You are on page 1of 4

A: CÁC HẠNG MỤC CẦN KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU KHI LẮP ĐẶT

1: Kiểm tra ngoại quan:


Dùng mắt thường quan sát xem có vị trí nào bị va đập, móp méo, xước sát do
quá trình vận chuyển và đưa tủ vào trí lắp đặt hay không.
Nếu có thì đánh giá mức ảnh hưởng sơ bộ bằng trực quan, còn cụ thể sẽ kiểm
tra tủ có đảm bảo an toàn hay không bằng các hạng mục tiếp theo.
2: Kiểm tra liên động cơ khí, thao tác cơ khí:
- Dùng tay thao tác lần lượt tra vào vị trí ổ khóa của dao tiếp địa và CDPT của
từng ngăn để đóng cắt lần lượt xem chức năng liên động còn hoạt động bình
thường không. Nếu dao tiếp địa và CDPT mà đều đóng được thì phải kiểm tra lại
cơ cấu cơ khí. Chỉ có thế đóng được CDPT khi dao tiếp địa ở vị trí mở và ngược
lại.
- Tháo tác tuần tự các ngăn, đóng cắt 5 lần/ngăn mà không vấn đề gì thì chức
năng liên động và thao tác cơ khí hoạt động bình thường (Hãng sx đã thí nghiệm
theo tiêu chuẩn IEC62271-100).
3: Kiểm tra khí SF6:
Dùng mắt thường quan sát đồng hồ khí SF6 ở góc trên cùng bên phải của tủ
RMU, nếu thấy kim đồng nằm trong dải vạch màu xanh thì tủ vẫn đảm bảo cách
điện khí an toàn, còn nếu nằm trong dải vạch màu đỏ thì phải tiến hành bơm bổ
sung hoặc liên hệ đến nhà cung cấp để được hỗ trợ.
4: Kiểm tra chức năng bảo vệ quá dòng trạm đất của rơ le (đối với tủ có
ngăn máy cắt).
Cài đặt các thông số bảo vệ theo phiếu chỉnh định của điện lực khu vực yêu
cầu (nếu có) hoặc dựa vào thông số máy biến áp cần bảo vệ để đặt thông số cho
phù hợp. Sau đó dùng dòng một chiều bơm vào từng pha để kiểm tra chức năng
bảo vệ của rơ le.
Nếu bơm dòng đến ngưỡng cài đặt mà rơ le xuất lệnh cắt máy cắt theo thời
gian đã cài thì chức năng bảo vệ của rơ le hoàn toàn bình thường.
5. Đo điện trở cách điện:
Để đảm bảo có kết quá chính xác, trước khi đo điện trở cách điện thì nên tháo
hết các cáp đầu vào/ ra khỏi Bushsing của các ngăn lộ và thí nghiệm riêng từng
phần một.
Dùng đồng hồ megaom chuyên dụng lần lượt đo điện trở cách điện lần giữa
các pha với pha, pha với tiếp địa, pha với vỏ.
Thông thường đối với tủ trung thế 24kV dòng một chiều cần đặt vào khoảng
(2000V – 2500V tùy từng thiết bị đo) trong khoảng 15s sau đó nhìn thông số điện
trở cách điện hiển thị trên màn hình của đồng hồ đo. Nếu Rcđ > 1000 mΩ là đạt.
Nếu cẩn thận hơn thì thêm bước kiểm tra hệ số hấp thụ như sau:
Dùng đồng hồ megaom và các bước tuần tự như phép đo điện trở cách điện
trên nhưng kết quả lấy ở 2 điểm thời gian khác nhau là 15s và 60s sau đó tính hệ số
hấp thụ như công thức bên dưới:
Công thức tính: Kht = R60/R15
Trong đó: R60 - Giá trị Rcđ đo được sau 60 giây kể tử lúc đưa điện áp thử vào
thiết bị
  R15 - Giá trị Rcđ đo được sau 15 giây kể tử lúc đưa điện áp thử vào
thiết bị.
Tiêu chuẩn đánh giá của Kht ở 20°C là 1,3.
 Kht < 1,3 - Cách điện ẩm
 Kht > 1,3 - Cách điện khô
6: Phóng cao áp để kiểm tra độ bền điện.
Thông thường đối với tủ điện áp 24kV điện áp thử đưa vào cao nhất khoảng
48kV.
Dùng máy bơm cao áp chuyên dụng bơm áp từ từ và đồng thời quan sát dòng
rò, khi bơm điện áp 48kV thì ngâm trong thời gian 60s và xem thông số dòng rò
hiển thị trên máy đo < 1mA là đạt.
Sau khi bơm cao áp xong, lại tiến hành đo lại điện trở cách điện theo các bước
đã nêu ở mục 5 và so sánh kết quả điện trở cách điện trước và sau khi phóng cao
áp.
Nếu hiệu số suy giảm >70% thì bền điện của tủ không bị phá hỏng.
7. Đo điện trở tiếp xúc:
- Dùng đồng hồ Ôm hoặc máy chuyên dụng cho thí nghiệm thử tiếp xúc các
cực L1, L2, L3 với nhau lần lượt khi dao tiếp địa ở vị trí đóng và mở.
+ Nếu CDPT ở vị trí mở, dao tiếp địa ở vị trí đóng lúc này đo L1, L2,L3 phải
thông nhau.
+ Nếu CDPT ở vị trí đóng, dao tiếp địa mở thì các pha L1, L2, L3 không được
phép thông nhau.
- Dùng dụng cụ chuyên dụng kiểm tra điện trở tiếp xúc ở đầu trên và đầu dưới
của CDPT hoặc giữ 2 đầu sứ Bushing của cùng 1 pha thuộc 2 ngăn cạnh nhau khi
cả 2 CDPT đều ở vị tri đóng.
+ Nếu kết quả của từng phép đo trên cùng pha mà < 100 µΩ là các tiếp điểm
tiếp xúc tốt.
Nếu các kết quả của các phép thử trên mà đạt thì tủ mới lắp đặt đủ điều khiện
vận hành.

B: ĐỐI VỚI CÁC TỦ TRONG DIỆN THÍ NGHIỆM ĐỊNH KỲ


Các hạng mục cần thí nghiệm cũng tương tự như tủ lắp mới, nhưng để đạt
được kết quả như tủ mới cần kiểm tra kỹ hơn các điểm sau:
- Xem sổ theo dõi định kỳ nếu đã từng có sự cố ở vị trí nào thì kiểm tra và thí
nghiệm thật kỹ hạng mục liên quan đến sự cố đó.
- Vệ sinh kỹ các mối nối, các điểm tiếp xúc.
- Kiểm tra khí SF6
- Các nội dung khác và cách tiến hành thực hiện như đối với tủ mới.

Tài liệu tham khảo:


1: TCVN 8096-107:2010 (IEC 62271-107:2005)
2: TCVN 8096-200 : 2010 (IEC 62271-200 : 2003)
3: IEC60694

You might also like