You are on page 1of 8

Khái quát hệ thống khí nén:

Trong 1 hệ thống khí nén có các bộ phận chính:


- Máy nén khí (biến cơ năng thành thế năng dưới dạng áp suất khí
nén)
- Thiết bị chuẩn bị khí nén: sấy khô, lọc, bôi trơn, duy trì áp suất
- Đường dẫn truyền động và biến đổi công suất (van điều khiển, van
điều áp)
- Cơ cấu dẫn động (biến thế năng thành cơ năng)
- Đường dẫn khí nén

Các loại máy nén khí:


1. Máy nén khí piston:
Máy nén khí Piston sử dụng một piston di chuyển bên trong một
chiếc xy lanh để nén khí. Khi Piston di chuyển xuống, khí được hút
vào. Khi Piston di chuyển lên, khí được nén. Có hai bộ van đảm
bảo việc hút khí và thoát khí. Một van (thường là bên trong đầu xi
lanh) làm nhiệm vụ đảm bảo việc khí được hút vào không thể thoát
ra và chảy ngược trở lại khi Piston di chuyển xuống trở lại. Máy
nén khí Piston có loại nhỏ (chỉ một vài HP) cho đến loại trung bình
(khoảng 20HP trở lại). Nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng khí của
bạn. Nếu bạn cần nhiều khí, máy nén khí trục vít sẽ là lựa chọn tốt
hơn.

Máy nén khí Piston thường được sử dụng nhiều trong các nhà
xưởng không cần lượng khí quá lớn hoặc lượng khí liên tục. Nó sẽ
chỉ khởi động tự động khi độ tụt áp dưới điểm cài đặt và dừng khởi
động khi áp suất đạt tới điểm cài đặt cao nhất.

Ưu điểm và hạn chế của máy nén khí Piston


Ưu điểm:

- Chi phí đầu tư ban đầu thấp

- Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng - Dễ dàng tìm kiếm máy có áp suất
làm việc cao

Hạn chế:

- Độ ồn cao, bạn cần đặt máy nén khí Piston trong một phòng riêng
hoặc trong một chiếc hộp cách âm. - Nhiệt độ đầu ra của khí nén
cao

-Lượng dầu chứa đựng trong đường ống dẫn khí cao.

2. Máy nén khí trục vít:


Nguyên lí hoạt động: Khi trục quay với tốc độ nhanh, không khí sẽ
được hút vào trong vỏ thông qua cửa nạp đồng thời truyền thẳng
vào khoang khí giữa hai trục. Khoang này sẽ được thu hẹp nhờ các
bánh răng siết lại từ đó thể tích khí bị giảm đồng thời gia tăng áp
suất cho khí. Để hạn chế sự rò rỉ của khí nén, van một chiều được
lắp đặt ở cửa xả ngăn không cho khí nén đi ngược lại.
Ưu điểm:

- Chi phí đầu tư ban đầu thấp

- Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng - Dễ dàng tìm kiếm máy có áp suất làm việc
cao

Hạn chế:

- Độ ồn cao, bạn cần đặt máy nén khí Piston trong một phòng riêng hoặc
trong một chiếc hộp cách âm. - Nhiệt độ đầu ra của khí nén cao
-Lượng dầu chứa đựng trong đường ống dẫn khí cao.

3. Máy nén khí cánh gạt:


Nguyên lí hoạt động: Máy sử dụng roto lệch tâm với cánh quạt trượt
theo các hướng tâm để thực hiện quá trình nén khí.

Nhờ roto và stato lệch tâm nhau nên khi roto quay sang bên phải, buồng
khí nén sẽ được tạo ra. Lúc này, không khí đi vào buồng nén sẽ làm cho
thể tích của buồng nén nới rộng ra.

Khi cánh gạt tiến đến cửa ra, không khí sẽ được nén lại. Lúc này, thể
tích của buồng nén sẽ dần thu nhỏ lại. Thể tích càng giảm thì áp suất lại
càng tăng lên cho đến khi đạt mức lớn nhất sẽ thoát ra theo đường dẫn
khí ra và đi đến bình chứa khí. Như vậy là kết thúc một chu trình nén khí
của máy bơm hơi cánh gạt.

