You are on page 1of 49

SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Bài 1: HỆ THỐNG BÔI TRƠN

1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BÔI TRƠN


1.1. Nhiêm
̣ vụ của hệ thống bôi trơn:
Vấn đề bôi trơn động cơ:
Trong quá trình động cơ làm việc, ở các bề mặt ma sát các chi tiết có sự
chuyển động tương đối nên sinh ra ma sát, gây cản trở sự chuyển động của chúng,
đồng thời tại các bề mặt làm việc đó nhiệt độ sẽ tăng lên, các chi tiết máy bị mài
mòn, có thể bị bó kẹt. Dẫn đến tuổi thọ của động cơ giảm. Vì những lí do đó trên
động cơ đốt trong phải có hệ thống bôi trơn.
Sự hình thành màng dầu bôi trơn trong quá trình làm việc của bạc và trục:
Dầu được bơm tới khoảng khe hở của trục và bạc với một áp suất nhất định.
Khi trục quay sẽ cuốn dầu bôi trơn theo tạo lên một cái nêm dầu giữa khe hở của
trục và bạc có xu hướng nâng trục lên. Tốc độ quay của trục càng cao, áp lực của
nêm dầu càng lớn thắng được trọng lượng của trục sẽ có xu hướng đẩy trục lên
đồng tâm với bạc. Nhờ vậy trục sẽ được quay trên đệm dầu và giảm được ma sát
tối đa. Vùng làm việc tối ưu khi trục quay tạo được nêm dầu nâng trục lên đồng
tâm với bạc.

Hình 5. Sự hình thành màng dầu


1- Bạc; 2- Trục; 3- Tải trọng của trục; 4, 5 - Vùng phân bố tải trọng;
6- Bề mặt ma sát; 7- Dầu bôi trơn.

Trang 1
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn:


 Bôi trơn bề mặt ma sát.
 Làm mát bề mặt làm việc của các chi tiết có chuyển động tương đối.
 Tẩy rửa bề mặt ma sát
 Chống ô xy hóa.
 Rút ngắn quá trình chạy rà động cơ:
1.2. Yêu cầu
Hệ thống bôi trơn phải cung cấp dầu bôi trơn sạch đến bôi trơn cho các chi
tiết của động cơ đảm bảo đúng lượng dầu, đúng áp suất trong suốt quá trình động
cơ hoạt động
Dầu bôi trơn đúng độ nhớt, đúng chất lượng
1.3. Phân loại:
* Căn cứ theo phương pháp bôi trơn:
o Bôi trơn bằng phương pháp vung té.
o Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu trong nhiên liệu.
o Bôi trơn bằng phương pháp cưỡng bức.
* Tùy theo tính chất bôi trơn cho các bề mặt ma sát mà ta có phương án bôi trơn thích
hợp.
- Bôi trơn ma sát ướt.:
Là giữa hai bề mặt của cặp lắp ghép
luôn luôn được duy trì bằng một lớp dầu
bôi trơn ngăn cách.
- Bôi trơn ma sát nửa ướt.
Là giữa hai bề mặt của cặp lắp ghép
được duy trì bằng một lớp dầu bôi trơn

Trang 2
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

ngăn cách không liên tục, mà chủ yếu là


nhờ độ nhớt của dầu để bôi trơn.
- Bôi trơn ma sát khô.
Bề mặt lắp ghép của hai chi tiết có
chuyển động tương đối với nhau mà không
có chất bôi trơn. Ma sát khô sinh ra nhiệt
làm nóng các bề mặt ma sát khiến chúng
nhanh mòn hỏng, có thể gây ra mài mòn
dính.
Hình 1. Các dạng bôi trơn
* Dầu bôi trơn trong HTBT được bơm dầu đẩy đến các bề mặt ma sát dưới
một áp suất nhất định. Do đó có thể đảm bảo được yêu cầu bôi trơn , làm mát, tẩy
rửa các bề mặt ma sát. Thông thường tùy theo vị trí chứa dầu. HTBT cưỡng bức
chia ra làm hai loại là HTBT cácte ướt và HTBT cácte khô.
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt đô ̣ng của hê ̣ thống bôi trơn cưỡng bức:
2.1. Sơ đồ cấu tạo:

a)

Trang 3
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Hình 2: Một số HTBT cưỡng bức thường gặp


a. HTBT cho 6 xilanh thẳng hàng; b. HTBT trên động cơ 4 xi lanh;
c. HTBT trên động cơ V8.
1, Bơm dầu; 2- Trục cam; 3- Giàn đòn ghánh;
4- Bầu lọc dầu; 5- Cổ chính; 6- Cổ biên.
Các chi tiết quan trọng chịu tải lớn cần ưu tiên bôi trơn như bạc cổ chính và
bạc đầu to thanh truyền, các bạc trục cam, các bạc cần bẩy(cò mổ) của cơ cấu phối
khí… được bôi trơn bằng áp lực. Còn các chi tiết khác như mặt gương xi lanh, pít
tông, con đội xu páp, thân xu páp và ống dẫn hướng… được bôi trơn bằng phương
pháp vung té nhờ các chi tiết chuyển động trong quá trình làm việc của : thanh
truyền, trục khuỷu, bánh răng...
* Hệ thống bôi trơn cácte ướt

Hình 3: Hệ thống bôi trơn cácte ướt.

Trang 4
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

1- Cácte dầu; 2- Phao lọc dầu ; 3- Bơm dầu ; 4- Van ổn áp ; 5- Bầu lọc
thô ; 6- Van an toàn ; 7- Đồng hồ báo áp suất ; 8- Đường dầu chính ; 9- Đường
dầu đến ổ trục khuỷu ;10- Đường dầu đến ổ trục cam ; 11- Bầu lọc tinh ; 12- Két
làm mát dầu ; 13-Van nhiệt ; 14- Đồng hồ báo mức dầu ;15- Miệng đổ dầu ;
16- Que thăm dầu.
* Hệ thống bôi trơn cácte khô:

Hình 4 : Hệ thống bôi trơn cácte khô.


1- Cácte dầu; 2- Phao lọc dầu ; 3- Bơm dầu ; 4- Van ổn áp ; 5- Bầu lọc thô ;
6- Van an toàn ; 7- Đồng hồ báo áp suất ; 8- Đường dầu chính ; 9- Đường dầu
đến ổ trục khuỷu ;10- Đường dầu đến ổ trục cam ; 11- Bầu lọc tinh ; 12- Két làm
mát dầu ; 13-Van nhiệt ; 14- Đồng hồ báo mức dầu ;15- Miệng đổ dầu ;
16- Que thăm dầu
2.2. Nguyên lý hoạt đô ̣ng của hê ̣ thống bôi trơn cưỡng bức:
Bơm dầu hút dầu từ các te để đưa dầu có áp suất tới bình lọc, sau đó qua két
làm mát đến đường dầu chính. Từ đường dầu chính dầu có áp suất đi vào các lỗ
khoan trên thân máy đến bôi trơn các cổ trục chính và các cổ trục cam. Từ các cổ

Trang 5
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

chính dầu đi vào các lỗ xiên trên trục khuỷu đến không gian rỗng trong chốt
khuỷu rồi từ đó dầu sạch đi vào bôi trơn bạc đầu to thanh truyền và chốt khuỷu.
Từ đường dầu chính còn một đường dẫn tới trục rỗng của giàn cò, từ đó dầu đi đến
bôi trơn các bạc của cần đẩy, mặt cầu của vít điều chỉnh khe hở xu páp, sau đó tự
chảy dọc theo đũa đẩy xuống bôi trơn cho con đội và vấu trục cam.
Mặt gương xi lanh, mặt pít tông và mặt các bánh răng phân phối được bôi trơn
bằng dầu vung té nhờ các chi tiết chuyển động trong quá trình làm việc như: thanh
truyền, trục khuỷu, bánh răng...
3. Sơ đồ cầu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch báo áp lực dầu
3.1. Sơ đồ cấu tạo P h a àn t ö û l ö ô õn g k i m B o ä t a ïo a ùp s u a át d a àu

