You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM


MÔN HỌC: NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC KỸ THUẬT

TIỂU LUẬN

MÁY NÉN

GVHD: Lê Chí Hiệp

SVTH: MSSV

Trương Thanh lam 16147048

Lớp thứ 5 – Tiết 8-12

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2017

2
MỤC LỤC
1. MÁY NÉN ROTOR
1.1. Cấu tạo máy nén rotor
1.2. Nguyên lí làm việc của máy nén rotor
1.3. Ứng dụng của máy nén rotor
1.4. Một số hảng sản xuất
2. MÁY NÉN TRỤC VÍT
2.1. Cấu tạo máy nén rotor
2.2. Nguyên lí làm việc của máy nén trục vít
2.3. Ứng dụng của máy nén trục vít
2.4. Một số hảng sản xuất tiêu biểu
3. MÁY NÉN XOẮN ỐC
3.1. Cấu tạo của máy nén xoắn ốc
3.2. Nguyên lí làm việc của máy nén xoắn ốc
3.3. Ứng dụng của máy nén xoắn ốc
3.4. Một số hãng sản xuất
4. MÁY NÉN LY TÂM
4.1. Cấu tạo máy nén ly tâm
4.2. Nguyên lí làm việc của máy nén ly tâm
4.3. Ứng dụng của máy nén ly tâm
4.4. Một số hãng sản xuất

3
1. MÁY NÉN ROTOR
1.1. Cấu tạo
Ta có sơ đồ của máy nén tấm phẳng:

Sơ đồ cấu tạo máy nén tấm phẳng


1: rotor 2: thân máy
3: các tấm phẳng được bố trí lệch tâm 4: khoang kín được được tạo bởi 2 tấm phẳng

1.2. Nguyên lý làm việc


Máy nén rotor thuộc vào loại máy nén thể tích, theo nguyên lí làm việc nó giống
như bơm rotor. Loại máy nén rotor được sữ dụng rộng rãi nhất là máy nén rotor
tấm phẳng. Trong thời gian gần đây người ta cũng có sữ dụng máy nén trục vít.
Khi rotor 1 quay, các tấm phẳng tạo thành các khoang kín 4 và mang khí từ khoang
hút sang khoang đẩy, đồng thời xảy ra quá trình nén khí.

4
Sơ đồ này có sự cân bằng khối lượng các chất di chuyển rối tốt, nó cho phép rotor
quay với số vòng rất lớn và có thể nối máy một cách trực tiếp với động cơ điện.
Trong quá trình làm việc của máy nén tấm phẳng, một khối lượng nhiệt lớn được
tỏa ra do ma sát khí. Vì vậy khi hệ số tăng áp > 1.5 vỏ của máy được thiết kế có
thiết bị làm lạnh bằng nước.
1.3. Ứng dụng
Máy nén tấm phẳng có thể sử dụng để hút khí và hơi từ thể tích có áp suất nhỏ
hơn áp suất khí quyển.
Trục rotor của máy nén có thể nối với truc của động cơ khởi động một cách trực
tiếp không cần bộ chuyển động. Điều này làm cho máy dãn tiện, dễ dùng và làm
giảm khối lượng của máy.
1.4. Một số hãng sản xuất

2. MÁY NÉN TRỤC VÍT


2.1. Cấu tạo

5
2.2. Nguyên lý làm việc

6
Máy nén khí trục vít sử dụng hai lưới vít xoắn ốc, được gọi là cánh quạt, để
nén khí. Trong một máy nén khí trục vít chạy khô dầu, thời gian hoạt động bánh
răng đảm bảo rằng 2 cánh quạt duy trì được sự liên kết chính xác. Trong máy nén
khí trục vít ngâm dầu, bôi trơn cầu dầu trong không gian giữa các cánh quạt, cả hai
đều cung cấp một chuyển động thủy lực và chuyển năng lượng cơ học giữa việc
siết vít và điều khiển cánh quạt. Khí vào ở cửa hút và di chuyển thông qua các
rãnh như các ốc xoay. Việc phân chia lưới cánh quạt buộc dòng khí qua máy nén,
và thoát khí ở cuối của trục vít.

