You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


------------------------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN MINH CẢNH
MSSV : 20145466
ĐỀ TÀI : HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

TP.Thủ Đức, NGÀY 10 THÁNG 2 NĂM 2023


Chương 1: TỔNG QUAN
A. Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ô tô hiện đang được xem là phương tiện xu hướng đã và đang được
sử dụng rộng rãi vì những lợi ích mà nó mang lại như sự tiện lợi, an toàn,
tiết kiệm chi phí, tránh tác động trực tiếp của thời tiết, tăng giá trị gia
đình, …Nhưng để đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết đó nên cấu tạo
của ô tô vô cùng phức tạp gồm rất nhiều hệ thống tích hợp lại với nhau.
Trong đó hệ thống khởi động được xem là bộ phận rất quan trọng, không
thể thay thế.
Đầu tiên phải khẳng định hệ thống điện của ô tô nắm giữ một vai trò
cực kỳ quan trọng tới tất cả việc vận hành hoạt động của xe ô tô, giúp xe
có thể hoạt động và duy trì sự ổn định. Hệ thống điện này bao gồm nhiều
bộ phận quan trọng, chỉ một bộ phận hư hỏng cũng có thể dẫn tới việc xe
ô tô không thể hoạt động. Hệ thống khởi động và hệ thống cung cấp điện
được xem là 1 trong những hệ thống quan trọng của ô tô. Nếu thiếu một
trong hai hệ thống này thì ô tô không thể hoạt động được.
2. Mục đích của đề tài :
Hệ thống khởi động và hệ thống cung cấp điện được xem là một đề
tài đáng để nghiên cứu đối với một kĩ sư, để người kĩ sư có thể hiểu rõ
hơn về cấu tạo,nguyên lí hoạt động cũng như những tình trạng hay gặp
phải của hệ thống để người kĩ sư có thể đưa ra giải pháp kịp thời để khắc
phục và sửa chữa.
3. Phương pháp nghiên cứu :
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập các tài liệu liên quan đến đề
tài, học hỏi kinh nghiệm từ thầy cô và bạn bè.
+ Phương pháp thực nghiệm.
4. Bố cục dự kiến :
+ Chương 1 : Tổng quan
+ Chương 2 : Cơ sở lí thuyết
+ Chương 3 : Kết luận
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Mục tiêu :
⁕ Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và sơ đồ mạch điện của hệ thống
khởi động và hệ thống cung cấp điện.
⁕ Chuẩn đoán và sửa chữa của hệ thống.
⁕ Trình bày về hiện tượng và hiệu ứng cảm ứng điện từ.
2.1 Hệ thống khởi động ô tô :
Vì động cơ không thể tự khởi động nên cần phải có một ngoại lực
khởi động động cơ đốt trong. Để khởi động động cơ, máy khởi động làm
quay trục khuỷa thông qua vành răng.
Máy khởi động cần phải tạo ra mô mên lớn từ nguồn điện hạn chế của
ắc quy đồng thời phải gọn nhẹ.
Để khởi động động cơ, trục khuỷu cần phải quay nhanh hơn tốc độ
quay tối thiểu. Mỗi động cơ sẽ có tốc độ quay tối thiểu khác nhau, tùy
thuộc theo cấu trúc và tình trạng hoạt động của động cơ, thường sẽ từ 40
– 60 vòng/phút đối với động cơ xăng và đối với động cơ diesel là từ 80 –
100 vòng/phút.
Một số yêu cầu đối với máy khởi động :
+ Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất
mà động cơ có thể nổ được.
+ Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép
Phải đảm bảo khởi động lại được nhiều lần
+ Tỷ số truyền từ bánh răng của máy khởi động và vành răng của bánh đà
nằm trong giới hạn (từ 9 đến 18)
+ Momen khởi động phải đủ lớn để đảm bảo khởi động được
+ Kết cấu gọn nhẹ, chắc chắn, làm việc ổn định với độ tin cậy cao.
+ Chiều dài và điện trở của dây dẫn nối từ ắc quy đến máy khởi động
phải nằm trong giới hạn quy định (l < 1m).
+ Có thiết bị điều khiển từ xa khi thực hiện khởi động động cơ ô tô (nút
bấm hoặc khóa khởi động) thuận tiện cho người sử dụng.
+ Có thiết bị điều khiển từ xa khi thực hiện khởi động động cơ ô tô (nút
bấm hoặc khóa khởi động) thuận tiện cho người sử dụng.
● Có 4 loại máy khởi động :
+ loại đồng trục :
- Bánh răng dẫn động chủ động được
đặt trên cùng một trục với lõi mô tơ và
quay cùng tốc độ với lõi.
- Cần dẫn động được nối với thanh đẩy
của công tắc từ đẩy bánh răng chủ động và
làm cho nó ăn khớp với vành răng.
+ Loại giảm tốc:
- Máy khởi động loại giảm tốc dùng
mô tơ tốc độ cao.
- Máy khởi động loại giảm tốc làm
tăng momen xoắn bằng cách giảm tốc độ
quay của phần ứng mô tơ nhờ bộ truyền
giảm tốc.
- Piston của công tắc từ đẩy trực tiếp
bánh răng chủ động đặt trên một trục với
nó ăn khớp với vành răng.

