You are on page 1of 90

PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ KHÍ Ô TÔ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


Ô TÔ CHUYÊN DÙNG
Đề tài: Thiết kế xe cứu hỏa trên xe cơ sở
Hino 500 FG8JJ7A

Giảng viên hướng dẫn: Ts.Trần Văn Lợi


Sinh viên thực hiện: Vũ Minh Thiện
Lớp: Kỹ thuật ô tô 1. K61
Mssv: 6151040028
Hệ: Chính quy Khóa: 61

Tp. Hồ Chí Minh, 5 tháng 1 năm 2024


NHẬN XÉT
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

2
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CỨU HỎA..................................................................................................................7
1.1. Giới thiệu về xe cứu hỏa......................................................................................................................................8
1.2.Phân loại xe cứu hỏa............................................................................................................................................9
1.2.1.Xe cứu hỏa có vòi phun:................................................................................................................................9
1.2.2.Xe chữa cháy có bồn nước hay là xe tiếp nước:..........................................................................................9
1.2.3. Xe chữa cháy có 2 cabin phục vụ trong đường hầm:...............................................................................10
1.2.4.Xe cứu hỏa có thang:...................................................................................................................................11
1.2.5.Phân loại theo dung tích bồn chứa nước:..................................................................................................12
1.3.Lựa chọn phương án..........................................................................................................................................12
1.3.1. Lựa chọn xe cơ sở.......................................................................................................................................13
1.3.2. . Chọn phương pháp trích công suất (PTO) :...........................................................................................14
1.3.3.Chọn công nghệ chữa cháy.........................................................................................................................15
1.3.4.Chọn phương án thiết kế cabin...................................................................................................................16
1.3.5.Chọn phương án thiết kế xitec....................................................................................................................18
1.3.6. Lựa chọn phương án vật liệu.....................................................................................................................20
1.3.7. Chọn phương án bơm.................................................................................................................................21
1.3.8.Chọn phương án bố trí súng phun trên thùng...........................................................................................22
1.4.Nội dung đề tài....................................................................................................................................................22
1.4.1.Quy định về thùng xe..................................................................................................................................22
a. Yêu cầu kĩ thuật chung:...................................................................................................................................22
b. Kích thước ngoài xe chữa cháy.......................................................................................................................23
1.4.2.Giới thiệu về thùng xe.................................................................................................................................23
1.4.3. Giới thiệu xe cơ sở......................................................................................................................................25
a. Kết cấu cabin....................................................................................................................................................30
b.Động cơ:.............................................................................................................................................................32
c.Hệ thống truyền lực...........................................................................................................................................33
d.Hệ thống phanh, treo, lái..................................................................................................................................34
d.1: Hệ thống phanh.............................................................................................................................................34
d.2. Hệ thống lái....................................................................................................................................................35
d.3: Hệ thống treo.................................................................................................................................................37
a) Bộ phận đàn hồi:..............................................................................................................................................38
b) Bộ phận giảm chấn:.........................................................................................................................................39
1.4.4.Giới thiệu khung phụ..................................................................................................................................40
1.4.5. Giới thiệu hệ thống bơm và các cơ cấu chuyên dùng...............................................................................41
3
a. Bơm nước chữa cháy KSP 1000......................................................................................................................41
b. Bố trí các cụm chi tiết trên bơm......................................................................................................................45
c. Thiết bị tạo bọt..................................................................................................................................................48
d. Hệ thống hút chân không.................................................................................................................................50
e. Kết cấu khóa chân không trên bơm................................................................................................................51
f. Lăng giá.............................................................................................................................................................52
g. Bộ trích công suất PTO....................................................................................................................................54
1.4.6. Mô tả nguyên lí hoạt động của hệ thống cứu hỏa trên xe........................................................................56
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XE CỨU HỎA HINO 500 SERIES...........................................................59
2.1. Tính toán khối lượng và các phân bố khối lượng............................................................................................59
2.1.1.Tính toán khối lượng...................................................................................................................................59
2.1.2. Xác định khối lượng các trục phân bố lên ô tô.........................................................................................60
2.1.3. Tính toán tọa độ trọng tâm của ô tô..........................................................................................................63
2.1.4. Tính ổn định của xe ô tô.............................................................................................................................65
a Tính ổn định của xe ô tô khi không tải.............................................................................................................66
b.Tính ổn định của xe ô tô khi đầy tải.................................................................................................................69
2.2.Tính toán động lực học kéo.................................................................................................................................71
2.2.1. Đặc tính ngoài động cơ................................................................................................................................72
2.2.2. Tính toán nhân tố động lực học.................................................................................................................73
2.2.3 Đánh giá khả năng tang tốc khi ô tô đầy tải.................................................................................................75
CHƯƠNG 3: LẬP QUY TRÌNH ĐỂ CHẾ TẠO........................................................................................................82
3.1. Sơ đồ quy trình chế tạo xe cứu hoả:.................................................................................................................82
3.2. Lựa chọn quy mô sản xuất................................................................................................................................83
3.3. Bố trí các cơ cấu................................................................................................................................................84
3.3.1. Một số biện pháp bố trí và cải tạo.............................................................................................................84
a. Thay đổi chiều dài các đăng từ đầu ra hộp số................................................................................................84
b.Lắp bộ trích công suất lên ô tô cơ sở................................................................................................................85
c.Tổng thể bố trí.....................................................................................................................................................85
3.3.2.Các bước công nghệ thực hiện....................................................................................................................85

