You are on page 1of 4

5. Lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng.

Lắp đặt

– Bước 1: Khảo sát mặt bằng, vị trí địa lý lắp đặt, kiểm tra nguồn điện…
– Bước 2: Lập bản vẽ thiết kế phần vỏ kho, thiết kế tính toán công suất lạnh của
kho lạnh cho phù hợp với sản phẩm cần bảo quản
– Bước 3: Chuyển vật tư & máy móc đến địa điểm lắp đặt
– Bước 4: Lắp đặt vỏ kho, hoàn thiện phần trít các khe ghép vách bằng silicon
đảm bảo khe được bịt kín.
– Bước 5: Lắp dàn lạnh & dàn nóng tại các vị trí đã thiết kế.
– Bước 6: Lắp đặt hệ thống ống đồng, bọc cách nhiệt cho ống đồng.
– Bước 7: Kéo điện nguồn cho tủ điện của kho lạnh.
– Bước 8: Hút chân không & nạp gas cho hệ thống.
– Bước 9: Tiến hành chạy thử máy & bàn giao nghiệm thu.

Vận hành

Nguyên tắc vận hành:

- Trước khi vận hành phải xem sổ nhật ký vận hành để biết rõ nguyên nhân
dừng máy lần trước

- Kiểm tra điện áp nguồn: Điện áp cho phép haotj động là ±5% Uđm
- Kiểm tra tình trạng nước làm mát và mức dầu bôi trơn
- Kiểm tra áp suất trong hệ thống và tình trạng của các van
- Xem xét không gian bên ngoài máy, đảm bảo không gian thuận tiện
không ảnh hưởng đến quá trình chạy máy

Quy trình khởi động và dừng máy:

Quy trình khời động:

-Bước 1: Khởi động quạt giải nhiệt: với hệ thống lạnh có công suất nhỏ và trung
bình có thể khởi động đồng thời với máy nén.

-Bước 2: Giảm tải cho máy nén: với máy nén kín thường sử dụng 2 phương
pháp giảm tải bằng van bypass hoặc phương pháp không tải dầu xilanh bằng gas
nén được điều chỉnh bằng van điện từ găn trên nắp máy.

-Bước 3: Mở van chặn nén và khởi động máy nén, khi máy chạy ổn định thì
đóng van giảm tải.

-Bước 4: Mở van chặn hút (mở chậm), theo dõi các thông số hoạt động của máy
nén như: áp suất hút, áp suất dầu và tiếng gõ của máy.

-Bước 5: Theo dõi áp suất bơm dầu, nếu áp suất bơm nhỏ hơn 0.5 bar thì phải
dừng máy.

-Bước 6: Mở van cấp dịch vào thiết bị bay hơi.

-Bước 7: Khởi động quạt TBBH hoặc bơm chất tải lạnh.
-Bước 8: Theo dõi các thông số vận hành gồm: áp suất hút, áp suất nén, áp suất
dầu, chỉ số ampe và ghi lại nhật ký vận hành.

Quy trình dừng máy:

-Bước 1: Đóng van cấp dịch để ngừng cấp môi chất vào TBBH và chạy máy ở
chế độ rút gas.

-Bước 2: Sau khi đã rút hết môi chất ở TBBH (Ph<0) thì dừng máy và đóng van
chặn hút.

-Bước 3: Đóng van chặn nén:: với các hệ thống lạnh sử dụng van 1 chiều trên
đường nén thì không cần phải khóa van chặn nén .

-Bước 4: Dừng bơm quạt giải nhiệt TBNT.

-Bước 5: Dừng quạt TBBH hoặc bơm chất tải lạnh.

-Bước 6: Kiểm tra tình trạng thiết bị, dầu trong cac te, lượng gas trong bình
chứa cao áp và ghi nhật ký vận hành.

Bảo trì kho lạnh định kỳ:

- Máy móc trong kho hoạt động tốt, nâng cao tuổi thọ của các thiết bị kéo
dài hơn, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra với kho lạnh
- Bảo trì hệ thống kho lạnh giúp tiết kiệm hơn so với việc phải thay mới
thiết bị hay sửa chữa.
 Các sự cố nếu không bảo trì kho lạnh định kỳ:
- Kho lạnh hoạt động bất thường, không đúng theo trình tự
- Gây ra tiếng ồn lơn hơn so với ban đầu
- Kho lạnh tỏa mùi ẩm mốc, hôi
- Bụi bẩn, côn trùng bám nhiều
- Dàn lạnh kho lạnh bị bám tuyết

You might also like