D a ây m a y s o P h a àn t ö û l ö ô õn g k i m

D a ây m a y s o

T i e áp ñ i e åm

C o ân g
t a éc m a ùy
M a øn g

Accu C a ûm b i e án a ùp s u a át d a àu

Đồng hồ báo áp suất nhớt


B o ä c a ûm b i e án b a ùo n g u y

5
4
3
2
1
6
7
8

Đèn báo áp suất nhớt thấp

Trang 6
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

3.2. Nguyên tắc hoạt đô ̣ng


Không có áp suất nhớt, áp suất nhớt thấp
Phần tử lưỡng kim ở bộ phận áp suất nhớt có gắn một tiếp điểm, độ dịch chuyển của
kim đồng hồ tỉ lệ với dòng điện chạy qua dây may so. Khi áp suất nhớt bằng không,
tiếp điểm mở không có dòng điện chạy qua khi bật công tắc máy vì vậy kim vẫn chỉ ở
vị trí 0
Khi áp suất nhớt thấp màng đẩy tiếp điểm tiếp xúc nhẹ nên dòng điện chạy qua dây
may so của cảm biến. vì lực tiếp xúc của tiếp điểm yếu, tiếp điểm sẽ lại mở ra do phần
tử lưỡng kim bị uốn cong do nhiệt sinh ra. Tiếp điểm mở ra khi dòng điện chạy qua
sau một thời gian rất ngắn nên nhiệt độ của phần tử lưỡng kim trên đồng hồ không
tăng và nó bị uốn ít. Vì vậy kim lệch nhẹ
Khi áp suất nhớt tăng, màng đẩy tiếp tiểm mạnh nâng phần tử lưỡng kim lên. Vì vậy
dòng điện sẽ chạy qua sau một thời gian dài. tiếp điểm sẽ chỉ mở khi phần tử lưỡng
kim uốn lên trên. Dòng điện chạy qua đồng hồ áp suất nhớt trong một thời gian dài
cho đến khi tiếp điểm của cảm biến áp suất mở nhiệt độ lưỡng kim phía đồng hồ làm
tăng độ cong của nó khiến kim đồng hồ lệch nhiều như vậy độ cong của phần tử lưỡng
kim trong đồng hồ tỉ lệ với độ cong phần tử lưỡng kim trong cảm biến áp suất nhớt
Cơ cấu này báo hiệu trong trường hợp áp suất nhớt động cơ giảm tới mức có thể
hư động cơ. Khi động cơ đang làm việc hoặc áp suất nhớt trong hệ thống giảm tới
mức thấp hơn 0,4 – 0,7kG/cm2, tiếp điểm ở vị trí đóng đảm bảo thông mạch cho
đèn báo , khi mở công tắc đèn trên barng đồng hồ phát sáng báo áp suất nhớt giảm
tới mức không cho phép
Khi động cơ làm việc áp suất nhớt tăng hơn 0,7kG/cm2 , làm màng cảm biến cong
lên nâng tiếp điểm mở đèn tắt
4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuâ ̣t tháo lắp và bảo dưỡng hê ̣ thống bôi trơn
4.1. Quy trình Tháo, lắp hê ̣ thống bôi trơn
TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú
1 Tháo thước thăm Bằng tay
2 Nắp miệng đổ dầu nhớt Bằng tay
Trang 7
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

3 Xả dầu Khẩu Xả vào khay


4 Tháo các te dầu Khẩu
5 Tháo lọc và bơm dầu Cờ lê 14,
nhờn. khẩu 14
6 Tháo lọc thô và lọc tinh Cờ lê xích Tránh để nứt vỡ bầu
lọc
7 Van nhiệt độ dầu nhớt Cờ lê 22
8 Lắp ngược lại với quy - Các đệm phớt làm
trình tháo. kín phải được thay
mới.
- Bầu lọc, lõ lọc thay
mới theo định kỳ

4.2. Nhâ ̣n dạng các chi tiết của hệ thống bôi trơn
TT Nội dung Phương pháp kiểm Hình minh họa
tra nhận dạng
1 Que thăm, miệng đổ Quan sát
dầu nhớt
2 Đồng hồ báo mức Quan sát
dầu và báo nhiệt độ
dầu
3 Van nhiệt độ dầu Dùng lửa nung nóng
đo điện trở thay đổi
theo nhiệt độ
4 Bầu lọc thô và lọc Quan sát
tinh ( bầu lọc ly tâm
nếu có)
5 Các te dầu Quan sát
6 Lưới lọc và bơm dầu Quan sát
7 Van ổn áp và van an Kiểm tra sự mòn viên
toàn bi và sức căng lò xo

Trang 8
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

8 Két làm mát dầu Dùng khí nén


9 Đường dầu chính Dùng khí nén
10 Đường dầu tới ổ trục Quan sát
khuỷu
11 Đường dầu tới ổ trục Quan sát
cam
4.3. Lắp các bô ̣ phâ ̣n lên đô ̣ng cơ
Lắp ngược lại với quy trình tháo.

Bài 2: Sửa chữa bơm dầu

1. Nhiêṃ vụ. Yếu cầ và phân loại


1.1. Nhiệm vụ
Hút dầu từ thùng chứa qua phao lọc và đẩy qua các bầu lọc với một áp suất
nhất định để đi bôi trơn các chi tiết trong động cơ.
1.2. Yêu cầu
Bơm phải cung cấp đủ lượng dầu bôi trơn đến vị trí các chi tiết trên động cơ

Trang 9
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Bơm đúng áp suất dầu bôi trơn ứng với mỗi chế độ hoạt động của động cơ
1.3. Phân loại:
- Bơm bánh răng
- Bơm cánh gạt
- Bơm pít - tông
- Bơm rô-to
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu kiểu bánh răng
2.1. Cấu tạo
Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài:

Hình 6: Bơm bánh răng ăn khớp ngoài


A. Cửa đẩy
B. Cửa hút
1. Vỏ bơm; 2. bánh răng bị động; 3. khoang xả; 4. bánh răng chủ động;
5. cửa đẩy; 6. cửa hút; 7. phớt; 8,9. van an toàn; 10. lò xo; 11. bi
 Bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong.

Trang 10
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

1- Bánh răng ngoài


2- Buồng hút 
3- Van ổn áp 
4- Buồng đẩy
5- Bánh răng trong 
6- Khoang lưỡi liềm.

Hình 7: Bơm bánh răng ăn khớp trong


2.2. Nguyên tắc hoạt đô ̣ng
- Bơm bánh răng ăn khớp ngoài: Khi động cơ làm việc, bơm dầu được dẫn động
bánh răng chủ động quay làm cho bánh răng bi động quay theo. Dầu được hút vào
cửa B theo khe hở giữa 2 bánh răng và thân bơm và được đẩy qua cửa A.Van an
toàn ở đây làm việc khi áp suất cửa đẩy quá lớn van mở một phần dầu được hồi về
cửa hút tránh áp suất quá cao khi động cơ làm việc ở tốc độ cao.
- Bơm bánh răng ăn khớp trong: Khi động cơ làm việc, dẫn động bánh răng trong
(chủ động) bánh răng ngoài (bị động) quay theo. Dầu được hút từ cửa 2 (như hình
vẽ 7) qua khe hở giữa hai bánh răng và phần khoang lưỡi liềm được đẩy ra cửa 4.
Van ổn áp ở đây có nhiệm vụ điều hòa áp suất cửa đẩy bằng một giá trị nhất định
khi động cơ làm việc ở nhiều tốc độ khác nhau.
Bơm cánh gạt:
Sơ đồ cấu tạo:
1- Thân bơm
2- Đường dầu vào
3- Cánh gạt 
4- Đường dầu ra
5- Rô - to 
6- Trục dẫn động

Trang 11
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

7- Lò xo. Hình 8: Bơm dầu kiểu cánh gạt


Hoạt động:
Khi động cơ làm việc, rô to 5 được dẫn động lúc này các cánh gạt 3 theo lực
quán tính được bung ra áp sát vào thân bơm 1. Dầu được hút từ cửa 2 qua khe hở
giữa rô to và thân bơm được cánh gạt đẩy ra cửa số 4.
Bơm rôto:
Sơ đồ cấu tạo:

Hình 9: Bơm rô to.


