You are on page 1of 40

Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG TRÊN ÔTÔ

1.1. Công dụng của hệ thống khởi động


Có nhiều thiết bị cần thiết cho việc khởi động động cơ và vận hành nó một cách
ổn định.

Hình 1.1: Hệ thống điện động cơ trên xe ô tô.


1. Máy phát (hệ thống nạp) 4. Khóa điện (công tắc chính của xe)
2. Cuộn đánh lửa (hệ thống đánh lửa) 5. Các cảm biến
3. Đồng hồ taplo (đèn báo ắc quy 6. Ắc quy
phóng điện) 7. Máy đề (hệ thống khởi động)
Hệ thống khởi động ô tô là hệ thống giúp làm quay trục khuỷu của động cơ đến
một tốc độ nhất định để động cơ có thể bắt đầu nổ máy và hoạt động.
Để khởi động động cơ thì trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc độ quay tối
thiểu. Tốc độ quay tối thiểu để khởi động động cơ khác nhau tùy theo cấu trúc động
cơ và tình trạng hoạt động, thường từ 40-60 vòng/phút đối với động cơ xăng và 80-
100 vòng/phút đối với động cơ diesel.

1
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống khởi động


- Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động
cơ có thể nổ được nkđ.
- Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép.
- Phải đảm bảo khởi động lại được nhiều lần.
- Tỷ số truyền từ bánh răng của máy khởi động và vành răng của bánh đà nằm
trong giới hạn (từ 9 đến 18).
- Momen khởi động Mkđ phải đủ lớn để đảm bảo khởi động được.
- Chiều dài và điện trở của dây dẫn nối từ ắc quy đến máy khởi động phải nằm
trong giới hạn quy định (l < 1m).
1.3. Phân loại hệ thống khởi động
Để khởi động động cơ, ta có nhiều cách để tạo tốc độ ban đầu đủ để động cơ có
thể nổ được, như khởi động bằng tay, khởi động bằng động cơ thủy lực, bằng khí nén,
bằng động cơ điện, …
1.3.1. Hệ thống khởi động bằng tay
- Dùng tay quay, dây kéo hoặc động cơ xăng phụ để quay trục khuỷu động
cơ. Phương pháp này đơn giản và tiện lợi, nó ứng dụng trong các động cơ xăng
hay diesel cỡ nhỏ vì động cơ lớn, tỉ số nén cao, công suất lớn, sức người khó quay
nổi để đạt đến tốc độ khởi động.

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống khởi động bằng tay quay


1. Vành răng bánh đà 4. Ly hợp 7. Cơ cấu hành tinh
2. Bánh răng khởi động 5. Cơ cấu hành tinh 8. Tay quay
3. Cần gạt ly hợp 6. Bánh đà cân bằng

2
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống khởi động bằng dây kéo.


1. Vành răng bánh đà 4. Ly hợp 7. Puli dây kéo
2. Bánh răng khởi động 5. Cơ cấu hành tinh 8. Dây kéo
3. Cần gạt ly hợp 6. Bánh đà cân bằng

- Để khởi động được nhẹ, người ta trang bị thêm cơ cấu giảm áp có nghĩa
là dùng cơ cấu cam để điều khiển xupáp nạp hay thải mở. Nếu ta quay trục khuỷu
động cơ đến một tốc độ nhất định, khi đóng xupáp lại thì năng lượng tích ở bánh
đà sẽ thực hiện việc khởi động cho động cơ.
1.3.2. Hệ thống khởi động bằng động cơ thủy lực
Phương pháp khởi động này được sử dụng chủ yếu cho máy tĩnh tại.

3
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Hình 1.4: Sơ đồ khởi động bằng động cơ thủy lực.


1- Vành răng bánh đà 5- Van một chiều 9- Van an toàn
2- Động cơ thủy lực 6- Bơm thủy lực 10- Van tiết lưu
3- Van phân phối 7- Lọc dầu
4- Đồng hồ áp suất 8- Bình chứa dầu.
Nguyên lý làm việc:
- Khi khởi động động cơ, dầu thủy lực từ bình chứa (8) sẽ được đưa
đến van phân phối (3) bằng bơm thủy lực (6) qua lọc dầu (7) và van tiết lưu
(10). Van phân phối (3) được điều khiển bằng điện từ sẽ đóng mở các cửa lưu
thông cho dầu chảy vào và làm quay động cơ thủy lực, bánh đà được nối trục
với động cơ thủy lực cũng sẽ quay theo.
- Khi ngừng khởi động động cơ thì dầu sẽ từ động cơ thủy lực về van
phân phối qua van một chiều (5) và về lại bình chứa (8).
1.3.3. Hệ thống khởi động bằng khí nén
Thường dùng trong các động cơ điezen cỡ trung bình và cỡ lớn. Ví dụ: tàu
thủy...

4
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống khởi động bằng khí nén.


1- Xylanh lực 5- Máy nén khí
2- Van phân phối 6- Van an toàn
3- Đồng hồ áp suất 7- Lọc khí có van xả
4- Van một chiều

Nguyên lý làm việc:


- Khi khởi động động cơ, khí nén sẽ được đưa từ máy nén khí (5)
đến van phân phối (2) sau khi qua lọc khí (7). Van phân phối (2) được dẫn
động từ trục cam của động cơ có nhiệm vụ phân phối khí nén đến các xylanh
đúng thời điểm và đúng thứ tự làm việc.
- Khi khí nén được đưa vào xylanh (1) tương ứng với hành trình
giãn nở sinh công sẽ làm đẩy piston đi xuống và làm quay trục khuỷu để khởi
động động cơ.
1.4. Hệ thống khởi động bằng điện

Hệ thống khởi động bao gồm: máy khởi động (động cơ điện), ắc quy và mạch
khởi động (trong mạch khởi động gồm có dây nối từ ăc quy đến máy khởi động), rơle

5
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
kéo đóng máy khởi động và công tắc (khoá) khởi động. Sơ đồ khối của hệ thống được
minh hoạ dưới Hình 1.6.