Ưu điểm:

• Máy hoạt động theo nguyên lý thay đổi dòng thủy lực, ít tạo ra ma sát
giữa các bộ phận nên hạn chế sự ăn mòn, ít phát sinh sự cố hỏng hóc khi
sử dụng. Nhờ đó giúp máy có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài, tiết kiệm
nhiều chi phí sửa chữa và bảo dưỡng.

• Máy có khả năng vận hành êm ái, ít tạo ra tiếng ồn lớn, mang lại cảm
giác dễ chịu khi sử dụng.

• Máy nén hơi cánh gạt tiêu thụ ít điện năng hơn so với các dòng máy
nén khí thông thường khác. Bởi vậy, sản phẩm là giải pháp tối ưu giúp
người dùng tiết kiệm hóa đơn tiền điện hàng tháng.

• Cấu tạo máy đơn giản, dễ sử dụng và dễ tìm mua các phụ kiện để thay
thế mỗi khi thiết bị hư hỏng.
Nhược điểm:

• Khi hoạt động, thiết bị đòi hỏi độ kín khít cao giữa các bộ phận của
máy. Điều này cho thấy quy trình sản xuất máy cực kỳ phức tạp, trải qua
nhiều công đoạn khác nhau nên giá bán của sản phẩm tương

đối cao. Đồng thời, quá trình bảo dưỡng hay thay thế linh kiện cũng khá
phức tạp, yêu cầu người thợ phải có trình độ chuyên môn cao,

• Hiệu suất làm việc không cao. Thiết bị không phù hợp sử dụng trong
những môi trường có chứa nhiều bụi bẩn. Nguyên nhân là do trong quá
trình hoạt động, trong máy vẫn còn tồn tại lực trục dọc và lực

ly tâm nên lực tác dụng lên các ổ lăn tương đối phức tạp.

• Bộ phận lọc khí nén lắp cho thiết bị đòi hỏi phải có chất lượng tốt.

4. Máy nén khí ly tâm:


Nguyên lí hoạt động: Khi thiết bị khởi động sẽ làm cánh quạt bên trong
máy hoạt động với vận tốc lớn để từ đó hút không khí từ bên ngoài vào
bên trong thiết bị.

Không khí sẽ được di chuyển vào vòng khuếch tán tỉnh. Tại đây, thiết bị
sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt hoặc bánh đẩy để từ từ ép khí vào phần
rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí, không khí sẽ bị giãn nở làm
tốc độ của cánh quạt giảm và tăng áp suất.

Không khí tiếp tục được đưa vào bên trong buồng chứa. Tại đây, không
khí được dẫn vào và một bộ phận quay có tốc độ cao được gia tốc lớn.
Với sự chênh lệch về vận tốc, lưu lượng và công suất sẽ tạo ra nguồn khí
nén có áp suất lớn.
Ưu điểm:

+ Hiệu suất làm việc cao: Cấu tạo chắc chắn và nguyên lý hoạt động
riêng biệt giúp thiết bị có thể đạt được 100% hiệu suất. Từ đó cung cấp
nguồn khí nén lớn và liên tục, đảm bảo cho quá trình vận hành trong nhà
xưởng, nhà xưởng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

+ Công suất lớn: Máy có công suất và lưu lượng lớn, thường có công
suất lớn gấp nhiều lần máy nén khí piston và trục vít

+ Tuổi thọ cao: Các bộ phận, linh kiện máy đều được cấu thành từ các
vật liệu tốt, có khả năng chống chịu va đập, được ráp nối chắc chắn nên |
máy có tuổi thọ cao ít xảy ra sự cố hỏng hóc giúp người dùng tiết kiêm.
được khoản chi phí sửa chữa khi sử dụng

Nhược điểm:

+ Sản phẩm có kích thước lớn, cồng kềnh nên không gian đặt máy phải
rộng và thoáng mát

+ Giá máy của máy bơm nén khí ly tâm khá cao không phù hợp với điều
kiện tài chính của nhiều đơn vị, doanh nghiệp

+ Thiết bị được lắp đặt cố định nên tính cơ động của máy không cao

+ Cấu tạo phức tạp nên việc sửa chữa, vệ sinh máy hay thay thế linh
kiện, cũng tiêu tốn nhiều thời gian, đòi hỏi thợ có kinh nghiệm và tốn
kém chi phi

5. Máy nén khí trục


Dòng khí chạy dọc trục qua các lưỡi quạt đứng yên và chuyển
động, biến động năng thành thế năng

