You are on page 1of 13

PHẦN 9.

QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG


HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ THÔNG GIÓ WATER CHILLER
Ngoài các nội dung bảo trì quy định dưới đây, cần kết hợp quy định kỹ thuật về công tác
bảo trì của nhà thầu thi công và cung cấp thiết bị.
1. Bảo trì dàn lạnh, PAU, AHU
- Phối hợp với phụ trách kỹ thuật của khách hàng chạy máy để kiểm tra thiết bị, xác
nhận tình trạng thiết bị trước khi tiến hành bảo dưỡng.
- Kỹ thuật viên tháo các tầm trần kỹ thuật tiếp cận dàn lạnh và dựng vói bom áp lực đặc
chủng xịt kỹ thuật vào các cánh tản nhiệt của dàn lạnh cho tới khi nào kiểm tra thấy
không còn bẩn nữa mới dừng lại.
- Kiểm tra động cơ dàn lạnh, dây curoa (nếu có), tra dầu nếu bị khô dầu.
- Kiểm tra các thiết bị bảo vệ dàn lạnh.
- Dùng bơm áp lực vệ sinh các phin lọc (nếu có), thông đường nước xả.
- Tháo các cửa gió sau đó dùng hóa chất tẩy rửa sạch sẽ trước khi lấp lại vị trí ban đầu.
- Tháo mặt nạ lưới lọc bụi, tháo máng nước, tháo motor quạt đảo sau đó xịt rửa bằng xà
bông.
- Thao tác cột buộc bao bảo trì sao cho chắc chắn, dùng khăn khô hoặc bao nylon để
che mạch điện tử.
- Tiến hành xịt dàn lạnh, không được xịt nước bắn vào board mạch điện tử, chỉnh áp lực
máy bom vừa phải, tránh trường hợp làm xếp nhứng lá nhôm tản nhiệt khi áp lực
nước quá mạnh và nước bắn ra ngoài.
- Xịt quạt lồng sóc dàn lạnh. Lưu y: đối với những quạt sử dụng nguồn điện xung
quanh thì nên rút nguồn của quạt hoặc dùng tuốc nơ vít ghìm lại không cho cánh quạt
quay tránh để hư quạt.
- Thông ống nước bằng máy bơm áp lực, phải đảm bảo đường ống thật sự thông
thoáng.
- Vệ sinh miệng cấp, miệng hồi, lưới lọc ở miệng hồi (nếu có)
- Sau khi hoàn tất những bước trên thì tiến hành lắp lại những phần đã tháo gỡ, chỉnh
lại cánh đảo gió cho đúng hướng, dùng khăn lau cho sạch và khô nước. Kiểm tra lại
quạt chạy có ồn không, hay gắn lại những phần đã tháo gỡ đã đúng và đủ chưa →
Hoàn thành dàn lạnh
2. Bảo trì dàn nóng điều hòa cục bộ
- Ngắt toàn bộ điện nguồn cấp cho tổ dàn nóng/ máy lạnh giải nhiệt gió tiến hành bảo
trì
- Kỹ thuật viên dùng bơm áp lực xịt vào các cánh tản nhiệt đến khi đạt yêu cầu
- Kiểm tra các cánh tản nhiệt có bị bẹp không, nếu bị bẹp kỹ thuật viên sẽ dùng các bàn
chải chuyên dụng để chải lại các phần bị bẹp.
- Kỹ thuật viên ngắt nguồn điện cấp cho thiết bị sau đó tiến hành tháo các thiết bị bảo
vệ ra để kiểm tra, dùng đồng hồ chuyên dụng đo đạc để xem có đạt các thông số cho
phép không. Sau đó tiến hành đo độ cách điện, kiểm tra các má vít của khởi động từ.
3. Bảo trì máy lạnh trung tâm giải nhiệt gió và giải nhiệt nước nước ( Air/ Water
Chiller)
3.1. Bảo dưỡng máy nén
Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt,
bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.
a. Cứ 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu
máy 01 lần.
b. Các máy dừng lâu ngày, trước khi chạy phải tiến hành kiểm tra.
c. Máy nén chạy 8 giờ/ngày thì 1 năm thay dầu một lần, chạy 24 giờ/ngày thì 6 tháng
thay dầu một lần. Loại dầu theo yêu cầu của nhà sản xuất (loại máy nén, loại gas
lạnh.v.v).