1- Rô-to ngoài; 2- Rô-to trong; 3-Khoang dầu ra;
4-Túi chứa dầu; 5-Khoang dầu vào.
Hoạt động:
Khi động cơ làm việc, rô to bơm 2 được dẫn động làm rô to ngoài quay
theo. Dầu được hút từ cửa hút theo khe hở giữa rô to ngoài và rô to trong được đẩy
ra cửa xả.
3. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng
của bơm dầu
3.1. Hiện tượng hư hỏng
* Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống bôi trơn.
 Dầu không lên bôi trơn được cho giàn cò do mạch dầu chuyển tới giàn cò
mổ bị tắc bẩn hoặc hở mạch làm áp suất dầu không có.
 Dầu không bôi trơn được cho trục khuỷu do mạch dầu chuyển tới giàn cò bị
tắc bẩn hoặc hở mạch làm áp suất dầu không có..
 Bơm dầu không làm việc do hở gioăng đệm, mòn hỏng thân bơm và bánh
răng hoặc cánh gạt gãy hỏng.

Trang 12
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

 Áp suất dầu bôi trơn yếu ngay cả khi động cơ làm việc ở tốc độ cao do hở
mạch dầu có áp suất hoặc bản thân bơm yếu.
3.2. Phương pháp kiểm tra
- Dùng đồng hồ kiểm tra áp suất mạch dầu kiểm tra áp lực bơm.
- Cho động cơ làm việc.
- Kiểm tra áp suất tối thiểu ở ga căng ti và áp suất tối đa khi ở tốc độ cao.
- Kiểm tra van an toàn và van điều áp ( bi và lò xo).
 PP Sửa chữa:
- Tháo lắp bơm dầu, van an toàn, van điều áp.
- Thông rửa sạch các mạch dầu bôi trơn trong thân máy.
- Sửa chữa bơm dầu: mài rà mặt phẳng nắp bơm, thân bơm.
- Chế tạo thay thế gioăng đệm cũ.
4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuâ ̣t tháo lắp bơm dầu
4.1. Quy trình tháo
TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú
1 Xả dầu nhớt Khẩu 22 Xả vào khay
2 Tháo các te dầu Khẩu 14
3 Tháo lưới lọc Dùng tay
4 Tháo vít bắt thân bơm Khẩu 13
5 Kẹp bơm lên ê-tô và tháo
rời bơm:
- Tháo nắp và thân Cờ lê 10 Đánh dấu vị trí thân
bơm bơm và nắp.
- Tháo bánh răng chủ Dùng tay
động và bị động
- Tháo van an toàn và Dùng tay
van điều áp
4.2. Quy trình ráp

Trang 13
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Thay thế các gioăng đệm mới, phải đảm bảo độ kín và đảm bảo khe hở dầu bánh
răng và nắp bơm.
5. Sửa chữa bơm dầu
5.1. Tháo bơm dầu
- Kẹp bơm lên ê-tô và tháo rời bơm:
- Tháo nắp và thân bơm
- Tháo bánh răng chủ động và bị động
- Tháo van an toàn và van điều áp
5.2. Kiểm tra bơm dầu
o Quan sát bằng mắt xem các gioăng đệm, kiểm tra các bánh răng, kiểm tra
nắp bơm và lòng thân bơm để phát hiện các hư hỏng xem nó có bị sứt mẻ,
gờ hay rạn nứt …
o Khe hở bánh răng chủ động và bị động.
o Khe hở giữa các bánh răng với thân bơm.
o Khe hở giữa các bánh răng với nắp bơm.
o Trục dẫn động bơm.
5.3. Sửa chữa bơm dầu:
o Mài rà mặt phẳng nắp bơm và thân bơm.
o Thay thế gioăng đệm cũ.
o Bạc và trục bơm bị mòn phải sửa chữa lại.
o Bơm dầu sau khi sửa chữa phải đạt các yêu cầu sau:
+ Khe hở đầu bánh răng và nắp là 0,12 ÷ 0,20 mm.
+ Khe hở giữa đỉnh răng và lòng bơm 0,10 ÷ 0,17mm.
+ Khe hở giữa hai bánh răng 0,14 ÷ 0,20mm.
o Nếu khe hở ăn khớp của 2 bánh răng không đạt tiêu chuẩn trên thì thay thế
cặp bánh răng mới.
5.4. Lắp bơm dầu:(ngược lại với các bước tháo).

Trang 14
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Thay thế các gioăng đệm mới, phải đảm bảo độ kín và đảm bảo khe hở dầu
bánh răng và nắp bơm.
5.5.Điều chỉnh áp suất bơm dầu:
Bằng cách điều chỉnh độ cứng của lò xo van điều áp, áp suất dầu phải đạt đúng
quy định 2 ÷ 6 KG/ cm 2 .
PPP PPP

Bài 3: Sửa chữa két làm mát dầu

1. Nhiêṃ vụ - yêu cầu và phân loại


1.1. Nhiệm vụ
Làm mát dầu bôi trơn sau khi dầu đến bôi trơn cho trục khuỷu và dàn cò để
trở về các te.
1.2. Yêu cầu
Đảm bảo cho dầu lưu thông qua két dễ dàng

Trang 15
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Đảm bảo làm giảm nhiệt độ dầu không ảnh hưởng tới độ nhớt
Không làm lẫn nước với dầu bôi trơn, rò rỉ dầu
1.3. Phân loại:
Theo môi chất làm mát :
o Két làm mát dầu bằng không khí.
o Két làm mát dầu bằng nước.
2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt đô ̣ng của két làm mát dầu
2.1. Cấu tạo

Hình 10 . Két làm mát dầu bằng không khí


1,3- Ống dẫn; 2- Két làm mát dầu
2.2. Nguyên tắc hoạt đô ̣ng:
Két làm mát dầu dùng để làm mát dầu khi trời nóng hoặc khi xe chạy ở tải
lớn. Két làm mát dầu được làm mát nhờ dòng không khí thổi qua. Một số két làm
mát dầu được làm mát bằng nước trên đường từ bơm nước đến bọc nước làm mát
cho xi lanh động cơ.
3. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa két dầu
3.1. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng
Những hư hỏng chính của két làm mát dầu:
 Dầu nóng đồng hồ báo nhiệt độ dầu cao, do két làm mát không được tốt
hoặc tắc các đường ống đến két.
 Dầu bị dò rỉ khi đi qua két, do két bị hư hỏng mục nát…
Trang 16
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa két dầu


Quan sát các vết nứt vỡ, mục nát kiểm tra thấy dầu bị dò rỉ.
 Tháo két làm mát dầu dùng dầu Diesel rửa sạch, rồi dùng khí nén thông rửa
sạch tắc bẩn.
 Nếu két làm mát dầu bị nứt vỡ hoặc thủng nhỏ có thể hàn lại ( két làm mát
dầu được làm bằng đồng nên dùng phương pháp hàn gió đá ).
 Nếu két làm mát dầu bị mục nát nhiều thì thay thế két làm mát mới để đảm
bảo vấn đề làm mát cho động cơ.
4. Sửa chữa két làm mát dầu
4.1. Kiểm tra: Các cánh tản nhiêt,̣ van két dầu, ống dẫn dầu
4.2. Sửa chữa:

TT Nội dung PP kiểm tra PP sửa chữa, Yêu cầu


bảo dưỡng kỹ thuật
1 Các cánh tản nhiệt, lá tản Quan sát Nắn lại các cánh,
nhiệt lá tản nhiệt bị
biến dạng
2 Van két dầu Kiểm tra độ Thay lò xo và Đảm bảo
kín van mới độ kín
3 Ống dẫn dầu Quan sát Thay ống dẫn
mới nếu hỏng
4.3. Điều chỉnh van két dầu
Sau khi sửa chữa phải điều chỉnh van két dầu theo áp suất quy định.Bằng
việc điều chỉnh sức căng của lò xo

Trang 17
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Bài 4: Sửa chữa bầu lọc dầu

1. Nhiêm
̣ vụ - Phân loại
Nhiêm
̣ vụ:
Bầu lọc có nhiệm vụ lọc sạch cặn bẩn trong dầu trước khi đi bôi trơn.
Phân loại:
- Bầu lọc thấm 
- Bầu lọc ly tâm
- Lọc từ tính với hình thức lọc sơ bộ, lọc thô, lọc tinh.

Trang 18
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động


2.1. Cấu tạo bầu lọc thấm
Hiện nay trên các xe ô tô hiện đại đều sử dụng một bầu lọc dầu trong HTBT
đó là bầu lọc toàn phần. Nó sẽ kết hợp cả lọc thô và lọc tinh và được bố trí nối
tiếp với đường dầu chính để lọc toàn bộ dầu trước khi đi bôi trơn.

Hình 11:Cấu tạo bầu lọc tinh toàn phần kiểu thấm.
1. gioăng cao su; 2. vỏ bầu lọc; 3. giấy lọc;
4. lưới lọc thép; 5. nắp bầu lọc.
2.2. Nguyên tắc hoạt đô ̣ng:
Khi động cơ làm việc, bơm đẩy dầu qua các lỗ của nắp 5 đi vào phía ngoài của
giấy lọc, dầu được thấm qua giấy lọc đi vào trong lõi của giấy lọc và đi ra bôi trơn
các bề mặt ma sát của động cơ. Những sạn bẩn được giữ lại ở các khe của giấy
lọc.
 Bầu lọc ly tâm.

Trang 19
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Cấu tạo:

H×nh 12. S¬ ®å cÊu t¹o bÇu läc ly t©m


1.Th©n bÇu läc; 2. Lç gicl¬; 3. Lç dÉn dÇu; 4,5. lç ngang;
6. èc h·m; 7. Trôc r«to; 8.R«to; 9. èng dÉn;
Nguyên tắc hoạt đô ̣ng:
Bơm đẩy dầu qua lỗ dọc hình vành khăn tới các lỗ ngang để vào bên trong rô
to. Một phần dầu sạch bên trong được phun qua lỗ gíc lơ vào khoảng 0,4 ÷0,5
Mpa. Phản lực của các tia dầu này tạo ra ngẫu lực làm rô to quay ngược chiều so
với chiều của tia dầu. Số dầu phun ra chảy xuống đáy thân bình lọc rồi chảy về

Trang 20
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

các te. Số dầu còn lại vào lỗ ngang tới các đường dầu chính đi bôi trơn các bề mặt
ma sát của động cơ.
Phản lực của tia dầu làm cho rô to quay lên tới 6000 vòng/ phút. Khi rô to
quay, dầu trong rô to quay theo, dưới tác dụng của lực ly tâm những sạn bẩn chứa
trong dầu vì nặng hơn dầu nên bị văng ra thành rô to và bán lại thành một lớp keo
đặc.
3. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa các
hư hỏng của bầu lọc ly tâm.
3.1. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng,
o Lõi lọc của bầu lọc thô, lọc tinh bám nhiều cặn bẩn.
o Lõi của lọc tinh bằng giấy thấm bị mủn làm mất khả năng lọc sạch.
o Bình lọc dầu ly tâm bị tắc do nhiều cặn bẩn, lỗ phun bị mòn do sói mòn của
dầu.
o Vỏ bầu lọc bị nứt, đệm bị rách các đầu nối ren bị chờn do tháo lắp không
đúng kỹ thuật.
o Van an toàn của lọc thô đóng không kín, lò xo gãy do làm việc lâu ngày..
3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa
Ngày nay để giảm bớt công chăm sóc bảo dưỡng người ta sử dụng bầu lọc
dùng một lần. Bầu lọc này được thay định kỳ sau 1 hoặc 2 lần thay dầu bôi trơn.
4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuâ ̣t tháo lắp bầu lọc thấm, bầu lọc ly tâm.
TT Nội dung PP kiểm tra PP sửa chữa, bảo dưỡng Yêu cầu kỹ
thuật
Tháo bầu lọc ra, rửa các
1 Vỏ bầu lọc Quan sát lõi lọc bằng các ngâm
lõi lọc trong dầu Diesel,
rồi dùng khí nén thổi
sạch.
o Nếu lõi lọc bẩn ít thì ta chỉ

Trang 21
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

2 Lõi lọc thấm Quan sát việc vừa quay vừa rửa khi
nào sạch thì thôi.
o Thay thế lõi lọc tinh nếu
bị bẩn quá, nếu còn sạch
thì có thể rửa và dùng lại.
3 Vỏ bầu lọc ly tâm Quan sát Đối với lọc ly tâm thì thông
rửa các lỗ phun dầu.
4 Vòng bi, bạc Quan sát Vòng bi bị dỉ, bạc bị mòn
hỏng thì thay cái mới.

5 Gioăng đệm Quan sát Các gioăng đệm bị rách,


hỏng thì thay mới.

5. Sửa chữa lọc ly tâm


5.1. Tháo bầu lọc
Tháo bầu lọc xuống khỏi động cơ, tháo lấy rô to ra khỏi bầu lọc
5.2. Kiểm tra
Kiểm tra lõi lọc xem có bị rách không
Kiểm tra rô to có đảm bảo quay trơn nhẹ, kiểm tra vòng bi của rô to
Kiểm tra lỗ phun xem có bị tắc không
5.3. Sửa chữa
- Thay ro to
- Thay vong bi của rô to
- Vỏ bầu lọc nứt vỡ thì hàn hoặc thay mới
- Phần ren các đầu ống dầu vào và ra trơn, cháy ren phải ta rô ren, đóng sơ mi
5.4. Lắp bầu lọc
Lắp rô to vào bầu lọc, lắp bầu lọc lến động cơ
5.5. Điều chỉnh van an toàn
Điều chỉnh áp suất mở van an toàn đúng quy định

Chú ý:
o Sau khi sửa chữa xong lắp ráp hoàn chỉnh phải đưa bầu lọc lên thiết bị khảo
nghiệm để xác định khả năng lọc sạch của bầu lọc.
o Nếu năng suất lọc dầu kém điều chỉnh lại các van.

