You are on page 1of 17

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Tạ Quang Ngọc đã tận tình giảng
dạy và hướng dẫn để em có thể thu thập được đầy đủ những kiến thức cần
thiết, hoàn thành môn học này và hoàn thành được bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, những số liệu trong tiểu luận được tôi thu thập từ nhiều nguồn và có trích
dẫn tại phần danh mục tài liệu tham khảo.
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..................................................................................................1


Tôi xin cam đoan tiểu luận này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
những số liệu trong tiểu luận được tôi thu thập từ nhiều nguồn và có
trích dẫn tại phần danh mục tài liệu tham khảo..........................................2
MỤC LỤC........................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM..........................................2
1. Khái niệm chính quyền địa phương tại Việt Nam.....................................................................2

2. Các cấp chính quyền địa phương Việt Nam..............................................................................3

2.1. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh .....................................................................................................3

2.2. Ủy ban Nhân dân cấp huyện ..................................................................................................3

2.3. Ủy ban Nhân dân cấp xã ........................................................................................................4

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA


PHƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................................................4
1. Giới thiệu chung về Phường Chương Dương............................................................................5

1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên................................................................................................5

1.2. Dân cư.....................................................................................................................................5

1.3. Kinh tế - văn hoá – xã hội........................................................................................................5

1.4. Cơ sở hạ tầng..........................................................................................................................5

2. Về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương Phường Chương Dương..5

2.1 . Ủy ban nhân dân phường Chương Dương...........................................................................5

2.1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân......................................................5
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách văn hóa xã hội............7

2.1.3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách Khối quản lý đô thị.....8

2.1.4. Văn phòng UBND có nhiệm vụ tổ chức điều phối các hoạt động thường xuyên của
UBND phường; tham mưu và giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND
phường...........................................................................................................................................9

2.1.5. Các Ủy viên của Ủy ban nhân dân phường Chương Dương............................................10

2.1.6. Bí thư Đảng ủy...................................................................................................................12

2.2 Hội đồng nhân dân phường Chương Dương........................................................................12

2.2.1.Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường Chương Dương.....................................12

2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường...................................................15

3. Hoạt động của chính quyền địa phương phường Chương Dương........................................16

3.1. Hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân.....................................................................................16

3.1.1. Chương trình kỳ họp, triệu tậpHội đồng nhân dân..........................................................16

3.1.2. Khách mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân...............................................................18

3.1.3. Trách nhiệm của chủ tọa phiên họp Hội đồng nhân dân.................................................19

3.1.4. Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân........................................19

3.1.5. Từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu..........20

3.1.6. Trình tự thông qua dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.21

3.1.7. Ban hành nghị quyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân............21

3.1.8. Xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương.............................22

3.1.9. Tài liệu lưu hành tại kỳ họp Hội đồng nhân dân...............................................................22

3.2. Ủy ban nhân dân...................................................................................................................23

3.2.1 Phiên họp Ủy ban nhân dân...............................................................................................23

3.2.2. Triệu tập phiên họp Ủy ban nhân dân...............................................................................23

3.2.3. Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân............................................................24

3.2.4. Khách mời tham dự phiên họp Ủy ban nhân dân............................................................24

3.2.5. Biểu quyết tại phiên họp Ủy ban nhân dân......................................................................24


3.2.6. Biểu quyết bằng hình thức gửi phiếu ghi ý kiến...............................................................25

3.2.7. Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân...............................................................................25

3.2.8. Thông tin về kết quả phiên họp Ủy ban nhân dân............................................................25

3.2.9. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.....................26

CHƯƠNG III: HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HƠN VỀ TỔ


CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG...........26
1.Hạn chế.....................................................................................................................................27

2.Giải pháp...................................................................................................................................27