4
Mục lục hình ảnh
Hình 1: Tổng thế xe cứu hỏa............................................................................................................................................8
Hình 2: Xe cứu hỏa có vòi phun.......................................................................................................................................9
Hình 3: Xe cứu hỏa có bồn nước hay là xe tiếp nước..................................................................................................10
Hình 4: Xe cứu hỏa có 2 cabin phục vụ trong đường hầm..........................................................................................11
Hình 5: Xe cứu hỏa có thang..........................................................................................................................................12
Hình 6. Bản vẽ xe cơ sở...................................................................................................................................................14
Hình 7. Thông số xe cở...................................................................................................................................................14
Hình 8. Xe chữa cháy trên nền xe hino có cabin đơn..................................................................................................17
Hình 9. Ôtô chữa cháy trên nền xe hino 5T trang bị cabin kép..................................................................................18
Hình 10. Ôtô chữa cháy có téc chứa nước hình trụ elip..............................................................................................19
Hình 11. Ôtô chữa cháy có téc chứa nước hình trụ tròn.............................................................................................19
Hình 12. Ôtô chữa cháy có téc chứa nước hình chữ nhật hoặc vuông.......................................................................20
Hình 13. Bơm ly tâm.......................................................................................................................................................21
Hình 14. Kích thước lòng thùng hàng...........................................................................................................................24
Hình 15. Kích thước thùng cứu hỏa..............................................................................................................................24
Hình 16. Ảnh minh họa thùng xe...................................................................................................................................25
Hình 17. Hình ảnh cabin Hino 500 FG8JJ7A...............................................................................................................30
Hình 18. Bản điều khiển trung tâm..............................................................................................................................31
Hình 19 .Động cơ J08E-WE...........................................................................................................................................33
Hình 20. Hộp số MX06...................................................................................................................................................34
Hình 21. Ảnh minh họa hệ thống phanh Hino 500 FG8JJ7A.....................................................................................35
Hình 22. Cơ cấu lái: trục vít ecu , trợ lực thủy lực......................................................................................................35
Hình 23. Cấu tạo chung hệ thống lái xe Hino 500........................................................................................................36
Hình 24. Hệ thống treo phụ thuộc.................................................................................................................................37
Hình 25. Nhíp lá..............................................................................................................................................................38
Hình 26.Ảnh thức tế bộ phận đàn hồi...........................................................................................................................39
Hình 27. Bộ giảm chấn....................................................................................................................................................39
Hình 28. Ảnh minh họa bộ giảm chấn...........................................................................................................................40
Hình 29. Hình minh họa bơm chữa cháy......................................................................................................................41
Hình 30. Các dạng cánh quạt của bơm.........................................................................................................................42
Hình 31. Hình nguyên lí hoạt động bơm chữa cháy....................................................................................................42
Hình 32. Bố trí các cụm chi tiết trên bơm.....................................................................................................................45
Hình 33. Ảnh thực tế bố trí cụm chi tiết bơm...............................................................................................................47
Hình 34. Thiết bị tạo bọt.................................................................................................................................................48
Hình 35. Kết cấu thiết bị tạo bọt....................................................................................................................................48
Hình 36. Nguyên lí hoạt động thiết bị tạo bọt...............................................................................................................49