Hiệu quả của cơ chế này là phụ thuộc vào độ thanh thải phù hợp chính xác
giữa các cánh quạt xoắn ốc, và giữa các cánh quạt và buồng kín của khoang nén.
2.3. Ứng dụng
Máy nén khí trục vít thường được sử dụng trong hệ thống vận chuyển thu gom
khí đồng hành ở các mỏ hoặc cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều
khiển tự động.
Thông thường, Máy nén khí trục vít được sử dụng để cung cấp khí nén cho các
ứng dụng công nghiệp nói chung. Máy nén khí di động chạy động cơ diesel thường
thấy tại các địa điểm xây dựng, và được sử dụng để tạo ra năng lượng khí cho các
máy móc xây dựng hoạt động.
Ngoài ra, máy nén trục vít đang trở nên ngày càng phổ biến trong các cơ sở xử
lý nước thải, để tăng hiệu suất của và, tiêu thụ điện năng thấp hơn.
Vì máy nén trục vít được cấu tạo theo nguyên lý ăn khớp giữa các trục vít với
nhau hoặc qua một cặp hay vài cặp bánh răng ăn khớp nên máy có thể làm việc với
7
số vòng quay cao với số vòng từ 3000 vòng/phút trở lên thậm trí lên đến 15.000
vòng/phút. Thêm vào đó, máy có tỉ số nén cao với mức cực đại là 25, hiệu suất lưu
lượng đều và tăng theo thời gian 1,4m/phút và có thể lên tới 60m/phút.
2.4. Một số hãng sản xuất
* Fusheng
* Hitachi

Máy nén khí trục vít không dầu


Hitachi NEXT series

3. MÁY NẾN XOẮN ỐC


3.1. Cấu tạo
Máy nén xoắn ốc (scroll) gồm hai phần xoắn ốc acsimet. Một đĩa xoắn ở trạng
thái tĩnh, đĩa còn lại quay quanh đĩa xoắn cố định. Hai đĩa xoắn này được đặt ăn
khớp vào nhau tạo thành các túi dạng hình lưỡi liềm.

8
1. Đầu đẩy 2. Scroll quay 3. Scroll cố định 4. Khớp nối

5. Đầu hút 6. Trục 7. Động cơ

Một số hình ảnh của máy nén trục vít:

9
10
3.2. Nguyên lí làm việc
Trong quá trình nén, phần xoắn ốc tĩnh được giữ cố định và phần xoắn động di
chuyển trên trục chuyển động lệch tâm. Gas được dẫn vào khoảng trống do hai đĩa
xoắn tạo ra. Hai đĩa khép dần từng nấc và dần tiến vào tâm của hình xoắn ốc, thể
tích nhỏ dần tạo ra áp suất lớn, khi đến tâm thì gas đạt được áp suất đẩy và được
nén qua cổng đẩy ở tâm của scroll cố định. Các túi khí được nén đồng thời và liên
tiếp nên tạo ra sự liên tục, ổn định, hiệu quả và yên tĩnh trong quá trình hoạt động.

11
Phần xoắn
Gas đi vào từ hai lỗ mở đối tâm (A), được nén giữa các túi dạng lưỡi
liềm của hai scroll (B và C), cho đến khi đến tâm (D) để đạt được áp suất đẩy
cần thiết. Quá trình hút và nén gas diễn ra đều đặn, liên tục không xảy ra sự
rung động và chấn động.

3.3. Ứng dụng


Máy nén xoắn ốc hoạt động rất yên tĩnh, các bộ phân hoạt động một
cách trơn tru và hiệu suất cao nhất trong các loại máy nén. Chúng cũng rất linh
hoạt trong việc xử lý môi chất ở dạng lỏng. Tuy nhiên, ở thiết kế kín, máy nén
xoắn ốc không thể dễ dàng được sửa chữa, chúng không thể quay ở cả 2 chiều.
Máy nén xoắn ốc chủ yếu được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ôtô
và lạnh thương mại.
3.4. Một số hãng sản xuất
* Hitachi

12
Máy nén khí Hitachi Next 132-
160kW

* Copeland

Máy nén Xoắn ốc ZRD Số dung môi


chất lạnh R22, R407C và R410A
4. MÁY NÉN LY TÂM
4.1. Cấu tạo của máy nén ly tâm
Cấu tạo máy nén khí ly tâm:

13
Gồm có vỏ máy, trục máy, bánh công tác và cánh định hướng
Mỗi cấp của máy nén khí ly tâm gồm một ngăn, một cánh quạt, một bộ khuếch
tán và một ống khuếch tán tổ hợp.
Vỏ máy nén khí pegasus ly tâm: có cấu tạo phức tạp, có khối lượng lớn, là giá
đỡ cho các chi tiết khác. Trong vỏ máy có các ổ trục để đỡ các trục máy, có các áo
nước để dẫn nước làm mát, có các khoang để dẫn khí. Vỏ máy nén khí ly tâm được
chế tạo thành 2 nửa để thuận tiện cho việc tháo lắp, tuy nhiên cũng có loại vỏ máy
được chế tạo liền khối. Vỏ máy thường được chế tạo bằng gang xám hay bằng
gang hợp kim.
Trục máy nén khí 2hp dạng ly tâm: Trục để lắp các bánh công tác lên đó nhận
truyền động từ động cơ dẫn động, quay với vận tốc cao để thực hiện quá trình nén
khí. Trục máy được lắp vào các các ổ đỡ trên vỏ máy. Trục máy được chế tạo bằng
thép hợp kim.
Cánh định hướng: là một tấm kim loại đặt sát với bánh công tác, đóng vai trò
dẫn hướng dòng khí đi từ cửa xả của cấp nén này tới cửa nạp của cấp nén kế tiếp,
cánh định hướng được chế tạo bằng gang hoặc thép hợp kim. Cánh định hướng
được gắn với vỏ và không quay theo trục máy.
Bánh công tác: được lắp trên trục máy quay theo trục máy để làm biến đổi động
năng chất khí, thực hiện quá trình nén khí, trên bánh công tác có các bánh cong. Có
3 loại bánh công tác, bánh công tác hở, bánh công tác nửa hở, bánh công tác kín.
4.2. Nguyên lí làm viêc của máy nén ly tâm

14
Khi cánh quat quay có nhiều cánh với tốc độ cao, không khí được hút vào giữa
cánh quạt với vận tốc lớn và áp suất cao sao đó không khí đi vào vòng khuếch tán
tĩnh, ở đó không khí giản nở vì vậy vận tốc của nó giảm nhưng áp suất tăng một
cách đáng kể.
Không khí được dẫn trong buồng chứa và được gia tốc bởi một bộ phận quay với
tốc độ cao, ở đó Áp suất khí nén dược tạo ra nhờ sự chênh lệch vận tốc, nguyên tắc
này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn.
Từ bộ khuếch tán tổ hợp, ở đó không khí giãn nỡ thêm và áp suất tăng rồi đi
đến cấp kế tiếp hoặc trục tiếp đến ngõ ra. Không giống như loại máy nén khí
hướng trục, việc chia cấp cúa máy nén khí puma này rất đơn giản.
Sự biến đổi áp suất của khí khi qua guồng động làm thay đổi khối lượng riêng
của khí. Khi guồng động quay, khí sẽ văng từ tâm ra xung quanh dưới tác dụng của
lực ly tâm làm tăng khối lượng riêng của khí và tạo ra áp lực tĩnh, đồng thời vận
tốc của khí cũng tăng lên và như vậy tăng áp lực động của khí.
4.3. ứng dụng của máy nén ly tâm
Máy nén khí khí ly tâm thường sử dụng trong ngành công nghiệp nặng và
trong môi trường làm việc liên tục. Chúng thường được lắp cố định. Công suất của
chúng có thể từ hàng trăm đến hàng ngàn mã lực. Với hệ thống làm việc gồm
nhiều máy nén khí ly tâm, chúng có thể tăng áp lực đầu ra hơn 10000 lbf/in² (69
MPa).

Nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo sử dụng loại máy nén này. Chúng có thể sử
dụng động cơ đốt trong, bộ nạp hoặc động cơ tua-bin. Máy nén khí ly tâm được sử
dụng trong một động cơ tua-bin bằng gas nhỏ hoặc giống như là tầng nén khí cuối
cùng của động cơ tua-bin gas cỡ trung bình.
4.4. Một số hãng sản xuất
* FUSHENG

15
máy nén khí ly tâm FUSHENG ELLIOTT

16

You might also like