KẾT LUẬN....................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................30
LỜI MỞ ĐẦU
Thuật ngữ “chính quyền địa phương” thường được hiểu là những đơn
vị của chính quyền trực tiếp cung cấp dịch vụ cho công dân tại cấp trung gian
thấp và thấp nhất. Ở một số nước trên thế giới, các đơn vị chính quyền địa
phương đã có quyền tự trị từ rất lâu trước khi các quốc gia đó được thành lập
với cơ cấu tổ chức chính quyền như hiện nay và do đó, không cần sự phân cấp
thẩm quyền từ cấp chính quyền cao hơn cho các đơn vị này. Tại một số nước
có cơ cấu nhà nước đơn nhất, chính quyền địa phương thi hành quyền lực của
mình theo nguyên tắc quyền lực của chính quyền cấp dưới do chính quyền
Trung ương trực tiếp ủy nhiệm, và cấp trung ương có thể bãi bỏ việc ủy
nhiệm đó. Tại một số nước thuộc hệ thống đơn nhất khác, chính quyền địa
hoạt động theo nguyên tắc thẩm quyền chung, và trên nguyên tắc được phép
thực thi những thẩm quyền không thuộc chính quyền Trung ương.
Khác với tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa phương
của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống
nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa
phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ
sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm
quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc
tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi
ích chung của cả nước.
Với nội dung tiểu luận “Tìm hiểu hoạt động của Ủy ban nhân dân
phường Chương Dương - Thành phố Hà Nội”, em mong muốn góp phần làm
rõ hơn về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương tại Việt nam.

1
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm chính quyền địa phương tại Việt Nam
Khái niêm chung
Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phái sinh từ khái niệm
hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Khái niệm này được sử dụng
khá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước. Là một khái niệm
được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống
thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định
nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối
quan hệ và cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành. Xuất phát từ
góc độ nghiên cứu lý luận, từ góc độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề
nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3
quan niệm như sau:
Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ
quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương
Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương (Uỷ ban nhân dân)
Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4
phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà
án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân
dân các cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp).

2
2. Các cấp chính quyền địa phương Việt Nam
2.1. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh
Đây là chính quyền của các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực
thuộc Trung ương. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 17 thành viên, gồm
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên khác. Thường
trực Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên
thư ký.
Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân. Trên danh nghĩa, vị trí này do Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết định
bằng bầu cử theo hình thức bỏ phiếu.
2.2. Ủy ban Nhân dân cấp huyện
Đây là chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố
trực thuộc tỉnh, thị xã. Ủy ban Nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 13 thành viên,
gồm Chủ tịch, 2-3 Phó Chủ tịch và các ủy viên. Thường trực Ủy ban Nhân
dân cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký. Người
đứng đầu Ủy ban Nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, trên
danh nghĩa là do Hội đồng Nhân dân huyện sở tại lựa chọn. Thông thường,
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Huyện ủy.
Các cơ quan giúp việc của chính quyền địa phương cấp huyện thông
thường gồm các phòng, ban trực thuộc: Văn phòng UBND, Phòng Tài chính
Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Tài nguyên -
Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa -
Thông tin, Phòng Dân tộc, Phòng Y tế, Thanh tra huyện, Phòng Nội vụ,
Phòng Văn hóa - thông tin, Phòng Nội vụ, Ban Quản lý các Dự án đầu tư và
Xây dựng cơ bản. Một số cơ quan nhà nước ở cấp huyện như Chi cục Thuế,
Chi cục Thống kê, Huyện đội, Công an huyện, v.v... không phải là cơ quan

3
của chính quyền địa phương cấp huyện mà là cơ quan của chính quyền Trung
ương đặt tại huyện (đứng chân trên địa bàn huyện).
2.3. Ủy ban Nhân dân cấp xã
Đây là chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, phường.
Ủy ban Nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân
nhất ở Việt Nam. Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên, gồm Chủ
tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên công an. Người đứng đầu
Ủy ban Nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do do Hội đồng Nhân
dân của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông
thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn hay phường sẽ đồng thời là
một Phó Bí thư Đảng ủy của xã, thị trấn hay phường đó. Ủy ban Nhân dân
cấp xã hoạt động theo hình thức chuyên trách và không chuyên trách.
Bộ máy giúp việc của Ủy ban Nhân dân cấp xã có các công chức; Tư
pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn phòng -
Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Chỉ huy Trưởng quân sự, Trưởng công an.