5
Hình 37.Hóa chất tạo bọt................................................................................................................................................49
Hình 38. Cụm bơm hút chân không..............................................................................................................................50
Hình 40.Lăng giá cố định Hình 41.Lăng giá cầm tay................................................................52
Hình 42. Cấu tạo lăng giá...............................................................................................................................................53
Hình 43. Bộ trích công suất PTO...................................................................................................................................54
Hình 44. PTO...................................................................................................................................................................56
Hình 45. Sơ đồ nguyên lí hoạt động của xe chữa cháy................................................................................................57
Hình 46. Trường hợp ô tô trên đường xuống dốc........................................................................................................66
Hình 47. Trường hợp ô tô trên đường xuống dốc........................................................................................................67
Hình 48. Trường hợp ô tô trên đường nghiêng ngang................................................................................................68
Hình 49.Trường hợp ô tô quay vòng trên đường bằng...............................................................................................69
Hình 50. Đồ thị đặc tính ngoài của động cơ..................................................................................................................73
Hình 51. Đồ thị nhân tố động lực học............................................................................................................................75
Hình 52. Đồ thị gia tốc chuyển động.............................................................................................................................77
Hình 53. Đồ thị gia tốc ngược.........................................................................................................................................78
Hình 54. Đồ thị thời gian tăng tốc và quãng đường tăng tốc......................................................................................81
Hình 55. Sơ đồ quy trình chế tạo xe cứu hỏa................................................................................................................82
Hình 56. Ảnh minh họa thay đổi chiều dài các đăng từ đầu ra hộp số......................................................................84
Hình 57. Hình minh họa lắp bộ trích công suất lên ô tô cơ sở....................................................................................85

6
Mục lục bảng
Bảng 1.Thông số kỹ thuật xe nền Hino FG8JJ7A:......................................................................................................13
Bảng 2 - Kích thước ngoài các loại xe chữa cháy.........................................................................................................23
Bảng 3. Các đặc tính kĩ thuật HINO 500 FG8JJ7A.....................................................................................................27
Bảng 4. Kết cấu Cabin....................................................................................................................................................30
Bảng 5: Bảng thông số động cơ J08E-WE...................................................................................................................32
Bảng 6.Thông số hộp số MX06 và truyền lực...............................................................................................................33
Bảng 7.Thông số bơm nước chữa cháy KSP 1000.......................................................................................................43
Bảng 8. Thông số bơm mồi ( là một hệ thống của bơm KSP 1000)............................................................................45
Bảng 9. Thông số lăng giá...............................................................................................................................................54
Bảng 10. Thông số PTO..................................................................................................................................................56
Bảng 11. Thông số thiết kế xe cứu hỏa..........................................................................................................................59
Bảng 12: Phân bố trọng lượng ô tô thiết kế..................................................................................................................61
Bảng 13: Thông số tính toán ổn định............................................................................................................................62
Bảng 14: Thông số tính toán chiều cao trọng tâm.......................................................................................................62
Bảng 15: Kết quả tính toán toạn độ trọng tâm ô tô thiết kế.......................................................................................65
Bảng 16. Các thông số tính ổn định ô tô.......................................................................................................................70
Bảng 17. Kết quả tính toán ổn định...............................................................................................................................71
Bảng 18. Các thông số để tính toán sức kéo của ô tô...................................................................................................71
Bảng 19. Bảng đường đặc tính ngoài động cơ..............................................................................................................72
Bảng 20. Giá trị vận tốc tại các tay số...........................................................................................................................74
Bảng 21. Nhân tố động lực học......................................................................................................................................74
Bảng 22. Giá trị hệ số tính đến chuyển động xoay.......................................................................................................76
Bảng 23. Giá trị gia tốc ứng với từng vận tốc tại các tay số........................................................................................76
Bảng 24. Giá trị gia tốc ngược ứng với từng vận tốc tại các tay số............................................................................77
Bảng 25. Giá trị độ giảm vận tốc, quãng đường đi được trong quá trình chuyển số...............................................79
Bảng 26. Bảng giá trị thời gian – quãng đường tăng tốc.............................................................................................80

7
LỜI NÓI ĐẦU

Ô tô chuyên dùng là một môn học cơ sở của ngành cơ khí,môn học này không những giúp cho sinh
viên có cái nhìn cụ thể, thực tế hơn với kiến thức đã được học, mà nó còn là cơ sở rất quan trọng cho
các môn học chuyên ngành sẽ được học sau này.
Đề tài của em được giao tìm hiểu về xe chuyên dùng xe cứu hỏa,cơ cấu chuyên dùng em tìm hiểu là
bơm ly tâm hút chân không. Trong quá trình tính toán và thiết kế các chi tiết trên xe đã sử dụng và
tra cứu các tài liệu sau.

