You are on page 1of 18

THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7- 1

Chương 7. THIẾT KẾ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG


7.1. Cơ sở thiết kế
Muốn khởi động động cơ phải dùng năng lượng bên ngoài quay động cơ đạt tới
một tốc độ nhất định để nhiên liệu đưa vào xilanh có thể bốc cháy được. Tốc độ đó là
tốc độ khởi động hay số vòng quay khởi động.
Đối với động cơ cacbuaratơ, đốt cháy cưỡng bức. Hỗn hợp hơi xăng hình thành
từ bên ngoài xilanh, bộ cacbuaratơ phải có hệ thống làm đậm hỗn hợp để dễ khởi động,
do vậy số vòng quay khởi động nhỏ. Khi nhiệt độ ngoài trời từ 0  200C số vòng quay
khởi động chỉ cần 30  40 v/ph.
Đối với động cơ Diesel do nhiên liệu tự cháy, hỗn hợp hình thành bên trong
xilanh, khí hỗn hợp hình thành khó hơn nên số vòng quay khởi động phải cao hơn của
động cơ xăng nhiều.
Ngoài ra do kết cấu các loại buồng cháy ngăn cách của động cơ Diesel có tổn thất
nhiệt qua vách buồng cháy lớn nên số vòng quay khởi động cần phải cao.
Khi nhiệt độ bên ngoài từ 0  200C, số vòng quay khởi động của động cơ Diesel
như sau:
Động cơ có buồng cháy thống nhất n kđ = 125 v/ph.
Động cơ có buồng cháy xoáy lốc n kđ = 150 v/ph.
Động cơ có buồng cháy dự bị n kđ = 200 v/ph.

7.2. Yêu cầu chung


Sẵn sàng trạng thái để có thể khởi động cho động cơ nhiều lần.

7.3. Các phương pháp khởi động


Căn cứ vào nguồn năng lượng để khởi động động cơ ta có các phương pháp khởi
động động cơ sau:

7.3.1. Khởi động bằng quán tính


Trong các động cơ công suất nhỏ, để đơn giản người ta dùng phương pháp khởi
động bằng quán tính dùng động cơ điện, tay quay hoặc dây kéo.
Để khởi động động cơ, trước hết dùng động cơ điện (hình 7-1a) hoặc tay quay
(hình 7-1b) quay cho bộ bánh răng hành tinh đạt đến số vòng quay nhất định, bánh đà a
làm nhiệm vụ tích trữ năng lượng. Dùng cần e để đóng li hợp d ăn khớp với bộ bánh
răng hành tinh và đẩy bánh răng f ăn khớp với bánh răng g trên bánh đà của động cơ.
Trên động cơ ôtô máy kéo ngoài phương pháp khởi động đồng bộ bằng động cơ
điện, người ta cũng có thêm phương pháp khởi động bằng tay quay, dùng tay quay đai
ốc khởi động lắp ở đầu trục khuỷu.

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
7-2 Chương 7 * Thiết kế hệ thống khởi động

Hình 7- 1. Khởi động bằng quán tính


a. Dùng động cơ điện; b. Dùng tay quay
a-Bánh đà; b-Động cơ điện/ Bộ truyền; c-Bộ bánh răng hành tinh; d-Li hợp; e- Cần gạt;
f-Bánh răng khởi động; g-Vành răng bánh đà động cơ

Một số động cơ Diesel cỡ nhỏ cũng dùng tay quay khởi động. Tuy nhiên trên
động cơ phải lắp cơ cấu giảm áp, hay bố trí hộp giảm tốc để giảm lực tay quay.
Như ta đã biết lực do con người tác động lên tay quay không quá 300N, với chiều
dài sải tay 0,2  0,3 m.
Vậy mômen do tay con người sinh ra là:
MT = 300. 0,3 = 90 Nm
Vậy điều kiện khởi động bằng tay là:
MT  Mcg + Mk + Mj.
Nếu qua hộp giảm tốc:
MT. i  Mcg + Mk + Mj.
i : Tỷ số truyền bộ giảm tốc.
Trong trường hợp mômen cản quá lớn muốn khởi động bằng tay người ta dùng
cơ cấu quán tính, gồm bánh đà a, cơ cấu bánh răng hành tinh b,c; ly hợp d; cần gạt e
(Hình 7-1). Khi quay nhờ cơ cấu bánh hành tinh có tốc độ cao làm bánh đà a tích một
động năng lớn để khởi động, bộ tách nối và ăn khớp của bánh đà f và vành răng g nhờ
ly hợp d và cần gạt e.

