụm khóa cửa.
Nó gửi tín hiệu khóa đến relay điều khiển khóa cửa, khi ổ khóa được điều khiển từ bên
ngoài.
3.2.2.4. Công tắc vị trí khóa cửa

Hình 3.15 Công tắc vị trí khóa cửa


Công tắc vị trí khóa cửa được gắn bên trong vị trí khóa cửa.
Công tắc này phát hiện trạng thái khóa cửa. Công tắc vị trí bao gồm một tấm tiếp điểm và
đế công tắc. Khi bánh răng khóa ở phía mở, công tắc bật.

48
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

3.2.2.5. Công tắc báo không cắm chìa khoá vào công tắc máy

Hình 3.16 Công tắc báo không cắm chìa.


Công tắc này gắn ở giá đỡ trên trục lái chính. Nó phát hiện chìa đã được cắm vào ổ khóa
điện hay chưa. Nó bật khi chìa đang cắm và tắt khi rút chìa.
3.2.2.6. Công tắc cửa:
Chức năng: Chống quên chìa, an toàn và điều khiển cửa sổ điện sau khi tắt khóa.
Công tắc này phát hiện cửa mở hay không. Nó bật khi cửa mở và tắt khi cửa đóng.
3.2.2.7. Công tắc điều khiển khóa cửa:
Relay điểu khiển khóa cửa bao gồm hai relay và một IC. Hai relay này điều khiển dòng
điện đến các motor khóa cửa. IC điều khiển hai relay này theo tín hiệu từ các công tắc
khác nhau.
3.2.3. Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động
Phần này mô tả hoạt động khóa và mở khóa của của các khóa cửa và từng chức năng của
hệ thống khóa cửa. Cấu tạo của giắc nối relay điều khiển khóa cửa và cách đánh số chân
có thể khác nhau tùy theo loại xe.
3.2.3.1. Hoạt động khóa của khóa cửa
Khi cửa bị khóa do tín hiệu từ các công tắc khác nhau, Tr1 bên trong relay điều khiển
khóa cửa được IC bật. Khi Tr1 bật, dòng điện qua cuộn dây relay số 1 làm bật relay số 1.
Khi relay số 1 bật, dòng điện chạy qua motor khóa cửa như chỉ ra ở sơ đồ mạch điện
dưới, khóa tất cả các cửa.

Hình 3.17 Sơ đồ hoạt động khóa của khóa cửa


3.2.3.2. Hoạt động mở khóa cửa

49
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Khi các khóa được mở, Tr2 được bật bởi IC, khi Tr2 bật, relay số 2 bật và dòng điện chạy
qua các mô tơ khóa cửa làm mở tất cả các khóa cửa.

Hình 3.18 Sơ đồ hoạt động mở của khóa cửa.


3.2.3.3. Khóa cửa bằng công tắc điều khiển khóa cửa
Khi công tắc điều khiển dịch đến Lock, chân 10 của relay điều khiển khoá cửa được nối
mass qua công tắc điều khiển khoá cửa làm Tr1 bật trong khoảng 0,2 giây. Nó làm cho tất
cả các cửa bị khoá.
3.2.3.4. Mở khoá bằng bằng công tắc điều khiển khoá cửa
Khi công tắc điều khiển khoá cửa dịch đến phía Unlock, chân 11 của relay điều khiển khoá
cửa được nối mass qua công tắc điều khiển khoá cửa, bật Tr2 trong khoảng 0,2 giây, nó
làm cho tất cả các khoá cửa mở.
Chức năng khoá cửa bằng chìa
Khi chìa khoá cửa quay sang phía Lock, chân 12 của relay điều khiển khoá cửa được nối
mass qua công tắc điều khiển chìa, làm bật Tr1 trong 0,2 giây. Nó làm tất cả các cửa khoá.
3.2.3.5. Chức năng khoá cửa bằng chìa
Cửa phía người lái có thể bao gồm chức năng mở khoá 2 bước. Khi chìa cửa xoay sang vị
trí Unlock, chân 11 của relay điều khiển được nối mass qua công tắc điều khiển chìa làm
Tr2 bật trong khoảng 2 giây. Nó làm tất cả các cửa mở khoá.
3.2.3.6. Chức năng mở khoá 2 bước (phía cửa người lái)
Chức năng này không có ở một vài thị trường. Khi chìa cắm ở cửa phía người lái xoay sang
phía Unlock một lần, nó chỉ mở khoá cho người lái. Lúc này chân 9 của relay điều khiển
khoá cửa được nối mass một lần qua công tắc điều khiển chìa, nhưng Tr2 không bật.
Khi chìa xoay sang phía Unlock hai lần liên tiếp trong khoảng 3 giây, chân 9 được nối mass
hai lần, nên Tr2 bật trong khoảng 0,2 giây. Nó làm cho tất cả các khoá cửa đều mở.
3.2.3.7. Chức năng chống quên chìa
Chức năng này không có ở phía hành khách đối với một vài thị trường.
a. Khi chìa được cắm vào ổ khoá điện và cần khoá cửa bị ấn trong khi cửa mở, tất cả
các cửa không khoá. Nghĩa là nếu chân 6 của relay điều khiển khoá cửa được mở bởi công
tắc vị trí khoá cửa trong khi chân 7 được nối mass qua công tắc báo không cắm chìa và hai

50
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

chân được nối mass qua công tắc cửa, Tr2 bật trong khoảng 0,2 giây. Nó làm cho các cửa
không khoá.
b. Khi công tắc điều khiển khoá cửa dịch sang phía Lock với chià cắm trong ổ khoá
điện và cửa mở, tất cả các khoá cửa khoá tạm thời sau đó mở.
Nghĩa là, nếu chân 10 của rơ le điều khiển khoá cửa được nối mass qua công tắc điều khiển
khoá cửa trong khi chân 7 và chân 2 được nối mass, Tr1 bật trong khoảng 0,2 giây. Sau đó
Tr2 bật khoảng 0,2 giây. Nó làm tất cả các khoá cửa khoá rồi lại mở.
c. Nếu cửa đóng với chìa cắm trong ổ khoá điện và ấn khoá cửa (khoá), có nghĩa nếu
ấn cần khoá cửa ấn trong khoảng 0,2 giây hay lâu hơn trong khi các cửa không khoá nhờ
hoạt động ở mục (a), sau đó đóng, các cửa được mở khoá sau 0,8 giây. Nếu lần đầu các
cửa không mở khoá, chúng sẽ được mở khoá lại sau 0,8 giây nữa.
3.2.3.8. Chức năng an toàn
Chức năng này không có ở một vài model xe.
a. Nếu các cửa được khoá bởi một trong các hoạt động sau, các cửa sẽ không mở khoá
ngay cả khi công tắc điều khiển khoá cửa di chuyển về phía Unlock.
Cửa được khoá bằng chìa khi khoá điện ở vị trí khác với vị trí ON (bình thường khi chìa
bị rút khỏi ổ khoá điện), và khi các cửa phía lái xe và hành khách được đóng.
Cửa phía người lái (hay cửa phìa hành khách) được khoá bằng phương pháp không dùng
chìa (điều khiển từ xa) khi khoá điện ở vị trí khác vị trí ON, các cần khoá ở cửa người lái
và cửa hành khách bị ấn và cửa phía hành khách (hay người lái) đóng.
b. Chức năng an ninh mất tác dụng khi một trong các hoạt động sau được thực hiện.
Khoá điện xoay đến vị trí ON.
Công tắc điều khiển chìa ở cửa người lái được xoay một lần đến vị trí Unlock.
Công tắc điều khiển khoá đến phía Unlock với cần khoá trên cửa hành khách và người lái
được kéo lên.
3.2.3.9. Chức năng điều khiển cửa kính điện khi đã tắt khoá điện
Thông thường cửa sổ điện chỉ hoạt động khi khoá điện ở vị trí ON.
Tuy nhiên, với chức năng này, trước khi bất kỳ cửa nào được mở, cửa sổ điện có thể hoạt
động trong vòng 60 giây ngay cả khi đã tắt khoá điện.
3.3 HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH (POWER WINDOW)
3.3.1 Công dụng
Nâng hạ kính xe nhờ motor điện một chiều.
3.3.2. Đặc điểm cấu tạo
Sử dụng nam châm vĩnh cửu, motor nhỏ, gọn, dễ lắp ráp, bố trí motor quay được cả hai
chiều khi ta đổi chiều dòng điện. Có thể nâng cao hoặc hạ thấp kính tùy ý.
3.3.2.1. Motor nâng hạ kính
Là động cơ điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu (giống như motor hệ thống
gạt và phun nước).

51
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 3.19 Motor nâng hạ cửa kính trên xe HONDA ACCORD.


3.3.2.2. Hệ thống điều khiển
Gồm có một công tắc điều khiển nâng hạ kính, bố trí tại cửa bên trái người lái xe và mổi
cửa hành khách một công tắc.
Công tắc chính (Main switch)
Công tắc nâng hạ cửa tài xế (Driver’s switch).
Công tắc nâng hạ cửa trước nơi hành khách (Front passenger’s switch).
Công tắc phía sau bên trái (Left rear switch).
Công tắc phía sau bên phải (Right rear swich).

52
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

3.3.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động


3.3.3.1 Sơ đồ mạch điện trên xe TOYOTA CRESSIDA

Hình 3.20 Sơ đồ mạch điện nâng hạ cửa trên xe TOYOTA CRESSIDA.


3.3.3.2. Nguyên lý hoạt động
Khi bật công tắc máy, dòng qua Power window relay, cung cấp nguồn cho cụm công tắc
điều khiển nơi người lái (Power window master switch).
Nếu công tắc chính (Main switch) ở vị trí OFF thì người lái sẽ chủ động điều khiển tất cả
các cửa.
Cửa số M1:
Bật công tắc sang vị trí down: lúc này (1) sẽ nối (2), motor sẽ quay kính hạ xuống.
Bật sang vị trí UP (1’) nối (3’) và (1) nối (3) dòng qua motor ngược ban đầu nên kính được
nâng lên.
Tương tự, người lái có thể điều khiển nâng, hạ kính cho tất cả các cửa còn lại (công tắc S2
, S3 và S4).
Khi công tắc chính được mở, người ngồi trong xe được phép sử dụng khoảng thông thoáng
theo ý riêng (trường hợp xe không mở hệ thống điều hòa, đường không ô nhiễm, không
ồn...).
Khi điều khiển quá giới hạn UP hoặc DOWN, vít lưỡng kim trong từng motor sẽ mở ra và
việc điều khiển không hợp lý này được vô hiệu.

53
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

3.4. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GHẾ LÁI


3.4.1. Chức năng
Hệ thống điều khiển ghế lái dùng để nâng hạ và di chuyển ghế trượt về trước hay phía sau
tạo tư thế thoải mái cho người lái.
3.4.2. Cấu tạo
Gồm các motor di chuyển và các công tắc điều khiển.

Hình 3.21 Vị trí các mô tơ điều khiển ghế lái.


3.4.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động
3.4.3.1 Sơ đồ mạch điện

Hình 3.22 Sơ đồ mạch điện hoạt động nâng hạ ghế lái.


Công tắc điều khiển sự hoạt động của ghế:

UP UP

1 2 9 3 4
5 6 10 7 8
DOWN DOWN
FORWARD BACKWARD
Hình 3.23 Công tắc điều khiển sự hoạt động của ghế lái.
54
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

trước

bật

Đầu dây
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Vị trí công tắc
FORWARD
SLIDE
SWITCH OFF
BACKWARD

UP
FRONT
VERTICAL OFF
SWITCH
DOWN

UP
REAR
VERTICAL OFF
SWITCH
DOWN

FORWARD
RECLINING
SWITCH OFF
BACKWARD

trước sau

Hình 3.24 Bảng hoạt động của các công tắc ở các vị trí.
3.4.3.2 Nguyên lý hoạt động
Công tắc Slide Switch:
Vị trí FORWARD 1 nối 9 và 4 nối 10 ghế chuyển động về phía trước
Vị trí OFF: 1 nối 10 và 4 nối 10 ghế dừng lại.
Vị trí BACKWARD: 1 nối 10 và 4 nối 9 ghế chuyển động về phía sau.
Công tắc Front Vertical Switch:
Vị trí UP: 2 nối 9 và 3 nối 5 ghế lái được nâng lên.
Vị trí OFF: 2 nối 5 và 3 nối 5 ghế lái dừng lại.
Vị trí DOWN: 2 nối 5 và 3 nối 9 ghế lái được hạ xuống.
Công tắc Rear Vertical Switch:
Vị trí UP: 6 nối 9 và 7 nối 8 ghế sau được nâng lên.
Vị trí OFF: 6 nối 8 và 7 nối 8 ghế sau dừng lại.
Vị trí DOWN: 6 nối 8 và 7 nối 9 ghế sau được hạ xuống.
Công tắc Reclining Switch:
Vị trí FORWARD: 5 nối 9 và 5 nối 10 ghế bật về phía trước
Vị trí OFF: 1 nối 10 và 4 nối 10 ghế dừng lại.

55
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

3.5 HỆ THỐNG XÔNG KÍNH


3.5.1 Chức năng
Dùng sưởi nóng kính sau, làm tan sương bằng các điện trở, được bố trí giữa lớp kính sau.
Các điện trở này được cung cấp dòng điện để nung nóng kính khi sương bám.
3.5.2 Cấu tạo
Hệ thống sử dụng nguồn dương (+) cung cấp trực tiếp qua cầu chì và relay xông kính
(defogger relay), relay được điều khiển bởi công tắc xông kính (defogger switch) trên
công tắc (defogger switch) có một đèn báo xông và một đèn soi công tắc.
Sơ đồ mạch điện
3.5.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động
3.5.3.1 Sơ đồ mạch điện

Hình 3.25 Sơ đồ mạch điện xông kính.


3.5.3.2 Nguyên lý hoạt động
Theo sơ đồ mạch điện, khi bật công tắc xông kính (defogger switch) điện trở xông nóng
lên, đèn báo xông sáng.
Vào ban đêm mạch đèn kích thước (Tail) sẽ soi sáng công tắc qua biến trở điều chỉnh độ
sáng.
3.6 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN KÍNH CHIẾU HẬU
3.6.1 Chức năng hệ thống
Kính chiếu hậu ô tô là phụ kiện tối quan trọng với cánh tài xế, giúp ta người lái xe quan sát
được phía sau trong các trường hợp sau; Khi qua đường, quay đầu xe, chuyển làn hay lùi
xe thì người cầm lái sẽ phải sử dụng kính chiếu hậu.
3.6.2 Cấu tạo hệ thống
Gồm công tắc và 2 cụm mô tơ điều khiển gương

56
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

3.6.3 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý hoạt động

Hình 3.25 Sơ đồ mạch điện điều khiển kính chiếu hậu.