- Nguyễn Hữu Hường, Ô tô chuyên dùng, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2011.
- Reza N. J., Vehicle dynamics, Riverdale, 2008.

- Nguyễn Hữu Lộc, Giáo trình cơ sở thiết kế máy, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh,
2016.
Do là lần đầu tiên làm quen với công việc tính toán, thiết kế xe chuyên dùng cùng với sự hiểu biết
còn hạn chế cho nên dù đã rất cố gắng tham khảo tài liệu và bài giảng của các môn học có liên quan
song bài làm của em không thể tránh được những thiếu sót. Em kính mong được sự hướng dẫn và
chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy cô bộ môn giúp cho sinh viên ngày càng tiến bộ.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Văn Lợi đã trực tiếp hướng dẫn,chỉ bảo một cách
tận tình giúp sinh viên hoàn thành tốt môn học này.

TP Hồ Chí Minh,Tháng 1,năm 2024

Sinh viên

Vũ Minh Thiện

8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CỨU HỎA

1.1. Giới thiệu về xe cứu hỏa


Xe cứu hỏa hay xe chữa cháy là một loại xe chuyên dụng dùng để dập tắt các đám cháy. Mục đích
chính của xe cứu hỏa bao gồm vận chuyển lính cứu hỏa đến một sự cố cũng như mang theo thiết bị
cho các hoạt động cứu hỏa và cứu hộ cứu nạn. Một số xe cứu hỏa có chức năng chuyên dụng,như
dập tắt đám cháy và cứu hộ cứu nạn.
Nhiều xe cứu hỏa dựa trên khung gầm xe thương mại được nâng cấp và tùy chỉnh thêm cho các yêu
cầu chữa cháy.Chúng thường được trang bị còi báo động và đèn chiếu sáng cho xe dùng trong
trường hợp khẩn cấp,cũng như các thiết bị liên lạc như radio hai chiều và công nghệ thông tin liên
lạc.

Hình 1: Tổng thế xe cứu hỏa

9
1.2.Phân loại xe cứu hỏa
1.2.1.Xe cứu hỏa có vòi phun:
-Xe cứu hỏa có vòi phun là dòng xe được sử dụng phổ biến hiện nay. Với vòi phụ trên xe và các
đường ống được lắp thêm ở phía đuôi xe cùng với vòi phun phía trên nóc xe giúp quá trình dập đám
cháy nhanh hơn và tốt hơn.

Hình 2: Xe cứu hỏa có vòi phun

1.2.2.Xe chữa cháy có bồn nước hay là xe tiếp nước:


-Dòng xe này có bồn chứa nước hình elip có vòi phun nước thường dùng để dập lửa cháy gỗ, cháy
vải, cháy đường dây điện, cháy nhựa. Mục đích của xe dùng để tiếp nước cho các dòng xe cứu hỏa
chuyên dụng ở những nơi không gần cây lấy nước hoặc không có nước ở gần ngay khu vực có đám
cháy.
-Xe rất linh động và vận chuyển nước liên tục đến đám cháy nhanh nhất.

10
Hình 3: Xe cứu hỏa có bồn nước hay là xe tiếp nước

1.2.3. Xe chữa cháy có 2 cabin phục vụ trong đường hầm:


-Xe chữa cháy 2 cabin hay còn gọi là xe chữa cháy 2 đầu thường dùng để cứu hỏa trong đường hầm.
Mục đích của 2 cabin khác nhau. 1 cabin dùng để lái, 1 cabin dùng để hấp thu nhiệt, lọc không khí,
hạn chế không khí lưu thông vào đám cháy làm đám cháy to hơn.
-Xe cứu hỏa hai đầu là phương tiện cứu hỏa và dập lựa chuyên dụng trong đường hầm hiện nay.

11
Hình 4: Xe cứu hỏa có 2 cabin phục vụ trong đường hầm

1.2.4.Xe cứu hỏa có thang:


-Xe cứu hỏa có thang dài thường được sử dụng để phục vụ cứu người gặp nạn trong đám cháy là chủ
yếu. Dòng xe này được thiết kế không có thùng chứa nước, chỉ có thang và giỏ nâng người để đưa
người và lĩnh cứu hỏa lên trên những toàn nhà cao tầng hoặc trên chỗ cao để dập lửa.
-Xe cứu hỏa thang dài có chiều cao lên đến 70m, hiện tại ở Việt Nam có dòng xe cứu hỏa thang có
chiều cao là 62m tương đương với tòa nhà 20 tầng hiện nay.