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA

4
PHƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG CHƯƠNG DƯƠNG –
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Giới thiệu chung về Phường Chương Dương
1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên
Phường Chương Dương nằm trong quận Hoàn Kiếm thuộc nội thành
thành phố Hà Nội. Diện tích 1,03 km2.
1.2. Dân cư
Phường có 1198 hộ, có 20508 người, số lao động trong độ tuổi 16967
người; khu vực dân cư được bố trí hợp lý, có 9/9 khối phố. Tôn giáo có 11 hộ
theo đạo thiên chúa với 40 người.
1.3. Kinh tế - văn hoá – xã hội
Văn hoá – xã hội: phát triển đều trên các mặt, 9/9 khối phố đạt danh
hiệu văn hoá cấp Thành phố, 4 đơn vị công sở đạt đơn vị văn hoá, tỷ lệ gia
đình đạt văn hoá hàng năm là 90% trở lên.
1.4. Cơ sở hạ tầng
•Về công tác quản lý đô thị đã đi vào nề nếp.
•Về công tác xây dựng cơ sở hạ tầng: đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh
hoạt cho nhân dân như: điện, đường, trường, trạm, hội quán. Hiện nay đang
từng bước tu bổ các công trình đã bị hư hỏng, làm tiếp các tuyến đường giao
thông ở các khu dân cư.
2. Về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương
Phường Chương Dương
2.1 . Ủy ban nhân dân phường Chương Dương
2.1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của
Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình và cùng với tập thể Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm về

5
hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân Phường và trước cơ
quan nhà nước cấp trên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân, các thành viên của Ủy ban
nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
-Triệu tập và chủ tạo các phiên họp của Ủy ban nhân dân.
-Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất,
khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy , nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và
báo cáo Ủy ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;
-Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
-Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác của các bộ phận chuyên môn, các
Trưởng khu vực thuộc UBND phường, trong việc thực hiện Hiến pháp, Pháp
luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND và
Quyết định UBND phường.
-Đình chỉ, điều động công tác, khen thưởng kỷ luật cán bộ, viên chức
thuộc quyền theo sự phân cấp quản lý. Thực hiện việc đánh giá cán bộ, công
chức hàng năm theo qui định.
-Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của
UBND phường và các kết quả giải quyết sai trái của bộ phận chuyên môn.
-Xem xét và duyệt chi các khoản chi thường xuyên, đột xuất của
UBND cũng như của các đoàn thể theo Nghị quyết của HĐND và theo qui
định của Pháp luật.
-Trong trường hợp đột xuất, phải vắng mặt trong thời gian 7 ngày trở
lêm, Chủ tịch UBND phường phải ủy quyền cho Phó chủ tịch UBND hoặc
thành viên UBND phường giải quyết một phần hoặc toàn bộ công việc của
Chủ tịch UBND phường. Nội dung ủy quyền phải được thể hiện cụ thể bằng
văn bản.

6
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch UBND phường phụ
trách văn hóa xã hội
Chủ tịch UBND phường ủy quyền Phó chủ tịch UBND phường phụ
trách Văn hóa xã hội trực tiếp phụ trách các bộ phận, lĩnh vực như: Giáo dục,
Y tế, xã hộ – Thương binh xã hội, VHTT - TDTT - Đài truyền thanh - Nhà
văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác như: Quản lý khối Văn phòng UBND, bộ
phận cải cách hành chính “một cửa” liên thông, quản lý đối tượng dân số - kế
hoạch hóa gia đình, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, tổ công tác Tôn giáo, xóa
đói giảm nghèo, khuyến học, Phổ cập giáo dục, ... và chịu trách nhiệm cá
nhân khi giải quyết các công việc được ủy quyền.
Với vai trò giúp việc cho Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND, Phó chủ tịch UBND phụ trách văn hóa xã hội có những nhiệm vụ
quyền hạn sau:
1. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của các bộ
phận thuộc lĩnh vực được ủy quyền.
2. Giúp Chủ tịch UBND phường theo dõi và điều hành các hoạt động
hàng ngày của Văn phòng UBND như: Tiếp dân, giải quyết hồ sơ hành chính
của nhân dân (trừ những hồ sơ liên quan đến lĩnh vực địa chính, ngân sách).
Đôn đốc các ngành, khu vực, các Ban chỉ đạo, các Đội liên ngành thực
hiện Nghị quyết của HĐND phường, các văn bản Pháp luật của UBND
phường và các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên. Đề xuất Chủ tịch UBND
giải quyết các vấn đề về tổ chức cán bộ.
3. Thay mặt Chủ tịch UBND phường giải quyết các vấn đề phát sinh
thuộc lĩnh vực được phân công, chủ động xử lý và chịu trách nhiệm trước
Chủ tịch UBND phường về kết quả xử lý công việc. Lập kế hoạch chi kinh
phí hoạt động thường xuyên, đột xuất của Khối với mức chi theo qui định của
Pháp luật trình Chủ tịch UBND phê duyệt.