7.3.2. Khởi động bằng động cơ điện


Khởi động bằng động cơ điện là dùng động cơ điện một chiều để thực hiện quá
trình khởi động, nguồn khởi động là ắc qui 12 – 48 V, tùy theo công suất cần khởi động.
Nguồn năng lượng của ắc quy luôn được máy phát nạp bổ sung khi động cơ nổ hoạt
động.
Phương pháp này được dùng phổ biến để khởi động động cơ ôtô máy kéo và đôi
khi được dùng trên động cơ tàu thủy, tàu hoả, động cơ kéo máy phát điện công suất dưới
1000 mã lực (735,5 kW).
Đặc điểm của loại khởi động này là cơ cấu đóng mở mạch điện (vào động cơ
điện) và cơ cấu tách nối ăn khớp từ bánh răng của động cơ điện với bánh răng lắp trên
bánh đà động cơ được bố trí trên 1 khối.
Ưu điểm là khởi động nhanh, hệ thống gọn, nhưng nhược điểm do khả năng hồi
phục của ắc qui không thể thực hiện khởi động liên tục nhiều lần.

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7- 3

Hình 7- 2. Sơ đồ nguyên lý khởi động bằng động cơ điện


Để khởi động động cơ, khi bật khóa điện về vị trí ST (start) hoặc bấm nút khởi
động, cuộn dây của rơ le khởi động sẽ được cấp điện và đưa điện đến máy khởi động.
Phần máy khởi động sẽ phải có cơ cấu đóng mạch điện và cơ cấu gài khớp từ bánh răng
của động cơ điện với bánh răng lắp trên bánh đà động cơ.
- Cơ cấu đóng mở mạch điện có thể trực tiếp dùng công tắc hoặc điều khiển từ
xa.
- Cơ cấu gài khớp có 2 loại: Loại cơ khí (cần gạt và quán tính) và loại điện từ.
Hình 7-3a, giới thiệu cơ cấu gài khớp kiểu cần gạt, để khởi động sẽ tác động vào
cần gạt 3 theo hướng sang trái, khi đó thông qua chốt 2 đóng mạch nguồn cho máy khởi
động, đồng thời đẩy cơ cấu gài khớp sang phải để bánh răng 5 ăn khớp với vành răng
bánh đà 6 làm quay trục khuỷu. Loại này hiện này ít sử dụng.
Hình 7-3b, giới thiệu cơ cấu gài khớp kiểu quán tính, khi trục của động cơ điện
quay, bánh răng 3 nhờ có đối trọng 6 sẽ dịch chuyển trên đoạn trục có vitme 4, đẩy vào
ăn khớp với bánh răng 2 lắp trên bánh đà 1, khi động cơ nổ làm việc, do sai lệch về số
vòng quay của hai bánh răng mà bánh răng 3 lại được xoay ngược trên trục vitme để
tách khỏi ăn khớp. Loại này thường được sử dụng trên động cơ xe máy.

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
7-4 Chương 7 * Thiết kế hệ thống khởi động

Hình 7- 3. Động cơ điện khởi động có cơ cấu gài khớp kiểu cơ khí
a) Động cơ điện dùng cơ cấu gài khớp kiểu cần gạt
1 - Công tắt điện; 2 - Chốt; 3 - Cần gạt; 4 - Vít; 5 - Bánh răng; 6 - Vành răng bánh đà; 7 - Trục chủ động; 8 -
Khớp trượt.
b) Động cơ điện dùng cơ cấu gài khớp kiểu quán tính
1 - Bánh đà; 2 - Vành răng; 3 - Bánh răng chủ động; 4 - Vitme; 5 - Lò xo; 6 - Đối trọng.

Hình 7-4, giới thiệu cơ cấu gài khớp kiểu điện từ, Khi cấp nguồn cho cuộn dây
rơ le gài khớp sẽ làm lõi sắt của rơ le bị hút sang trái, đóng mạch cho máy khởi động,
đồng thời đẩy cơ cấu gài khớp sang phải để bánh răng của máy khởi động ăn khớp với
vành răng bánh đà làm quay trục khuỷu.

Hình 7- 4. Động cơ điện khởi động có cơ cấu gài khớp kiểu điện từ

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7- 5

Khớp điện từ thực chất là một rơ le điện được cấp nguồn thông qua rơ le khởi
động, khi có điện rơ le sẽ hút lõi sắt để điều khiển đóng mạch nguồn chính cho động cơ
điện.

Hình 7- 5. Sơ đồ kết cấu và nguyên lý khớp truyền động một chiều


1- Ống trục chủ động; 2,4 - Lò xo; 3 – Khớp trượt; 5 – Thân khớp truyền động; 6 – Bi đũa; 7 - Bánh răng

Hình 7-5 giới thiệu khớp một chiều, nhằm tránh trường hợp trục máy khởi động
bị kéo theo khi động cơ đã nổ mà chưa chuyển khóa điện. Bánh răng 7 làm thành một
khối với vỏ ly hợp và lắp lồng không trên trục 7 (hình 7-3a) của động cơ điện. Khi bắt
đầu khởi động, tốc độ trục khuỷu bằng 0, bánh răng 7 sẽ quay và kéo vành răng bánh đà
19 quay. Khi động cơ đã nổ, tốc độ trục khuỷu lớn hơn tốc độ của trục máy khởi động,
thông qua khớp 1 chiều, các viên bi 6 bị tách ra ngắt kết nối giữa trục máy khởi động
với vỏ khớp nối (với bánh răng 7).