Hình 1.6: Sơ đồ tổng quan hệ thống khởi động

6
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
1.4.1. Yêu cầu đối với hệ thống khởi động
Cơ cấu khởi động chủ yếu trên ô tô hiện nay là khởi động bằng động cơ
điện một chiều. Tốc độ khởi động của động cơ xăng phải trên 50 vg/ph và 100
vg/ph đối với động cơ diesel.

Hình 1.7: Vị trí làm việc máy khởi động


1. Vành răng 2. Máy khởi động

- Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà
động cơ có thể nổ được.
- Moment truyền động phải đủ để khởi động động cơ.
- Phải bảo đảm khởi động lại được nhiều lần.
- Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép.
- Chiều dài, điện tở của dây dẫn nối từ ắc quy đến máy khởi động phải nằm
trong giới hạn quy định, thông thường nhỏ hơn 1 mét.
- Tỉ số truyền từ bánh răng của máy khởi động và bánh răng của bánh đà nằm
trong giới hạn từ 9 đến 18.

7
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
1.4.2. Phân loại máy khởi động điện
Hiện nay hệ thống khởi động thường sử dụng 3 loại máy khởi động
(Hình1.14)

Hình 1.8: Phân loại máy khởi động

-Loại giảm tốc: loại R và loại RA

-Loại bánh răng đồng trục ; loại G và loại GA

-Loại bánh răng hành tinh: loại D

1.4.2.1. Loại giảm tốc

Hình 1.9: Loại giảm tốc

1. Bánh răng rotor 3. Phần ứng 5. Bánh răng bendix


2. Motor 4. Công tắc từ

8
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
Motor khởi động bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ dưới. Đó
là kiểu của bộ khởi động có sự kết hợp, tốc độ motor cao và sự điều chỉnh
của bánh răng giảm tốc. Toàn bộ motor nhỏ hơn và nhẹ hơn motor khởi động
thông thường, nó vận hành ở tốc độ cao hơn. Bánh răng giảm tốc chuyển mô
men xoắn tới bánh răng chủ động ở 1/4 đến 1/3 tốc độ motor. Bánh răng chủ
động quay nhanh hơn bánh răng trên bộ khởi động thông thường và mô men
xoắn lớn hơn rất nhiều (công suất khởi động).

Bánh răng giảm tốc được gắn trên một vài trục như bánh răng chủ động.
Và khác với bộ khởi động thông thường, công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng
chủ động(không qua cần dẫn động) tới ăn khớp với vòng răng bánh đà.

Động cơ điện nhỏ gọn với tốc độ cao được sử dụng để quay hộp số giảm
tốc, như vậy sẽ làm tăng momen khởi động.

Công tắc từ chỉ để đẩy bánh răng bendix gây ra.

Được sử dụng rộng rãi trên xe nhỏ gọn và nhẹ

1.4.2.2. Loại bánh răng hành tinh


Bánh răng hành tinh cũng dùng để giảm tốc nhằm tăng momen quay.

Hình 1.10: Loại bánh răng hành tinh

1. Công tắc từ 4. Bộ truyền BR hành tinh


2. Phần ứng 5. Bánh răng khởi động
3. Nam châm vĩnh cửu
Trục rotor sẽ truyền lực qua bánh răng hành tinh đến bánh răng bendix.

Nhờ trọng lượng nhỏ momen lớn, ít tiếng ồn. Nên được sử dụng ở nhiều
loại xe nhỏ đến trung bình.

9
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
1.4.2.3. Loại bánh răng đồng trục

Motor khởi động thông thường bao gồm các thành phần được chỉ rõ
hình vẽ. Bánh răng chủ động trên trục của phần ứng động cơ và quay cùng
tốc độ. Một lõi hút trong công tắc từ(solenoid) được nối với nạng gài. Khi
kích hoạt nam châm điện thì nạng gài sẽ đẩy bánh răng chủ động khớp với
vành răng bánh đà.

Khi động cơ bắt đầu khởi động khớp ly hợp một chiều ngắt nối bánh
răng chủ động ngăn cản mô men động cơ làm hỏng motor khởi động.

Hình 1.11: Loại bánh răng đồng trục

1. Thanh đẩy 3. Motor 5. Bánh răng


2. Công tắc từ 4. Phần ứng bendix

Công suất đầu ra là 0.8, 0.9 và 1KW. Trong hầu hết trường hợp thay thế
bộ khởi động cho motor cũ bằng motor có bánh răng giảm tốc.

Bánh răng dendix được lắp ở cuối của truc rotor

Lực của công tắc từ đẩy bánh răng bendix nhờ đòn dẫn hướng. Sử dụng
chủ yếu trên xe nhỏ.

10
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
1.4.2.4. Loại bánh răng hành tinh
Bánh răng hành tinh cũng dùng để giảm tốc nhằm tăng momen quay.

Hình 1.12: Loại bánh răng hành tinh

1. Công tắc từ 4. Bộ truyền BR hành tinh


2. Phần ứng 5. Bánh răng khởi động
3. Nam châm vĩnh cửu

Trục rotor sẽ truyền lực qua bánh răng hành tinh đến bánh răng bendix.

Nhờ trọng lượng nhỏ momen lớn, ít tiếng ồn. Nên được sử dụng ở nhiều
loại xe nhỏ đến trung bình.

11
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
CHƯƠNG 2: CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG

2.1. Đặc điểm kết cấu hệ thống

Hệ thống khởi động đòi hỏi yêu cầu không cao về bảo dưỡng. Đơn giản, chỉ cần
ắc quy được nạp điện đầy đủ và tất cả các mối nối điện sạch và không gỉ kín. Chuẩn
đoán về hệ thống khởi động là tương đối dễ. Hệ thông tổ hợp điện và cơ khí. Nguyên
nhân của sự cố khởi động có lẽ là do phần điện (vd… công tắc bị hỏng), hay là do phần
cơ(cung cấp sai nhiên liệu ,hay là hỏng răng bánh đà).