3.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ
Tình trạng làm việc của thiệt bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ
thống, độ an toàn, độ bền của các thiệt bị. 3 tháng vệ sinh 1 lần (với đa số bình ngưng
ống Chùm của Chiller)
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:
- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
- Vệ sinh bể nước, xả cặn.
- Kiểm tra thay thế các vòi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)
- Sơn sửa bên ngoài
- Sữa chửa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.
Bảo dưỡng bình ngưng
Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hóa
chất để vệ sinh.
Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hóa chất phá cáu
cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.
Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành biện pháp vệ sinh cơ học.
Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng máy chuyên dụng hoặc dùng que thép
có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú trong quá trình vệ sinh không
được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho ống hoen rỉ hoặc
tích tụ bẩn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.
- Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.
- Xả dầu: Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về
bình chứa nên thực tế thường không có.
- Định kỳ xả không khí và cặn bẩn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.
- Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.
3.3. Bảo dưỡng dàn ngưng tụ không khí
- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt: Một số dàn trao đổi nhiệt không khí có bộ lọc khí bằng
nhựa hoặc sắt đặt phía trước. Trong trường hợp này có thể rút bộ lọc ra lau chùi vệ
sinh bằng chổi hoặc sử dụng nước.
Đối với dàn bình thường: Dùng chổi mềm quét sạch bụi bẩn bám trên các ống và cánh
trao đổi nhiệt. Trong trường hợp bụi bần bám nhiều và sâu bên trong có thể dùng khí nén
hoặc nước phun mạnh vào để rửa.
- Cân chỉnh cánh quạt và bảo dưỡng mô tơ quạt
- Tiến hành xả dầu trong dàn ngưng
3.4. Bảo dưỡng định kỳ
Kiểm tra CHILLER định kỳ theo quy 3 tháng / lần:
*Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy như:
- Kiểm tra hiệu điện thế của nguồn điện.
- Kiểm tra hoạt động của máy bơm nước (đúng chiều chạy).
- Kiểm tra hoạt động quạt của tháp giải nhiệt (đúng chiều chạy).
- Kiểm tra nước nguồn cấp.
- Kiểm tra các van nước lạnh (ở trạng thái mở).
- Kiểm tra cường độ dòng điện (theo định mức).
- Kiểm tra áp suất cao và áp suất thấp.
- Kiểm tra nhiệt độ vô máy nén.
- Kiểm tra nhiệt độ vô bình ngưng hoặc dàn ngưng tụ.
- Kiểm tra độ ồn của máy nén.
- Kiểm tra dây curoa truyền động (đối với máy dùng dây curoa).
- Kiểm tra nhớt trong caste (đối với Block bán kín).
4. Một số thông số chung của đa số Chiller:
- Đèn nguồn điện điều khiển (WL-Power lamp – Đèn trắng): Khi đóng cầu dao tổng
CB 3 pha và đóng cầu dao điện điều khiển CB 2 pha (điện điều khiển 220V được lấy
từ 1 dây nóng và dây trung tính): Đèn sáng báo hiệu đã có điện sẵn sàng cho vận
hành.
- Nút nhấn chạy máy nén (Compresseor start – màu xanh): Muốn chạy máy nén thì
nhấn nút.
- Nút dừng máy nén (Compressor – màu đỏ): Khi muốn dừng máy nén ta nhấn nút để
dừng máy.
- Đèn báo lỗi pha (Phase trip error – Đèn vàng): Nếu sự cố điện không đủ 3 pha (thiếu
mất 1 hoặc 2 pha) hoặc đấu sai dây để tránh khi khởi động máy nén quá tải hoặc quay
ngược, bộ điều khiển cần có bộ bảo vệ nghịch pha, khi có sự cố này đèn báo hiệu sáng
lên, máy nén không thể khởi động được.
- Đèn báo mô tơ máy nén quá tải: (Over Load) – Đèn vàng: Khi vì một sự cố nào đó mà
máy nén chạy quá tải thì dòng điện vận hành tăng lên, thanh lưỡng kim của bộ bảo vệ
quá tải nóng lên tác động mở tiếp điểm, ngắt điện nguồn cấp cho công tắc tơ của máy
nén và đèn báo sự cố quá tải sáng. Khi sử l xong các sự cố cần reset lại bằng tay.