III. TỔNG KẾT BÀI


− Phải trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sơ đồ mạch các hệ thống
− Trình bày được các chức năng cơ bản của từng hệ thống.
− Vận dụng được các kiến thức cơ bản về điện và điện tử: quang trở, nhiệt trở,
biến trở, tụ điện, mạch cổng nhằm dể dàng hiểu được nguyên lý mạch của các
hệ thống khác

57
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

4.1 LÝ THUYẾT ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (ĐHKK).


4.1.1 Lý thuyết làm mát cơ bản
• Chúng ta cảm thấy hơi lạnh sau khi bơi trong một ngày nóng. Đó là khi bơi nước đã
lấy đi nhiệt từ cơ thể của chúng ta.
• Tương tự như vậy chúng ta cảm thấy lạnh khi chúng ta bôi cồn vào tay, cồn đã lấy
nhiệt của chúng ta khi bay hơi, chúng ta có thể làm cho các vật lạnh đi bằng cách sử
dụng các hiện tượng tự nhiên này.
• Ví dụ: Chất lỏng bay hơi có thể lấy nhiệt từ các chất.
• Một bình có vòi được đặt trong một hộp cách điện tốt. chất lỏng trong bình sẽ bốc
hơi ngay ở nhiệt độ không khí.
• Khi miệng vòi được mở chất lỏng trong bình sẽ bay hơi và nhiệt cần thiết cho sự
bay hơi từ không khí nằm giữa bình và hộp sẽ được truyền vào hơi của chất lỏng và
bay ra ngoài.
• Ở thời điểm này nhiệt độ của không khí trong hộp sẽ thấp hơn so với nhiệt độ của
nó trước khi mở vòi

Hình 4.1: Chất lỏng bay hơi

58
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

4.1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí ôtô

Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh ô tô nói riêng bao gồm các bộ phận và thiết
bị nhằm thực hiện một chu trình lạnh, lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thải nhiệt ra
môi trường bên ngoài. Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận: Máy nén, thiết bị ngưng tụ
(giàn nóng), bình lọc và tách ẩm, thiết bị giãn nở (van tiết lưu), thiết bị bay hơi (giàn lạnh),
và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất. Hình vẽ
trên đây giới thiệu các bộ phận trong hệ thống điện lạnh ô tô.

Hình 4.2: Các bộ phận chính của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
4.1.3 Môi chất lạnh và dầu lạnh
4.1.1.1 Môi chất (chất làm lạnh) là gì?
Môi chất là chất trao đổi nhiệt khi nó tuần hoàn. Nó nhận nhiệt khi bay hơi và giải
phóng nhiệt khi hóa lỏng.
Hiện nay người ta sử dụng chất HCF-134a (R134a) làm môi chất cho điều hòa không
khí cho Ô Tô
➢ Các tính chất cần thiết của môi chất lạnh

Hình 4.3: Đặc tính của môi chất lạnh


Môi chất lạnh dùng trong hệ thống điều hoà không khí ôtô phải đạt được các yêu
cầu sau đây:
- Dễ bốc hơi có điểm sôi thấp.

59
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

- Phải trộn lẫn được với dầu bôi trơn.


- Có năng suất lạnh riêng thể tích và năng suất lạnh riêng khối lượng lớn.
- Áp suất ngưng tụ không quá lớn.
- Có hoá tính trơ, nghĩa là không làm hỏng các ống cao su, nhựa dẻo, không gây sét
gỉ cho kim loại.
- Không gây cháy nổ và độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
- Tỷ số nén không quá lớn.
- Ẩn nhiệt hoá hơi phải lớn.
- Nhiệt độ đông đặc của môi chất thấp, trọng lượng riêng, độ nhớt nhỏ.
- Dễ hoà tan trong nước .
- Hoà tan nhiều trong dầu bôi trơn để dễ hồi dầu về máy nén.
- Môi chất phải rẻ tiền, dễ kiếm , dễ vận chuyển và bảo quản.
Hệ thông điện lạnh ôtô sử dụng hai loại môi chất lạnh phổ biến là R-12 và R-134a.
➢ Môi chất lạnh R-12 (CCl2F2)
Ký hiệu thương mại của môi chất này là R12, công thức hoá học là CCl2F2 . Là dẫn
suất halogen của mêtan. Môi chất này đã bị cấm sử dụng trên thế giới do nó có tính phá
huỷ ozone và là khí gây hiệu ứng nhà kính làm nóng địa cầu.
Đây là loại môi chất an toàn , không cháy nổ , không độc hại với cơ thể sống khi ở
điều kiện thường nhưng khi gặp nhiệt độ cao (550 – 6000 C) nó cháy và phân huỷ thành
phosgen rất độc hít phải lượng lớn môi chất lạnh R-12 sẽ gây ra thương tích cho cơ thể. Nó
chủ yếu sử dụng trong các máy lạnh dân dụng do có năng suất lạnh riêng nhỏ
Không ăn mòn các vật liệu, không dẫn điện, không hoà tan nước, hoà tan một phần
dầu bôi trơn.
Có tinh lưu động và thẩm thấu cao dễ bị dò rỉ
Môi chất lạnh R-12 là một hợp chất gồm clo, flo và cacbon. Điểm sôi của R-12 là -
220F (-300C), nhờ vậy Do đó phải đựng môi chất lạnh R-12 trong những bình chứa dưới
áp suất cao hơn áp suất khí quyển, phải cẩn thận trong việc bốc xếp di chuyển các bình
này.
Cùng với đặc tính có khả năng lưu thông xuyên suốt hệ thống ống dẫn nhưng không
bị giảm hiệu suất, làm cho môi chất lạnh R-12 trở thành môi chất lạnh lý tưởng của hệ
thống điện lạnh
- Ưu điểm: Nó bốc hơi nhanh chóng trong giàn lạnh và hấp thu nhiều nhiệt. R-12
hoà tan được trong dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng cho máy lạnh (loại dầu khoáng chất),
không phản ứng làm hỏng kim loại, các ống mềm và gioăng đệm. Nó có khả năng lưu
thông xuyên suốt qua hệ thống lạnh nhưng không bị giảm hiệu suất lạnh.
- Nhược điểm: Chất này thải vào không khí, nguyên tử clo tham gia phản ứng làm
thủng tầng ôzôn bao bọc bảo vệ Trái Đất. Trên tầng cao từ 16-> 48 km, tầng ôzôn bảo vệ
Trái Đất bằng cách ngăn chặn tia cực tím của mặt trời phóng vào Trái Đất. Sự cạn kiệt và
phá huỷ tầng khí ôzôn là do chúng ta thải vào khí quyển nhiều chlorofluorocarbons (CFCs).
Môi chất lạnh dùng trong hệ thống điện lạnh bấy lâu nay lại cùng họ hoá chất với loại khí
carbon CFC

60
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

- Hiện nay nghành công nghiệp hoá chất đang tìm kiếm các môi chất lạnh khác thay
thế cho môi chất lạnh R-12. Do đó, ngày nay hệ thống điện lạnh ôtô dùng loại môi chất
mới R-134a thay thế cho R-12.
➢ Môi chất lạnh R-134a
Ký hiệu thương mại của môi chất này là R134a là hợp chất gồm flo và cacbon, đây
là môi chất tương đối thân thiện với môi trường được dùng để thay thế cho môi chất R12.
Môi chất này có những tính chất tương đồng với R12, năng suất lạnh cũng tương đương .
Nhiệt độ bay hơi tiêu chuẩn của nó là – 26,30C (-150F), cao hơn so với R12 .
Khi máy lạnh đang sử dụng môi chất R12 mà chuyển qua sử dụng R134a thì cần
thay đổi một số phụ kiện và thiết bị như là dầu bôi trơn, các vòng đệm kín bằng cao su, fin
sấy lọc,van tiết lưu kể cả các dụng cụ như các loại đồng hồ gas, đèn thử xì …vvv
- Ưu điểm: Hợp chất này không tham gia phá hỏng tầng ôzôn. Vì trong phân tử này
không chứa clo.
- Nhược điểm: R-134a không hoà tan được với dầu nhờn bôi trơn khoáng chất.
Một số khác biệt quan trọng của môi chất lạnh R-134a so với R-12 là:
- Dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng cùng với môi chất lạnh R-134a là các chất bôi trơn
tổng hợp polyalkalineglycol (PAG) hay polyolester (POE). Hai chất bôi trơn này không
thể hoà lẫn với môi chất lạnh R-12.
- Chất khử ẩm (desiccant) dùng cho R-134a khác với chất khử ẩm dùng cho R-12.
- Hệ thống điện lạnh ôtô dùng môi chất lạnh R-134a cần áp suất bơm của máy nén
và lưu lượng không khí giải nhiệt giàn nóng (bộ ngưng tụ) phải tăng cao hơn so với hệ
thống điện lạnh dùng R-12.
Chú ý:
Trong quá trình bảo trì sửa chữa cần tuân thủ các yếu tố kỹ thuật sau đây:
+ Không được nạp lẫn môi chất lạnh R-12 vào trong hệ thống đang dùng môi chất
lạnh R-134a và ngược lại. Nếu không tuân thủ điều này sẽ gây ra sai hỏng cho hệ thống
điện lạnh.
+ Không được dùng dầu bôi trơn máy nén của hệ thống R-12 cho máy nén của hệ
thống R-134a. Nên dùng đúng loại.
+ Phải sử dụng chất khử ẩm đúng loại dành riêng cho R-12 và R-134a.
Dưới đây ta giới thiệu bảng đặc tính của R12 và R134a

Đặt tính kỹ thuật R134a R12

Trọng lượng phân tử 102,3 120,91

Điểm sôi -26,80C - 29,790C

Nhiệt độ tới hạn 101,150C 111,800C

Áp suất tới hạn 4,065mpa(41,452kgf/cm2) 4,125mpa(42.063kgf/cm2)

Mật độ dung dịch bảo hòa 1206,0 kgf/cm2 1310,9kg/cm3

61
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Thể tích riêng 0,31009 m3/kg 0,027085m3/kg

Nhiệt dung riêng (dung 1,4287kj/kf k 0,9682KJ/Kg.k


dịch bảo hòa ở áp suất
không đổi) (0,3413 kcal/kgf k ) (0,2313kcal/kgf.k)

Nhiệt dung riêng ở (Chất 0,8519 kj/kg


0,6116KJ/Kg.k
hơi bảo hòa ở áp suất
(0.1461kcal/kgf.k)
không đổi) (0,2075 kcal/kgf k)

Nhiệt ẩn khi bốc hơi 216,5kj/kg(51,72kcal/kgf) 166,56KJ/kg(39.79kcal/kgf)

Tính cháy được O cháy O cháy

Chỉ số làm suy kiệt


0 1.1
ôzon(CFC12=1.0)

Chỉ số làm nóng trái đất 0,24-0,29 2,8 – 3,4


Bảng 4-1 Đặc tính của môi chất lạnh

4.1.1.2 Dầu máy nén.


➢ Nhiệm vụ của dầu bôi trơn.
Dầu bôi trơn đựơc sử dụng trong các hệ thống lạnh có máy nén cơ. Nhiệm vụ chủ
yếu là:
- Bôi trơn các chi tiết chuyển động của máy nén, giảm ma sát và tổn thất do ma sát
gây ra. Riêng máy nén và máy giãn nở, nhiệt độ giảm đột ngột dầu bị đông cứng ngay.
- Làm nhiệm vụ tải nhiệt từ các bề mặt ma sát piston, xi lanh, ổ bi, ổ bạc,… ra vỏ
máy để toả ra môi trường, đảm bảo nhiệt độ ở các vị trí trên không quá cao.
- Chống rò rỉ môi chất cho các cụm bịt kín và đệm kín cổ trục.
- Giữ kín các khoang nén trong máy nén trục vít.
➢ Yêu cầu đối với dầu bôi trơn
Dầu bôi trơn nằm trong máy nén do đó dầu tham gia vào vòng tuần hoàn môi chất
lạnh, đi qua tất cả các thiết bị chính và phụ của hệ thống. Chính vì vậy dầu kỹ thuật lạnh
có các yêu cầu rất khắt khe:
- Có đặc tính chống mài mòn và chống sây sát bề mặt tốt.
- Có độ nhớt thích hợp đảm bảo bôi trơn các chi tiết.
- Có độ tinh khiết cao, không chứa các thành phần có hại đối với hệ thống lạnh như
ẩm, axit, lưu huỳnh, không được hút ẩm.
- Nhiệt độ bốc cháy phải cao, cao hơn nhiều so với nhiệt độ cuối quá trình nén.
- Nhiệt độ đông đặc phải thấp, thấp hơn nhiều so với nhiệt độ sau tiết lưu và ở dàn
bay hơi.
- Nhiệt độ lưu động phải thấp hơn nhiệt độ bay hơn để đảm bảo tuần hoàn được
trong hệ thống và có thể hồi dầu dễ dàng về máy nén.
- Không tạo lớp trở nhiệt trên bề mặt trao đổi nhiệt, trong trường hợp này dầu phải
hoà tan hoàn toàn vào môi chất.
- Không làm giảm nhiệt độ bay hơi qua đó làm giảm năng suất lạnh, trong trường
hợp này dầu không được hoà tan vào môi chất lạnh.