Triệu chứng đặc trưng của sự cố về hệ thống khởi động bao gồm:

- Động cơ không quay.


- Động cơ quay chậm.
- Chốt bộ khởi động chạy.
- Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay.
- Máy khởi động không cài khớp hoặc không nhả dứt khoát.
2.2. Cấu tạo hệ thống

Hệ thống khởi động trên ô tô ngày nay thường dùng Động cơ hay mô-tơ điện
một chiều, thường gọi là mô-tơ đề.
Động cơ khởi động dùng nguồn điện là ắc quy của ô tô. Các động cơ này cần
phải tạo ra mômen lực lớn từ nguồn điện hạn chế của ắc quy đồng thời phải gọn nhẹ.

Hình 2.1: Cấu tạo ắc quy


1. Ắc quy 3. Máy khởi động 5. Khóa điện
2. Máy phát điện 4. Rơle điện từ

12
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
2.2.1. Ắc quy
Ắc quy là một thiết bị có khả năng nạp điện đóng vai trò là nguồn điện cho
các chi tiết điện khi động cơ dừng hoạt động. Khi động cơ hoạt động, nó lưu trữ
năng lượng điện từ máy phát.

Cả hai loại ắc quy kiềm và axit có cấu tạo tương tự nhau, đi chủ yếu
về ắc quy axit.

Hình 2.2: Cấu tạo ắc quy


1. Vỏ bình 4. Vách ngăn 7. Axit H2SO4
2. Cọc dương 5. Bản cực dương
3. Cọc âm 6. Bản cực âm

2.2.1.1. Cấu tạo tổng quát ắc quy axit


Bình ắc quy axit gồm vỏ bình, bên trong có các ngăn riêng. Số ngăn tùy
thuộc vào điện áp định mức bình:

+ Ắc quy 6V thường 3 ngăn (2,1V/1Cell).


+ Ắc quy 12V thường 6 ngăn (2,1V/1Cell).

Vỏ bình:

+ Chế tạo từ các loại nhựa ebonit, axphantopec.

+ Để tăng độ bền vững và khả năng chịu axit, người ta ép vào bên
trong bình một lớp lót poluclovinlim chịu axit dày 0,6mm, tăng tuổi thọ
vỏ bình.

13
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
+ Phía trong vỏ chia thành những vách ngăn riêng biệt, ở đáy mỗi
ngăn có 4 sống đỡ khối bản cực tạo thành khoảng trống, tránh được hiện
tượng chạm chập do sunfat lead tạp ra khi xả. Các ngăn ắc quy được
nối tiếp với nhau bằng cầu nối.

2 Điện cực +, - từ Cell đầu và Cell cuối bình ắc quy.

Dung dịch điện phân: H2SO4 + nước.

2.2.1.2. Cấu tạo chi tiết ắc quy axit/ lead acid battery

Hình 2.3: Cấu tạo chi tiết ắc quy

Tấm lưới điện cực: Tạo độ bền cần thiết cho điện cực, mặt khác nó tập
trung dòng điện, giảm điện trở cho điện cực.

Mỗi ngăn (Cell) gồm vài điện bản cực âm và dương, từ chì nguyên chất
và oxit chì có độ xốp và độ bền cao, điện dung ắc quy lớn + tuổi thọ đảm bảo.

Khối bản cực và xen kẽ cách điện với nhau qua qua tấm ngăn có độ xốp
cao. Các bản cực cùng loại (+, -) được hàn vào vấu cực theo số lượng quy
định và tạo thành khối bản cực.

14
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
2.2.1.3. Cấu tạo một cell của quy axit

Một cell cấu tạo gồm: Điện cực (anode + cathode) và chất điện phân.

- Cực âm: anode (bản cực làm từ chì – lead - Pb).

- Cực dương: cathode (Bản cực làm từ oxit chì - lead dioxide- PbO2).

- Thông thường các tấm cực dương, âm của battery không bằng nhau.

- Tấm ngăn cách điện giữa 2 điện cực phải có độ thẩm thấu lớn. Một
mặt phẳng hướng về phí cực âm, mặt còn lại có hình sóng hoặc gồ
hướng về cực dương.

- Nước cất + H2SO4 được pha chế theo nồng độ quy định phụ thuộc
vào điều kiện khí hậu mùa và vật liệu làm tấm ngăn. Nồng độ của ắc
quy có thể từ 1,21g/cm3 đến 1,31g/ cm3.

2.2.1.4. Nguyên lý hoạt động của ắc quy axit


 Phóng điện

Hình 2.4: Nguyên lý phóng điện ắc quy


 Nguyên lý phóng điện của ắc quy axit
- Tại cực âm: Pb

Pb trong dd điện phân > Pb2+ + 2e- (cọc âm có rất nhiều e)

15
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
- Tại cực dương: PbO2

PbO2 + H20 > Pb4+ +4OH- (nhiễm điện dương)


- Cực âm dư e, cực dương thiếu e. Nếu nối dây dẫn qua 2 cực qua 1
bóng đèn, tạo dòng điện, bóng đèn phát sáng.

Khi đó: Battery phóng điện chì sunfat được hình thành ở hai
điện cực + tạo nước > nồng độ dung dịch + sức điện động ắc
quy giảm dần.

 Nạp điện

Có khí thoát ra từ hai điện cực.

Hình 2.5: Nguyên lý nạp điện ắc quy


Quá trình nạp điện cho ắc quy, do tác dụng của dòng điện nạp mà
bên trong ắc quy sẽ có phản ứng ngược lại so với chiều phản ứng trên,
phản ứng chung gộp lại trong toàn bình sẽ là:

2PbSO4 + 2H2O = Pb+PbO2+2H2SO4.