6. Máy nén khí không dầu:


Máy nén khí không dầu piston: Vì không khí không tiếp xúc trực
tiếp với phần chuyển động nên không cần tra dầu

Máy nén khí không dầu trục vít: Người ta bơm hơi nước vào các
trục vít để làm hạ nhiệt hệ thống. Giữa các giai đoạn nén cần phải
kiểm soát nhiệt độ khí đầu ra bằng các hệ thống làm mát

Ưu điểm của máy nén khí bôi trơn bằng dầu


-Phù hợp hơn cho các ứng dụng công nghiệp và hạng nặng
-Hoạt động lâu hơn trước khi cần thay thế

Nhược điểm của máy nén khí bôi trơn bằng dầu
-Yêu cầu bảo dưỡng nhiều hơn và cần được tra dầu thường xuyên
-Bôi trơn tốn kém
-Dầu làm ô nhiễm không khí xung quanh

Ưu điểm của máy nén khí không dầu


-Không yêu cầu bôi trơn thủ công
-Dễ vận hành hơn
-Thích hợp cho các ngành y tế, thực phẩm
-Tốt hơn cho các mục đích phi thương mại

Nhược điểm của máy nén khí không dầu


-Đắt hơn
-Không thể xử lý các ứng dụng nặng như máy nén phun dầu
-Có thể sẽ yêu cầu thay thế linh kiện sớm hơn so với máy nén phun
dầu

7. Máy nén khí đơn chu kì và đa chu kì:


Máy nén khí đơn chu kì: Khí chỉ được nén trong 1 chu kì
Máy nén khí đa chu kì: Khí sau khi được nén trong chu kì thứ 1
tiếp tục được đưa vào chu kì thứ 2 để nén với áp suất cao hơn
8. Máy nén khí theo công suất:
Công suất thấp: dưới 10 bar
Công suất trung bình 10-70 bar
Công suất cao: trên 70 bar

9. Máy nén khí theo lưu lượng:


Lưu lượng thấp: dưới 10m3 / phút
Lưu lượng trung bình: 10-300m3/phút
Lưu lượng cao: trên 300m3/phút

Ứng dụng của máy nén khí:


 Ngành sản xuất – chế tạo:
 sử dụng để cầu hàng, tạo áp lực tác dụng lên súng phun sơn,
điều khiển các thiết bị tự động hóa
 hỗ trợ cho quá trình sản xuất linh kiện điện tử(làm sạch bụi bẩn
trên bề mặt của linh kiện, thậm chí cả những khe hở nhỏ nhất
mà không làm xước hay mài mòn bề mặt linh kiện)
 đóng gói bao bì chân không

 Ngành xây dựng:


 dùng để vận chuyển hoặc phun bê tông, kết hợp với máy khoan
để đục lỗ, khoan tường,... 
 hỗ trợ hoạt động cho các dụng cụ như: búa phá đá cầm tay, dụng
cụ mài bóng, đầm rung bê tông,.... 

 Ngành y tế - thực phẩm:


 hỗ trợ cho các thiết bị như: máy hô hấp, máy phun nha khoa,... 
 cung cấp oxy đẩy quanh quá trình sấy khô nguyên liệu, thiết bị
y tế, rửa vỏ thuốc,... 
 đóng gói bao bì, phun rửa chai lọ

 Ngành khai khoảng:


 cung cấp nguồn không khí sạch cho công nhân trong hầm mỏ
  ứng dụng làm bình khí để cung cấp khí oxy cho các thợ lặn
dưới nước
 Máy nén khí có công suất lớn được dùng để đá phá đá, hỗ trợ
hoạt động cho máy khoan đá,...  

 Ngành sửa chữa – bảo dưỡng


 cung cấp khí nén phục vụ cho các công việc như: bơm hơi xe, xì
khô, thổi bụi,... 
 hỗ trợ hoạt động cho các thiết bị như: cầu nâng, bình phun bọt
tuyết, súng bắn ốc,.... 
 ứng dụng trong hoạt động thông đường ống

 Ứng dụng trong máy CNC nói riêng:


 Hệ thống bôi trơn khí nén
 Hệ thống thay dao tự động
 Hệ thống vệ sinh máy
 Hệ thống kẹp với mâm cặp

You might also like