12
Hình 5: Xe cứu hỏa có thang
1.2.5.Phân loại theo dung tích bồn chứa nước:
Hiện nay xe cứu hỏa được chia làm các loại sau:
-Xe cứu hỏa mini có dung tích < 5 khối
Dòng xe này thường được dùng để dập các đám cháy trong khu vực đông dân, nơi đường xá nhỏ
hẹp. Những dòng xe này thường được sử dụng phổ biến ở các thành phố đông đúc khu dân cư.
-Xe cứu hỏa từ 5-10 khối
Những dòng xe lớn thường được dùng cho sân bay, khu công nghiệp những khu vực rộng lớn cần xe
lớn để dập lửa.

1.2.6.Phân loại theo hãng xe:


Hiện nay xe cứu hỏa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam gồm các hãng:
Xe của Nhật Bản:
– Xe cứu hỏa Hino
– Xe cứu hỏa ISUZU
– Xe cứu hỏa SUZUKI
Xe của Trung Quốc:
– Xe cứu hỏa Dongfeng
– Xe cứu hỏa Howo

1.3.Lựa chọn phương án


13
1.3.1. Lựa chọn xe cơ sở

Do nhu cầu chữa cháy nhanh chóng hiệu quả trong các khu dân cư và đô thị. Trên cơ sở tìm hiểu
nhu cầu công việc và phân tích các đặc điểm kỹ thuật trên xe cơ sở HINO FG8JJ7A do Nhật Bản
sản xuất phù hợp với TCN và TCVN về thiết kế ô tô Cứu Hỏa, phù hợp nhu cầu trong nước nên tôi
chọn khung cơ sở trên để thiết kế xe Cứu Hỏa 7000 lít. Khi thiết kế cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật sau:
 Giữ nguyên toàn bộ động cơ, hệ thống truyền động và các cơ cấu điều khiển ô tô sát si như : sát
si, động cơ, hộp số, các đăng, trục trước, cầu sau, các hệ thống phanh, treo, lái…..
 Không làm ảnh hưởng đến chất lượng độ bền của sát si.
 Đảm bảo các thông số về khoảng cách từ sàn đến trần xe, chiều dài của xe, cản hông, cản đuôi
theo quy định của TCVN và các tiêu chuẩn có liên quan.
 Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và các yêu cầu sử dụng của ô tô.
 Phù hợp với vật tư và công nghệ trong điều kiện của Việt Nam.
 Khoảng sáng gầm xe phải lớn và tính năng thông qua mọi điều kiện đường xá khó khăn và chưa
đồng bộ ở nước ta vì cứu hỏa là nhiệm vụ rất cấp thiết.
 Hộp số của xe phải có cổng trích công suất hoặc hộp trích công suất: Vì xe cứu hỏa còn có bộ
phận bơm nhiên liệu nên yêu cầu xe cơ sở phải có hộp trích công suất để dẫn động bơm.
 Bền bỉ và chịu được nhiệt độ cao: Do điều kiện làm việc đặc thù ở các đám cháy lớn có tính
nhiệt lớn cao nên đòi hỏi xe cơ sở phải có tính chất chịu nhiệt và bền bỉ.
 Sau đây là các thông số kỹ thuật cơ bản của xe nền HINO FG8JJ7A và ô tô thiết kế:

Bảng 1.Thông số kỹ thuật xe nền Hino FG8JJ7A:


Dòng xe Hino FG8JJ7A
Tổng tải trọng (kg) 16000
Tự trọng (kg) 5450
Kích thước xe
Chiều dài cơ sở (mm) 4330
Kích thước bao ngoài (mm) 7.850 x 2.490 x 2.770
Khoảng cách từ sau Cabin đến điểm 5.675
cuối chassis (mm)
Động cơ
Model Động cơ Diesel HINO J08E – WE, 6
xi-lanh thẳng hàng với tuabin tăng
nạp và làm mát khí nạp
Công suất cực đại (kW) 260 PS – (2.500 vòng/phút)
Môment xoắn cực đại (N.m) 794 N.m- (1.500 vòng/phút)
Dung tích xy lanh (cc) 7684
Tỷ số nén 18:1