Kết thúc quá trình nạp thì ắc quy trở lại trạng thái ban đầu: Cực
dương gồm: PbO2, cực âm là Pb.

16
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
2.2.2. Công tắc khởi động
Khi công tắc khởi động được cấp điện, cuộn dây sẽ trở thành nam châm điện
và thu hút thanh sắt xuống. Chuyển động của thanh sắt đóng hai tiếp điểm, cấp
điện từ ắc quy đến máy khởi động. Thanh sắt có lò xo hồi vị nên khi ngừng cấp
điện cho công tắc khởi động, các tiếp điểm mở ra và máy khởi động ngừng làm
việc.

Hình 2.6: Sơ đồ hệ thống khởi động.


1. Máy khởi động 2. Công tắc khởi động 3. Ổ khóa

Khi công tắc khởi động được cấp điện, cuộn dây sẽ trở thành nam châm điện
và thu hút thanh sắt xuống. Chuyển động của thanh sắt đóng hai tiếp điểm, cấp
điện từ ắc quy đến máy khởi động. Thanh sắt có lò xo hồi vị nên khi ngừng cấp
điện cho công tắc khởi động, các tiếp điểm mở ra và máy khởi động ngừng làm
việc.

Ngoài ra, nếu động cơ đã hoạt động và motor khởi động vẫn hoạt động, động
cơ sẽ dẫn động ngược lại motor với tốc độ cao hơn nhiều lần dẫn đến hư hỏng. Vì
vậy, motor khởi động được trang bị khớp một chiều nhằm tránh trường hợp này.

17
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
2.2.3. Máy khởi động

Máy khởi động bao gồm: Công tắc từ (rơ le gài khớp), phần ứng và ổ bi, phần
cảm, chổi than và giá đỡ chổi than, hộp số giảm tốc, ly hợp một chiều, banh răng
bendix và trục xoắn ốc.

Hình 2.7: Kết cấu máy khởi động (máy đề)

1. Bánh răng khởi động 4. Công tắc từ 7. Phần cảm


2. Cần dẫn động 5. Cổ góp
3. Lò xo hồi vị 6. Chổi than

2.2.4. Công tắc từ (Rơle gài khớp)

Rơle kéo có hai cuộn dây: Cuộn dây hút 11(Wh) và cuộn dây giữ tác động và
cặp tiếp điểm 5 đóng, lúc này cả hai cuộn dây trên đều có dòng điện chảy qua, từ
thông sinh ra trong hai cuộn dây đó tác dụng cùng chiều và có tác dụng hút lõi thép
13. Lúc này đĩa tiếp xúc bằng đồng 8 chưa nối các tiếp điểm 7, 9 và 10 cho nên
phần ứng 15(M) và cuộn dây kích từ 16(WKT) được đấu với ắcquy thông qua cuộn
dây hút 11(Wh) trong trường hợp này tương ứng với K1 kín còn K2 hở, vì vậy trị
số điện áp đặt lên động cơ không lớn sẽ làm cho trục động cơ xoay đi một goác
nhỏ tạo điều kiện cho bánh răng khởi động cơ thể tự lựa tốt hơn trong quá trình đi
vào ăn khớp với vành bánh răng bánh đà. Khi tiếp điểm 9-10 kín, trong trường hợp

18
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
này tương ứng với K1 và K2 đều kín, cuộn dây hút 11 (Wh) bị nối tắt, động cơ điện
khởi động được nối trực tiếp với ácquy, điện áp đặt lên động cơ khởi động bằng
trị số định mức, làm cho qúa trình khởi động thực hiện được một cách dễ dàng.

Hình 2.8: Công tắc từ

1. Bi thép 4. Tiếp điểm chính 7. Cuộn hút

2. Lò xo hồi vị 5. Tiếp điểm chính 8. Cuộn giữ

3. Trục lõi 6. Lò xo dẫn động

Công tắc từ có chức năng là kéo và đẩy bánh răng bendix ra khi đề, nó có tác
dụng như công tắc đóng mở dòng điện cho động cơ điện

Khi khởi động động cơ công tắc từ thực hiện theo 3 bước:

- Giai đoạn 1: Hút


- Giai đoạn 2: Giữ
- Giai đoạn 3: Hồi vị.

19
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
a. Giai đoạn 1: Hút (Hình 2.3).

Hình 2.9: Giai đoạn 1

Khi khoá điện ở vị trí Star lõi của công tắc từ được hút bởi sức từ động
của cuộn hút và cuộn giữ.

Công tắc ở vị trí Star → Dòng điện qua cuộn hút và cuộn giữ→ Cuộn
hút và cuộn giữ sinh từ→ Lõi bị hút vào→ Tiếp điểm chính đóng→ Bắt đầu
quay.

b. Giai đoạn 2: Giữ (Hình2.4)

Hình 2.10: Giai đoạn 2

Khi tiếp điểm chính đóng, động cơ điện quay để khởi động động cơ.
Khi tiếp điểm chính đóng lõi được giữ bằng sức từ động của cuộn giữ.

Tiếp điểm chính đóng →Cuộn hút bị ngắt điện→ Chỉ có cuộn giữ làm
việc→ Động cơ điện quay→ Động cơ khởi động.

20
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
c. Giai đoạn 3: Hồi vị (Hình 2.5).

Hình 2.11: Giai đoạn 3

Khi động cơ đã nổ, trả công tắc máy về vị trí off. Lõi trả về làm tiếp
điểm hở ra, máy khởi động ngừng quay.

Công tắc từ khởi động ở vị trí off→ Cuộn hút và cuộn giữ có dòng
điện→ Lực từ của hai cuộn khử nhau→ Lõi trở về nhờ lò xo hoàn lực→ Tiếp
điểm chính hở→ Ngừng quay (kết thúc).

2.2.5. Phần ứng và ổ bi.


Phần ứng và ổ bi có chức năng sinh ra mô men đồng thời giữ cho đông cơ
điện ở tốc độ cao.

