You are on page 1of 6

Các bộ phận chính trong hệ thống điện ô tô

1. Máy phát điện


o Cấu tạo của một máy phát điện ô tô bao gồm 8 bộ phận:
 Vòng bi
 Stato
 Roto
 Thân máy phát
 Giá đỡ
 Bộ chỉnh lưu
 Bộ điều điện áp
 Vòng tiếp điểm điện
o Công dụng
Máy phát điện giúp tạo ra dòng điện cung cấp cho ắc quy và toàn bộ
hệ thống, thiết bị điện trên xe. Máy phát điện có 3 nhiệm vụ chính:
phát điện, biến dòng điện xoay chiều thành một chiều, chỉnh điện áp
đầu ra. Tương ứng với các nhiệm vụ này, máy phát điện cũng có 3 bộ
phận chính: phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp.

o Nguyên lý hoạt động

Hoạt động của máy phát điện ô tô dựa trên nguyên lý cảm ứng điện
từ: Máy phát được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ. Khi động cơ
hoạt động, trục khuỷu quay sẽ dẫn động nam châm điện trong máy
phát quay theo. Từ đó tạo ra từ trường tác động lên cuộn dây ứng điện
bên trong stator làm phát sinh ra dòng điện.

2. Ắc quy

o Công dụng

Ắc quy (accu) ô tô có nhiệm vụ lưu trữ nguồn điện từ máy phát điện
và cung cấp ngược lại giúp xe khởi động cũng như duy trì hoạt động
của các thiết bị điện khi xe không nổ máy, máy phát điện chưa hoạt
động. Bên cạnh đó, ắc quy còn hỗ trợ cấp điện cho một số thiết bị
trong trường hợp sử dụng dòng vượt quá dòng định mức cho phép của
máy phát.
o Bảo dưỡng

Trong điều kiện lý tưởng, tuổi thọ của đa số bình ắc quy ô tô ở mức
100.000 km hoặc 4 – 5 năm. Tuy nhiên khi sử dụng thực tế, tuổi thọ
ắc quy thường tầm 2 – 4 năm tuỳ vào thói quen sử dụng xe, chế độ
bảo dưỡng, nhiệt độ… Người dùng nên lưu ý kiểm tra, bảo dưỡng và
thay thế ắc quy định kỳ.

3. Máy khỏi động

o Cấu tạo

Cấu tạo máy khởi động ô tô gồm có một motor điện một chiều. Khi
người lái bật chìa khoá xe/nhấn nút khởi động, ắc quy sẽ cấp điện,
motor hoạt động làm quay trục khuỷu động cơ. Thông thường để nổ
máy xe, trục khuỷu phải quay từ 40 – 60 vòng/phút với xe máy xăng,
80 – 100 vòng/phút với xe máy dầu.

o Công dụng

Máy khởi động (còn gọi là máy đề, bộ đề hay củ đề) có nhiệm vụ làm
quay trục khuỷu động cơ để khởi động động cơ ô tô. Bởi muốn động
cơ khởi động thì trục khuỷu phải quay đến một tốc độ nhất định.

o Một số loại thông dụng

Các loại máy khởi động ô tô thông dụng hiện nay có thể kể đến là

 máy khởi động giảm tốc,

 đồng trục (loại thông thường),

 loại bánh răng hành tinh

 loại bánh răng hành tinh - rotor thanh dẫn (PS).

4. Dây điện

o Công dụng
Dây điện giúp kết nối và truyền tải dòng điện từ máy phát hay ắc quy
đến toàn bộ hệ thống điện trên ô tô. Với mỗi hệ thống, thiết bị điện,
dây dẫn sẽ có màu sắc, ký hiệu khác nhau để dễ dàng phân biệt khi
cần kiểm tra, sửa chữa.

5. Relay và cầu chì

o Công dụng

 Relay (rơ-le) là một loại công tắc giúp tự động đóng ngắt mạch
điện điều khiển, điều khiển hoạt động của mạch điện động lực.

 cầu chì có nhiệm vụ tự động đóng ngắt dòng điện trên hệ thống
dây dẫn khi xảy ra hiện tượng quá dòng.

=> Cả hai thiết bị này đều nhằm bảo vệ an toàn cho hệ thống
điện trên xe ô tô

o Ý nghĩa các ký hiệu trên hộp cầu chì ô tô:


 HEAD (LOW): Cầu chì đèn cos – chiếu gần

 HEAD (HIGHT): Cầu chì đèn pha – chiếu xa

 FOG LAMP: Cầu chì đèn sương mù

 TAIL (INT): Cầu chì đèn hậu bên trong

 TAIL (EXT): Cầu chì đèn hậu bên ngoài

 STOP: Cầu chì đèn phanh

 HAZARD: Cầu chì đèn khẩn cấp

 METER: Cầu chì đèn đồng hồ taplo

 TURN: Cầu chì đèn báo rẽ

 DOME: Cầu chì đèn trần

 HORN: Cầu chì còi xe


 HEATER: Cầu chì sưởi – quạt gió

 A/CON: Cầu chì điều hòa xe (máy lạnh)

 D/LOCK: Cầu chì khóa cửa

 P/WINDOW: Cầu chì cửa kính điện

 RR DEF: Cầu chì sấy kính sau

 CIGAR: Cầu chì đầu tẩu

 WIPER: Cầu chì gạt mưa

 ENGINE: Cầu chì qua hệ thống điện điều khiển động cơ

 SUB Start: Cầu chì đề xe

 MEMORY: Cầu chì bộ nhớ


 AIR SUS: Cầu chì hệ thống treo

 RAD: Cầu chì quạt két nước

 ALT: Cầu chì máy phát điện

 FITER: Cầu chì tụ lọc

 TOWING: Cầu chì rơ mooc

 SPARE: Dự phòng

 FUSE PULER: Kẹp rút cầu chì khi thay

You might also like