- Đèn báo cao áp quá cao (High pressure – HP trip) đèn vàng: Khi đo vấn đề giải nhiệt
không tốt, hoặc lượng gas nạp vào hệ thống dư, hoặc do tắc nghẽn phin lọc, van,…mà
áp suất phía cao áp tăng lên quá cao so với hạn cài đặt cho phép thì rơ le bảo vệ áp
suất cao tác động, và ngắt tiếp điểm trên mạch điều khiển máy nén à máy nén dừng
đồng thời đèn sự cố áp suất cao sáng. Khi xử l xong sự cố cần reset rơ le suất cao
bằng tay.
- Có hai loại rơ le áp suất cao: loại cố định, không điều chỉnh được áp suất bảo vệ
(dùng cho máy dưới 40RT); và loại có thể điều chỉnh được dùng cho máy từ 40RT trở
lên (chú một số máy 40-60 RT vẫn dùng loại cố định)
Áp suất cài đặt cho rơ le cao áp: Đối với Chiller giải nhiệt nước là 18 kg/cm2 . Đối
với Chiller giải nhiệt gió là 28 kg/cm2 .
- Đèn báo thấp ấp quá thấp (High pressure – HP trip) đèn vàng : Khi do vấn tắc phin
lọc, van tiết lưu động không đúng, hoặc tải tương ứng quá nhỏ… mà áp suất phía thấp
áp thấp hơn giá trịn giới hạn cài đặt cho phép thì rơ le bảo vệ áp suất thấp tác động
(Để an toàn cho hệ thống tranh tường hợp áp suất hệ thống chân không quá sâu,
không khí môi trường, ẩm lọt vào…), và ngắt tiếp điểm trên mạch điều khiển máy nén
à máy nén dừng đồng thời đèn sự cố áp suất cao sáng. Khi xử l xong sự cố cần reset
rơ le áo suất thấp bằng tay.
Áp suất cài đặt cho rơ le thấp áp là từ 1.7 – 2 kg/cm2.
- Đèn báo nhiệt độ đạt: Màu xanh (Temperature): khi nhiệt nước lạnh ra đạt yêu cầu, do
cài đặt của bộ điều chỉnh nhiệt độ nướ lạnh và đầu dò tín hiệu phản hồi tín hiệu về báo
nhiệt độ đạt và đèn sáng. Sau khoản 3 phút nếu nhiệt độ vẫn đạt ở mức cài đặt thì máy
nén dừng.
- Đèn báo công tắc chống đông hoạt động (temp. lower) – Đèn vàng: Khi nhiệt độ trong
dàn xuống dưới mức cho phép (Công tắc chống đông cài đặt 3 0C) khi nhiệt độ xuống
thấp hơn 30C thì công tắc chống đông hoạt động, ngắt tiếp điểm, ngưng cấp điện cho
mạch khởi động máy nén , máy nén dừng và cấp điện cho đèn sự cố sáng lên. Cần
khắc phục sự cố và reset lại công tắc chống đông.
- Công tắc chọn: Có 3 chế độ Local (khu vực), stop và remote (Để đầu chờ cho tín hiệu
điều khiển từ xa, thường dùng bằng dây, có thể điều khiển bằng sóng).
- Đối với dòng máy Chiller gió không có đèn báo hiệu riêng cho từng sự cố mà tất cả
các tín hiệu chỉ trả về một đèn tín hiệu ( Abnormal lamp – Đè sự cố bất thường).
5. Bảo trì tháp giải nhiệt
5.1. Phần chung
Nội dung chủ yếu của sổ hướng dẫn thao tác bảo dưỡng tháp giải nhiệt là cung cấp
phương thức vận hành cho người sử dụng, thao tác đúng theo phương cách và trình tự, sử
dụng một cách an toàn, và phát huy tính năng tối đa của tháp giải nhiệt.
Người sử dụng không chỉ xem sổ hướng dẫn khi lắp ráp mà cần xem trong lúc bảo dưỡng
để hiểu biết kết cấu của tháp và phương thức bảo dưỡng.
5.2. Những điểm cần thao tác, bảo trì
- Kiểm tra xung quanh khu vực lỗ ống gió vào nên thoáng gió.