Hình 2.12: Phần ứng và ổ bi

1. Trục 4. Lõi phần ứng


2. Ổ bi 5. Cổ góp
3. Khung dây phần ứng

21
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
2.2.6. Phần cảm

Phần cảm có chức năng tạo ra từ trường cần thiết cho động cơ điện và là chỗ
bố trí cuộn dây kích từ, lõi cực của nó đồng thời là nơi đi qua của đường sức

Cả cực và lõi cực được chế tạo bằng lõi sắt. Có 3 kiểu đấu dây cuộn kích:
Nối tiếp, song song và hỗn hợp.

Hình 2.13: Phần cảm


1. Cuộn dây kích từ 3. Phần cảm
2. Lõi cực 4. Chổi than
2.2.7. Chổi than và giá đỡ chổi than

Hình 2.14: Chổi than và giá đỡ chổi than


1. Giá đỡ chổi than 3. Lò xo chổi than
2. Thân nối mass 4. Chổi than

Chổi than và giá đỡ chổi than cho phép dòng điện chạy qua phần ứng một
chiều, đồng thời giữ ổn định lõi ép chổi than. Chổi than được chế tạo bằng hợp
kim đồng và cacbon (60÷70 đồng). Cho phép dẫn nhiệt tốt và chống mòn.
Lực của lò xo chổi than ép chổi than ngăn roto quay quá nhanh. Làm roto
ngừng ngay khi ngắt đề.

22
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
2.2.8. Hộp số giảm tốc.

Hình 2.15: Hộp số giảm tốc


1. Bánh răng phần ứng 3. Ổ lăn
2. Bánh răng trung gian 4. Bánh răng ly hợp

Hộp số giảm tốc làm nhiệm vụ truyền mô men của mô tơ và giảm tốc độ của
chúng để tăng mômen. Tỷ số truyền của hộp số giảm tốc từ 1/3 ÷ 1/4. Có ly hợp
một chiều được lắp bên trong.
2.2.9. Ly hợp một chiều

Hình 2.16: Ly hợp một chiều


1. Chốt trụ 4. Bánh răng ly hợp 7. Bánh răng
2. Lò xo 5. Lò xo hồi vị
3. Bi đũa 6. Trục

Khi động cơ đang khởi động, một áp lực lớn đặt lên mặt tiếp xúc lên răng của
bánh răng bendix và vòng răng bánh đà. Một khi động cơ đã nổ, hoạt động của bộ
ly hợp quá tốc (ly hợp một chiều). Làm bánh đà quay trơn bánh răng bendix và
momen từ bánh đà của động cơ không thể truyền đến máy khởi động.

23
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
Áp suất trên bề mặt răng của bánh răng trở nên nhỏ hơn, cho phép bánh răng
bendix dễ ra khớp với bánh đà. Ly hợp một chiều truyền momen quay của động
cơ điện đến động cơ quay bánh răng bendix. Ngăn chặn sự truyền ngược lại khi
động cơ đã nổ. Bi đũa được đặt bên trong hộp truyền động, cho phép bánh răng
bendix quay trơn theo chỉ một chiều.

2.2.10.Bánh răng bendix và trục xoắn ốc

Hình 2.17: Bánh răng bendix và trục xoắn ốc

1. Bánh răng bendix 4. Trục Bendix


2. Chốt trục 5. Bánh đà
3. Khớp xoắn
Bánh răng bendix và trục xoắn ốc truyền momen của khởi động cho động cơ.

Tỉ số truyền của cặp bánh răng: Bánh răng của máy khởi động và vành bánh
răng bánh đà của động cơ ôtô thường chọn bằng( i=9-18). Để tránh hiện tượng cắt
chân răng ở bánh răng của bánh răng này thường chọn từ 9 đến 11 răng. Để hạn
chế kích thước của vành bánh răng bánh đà đối với một số động cơ điện khởi động
công suất lớn thường có thêm bộ truyền bánh răng trung gian. Bộ truyền này có
thề là một cặp bánh răng trụ hoặc bộ truyền bánh răng hành trình.

Khớp truyền động là cơ cấu truyền mômen từ động cơ điện của máy khởi
động (MKĐ) đến vành bánh răng bánh đà của động cơ ôtô. Với tỷ số truyền trên
bánh răng của MKĐ phải quay 10 hoặc 20 vòng để kéo vành bánh răng bánh đà
quay được 1 vòng. Khi hoạt động, tốc độ của rôto động cơ điện đạt trị số trong

24
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
khoảng(2000-3000) vòng/phút sẽ kéo trục khuỷu của động cơ ôtô quay khoảng
200 vòng/ phút đủ cho động cơ ôtô khởi động được.

Sau khi động cơ đã nổ, số vòng quay độc lập của nó có thể lên đến (3000-
4000) vòng/ phút. Nếu lúc này bánh răng của động cơ điện trong MKĐ còn ăn
khớp với vành bánh răng bánh đà, rôto của động cơ điện trong MKĐ sẽ bị cuốn
theo với vận tốc (3000-4000) vòng/ phút. Với tốc độ lớn như vậy, lực li tâm do nó
tạo ra cực mạnh sẽ làm bung tất cả dây quấn ra khỏi rãnh của rôto và phá hỏng cổ
góp của động cơ điện trong MKĐ.

Khớp truyền động cơ trong MKĐ có các nhiệm vụ sau:


- Truyền mômen của MKĐ làm quay vành bánh răng bánh đà động cơ.