Trang 22
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Bài 5: Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn


1. Mục đích:
Dầu bôi trơn là sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ, có pha thêm các chất phụ
gia để nâng cao chất lượng dầu. Hầu hết các nhiệm vụ của HTBT do dầu bôi trơn
đảm nhận. Nếu không được kiểm tra và thay dầu thường xuyên sẽ phá hỏng các
chi tiết máy, vì vậy công tác bảo dưỡng rất quan trọng quyết định tuổi thọ của
động cơ.
2. Nô ̣i dung bảo dưỡng
2.1. Nô ̣i dung bảo dưỡng thường xuyên

Trang 23
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Công việc bảo dưỡng thường xuyên được lái xe thực hiện sau mỗi ngày (ca)
làm việc.
2.2. Nô ̣i dung bảo dưỡng định kỳ
Các cấp bảo dưỡng phải được tiến hành theo kế hoạch căn cứ vào số km đã
chạy đối với xe ô tô. Công tác bảo dưỡng kỹ thuật được chia ra như sau:
o Bảo dưỡng ngày, làm sau mỗi ngày (ca) làm việc.
o Bảo dưỡng cấp 1, làm sau 800 ÷1000 km.
o Bảo dưỡng cấp 2, làm sau 1000 ÷6000 km.
o Bảo dưỡng cấp 3, làm sau 6000 ÷12000 km.
3. Bảo dưỡng hê ̣ thống bôi trơn
3.1. Bảo dưỡng thường xuyên
o Lau chùi toàn bộ xe – máy.
o Kiểm tra dầu nhớt thiếu bổ xung.
o Nổ máy để phát hiện các tiếng kêu lạ, theo dõi hoạt động của đồng hồ.
3.2. Bảo dưỡng định kỳ
Căn cứ vào số km hoạt động mà ta tiến hành các cấp bảo dưỡng – sửa chữa
toàn bộ hệ thống bôi trơn.
o Tháo bầu lọc, xúc rửa sạch bầu lọc
o Nếu lõi lọc bị bẩn quá thì thay mới.
o Các gioăng đệm rách, hỏng thay mới.
o Mài rà lại nắp bơm.
o Van an toàn hỏng thì mài rà lại hoặc thay mới.
o Căn chỉnh lại các van.

Trang 24
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

BÀI 6: HỆ THỐNG LÀM MÁT

1. Nhiêm
̣ vụ
Duy trì chế độ nhiệt độ ổn định cho động cơ khi làm việc. Khi động cơ làm
việc nhiệt độ nước làm mát thường đạt 80 ÷85 o C.
PPP PPP

2. Phân loại:
- Theo môi chất làm mát có : Bằng nước và bằng không khí.

Trang 25
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

- Theo mức độ tăng cường làm mát : Làm mát tự nhiên và làm mát cưỡng
bức.
- Theo đặc điểm của vòng tuần hoàn : Vòng tuần hoàn kín, vòng tuần hoàn hở
và hai vòng tuần hoàn.
2.1. Làm mát bằng gió
Cấu tạo:

Hình 13. Hệ thống làm mát bằng không khí


1- Các te; 2- Thân máy; 3- Cánh tản nhiệt; 4- Bu lông; 5- Xi lanh.
Hoạt động:
Khi động cơ làm việc một phần nhiệt truyền từ thân máy ra cánh tản nhiệt,
khi xe chạy gió được hướng thổi qua các cánh tản nhiệt làm mát động cơ.
Hệ thống làm mát bằng không khí chỉ làm mát được những động cơ xăng
nhỏ như xe máy, máy cưa, máy cắt cỏ…
2.2. Làm mát bằng nước:

2.2.1. Làm mát bằng nước kiểu bốc hơi:


Cấu tạo:
1- Thân máy
2- Piston
3- Thanh truyền
4- Hộp cácte trục khuỷu
5- Thùng nhiên liệu
6- Bình bốc hơi

Trang 26
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

7- Nắp xi lanh.

Hình 14. Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi


Hoạt động:
Khi động cơ làm việc, nhiệt sinh ra sẽ truyền ra thân máy. Trong thân máy
có áo nước làm mát và thông với bình bốc hơi 6, nước nóng bốc hơi bay đi. Do đó
ta phải thường xuyên kiểm tra và bổ xung thêm nước.
Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi có nhiều hạn chế, hiện được sử dụng trên
một số máy nổ, máy nông nghiệp…
2.2.2. . Làm mát bằng nước đối lưu:
Cấu tạo:

1- Thân máy
2- Xilanh
3- Nắp xilanh
4- Đường nước ra két nước
5- Nắp để rót nước
6- Két nước
7- Không khí làm mát
8- Quạt gió
9- Đường nước vào động cơ.
Hình 15. Hệ thống làm mát đối lưu tự nhiên
Hoạt động:
Khi động cơ làm việc, nhiệt sinh ra truyền vào thân máy làm nước làm mát
nóng sôi, nước nóng nổi lên phía trên và theo đường ra két nước số 6. Nước
được làm mát bởi quạt gió số 8, sau đó đi xuống phía dưới và trở vào phần dưới
của thân máy, và làm mát thân máy. Nước sau khi làm mát nóng lên nổi lên trên
và đi vào két nước được quạt gió làm mát và trở về phía dưới của thân máy….
2.2.3. Làm mát bằng nước cưỡng bức tuần hoàn:

Trang 27
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Loại một vòng hở

1- Thân máy
2- Nắp máy
3- Van hằng nhiệt
4- Đường nước ra
5- Lưới lọc
6- Bơm nước

Hình 16. Hệ thống làm mát một vòng hở.


Nước sông hồ, biển được bơm 6 chuyển đến thân máy, để làm mát động cơ,
sau đó được thải ra sông, ra biển nên được gọi là vòng hở.
Kiểu làm mát này được sử dụng ở động cơ máy tàu biển...
Loại cưỡng bức hai vòng
Trong hệ thống này, nước được làm mát ở két nước 4 không phải bằng dòng
không khí do quạt gió tạo ra mà bằng nước có nhiệt độ thấp hơn như : Nước sông
hay nước biển. Hệ thống có hai vòng tuần hoàn.
1- Thân máy
2- Nắp xi lanh
3-Van hằng nhiệt
4- Két làm mát
5- Đường nước ra vòng hở
6- Bơm vòng hở
7-Đường nước vào vòng hở
8-Bơm nước vòng kín

Trang 28
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Hình 17: Hệ thống làm mát cưỡng bức hai vòng.


Vòng thứ nhất làm mát động cơ, nước qua van 3 vào két 4 được bơm 8 hút và
đẩy vào động cơ tạo thành vòng tuần hoàn kín.
Vòng thứ hai nước sông hồ, biển được bơm 6 chuyển đến két làm mát, để làm
mát nước vòng kín, sau đó được thải ra sông, ra biển nên được gọi là vòng hở.
Kiểu cưỡng bức tuần hoàn kín một vòng
 Cấu tạo:

Hình 18 : Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín một vòng
1.Thân máy; 2. Nắp xilanh ; 3. Đường nước ra khỏi động cơ ; 4.Ống dẫn bọt
nước ; 5.Van hằng nhiệt ; 6. Nắp rót nước; 7. Két làm mát ; 8. Quạt gió ; 9. Pu
li; 10. Ống nước nối tắt về bơm ; 11. Đường nước vào động cơ ; 12. Bơm nước;
13. Két làm mát dầu ; 14. Ống phân phối nước .
 Hoạt động:
Khi động cơ làm việc, nhiệt độ còn thấp. Bơm hút nước từ các két làm mát
7, 13 đẩy đi theo ống phân phối làm mát cho các xi lanh. Lúc này do nhiệt độ
nước còn thấp, nên van hằng nhiệt đóng ngăn không cho nước qua két nước mà
trở về ống nối tắt về bơm 10, rồi tiếp tục được bơm hút và đẩy đi làm mát cho
xi lanh.