14
Hình 6. Bản vẽ xe cơ sở

Hình 7. Thông số xe cở
1.3.2. . Chọn phương pháp trích công suất (PTO) :
 Trích công suất từ bánh đà:
 Sử dụng cho thiết bị chuyên dùng yêu cầu công suất thường trực
 Moment xoắn đầu ra của trục cao
 Trích công suất cả khi xe đứng yên hoặc chuyển động
 Trích công suất từ hộp số (có cơ cấu ly hợp):
 Cơ cấu ly hợp đóng ngắt đường truyền công suất khi cần thiết
 Moment xoắn đầu ra của trục thấp hoặc trung bình
15
 Trích công suất khi xe đứng yên
 Trích công suất từ trục các- đăng :
 Cơ cấu ly hợp đóng ngắt đường truyền công suất khi cần thiết
 Moment xoắn đầu ra của trục cao, có thể thay đổi tốc độ và moment của trục nhờ
vào việc thay đổi tỷ số truyền của hộp số.
 Trích công suất khi xe đứng yên và cả khi di chuyển
 Chọn phương án trích công suất:
Dựa vào các yêu cầu cụ thể về cách thức trích công suất của ôtô chữa cháy cũng như tham
khảo thực tế, yêu cầu về PTO của xe cứu hỏa như sau:
 Đóng ngắt đường truyền khi cần thiết
 Moment xoắn đầu vào yêu cầu của bơm phải đạt mức cho phép
 Công tác chữa cháy diễn ra thường xuyên khi xe đứng yên, một vài trường hợp vừa
hoạt động vừa di chuyển (công tác chống bạo động).
 Cho nên ta thấy phương án trích công suất từ các-đăng là phù hợp.
1.3.3.Chọn công nghệ chữa cháy
*Công nghệ CAFS:
- Đặc điểm của công nghệ CAFS:
Độ giãn nở bọt tích cực của hỗn họp bọt-nước qua khí nén áp suất cao, với tỷ lệ giãn nở bọt
khí thông thường gấp 8 lần (1:8) và có thể lên đến 22 lần (1:22)
• Khả năng chữa cháy trong môi trường thực tế điện áp 35KV (đã được kiểm định)
• Khoảng phun xa và độ cao phun được nâng cao hơn nhiều nhờ khí nén hoạt động tích cực so
với quy trình bọt khí thông thường (độ giãn nở bọt thụ động)
• Vòi chữa cháy nhẹ hơn và dễ dàng sử dụng hơn nhờ trọng lượng khí lớn trong hỗn hợp bọt
khí nén.
• Hiệu quả bám dính mạnh cả trên bề mặt thẳng đứng nhờ cấu trúc bọt đồng nhất.
• Bảo vệ gần như tuyệt đối việc bùng phát lại đám cháy
- Ưu điểm chữa cháy:
• Chữa cháy nhanh chóng, hạn chế tuyệt đối khả năng tái bùng phát đám cháy nhờ tác dụng
làm mát nhanh và độ bao phủ bền vững của bọt khí nén
• Khả năng chữa cháy được nhân lên nhiều lần nhờ tăng khả năng giãn nở của bọt
• Hỗ trợ chữa cháy đúng mục tiêu, chính xác nhờ sử dụng bọt khí nén như là điểm chỉ báo đối
với các điểm nóng
• Độ tiếp xúc cao nhờ việc phân nhỏ của hạt nước từ bọt khí nén trong quá trình thâm nhập
ngọn lửa
• Hiệu quả chữa cháy cao nhờ vào sự tiêu thụ rất ít nước và thời gian chữa cháy nhanh.
*Công nghệ One Seven:
-Đặc điểm của công nghệ One- Seven:
 Một-Bảy là hệ thống bọt được nén tự động tạo nên bọt tốt nhất mà không phụ thuộc vào
hình thức phun.
 Công nghệ Một-Bảy sử dụng rất ít nước và bọt (foam), tạo ra được một thể tích bọt gấp 8
lần so với nước.
16
 Những hạt bọt này với kích thước đồng đều nhau tạo lên một màng bọt phủ lên đám cháy.

Ưu điểm chữa cháy:


 Có thể được sử dụng trong tất cả loại đám cháy
 Có thể được sử dụng chữa cháy trên hiệu điện lên tới 35 000V
 Làm hạ nhiệt cực kỳ nhanh (10,3°C/giây, trong khi đó nước chỉ là 1,5°C/giây)
 Là phương pháp chữa cháy hiệu quả cao sử dụng lượng nước và bọt tối thiểu
 Một-Bảy có thể được sử dụng trong tất cả loại đám cháy.