62
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

- Không được dẫn điện, có độ cách điện cao cả ở pha hơi và pha lỏng đặc biệt cho
hệ thống lạnh kín và nửa kín.
- Không gây cháy nổ.
- Không phân huỷ trong phạm vi nhiệt độ vận hành (thường từ -60 đến 1500C, đặc
biệt cho máy ghép tầng đến 800C thậm chí – 1100C).
- Không được tác dụng với môi chất lạnh, với các vật liệu chế tạo máy vô cơ và hữu
cơ, dây điện, sơn cách điện dây cuốn động cơ với vật liệu hút ẩm để tạo ra các sản phẩm
có hại trong hệ thống lạnh, nhất là có hại cho động cơ và máy nén.
- Tuổi thọ cao và bền vững, đặc biệt trong hệ thống lạnh kín, có thể làm việc liên
tục 20 đến 25 năm ngang với tuổi thọ của block tủ lạnh.
- Phải không được độc hại.
- Phải rẻ tiền và dễ kiếm.
Trong thực tế, tất nhiên không tìm được dầu bôi trơn lý tưởng đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu trên, chỉ có thể tìm loại dầu ứng dụng cho từng loại cụ thể để phát huy ưu điểm
hay khắc phục nhược điểm.
➢ Phân loại.
Được chia thành hai nhóm chính là dầu khoáng và dầu tổng hợp , ngoài ra còn có
nhóm phụ là dầu khoáng có phụ gia tổng hợp.
a) Dầu khoáng:
Không có công thức cố định mà là hỗn hợp của nhiều thành phần gốc hydrocacbon
từ dầu mỏ. Hiện nay được sử dụng rộng rãi trong hệ thống lạnh.
b) Dầu tổng hợp:
Được sản xuất từ các chất khác nhau, các loại este, silicol, polyclycol hoặc các dầu
tổng hợp gốc hydrocacbon, so với dầu khoáng thì nó có độ bôi trơn tốt hơn khi hỗn hợp
với môi chất lạnh, nhiệt độ đông đặc cũng thấp hơn, sự mài mòn thấp hơn nhưng giá thành
cao hơn.
c) Dầu khoáng có phụ gia tổng hợp:
Để cải thiện một số tính chất của dầu khoáng người ta cho thêm vào các chất phụ
gia. Ví dụ: để tăng độ nhớt, chống ôxy hoá, chống hiện tượng sủi bọt, hạ nhiệt độ đông
đặc, tăng nhiệt độ bốc cháy… trên thực tế có thể sử dụng hỗn hợp dầu khoáng và dầu tổng
hợp nhưng phải thận trọng và phải thử nghiệm trước. Đã có trường hợp bổ sung dầu bôi
trơn loại khác vào gây trục trặc nghiêm trọng toàn bộ hệ thống bôi trơn dẫn đến cháy động
cơ.
Tùy theo quy định của nhà chế tạo, một lượng dầu bôi trơn khoảng 150 ml đến
200 ml được nạp vào máy nén nhằm đảm bảo các chức năng: Bôi trơn các chi tiết của
máy nén tránh mòn khuyết và kẹt cứng, một phần dầu nhờn sẽ hoà lẫn với môi chất lạnh
và lưu thông khắp nơi trong hệ thống giúp van giãn nở hoạt động chính xác, bôi trơn phốt
trục máy nén …
Dầu nhờn chuyên dùng cho hệ thống lạnh ô tô phải tinh khiết, không sủi bọt, không
lẫn lưu huỳnh. Dầu bôi trơn máy nén không có mùi, trong suốt, màu vàng nhạt. Bất cứ một
loại tạp chất nào cũng làm cho dầu nhớt chuyển sang màu nâu đen. Vì vậy nếu phát hiện
thấy dầu bôi trơn trong hệ thống lạnh chuyển sang màu đen nâu đồng thời có mùi hăng
nồng, chứng tỏ dầu đã bị nhiễm bẩn. Nếu gặp phải tường hợp này phải tiến hành xả sạch

63
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

dầu nhiễm bẩn, thay mới bầu lọc hút ẩm, châm dầu mới đúng loại và đúng dung lượng quy
định.
Chủng loại và độ nhờn của dầu bôi trơn hệ thống điện lạnh ô tô tuỳ thuộc vào quy
định của nhà chế tạo máy và tuỳ thuộc vào loại môi chất lạnh đang sử dụng. Khi châm dầu
nhờn vào máy nén để bù đắp vào lượng dầu bị thất thoát do xì gas, người ta sản xuất những
bình dầu áp suất ( pressurized oil ). Loại bình này chứa 2 ounces (59 mL) dầu nhờn và một
lượng thích ứng môi chất lạnh cùng chứa trong bình có công dụng tạo áp suất đẩy dầu nhờn
nạp vào hệ thống.
1. Chức năng
Dầu máy nén cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động của máy nén. Dầu máy
nén bôi trơn cho máy nén bằng cách hoà vào môi chất và tuần hoàn trong hệ thống điều
hoà. Vì vậy cần phải sử dụng dầu phù hợp.
CHÚ Ý:
Dầu máy nén sử dụng trong hệ thống R-134a không thể thay thế cho dầu máy nén
dùng trong R-12. Nếu dùng sai dầu bôi trơn có thể làm cho máy nén bị kẹt.
2. Lượng dầu bôi trơn máy nén
Nếu không có đủ lượng dầu bôi trơn trong hệ thống điều hoà, thì máy nén không
thể được bôi trơn tốt. Mặt khác nếu lượng dầu bôi trơn máy nén quá nhiều, thì một lượng
lớn dầu sẽ phủ lên bề mặt trong của giàn lạnh và làm giảm hiệu quả quá trình trao đổi nhiệt
và do đó khả năng làm lạnh của hệ thống bị giảm xuống.
Vì lý do này cần phải duy trì một lượng dầu đúng qui định trong mạch của hệ thống
điều hoà.
4.1.4 Sự hạn chế dùng lãnh chất CFC

Bầu không khí bao bọc trái đất được hình thành từ
nhiều lớp riêng biệt. Tầng bình lưu nằm ở độ cao cách
mặt nước biển từ 20-30 km. Một phần của tầng bình lưu
có mật độ ozon dày đặc và được xem là tầng ozon

Tầng ozon bảo vệ chúng ta khỏi những tác hại của


tia tử ngoại được phát ra từ mặt trời, như làm ung thư da
và biến đổi ADN. Tia tử ngoại được hấp thụ bởi tầng ozon

Lượng CFC sản xuất trong các năm


CFC được dùng làm môi chất lạnh trong
ĐHKK và các ứng dụng khác. Được thải ra
ngoài khí quyển sự đối lưu đẩy CFC lên tầng
bình lưu. Dưới tác dụng của tia tử ngoại CFC
bị quang hóa tạo thành Clor.

Clor góp phần phá hủy những giá trị tầng


ozon của chúng ta. Việc hạn chế sử dụng các
loại CFC dần dần được siết chặt cho đến khi
cấm sản xuất vào năm 1996.
Hình 4.4: Lượng CFC được sản xuất

64
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Chỉ số phá hủy tầng ozon: Việc ứng dụng các hợp chất fluorocarbon không có Clor
để thay thế các loại CFC đó được thực hiện. CFC12 sử dụng trong điều hòa không khí ô
tô, ngày nay đã được thay thế bằng lãnh chất HFC134a

Tên gọi Công thức Chỉ số phá Úng dụng Mức hạn
hóa học hủy ozone chế
CFC11(R11) CCl3F 1 Môi chất lạnh. Thuốc trừ Hạn
sâu, tác nhân sủi bọt, chế đặc
thuốc tẩy biệt
CFC (R12) CCl2F2 1 Môi chất lạnh. Thuốc trừ
sâu, tác nhân sủi bọt
CFC113(R13) C2Cl3F3 0.8 Thuốc tẩy
CFC114(R114) C2Cl2F4 1 Thuốc trừ sâu, tác nhân
sủi bọt
CFC115(R115) C2ClF5 0.6 Tác nhân sấy
HCFC22(R22) CHClF2 0.05 Môi chất lạnh Không hạn
HCFC123(R123) CHCl2CF3 0.02 Thuốc tẩy chế
HCFC124(R124) CHClFCF3 0.02 Thuốc trừ sâu, tác nhân
sủi bọt
HCFC141b(R141b) CH3CCl2F 0.1 Tác nhân sấy
HFC134a(R134a) CH2FCF3 0 Môi chất lạnh, Môi chất
ĐHKK ô tô
HFC152a(R152a) CH3CHF2 0 Môi chất lạnh

Bảng 3-2: Chỉ số phá hủy tầng ozon


Lưu ý; Đề phòng tai nạn đối với môi chất lạnh
Tính chất vật lý của môi chất lạnh là không màu sắc, không mùi vị, không cháy nổ.
Nếu tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh có thể bị mù mắt hay hỏng da. Môi chất lạnh bắn
vào mắt sẽ gây đông lạnh phá hỏng mắt. Nếu không may bị môi chất lạnh bắn vào mắt phải
nhanh chóng tự cấp cứu như sau:
+ Không được dụi mắt.
+ Tạt nhiều nước lã sạch vào mắt để làm tăng nhiệt độ cho mắt.
+ Bôi mỡ vazơlin sạch lên da đến ngay bệnh viện mắt để chữa trị kịp thời
+ Băng che mắt tránh bụi bẩn.
+ Đến ngay bệnh viện mắt để chữa trị kịp thời.
+ Nếu bị chất lạnh phun vào da thịt, nên tiến hành chữa trị như trên.
Không nên xả bỏ môi chất lạnh vào trong một phòng kín, vì môi lạnh làm phân tán
khí ôxi gây ra chứng buồn ngủ, bất tỉnh và tử vong. Nếu để môi chất lạnh tiếp xúc với ngọn
lửa hay kim loại nóng sẽ sinh ra khí độc. Nên tuân thủ một số nguyên tắc an toàn sau đây
mỗi khi thao tác với môi chất lạnh:
+ Lưu trữ các bình chứa môi chất lạnh vào chỗ thoáng mát. Tuyệt đối không được
hâm nóng môi chất lạnh lên quá 510C .
+ Luôn đeo kinh để bảo vệ mắt

65
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

+ Không được va chạm hay gõ mạnh vào bình chứa môi chất lạnh.
+ Không được trộn lẫn R – 12 với R – 134a. mở mạch môi chất thông với không
khí, môi chất sẽ bay hơi và được xả ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên vì dầu máy nén không bay
hơi ở nhiệt độ thường hầu hết dầu còn ở lại trong hệ thống. Do đó khi thay thế một bộ phận
chẳng hạn như bình chứa, bộ phận hút ẩm, giàn lạnh hoặc giàn nóng thì cần phải bổ sung
một lượng dầu tương đương với lượng dầu ở lại trong bộ phận cũ vào bộ phận mới.

Hình 4.5: Cơ chế phá hủy tầng OZONE của CFC

4.2 CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRONG HỆ THỐNG ĐHKK ÔTÔ


4.2.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa.
Các thành phần chính của máy lạnh ô tô bao gồm: 1. Máy nén ( compressor ); 2. bộ ngưng
tụ ( condenser ); 3. van tiết lưu; 4. bộ bốc hơi ( expansion value).

Hình 4.6: Giới thiệu sơ đồ hoạt động của máy nén và các thiết bị:
+ Ngoài các bộ phận cơ bản trên còn có một quạt gió để tạo ra dòng khí và một bộ
lọc không khí để làm sạch không khí hút vào.
+ Ngoài ra còn có các thiết bị khác và các chức năng giúp tạo ra các chức năng hoàn
chỉnh cho hệ thống như chống tạo sương mù, tránh chết máy và bù không tải động cơ.

66
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

4.2.2 Cấu tạo hệ thống điều hòa.

Hình 4.7: Cấu tạo hệ thống điều hòa


4.2.3 Nguyên lý làm việc của điều hòa không khí ô tô.
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây.
+ Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất cao và dưới nhiệt độ bốc
hơi cao, giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến bộ ngưng tụ (B) hay giàn nóng ở thể
hơi.
+ Tại bộ ngưng tụ (B) nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng,
môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp
(ngưng tụ).
+ Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc hay bộ hút ẩm (C),
tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất.
+ Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng chảy vào
bộ bốc hơi (Giàn lạnh) (G), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh. Do giảm áp nên môi
chất từ thể lỏng biến thành thể hổm hợp hơi- lỏng trong bộ bốc hơi.
+ Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ô tô, có nghĩa là
làm mát khối không khí trong cabin.
Không khí lấy từ bên ngoài vào đi qua giàn lạnh (Bộ bốc hơi). Tại đây không khí bị
dàn lạnh lấy đi nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó nhiệt độ của không khí
sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa
ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất thấp sẽ trở thành môi
chất ở thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp.
Khi quá trình này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấy
năng lượng từ không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chuyển từ
dạng này sang dạng khác). Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên
không khí lạnh. Môi chất lạnh ở thể hơi, dưới nhiệt độ và áp suất thấp được hút về máy
nén.

67
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

4.2.4 Các bộ phận chính hệ thống điều hòa không khí ô tô.
4.2.4.1 Máy nén.
1. Chức năng.

Hình 4.8: Kết cấu của máy nén


Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dòng khí
này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa tới giàn
nóng. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất, chất lượng, tuổi
thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết định. Trong quá trình
làm việc tỉ số nén vào khoảng 5÷8,1. Tỉ số này phụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi
trường xung quanh và loại môi chất lạnh.
2. Phân loại.

Hình 4.9: Các loại máy nén trong hệ thống làm mát
Nhiều loại máy nén được sử dụng trong hệ thống điện lạnh ô tô, mỗi loại máy nén
đều có đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc khác nhau. Nhưng tất cả các loại máy nén

68
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

đều thực hiện một chức năng như nhau: Nhận hơi có áp suất thấp từ bộ bốc hơi và chuyển
thành hơi có áp suất cao bơm vào bộ ngưng tụ.
Thời gian trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại hai piston và một trục khuỷu,
piston chuyển động tịnh tiến trong xy lanh, loại này hiện nay không còn sử dụng nữa. Hiện
nay loại đang sử dụng rộng rãi nhất là loại máy nén piston dọc trục và máy nén quay dùng
cánh trượt.

3. Nguyên lý hoạt động của máy nén.

+ Bước 1: Sự hút môi chất của máy nén: Khi piston đi từ điểm chết trên xuống điểm
chết dưới, các van hút mở ra môi chất được hút vào xy lanh công tác và kết thúc khi piston
xuống điểm chết dưới.

+ Bước 2: Sự nén của môi chất: Khi piston từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, van
hút đóng van xả mở ra với tiết diện nhỏ hơn nên áp suất của môi chất ra sẽ cao hơn khi
được hút vào. Quá trình kết thúc khi piston nên đến điểm chết trên.

+ Bước 3: Khi piston nên đến điểm chết trên thì quá trình được lặp lại như trên.

4. Một số loại máy nén thông dụng.

a) Máy nén loại piston.

α) Cấu tạo.

Một cặp piston được gắn chặt với đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối với máy
nén có 10 xylanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một phía piston ở hành trình
nén, thì phía kia ở hành trình hút.

Hình 4.10: Cấu tạo máy nén loại piston

β) Nguyên lý hoạt động.

Khi trục quay và kết hợp với đĩa vát làm cho piston dịch chuyển qua trái hoặc qua
phải. Kết quả làm môi chất bị nén lại. Khi piston qua trái, nhờ chênh lệch áp suất giữa bên
trong xy lanh và ống áp suất thấp. Van hút được mở ra và môi chất đi vào xy lanh

69
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Khi piston sang phải, van hút đóng lại và môi chất bị nén. Khi môi chất trong xy
lanh cao, làm van đẩy mở ra. Môi chất được nén vào đường ống áp suất cao (van hút và
van đẩy được làm kín và ngăn chặn môi chất quay trở lại).

Hình 4.11: Sơ đồ nguyên lý máy nén loại piston

Nếu vì một lý do nào đó, áp suất ở phần cao áp của hệ thống lạnh quá cao, van an
toàn được lắp trong máy nén sẽ xả một phần môi chất ra ngoài. Điều này giúp bảo vệ các
bộ phận của hệ thống điều hòa.

Van an toàn được thiết kế để hoạt động khi gặp tình huống khẩn cấp. Bình thường
máy nén được ngắt bởi công tắc áp suất cao trong hệ thống điều khiển.

Hình 4.12: Van an toàn

70
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

b) Máy nén loại đĩa lắc.

α) Cấu tạo.

Hình 4.13: Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc

β) Nguyên lý hoạt động của máy nén loại đĩa lắc.

Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực
tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động của
piston trong xylanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất.

Để thay đổi dung tích của máy nén có 2 phương pháp: Một là dùng van điều khiển
được nêu ở trên và dùng loại van điều khiển điện từ.