- Bảo vệ MKĐ bằng cách tách rôto của động cơ điện khỏi động ra khỏi
vành bánh răng bánh đà khi động cơ ôtô đã nổ được. Cơ cấu truyền
động được được thiết kế theo hai kiểu:

+ Kiểu văng ra: Khi khởi động, bánh răng của khớp truyền
động sẽ văng từ trong rotor ra ngoài để ăn khớp với vành răng
bánh đà của động cơ ôtô.
+ Kiểu văng vào: Ngược với kiểu văng ra, khi khởi động
bánh răng văng từ ngoài vào trong ăn khớp với trục rotor của
động cơ khởi động.
- Tùy thuộc vào cấu tạo của khớp ly hợp người ta phân ra hai loại khớp
truyền động chính:
+ Khớp truyền động quán tính
+ Khớp truyền động cưỡng bức (một chiều)
2.3. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng điện
2.3.1. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của máy khởi động dựa trên các nguyên lý sau:

- Nguyên lý tạo ra mô men


- Nguyên lý quay liên tục
- Lý thuyết trong động cơ điện

25
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
a. Nguyên lý tạo ra mô men:

Đường sức từ sinh ra giữa cực bắc và cực nam của nam châm.Nó đi từ cực
bắc đến cực nam. Khi đặt một nam châm khác ở giữa hai cực từ, sự hút và sự đẩy
của hai nam châm làm cho nam châm đặt giữa quay quanh tâm của nó.

Hình 2.17: Nguyên lý tạo ra momen

Mỗi đường sức từ không thể cắt ngang qua đường sức khác.Nó dường như
trở thành ngắn hơn và cố đẩy những đưòng sức gần nó ra xa. Đó là nguyên nhân
làm nam châm ở giữa quay theo chiều kim đồng hồ.

Hình 2.19: Các đường sức từ

Trong động cơ điện thực tế phần giữa là khung dây.

Hình 2.20: Khung dây trong từ trường

26
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
Khi dòng chạy xuyên qua khung dây từ thông sẽ bao quanh khung dây.

Hình 2.21: Đường sức từ trong khung dây

Khi chiều của từ trường trùng nhau, đường sức từ trở nên mạnh hơn <dày
hơn>. Khi chiều của từ trường đối ngược thì đường sức từ trở nên yếu đi <thưa
hơn>. Những đường sức cùng chiều trở nên dày, trong khi những đường sức ngược
chiều trở nên mỏng. Lực sinh ra trong khung dây cung cấp năng lượng làm quay
động cơ điện.

b. Nguyên lý quay liên tục.

Đặt hai đầu khung dây lên điểm tựa để nó có thể quay. Tuy nhiên khung dây
chỉ tiếp tục quay khi lực sinh ra theo chiều cũ.

Hình 2.16: Nguyên lý quay

Khi khung dây có gắn cổ góp và chổi than được quay, dòng điện chạy qua
dây dẫn từ sau đến trước phía cực bắc của nam châm.Trong khi dòng chạy từ trước
ra sau phía cực nam của nam châm. Điều đó làm khung dây tiếp tục quay.

27
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Hình 2.17: Cổ góp, chổi than

c. Lý thuyết trong động cơ điện thực tế.

Hình 2.18: Tăng mômen


Trước tiên ta phải quấn nhiều khung để tăng từ thông để sinh ra momen lớn.
Tiếp theo ta đặt một lõi sắt bên trong các khung dây cũng nhằm tăng từ thông để
tạo ra momen lớn.

Hình 2.19: Tăng từ thông


Thay vì sử dụng nam châm vĩnh cửu, ta có thể dùng nam châm điện.

28
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô
Để tốc độ của động cơ điện quay cao và quay êm người ta thường dùng nhiều
khung dây.

Hình 2.20: Dùng nam châm điện


2.3.2. Hoạt động của hệ thống khởi động

Hình 2.21: Sơ đồ nguyên lí của hệ thống khởi động điện.


2- Ắc quy 11- Tiếp điểm
3- Máy khởi động 12- Cầu chì
4- Lò xo hồi vị 13- Rơle khởi động
5- Khớp truyền động 14- Công tắc khởi động.
6- Cần gạt
7- Lõi thép
8- Cuộn hút
9- Cuộn giữ
10- Đĩa tiếp điểm

29
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Nguyên lý làm việc:


- Khi bật công tắc khởi động ở vị trí Start (13) → dòng điện từ (+) Ăcquy →
Cầu chì (11) → Rơle (12) → vào đồng thời cuộn kéo (7) và cuộn giữ (8). Dòng
điện qua các cuộn dây tạo ra từ trường, từ hoá lõi thép và sinh ra lực điện từ hút
lõi thép sang trái, đồng thời làm quay cần gạt (5), dịch chuyển khớp truyền động
(4), đưa vành răng vào ăn khớp với bánh đà. Khi vành răng của khớp truyền động
vào ăn khớp với bánh đà thì đĩa tiếp (9) đóng cặp tiếp điểm (10), đưa dòng điện từ
ắc quy vào máy khởi động, quá trình khởi động bắt đầu, kéo trục khuỷu động cơ
quay.
- Khi động cơ đã nổ, người lái xe nhả công tắc (13), dòng điện và từ trường
biến mất, các chi tiết trở về vị trí ban đầu dưới tác dụng của lò xo hồi vị.
- Hệ thống khởi động bằng động cơ điện nói chung có ba bộ phận chính sau:
Động cơ điện, khớp truyền động và cơ cấu điều khiển.

2.4. Đấu dây máy khởi động

Có nhiều cách đấu dây máy khởi động, tuy nhiên, mỗi cách đấu nối đều có ưu và
nhược điểm riêng của nó. Động cơ điện dùng trong hệ thống khởi động là động cơ điện
một chiều kích từ nối tiếp hoặc hỗn hợp.

30
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Hình 2.22: Các kiểu đấu dây của máy khởi động.
Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp có momen khởi động lớn song có nhược
điểm là tốc độ không tải quá lớn, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ làm việc của động cơ.
Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp tuy momen khởi động không lớn bằng so với động
cơ điện một chiều kích từ nối tiếp nhưng trị số tốc độ không tải bé.
Để đảm bảo momen khởi động lớn, hầu hết các máy khởi động đều có cuộn kích thích
mắc nối tiếp.