*Công nghệ chữa cháy foam+nước:


Đặc điểm:
Nước và foam được trộn lẫn vào nhau theo một tỷ lệ nhất định (từ 3% - 6%), khi hỗn hợp
được xịt về phía đám cháy thì sẽ phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt vật cháy, tách
vật cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa sẽ bị dập tắt.
Ưu điểm chữa cháy:
 Công nghệ chữa cháy đơn giản nhưng hiệu quả phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất xe
chuyên dùng trong nước
 Chi phí đầu tư thấp
 Tính linh hoạt cao
 Dễ dàng vận hành sử dụng và bảo dưỡng sửa chữa
 Chọn phương án công nghệ chữa cháy:
Trên cơ sở ưu tiên lựa chọn loại xe phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất trong nước, chi phí đầu
tư ban đầu thấp, dễ vận hành sử dụng thì chọn công nghệ chữa cháy dạng foam + nước (tỷ lệ 3%-
6%).
1.3.4.Chọn phương án thiết kế cabin.
*Xe chữa cháy có cabin đơn
 Dùng cho xe chữa cháy vừa và nhỏ, dùng chữa cháy trong các khu vực có đường, hẻm nhỏ
hẹp.
 Thường dùng cho xe bơm, xe tiếp nước, xe thang
 Khả năng triển khai nhanh chóng, bảo trì bảo dưỡng ít phức tạp
 Cần không gian lớn để bố trí thùng tích nước
17
Hình 8. Xe chữa cháy trên nền xe hino có cabin đơn
* Ôtô chữa cháy có cabin kép:
 Dùng cho ôtô chữa cháy trung bình, lớn
 Đảm bảo mang theo đủ nguồn nhân lực để chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tốt (thường
một xe đi kèm 6-8 người )
 Ôtô trang bị nhiều thiết bị chữa cháy, cần nguồn nhân lực vận hành lớn để tiếp cận
đám cháy dễ dàng hơn

18
Hình 9. Ôtô chữa cháy trên nền xe hino 5T trang bị cabin kép

*Chọn phương án thiết kế ca-bin


Dựa vào yêu cầu riêng của ôtô chữa cháy phải đảm bảo:
 Ôtô trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác chữa cháy
 Có khả năng chở được nhiều người, tham gia vận hành toàn bộ máy móc thiết bị để
xử lý đám cháy, mang đủ nguồn lực để tham gia cứu hộ cứu nạn kịp thời
 Nhanh chóng tiếp cận các đám cháy một cách hiệu quả.
=>Chọn phương án thiết kế cabin đơn.

1.3.5.Chọn phương án thiết kế xitec

*Ôtô chữa cháy có mặt cắt téc hình elip.(Thường dùng trong xe chở dầu mỏ LPG, xe chở
nước và các loại chất lỏng)
 Hạ thấp trọng tâm xe, tăng độ ổn định của xe
 Khó chế tạo
 Khó bố trí các thiết bị chữa cháy đi kèm

19
Hình 10. Ôtô chữa cháy có téc chứa nước hình trụ elip
*Ôtô chữa cháy có mặt cắt téc hình tròn (Thường dùng trong xe chở dầu mỏ
LPG)
● Áp suất được phân bố đều trên chu vi tiết diện téc

● Khó chế tạo


● Khó bố trí các thiết bị chữa cháy đi kèm

20
Hình 11. Ôtô chữa cháy có téc chứa nước hình trụ tròn

*Ôtô chữa cháy có mặt cắt téc hình chữ nhật hoặc hình vuông
 Dễ chế tạo
 Áp suất chất lỏng phân bố không đều
 Tận dụng được không gian để trang bị các thiết bị chữa cháy
 Tận dụng được hình dạng téc, phù hợp thiết kế thân xe dạng hộp để tăng diện tích sử
dụng

Hình 12. Ôtô chữa cháy có téc chứa nước hình chữ nhật hoặc vuông

*Ôtô chữa cháy có mặt cắt téc hình thang, đáy cong ( được sử dụng nhiều)
● Tận dụng được chiều ngang của xe

● Trọng tâm bồn khi đầy nước thấp, cho phép tăng độ ổn định của ôtô
●Kích thước dài, rộng, cao bằng với bồn kiểu elip thì bồn hình thang có dung tích lớn
hơn
● Cho phép rút ngắn chiều dài bồn so với các loại tiết diện khác, dễ bố trí trên xe để
đạt được vị trí trọng tâm hợp lí và phân bố tải trọng lên các cầu
● Phù hợp với ôtô cơ sở có cabin vuông
Với những ưu điểm trên, chọn phương án thiết kế téc có mặt cắt hình chữ nhật hoặc
hình vuông là hợp lý.