Khi độ lạnh của dàn lạnh nhiều, áp suất và nhiệt độ khoang áp suất thấp (Suction)
đều nhỏ. Ống xếp bị co lại để đóng van, không cho áp suất cao từ khoang áp suất cao thông
vào khoang đĩa chéo, nên đĩa chéo nằm ở một vị trí nhất định.

Hình 4.14: Nguyên lý hoạt động máy nén loại đĩa lắc

71
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Khi độ lạnh kém thì nhiệt độ và áp suất của khoang ống xếp tăng lên. Ống xếp nở ra
đẩy van mở cho một phần ga áp suất cao từ khoang áp suất cao, đưa vào khoang đĩa chéo
đẩy đĩa chéo nghiêng lên, làm tăng hành trình của piston và tăng lưu lượng của máy nén.

c) Máy nén loại trục khuỷu

α) Cấu tạo.

Hình 4.15: Cấu tạo máy nén loại trục khuỷu

β) Nguyên lý hoạt động của máy nén loại trục khuỷu.

Ở máy nén khí dạng chuyển động tịnh tiến qua lại, chuyển động quay của trục khuỷu
máy nén thành chuyển động tịnh tiến qua lại của piston.

d) Máy nén kiểu đĩa chéo

α) Cấu tạo

Một cặp píttiông được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 72 0 đối với máy
nén 10 xylanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một phía píttông ở hành trình
nén, thì phía kia ở hành trình hút.

β) Nguyên lý hoạt động

Píttông chuyển động sang trái, sang phải đồng bộ với chiều quay của đĩa chéo, kết
hợp với trục tạo thành một cơ cấu thống nhất và nén môi chất (ga điều hoà). Khi píttông
chuyển động vào trong, van hút mở do sự chênh lệch áp suất và hút môi chất vào trong xy
lanh. Ngược lại, khi piston chuyển động ra ngoài, van hút đóng lại để nén môi chất. áp suất
của môi chất làm mở van xả và đẩy môi chất ra. Van hút và van xả cũng ngăn không cho
môi chất chảy ngược lại.

72
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

e) Máy nén loại xoắn ốc

α) Cấu tạo:

Máy nén này gồm có một đường xoắn ốc cố định và một đường xoắn ốc quay tròn.

β) Nguyên lý hoạt động

Tiếp theo chuyển động tuần hoàn của đường xoắn ốc quay, 3 khoảng trống giữa
đường xoắn ốc quay và đường xoắn ốc cố định sẽ dịch chuyển để làm cho thể tích của
chúng nhỏ dần. Đó là môi chất được hút vào qua cửa hút bị nén do chuyển động tuần hoàn
của đường xoắn ốc và mỗi lần vòng xoắn ốc quay thực hiện quay 3 vòng thì môi chất được
xả ra từ cửa xả. Trong thực tế môi chất được xả ngay sau mỗi vòng.

Hình 4.16: Máy nén loại xoắn ốc

f). Loại cánh gạt xuyên:

Mỗi cánh gạt của máy nén khí loại này được đặt đối diện nhau. Có hai cặp cánh gạt
như vậy mỗi cánh gạt được đặt vuông góc với cánh kia trong rãnh của Rôto. Khi Rôto quay
cánh gạt sẽ được nâng theo chiều hướng kính vì các đầu của chúng trượt trên mặt trong của
xylanh.

g) Van giảm áp và Phớt làm kín trục

α) Van giảm áp

Nếu vì một lý do nào đó, áp suất ở phần cao áp của hệ thống lạnh quá cao, van an
toàn được lắp trong máy nén sẽ xả một phần môi chất ra ngoài. Điều này giúp bảo vệ các
bộ phận của hệ thống điều hòa.

Nếu giàn nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt mức độ cho
phép, thì áp suất phía cao áp của giàn nóng và bình chứa. Máy hút ẩm sẽ trở nên cao bất
bình thường tạo nên sự nguy hiểm cho đường ống dẫn. Để ngăn cho hiện tượng này xảy

73
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

ra, nếu áp suất phía cao áp tăng lên khoảng 3,43 MPa (35kgf/cm2) đến,14 MPa (42 kgf/cm2)
tì van giảm áp mở để giảm áp suất

Van an toàn được thiết kế để hoạt động khi gặp tình huống khẩn cấp. Bình thường
máy nén được ngắt bởi công tắc áp suất cao trong hệ thống điều khiển.

Hình 4.17: Van an toàn

β) Phớt làm kín trục

Phớt làm kín trục được lắp trên trục dẫn động máy nén. Khi phớt làm kín trục bị
mòn hoặc hỏng thì môi chất sẽ rò rỉ.

CHÚ Ý:

Đối với máy nén khí loại đĩa lắc, Phớt làm kín trục không thể thay thế được, vì máy
nén khí này là loại không thể tháo rời.

Hình 4.18: Phớt làm kín trục

74
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

4.2.4.2 Ly hợp từ

Hình 4.19: chi tiết bộ ly hợp từ, trang bị trong buli máy nén
1. Máy nén; 2. Cuộn dây bộ ly hợp; 3. Vòng chặn; 4. Buli; 5. Ốc; 6. Vỏ li hợp; 7.
khoen chặn; 8. Che bụi; 9. Bạc đạn
Tất cả máy nén của hệ thống điện lạnh ôtô đều được trang bị bộ ly hợp họat động
nhờ từ trường. Bộ ly hợp này được xem như một phần của buli máy nén.
Ly hợp từ được động cơ dẫn động bằng đai. Ly hợp từ là một thiết bị để nối động
cơ với máy nén. Ly hợp từ dùng để dẫn động và dừng máy nén khi cần thiết.

α) Chức năng

Khi động cơ khởi động, nổ máy, buli máy nén quay theo nhưng trục của máy nén vẫn
đứng yên. Cho đến khi ta bật công tắt nối điện máy lạnh, bộ ly hợp từ trường sẽ khớp với
buli vào trục máy nén cho trục khuỷu động cơ kéo dẫn động máy nén.

Hình 4.20: Ly hợp từ

75
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

β) Cấu tạo

Hình 4.21: Cấu tạo của ly hợp điện từ

Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ
phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator được lắp ở thân
trước của máy nén.

δ) Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ.

Khi ly hợp từ được đóng, dòng điện chạy qua cuộn dây Stator và làm cho từ trường
của nam châm điện mạnh lên. Kết quả là Stato hút bộ phận định tâm với một lực từ trường
mạnh đủ để máy nén khí quay cùng với puli.

+ Khi ngắt ly hợp từ dòng điện không qua Stato bộ phận định tâm không bị hút và
chỉ có puli quay trơn

Hình 4.22: Nguyên lý hoạt động của ly hợp điện từ

4.2.4.3 Bộ ngưng tụ (Giàn nóng).

a) Chức năng của bộ ngưng tụ.

Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và nhiệt
độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng

76
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Giàn nóng (giàn ngưng) làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén
bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái và nhiệt độ áp suất cao (phần lớn
môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ở trạng thái khí).

b) Cấu tạo.

Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ
U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt bám sát quanh
ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa và không
gian chiếm chỗ là tối thiểu.

Trên ô tô bộ ngưng tụ được lắp ráp ngay trước đầu xe, lắp đặt ở mặt trước của két
nước làm mát, phía trước thùng nước tỏa nhiệt của động cơ, ở vị trí này bộ ngưng tụ tiếp
nhận tối đa luồng không khí mát thổi xuyên qua do đang lao tới và do quạt gió tạo ra.

Hình 4.23: Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)

c) Nguyên lý hoạt động.

Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất
và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào. Hơi môi chất lạnh nóng chui vào bộ ngưng tụ qua
ống nạp bố trí phía trên giàn nóng, dòng hơi này tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đi dần
xuống phía dưới, nhiệt của khí môi chất truyền qua các cánh toả nhiệt và được luồng gió
mát thổi đi. Quá trình trao đổi này làm toả một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí.
Lượng nhiệt được tách ra khỏi môi chất lạnh thể hơi để nó ngưng tụ thành thể lỏng tương
đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh hấp thụ trong giàn lạnh để biến môi chất thể lỏng
thành thể hơi.

77
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy thoát
ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bầu lọc (hút ẩm). Giàn nóng chỉ được
làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng tụ vẫn còn ga môi chất nóng,
một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh thể lỏng, nhiệt độ nóng vừa vì đã được ngưng
tụ.

Hình 4.24: Cấu tạo của giàn nóng kép (Giàn nóng tích hợp)

Môi chất dạng khí ở nhiệt độ và áp suất cao được đưa từ máy nén qua 3 đường ống
của giàn nóng để được làm mát.

Ngày nay trên xe người ta trang bị giàn nóng kép hay còn gọi là giàn nóng tích hợp
để nhằm hóa lỏng ga tốt hơn và tăng hiệu suất của quá trình làm lạnh trong một số chu
trình.

Trong hệ thống có giàn lạnh tích hợp, môi chất lỏng được tích lũy trong bộ chia hơi-
lỏng, nên không cần bình chứa hoặc lọc ga. Môi chất được làm mát tốt ở vùng làm mát
trước làm tăng năng suất lạnh.

Hình 4.25: Chu trình làm lạnh cho giàn nóng tích hợp

78
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

d) Giàn nóng loại làm mát phụ

α) Mô tả

Ở các xe ngày nay giàn nóng làm mát phụ được sử dụng cải thiện khả năng làm lạnh.

Bộ phân chia hơi-lỏng bao gồm một phi lọc và chất hút ẩm để giữ hơi nước và cặn
bẩn của môi chất.

Hình 4.26: Cấu tạo của bộ chia hơi - lỏng

β) Nguyên lý hoạt động

Ở chu trình làm lạnh của giàn nóng làm mát phụ, bộ điều biến hoạt động như là bình
chứa, bộ hút ẩm và lưu trữ môi chất ở dạng lỏng bên trong bộ điều biến. Ngoài ra môi chất
tiếp tục được làm mát ở bộ phận làm mát để được chuyển hoàn toàn thành dạng lỏng và do
đó khả năng làm mát được cải thiện.

79
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Trong bộ điều biến, có bộ phận lọc và hút ẩm để loại trừ hơi ẩm cũng như vật thể lạ
trong môi chất.

Để thay thế chất hút ẩm và bộ phận lọc trong bộ điều biến, phải xả môi chất và sau
đó tháo nắp đậy

Hình 4.27: Giàn nóng loại làm mát phụ

CHÚ Ý:

Trong chu trình làm lạnh phụ, điểm mà ở đó các bọt khí biến mất ở trước giai đoạn
ổn định khả năng làm mát cần phải bổ xung thêm 100g môi chất để đạt được lượng cần
thiết. Nếu việc bổ sung lượng môi chất dừng lại ở điểm mà bọt khí biến mất, thì khả năng
làm lạnh là không đủ. Nếu nạp quá nhiều môi chất sẽ làm giảm tính kinh tế nhiên liệu và
khả năng làm lạnh do đó cần phải đảm bảo bổ sung đúng lượng môi chất.

4.2.4.4 Van tiết lưu (hay van giãn nở).

1. Chức năng:
- Khi môi chất lỏng từ bình lọc tới van tiết lưu có nhiệt độ cao, áp suất cao nó
được phun ra từ lỗ tiết lưu vào giàn lạnh. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến đổi
môi chất thành hơi sương có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

- Định lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi, từ đó làm hạ áp suất môi chất.
- Cung cấp cho bộ bốc hơi lượng môi chất cần thiết chính xác thích ứng với mọi chế
độ hoạt động của hệ thộng lạnh.
- Ngăn ngừa môi chất tràn ngập trong bộ bốc hơi.

80
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2. Vị trí lắp đặt của van tiết lưu :


- Van tiết lưu được lắp đặt như sơ đồ sau:

Hình 4.28: Van tiết lưu (5) trong hệ thống lạnh ôtô
3. Chức năng.

+ Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao được
phun ra từ lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương
có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Hình 4.29: Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu

+ Van tiết lưu điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt một
cách tự động.

81
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

4. Phân loại.

a) Van tiết lưu kiểu hộp.

Van tiết lưu kiểu hộp


gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần
cảm ứng nhiệt được thiết kế để
tiếp xúc trực tiếp với môi chất.

Thanh cảm ứng nhiệt


nhận biết nhiệt độ của môi chất
(tải nhiệt) tại cửa ra của giàn
lạnh và truyền đến hơi chắn trên
màn. Lưu lượng của môi chất
được điều chỉnh khi kim van di
chuyển. Điều này xảy ra khi có
sự chênh lệch áp suất trên màn
thay đổi. giãn ra hoặc co lại do
nhiệt độ và tác dụng của lò xo.

Hình 4.30: Van giãn nở(Dạng hộp)

α) Chức năng

+ Van giãn nở phun môi chất ở dạng lỏng có nhiệt độ và áp suất cao qua bình chứa
từ một lỗ nhỏ làm cho môi chất giãn nở đột ngột và biến nó thành môi chất ở dạng sương
mù có nhiệt độ và áp suất thấp.

+Tuỳ theo độ lạnh, van giãn nở điều chỉnh lượng môi chất cung cấp cho giàn lạnh.

β) Cấu tạo

Một van trực tiếp phát hiện nhiệt độ của môi chất (độ lạnh) xung quanh đầu ra của
giàn lạnh bằng một thanh cảm nhận nhiệt và truyền tới khí ở bên trong màng ngăn. Sự thay
đổi áp suất khí là do sự thay đổi nhiệt độ cân bằng giữa áp suất đầu ra của dòng lạnh và áp
lực lò xo đẩy van kim để điều chỉnh lượng môi chất.

Bộ phận cảm nhận nhiệt độ của van giãn nở được đặt ở bên ngoài của cửa ra của
giàn lạnh. ở đỉnh của màng dẫn tới ống cảm nhận nhiệt, có chứa môi chất và áp suất của
môi chất thay đổi tuỳ theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh.

Áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh tác động vào đáy màng.

82
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Sự cân bằng giữa lực đẩy màng lên (áp suất môi chất ở bên ngoài của giàn lạnh (lò
xo) và áp suất môi chất của ống cảm nhận nhiệt làm dịch chuyển van kim do đó điều chỉnh
được dòng môi chất.

δ) Nguyên lý hoạt động:

- Khi tải nhiệt tăng, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh tăng. Điều này làm nhiệt truyền
đến hơi chắn trên màn tăng, vì thế hơi chắn đó dãn ra. Màn chắn di chuyển sang phía bên
trái, làm thanh cảm biến nhiệt độ và đầu của kim van nén lò xo. Lỗ tiết lưu mở ra cho một
lượng lớn môi chất vào trong giàn lạnh. Điều này làm tăng lưu lượng môi chất tuần hoàn
trong hệ thống lạnh, bằng cách đó làm tăng khả năng làm lạnh cho hệ thống.