- Xác định độ nghiên của quạt nghiên đúng tiêu chuẩn v khoản cách giữa quạt và ống
thông gió có đủ độ hở không, tránh làm hỏng khi vận hành.
- Sau khi kiểm tra những điểm nêu trên, khởi động công tắc, kiểm tra phương hướng
xoay chiều của quạt có chính xác không sản sinh tiếng ồn bất thường hay bị siết quá.
- Vệ sinh đế bồn khi đưa vào hoạt động chính thức.
- Vệ sinh đế bồn chứa nước lạnh, sau đó châm nước đến mức nước theo như yêu cầu.
- Vận hành máy bơm tuần hoàn, vệ sinh ống dẫn gió, đến khi đường ống nước và đế
bồn chứa nước lạnh đủ khả năng tuần hoàn nước,
- Đến khi máy bơm tuần hoàn hoạt động bình thường, mực nước trong đế bồn chứa
nước lạnh sẽ có sự hao hụt một chút so với ban đầu, khi đó cần điều chỉnh lại van
nước cho mực nước theo như nhu cầu.
- Để mực nước và phần dưới tấm cách nhiệt có độ cao đồng đều.
- Áp lực nước của van nước tự động châm nước, nên điều chỉnh dưới mức 3kg/cm 2 , để
duy rì mực nước chính xác.
- Hệ thống điện
+ Đường dẫn điện lắp đặt ở vị trí thích hợp.
+ Xác định lại công tắc đường dẫn điện, cầu trì và quy cách dây điện có phù hợp điện
trở mã lực và dòng điện quy định không, đồng thời tránh sử dụng điện 1 pha để vận
hành và kiểm tra (A) khi hoạt động.
5.3. Kiểm tra khởi động tháp giải nhiệt
- Khởi động quạt gió, kiểm tra hướng xoay chiều có chính xác không? (quạt gió quay
theo chiều kim đồng hồ) hoặc có sản sinh ra tiếng ồn bất thường không? Tiếp đó vận
hành máy bơm.
- Kiểm tra mô tơ quạt có quá tải không, tránh mô tơ bị cháy hoặc sản sinh hiện tượng
điện áp bị thấp.
- Điều chỉnh van nước, để đế bồn chứa nước luôn luôn đủ nước cung cấp cho thiết bị.
- Kiểm tra mực nước đế bồn chứa nước lạnh có duy trì mực nước theo yêu cầu không?
5.4. Kiểm tra vận hành tháp giải nhiệt
- Sau khi vận hành từ 5-6 ngày, kiểm tra cánh quạt có chính xác không, nếu như bị
lỏng, có thể điều chỉnh lại bằng cách điều chỉnh tăng đơ.
- Sau khi vận hành được 1 tuần, nên thay lại lượng nước tuần hoàn, để tránh bị bám bụi
trong đường ống dẫn nước.
- Hiệu suất giải nhiệt của tháp giải nhiệt không ít cũng lớn do ảnh hưởng bởi mực nước,
nên cần duy trì mực nước trong đế bồn nước nóng.
- Nếu mực nước trong đế bồn nước lạnh bị hụt, thì tuần hoàn nước của máy nước và
tính năng của máy làm lạnh đều bị ảnh hưởng, vì vậy cần duy trì mực nước nhất định.
- Khi vận hành tháp giải nhiệt nảy sinh chấn động, do dòng điện quá tải hoặc nhiệt độ
tăng cao, xin tham khảo những nguyên nhân và phương thức xử l từ nhà sản xuất.
5.5. Phương thức bảo dưỡng
Thông thường mỗi tháng thay đổi nước tuần hoàn một lần, hoặc khi nước có hiện tượng
bị đục, việc thay đổi lưu lượng nước tuần là căn cứ vào nồng độ lượng nước để quyết
định, đồng thời vệ sinh đế bồn chứa nước nóng và nước lạnh, nếu trong đế bồn nước
nóng có chứa chất bẩn, cũng làm ảnh hưởng đến hiệu suất giải nhiệt của tháp.
5.6. Thời điểm ngưng máy để bảo dưỡng
- Nên để tuần hoàn nước trong ống thoát ra ngoài, tránh khi mùa đông làm đông đặc
nước trong ống dẫn nước dẫn đến bị nứt. Ống thoát nước của đế bồn chứa nước lạnh
cần mở ra, để khi trời mưa, nước có thể thống ra ngoài.