Hình 7- 6. Cấu tạo máy khởi động điện CT130-A3


1-Tiếp điểm của rơ le gài khớp; 2-Tiếp điểm đóng mạch điện trở bổ sung; 3-Cuộn dây của rơ le gài khớp; 4-Lõi
sắt rơ le gài khớp; 5-Thanh kéo; 6-Vỏ cần đầy; 7-Cần đẩy; 8-Vít chỉnh hành trình bánh răng; 9-Nắp máy khởi
động; 10-Vòng tựa; 11-Bánh răng dẫn động; 12-Khớp 1 chiều; 13-Lò xo; 14-Khớp nối dẫn động; 15-Thân máy
khởi động; 16-Rotor máy khởi động; 17-Bu lông; 18-Cổ góp; 19-Bạc; 20-Cuộn dây stator; 21-Lõi sắt cuộn
stator; 22- Ắc quy; 23- Công tắc nối mát; 24- Khóa điện

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
7-6 Chương 7 * Thiết kế hệ thống khởi động

Bộ nguồn khởi động dùng ắc quy 22. Khi đóng khóa điện 24, dòng điện được cấp
cho cuộn dây của rơ le gài khớp. Lõi sắt 4 được hút sang trái, tiếp điểm cấp nguồn cho
máy khởi động được nối làm rotor 16 quay, đồng thời khi đó thông qua cần 7 đẩy khớp
dẫn động sang phải làm bánh răng 11 ăn khớp với vành răng bánh đà kéo bánh đà quay.
Khi động cơ đã nổ, nếu chưa tắt ngay khóa khởi động, khớp 1 chiều trên khớp dẫn động
sẽ có tác dụng ngắt truyền động để máy khởi động không bị kéo theo.
Tỷ số truyền của hai loại bánh răng ăn khớp phải đảm bảo cho trục khuỷu quay
đạt số vòng quay khởi động.
Công suất của động cơ điện phụ thuộc vào công suất của động cơ đốt trong Ne:
Động cơ cacbuaratơ Nkđ = (0,016  0,027)Ne ; kW
Động cơ diesel Nkđ = (0,045  0,10)Ne ; kW
Công suất của động cơ điện cũng biểu thị qua số xilanh i và thể tích công tác Vh
(lít).
Động cơ cacbuaratơ Nkđ = (0,184  0,588) i.Vh ; kW
Động cơ diesel Nkđ = (0,44  1,47) i.Vh ; kW

7.3.3. Khởi động bằng động cơ xăng phụ


Trên máy kéo lắp động cơ Diesel công suất tương đối lớn, người ta dùng động
cơ xăng phụ để khởi động, thường dùng động cơ xăng 2 kỳ một xilanh hoặc động cơ
xăng 4 kỳ 2 xilanh. Khi động cơ khởi động làm việc trục khởi động quay và qua cặp
bánh răng truyền động mà động cơ Diesel quay theo. Khi động cơ Diesel hoạt động nhờ
cơ cấu quả văng văng ra sẽ rút bánh răng khỏi khớp khởi động, động cơ xăng sẽ ngừng
làm việc.
Vì vậy khi khởi động bằng động cơ xăng phụ, cơ cấu khởi động bao gồm hai cơ
cấu là truyền động và tách nối ăn khớp.

Hình 7- 7. Khởi động bằng động cơ xăng phụ


(a).1-Trục khuỷu động cơ khởi động; 2,3,4- Bộ truyền bánh răng; 5,6- Khớp li tâm; 7-Bánh đà động cơ cần khởi
động; 8,9,10- Bộ li hợp khởi động

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7- 7

Cơ cấu truyền động từ động cơ xăng phụ đến động cơ Diesel thực chất là bộ giảm
tốc độ bằng bánh răng, có thể là bánh răng lắp trên trục khuỷu của động cơ xăng và vành
bánh răng lắp trên bánh đà động cơ Diesel, hoặc qua bánh răng trung gian, với tỷ số
truyền phụ thuộc tốc độ động cơ xăng và số vòng quay khởi động động cơ Diesel.
Trên hình (7-7) giới thiệu sơ đồ khởi động bằng động cơ phụ. Khi cần khởi động
động cơ chính, người ta khởi động động cơ phụ, thông qua bộ truyền và li hợp kết nối
với bánh đà của động cơ chính. Khi động cơ chính đã nổ, thông qua cơ cấu quả văng,
ngắt kết nối giữa động cơ chính và động cơ khởi động.
Trên một số động cơ diesel có tỷ số nén cao người ta dùng phương pháp khởi
động bằng buồng cháy phụ dùng nhiên liệu xăng. Tuy nhiên kết cấu sẽ phức tạp vì sẽ
phải trang bị đầy đủ các hệ thống nhiên liệu và điện của một động cơ xăng trên một động
cơ diesel.