Hình 4.31: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải cao)

- Khi tải nhiệt nhỏ, nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh giảm. Điều đó làm cho nhiệt
truyền đến hơi chắn trên màn giảm nên hơi môi chất co lại. Màng di chuyển về phía phải,
làm thanh cảm ứng nhiệt và đầu của kim van đẩy sang phía phải bởi lò xo. Lỗ tiết lưu
đóng bớt lại, nên lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống giảm, bằng cách đó làm
giảm mức độ lạnh của hệ thống.

Hình 4.32: Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (khi tải thấp)

b) Van tiết lưu loại thường.

83
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

α) Cấu tạo

Trong van tiết lưu loại thường, bộ phận cảm ứng nhiệt (đầu cảm ứng) được lắp ở
ống ra của giàn lạnh. Có hai loại: Van tiết lưu cân bằng trong và van tiết lưu cân bằng
ngoài, phụ thuộc vào nơi lấy tín hiệu áp suất hơi của giàn lạnh. Van tiết lưu cân bằng ngoài
gồm có một ống cân bằng và một đầu cảm ứng nhiệt, nhưng có cùng hoạt động như van
tiết lưu cân bằng trong.

Hình 4.33: Sơ đồ cấu tạo của van tiết lưu loại thường

Khoang trên của màn chắn được nối với đầu cảm ứng nhiệt được điền đầy môi chất.
Nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thay đổi làm cho áp suất của hơi chắn trên màn thay đổi.
Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van thay đổi. Điều đó xảy ra do sự chênh
lệch lực tác dụng phía trên màng và phía dưới màng

β) Nguyên lý hoạt động.

Hình 4.34: Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt cao)

- Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh cao (tải nhiệt lớn), môi chất nhận
được một lượng nhiệt lớn từ không khí trong xe. Điều đó làm cho quá trình bay
hơi hoàn toàn diễn ra sớm hơn và làm tăng nhiệt độ của môi chất tại cửa ra của
giàn lạnh.

84
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt tăng, màn dịch chuyển xuống phía
dưới, đẩy kim van xuống. Do đó kim van mở ra và cho một lượng lớn môi chất đi vào trong
giàn lạnh. Điều đó làm tăng lưu lượng của môi chất tuần hoàn trong hệ thống, bằng cách
đó làm tăng năng suất lạnh.

Khi nhiệt độ tại cửa ra của giàn lạnh thấp (tải nhiệt nhỏ), môi chất nhận được một
lượng nhiệt nhỏ từ không khí trong xe. Quá trình bay hơi không hoàn toàn, làm giảm nhiệt
độ của môi chất lạnh tại cửa ra của giàn lạnh.

Hình 4.35: Sơ đồ nguyên lý của van tiết lưu loại thường (tải nhiệt thấp)

Khi cả nhiệt độ và áp suất của đầu cảm ứng nhiệt đều giảm, màn dịch chuyển lên
phía trên, kéo kim van lên. Điều đó làm kim van đóng lại và giới hạn lưu lượng môi chất
đi vào trong giàn lạnh. Điều đó làm giảm lưu lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống,
bằng cách đó làm giảm năng suất lạnh.

Một số xe không sử dụng van bốc hơi mà sử dụng ống tiết lưu cố định. Nó là một
đường ống có tiết diện cố định, khi môi chất qua ống tiết lưu thì áp suất của môi chất sẽ bị
giảm xuống.

Bình tích luỹ được trang bị trên hệ thống điện lạnh thuộc kiểu dùng ống tiết lưu cố
định thay cho van giãn nở. Bình này được đặt giữa bộ bốc hơi và máy nén. Cấu tạo của
bình tích lũy được mô tả như vẽ dưới đây.

4.2.4.5 Bộ bốc hơi (Giàn lạnh).

1. Chức năng.

Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ
và áp suất thấp, và làm lạnh không khí ở xung quanh nó.

85
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2. Phân loại giàn lạnh.

Giàn lạnh làm bay hơi hỗn hợp lỏng khí (dạng sương) có nhiệt độ thấp, áp suất được
cung cấp từ van tiết lưu. Do đó làm lạnh không khí xung quanh giàn lạnh. Có hai loại giàn
lạnh. Giàn lạnh cánh phẳng thường được sử dụng.

Hình 4.36: Hình dạng của bộ bốc hơi

3. Cấu tạo.

Bộ bốc hơi (giàn lạnh) được cấu tạo bằng một ống kim loại (5) dài uốn cong chữ chi
xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn
toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố trí
bên trên bộ bốc hơi. Với kiểu thiết kế này, bộ bốc hơi có được diện tích hấp thu nhiệt tối
đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu.

Trong xe ô tô bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ. Một quạt điện kiểu lồng
sóc thổi một số lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa khí mát vào cabin ô tô.

Hình 4.37: Cấu tạo (bộ bốc hơi) giàn lạnh

86
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

1. Cửa dẫn môi chất vào; 2. Cửa dẫn môi chất ra; 3. Cánh tản nhiệt; 4. Luồng khí
lạnh; 5. Ống dẫn môi chất; 6. Luồng khí nóng

4. Nguyên lý hoạt động.

Trong quá trình hoạt động, bên trong bộ bốc (giàn lạnh) hơi xảy ra hiện tượng sôi
và bốc hơi của môi chất lạnh. Quạt gió sẽ thổi luồng không khí qua giàn lạnh, khối không
khí đó được làm mát và được đưa vào trong xe. Trong thiết kế chế tạo, một số yếu tố kỹ
thuật sau đây quyết định năng suất của bộ bốc hơi:

+ Đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lạnh.

+ Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại.

+ Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại.

+ Khối lượng và lưu lượng không khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi.

+ Tốc độ của quạt gió.

Bộ bốc hơi hay giàn lạnh còn có chức năng hút ẩm, chất ẩm sẽ ngưng tụ thành nước
và được hứng đưa ra bên ngoài ô tô nhờ ống xả bố trí dưới giàn lạnh. Đặc tính hút ẩm này
giúp cho khối không khí mát trong cabin được tinh chế và khô ráo.

Tóm lại, nhờ hoạt động của van giãn nở hay của ống tiết lưu, lưu lượng môi chất
phun vào bộ bốc hơi được điều tiết để có được độ mát lạnh thích ứng với mọi chế độ tải
của hệ thống điện lạnh.

Trong công tác tiết lưu này, nếu lượng môi chất chảy vào bộ bốc hơi quá lớn, nó sẽ
bị tràn ngập, hậu quả là độ lạnh kém vì áp suất và nhiệt độ trong bộ bốc hơi cao. Môi chất
không thể sôi cũng như không bốc hơi hoàn toàn được, tình trạng này có thể gây hỏng hóc
cho máy nén. Ngược lại, nếu môi chất lạnh lỏng nạp vào không đủ, độ lạnh sẽ rất kém do
lượng môi chất ít sẽ bốc hơi rất nhanh khi chưa kịp chạy qua khắp bộ bốc hơi.

87
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

4.3 CÁC BỘ PHẬN PHỤ TRONG HỆ THỐNG ĐHKK Ô TÔ


Mục tiêu: Sau khi học xong chương này người học có khả năng:
• Trình bày được cấu tạo, công dụng, vị trí lắp đặt và nguyên lý hoạt động của từng
loại thiết bị phụ trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
• Phân tích được ưu và nhược điểm của từng loại thiết bị phụ được sử dụng trong hệ
thống điều hòa không khí trên ô tô.

Hình 4.38: Các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí ô tô
4.3.1 Ống dẫn môi chất lạnh.
Thiết bị trong hệ thống điều hòa không khí ô tô phải được kết nốivới nhau, để môi
chất lạnh lưu thông tuần hoàn trong hệ thống. Các ống được sử dụng để nối các thiết bị lại
với nhau bằng ống mềm. Khi nối hệ thống với máy nén phải sử dụng ống mềm, điều này
cho phép máy nén và động cơ có thể chuyển động tương đối với nhau. Các loại ống mềm
được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí hiện nay được chế tạo bằng cao su có
thêm một hoặc hai lớp không thấm ở bên trong và bên ngoài còn gia cố thêm một lớp nilon
không thấm tạo ra một lớp màng chắn không bị rò rỉ.
Các loại ống làm bằng kim loại được sử dụng nhiều trong hệ thống làm lạnh, để nối
những thiết bị cố định như từ giàn ngưng tụ đến van tiết lưu, từ van đến bộ bốc hơi. Mặc
dù ống kim loại không bị thấm qua nhưng nước hoặc dung dịch trong ắc quy tràn ra có thể
ăn mòn và làm thủng ống và gây ra rò rỉ. Đường ống dẫn trong hệ thống điều hòa không
khí được đặt tên theo công việc của chúng hoặc theo trạng thái của chất làm lạnh chứa bên
trong. Đường ống thoát nối từ máy nén đến bộ ngưng tụ được gọi là ống ga nóng. Đường
ống dẫn chứa dung dịch chất làm lạnh nối từ bộ ngưng tụ đến phin sấy lọc và đến thiết bị
giãn nở. Đường ống hút nối bộ bốc hơi đến máy nén thường có đường kính lớn nhất vì nó
truyền dẫn hơi môi chất lạnh ở áp suất thấp.

88
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

4.3.2 Kính quan sát (mắt ga).

1. Chức năng

Kính quan sát là lỗ để kiểm tra được sử dụng để quan sát môi chất tuần hoàn trong
chu trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng môi chất.

2. Cấu tạo

Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kia được
lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở.

Cấu tạo của kính xem ga bao gồm phần thân hình trụ tròn, phía trên có lắp một kính
tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát lỏng. Kính được áp chặt lên phía
trên nhờ một lò xo đặt bên trong. Trên đường ống cấp môi chất của hệ thống lạnh có lắp
đặt kính xem ga, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất lượng của nó một cách định
tính.

3. Những chú ý khi kiểm tra

Nhìn chung khi nhìn thấy nhiều bọt khí qua kính quan sát nghĩa là lượng môi chất
không đủ và khi không nhìn thấy các bọt khí thì lượng môi chất đủ.

LƯU Ý:

+ Trong trường hợp không có môi chất hoặc môi chất quá nhiều sẽ không nhìn thấy
các bọt khí do đó cần phải chú ý. Ngoài ra tuỳ theo tình hình cụ thể chẳng hạn như tốc độ
động cơ hay áp suất môi chất cũng có thể thấy các bọt khí ngay cả khi lượng môi chất vừa
đủ.

+ Đối với giàn nóng loại làm mát phụ vì nhiều môi chất được đổ vào ở thời điểm mà
ở đó không có bọt khí có thể môi chất không đủ thậm chí dường như là rất bình thường khi
kiểm tra bằng cách nhìn qua kính quan sát.

Hình 4.39: Hình dạng của cửa sổ kính


Cụ thể như sau:
+ Báo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ không. Trong trường hợp lỏng chảy
điền đầy đường ống, hầu như không nhận thấy sự chuyển động của dòng môi chất lỏng,

89
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

ngược lại nếu thiếu môi chất, trên mắt kính sẽ thấy sủi bọt. Khi thiếu ga trầm trọng trên
mắt kính sẽ có các vệt dầu chảy qua hình gợn sóng.
+ Báo hiệu độ ẩm của môi chất. Khi trong môi chất lỏng có lẫn ẩm thì màu sắc của
nó bị biến đổi. Màu xanh: Khô; Màu vàng: Có lọt ẩm cần thận trọng; Màu nâu: Lọt ẩm
nhiều, cần sử lý. Để tiện so sánh, trên vòng tròn chu vi của mắt kính người ta có in sẵn các
màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so sánh.
+ Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết qua mắt kính.
trong trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống.

Hình 4.40: Trạng thái môi chất qua cửa sổ kính


4.3.3 Bình lọc và hút ẩm môi chất. (receiver/dryer)

1. Chức năng.

Bộ hút ẩm có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong
chu trình làm lạnh.

Nếu có hơi ấm trong chu trình làm lạnh, thì các chi tiết ở đó sẽ bị mài mòn hoặc
đóng băng ở bên trong van giãn nở dẫn đến bị tắc kẹt.

2. Cấu tạo của bình lọc.

Hình 4.41: Sơ đồ cấu tạo của bình lọc


1. Cửa vào; 2. Lưới lọc; 3. Chất khử ẩm; 4. Ống tiếp nhận; 5. Cửa ra; 6. Kính quan sát

90
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Bình lọc (hút ẩm) môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) và
chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất
lạnh. Bên trong bầu lọc hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa
trong một túi khử ẩm riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc. Khả
năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tuỳ thuộc
vào nhiệt độ.

Phía trên bình lọc (hút ẩm) có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dòng chảy của môi
chất, cửa này còn được gọi là mắt ga. Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnh được
lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏng cung cấp
cho van giãn nở.

3. Nguyên lý hoạt động.

Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc (hút ẩm), xuyên qua
lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập
vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc

do hút chân không không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi
bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng.

Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận (4) và thoát
ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở.

Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau. Ống
tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích luỹ. Một lưới lọc tinh có công dụng
ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống. Bên trong lưới lọc có lỗ thông nhỏ cho phép
một ít dầu nhờn trở về máy nén.

Kính quan sát là lỗ để kiểm tra được sử dụng để quan sát môi chất tuần hoàn trong
chu trình làm lạnh cũng như để kiểm tra lượng môi chất.

Có hai loại kính kiểm tra: Một loại được lắp ở đầu ra của bình chứa và loại kia được
lắp ở giữa bình chứa và van giãn nở

4. Vật Liệu Hút ẩm


a) Khái niệm
Trong các hệ thống lạnh amoniac và freon, ẩm lẫn trong vòng tuần hoàn môi chất
có nhiều tác hại nghiêm trọng như:
- Tác dụng với dầu bôi trơn tạo ra các acid vô cơ, keo dầu và bùn làm lão hoá
dầu.
- Kết hợp với môi chất lạnh tạo ra các khí lạ, acid do phân huỷ môi chất và
thuỷ phân, cản trở trao đổi nhiệt.
- Kết hợp với vật liệu chế tạo máy, căn bẩn kim loại tạo các liên kết oxy hoá
ăn mòn và phá huỷ các chi tiết máy và thiết bị.