+ Loại răng hành tinh


- Máy khởi động loại bánh răng hành tinh
dùng bộ truyền hành tinh để giảm tốc độ
quay của lõi (phần ứng) của mô tơ.
- Bánh răng dẫn động khởi động ăn khớp
với vành răng thông qua cần dẫn động giống
như trường hợp máy khởi động thông
thường.

+ Loại máy khởi động PS :


- Máy khởi động này sử dụng các nam
châm vĩnh cửu đặt trong cuộn cảm.
- Cơ cấu đóng ngắt hoạt động giống
như máy khởi động loại bánh răng hành
tinh.

⁕ CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG :


- Công tắc máy: Là một thành phần của hệ thống và được xem như
“cửa ngõ” của tất cả các mạch, công tắc đánh lửa có chức năng phân phối
dòng điện đến các nơi cần thiết trên hệ thống khởi động ô
tô.

- Accu khởi động : là bộ phận dự trữ năng lượng và cung


cấp dòng điện cho tất cả các mạch và các thành phần khác

- Rơ le khởi động: là thiết bị cho phép 1 dòng điện nhỏ


điều khiển 1 dòng điện lớn.

- Máy khởi động : là bộ phận quan trọng nhất trong


hệ thống khởi động. Khi hoạt động máy khởi động tạo
ra một momen xoắn giúp quay bánh đà của động cơ
làm cho xe khởi động.

- Công tắc an toàn : là bộ phận của công tắc dải số,


có tác dụng ngăn cản hoạt động của hệ thống khởi động khi ô tô đang ở
số hoặc chưa đạp côn.

⁕ Nguyên lí hoạt động của hệ thống khởi động :


Sơ đồ máy khởi động
1. Công tắc máy ; 2. Điểm 50 ; 3. Điểm 30 ; 4. Piston ;
5. Điểm Chung ; 6.Bánh Răng ly hợp ; 7.Trục vít ;
8. Ly hợp khởi động ; 9. Bánh răng bendix ;
10. Lò xo hồi của bánh răng bendix ; 11. Bánh răng hành tinh
12. Phần Ứng ; 13. Vỏ ; 14. Lò xo hồi của piston ; 15. Bánh đà
+ Để chạy được hệ thống khởi động
thì phải qua 3 quá trình :
+ Quá trình kéo :khi bật khóa điện từ
ON sáng STARTER , dòng điện từ ắc
quy đi đến tiếp điểm 50 sau đó chia làm
2 nhánh , 1 nhánh đi vào cuộn giữ 1
nhánh đi vào cuộn hút. Nhánh đi vào
cuộn giữ xuống đi xuống mass, nhánh
đi vào cuộn hút sẽ đi qua điểm chung
đến cảm ứng và đi vào mass. Lúc này
do có dòng điện đi qua cuộn hút và
cuộn giữ làm cho 2 cuộn này tạo ra lực
từ. Lực do 2 cuộn hút và giữ này tạo ra
là lớn hơn lực đẩy của lò xò nên hút
piston đi vào làm cho bánh răng benđix
đẩy ra ăn khớp với bánh đà.
+ Quá trình giữ : công tắc máy vẫn bật,
dòng điện từ ắc quy được chia làm 2
nhánh. 1 nhánh đi đến tiếp điểm 50 đi qua
cuộn giữ sau đó đi đến mass, 1 nhánh thì đi
đến tiếp điểm 30 đi qua công tắc chính và
đi đến tiếp điểm chung đi vào cuộn cảm và
cuộn ứng. Cuộn dây phàn ứng bắt đầu
quay với tốc độ cao và làm quay bánh răng
chủ động và làm quay bánh răng li hợp
nhờ bánh đi qua bánh răng hành tinh.

+ Quá trình nhả : khi khóa điện


được xoay từ STARTER sáng ON dòng
điện đi qua khóa điện bị ngắt và chỉ còn
1 dòng điện đi từ ắc quy đi qua tiếp
điểm 30 qua công tắc chính đi đến cuộn
giữ qua cuộn hút. Do quá trình ngắt này
diễn ra vô cùng nhanh nên dòng điện
bên trong cuộn giữ vẫn còn và có chiều
từ trái sang phải còn dòng điện đi từ
công tắc chính đến cuộn hút thì có
chiều từ phải sang và 2 chiều dòng điện
này ngược chiều nhau và cùng độ lớn
lên đã triệt tiêu nhau. Lúc này không
còn lực nào lớn hơn lực đẩy của lò xo
nữa nên piston được đẩy ra công tắc
chính ngắt làm cho máy khởi động
dừng lại.

You might also like