- Khi máy ngưng hoạt động một khoản thời gian, khi vận hành lại, cần kiểm tra điện trở
của mô tơ có bình thường không, sau đó xin tham khảo mục thứ 4 của phương thức
thao tác.
6. Kiểm tra tủ điện, dây cấp nguồn cho thiết bị
- Kỹ thuật viên ngắt điện nguồn cấp cho hệ thống điều hòa sau đó tiến hành đo độ cách
điện của từng aptomat, kiểm tra các tiếp điểm xem có đảm bảo kỹ thuật không? Sau
đó thông điện để kiểm tra điện áp vào, ra của thiết bị đóng cắt.
- Quy trình kiểm tra bảo trì được thực hiện như đã thể hiện trong phần điện đã trình bày
ở trong mục “CÁC QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ HỆ THỐNG
ĐIỆN”
7. Kiểm tra hệ thống điều khiển
Kỹ thuật viên kiểm tra các điều khiển đơn của từng thiết bị xem có bị đoản mạch, báo lỗi,
cài đặt sai không? Sau đó tiến hành kiểm tra tại điều khiển trung tâm xem có thiết bị nào
chưa kết nối được với điều khiển trung tâm.
8. Chạy thử thiết bị
Bộ phận kỹ thuật sẽ đóng điện từng tổ để chạy kiểm tra sau khi đạt yêu cầu mới cho chạy
liên động các tổ với nhau để kiểm tra toàn bộ hệ thống.
9. Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống Điều hòa không khí được thực hiện như
sau:
9.1. Máy điều hòa không khí trung tâm giải nhiệt gió
(Ngoài ra phải thực hiện theo quy trình bảo trì hệ thống thiết bị)
Định kỳ bảo dưỡng
Mô tả công việc Hằng Hằng Hằng
tháng quy năm
Kiểm tra hiện trạng thiết bị và thu nhập số liệu
Khối ngoài trời X
- Điện áp nguồn, dòng điện của máy nén, quạt làm X
mát
- Áp suất hút X
- Nhiệt độ đường hút LP X
- Áp suất đẩy HP X
- Nhiệt độ đường đẩy X
- Độ quá nhiệt X
- Tình trạng chung của máy, độ ồn máy nén, quạt X
- Kiểm tra các chức năng cảnh báo bảo vệ của bảng X
điều khiển
Khối trong nhà X
- Nhiệt độ gió ra/gió vào X
- Điện áp nguồn
- Dòng điện quạt
- Bảng điều khiển
- Độ ồn quạt
Vệ sinh/bảo dưỡng thiết bị X
Khối ngoài trời
- Kiểm tra/ siết các đầu nối ga ống hút/đẩy X
- Kiểm tra bôi trơn quạt làm mát X
- Kiểm tra/ siết các mối nối điện X
- Vệ sinh sàn và bảng điều khiển X
- Vệ sinh/ bôi trơn quạt thông gió cho bảng điều khiển X
- Vệ sinh khu vực đặt máy X
- Sơn các bộ phận rỉ sét X
Khối trong nhà
- Vệ sinh phin lọc X
- Vệ sinh bơm nước ngưng, ống thoát nước ngưng X
- Vệ sinh giàn cần thiết X
- Vệ sinh, bôi trơn quạt X
- Kiểm tra và siết các mối nối, giắc cắm cơ, ga và điện X
- Vận hành máy sau bảo dưỡng, kiểm tra các chức X
năng máy và điều khiển
9.2. Máy điều hòa hai cục bộ và tổ hợp Package
(Ngoài ra phải thực hiện theo quy trình bảo trì hệ thống thiết bị)

Định kỳ bảo dưỡng


Phạm vi công việc Hằng Hằng Hằng
tháng quy năm
Khối trong nhà
Tháo rời và vệ sinh phin lọc X
Vệ sinh ống thoát và khay nước thải X
Quan sát xem có tiếng ồn, run hoặc nóng bất thường X X
không
Kiểm tra độ cứng vững, cân đối giá treo máy X
Tra dầu mô tơ quạt X
Kiểm tra độ cứng giữa sàn lạnh và phin lọc X
Vệ sinh giàn lạnh bằng bơm nước áp lực cao hoặc tẩy X
hóa chất tùy theo tình trạng của giàn lạnh
Vệ sinh và thử an toàn của các cánh quạt X
Vệ sinh các bối dây mô tơ và khoang gió bằng khí nén X
Ghi lại thông số: nhiệt độ gió ra, ampe motor quạt X
Khuyến cáo thay thế bảng ôn, ống đồng..vv nếu thấy X
cần thiết
Khối ngoài trời
Kiểm tra tình trạng máy xem có rung động bất thường X
hoặc quá nhiệt
Kiểm tra/ xiết các giắc co đề đảm bảo không rò rỉ môi X
chất
Vệ sinh giàn lạnh bằng bơm nước áp lực cao hoặc tẩy X
hóa chất tùy theo tình trạng của giàn lạnh.