91
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

- Do hoà tan hoàn toàn trong môi chất (amoniac) làm tăng nhiệt độ bay hơi,
giảm năng suất lạnh, tiêu tốn năng lượng cao hơn.
- Do không hoà tan trong Freon nên gây tắc ẩm cho van tiết lưu. Tắc ẩm là
hiện tượng tắc tiết lưu do ẩm trong hệ thống đóng băng bám vào cửa van làm tắc một
phần hay hoàn toàn cửa thoát môi chất, nước đóng thành băng ở cửa van do nhiệt độ
giảm xuống < 00C khi môi chất lẫn nước đi qua tiết diện tiết lưu. Do đó người ta cần
đề ra nhiều biện pháp để loại trừ bớt sự có mặt trong vòng tuần hoàn môi chất như:
+ Sấy khô nghiêm ngặt các chi tiết máy trước khi lắp.
+ Hạn chế độ ẩm tối thiểu trong môi chất lạnh.
+ Sấy chân không nhiều giờ trước khi nạp ga.
+ Sử dụng phin sấy lắp trên vòng tuần hoàn môi chất đường lỏng và đường hơi, phin
sấy đường lỏng được lắp trước tiết lưu và phin sấy đường hơi lắp sau dàn bay hơi theo
chiều chuyển động của môi chất.
b) Nhiệm vụ của vật liệu hút ẩm
Hút ẩm để giữ lại hơi ẩm, các acid, các chất lạ có hại sinh ra trong quá trình vận
hành máy lạnh nhằm hạn chế tác hại và chống tắc ẩm trong hệ thống lạnh freon.
c) Yêu cầu đối với vật liệu hút ẩm
Căn cứ vào chức năng của vật liệu ẩm trong hệ thống lạnh, các vật liệu phải đáp
ứng:
- Có khả năng hút ẩm cao.
- Có khả năng hút được các loại acid, khí lạ sinh ra trong vận hành.
- Khả năng hút ẩm và các sản phẩm có hại không phụ thuộc vào nhiệt độ trong
phạm vi nhiệt độ vận hành.
- Có khả năng tái sinh dễ dàng nhờ nhiệt hoặc hoá chất.
- Không tác dụng với môi chất lạnh, dầu bôi trơn, ẩm và các sản phẩm phụ
khác cũng như vật liệu chế tạo máy.
- Không làm chất xúc tác cho các phản ứng có hại khác.
- Có hình dáng cố định, không bị tơi rã cuốn theo môi chất làm tắc tiết lưu.
- Rẻ tiền, dễ kiếm.
- Trong thực tế không có vật liệu hút ẩm lý tưởng, người ta phải chọn từng
trường hợp cụ thể để phát huy ưu điểm.
d) Nguyên tắc hút ẩm: Dựa trên ba nguyên tắc sau:
Liên kết cơ học với ẩm gọi là quá trình hấp phụ ẩm.
Liên kết cơ học với hơi nứơc tạo ra các tinh thể ngậm nước hoặc là các hydrat gọi
là quá trình hấp thụ.
Phản ứng hoá học với nước tạo ra các chất mới.

92
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Sau đây là danh sách một số tạp chất và những tác hại của nó đối với hệ thống điện
lạnh ôtô.

Chất gây hại Ảnh hưởng


1. Hơi ẩm - Làm cho các van bị đông đặc, không hoạt động được.

- Hình thành các Acid hydrochloric va hydrofluoric

- Gây ra sự ăn mòn và gỉ
2. Không khí - Gây nên áp suất cao và nhiệt độ cao.

- Làm gia tăng sự bật ổn của hệ thống lạnh.

- Oxide hóa dầu máy nén và tạo nên chất keo

- Mang hơi ẩm vào hệ thống.

- Làm giảm khả năng làm lạnh.


3. Buzi - Gây nghẹt lổ định cỡ hay van giãn nở và lưới lọc.

- Tạo phản ứng gây ra các acid.

- Tác động ăn mòn.

- Làm gia tăng sự lão hóa hệ thống.


4. Alcohol - Tác hại đến các bộ phận bằng nhôm và kẽm

- Làm biến chất làm lạnh.


5. Hóa chất nhộm màu - Tạo kết tủa, gây nghẹt các van.

- Chỉ giúp nhận biết các chổ rò lớn.

- gây hỏng hệ thống.


6. cao su - Làm nghẹt hệ thống.
7. Các hạt kim loại - Làm nghẹt các van và lưới lọc.

- Làm trầy sước các mặt ma sát.

- Làm hỏng lưởi gà của van.

- Trầy sước các bộ phận chuyển động


8. Dầu máy nén không dùng - Tạo sự bôi trơn kém, hình thành các chất sáp, cặn làm
đúng chủng loại các van, rảnh đường ống bị nghẽn.

- Dầu tự hỏng gây tác hại đến chất làm lạnh.

93
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

- Chữa các chất phụ gia không phù hợp gây hỏng các
chi tiết trong hệ thống lạnh.

- Chứa hơi ẩm
4.3.4 Bình tích lủy
1. Cấu tạo của bình lọc.

1. Môi chất lạnh từ bộ bốc hơi đến: Lưới lọc 2. Bộ khử ẩm 6. Môi chất đến máy nén
3. Ống tiếp nhận hình chữ U 7. Hút môi chất lạnh ở thể khí 4. Lỗ khoan để nạp môi chất
lạnh 8. Cái nắp bằng chất dẻo

2. Nguyên lý hoạt động.

Trong quá trình hoạt động của hệ thống điện lạnh, ở một vài chế độ tiết lưu, ống tiết
lưu cố định có thể cung cấp một lượng dư môi chất lạnh thể lỏng cho bộ bốc hơi. Nếu để
cho lượng môi chất lạnh này trở về máy nén sẽ làm hỏng máy nén.

Để giải quyết vấn đề này, bình tích luỹ được thiết kế để tích luỹ môi chất lạnh thể
hơi lẫn thể lỏng cũng như dầu nhờn bôi trơn từ bộ bốc hơi thoát ra, sau đó giữ lại môi chất
lạnh thể lỏng và dầu nhờn, chỉ cho phép môi chất lạnh thể hơi trở về máy nén.

- Một vài loại xe không dùng bình chứa lọc, mà chỉ sử dụng hệ thống lạnh có bình
trử đặt ở ngõ ra của dàn lạnh.

- Tại van tiết lưu, chu trình lạnh dùng ống mao mà không điều chỉnh quá trình mở
van. Bình tách lỏng chứa môi chất lỏng và hơi môi chất

Hình 4.42: Cấu tạo của bình tích lũy

4.3.5 Bình chứa

Bình chứa là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn nóng và
cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh

94
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

4.3.6 Bộ sưởi ấm và điều hoà không khí


Nhiệt độ thấp nhất trong máy lạnh hoặc sưởi ấm đạt được khi cài đặt áp suất làm
việc của van tiết lưu trong hệ thống khoảng 0.04 Mpa. Giá trị này thấp hơn so với áp suất
hoạt động của van tiết lưu trong hệ thống ĐHKK thông thường.

Hình 4.43: Bộ sưởi ẩm


Áp suất tại phía thấp áp của lãnh chất trong hệ thống được hạ thấp điều này được
thực hiện bằng cách ngắt tạm thời van điện từ A trong hệ thống lạnh của ĐHKK ô tô và
mở van điện từ B

Hình 4.44: Sơ đồ nguyên lý

95
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

1. Điều hoà không khí:

Hình 4.45: Điều hoà không khí


Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ trong xe để làm lạnh giãm ẩm và sưởi. Nhằm
làm mát và giảm ẩm không khí trong xe, lọc và làm sạch không khí. Kết quả làm cho môi
trường trong xe trở nên thoải mái. ĐHKK ô tô phát huy tốt vào mùa hè hoặc mùa mưa, ít
cần thiết vào mùa đông.
Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng
đọng trên mặt trong của kính xe.
Giàn lạnh làm việc như là một bộ trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa
vào trong xe. Khi bật công tắc điều hoà không khí, máy nén bắt đầu làm việc và đẩy chất
làm lạnh (ga điều hoà) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm mát nhờ chất làm lạnh và sau đó
nó làm mát không khí được thổi vào trong xe từ quạt gió.
Việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát động cơ nhưng việc
làm mát không khí là hoàn toàn độc lập với nhiệt độ nước làm mát động cơ.

Hình 4.46: Điều khiển điều hòa không khí

96
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2. Bộ sưởi ấm:

Hình 4.47: Sơ đồ hoạt động bộ sưởi ấm


Người ta dùng một két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí. Két
sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ và dùng nhiệt này để làm
nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi
nước làm mát nóng lên. Vì lý do này, ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm
việc như là một bộ sưởi ấm.
a) Vị trí các bộ phận sưởi ẩm
1- Van nước
2- Két sưởi ( bộ trao đổi nhiệt)
3- Quạt gió ( mô tơ, quạt)

Hình 4.48: Vị trí thiết bị của Bộ sưởi ấm

97
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

b) Cấu tạo van nước:

Hình 4.49: Van nước


Mô tả: Van tiết lưu được lắp trong mạch nước làm mát động cơ và được dùng
để điều khiển lượng nước làm mát động cơ tới két nước ( bộ trao đổi nhiệt) . Người láy
điều khiển độ mở của van nước bằng cách dịch chuyển núm chọn nhiệt độ trên bản điều
khiển
- Chú ý: Một số mẫu xe gần đây không có van nước. ở các xe này nước làm mát
chảy lien tục và ổn định qua két sưởi

c) Két sưởi:
- Mô tả: Nước làm mát động cơ ( Khoảng 800C) chảy vào két nước và không khí
đi qua két sưởi nhận nhiệt độ từ nước làm mát này.
- Cấu tạo: Két sưởi gồm có các đường ống, cánh tản nhiệt và vỏ. Ciệc chế tạo các
đường ống det sẽ cải thiện được việc dẫn nhiệt và truyền nhiệt

Hình 4.50: Két sưởi

98
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

d) Phân loại

Hình 4.51: Các loại sưởi ấm


Mô tả: Mộ số kiểu xe hiệu suất nhiệt của động cơ được cải thiện và do đó nhiệt
cung cấp cho bộ sưởi ấm từ nước làm mát động cơ không đủ. Vì lý do này cần thiết phải
ra nhiệt cho nước động cơ bằng các phương pháp khác để sử dụng cho bộ sưởi ấm

α) Hệ thống sưởi PTC ( Hệ số nhiệt dương)


Đưa bộ sưởi ấm PTC qua két sưởi để làm nóng nước làm mát động cơ

Hình 4.52: bộ sưởi ấm PTC

99
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

β) Bộ sưởi ấm bằng điện:

Hình 4.53: bộ sưởi ấm bằng điện


Đặt thiết bị giống như bugi đánh lửa vào đường nước của xy lanh để hâm nóng
nước làm mát cho động cơ

δ) Bộ sưởi loại đốt nóng bên trong


Đốt nhiên liệu trong buồng đốt và cho nước làm mát động cơ chảy qua quanh buồng
đốt để nhận nhiệt và nóng lên

Hình 4.54: bộ sưởi ấm đốt nóng bên trong

100
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Δ) Bộ sưởi ấm loại khớp chất lỏng


Quay khớp chất lỏng bằng động cơ để làm mát nước làm mát động cơ

Hình 4.55: Bộ sưởi ấm loại khớp chất lỏng

3. Máy hút ẩm

Hình 4.56: Hệ thống hút ẩm


Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn và giảm
xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống.
Không khí được làm mát khi đi qua giàn lạnh. Nước trong không khí ngưng tụ và
bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống.
Nước dính vào các cánh tản nhiệt đọng lại thành sương và được chứa trong khay xả
nước. Cuối cùng, nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một vòi

4.3.7 Bô điều khiển nhiệt độ


Điều hoà không khí trong ôtô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két sưởi và
giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hoà trộn không khí cũng như van nước. Cánh

101
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

hoà trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn
nhiệt độ trên bảng điều khiển.
CHÚ Ý:Gần đây, số xe không dùng van nước đang ngay càng tăng lên.

Hình 4.57: Điều khiển nhiệt độ

102
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

4.3.8 Bộ lọc không khí


1. Chức năng:
Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của điều hoà không khí để làm sạch không khí đưa
vào trong xe.
2. Thay thế:
Khi bộ lọc không khí bị tắc do bẩn bẩn sẽ rất khó đưa không khí vào trong xe, điều
này làm cho hiệu suất của điều hoà kém. Để ngăn ngừa điều này xảy ra cần phải kiểm tra
và thay thế bộ lọc không khí một cách định kỳ. Chu kỳ để kiểm tra và thay thế bộ lọc không
khí khác nhau tuỳ theo kiểu xe và điều kiện làm việc và do đó phải tham khảo lịch bảo
dưỡng xe.
3. Phân loại bộ lọc không khí:
Có hai loại bộ lọc không khí: Một loại chỉ lọc bụi và loại kia còn có tác dụng khử
mùi bằng than hoạt tính.

Hình 4.58: Bộ lọc không khí


GỢI Ý:Bộ lọc không khí được lắp đặt ở phần lớn các xe ngày nay và bộ lọc có thể
được thay thế một cách dễ dàng.
4.3.9 Bộ làm sạch không khí
1. Bộ làm sạch không khí là gì?
Bộ làm sạch không khí là một thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá, bụi,.v.v. để làm
sạch không khí trong xe.

103
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2. Cấu tạo:

Hình 4.59: Bộ làm sạch không khí


Bộ làm sạch không khí gồm có một quạt gió, mô tơ quạt gió, cảm biến khói, bộ
khuyếch đại, điện trở và bầu lọc có các bon hoạt tính.
3. Nguyên lý hoạt động:
Bộ lọc không khí dùng một mô tơ quạt để lấy không khí ở trong xe và làm sạch
không khí đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bộ lọc.Ngoài ra, một số xe có trang
bị cảm biến khói để xác định khói thuốc và tự động khởi động khi mô tơ quạt gió ở vị trí
''HI‘'
4.3.10 Bình khử nước gắn nối tiếp (in-line dryer):
Nó bảo vệ van giãn nở không bị đóng băng do có nước trong môi chất R-134a
4.3.11 Bộ tiêu âm (muffler):
Bộ tiêu âm được ráp tại bộ tiêu âm được ráp tại cửa ra của máy nén, bộ này có công
dụng giảm tiếng ồn phát sinh do máy nén bơm khí.
4.3.12 Quạt (blower motor/fan):
Mô tơ quạt gió có công dụng thổi luồng khí mát
xuyên qua dàn ngưng tụ để giải nhiệt cho dàn ngưng.
Hoặc thổi một lượng không khí lớn trao đổi nhiệt với dàn
bay hơi.
Trong hệ thống lạnh ô tô có hai loại quạt được sử
dụng.
- Quạt dàn ngưng thường là loại có cách được gắn
trước dàn để thổi gió thải nhiệt cho dàn ngưng.
Một vài thông số kỹ thuất của loại quạt có cánh
như sau:
Loại quạt: 4 cánh, đường kính 250mm
Động cơ điện: loại sử dụng nam châm vĩnh cửu.
Điện áp: 12V/DC.

104
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Dòng tiêu thụ: 7Amps.


Vận tốc: 2.500 vòng/phút.
Tốc độ dòng không khí: 1.500 M/h.
Ôtô Toyota được trang bị hai quạt giải nhiệt, một quạt giải nhiệt dàn nóng và quạt
còn lại giải nhiệt két nước. vận tốc của hai quạt này thay đổi tuỳ theo nhiệt độ của nước
làm mát động cơ.
- Quạt lồng sóc hút không khí từ cabin xe hoặc từ bên ngoài thổi xuyên qua dàn bay
hơi, trao đổi nhiệt với dàn bay hơi và không khí mát, khô vào trở lại cabin ôtô
Quạt lồng sóc được lắp đặt trong vỏ bộ bay hơi. Lồng sóc là một ống được chế tạo
bằng thép lá hay chất dẻo có nhiều cánh nghiêng song song. Khi hoạt động không phát ra
tiếng ồn như loại cánh, năng suất hút và đẩy không khí tốt.
Quạt lồng sóc hoạt động với nhiều tốc độ khác nhau nhờ bộ điện trở lắp ráp trong
mạch điều khiển.