Trang 29
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Động cơ làm việc, nhiệt độ cao. Lúc này van hằng nhiệt mở cho đường
nước nóng qua két làm mát số 7, ở đây nước được quạt gió thổi mát và đi
xuống phía dưới theo đường nước vào động cơ. Nước lạnh được bơm hút và
đẩy đi làm mát cho các xi lanh...
Kiểu cưỡng bức tuần hoàn kín hai vòng.
 Cấu tạo:
1.Thân máy; 2.Nắp xi lanh;
3.Đường nước ra khỏi động cơ;
4.Đường nước nối tắt về bơm;
5.Van hằng nhiệt; 6.Nắp két nước;
7.Két làm mát; 8. Quạt gió;
9.Pu li ; 10-Đường nước vào động cơ;
11-Bơm nước; 12- Ống phân phối nước.
Hình 19: Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn hai vòng kín
 Hoạt động: (Tương tự như trên).
3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuâ ̣t tháo lắp hê ̣ thống làm mát bằng nước cưỡng
bức
TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú
1 Xả nước làm mát Xả nước vào khay
2 Tháo đường nước vào Tuốc nơ vít Không làm thủng ống
và ra khỏi động cơ  cao su
3 Tháo ống dẫn bọt Tuốc nơ vít Không làm thủng ống
nước  cao su
4 Tháo quạt gió Khẩu 14,17 Không làm gãy cánh
quạt
5 Tháo két làm mát  Cờ lê 14 Không làm hư cánh tản
nhiệt
6 Tháo van hằng nhiệt Cờ lê 22

Trang 30
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

7 Tháo ống phân phối Tuốc nơ vít


nước đến các xilanh
8 Lắp ngược lại với quy Sau khi lắp xong không
trình tháo. bị dò rỉ nước làm mát
4. Tháo lắp hê ̣ thống làm mát bằng nước cưỡng bức tuần hoàn
4.1. Tháo các bô ̣ phâ ̣n khỏi đô ̣ng cơ
Xả nước làm mát
Tháo đường nước vào và ra khỏi động cơ 
Tháo ống dẫn bọt nước 
Tháo quạt gió
Tháo két làm mát 
Tháo van hằng nhiệt
Tháo ống phân phối nước đến các xilanh

4.2. Nhâ ̣n dạng các bô ̣ phâ ̣n

TT Nội dung PP kiểm tra nhận dạng Hình minh họa


1 Két nước Quan sát
2 Quạt gió Quan sát
3 Thân máy và xi lanh Quan sát
4 Van hằng nhiệt Quan sát
5 Puli Quan sát
6 ống phân phối nước Quan sát
7 Đường nước vào động cơ Quan sát
8 Đường nước ra khỏi động Quan sát

9 Đường nước nối tắt về bơm Quan sát
4.3. Lắp các bô ̣ phâ ̣n lên đô ̣ng cơ
Lắp ngược lại với quy trình tháo.

Trang 31
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

BÀI 7: SỬA CHỮA BƠM NƯỚC

1. Bơm nước
1.1. Nhiêm
̣ vụ
- Công dụng: Hút nước từ két nước đẩy vào đường nước trong thân động cơ, với
áp suất và lưu lượng phù hợp để tạo ra vòng tuần hoàn.
- Điều kiện làm việc: Chịu áp suất nước lớn, chịu mài mòn, chịu ăn mòn hóa
học.
1.2. Cấu tạo
Cấu tạo bơm: Là bơm li tâm. Thân bơm được đúc bằng gang hoặc hợp kim
nhôm, trên thân có các đường nước vào, đường nước ra, guồng quạt nước được
đúc bằng gang hoặc hợp kim đồng, các đệm cao su, lò xo để chắn không cho nước
rò rỉ ra bên ngoài.

Trang 32
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Hinh 20: Kết cấu và nguyên lí làm việc của bơm li tâm.
1. cửa hút; 2. vỏ bơm; 3. cửa xả; 4. trục bơm; 5. cánh quạt.
1.3. Nguyên tắc hoạt đô ̣ng
Khi bánh công tác quay và ngâm trong nước thì số nước nằm trong rãnh
giữa các cánh dưới tác dụng của lực ly tâm bị văng ra không gian nằm bên ngoài
đường kính của bánh công tác. Không gian xả có dạng hình xoắn ốc, chiều mở của
hình xoắn ốc cùng chiều với chiều quay của bơm. Ra tới không gian xả tốc độ
dòng nước giảm dần làm cho áp suất dòng chảy tăng dần. Sau khi nước ra đến ống
phân phối nước cho các áo nước mỗi xi lanh.
Các ổ bi của trục bơm được bôi trơn bằng mỡ và được bơm mỡ vào không
gian ổ bi.
Các bơm nước của một số xe đời mới được dẫn động bằng động cơ điện
hoặc qua bánh đai, nhưng giữa trục lắp bánh đai và trục bánh công tác của bơm có
thêm một li hợp điện từ hoặc li hợp thủy lực. Một rơ le nhiệt điều khiển dòng điện
cấp cho bơm điện hoặc điều khiển các li hợp điện từ. Chỉ khi nhiệt độ ≥ 75 o C, PPP PPP

các rơ le mới đóng mạch cho động cơ điện của bơm hoặc điều khiển đóng li hợp.
Nhờ đó rút ngắn thời gian chạy ấm máy và giữ nhiệt độ nước trong phạm vi 75
÷90 o C suốt thời gian hoạt động.
PPP PPP

Trang 33
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

2. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa các
hư hỏng của bơm nước
2.1. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng
 Nhiệt độ nước làm mát động cơ tăng, do bơm hư hỏng hoặc lưu lượng vận
chuyển đến két nước giảm làm cho nhiệt độ nước tăng.
 Bơm làm việc phát ra tiếng kêu, do các ổ bi, cánh rôto bơm có bị rơ lỏng, bị
khô dầu mỡ hoặc có thể bị nứt vỡ…
 Phớt cao su bị rách, đệm gỗ phíp bị hỏng do làm việc lâu ngày.
 Những hư hỏng của bơm nước sẽ làm giảm năng suất bơm, động cơ bị
nóng, dầu bôi trơn kém tác dụng các chi tiết của động cơ bị mòn nhanh.
Động cơ nóng còn gây ra hiện tượng kích nổ, bó kẹt…
2.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa
Theo dõi đồng hồ nhiệt độ nước làm mát, nếu thấy nhiệt độ quá cao cần tiến hành
kiểm tra bơm (sự vận chuyển nước nóng từ lốc máy qua két để làm mát của bơm
có tốt không).
 Tháo bơm ra, kiểm tra các ổ bi và cánh rôto bơm xem có bị hư hỏng không.
3. Quy trình và yêu cầu tháo lắp bơm nước

TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú
1 Xả nước ra khỏi động cơ
bằng van xả dưới đáy két Dùng tay Xả nước vào khay
nước .
2 Tháo dàn ống từ bơm nước Tuốc nơ vít
tới két nước.
3 Tháo dây đai dẫn động Cờ lê 14
bơm nước.
4 Tháo bơm nước ra khỏi Cờ lê 14
động cơ.
5 Tháo rời bơm nước:

Trang 34
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

- Đặt bơm nước trên bàn kẹp Ê tô Kẹp bơm ngay


tiếp tục tháo. ngắn
- Tháo nắp bơm nước. Cờ lê 10
- Tháo phe chặn trục bơm Kìm
nước.
- Nhỏ vài giọt dầu (RV7)
chống sét giữa trục dẫn
động và cánh quạt nước.
- Ép trục bơm nước ra khỏi
thân bơm nước. Vam ép Không làm
- Tháo toàn bộ đệm kín
(phớt) cũ. Thay thế đệm,
Dùng tay
phớt mới
6 Lắp ngược lại.
4. Sửa chữa bơm nước
4.1. Tháo lắp bơm nước
Xả nước ra khỏi động cơ bằng van xả dưới đáy két nước .
Tháo dàn ống từ bơm nước tới két nước.
Tháo dây đai dẫn động bơm nước.
Tháo bơm nước ra khỏi động cơ.
Tháo rời bơm nước:
Đặt bơm nước trên bàn kẹp tiếp tục tháo.
Tháo nắp bơm nước.
Tháo phe chặn trục bơm nước.
Nhỏ vài giọt dầu (RV7) chống sét giữa trục dẫn động và cánh quạt nước.
Ép trục bơm nước ra khỏi thân bơm nước.
Tháo toàn bộ đệm kín (phớt) cũ.
Lắp theo trình tự ngược lại
4.2. Kiểm tra:
Lau rửa sạch sẽ các chi tiết rồi tiến hành kiểm tra:
Trang 35
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