Tra dầu mô tơ quạt X
Đo các thông số dòng, áp của máy nén và quạt X
Đo thông số áp suất, nhiệt độ của môi chất X
Bổ sung môi chất nếu cần X
Kiểm tra tổng thể độ cứng vững giá treo máy, chất X
lượng bảo ôn, đường thoát nước.

9.3. Quạt thông gió và các thiết bị bao gồm quạt gió
(Ngoài ra phải thực hiện theo quy trình bảo trì hệ thống thiết bị)
Định kỳ bảo dưỡng
Phạm vi công việc Hằng Hằng Hằng
tháng quý năm
Tháo rời và vệ sinh phin lọc. Vệ sinh tổng thể quạt X
Kiểm tra quạt, tủ điều khiển: X
- Điện áp, dòng điện các pha X
- Thiết bị đóng cắt: contactor, rơ le X
- Độ ồn, rung X
- Puli, lồng gió X
- Quá nhiệt X
Kiểm tra dây curoa nếu sờn, chùng, lệch X
Kiểm tra độ bền của giá treo, khung đỡ quạt và thiết bị X
Xiết các mối nối cơ, điện
Tra dầu, bơm mỡ ổ bi, bạc X
Vệ sinh các mô tơ và lồng gió bằng khí nén X
Kiểm tra điện trở cách điện, điện trở tiếp địa X
Sơn chống rỉ các bộ phận rỉ sét X
Vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc X
9.4. Tủ cấp nguồn điều hòa thông gió
(Ngoài ra phải thực hiện theo quy trình bảo trì hệ thống thiết bị)
Định kỳ bảo dưỡng
Phạm vi công việc Hằng Hằng Hằng
tháng quý năm
Kiểm tra/ xem xét tổng thể từng phân phối nếu có các
X
biểu hiện bất thường.
Kiểm tra thanh cái, cáp chính, chụp ảnh nhiệt các điểm X
nối, các hộp chia để phát hiện kip thời nếu tiếp xúc
kém gây phát nhiệt cục bộ
Kiểm tra tổng thể hệ thống cáp dẫn, dây điện X
Kiểm tra các attomat, cáp dẫn nếu có biểu hiện quá X
nhiệt
Kiểm tra khắc phục nếu có thiết bị gây ồn, rung bất X
thường
Xiết tất cả các đầu cáp, mối nối X
Kiểm tra các cơ cấu liên động (nếu có) X
Kiểm tra điện trở tiếp địa cho tủ và hệ thống X
Kiểm tra cách điện của áp tổng và cáp chính trong các X
tủ tầng
Kiểm tra, đo nhiệt độ chuẩn xác của các thiết bị bảo vệ: X
ngắn mạch, chạm đất, dòng rò bằng thiết bị chuyên
dụng. Kiểm tra và đo kiểm trên cơ sở thực tế có tải
đang sử dụng. Và cho từng và tất cả các thiết bị bảo vệ.
Kiểm tra thanh cái, các đầu nối, cáp dẫn trong các tủ X
tầng.