Hình 4.60: Quạt lồng sóc thổi không khí xuyên qua dàn lạnh và
bộ điện trở lắp trong mạch.
4.4 ĐIỀU KHIỂN A/C
4.4.1. Các bộ phận trong hệ thống lạnh ôtô
1. Khái quát:
Hê thống điều hòa không khí tự động được kích hoạt bằng cách đặt nhiệt độ mong
muốn bằng núm chọn nhiệt độ và ấn vào công tắt Auto. Hệ thống sẽ điều chỉnh ngay lập
tức và duy trì nhiệt độ ở mức đã thiết lập nhờ chức năng điều khiển tự động ECU

Hình 4.61: Hê thống điều hòa không khí tự động

105
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

2. Vị trí các bộ phận


Hệ thống điều hòa không khí tự động có các bộ phận sau:

Hình 4.62: Ví trí các thiết bị


1. ECU điều khiên A/C (hoặc bộ khuyếch đại A/C)
2. ECU động cơ
3. Bảng điều khiển
4. Cảm biến nhiệt độ trong xe
5. Cảm biến nhiệt độ ngoài xe
6. Cảm biến nhiệt độ mặt trời
7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
8. Cảm biến nhiệt độ nước (ECU tự động gửi tín hiệu này)
9. Công tắc áp suất cúa A/C
10. Mô tơ trợ động trộn khí
11. Mô tơ trợ động dẫn khí vào
12. Mô tơ trợ động thổi khí
13. Mô tơ quạt gió
14. Bộ điều khiển quạt gió (Điều khiển mô tơ quạt gió)
Lưu ý: Ở một số xe, các cụm chi tiết sau đây cũng được sử dụng để điều hòa
không khí tự động
- Cảm biến ống gió
- Cảm biến khói ngoài xe
3. ECU (Điều khiển A/C)

106
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

ECU tính toán nhiệt độ, lượng không khí được hút vào và quyết định xem chớp
thông gió nào sẽ được sử dụng dựa trên nhiệt độ được xác định bởi mỗi cảm biến và nhiệt
độ mong muốn xác lập ban đầu
Mõi giá trị này được sử dụng để điều khiển vị trí cánh trộn khí, tốc độ mô tơ quạt
gió và vị trí cánh điều tiết thổi khí
Lưu ý ở một số kiểu xe, hệ thống thông tin đa chiều MPX) được sử dụng để truyền
các tín hiệu từ bảng điều khiến tới ECU điều khiển A/C

Hính 4.63: ECU điều khiển A/C


4. Cảm biến nhiệt
a) Cảm biến nhiệt trong xe
- Cấu tạo: Cảm biến nhiệt độ trong xe là nhiệt điện trở được lắp trong bảng táp lô
có 1 đầu hút. Đầu hút này dung không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí bên
trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe.
- Chức năng: Cảm biến phát hiện nhiệt độ trong xe dùng làm cơ sở cho việc điều
khiển nhiệt độ

Hình 4.64: Cảm biến nhiệt độ trong xe

107
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

b) Cảm biến nhiệt ngoài xe


- Cấu tạo: Cảm biến nhiệt độ ngoài xe là nhiệt điện trở được lắp ở phía trước của
giàn nóng để xác định nhiệt độ ngoài xe.
- Chức năng: Cảm biến phát hiện nhiệt độ ngoài xe để điểu khiển nhiệt độ trong xe
do ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài xe

Hình 4.65: Cảm biến nhiệt độ ngoài xe


c) Cảm biến bức xạ mặt trời:

Hình 4.66: Cảm biến bức xạ nắng mặt trời


- Cấu tạo: Cảm biến bức xạ nắng mặt trời là một đi ốt quang và được lắp ở phía trên
của bảng táp lô để xác định cường độ ánh sang mặt trời
- Chức năng: Cảm biến này phát hiện cường độ ánh sang mặt trời dùng để điều khiển
sự thay đổi nhiệt độ trong xe ảnh hưởng của tia nắng mặt trời
d) Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
- Cấu tạo: Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh dung một nhiệt điện trở và được lắp ở giàn
lạnh để phát hiện nhiệt độ của không khí đi qua giàn lạnh ( Nhiệt độ bề mặt giàn lạnh)
- Chức năng: Nó dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt
độ và điều khiển luồn khí trong thời gian quá độ

Hình 4.67: Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

108
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

e) Cảm biến nhiệt độ nước


- Cấu tạo: Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở. Nó phát hiện nhiệt độ nước
làm mát dựa vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ. Tín hiệu này được truyền từ
ECU động cơ
Chú ý: Ở một số kiểu xe cảm biến nhiệt độ nước làm mát được lắp ở két sưởi (Bộ
phận trao đổi nhiệt)
– Chức năng: Nó được dùng để điều khiển nhiệt độ, điều khiển việc hâm nóng không
khí….

Hình 4.68: Cảm biến nhiệt độ nước


f) Cảm biến ống dẫn gió:
Cảm biến ống dẫn gió là một nhiệt điển trở và được lắp trong bộ cửa gió bên. Cảm
biến này phát hiện nhiệt độ của luồng không khí thổi vào bộ cửa gió bên và điều khiển
chính xác nhiệt độ của mõi dòng không khí

Hình 4.69: Cảm biến ống dẫn gió


g) Cảm biến khói ngoài xe
Cảm biến khói ngoài xe được lắp ở phía trước của xe để xác định nồng độ CO
(cacbonmonoxit) , HC ( hydro cacbon) và NOx ( các oxit ni tơ) để bật tắt giữa các chế độ
FRESH và RECIRC

109
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.70: Cảm biến khói ngoài xe


5. Mô tơ trợ động
a) Mô tơ trợ động trộn khí
α) Cấu tạo:
Mô tơ trợ động trộn khí gồm có mô tơ bộ hạn chế, chiết áp, và tiếp điểm động….
và được kích hoạt bởi tín hiệu từ ECU
β) Nguyên lý hoạt động:

Hình 4.71: Mô tơ trợ động trộn khí


b) Mô tơ trợ động dẫn khí vào:
α) Cấu tạo:
Mô tơ trợ động dẫn khí vào gồm có một mô tơ, bánh rang, đĩa động….
β) Nguyên lý hoạt động:

110
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.72: Mô tơ trợ động dẫn khí


c) Mô tơ trợ động thổi khí:
α) Cấu tạo:
Mô tơ trợ động thổi khí gồm có một mô tơ, tiếp điểm động, bảng mạch, mạch dẫn
động mô tơ…

Hình 4.73: Mô tơ trợ động thổi khí


β) Nguyên lý hoạt động:
Khi công tắc điều khiển thổi khí hoạt động, mạch dẫn động mô tơ xác địnhxem vị
trí của cánhđiều khiển nên được dịch chuyển sang bên phải hay bên trái và cho dòng
điệnvào mô tơ để dịch chuyển tiếp điểm động đối với mô tơ

111
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.74: Công tắc điều khiển thổi khí


Khi tiếp điểm động dịch chuyển tới vị trí theo vị trí công tắc điều khiển khí thổi thì
tiếp điểm với đĩa của mạch điều khiển được nhả ra làm cho mạch bị ngắt và mô tơ dừng
Chú ý: Ki công tắc điều khiển thổi khí dịch chuyển từ FACE tới DEF
Đầu vào A sẽ là 1 vì mạch bị ngắt, đầu vào B sẽ là 0 vì mạch được tiếp mát. Kết quả
là đầu ra D sẽ là 1 và đầu ra C sẽ là 0a2 cho dòng điện của mô tơ đi từ D tới C. Sauk hi mô
tơ quay về tiếp điểm động B thôi tiếp xúc với DEF, đầu vào B sẽ là 1 vì mạch bị ngắt. Kết
quả là cả 2 đầu ra C và D sẽ là 0, dòng điện tới mô tơ sẽ bị ngắt và mô tơ dừng
d) Một số kiểu xe không có tiếp điểm trong mô tơ trợ động

4.4.2. Thiết bị điện


1. Rơle
Rờ le bao gồm một cuộn dây và tiếp điểm. Dòng điện chạy qua cuộn dây sinh ra lực
điện từ. Tiếp điểm bị hút và khởi động công tắc. Các kiểu tiếp điểm của rờ le phụ thuộc
vào loại rờ le

112
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.75: Rơ le
- Loại thường hở: Khi cuộn dây được cấp điện, tiếp điểm đóng.
- Loại thường đóng: Khi cuộn dây được cấp điện, tiếp điểm mở
- Loại kép: Khi cuộn dây được cấp điện. Tiếp điểm chuyển sang vị trí khác
2. Rơle nhiệt :
Là khí cụ địên tác động ngắt mạch để bảo vệ động cơ khi động cơ bị quá tải do dòng
tăng quá mức hoặc do dòng ngắn mạch trong trường hợp rôto bị kẹt động cơ không khởi
động được.
Rơle nhiệt có nhiệm vụ ngắt tự động các tiếp điểm điện bảo vệ động cơ nhờ sự giãn
nở không đồng điều của các thanh lưỡng kim khi bị quá nhiệt do dòng quá tải hoặc dòng
ngắn mạch gây ra.

Hình 4.76: Công tắc nhiệt

3. Transitstor:

113
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.77: Transitstor


Có 2 loại transistor: Loại PNP và NPN. Loại NPN được sử dụng nhiều nhất trong ô

Cả 2 loại PNP và NPN đều có 3 chân. Có kí hiệu là B; C; E. Khi dòng cực B (1)
chạy qua transistor NPN hoặc PNP. Cực E và C sẽ thông nhau
Điều này làm cho dòng cực C (2) chạy qua và transistor bảo hòa
- Dòng cực B (1) Chạy theo hướng mũi tên so với cực E
a) Mạch công tắc sử dụng transistor NPN

Hình 4.78: Mạch công tắc sử dụng transistor NPN (đèn tắt)
Công tắc điều khiển dòng cực B của transistor đang hở. Dòng cực B bằng không,
transistor ở trạng thái khóa ( Khi transistor ở trạng thái khóa , điện trở ở chân E và chân C
rất lớn.
- Bóng đèn không sáng vì dòng cực C bằng không
Công tắc điều khiển dòng cực B qua transistor bật. Dòng cực B làm transistor bão
hòa. Trong điều kiện này, có dòng cực C chạy qua và bóng đèn sáng ( Khi transistoe bão
hòa, E và C nối tiếp)

114
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.79: Mạch công tắc sử dụng transistor NPN (đèn sáng)
b) Dòng cực B và điện áp cực B khi transistor bão hòa
- Dòng cực C thay đồi theo dòng cực B. Dòng cực B tăng làm dòng cực C tăng và
ngược lại. Đây là những đặc điểm về khuyếch đại dòng điện của transistor

- Điện áp ( điện áp cực B) giữa B và E xấp xỉ 0.7V khi transistor bảo hòa. Điện áp
( cực C) giữa C và E là 0V. Hiệu điện thế ( tương đương 1 diod) cần thiết cho dòng điện
chạy qua giữa B và E, để dòng điện chạy từ C qua E khi chúng được nối nhau.
- Để dễ hiểu, ta xem transistor như 1 rơ le thông qua quan hệ giữa cuộn
dây và tiếp điểm (cuộn dây: giữa B và E; Tiếp điểm giữa C và E)

115
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.80: Dòng cực B và điện áp cực B khi transistor bão hòa
4. Công tắc nhiệt độ môi trường
- Công tắc cảm biến nhiệt độ môi trường bên ngoài xe, được trang bị nhằn ngắt điện
không cho bộ ly hợp buli máy nén nối khớp.
- Khi nhiệt độ mội trường xuống thấp hơn 4.40 C thì việc làm lạnh là không cần
thiết. lúc này công tắc bộ ly hợp sẽ tác động không cấp điện cho bộ ly hợp từ trường.
- Công tắc nhiệt độ môi trường được lắp đặt trong đường hút không khí từ bên ngoài
đưa vào cabin ôtô. Có thể lắp đặt phía trước két nước làm mát động cơ
5. Công Tắc Quá Nhiệt.
a) Nhiệm vụ:
Công tắc quá nhiệt có nhiệm vụ ngắt nối điện nhờ hoạt động của cảm biến áp suất
hoặc nhiệt độ.
b) Nguyên lý hoạt động:
Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất trong hệ thống cao cũng như ở điều kiện nhiệt độ và
áp suất thấp, công tắc quá nhiệt sẽ duy trì chế độ mở không nối điện.
- Khi xảy ra sự cố như bị xì gas thất thoát hết môi chất lạnh, áp suất trong hệ thống
sẽ thấp và nhiệt độ lúc này cao, công tắc quá nhiệt sẽ đóng nối tiếp điểm .
Lúc này công tắc quá nhiệt sẽ đóng nối cấp điện cho cầu chì nhiệt, cầu chì nhiệt
được cấp điện sẽ bị nóng chảy làm ngắt điện của bộ ly hợp từ , máy nén ngưng hoạt động.
6. Cầu Chì Nhiệt.
a) Nhiệm vụ:
Cầu chì nhiệt bảo vệ máy nén tránh tình huống khi hệ thống bị mất môi chất lạnh.
b) Cấu tạo:
Cầu chì nhiệt liên kết hoạt động chung với công tắc quá nhiệt bên trong máy nén.
Cầu chì nhiệt gồm một cầu chì cảm biến nhiệt độ liên kết với điện trở nung nóng đấu song
song.
c) Nguyên lý hoạt dộng:

116
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Khi công tắc quá nhiệt bên trong máy nén đóng nối mạch điện về mát, một phần của
dòng điện cung cấp cho bộ ly hợp từ của máy nén sẽ chạy qua điện trở nung nóng. Cầu
chì sẽ bị nung chảy ngắt dòng điện cho bộ ly hợp, máy nén ngưng quay.
7. Cảm Biến Nhiệt (thermostat)

Thermostat gồm một đầu cãm ứng nhiệt, màng và vi công tắc. Bên trong bầu cãm
ứng nhiệt chứa đầy môi chất. Đầu cãm ứng nhiệt đặt ở lối ra của dàn lạnh. Khi nhiệt độ
bay hơi thấp thì áp suất của lãnh chất trong bầu cãm ứng giãm Vi công tắc được ngắt nhờ
màng. Điều này làm cho bộ li hợp từ ngắt, từ đó điều chỉnh được nhiệt độ ra

a) Chức năng của bộ điều nhiệt (thermostat):


Bộ điều nhiệt (thermostat) có chức năng ngắt dòng điện cấp cho bộ ly hợp điện từ
của máy nén cho máy nén ngưng bơm khi đã đạt đủ độ lạnh cần thiết. đến lúc cần làm lạnh
trở lại thì bộ điều nhiệt cung cấp điện cho máy nén hoạt động lại.
b) Cấu tạo và vị trí lắp đặt của bộ điều nhiệt:
Bộ điều nhiệt cảm biến nhiệt độ của luồng không khí mát để điều khiển ngắt nối
điện bộ ly hợp máy nén. Bộ ổn nhiệt được điều chỉnh trước ở một mức độ thích hợp và có
thể thay đổi độ lạnh theo ý muốn.
c) Nguyên lý hoạt động:
Khi áp suất bên trong bầu cảm biến giảm do đủ lạnh, lồng xếp co lại làm cho khung
xoay tách rời tiếp điểm ngắt dòng điện của bộ ly hợp từ, máy nén ngưng hoạt động.