o Dùng mắt quan sát những hư hỏng thông thường của cánh bơm, vòng bi,
trục bơm, phớt cao su, đệm gỗ phíp…
o Dùng pan me để xác định độ dơ của trục và bạc.
o Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của trục bơm.
4.3. Sửa chữa:
o Vỏ bơm bị nứt vỡ thì hàn đắp rồi gia công lại (vật liệu hàn phải phù hợp với
vật liệu vỏ).
o Trục bị cong thì nắn lại, các rãnh then của trục bị hỏng thì hàn đắp và gia
công lại.
o Phớt cao su đệm gỗ phíp bị hỏng thì thay mới…
o Vòng bi bị hỏng thì thay mới.
o Các cánh bơm bị mòn, sứt mẻ thì hàn đắp rồi gia công lại
o Các đệm bị hỏng thay mới.
* Các yêu cầu kỹ thuật:
Bơm nước sau khi sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 Phải đảm bảo đủ năng suất bơm.
 Không bị rò chảy nước.
 Bơm nước không có tiếng kêu khi làm việc.
 Phải kiểm tra bơm nước trước khi lắp vào động cơ.

Trang 36
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

BÀI 8: SỬA CHỮA QUẠT GIÓ

1. Nhiêm
̣ vụ
- Tạo nên luồng không khí chuyển động cưỡng bức nhằm mục đích nâng cao hiệu
quả làm nguội nước nhanh chóng trong két nước.
- Quạt gió chịu lực uốn, chịu rung giật, chịu các rung động của động cơ...
2. Cấu tạo:

Hình 21: Quạt gió làm mát động cơ.


Trang 37
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Hoạt động:
* Quạt làm mát có khớp chất lỏng ( B).
Được dẫn động bằng dây đai, và làm quay cánh quạt có một khớp chất lỏng
chứa dầu silicon. Làm giảm tốc độ quay ở nhiệt độ thấp.
* Hệ thống làm mát thủy lực điều khiển điện (C).
Dẫn động quạt bằng mô tơ thủy lực. ECU điều khiển dầu thủy lực chảy đến
mô tơ. Điều khiển tốc độ quay của quạt để luôn duy trì lượng không khí thích hợp
tiếp xúc với két nước.

Hình 22: Hệ thống điều khiển quạt gió bằng điện


Cảm nhận nhiệt độ nước và chỉ kích hoạt quạt hoạt động khi nhiệt độ nước
cao.
3. Phân loại
3.1. Quạt gió truyền đô ̣ng bằng cơ khí.
3.2. Quạt gió truyền đô ̣ng bằng điện.
4. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa quạt
gió
4.1. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng,
o Quạt làm việc yếu: do dây đai trùng, gãy cánh

Trang 38
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

o Quạt làm việc không đúng:( loại quạt điện điều khiển bằng công tắc nhiệt
độ nước làm mát ), do công tắc điều khiển quạt bị chạm chập hoặc bị quá
nhiệt.
o Quạt không làm việc: do li hợp không làm việc, công tắc điều khiển quạt
không làm việc hoặc ECU điều khiển quạt không làm việc, cũng có thể do
bản thân môtơ quạt không làm việc.
o Cánh quạt bị biến dạng, nứt, gãy do va quệt vào két nước. ổ đỡ bi, bạc bị
mòn do làm việc lâu ngày.
o Những hư hỏng trên gây tác hại cho động cơ làm việc bị rung, có tiếng kêu,
vòng bi bơm nước bị mòn nhanh.
4.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
o Kiểm tra và căng chỉnh đai dẫn động quạt.
o Kiểm tra công tắc điều khiển quạt hoặc ECU điều khiển quạt, rơ le điều
khiển quạt
o Kiểm tra môtơ quạt.
5. Sửa chữa quạt gió truyền đô ̣ng bằng cơ khí
5.1. Kiểm tra:
o Kiểm tra và căng chỉnh đai dẫn động quạt.
o Kiểm tra công tắc điều khiển quạt hoặc ECU điều khiển quạt, rơ le điều
khiển quạt
o Kiểm tra các chế độ hoạt động của quạt (quạt điện 2 tốc độ do ECU điều
khiển )
o Kiểm tra môtơ quạt.
5.2. Sửa chữa:
o Nếu mô tơ quạt hỏng thì cuốn lại các cuộn dây.
o Nếu công tắc điều khiển quạt theo nhiệt độ nước hỏng thay thế công tắc
mới.

Trang 39
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

o Cánh quạt bị biến dạng thì nắn lại, nếu bị nứt thì hàn lại rồi dũa lại cho
phẳng.
o Đưa cánh quạt lên mặt phẳng để kiểm tra góc nghiêng của cánh quạt, nếu
cánh nào vênh thì nắn lại.
o Các ổ bi, bạc mòn thì thay mới.
6. Kiểm tra, thay thế quạt gió truyền đô ̣ng bằng điện
6.1.Kiểm tra:
- Kiểm tra: mô tơ quạt có bị chạm chập, chạm mát, cháy…
6.2.Thay thế các chi tiết bị hỏng
- Thay thế các chi tiết bị hỏng: như cánh quạt, mô tơ, công tắc điều khiển quạt…

BÀI 9: SỬA CHỮA KÉT NƯỚC


1. Nhiêm
̣ vụ
Chứa nước làm mát và làm nguội nước đã bị nóng lên sau khi đi qua các chi tiết
của động cơ
2. Cấu tạo
Két nước: được lắp ở phía trước động cơ, gồm : Bình nước trên, bình nước dưới,
ruột két nước (thân két nước)
1,6 - Ống dẫn nước 
2,5 - Đoạn ống mềm
3 - Ống dẫn nước vào thân máy 
4 - Khóa giằng bắt chặt đoạn ống mềm 
7- Buồng trên két nước
8- Lỗ đổ nước vào két 
9-Van (nắp két nước)
10- Cánh tản nhiệt;
11- Đường gân

Trang 40
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

12 - Buồng nước dưới.

Hình 23: Két nước


Nước làm mát trở nên nguội đi khi các ống và cánh tản nhiệt 10 tiếp xúc với
luồng không khí tạo bởi quạt làm mát và luồng khí tạo ra bởi sự chuyển động của
xe.
Nắp két nước:
- Công dụng : Để đậy két nước và giữ áp suất hơi nước trong két nước ở mức
quy định. Giảm thất thoát chất làm nguội do bốc hơi, giữ áp suất làm tăng nhiệt độ
sôi của nước.
- Điều kiện làm việc : Chịu nhiệt độ, áp suất cao, ăn mòn.
- Cấu tạo : Nắp được làm bằng thép, có lò xo, đệm làm kín, van hơi và van
không khí.

Hình 24. Nắp két nước.