7.3.4. Khởi động bằng không khí nén


Trên động cơ Diesel tĩnh tại và động cơ lắp trên tàu thủy có công suất lớn, người
ta thường dùng phương pháp khởi động bằng khí nén.
1. Sơ đồ hệ thống khởi động bằng khí nén

Hình 7- 8. Sơ đồ chung hệ thống khởi động bằng khí nén


1-Máy nén khí; 2-Bình chứa khí nén; 3-Van khởi động chính; 4-Van phân phối khí; 5-Động cơ;
6-Van cấp khí xi lanh; 7-Đường ống khí nén

Nguyên lý dùng nguồn khí nén đã có sẵn trong bình chứa cấp theo thứ tự vào xi
lanh động cơ ở đầu kỳ giãn nở. Khi đó các xi lanh chưa được cấp nhiên liệu, khí nén sẽ
đẩy piston đi xuống làm quay trục khuỷu. Khi đạt đến số vòng quay khởi động nhiên
liệu sẽ được phun vào buồng cháy để hòa trộn và bốc cháy. Thường sẽ bố trí 1 xi lanh
làm nhiệm vụ như máy nén khí để cấp khí cho bình chứa, phục vụ các lần khởi động
tiếp theo.
Nguyên lý dùng nguồn khí nén đã có sẵn trong bình chứa cấp theo thứ tự vào xi
lanh động cơ ở đầu kỳ giãn nở. Khi đó các xi lanh chưa được cấp nhiên liệu, khí nén sẽ
đẩy piston đi xuống làm quay trục khuỷu. Khi đạt đến số vòng quay khởi động nhiên
liệu sẽ được phun vào buồng cháy để hòa trộn và bốc cháy. Thông thường sẽ bố trí 1 xi
lanh làm nhiệm vụ như máy nén khí để cấp khí cho bình chứa, phục vụ các lần khởi
động tiếp theo.

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
7-8 Chương 7 * Thiết kế hệ thống khởi động

Hình 7- 9. Khởi động bằng khí nén


Trên động cơ Diesel tĩnh tại và động cơ lắp trên tàu thủy có công suất lớn, người
ta thường dùng phương pháp khởi động bằng khí nén.
2. Nguyên lý khởi động bằng khí nén

Hình 7- 10. Sơ đồ hệ thống khởi động bằng không khí nén


(a.Van cấp khí điều khiển cơ khí; b. Van cấp khí điều khiển ; c. Van cấp khí điều khiển bằng khí nén);
1 – Bình khí nén; 2- Van khóa; 3- Van khởi động chính; 4- Van cấp khí vào các xilanh; 5 – Van phân phối khí;