Đo kiểm dòng điện của các áptomat tổng, đánh giá mức X
độ quá tải, cân pha để kiến nghị các sửa đổi phù hợp
Vệ sinh thiết bị bằng dụng cụ chuyên dùng phù hợp X
Sơn chống rỉ các bộ phận rỉ sét X
Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự X
phòng nếu có
Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống tủ X
9.5. Hệ thống đường ống nước lạnh, nước nóng, nước ngưng và bơm
9.5.1. Hệ thống đường nước
Những công việc phải thực hiện hàng tuần
- Xem xét, kiểm tra hệ thống đường ống
- Kiểm tra rò rỉ trên đường ống cấp nước từ bơm đến các thiết bị máy lạnh trung tâm,
dàn lạnh, các loại van trên đường ống, các đai treo và gối đỡ ống xem có biến dạng
không
- Kiểm tra rò rỉ ống nước lạnh, nước nóng từ thiết bị đến các tầng, kiểm tra sự hoạt
động của van, đồng hồ đo áp, các đai ôm, đai treo hệ thống van, ống.
- Kiểm tra hệ thống van của bơm nước xem vận hành có an toàn không?
- Kiểm tra hệ thống của hệ thống thoát nước ngứng có thông suốt từ tầng mái xem có
biến dạng hoặc rách làm ảnh hưởng đến việc thoát nước ngưng.
Những công việc phải thực hiện hàng tháng;
- Xme xét, kiểm tra các van, tê, cút,…, mối nối, các thiết bị treo đỡ đường ống
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ ống, đai treo, van khóa, sơn chống gỉ đai treo ống nước, các
mối hàn tại mặt bích và điểm nối ống.
- Hằng ngày kiểm tra bằng mắt về chất lượng nước thông qua các kính quan sát gần
thiết bị và bình dãn nở.
9.5.2. Phòng bơm, bình giãn nở
Những công việc phải thực hiện hàng ngày bao gồm:
- Trước khi vận hành bơm cần kiểm tra áp lực ở hệ thống có đủ để bơm nước tuần hoàn
không? Nếu áp lực nước trong bể chứa thấp thì phải mồi bơm bổ sung trước khi vận
hành.
- Khi vận hàng các bơm phải kiểm tra ngay các đông hồ đo áp của bơm nếu không đủ
áp thì dừng ngay bơm và tìm nguyên nhân sửa chữa.
- Kiểm tra hoạt động của bơm hằng ngày, có hoạt đọng bình thường không?
- Do có nhiều bơm làm việc cùng một lúc và 1 bơm dự trữ, hằng ngày liên tục thay
từng cặp bơm làm việc để đảm bảo thời gian vận hành.
- Kiểm trá khả năng làm việc của bơm, có cung cấp đủ lượng nước yêu cầu không?
- Vệ sinh sạch sẽ phòng bơm
- Kiểm tra điện áp tủ điều khiển bơm. Phải có sổ ghi nhật trình bơm, kiểm tra sự vận
hành của bơm, đồng hồ do áp lực hoạt động của các van khóa khi bơm chạy.
Những công việc phải thực hiện hàng tuần, hàng tháng
- Tiến hành kiểm tra định kỳ các van, khóa của hệ thống bơm làm việc và dự phòng
- Kiểm tra độ định kỳ đồng hồ đo nước và đồng hồ đo áp suất trong phòng máy, so sánh
tổng lưu lượng nước của hệ thống chênh ít thì được, chú ys nếu độ chênh lớn thì phải
kiểm tra toàn bộ hệ thống tìm xem nguyên nhân hao hụt nước.
- Xem xét, kiểm tra các thiết bị điện cung cấp cho hệ thống bơm nước lạnh / nước nóng
và các van điện trên các đường ống cho hệ thống.
- Tra dầu, mỡ vào bơm
- Vwj sinh sạch sẽ bơm và thiết bị trên đường ống ( như van, khớp gối mềm, đồng hồ
đo…).
- Khoảng 3 tháng 1 lần mở van xả cặn ở bình dãn nở, ở gần các thiết bị chính như bơm,
máy lạnh trung tâm và van xả cặn ở điểm thấp nhất của hệ thống đường ống, mở van
và kiểm tra đến khi nước trong thì khóa lại.
- Trong 1 năm cần lấy mẫu nước trong hệ thống đi kiểm nghiệm từ 1 ÷2 lần.
- Hằng năm giảo điểm thay mùa từ mùa đông sang hè và ngược lại khi hệ thống dừng
hoạt động trong thời gian dài phải thay rửa bình giãn nở và thay nước trong hệ thống.