1. Van áp suất 2. Van chân không


Áp suất tăng lên trong quá trình tăng áp Áp suất giảm đi trong quá trình

Trang 41
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

(nhiệt độ cao) giảm áp (nguội)


Hình 25: Sơ đồ nguyên lí làm việc của nắp két nước
- Hoạt động:
Khi động cơ làm việc, két nước nóng dẫn lên áp suất tăng lên đẩy van áp
suất mở ra và hơi nước bốc hơi ra ngoài
Khi động cơ không làm việc nhiệt độ nước giảm đi van chân không mở ra
cho không khí đi vào két nước.
3. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa két
nước
3.1. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng
o Nước làm mát bị nóng quá (lớn hơn nhiệt độ làm việc bình thường) trên
95 o C: do két nước bị tắc bẩn, nắp két nước bị kẹt nước không bốc hơi được
PPP PPP

ra ngoài làm cho nhiệt độ nước tăng.


o Két nước bị thủng, các bầu chứa nước, đường ống dẫn bị thủng do làm việc
lâu ngày, trong nước có nhiều tạp chất làm dò rỉ nước làm mát do đó không
đủ nước nước làm mát.
o Các lá tản nhiệt bị xô lệch về một phía do quạt gió va quệt vào, cánh tản
nhiệt bị xô lệch không khí không qua được két làm mát kém.
o Bụi bẩn bám vào két nước làm cho tản nhiệt kém.
3.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
o Kiểm tra và bổ xung nước làm mát trước mỗi ngày (ca) làm việc.
o Kiểm tra sự tiêu hao nước làm mát, kiểm tra sự dò rỉ nước làm mát.
o Theo dõi đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát của động cơ để kịp thời khắc
phục và sửa chữa.
4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuâ ̣t tháo lắp két nước

TT Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Ghi chú
1 Xả nước ra khỏi động cơ Dùng tay Xả vào khay

Trang 42
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

bằng van xả phía dưới đáy


két nước.
2 Tháo đường ống trên và Tuốc nơ vít, Cẩn thận
dưới của két nước kìm
3 Tháo các đai ốc cố định Cẩn thận
két nước tại khung xe và Cờ lê 13
động cơ.
4 Nhấc két nước ra khỏi xe. Nhẹ nhàng

5. Sửa chữa két nước


5.1. Tháo két nước
Xả nước ra khỏi động cơ bằng van xả phía dưới đáy két nước.
Tháo đường ống trên và dưới của két nước
Tháo các đai ốc cố định két nước tại khung xe và động cơ.
Nhấc két nước ra khỏi xe.
5.2. Kiểm tra, sửa chữa: két nước
o Quan sát các lá tản nhiệt bị xô lệch thì nắn lại cho thẳng như ban đầu.
o Kiểm tra sự dò rỉ của két nước, nếu bị thủng thì hàn lại (hàn thiếc).
o Két nước bị tắc bẩn, ta tiến hành xúc rửa cùng động cơ.
o Cách thông rửa két nước:
 Dùng một vòi nước có lẫn khí nén xịt vào trong két nước theo chiều ngược
chiều đi của nước làm mát để đẩy cặn rỉ ra ngoài.
 Có thể dùng súp pha loãng đổ vào két nước ngâm vài giờ trước khi thông
rửa.

Trang 43
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

BÀI 10: KIỂM TRA THAY THẾ VAN HẰNG NHIỆT

1. Nhiêm
̣ vụ
Điều tiết nhiệt độ nước làm mát trong động cơ và sau khi máy khởi động,
nước sẽ được làm nóng lên một cách nhanh chóng.
2. Cấu tạo:

Trang 44
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

Hình 26: Van hằng nhiệt


Van hằng nhiệt là bộ phận để hâm nóng động cơ nhanh chóng và điều khiển
nhiệt độ nước làm mát. Nó được đặt trong khoang giữa két nước và động cơ. Khi
nhiệt độ nước làm mát trở nên cao, van kết hợp mở ra nước đến két làm mát để
làm nguội động cơ.
Có hai loại: Van đơn và van kép.

Trang 45
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

a. Van loại kép; b. Van loại đơn


Hình 27: Kết cấu của van hằng nhiệt
Nguyên lý:

Hình 28. Nguyên lý làm việc


1. sát; 2. cửa đi tắt về bơm; 3. van đi tắt; 4. van hằng nhiệt; 5. cửa về két làm
mát; 6. cửa từ thân máy vào; 7.vỏ
Một van hằng nhiệt được đặt ở phía đầu vào của bơm nước. Van này có một
van đi tắt; khi nhiệt độ nước làm mát tăng và van hằng nhiệt mở ra, van đi tắt
đóng lại.
3. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra van hằng nhiêt.̣
3.1. Hiêṇ tượng, nguyên nhân hư hỏng
o Nhiệt độ của nước làm mát cao, do van không mở cho đường nước sang két
làm mát.
o Quá trình chạy hâm nóng động cơ dài, do van hằng nhiệt hỏng luôn mở
đường nước qua két khi nước làm mát còn nguội.
o Nguyên nhân chủ yếu là chất hoạt tính bị mát tác dụng hoặc hộp xếp bị
hỏng.
Trang 46
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

3.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.


o Theo dõi đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát kiểm tra sự làm việc của van.
o Theo dõi quá trình chạy hâm nóng của động cơ, nếu quá trình chạy hâm
nóng kéo dài chứng tỏ van hằng nhiệt hỏng.
o Tháo van hằng nhiệt ra cho vào nước đun sôi lên, dùng nhiệt kế để kiểm tra
tình trạng làm việc của van. Nếu ở t o = 70 o C van bắt đầu mở và ở 80
PPP PPP
PPP PPP

÷85 o C van mở hoàn toàn là van tốt. Nếu không đạt yêu cầu thì thay van
PPP PPP

mới.
4. Kiểm tra, sửa chữa van hằng nhiệt.
4.1. Kiểm tra:
 Thả van hằng nhiệt vào một nồi nước nóng có bố trí nhiệt kế để kiểm tra
nhiệt độ của nước.
 Sau 15 ÷ 20 phút, ta quan sát điều kiện làm việc của van, trên cơ sở nhiệt độ
nước được theo dõi qua nhiệt kế.
 Đối chiếu với bảng qui chuẩn để xác định van còn tốt hay không?
4.2. Thay van khi hư hỏng.

BÀI 11: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÀM MÁT

1. Mục đích.
Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống làm mát, nhằm nghiên cứu và thực hiện
các chế độ bảo dưỡng và sửa chữa cho xe để nâng cao tuổi thọ của xe và hiệu quả

Trang 47
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

kinh tế, phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng đảm bảo an toàn tuyệt đối
cho xe khi hoạt động.
Phải thực hiện đầy đủ các nội dung đã được quy định về công tác bảo
dưỡng và sửa chữa của từng cấp bảo đảm cho xe, máy sẵn sàng hoạt động với
công suất cao nhất, đảm bảo an toàn cho người và xe.
2. Nô ̣i dung bảo dưỡng
2.1. Nô ̣i dung bảo dưỡng thường xuyên.
Bảo dưỡng thường xuyên trước mỗi ngày (ca) làm việc, kiểm tra mức nước làm
mát, kiểm tra sự làm việc của quạt gió, kiểm tra sự dò rỉ của nước làm mát, theo
dõi đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát và quá trình chạy hâm nóng động cơ.
2.2. Nô ̣i dung bảo dưỡng định kỳ.
o Thay nước làm mát.
o Thông rửa cặn bẩn trong két nước.
o Kiểm tra và thay thế van hằng nhiệt…
3. Bảo dưỡng hê ̣ thống làm mát
3.1. Bảo dưỡng thường xuyên:
o Lau chùi sạch sẽ toàn bộ xe máy.
o Kiểm tra dầu, nước, nhiên liệu nếu thiếu thì đổ thêm.
o Kiểm tra siết chặt các mối ghép ren.
o Nổ máy để phát hiện tiếng kêu lạ, theo dõi hoạt động của các hệ thống như
bôi trơn, làm mát, phanh, đèn còi…
3.2. Bảo dưỡng định kỳ:
Căn cứ vào số km hoạt động mà ta tiến hành các cấp bảo dưỡng – sửa chữa
toàn bộ hệ thống làm mát.
o Tháo két nước và bơm
o Thông rửa sạch sẽ két nước và áo nước thân máy.
o Các gioăng đệm rách, hỏng thay mới.

Trang 48
SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN & LÀM MÁT

o Tra dầu mỡ ổ bi trục bơm.


o Van hằng nhiệt hỏng thì thay mới.
o Kiểm tra và nắn lại độ nghiêng của cánh quạt gió.
o Nắn lại các lá tản nhiệt của két nước.

Trang 49

You might also like