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7- 9

Khi van khởi động chính 3 mở khí nén từ bình khí nén sẽ đến các xilanh lần lượt
theo thứ từ làm việc của động cơ nhờ van phân phối khí 5 và van cấp khí xilanh 4 được
mở ở vị trí piston của xilanh số 1 ở ĐCT đầu hành trình giãn nở, lực tác dụng của khí
nén lên đỉnh piston làm trục khuỷu của động cơ quay đạt tới số vòng quay khởi động,
cấp nhiên liệu cho động cơ và máy bắt đầu làm việc. Ta đóng van khởi động chính 3.
3. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống khởi động bằng khí nén
a. Nguồn khí nén
Trong thiết bị khởi động bằng không khí nén, người ta dùng máy nén khí kiểu
piston được dẫn động bởi động cơ điện hoặc từ trục khuỷu, cũng có loại lấy khí từ một
trong các xilanh của động cơ chính làm máy nén khí tạm thời.
Áp suất khí nén để khởi động trong khoảng 2  3 MN/m2.
Bình chứa khí nén có nhiều loại nhưng phải có áp suất tối thiểu là 3 MN/m 2 có
loại đến 15 MN/m2. Khi dùng bình có áp suất lớn, thì trên hệ thống khởi động phải có
van giảm áp để đưa áp suất xuống 2  3 MN/m2. Bình chứa khí theo quy định phải đảm
bảo cung cấp đủ khí nén khởi động cho 12 lần khởi động động cơ ở trạng thái nguội.
b. Van khởi động chính
Sau bình khí nén là van khởi động chính.
Theo cách điều khiển chia làm hai loại: Điều khiển bằng cơ khí khi áp suất khí
nén thấp, van có kích thước nhỏ và điều khiển bằng khí nén khi áp suất khí nén lớn, cần
lực lớn để điều khiển.
Hình (7-11a) giới thiệu van khởi động chính điều khiển bằng cơ khí. Nguyên lý
như sau: Khi khởi động, ấn quả đấm 6 xuống làm cam 11 quay nâng con đội 3 đi lên mở
van 8, không khí sẽ nén từ bình khí nén theo ống 7 đến ống 10 rồi vào động cơ khởi
động. Khởi động xong, gạt quả đấm 6 về vị trí ban đầu, dưới tác dụng của lò xo 9 van 8
đóng lại, lúc đó khí nén trong ống 10 qua lỗ xả 5 xả ra khí quyển.
Trên hình (7-11b) giới thiệu loại van khởi động chính điều khiển bằng khí nén.
Trên thân 8 người ta bố trí 2 van, van khởi động chính 4 và van điều khiển 15.
Khi chưa khởi động cả 2 van đều đóng kín, không gian phía dưới hai van thông với nhau
qua rãnh 1 và thông với bình khí nén qua ống 2.
Khi khởi động, quay cần 7 làm cho van điều khiển 15 mở nhờ cam lệch tâm 10,
khí nén từ bình khí nén qua ống 9 đẩy piston 6 đi xuống để mở van khởi động chính 4.
Khi van được mở, khí nén đi qua van 4, ống 5 vào xilanh để khởi động động cơ.
Khởi động xong, quay cần 7 về vị trí ban đầu, lò xo 16 sẽ làm van 15 đóng lại.
Khí nén trong ống 9 đi qua lỗ 14 nâng bi 12 lên rồi qua lỗ thoát 13 thoát ra khí quyển.
Lúc này áp suất trên piston 6 sẽ giảm bằng áp suất khí quyển, lò xo 3 đẩy van 4 đóng
lại, và như vậy cả hai van đều đóng kín như trạng thái ban đầu.

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
7-10 Chương 7 * Thiết kế hệ thống khởi động

Hình 7- 11. Cấu tạo van khởi


động chính
a) Van điều khiển bằng cơ
khí; b) Van điều khiển bằng
không khí nén
7-11a: 1 - Chốt; 2 - Thân van; 3 -
Con đội; 4,9 - Lò xo; 5 - Lỗ thông;
6 - Quả đấm; 7 - ống nối với bình
chứa không khí nén; 8 - Van; 9 - Lò
xo; 10 - Ống nối với động cơ;
11 - cam.
7-11b: 1 - Rãnh thông; 2 - ống nối
với bình chứa; 3 - Lò xo; 4 - Van
khởi động chính; 5 - Ống nối với
động cơ; 6 - Piston; 7 - Cần điều
khiển; 8 - Thân van; 9 - ống dẫn
khí;
10 - Cam; 11 - Con đội; 12 - Bi;
13,14 - Lỗ thông khí; 15 - Van điều
chỉnh; 16 - Lò xo.

c. Van phân phối khí khởi động


Hình 7-12 giới thiệu van phân phối khí và cấp khí cho động cơ. Thường dùng hai
phương án: Dùng cơ cấu cam để điều khiển như hình 7-12a ,hoặc dùng đĩa phân phối
như hình 7-12b. Trường hợp dùng đĩa phân phối khi số lượng xi lanh nhỏ hơn 8 khi đó
trục 3 được dẫn động từ trục khuỷu để đảm bảo thứ tự làm việc, đĩa phân phối 1 có số
rãnh bằng số xi lanh, đường cấp khí 4 cũng bằng số xi lanh, trình tự các lỗ lắp theo thứ
tự làm việc của các xilanh của động cơ. Khí được cấp đến van cấp khí xi lanh theo thứ
tự nổ của động cơ vào đầu kỳ giãn nở.

Hình 7- 12. Van phân phối không khí nén (a-Kiểu piston; b-Kiểu đĩa)
1 – Đĩa phân phối; 2- Đầu cấp khí; 3-Trục dẫn động; 4 -Đường khí đến van cấp khí xi lanh

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7- 11

a) b)
Hình 7- 13. Van cấp khí xi lanh
a).Van cấp khí điều khiển bằng khí nén; b).Van cấp khí kiểu tự động

d. Van cấp khí xilanh


Van cấp khí xilanh được lắp trên từng xilanh, nó có nhiệm vụ nạp khí nén vào
xilanh mà không cho khí truyền ngược lại.
Loại van khởi động điều khiển bằng khí nén hoặc tự động được giới thiệu trên
hình 7-13. Khi có dòng khí nén đưa đến (từ van phân phối), van sẽ mở ra để khí vào xi
lanh của động cơ.
Loại van khởi động điều khiển bằng khí nén thường dùng trên động cơ có công
suất lớn, có đường kính lớn hơn 300mm.