117
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.81: Cảm biến nhiệt

8. Điều khiển công tắc áp suất

Hình 4.82: Công tắc áp suất

Điều khiển công tắc áp suất: Công tắc áp suất dung để phát hiện sự tăng lên không
bình thường của áp suất môi chất và ngắt bộ ly hợp từ để bảo vệ cho các bộ phận trong chu
trình làm lạnh và dừng máy nén
Khi máy ĐHKK đang hoạt động bình thường. Áp suất lãnh chất quá thấp do rò rỉ
hay áp suất môi chất quá cao do giải nhiệt kém hoặc gì lý do nào đó công tắc áp suất chuyển
sang vị trí OFF. Điện cung cấp cho bộ khuyếch đại bị cắt.
Khi không có nguồn, bộ khuyếch đại không hoạt động điều này làm rờ le ly hợp từ
OFF và máy nén ngừng hoạt động
Công tắc áp suất được lắp ở phần áp cao giữa bình chứa và van tiết lưu của hệ thống
lạnh. Khi áp suất quá cao được phát hện trên hệ thống lạnh, máy nén sẽ ngừng hoạt động
(ngắt li hợp từ). Điều này ngăn chặn hư hỏng dây chuyền và bảo vệ các thiết bị trong hệ
thống lạnh

118
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.83: Bộ điều khiển công tắc áp suất

Chức năng: Công tắc áp suất được lắp ở phía áp suất cao của chu trình làm lạnh.
Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng máy
nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong
chu trình làm lạnh.

- Phát hiện áp suất thấp


- Phát hiện áp suất cao
- Phát hiện áp suất trung gian ( sử dụng cho bộ điều khiện tốc độ quạt)
4.4.3. Sơ đồ và cách vận hành hệ thống điện của hệ thống điện lạnh ô tô
 Bật công tắc máy (2) nối điện “ON”.
 Công tắc quạt gió (6)”ON”➔ rờle (5) “ON” (môtơ quạt gió (8) quay).
 Công tắc máy lạnh (12) “ON” ➔ Nguồn cung cấp điện chính amplifier(13) “ON”.
 Công tắc áp suất kép (11) “ON” (điều kiện áp suất trong hệ thống trên 2,1 kg/cm 2 và
dưới 27 kg/cm2).
 Nhiệt điện trở (10) cung cấp tín hiệu nhiệt độ của dàn lạnh cho nguồn cung cấp điện
chính amplifier.
 Van VSV “ON” ➔ Tăng tốc độ cằm chừng.
 Rơle bộ ly hợp từ trường (14) nối mạch “ON”.

119
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

 Bộ cảm biến nhiệt độ (15) “ON” (dưới 1700C)


 Ly hợp từ trường (16) nối khớp quay máy nén
 Bộ cảm biến vận tốc (9) cung cấp tín hiệu về vận tốc máy nén cho amplifier. Nếu máy
nén bị kẹt cứng, amplifier sẽ ngắt mạch diện bộ ly hợp từ trường.

Hình 4.84: Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống điều hoà không khí
trên ôtô Toyota
1. Bình ắc quy; 2. Công tắc máy; 3. Bộ ngắt mạch; 4. Cầu chì; 5. Rờ le nhiệt; 6. Công tắc
quạt gió; 7. Cầu chì máy lạnh; 8. Mô tơ quạt gió; 9. Bộ cảm biến vận tốc máy nén; 10.
Nhiệt điện trở; 11. Công tắc áp suất kép; 12. Công tắc máy lạnh; 13. Nguồn cung cấp điện
Amplifier; 14. Rờ le bộ ly hợp; 15. Bộ cảm biến nhiệt; 16. Bộ ly hợp từ trường.
1. Vận hành sơ đồ điện ở chế độ hoạt động của ĐHKK ô Tô

- Rơ le sưởi hoạt động và đóng tiếp điểm. Mô tơ hoạt gió chạy, cùng lúc đó bộ
khuyếch đại được cung cấp. Điện qua công tắc áp suất.

- Công tắc A/C ở vị trí on

120
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Hình 4.85: Nguyên lý hoạt độnghệ thống lạnh

- Bộ khuyếch đại kiểm tra tín hiệu từ thermistor. Nếu nhiệt độ trong xe cao bộ
khuyếch đại gửi tín hiệu tới ECU điều khiển động cơ yêu cầu tăng tốc độ không tải đến bộ
điều khiển trung tâm

- Công tắc máy lạnh ở vị trí ON, Công tắc quạt gió ở vị trí ON.

2. Điều khiển băng tan:

Hình 4.86: Điều khiển nhiệt độ dàn lạnh

Để ngăn chặn không cho giàn lạnh bị phủ băng, cần thiết phải điều khiển nhiệt độ
bề mặt của giàn lạnh thông qua điều khiển sự hoạt động của máy nén

121
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

Nhiệt độ bề mặt của giàn


lạnh được xác định nhờ điện trở
nhiệt và khi nhiệt độ này thấp
hơn một mức độ nhất định, thì ly
hợp từ bị ngắt để ngăn không cho
nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn 00C
(320F). Hệ thống điều hoà có bộ
điều chỉnh áp suất giàn lạnh
không cần thiết điều khiển này.

- Máy ĐHKK đang hoạt


động bình thường. Nhấn nút
Start.

Hình 4.87: Chế độ hoạt động bình thường

- Khi trong xe đủ lạnh, nhiệt độ


bề mặt dàn lạnh giãm dần. Điều này
làm tăng điện trở của thermistor ( quá
lạnh được cãm nhận khi 3 0C hoặc thấp
hơn.

Hình 4.88: Khi xe đủ lạnh

- Khi bộ khuyếch đại nhận tín hiệu


quá lanh từ thermistor, bộ khuyếch
đại ngắt rơ le bộ ly hợp và dừng
máy nén. Điều này ngăn chặn tuyết
đóng bằng ở dàn lạnh

Hình 4.89: Dừng máy khi đủ lạnh

122
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

3. Điều khiển khi áp suất lãnh chất bất thường


a) Phát hiện áp suất thấp không bình thường

Nếu lượng gas trong mạch làm lạnh giảm rất nhiều hay không còn gas do rò rỉ,…sự
bôi trơn bằng dầu máy nén trở nên kém khi máy nén làm việc và nó có thể làm kẹt máy
nén. Vì vậy khi không đủ gas và áp suất giảm công tắt áp suất sẽ tắc và làm ngắt li hợp từ
làm dừng máy nén

Cho máy nén làm việc khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi không
có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân khác sẽ làm cho việc
bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén. Khi áp suất môi chất thấp hơn bình thường (nhỏ
hơn 0,2 MPa (2 kgf/cm2), thì phải ngắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ.

b) Phát hiện áp suất cao không bình thường

Hình 4.90: Công tắc áp suất kép

Khi áp suất trong hệ thống lạnh cao khác thường nó có thể ảnh hưởng hay làm hỏng
nhiều chi tiết. Khi công tắc phát hiện ra áp suất cao khác thường nó sẽ tắt làm ngắt li hợp
từ và dừng máy.

Áp suất môi chất trong chu trình


làm lạnh có thể cao không bình thường khi
giàn nóng không được làm mát đủ hoặc
khi lượng môi chất được nạp quá nhiều.
Điều này có thể làm hỏng các cụm chi tiết
của chu trình làm lạnh.

Khi áp suất môi chất cao không


bình thường (cao hơn 3,1 MPa
(31,7kgf/cm2)), thì phải tắt công tắc áp
suất để ngắt ly hợp từ.

- Máy ĐHKK đang hoạt động bình


thường. Hình 4.91: Hoạt động bình thường

123
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

- Khi áp suất lãnh chất quá thấp do rò rỉ


hay áp suất môi chất quá cao do giải nhiệt
kém hoặc gì lý do nào đó công tắc áp suất
chuyển sang vị trí OFF.Điện cung cấp cho bộ
khuyếch đại bị cắt.

Hình 4.92: Khi áp suất lãnh chất quá thấp

- Khi không có nguồn, bộ khuyếch


đại không hoạt động điều này làm rờ le ly hợp
từ OFF và máy nén ngừng hoạt động

Hình 4.93: Máy nén ngừng hoạt động

4. Điều khiển khi máy nén bị kẹt

- Máy ĐHKK hoạt động bình thường

Hình 4.94: Máy ĐHKK hoạt động bình thường

124
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

- Khi máy nén bị kẹt ( không quay


được) do cháy hay do lý do khác tín hiệu
quay máy nén bị gián đoạn

Hình 4.95: Máy nén bị kẹt

- Bộ khuyếch đại A/c nhận


biết sự kẹt của máy nén bằng cách so sánh
tốc độ quay của động cơ. Khi tín hiệu bị
gián đoạn khoảng 3 s, rơ le ly hợp từ
chuyển sang OFF, và máy nén ngừng
hoạt động

Hình 4.96: Máy nén ngừng hoạt động

5. Điều khiển theo tốc độ động cơ


- Máy ĐHKK đang hoạt động bình
thường.

Hình 4.97: Máy nén hoạt động bình


thường

125
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

- Khi tốc độ động cơ giảm đột ngột


do sự cố hay lý do khác bộ khuyếch đại nhận
biết tốc độ giảm từ tín hiệu của bine

Hình 4.98: Khi tốc độ động cơ giảm đột ngột

- Để ngăn chặn động cơ chết máy


khi tốc độ động cơ 450v/ph hay nhỏ hơn, bộ
khuyếch đại sẽ tác động rờ le li hợp từ
chuyển sang chế độ OFF và làm máy nén
ngừng hoạt động

Hình 4.99: Máy nén ngừng hoạt động

6. Điều khiển cắt nhanh A/C để tăng tốc

- Máy ĐHKK đang hoạt động bình


thường.

Hình 4.99: Máy nén đang hoạt


động bình thường.

126
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

- Khi ACU động cơ nhận biệt sự tăng tốc


từ các tín hiệu khác nhau trên xe, nó gửi
tín hiệu tăng tốc tới bộ khuyếch đại A/C

Hình 4.100: Khi nhận tín hiệu tăng tốc

- Trong thời gian bộ khuyếch đại


nhận tín hiệu tăng tốc, rờ le li hơp từ
chuyển OFF và máy nén ngừng hoạt
động. Bộ điều khiển loại này dùng để cải
thiện sự tăng tốc của các xe nhỏ

Hình 4.101: Khi máy nén ngừng hoạt


động

7. Bộ điều khiển điều hòa kép:

Hình 4.102: Vị trí thiết bị trong hệ thống lạnh Ô Tô

127
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

a) Mô tả:
Bộ phận này dung để đóng ngắt van điện từ để điều khiển mạch môi chất kép
b) Chức năng:
Điều hòa kép và chu trình làm lạnh với máy lạnh phía trước và phía sau.
Điều này giúp cho việc tuần hoàn môi chất có thể thực hiện bằng một máy nén. Để điều
khiển hai mạch môi chất cần bố trí them van điển từ
c) Nguyên lý hoạt động:
8. Điều khiển nhiệt độ giàn lạnh
a) Mô tả:
Điều khiển nhiệt độ dàn lạnh: Bộ điều khiển nhiệt độ bay hơi để phát hiện nhiệt độ
bề mặt dàn lạnh và đóng hay ngắt bộ ly hợp từ để điều khiển sự hoạt động của máy nén sao
cho dàn lạnh không bị phủ băng
b) Chức năng:
Để ngăn chặn không cho giàn lạnh bị phủ băng, cần thiết phải điều khiển nhiệt độ
bề mặt của giàn lạnh thông qua điều khiển sự hoạt động của máy nén

Nhiệt độ bề mặt của giàn lạnh được xác định nhờ điện trở nhiệt và khi nhiệt độ này
thấp hơn một mức độ nhất định, thì ly hợp từ bị ngắt để ngăn không cho nhiệt độ giàn lạnh
thấp hơn 00C (320F). Hệ thống điều hoà có bộ điều chỉnh áp suất giàn lạnh không cần thiết
điều khiển này.

Hình 4.103: Điều khiển nhiệt độ dàn lạnh

9. Hệ thống bảo vệ đai dẫn động

. Hình 4.104: Hệ thống bảo vệ đai dẫn động


128
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

a) Mô tả:
Hệ thống bảo vệ đai dẫn động: Hệ thống này dung để phát hiện việc khóa
máy nén, bảo vệ đai dẫn độngkhỏi bị lỏng bằng cách lắp ly hợp từ và làm cho đèn chỉ báo
công tắc điều hòa (Công tắc A/C) nhấp nháy
b) Chức năng:
Khi bơm trợ lực lái, máy phát điện và các thiết bị khác được dẫn động cùng với máy
nén bằng đai dẫn động, nếu máy nén bị khoá và đai bị đứt, thì các thiết bị khác cũng không
làm việc. Đây là một hệ thống bảo vệ đai dẫn động khỏi bị đứt bằng cách ngắt ly hợp từ
khi máy nén bị khoá đồng thời hệ thống cũng làm cho đèn chỉ báo công tắc điều hoà nhấp
nháy để thông báo cho người lái biết sự cố.
c) Cấu tạo:
Bất kỳ khi nào khi máy nén làm việc tín hiệu được tạo ra trong cuộn dây của
cảm biến tốc độ. ECU phát hiện sự quay của máy nén bằng cách tính toán tốc độ của tín
hiệu
d) Nguyên lý hoạt động:
Hệ thống này sẽ so sánh tốc độ của động cơ với tốc độ của máy nén. Nếu sự
chệnh lệch tốc độ vượt quá giới hạn cho phép, ECU sẽ tính toán và điều chỉnh để khoá máy
nén để ngắt ly hợp từ. Đồng thời ECU cũng làm cho đèn công tắc điều hoà nhấp nháy để
báo cho người lái biết về hư hỏng này

129
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)
lOMoARcPSD|33315087

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hệ thống Điện thân xe và điều khiển tự động trên ô tô,
Trường ĐH SPKT TP.HCM.
[2] Trần Thế San – Trần Duy Nam, Hệ thống nhiệt và điều hòa trên xe hơi đời
mới, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2009.
[3] Toyota Service Training Team 21.

130
Downloaded by Trình Lê kh?c (lekhactrinh25031999@gmail.com)

You might also like