You are on page 1of 2

2.2.2.

Cấu trúc của hệ truyền động điện


Cấu trúc của hệ truyền động điện được sử dụng trong cần trục- cầu trục được đưa ra với hai
dạng phổ biến minh họa như hình 2.1.
- Hình 2.1a:

Động cơ thực hiện có thể là động cơ điện một chiều điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi giá
trị điện trở phụ trong mạch phần ứng và mạch kích từ. Cần chú ý rằng cuộn kích từ nối tiếp được
sử dụng để hỗ trợ mômen của động cơ trong điều khiển ở chiều nâng và hạ là khác nhau. Việc
đảo chiều quay của động cơ điện một chiều được thay đổi chủ yếu bằng cách đảo chiều điện áp
phần ứng. Hệ thống cấp nguồn cho động cơ một chiều có thể là máy phát điện một chiều (hệ F -
Đ) hoặc bộ biến đổi Thyristor (hệ T - Đ).
Trong trường hợp truyền động bằng động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc loại có nhiều cuộn
dây quấn trên stator, các tốc độ khác nhau được tạo ra bằng cách đồi nối các cuộn dây hoặc thay
đổi điện áp, tần nguồn cấp cho các cuộn dây stator. Việc đổi chiều quay cho các động cơ xoay
chiều không đồng bộ thường thực hiện bằng phương đổi thứ tự pha điện áp nguồn cấp.
Ưu điểm cơ bản của hệ truyền động điện loại này là kết cấu hệ thống đơn giản, thưởng xây
dựng theo nguyên tắc sử dụng tay điều khiển kết hợp với trạm từ. Đồng thời dạng này cũng cho
phạm vi điều chỉnh tốc độ rất lớn, vốn đầu tư ban đầu thấp.
Nhược điểm của hệ thống là độ trơn điều chỉnh không cao, có thể gây nên lực giật trong quá
trình làm việc của cần trục - cầu trục. Vì vậy tính bền vững không cao và chỉ được áp dụng cho
các cần trục - cầu trục có đặc tính công nghệ nâng chuyển yêu cầu không cao.
Để khắc phục các nhược điểm trên trong các hệ thống điều khiển chuyển động cho các cơ
cấu, ngày nay đã ứng dụng các hệ thống truyền động điện hiện đại sử dụng bộ biến tần động cơ
không đồng bộ với thiết bị điều khiển PLC. Dạng hệ thống này cho kết quả tốt về khả năng điều
chỉnh tốc độ, tính linh hoạt trong điều khiển và giám sát, cũng như hiệu quả kinh tế cao trong
khai thác vận hành.
Trong đó:
1 - Động cơ truyền động
2 - Phanh hãm dừng điện từ
3 - Bộ truyền cơ khí
4 - Có thể là trống tới quấn cáp nâng hạ hàng hoặc nâng hạ cần
5 - Phanh hãm an toàn cho cơ cấu nâng hạ cần hoặc nâng hạ hang
6 - Phụ tải động dùng để điều chỉnh tốc độ của hệ thống (có thể là máy phát hãm đồng bộ,
máy phát điện một chiều hoặc các dạng phanh hãm điện tử). Riêng truyền động cho cơ cấu quay,
thường sử dụng bộ truyền cơ khí dạng trục vít vô tận với bánh răng nón dẫn động cho trụ quay

You might also like