7.3.5. Khởi động bằng động cơ thủy lực

Hình 7- 14. Sơ đồ khởi động động cơ bằng máy thuỷ lực


1-Bình chứa dầu; 2-Thanh răng; 3-Bơm dầu; 4-Động cơ thủy lực; 5-Bánh răng; 6-Màng ngăn;
7-Bình tích năng; 8-Tay điều khiển

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
7-12 Chương 7 * Thiết kế hệ thống khởi động

Áp dụng cho việc khởi động những động cơ làm việc ở môi trường nhiệt độ thấp.
Trên hình (7-14) giới thiệu sơ đồ khởi động bằng thiết bị thuỷ, khí, gồm:
Bình tích năng lượng I. Động cơ thủy lực II. Bơm tay III. Bình dầu IV.
Trong bình tích năng lượng có piston, hay màng ngăn; không gian trên chứa khí
trơ (chủ yếu là Nitơ) và không gian dưới chứa dầu.
Áp suất khí trơ khoảng 20  30 MN/m2.
Động cơ thủy lực 4 gồm hai xilanh và có piston chuyển dịch trong đó, cán piston
là các thanh răng 2 ăn khớp với bánh răng 5 qua khớp truyền động một chiều làm quay
trục khuỷu của động cơ khởi động.
Khi khởi động gạt tay 8 về vị trí khởi động, dầu từ bình tích năng lượng 7 qua
ống dẫn dầu vào hai xilanh của động cơ thuỷ lực 4 đẩy thanh răng 2 hoạt động, qua đó
làm quay bánh răng 5. Lò xo hồi vị ở cuối thanh răng sẽ đưa động cơ thủy lực hồi về vị
trí ban đầu sau khi khởi động và chất lỏng công tác đi về bình chứa 1. Bơm tay dùng để
nén khí trơ vào bình tích năng lượng, còn khi động cơ đã hoạt động thì bơm của động
cơ sẽ đảm bảo đưa dầu về bình tích bảo đảm áp suất dầu đủ quy định cho lần khởi động
sau.
Việc lựa chọn phương án khởi động sẽ tùy thuộc vào công suất cần khởi động
động cơ, do vậy sẽ phụ thuộc vào công suất có ích và chủng loại động cơ.
Phương án dùng động cơ điện khá phổ biến do khả năng đáp ứng nhanh và thuận
tiện.

7.4. Các biện pháp hỗ trợ khởi động


Có nhiều biện pháp nhằm giảm nhẹ quá trình khởi động để giải quyết tốt hai vấn
đề chính: làm nhiên liệu dễ bốc cháy và giảm công cản khi khởi động. Người ta thường
dùng các biện pháp sau:
o Phun chất lỏng dễ bốc cháy vào đường ống nạp hoặc vào xilanh động cơ.
Phương pháp này dùng cho động cơ ô tô các nước Tây âu và Mỹ. Các xe
của Pháp thường dùng thiết bị và chất lỏng có tên là "Start-pilot", các xe
Anh thường dùng thiết bị "polar-start" và chất lỏng "kaltese".
o Dùng cơ cấu giảm áp trên các động cơ diesel. Hình (7-15) giới thiệu phương
án giảm dùng cam tỳ lên đầu đòn gánh. Khi gạt tay gạt 1 về vị trí khởi động,
cam 2 sẽ tỳ lên đầu đòn gánh xupáp nạp và thải hoặc riêng xupáp thải để
xupáp hé mở, giảm nhẹ công nén khi quay động cơ. Ngoài ra, cũng có
trường hợp dùng cơ cấu nâng đũa đẩy của xu páp để giảm áp.
o Dùng bugi sấy nóng khí nạp trong buồng cháy. Bugi sấy nóng thực chất là
vòng dùng điện trở được nung nóng bởi nguồn điện ắc quy. Bugi sấy được
lắp trong buồng cháy ngăn cách. Trong buồng cháy thống nhất bugi sấy
thường đặt trên đường ống nạp.