31
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Hình 2.23: Sơ đồ mạch điện máy khởi động.


Tuy vậy sơ đồ này có nhược điểm là: Khi mô men cản giảm thì n tăng. Do đó, sau
khi động cơ đốt trong đã được khởi động (nổ), máy khởi động được giảm tải hoàn toàn thì
tốc độ quay của nó sẽ tăng rất lớn, có thể vượt giới hạn cho phép, làm các ổ trục mau mòn
và các thanh dây dẫn có thể văng ra khỏi rãnh của rotor.

32
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA


MÁY KHỞI ĐỘNG
- Để động cơ có thể khởi động và đạt được số vòng quay nhỏ nhất để tự làm việc thì
công suất máy khởi động phải lớn hơn công suất tổn hao cơ giới Nm.
- Công suất tổn hao cơ giới Nm bao gồm tổn hao do ma sát giữa piston, vòng xéc
măng với thành xylanh; ma sát trong các ổ trục; tổn hao cho các hành trình bơm;…
3.1. Tính áp suất chỉ thị trung bình pi
- Ta có:
Li  n1  .  1  1  1 
pi   pa . . .(  1)  .  1  n 1   .  1  n 1   (3.1)
Vh  1  n2  1   2  n1  1   1  

Trong đó:
- pi [N/m2] : Áp suất chỉ thị trung bình
- pa [N/m2] : Áp suất cuối quá trình nạp
Đối với động cơ bốn kỳ không tăng áp: pa = (0,80,9).pk
Với pk [N/m2] là áp suất môi chất ở trước xupáp nạp
Đối với động cơ không tăng áp có thể coi gần đúng:
pk  p0 = 0,1 [MN/m2] = 105 [N/m2]
Chọn pa = 0,8.pk = 0,8.105 [N/m2]
-  : Tỷ số nén của động cơ, theo đề  = 17,5
- n1 : Chỉ số nén đa biến trung bình
Ta có n1 = 1,34  1,39. Chọn n1 = 1,39
Vì  của xăng là từ 9-13 còn của diesel là từ 15-25 nên suy ra động cơ của ta là động cơ
diesel
- n2 : Chỉ số giãn nở đa biến trung bình
Ta có đối với động cơ diesel ôtô, máy kéo thì n2 = 1,14  1,23
Chọn n2 = 1,23.
-  : Hệ số tăng áp khi cháy của động cơ

33
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Đối với động cơ diesel  = 1,2  2,4. Chọn  = 2.


-  : Hệ số giãn nở khi cháy của động cơ
Đối với động cơ diesel  = 1,2  1,7. Chọn  = 1,7.
-  : Hệ số giãn nở trong quá trình giãn nở của động cơ
Ta có:
 17,5
= = = 10,29 (3.2)
 1,7

- Thay các giá trị vào biểu thức (3.1), ta có:


1,39
17.5 2.1,7 1 1 1
Pi=8.10 .4
[2. (1,7 − 1) + (1 − 0.23 )− (1 − )]
17.5−1 1,23−1 10,29 1,39−1 17,50,39

=1505614,27 [N/m2].
3.2. Tính áp suất tổn hao cơ giới trung bình pm
- Ta có: pm = (1 - ηm).pi (3.3)
Trong đó:
- pm [N/m2] : Áp suất tổn hao cơ giới trung bình
- m : Hiệu suất cơ giới
m = 0,63  0,93. Đối với động cơ diesel, chọn m = 0,63.
- pi [N/m2] : Áp suất chỉ thị trung bình, pi = 1505614,27 [N/m2].
- Thay các giá trị vào biểu thức (3.3) ta có :
pm = (1- 0,63). 1505614,27
= 557077,28 [N/m2].
3.3. Tính công suất tổn hao cơ giới Nm
- Ta có:
pm .Vh .i.n
Nm  (3.4)
30.
Trong đó:
- Nm [w] : Công suất tổn hao cơ giới
- pm [N/m2] : Áp suất tổn hao cơ giới

34
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

- Vh [m3] : Thể tích công tác của xylanh

𝜋𝐷2 3,14.0,1292
Vh= 𝑆= . 0.131 = 1,71. 10−3 [m3] (3.5)
4 4
- i : Số xylanh của động cơ. Theo đề i = 4
- n [v/ph] : Số vòng quay nhỏ nhất để động cơ khởi động. n = 42 [v/ph].
-  : Số kỳ của động cơ. Theo đề  = 4.
- Thay các giá trị vào biểu thức (3.4) ta có:
557077,28.1,71.10−3 .4.42
Nm = = 1333,64 [w]
30.4

3.4. Tính,chọn công suất máy khởi động


- Công suất cần thiết để khởi động:
𝑁𝑚 1333,64
Nkđ= = = 2116,89[w] (3.6)
𝜂𝑚 0.63

- Công suất máy khởi động:


N kñ
Nñc  (3.7)
ñc

Với đc = 0,7  0,75 : Hiệu suất máy khởi động


2116,89
- Vậy : Nđc= = 2822,523024,13 [w].
0,70.75
- Với Nđc của máy khởi động như trên, ta chọn máy khởi động có kí hiệu AZE41 với các
thông số như sau:
+ Công suất : 3,2 [kw]
+ Điện áp : 12 [V]
+ Chiều dài tổng thể : <246 [mm]
+ Khối lượng : 6,5-8,3 [kg]
+ Số bánh răng Bendix : 10 [răng]
+ Đường kính bánh răng Bendix : 32 [mm]

35
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

+ Khoảng dịch chuyển bánh răng : 12,29 [mm]

Hình 3.4: Máy khởi động sử dụng cho thiết kế.

