You are on page 1of 3

TÌNH HUỐNG 5: Xử lý khi không đóng được dao cách ly 231-3 từ HMI,

MIMIC. Lí do hỏng contactor mạch đóng KM1


1. Giả định: Khi thực hiện PTT Khôi phục MBA T1 theo số phiếu 01/BT1/KH/2021
Đến bước 9 trong PTT : Đóng DCL 231-3. Nhưng không đóng được
2. Phân tích và phán đoán nguyên nhân:
Dao cách ly DCL 231-3 đóng không được có thể do các nguyên nhân sau:
- Mất nguồn điều khiển và liên động.
- Hư hỏng mạch nội bộ dao cách ly DCL231-3 do:
+ Hỏng động cơ truyền động.
+ Hỏng áp tô mát cấp nguồn
+ Hỏng công tắc tơ điều khiển hoặc rơle trung gian đóng
+ Hỏng tiếp điểm của khoá REMOTE – LOCAL.
- Hư hỏng mạch liên động của dao cách ly DCL 231-3
3. Yêu cầu ca diễn tập:
- Kiểm tra các thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại, internet, kenwood,…) tốt,
sẵn sàng báo cáo và nhận lệnh thao tác (nếu có).
- Nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu của Hội đồng diễn tập.
- Đây là tình huống giả định chỉ phát lệnh chứ không được thao tác.
- Trang bị đầy đủ BHLĐ.
- Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, phương tiện, tài liệu để xử lý
4. Bố trí nhân lực:
- Ca diễn tập gồm 02 người
- Ca vận hành thực hiện thao tác, giám sát, thủ tục cho phép vào làm việc theo
quy trình.
5. Biện pháp an toàn
Có quần áo bảo hộ lao động theo quy định
Có mũ, có giày hoặc dép quai hậu
Đảm bảo an toàn khi làm việc tại thiết bị nhất nhị thứ.
Luôn luôn đảm bảo khoảng cách an toàn khi đi lại trong khu vực đang mang
điện
6. Phương án xử lý:
a. Sơ đồ kết lưới:
Trạm mang điện, sơ đồ kết lưới cơ bản
b. Diễn biến và báo cáo
Bước 1:
- Trưởng ca trực vận hành báo cáo A3 thông tin sự cố
Bước 2: Trình tự xử lý như sau:
2.    Kiểm tra các chế độ và tình trạng thiết bị liên quan
- Kiểm tra tổng quan DCL, cần truyền động DCL
- Kiểm tra các tín hiệu cảnh báo liên quan đến dao cách ly;
- Kiểm tra trạng thái các dao tiếp địa liên quan đã cắt hoàn toàn.
- Kiểm tra trạng thái máy cắt đúng với chế độ thao tác của dao cách ly (tùy
thuộc vào từng chế độ thao tác thì điều kiện liên động khác nhau).
- Kiểm tra lại khóa chế độ Local/Remote tại dao cách ly có ở vị trí Remote;
- Kiểm tra khóa chế độ Local/Remote tại tủ điều khiển bảo vệ có ở vị trí
Remote;
- Kiểm tra trạng thái Aptomat cấp nguồn điều khiển và Aptomat cấp nguồn
động cơ dao cách ly.

3. Kiểm tra mạch điều khiển bằng đồng hồ đo


- Chuẩn bị: bản vẽ mạch nhị thứ hoàn công, đồng hồ đo, các dụng cụ khác.
- Kiểm tra thang đo đồng hồ đúng thang cần đo.
- Sử dụng đồng hồ đo để đo điện áp DC trên hệ thống mạch điều khiển DCL để
phát hiện các bất thường trên mạch, cụ thể như sau :
- Kiểm tra mạch động lực, mạch nguồn điều khiển DCL 231-3
- Mạch nguồn động lực đóng/ mở động cơ DCL là nguồn DC 220V
- Mạch điều khiển đóng/ cắt Contactor đảo chiều động cơ là nguồn DC 220V
- Contactor KM1 dùng để đóng DCL
- Contactor KM2 dùng để mở DCL
- SL1 là công tắc hành trạng thái DCL
- SL3 là công tắc hành trình nắp tủ DCL
- SL4 là công tắc bảo vệ ( sẽ ngắt khi đưa tay quay cơ khí vào)
- SL5 là nút nhấn cuộn hút điện từ
- SBT là khóa chuyển chế độ L/R/Manual
- SB1/SB2/SB3 là nút nhấn Đóng/ mở/ dừng
- YA cuộn hút điện từ
- SA là aptomat
Phân tích mạch điều khiển đóng/ mở DCL, ta thấy:
Muốn cấp nguồn cho mạch đóng DCL, áptomat SA2 đóng, Liên động ngoài
DCL thỏa mãn, Khóa chuyển L/R/Stop sang vị trí Remote, dương nguồn sẽ đến
Contactor KM1.
Người trực Vận hành chỉ ra các điểm đo, cách đo và đánh giá kết quả đo để xác
định nguyên nhân.
NVVH tiến hành cầm thiết bị đồng hồ vạn năng
Bước 1:. Chuyển nút đo VDC, đo điện áp nguồn cấp chân 1-3 Contactor KM1.
Nếu kết quả đo 220VDC. Khẳng định mạch động lực điều khiển DCL tốt.
Tiến hành kiểm tra mạch điều khiển Contactor KM1.
Vẫn giữ nút đo VDC, thang đo thích hợp, tiến hành đưa que đo chân (+) tại lần
lượt tại các vị trí X2-19,20 . que đo chân (–) đặt vào vị trí tiếp địa tủ.
Nếu đồng hồ hiển thị nguồn 110 VDC. Chứng tỏ mạch liên động ngoài DCL đã
thông tốt.
Nếu đồng hồ hiển thị 0 VDC, chứng tỏ mạch liên động ngoài DCL có vấn đề.
Và cần kiểm tra mạch liên động ngoài DCL.
Giữ thang đo VDC, tiến hành đưa que đo chân (+) tại lần lượt tại các vị trí
X2-21 que đo chân (–) đặt vào vị trí tiếp địa tủ.
Kết quả đo: Dương nguồn 110VDC, kết quả đã có nguồn tới X2-21
Giữ thang đo VDC, tiến hành đưa que đo chân (+) tại lần lượt tại các vị trí
X2-22 que đo chân (–) đặt vào vị trí tiếp địa tủ.
Kết quả đo: Có – nguồn, Tiến hành kiểm tra tại BCU, MIMIC
Kết quả đo: 0 VDC, tiến hành mở nắp tủ điều khiển.
Chuyển thang đo Ohm. Đo chân X2-22 và X2-09 phát hiện hở mạch. Tiến hành
kiểm tra Contactor KM1. Khi nhấn nút cưỡng bức
Tiến hành đưa que đo chân (+) 7. Que đo chân (-) đặt vào vị trí tiếp địa tủ DS3.
Trong trường hợp 1 kết quả đo nào = 110 VDC
Nếu kết quả đo = 110 VDC, Ta tiến hành kiểm tra các vị trí còn lại như
10,11,16,14. Phương pháp kiểm tra tương tự để xác định vị trí hở mạch.
Trong trường hợp 2 kết quả đo nào = 0 VDC. Tiến hành chuyển thang đo Ohm,
để kiểm tra thông mạch các chân còn lại 10,11,16,14.

4.    Kết luận nguyên nhân lỗi mạch điều khiển;


5.    Thực hiện xử lý lỗi mạch điều khiển.
6.    Báo cáo kết quả thực hiện và ghi chép vào sổ vận hành.

You might also like