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7- 13

Hình 7- 15. Cơ cấu giảm áp tỳ lên đầu đòn gánh xupáp


1- Tay gạt; 2 -Cam; 3 – Lò xo xu páp

Ngoài ra để dễ dàng khởi động cho động


cơ có thể dùng hệ thống sấy nóng khí nạp bằng
nguồn điện hoặc đèn khò. Sấy nóng động cơ
bằng nước nóng và hơi nước nóng. Động cơ
cacbuaratơ thường sấy nóng bằng cách dùng
đèn khò đốt nóng nước của hệ thống làm mát,
đốt nóng đường nạp và dầu trong cácte động
cơ. Động cơ tàu thủy và tĩnh tại sấy nóng bằng
cách cho hơi nước nóng đi qua khoang chứa
nước làm mát động cơ hoặc thường sấy nóng
nhiên liệu và dầu bôi trơn bằng điện. Ngoài ra
trên máy kéo loại khởi động bằng động cơ xăng Hình 7- 16. Bộ sấy nóng khí nạp bằng
phụ thường dùng nhiệt của động cơ khởi động điện trở
để hâm nước nóng và dầu nhờn cho động cơ. 1-Nắp xi lanh; 2-Điện trở; 3-Điện cực;
4-Bugi sấy; 5-Vòi phun
7.5. Tính toán công suất cản khi khởi
động động cơ
Muốn quay động cơ đạt tới tốc độ khởi động cần có một năng lượng bên ngoài
thắng công cản của động cơ ở số vòng quay khởi động.
Công cản gồm công tổn thất cơ giới (Lcg), công nén khí (Lk) và công để gia tốc
các chi tiết vận động (Lj).

7.5.1. Mô men cản do tổn thất cơ giới Mcg


Bao gồm tổn thất do ma sát, dẫn động các cơ cấu phụ, tổn thất trong hành trình
bơm, tổn thất do lọt khí.
Theo thực nghiệm, tính áp suất tổn thất cơ giới P cg:
Nếu nkđ < 50 v/ph:
1 1 1
3
𝑃𝑐𝑔 = 2000 + 1,1𝜂10 3
+ 0,022 (𝜂 3 − 𝜂10 ); (Pa) (7-1)

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
7-14 Chương 7 * Thiết kế hệ thống khởi động

Nếu nkđ > 50 v/ph:


1
𝑛 1
4
𝑃𝑐𝑔 = 2000 + 1,31 ( 𝑘đ ) 𝜂3 ; (Pa) (7-2)
100

nkđ : Số vòng quay khởi động, tính bằng vòng/phút.


, 10 : Độ nhớt tuyệt đối của dầu nhờn ở nhiệt độ khi khởi động và độ nhớt ở
10 C tính tính theo đơn vị Ns/m2.
0

Công suất tổn thất cơ giới:


𝑝𝑐𝑔 𝑉ℎ 𝑛𝑘đ 𝑖
𝑁𝑐𝑔 = kW (7-3)
30𝜏

Pcg: Áp suất tổn thất cơ giới; Mpa.


Vh: Dung tích xilanh tính theo lít.
nkđ: Vòng quay khởi động; vòng/phút.
i : Số xilanh.
 : Số kỳ.
Hình (7-17) giới thiệu đồ thị biến thiên của độ nhớt theo nhiệt độ.

Hình 7- 17. Biến thiên độ nhớt tuyệt đối của dầu nhờn theo nhiệt độ
Vậy mômen tổn thất cơ giới Mcg:
N cg
Mcg = 10-3  ; Nm (7-4)
kd

 nkd
Thay kd = ta có:
30
0,318
M cg = Pcg Vh i10−3 ; Nm (7-5)

7.5.2. Mô men cản do nén khí Mk


Khi khởi động chu trình đầu tiên phải tính cả công giãn nở và công nén (L gn; Ln)
đầu tiên.

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7- 15

Hình 7- 18. Đồ thị công khai triển khi khởi động


Trên hình 7-18 trình bày đồ thị công khai triển khi khởi động, trong đó các điểm
A, B, D là điểm bắt đầu vị trí pittông khi khởi động.
- Tại điểm A. Lúc này vị trí pittông trong xilanh ở đầu thời kỳ giãn nở, 2 xupáp
đóng kín, trong xilanh chưa có khí cháy nên khi pittông đi xuống sẽ tạo độ chân không
trong xilanh, công khắc phục độ chân không đó cũng tương đương với công giãn nở của
khí Lgn. Trong khi đó có pittông khác lại ở kỳ nén. Vì vậy nếu bắt đầu khởi động tại A
thì công tiêu tốn cho một xilanh sẽ là: Lk = Lgn + Ln.
Lgn : Công giãn nở khí
Ln : Công nén.
Khi tiếp tục quay thì công giãn nở L'gn sẽ bù cho công nén L'gn  Ln
Nếu khởi động tại điểm B thì Lk = Ln.
Nếu khởi động tại điểm D thì Lk = Ln1 + Lgn1
Vì vậy ta thấy góc quay tối thiểu để khởi động phụ thuộc vào vị trí của pittông
trong xilanh.
Nếu khởi động tại A, góc quay sẽ là 7200
Nếu khởi động tại B, góc quay chỉ còn 360 0.
Vì vậy khi dùng không khí nén để khởi động động cơ phải bắt đầu khởi động tại
A để van nén khi đưa khí vào xilanh dễ dàng.
Việc tính Lk của khí ở mức độ gần đúng vì không thể xác định được tổn thất lọt
khí, tổn thất truyền nhiệt một cách chính xác.
Khi động cơ nguội các tổn thất này lớn nên chọn chỉ số nén đa biến trong phạm
vi 1,15  1,20. Khi bỏ qua lực quán tính (do n nhỏ) ta có thể xây dựng được đồ thị lực
tiếp tuyến của quá trình nén đa biến và xác định lực tiếp tuyến lớn nhất T kmax.
Vậy mômen cản lớn nhất của khí trong xilanh:

 D2  D2 S
Mk = Tkmax R = Tkmax = 0,5 TkmaxVh. MNm (7-6)
4 4 2
Trong đó:
Tkmax : Lực tiếp tuyến lớn nhất của quá trình nén tính với diện tích đỉnh
pittông (MN/m2).

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
7-16 Chương 7 * Thiết kế hệ thống khởi động

R : Bán kính khuỷu (m)


S : Hành trình pittông (m)
D : Đường kính xilanh (m)
Vh : Dung tích công tác (m3)

7.5.3. Mô men gia tốc Mj


Công tiêu tốn để gia tốc các chi tiết vận động từ trạng thái tịnh tiến đến số vòng
quay khởi động. Lj được tính theo công thức:
2
kd
Lj = J (7-7)
2
Trong đó: J - Mômen quán tính quy dẫn của tất cả khối lượng vận động khác
nhau quy về vận động quay đối với đường tâm trục khuỷu.
Tính toán gần đúng J theo công thức kinh nghiệm sau:
J  (1,1  1,4) Jbđ ; kgm2 (7-8)
Jbđ: Mômen quán tính bánh đà (kgm2)
Vậy mômen cản gây ra do gia tốc các chi tiết vận động:
d -6
Mj = J  10-6 = J 10 ; MNm (7-9)
dt
Nếu gọi t là thời gian khởi động, tốc độ góc của trục khuỷu từ 0 đến kđ thì:
d kd
=
dt t
kd
Do đó: Mj = J 10-6 MNm (7-10)
t
Đối với động cơ tàu thủy ta còn phải xét đến công cản của nước đối với chân vịt
khi khởi động do động cơ dẫn động trực tiếp chân vịt.

M 2
C ncv
M cv = =
cv cv (7-11)
Trong đó: M : Mômen xoắn trên trục chân vịt (MNm)
C : Hệ số cản
n : Số vòng quay chân vịt (v/ph)
cv : Hiệu suất của chân vịt
Như vậy mômen cản khi khởi động tổng cộng là:
+) Đối với động cơ ôtô máy kéo, động cơ tĩnh tại:
Mc = Mcg + Mk + Mj ; MNm (7-12)
+) Đối với động cơ tàu thủy:

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 7- 17

Mc = Mcg + Mk + Mj + Mcv ; MNm (7-13)

7.5.4. Công suất khởi động Nkđ


Để khởi động động cơ, công suất thiết bị phải bằng:
M c kd
N kd = kW (7-14)
1000 m

m: Hiệu suất truyền động của thiết bị khởi động.


Trên cơ sở công suất máy khởi động cần đạt được, lựa chọn thiết bị phù hợp đảm
bảo yêu cầu khởi động.

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
7-18 Chương 7 * Thiết kế hệ thống khởi động

Mục lục
Chương 7. THIẾT KẾ HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG 1
7.1. Cơ sở thiết kế 1
7.2. Yêu cầu chung 1
7.3. Các phương pháp khởi động 1
7.3.1. Khởi động bằng quán tính 1
7.3.2. Khởi động bằng động cơ điện 2
7.3.3. Khởi động bằng động cơ xăng phụ 6
7.3.4. Khởi động bằng không khí nén 7
1. Sơ đồ hệ thống khởi động bằng khí nén 7
2. Nguyên lý khởi động bằng khí nén 8
3. Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống khởi động bằng khí nén 9
7.3.5. Khởi động bằng động cơ thủy lực 11
7.4. Các biện pháp hỗ trợ khởi động 12
7.5. Tính toán công suất cản khi khởi động động cơ 13
7.5.1. Mô men cản do tổn thất cơ giới Mcg 13
7.5.2. Mô men cản do nén khí Mk 14
7.5.3. Mô men gia tốc Mj 16
7.5.4. Công suất khởi động Nkđ 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Tấn Chuẩn - Nguyễn Đức Phú - Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến
Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong; Nhà xuất bản Giáo dục - Hà nội 1996
2. Phạm Minh Tuấn
Động cơ đốt trong; Trường Đại học Bách khoa Hà nội 1997
3. KHOVAKH
Motor vehicle engines; Mir Publishers, 1979

PGS.TS. Trần Thanh Hải Tùng, Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng

You might also like