You are on page 1of 3

MÁY BƠM BÁNH RĂNG

I. Giới thiệu chung


- Thuộc dòng bơm thể tích, thường được sử dụng trong các hệ thống thủy lực
có áp suất trung bình nhằm hút các chất lỏng nhiều nhớt như: dầu, nhựa
đường… hoặc dùng làm bơm sơ cấp trong các hệ thống thủy lực có áp suất cao.
- Đặc điểm của bơm:
+ Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo
+ Độ chính xác cao, kích thước nhỏ gọn
+ Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn
+ Có khả năng chịu quá tải trong 1 thời gian ngắn
+ Không điều chỉnh được lưu lượng
- Áp suất của bơm bánh răng hiện nay từ 10-200 bar
- Gồm 2 loại: Bơm bánh răng ăn khớp trong, bơm bánh răng ăn khớp ngoài
II. Bơm bánh răng ăn khớp trong
1. Cấu tạo

- Gồm 7 bộ phận với 2 bộ phận chính


+ Bánh răng chủ động: được nối với trục dẫn, khi chuyển động sẽ dẫn động
bánh răng bị động
+ Bánh răng bị động: được dẫn động khi bánh răng chủ động quay
2. Nguyên lý làm việc
- Dựa theo nguyên lý dẫn và nén chất lỏng trong một thể tích kín có dung tích
thay đổi
- Khi bánh răng chủ động quay sẽ kéo theo bánh răng bị động quay, chất lỏng
trong các rãnh răng sẽ được vận chuyển từ khoang hút đến khoang đẩy vòng
theo vỏ của bơm. Quá trình đẩy được diễn ra khi bánh răng vào khớp ở khoang
đẩy, sau đó chất lỏng ở khoang đẩy bị ép và dồn vào đường ống đẩy. Song song
lúc này tại khoang hút sẽ có 1 cặp bánh răng ra khớp, dung tích của khoang hút
được dãn ra, áp suất ở khoang hút bị giảm và chất lỏng bị hút vào khoanh hút
3. Ưu nhược điểm
Ưu điểm Nhược điểm
- Thiết kế mở, dễ dàng tháo lắp, vệ - Kích thước lớn, khó vận chuyển
sinh, thuận tiện bảo dưỡng - Khi hoạt động phát ra tiếng ồn lớn
- Xử lý mượt các loại chất lỏng đặc, - Không bơm được môi chất siêu nhớt
dạng nhớt
- Khả năng hiệu chỉnh lưu lượng
bơm, hồi chất bơm lại buồng chứa
giúp bảo vệ máy

III. Bánh răng ăn khớp trong


1. Cấu tạo

- Gồm 7 bộ phận với:


+ Bánh răng chủ động: là bánh răng nhỏ được gắn với trục dẫn, khi chuyển
động sẽ làm quay vành răng bị động
+ Vành răng bị động: được dẫn động bởi bánh răng chủ động
+ Vành chắn lưới liềm: có tác dụng lấp đầy khoảng trống giữa 2 bánh răng
2. Nguyên lý làm việc
- Dựa theo nguyên tắc như bánh răng ăn khớp ngoài nhưng hoạt động với 2
bánh răng có kích thước khác nhau lồng vào nhau. Bánh răng nhỏ gắn với trục
dẫn, khi quay sẽ làm quay bánh răng lớn, lúc này sự chuyển động của các bánh
răng sẽ hút chất lỏng từ đường hút vào khoang hút rồi chuyển sang khoang đẩy
với áp suất cao
3. Ưu nhược điểm
Ưu điểm Nhược điểm
- Kích thước nhỏ gọn, thuận tiện di - Thiết kế kín, khó tháo ráp
chuyển - Khó theo rõi hoạt động máy
- Hiệu năng hoạt động mạnh, có thể - Các dấu tích hư hỏng ban đầu khó
xử lý nhiều chất lỏng đặc phát hiện
- Dễ dàng điều chỉnh lưu lượng bơm,
hồi chất bơm lại buồng khí bảo vệ
máy

IV. Ứng dụng bơm bánh răng


- Bánh răng ăn khớp ngoài: dùng bơm nước, các loại dầu nhẹ, phụ gia hóa học,
nhựa hoặc dung môi. Chúng được ưu tiên trong bất kỳ ứng dụng nào yêu cầu
định lượng chính xác như nhiện liệu, polyme hay phụ gia hóa học
- Bánh răng ăn khớp trong: sử dụng vượt trội hơn khi bơm các chất lỏng dày
như dầu, nhựa đường, chất kết dính và các chất lỏng kho bơm như hắc-in, lưu
huỳnh nóng chảy

You might also like