9.5.3. Hệ thống đường ống thoát nước ngưng
Những công việc phải thực hiện hàng tuần
- Xem xét, kiểm tra hệ thống đường ống thoát nước ngưng
- Xem xét, kiểm tra các van, tê, cút,…, mối nối, các thiết bị treo đỡ đường ống
- Xem xét kiểm tra các tê kiểm tra.
- Xem xét, kiểm tra các hệ thống ống, phụ kiện thoát nước ngưng từ tầng cao nhất
xuống, các đai deo ống và gối đỡ ống trên toàn bộ trục thoát xuống ra đến hố ga ngoài
xem có khác thường không?
- Kiểm tra ông thoát nước tại tầng kỹ thuật, gối đỡ ống, ống thoát nước ngưng, đai treo
ống xem có rò rỉ, biến dạng khác thường không?
Những công việc phải thực hiện hàng tháng:
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ ống đai treo sơn chống gỉ đai treo ống thoát nước ngưng
Những công việc thực hiện theo năm gồm:
- 6 tháng tiến hành tẩy rửa, làm sạch hệ thống ống
9.5.4. Bơm nước lạnh/nước nóng tuần hoàn
Những công việc phải thực hiện hàng ngày bao gồm:
- Kiểm tra hằng ngày sự hoạt động của các máy bơm nước có hoạt động bình thường
không?
- Vận hành thay đổi thường xuyên hoạt động giữa bơm dự trữ và bơm hoạt động.
- Cần thay thế và sửa chữa ngay khi bơm không còn bơm dự phòng
Những công việc phải thực hiện hàng tuần, hàng tháng
- Tiến hành kiểm trả định kỳ các van, khóa của hệ thống bơm làm việc và dự phòng
- Xem xét kiểm tra các thiết bị điện cung cấp cho máy bơm nước
- Tất cả các công việc trên được tiến hành theo từng giai đoạn thời gian đều phải ghi rõ
vào sơ đồ thay đổi của hệ thống. Khi phát hiện những sai xót nhỏ phải có biện pháp
khắc phục ngay
- Trong thời gian thay thế sửa chữa phải thông báo tình hình, cử bộ phận thường trực
giám sát
- Khi thiết bị được thay thế xong phải kiểm tra theo dõi tình trạng làm việc ít nhất 30
ngày
- Định kỳ bảo trì bảo dưỡng hệ thống bơm nước như sau
9.6. Hệ thống máy bơm nước lạnh/ nước nóng
Định kỳ bảo dưỡng
Phạm vi công việc Hằng Hằng
Quý
tháng năm
Kiểm tra tổng thể bôm và trạm bơm, vận hành thử để X
ghi nhận và khắc phục các biểu hiện bất thường:
- Bơm gây ồn, rung
- Bơm phát nóng
- Rò rỉ nước
- Rò rỉ dầu, mỡ
Kiểm tra tủ điều khiển bơm, ghi nhận và khắc phục các X
biểu hiện bất thường:
- Điện áp cấp nguồn
- Áptomat tổng, cáp tổng
- Các contactor đóng cắt mạch lực, rơ le mạch khiển
- Mạch khởi động mềm, biến tần hoặc khởi động
bằng mạch chuyển đổi Y/∆
- Mạch kiểm soát áp lực
- Mạch kiểm soát mức nước
- Các thiết bị phụ trợ
Vận hành bơm, ghi nhận các thông số: X
- Dòng khởi động
- Dòng làm việc
- Áp lực, lưu lượng
Kiểm tra, vệ sinh các bộ lọc, lưới lọc, phin lọc X
Kiểm tra, bôi mỡ bôi trơn tất cả các ổ bi X
Kiểm tra các khớp mềm, giảm chấn, giá đỡ bơm X
Kiểm tra các bình dãn nở (kiểm tra dò gỉ, quá áp, thiếu X
áp)
Đo kiểm điện trở tiếp địa, điện trở cách điện cho bơm X
Kiểm tra tổng thể bình dãn nở, đường ống nước X
Vệ sinh thiết bị, tủ điều khiển bằng dụng cụ chuyên X
dùng phù hợp
Siết các mối cơ và điện X
Sơn chống gỉ các bộ phận rỉ sét X
Kiểm tra tình trạng bộ nguồn điều khiển, bộ nguồn dự X
phòng nếu có
Kiểm tra tem nhãn, bảng hiệu của hệ thống tủ X

You might also like