7
4. Trong trường hợp Chủ tịch UBND phường vắng mặt, nếu có ủy
quyền cụ thể, thì Phó chủ tịch UBND phường được quyền giải quyết toàn bộ
những vấn đề thuộc nội dung ủy quyền. Đồng thời chủ trì các phiên hợp của
UBND phường. Sau đó báo cáo kết quả giải quyết cho Chủ tịch UBND
phường và chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết đó.
2.1.3.Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch UBND phường phụ
trách Khối quản lý đô thị
Chủ tịch UBND phường ủy quyền Phó chủ tịch phụ trách khối quản lý
đô thị và chịu trách nhiệm cá nhân khi gải quyết các công việc thuộc lĩnh vực
được giao như: Địa chính xây dựng - môi trường - Quản lý đô thị - Kiến thiết
đô thị, kiểm tra đề xuất xử lý các vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, đội tình
nguyện xã hội, công tác PCCC - PCLB và Công đoàn phường.
Với vai trò giúp việc cho Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND, Phó chủ tịch UBND phụ trách khối quản lý đô thị có những nhiệm
vụ quyền hạn sau:
1. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của các bộ
phận thuộc lĩnh vực được ủy quyền.
2. Giúp Chủ tịch UBND phường theo dõi và điều hành các hoạt động
hàng ngày của Văn phòng UBND như: tiếp dân, giải quyết các hồ sơ hành
chính của nhân dân (trừ những hồ sơ liên quan đến lĩnh vực ngân sách). Đôn
đốc các ngành, khu vực, các đội liên ngành thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy
phường, kế hoạch của UBND phường, văn bản Pháp luật của UBND phường
và cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên. Đề xuất Chủ tịch giải quyết các vấn đề
về tổ chức cán bộ.
3. Thay mặt Chủ tịch phường giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc lĩnh
vực được phân công, chủ động xử lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND phường về kết quả xử lý công việc. Lập kế hoạch chi kinh phí hoạt

8
động thường xuyên, đột xuất của khối với mức chi theo qui định của Pháp
luật, trình Chủ tịch UBND phường phê duyệt.
4. Trong trường hợp Chủ tịch UBND phường vắng mặt, nếu có ủy
quyền cụ thể, thì Phó Chủ tịch UBND phường được quyền giải quyết toàn bộ
những vấn đề thuộc nội dung được ủy quyền. Đồng thời chủ trì các phiên họp
của UBND phường, sau đó báo cáo kết quả giải quyết cho Chủ tịch UBND
phường và chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết đó.
2.1.4. Văn phòng UBND có nhiệm vụ tổ chức điều phối các hoạt
động thường xuyên của UBND phường; tham mưu và giúp việc trực tiếp
cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND phường
1. Giúp Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường nắm toàn bộ tình hình
hoạt động của UBND về lĩnh vực kinh tế - xã hội, Quốc phòng an ninh, khu
vực và các ngành chuyên môn.
2. Đề xuất các biện pháp cải tiến lề lối làm việc và cải cách hành chính
của địa phương.
3. Lập và trình Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch phường thông qua các
chương trình công tác, các dự thảo báo cáo của UBND phường. Theo dõi và
định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện quy chế cho UBND
phường.
4. Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của HĐND và UBND
phường theo đúng nội dung, thể thức được qui định. Tổ chức việc thông báo,
truyền đạt và theo dõi việc thực hiện các văn bản của cơ quan quản lý Nhà
nước cấp trên của UBND phường đối với các ngành, khu vực trong phường.
Đảm bảo tốt chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất theo qui định.
5 Giúp Chủ tịch, Phó CT.UBND phường thực hiện tốt mối quan hệ
giữa UBND phường với Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban Mặt trận tổ
quốc, các đoàn thể trong phường và với UBND quận.