3.5. Tính ắc quy cho máy khởi động


3.5.1 Tính toán dung lượng ác quy
- Dòng điện khởi động:
𝑃𝑘đ 3,2.103
Ikđ= = = 266,67 [A] (3.8)
𝑈 12
- Dung lượng ắc quy phụ thuộc lớn vào dòng phóng. Phóng dòng càng lớn thì dung lượng
càng giảm, tuân theo định luật:
Q  I np .t p (3.9)

- Trong đó:
+ Q [Ah] : Dung lượng ắc quy khi khởi động
+ Ip [A] : Dòng điện phóng của ắc quy
+n : Hằng số tùy thuộc vào loại ắc quy. Đối với ắc quy chì thì n = 1,4.
+ tp [giờ] : Thời gian phóng điện của ắc quy
Với 10 lần khởi động, thời gian khởi động mỗi lần từ 510 [s], ta có:
tp = 50  100 [s]. Chọn tp = 80 [s].

36
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

- Từ phương trình (3.9) ta có:


266,671,4 80
Q= =55,35 [Ah]
3600

- Với 10 lần khởi động thì dung lượng ắc quy giảm đi 50%, do đó dung lượng ắc quy cần
thiết khi khởi động động cơ là:
Qăq = 55,35 . 2 = 110,7 [Ah].
3.5.2 Phân tích lựa chọn ắc quy

Trên ôtô có thể sử dụng hai loại ắc quy để khởi động: ắc qui axit và kiềm.

So sánh hai loại ắc quy:

- Ắc quy axit có suất điện động mỗi ngăn cao hơn (≈2V), điện trở trong
nhỏ hơn, nên khi phóng dòng lớn độ sụt thế ít, chất lượng khởi động tốt
hơn.
- Ắc quy kiềm có suất điện động mỗi ngăn khoảng 1,38V, giá thành cao
hơn (2 ÷ 3 lần) do phải sử dụng các vật liệu quý hiếm như bạc, niken,
cadimi, điện trở trong lớn hơn. Tuy vậy, ắc quy kiềm có độ bền cơ học
và tuổi thọ cao hơn (4 ÷ 5 lần), làm việc tin cậy hơn.

Dựa vào yêu cầu của ắc quy khởi động ta chọn loại ắc quy axit.

Theo số liệu đề cho động cơ đang thiết kế hệ thống khởi động có tỉ số nén

ε =17,5, có số xilanh Z = 4, máy khởi động với điện áp là 12 [V], dung lượng
cần thiết khi khởi động cơ là Qaq = 110,7 [Ah].

Để đáp ứng yêu cầu trên ta chọn ắc quy: Ắc quy GS 12V-45AH NS60L

- Loại : Ắc quy axit.


- Điện áp : 12 [V].
- Dung lượng : 120 [Ah].
- Số lượng : 1 bình.

37
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Hình 3.5: Ắc quy sử dụng cho thiết kế.

Nhận xét: Với dung lượng ác quy được chọn là 120 [Ah], đảm bảo cho việc cấp
năng lượng đầy đủ cho máy khởi động động động cơ, dung lượng không quá chênh
lệch (vì nếu chọn ác quy có dung lượng lớn quá sẻ làm cho kích thước ắc quy lớn và
giá thành cao).

3.6Tính dây dẫn khởi động (từ ắc quy đến máy khởi động điện)

Tiết diện dây dẫn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy trong dây. Tuy nhiên điều
này lại bị ảnh hưởng không ít bởi nhà chế tạo vì lý do kinh tế. Dây dẫn có kích thước càng
lớn thì độ sụt áp trên đường dây càng nhỏ, nhưng dây cũng sẽ nặng hơn. Điều này đồng
nghĩa với tăng chi phí do phải mua thêm đồng. Vì vậy ta cần phải có sự so đo giữa hai yếu
tố vừa nêu.

Hệ thống (12V) Độ sụt áp [V] Sụt áp tối đa [V]

Hệ thống chiếu sáng 0,1 0,6

Hệ thống cung cấp 0,3 0,6

Hệ thống khởi động 1,5 1,9

38
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Hệ thống đánh lửa 0,4 0,7

Các hệ thống khác 0,5 1,0

Bảng 3.2: Độ sụt áp tối đa trên dây dẫn kể cả mối nối.

Độ sụt áp cho phép trên đường dây thường nhỏ hơn 10% điện áp định mức.

Tiết diện 1 sợi dây nhỏ được tính bởi công thức:

I..l
S [mm2] (3.10)
U

Trong đó:

l [m]: Chiều dài dây dẫn < 1 [m]. Chọn l = 0,8 [m].

S [mm2]: Tiết diện 1 sợi dây nhỏ.

I [A]: Cường độ dòng điện chạy trong dây.

𝐼 = 110%. 𝐼𝑘𝑑 = 110%. 266,67 = 293,34𝐴

(Chọn quá 10% do tổn thất dẫn điện)

ρ [Ω.mm2/m]: Điện trở suất của đồng, ρ = 0,0178 [Ω.mm2/m].

ΔU [V]: Độ sụt áp cho phép trên đường dây (bảng 3.2) ΔU = 1,9 [V].

Thay các giá trị vào biểu thức (3.10), ta được:

293,34.0,0178.0,8
𝑆= = 2,2 [𝑚𝑚2 ]
1,9

Để có độ uốn tốt và bền, dây dẫn trên xe được bện bởi các sợi đồng có kích thước
nhỏ (S).

Đối với dây dẫn trong hệ thống khởi động (dây đề) ta bện các sợi đồng nhỏ với số
lượng 61 sợi thì tiết diện dây như sau:

𝑠Σ = 𝑆. 61 = 2,2.61 = 134,2 [𝑚𝑚2 ] (3.11)

39
Đồ án TK Hệ thống điện tử ô tô

Đường kính dây dẫn:

4.𝑆Σ 4.134,2
𝑑=√
𝜋
=√
𝜋
= 13,07 [𝑚𝑚] (3.12)

Như vậy, thông số của dây dẫn như sau:

+ Đường kính: 13,07 [mm].

+ Tiết diện : 134,2 [mm2].

+ Chiều dài : 0,8 [m].

40

You might also like