9
2.1.5. Các Ủy viên của Ủy ban nhân dân phường Chương Dương
a)Ủy viên phụ trách quân sự
Chỉ huy trưởng chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của Uỷ
ban nhân dân cấp phường; cùng với Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp
phường làm tham mưu cho cấp ủy Đảng và Uỷ ban nhân dân cấp phường thực
hiện công tác quốc phòng, phòng thủ dân sự và công tác dân quân tự vệ; chủ
trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,
quân sự địa phương theo chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan quân sự cấp trên,
nghị quyết của cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân và chỉ thị, kế hoạch của Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp phường; đồng thời trực tiếp tổ chức, xây dựng, huấn
luyện và hoạt động của lực lượng dân quân góp phần giữ gìn an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống;
đăng ký và quản lý lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên, nam công
dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ và thực hiện công tác tuyển chọn và gọi
nam công dân nhập ngũ hằng năm.
b)Ủy viên phụ trách công an
Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng công an phường Chương Dương :
Nắm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường, đề xuất với
cấp uỷ đảng, UBND cùng cấp và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kế
hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện
chủ trương, kế hoạch, biện pháp đó. Làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách,
pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an
toàn xã hội trên địa bàn phường theo thẩm quyền. Tham mưu cho UBND
phường và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, giáo dục các
đối tượng phải chấp hành phạt quản chế, cải tạo không giam giữ, người bị kết

10
án tù nhưng được hưởng án treo cư trú trên địa bàn phường; quản lý người
được đặc xá, người sau cai nghiện ma tuý và người chấp hành xong hình phạt
tù thuộc diện phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức và lực lượng khác phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp
luật; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn
phường. Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cư trú, chứng minh
nhân dân và các giấy tờ đi lại khác; quản lý vật liệu nổ, vũ khí, công cụ hỗ trợ,
phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, quản lý về an ninh, trật tự đối với
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn phường theo phân cấp và
hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
Tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn phường; kiểm
tra người, đồ vật, giấy tờ tuỳ thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành
vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường
và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai
người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ bảo quản vật chứng theo quy định
của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài
liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm
quyền xác minh, xử lý vụ việc. Tổ chức bắt người phạm tội quả tang, người
có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn phường, dẫn giải
người bị bắt lên cơ quan công an cấp trên trực tiếp. Xử lý vi phạm hành
chính; lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với
người vi phạm pháp luật trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật và
hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an.
Tham gia thực hiện công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào lực lượng vũ
trang nhân dân, luyện tập, diễn tập thực hiện các phương án quốc phòng, an
Tải bản FULL (file word 35 trang): bit.ly/2Ywib4t
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

11
ninh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và các sự cố nghiêm trọng
khác. Xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh về chính trị, tổ
chức và nghiệp vụ. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ pháp lý : Điều 9 Pháp lệnh công an xã 2008, và Chương 2 thông tư
12/2010/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã
2008)
2.1.6. Bí thư Đảng ủy
- Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên
và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình;nắm vững nhiệm vụ
trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất;nắm chắc và sát tình hình
đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách
nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.
- Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và chỉ đạo việc
chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành,Ban Thường
vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt
động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnhđạo toàn diện đối
với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở phường.
- Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của
cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng uỷ.
2.2 Hội đồng nhân dân phường Chương Dương
2.2.1.Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường Chương
Dương
a) Thường trực Hội đồng nhân dân
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân

4589392
12

You might also like