1.3.6. Lựa chọn phương án vật liệu


*Vật liệu chế tạo téc chứa nước và foam:
● Téc nước chế tạo từ thép không rỉ SUS 304 đảm bảo dễ bảo trì, bảo dưỡng, đảm bảo
chất lượng theo thời gian.
21
●Téc foam chế tạo từ thép không rỉ SUS 304 đảm bảo việc chống ăn mòn do hóa
chất, dễ bảo trì bảo dưỡng.
*Vật liệu chế tạo thùng phụ trước và sau:
● Chế tạo bằng các khung nhôm hợp kim (Aluminum profile )

●Có ưu điểm nhẹ, bền, chắc chắn


*Vật liệu chế tạo khoang chứa dụng cụ, phương tiện chữa cháy:
● Khung chịu lực được chế tạo bằng thép gia cưởng phủ sơn lót chống rỉ và sơn phủ
bề mặt
● Bề mặt xung quang chế tạo từ các tấm thép

● Sàn và các giá đỡ từ hợp kim nhôm chống trượt A3031


1.3.7. Chọn phương án bơm
-Hiện nay trên thị trường, bơm ly tâm được ứng dụng rộng rãi vì nhiều ưu điểm nổi trội
hơn so với bơm piston có cùng sản lượng. Đặc biệt là loại bơm ly tâm tự mồi. Bơm tự
mồi là thuật ngữ dùng để chỉ các máy bơm ly tâm có khả năng sử dụng hỗn hợp giữa
nước và không khí để tự đạt đến trạng thái được mồi nước đầy đủ. Hiện nay trên các bơm
ly tâm hiện đại các bơm mồi được tích hợp với bơm chính.

Nguyên lí hoạt động:


-Đầu tiên, nước và không khí sẽ bị trộn lẫn bằng cánh bơm, rồi được đẩy vào buồng chứa
nước. Tại đây, không khí và nước sẽ chia thành hai phần vì tỉ trọng khác nhau. Theo thời
gian, nước sẽ dần chiếm toàn bộ không gian và lấp đầy buồng chứa, không khí lúc này đã
bị đẩy ra hoàn toàn, quá trình bơm bắt đầu.
Khi lượng nước được bơm đi đủ lớn để không khí chiếm một phần trong buồng chứa, chu
trình mồi được lặp lại cho đến khi nước đủ để được bơm đi.
-Lưu ý rằng khi sử dụng bơm tự mồi lần đầu, bạn không thể cấp nguồn để bơm ngay
được. Bạn cần cung cấp một lượng nước nhất định vào buồng chứa để bơm có thể bắt
đầu chu trình mồi. Bơm tự mồi nghĩa là bản thân bơm có thể lặp lại quá trình mồi nước
như lần đầu tiên mà không cần can thiệp bên ngoài.

22
Hình 13. Bơm ly tâm
*Ưu điểm của bơm ly tâm
 Có lưu lượng đều và ổn định với cột áp không đổi.
 Kích thước nhỏ gọn và trọng lượng bé hơn so với bơm piston.
 Cho phép nối trực tiếp với động cơ cao tốc không qua hộp giảm tốc (Trị số vòng quay
có thể đạt đến 40,000 vòng/phút).
 Thiết bị đơn giản.
 An toàn lúc làm việc.
 Ít nhạy cảm với chất lỏng có chứa các loại hạt rắn.
 Khối lượng sửa chữa thường kỳ nhỏ vì ít các chi tiết động.
 Điều chỉnh lưu lượng đơn giản.
*Nhược điểm của bơm ly tâm
 Không có khả năng tự hút (Trước khi khởi động bơm cần điền đầy chất lỏng vào bánh
cánh và đường ống hút) nên làm tăng giá thành và thiết bị của bơm thêm phức tạp.
 Hiệu suất thấp khi vòng quay nhỏ.
 Hiệu suất của bơm giảm nhiều khi độ nhớt của chất lỏng cần bơm tăng lên.
 So với bơm piston, kích thước đường ống hút của bơm ly tâm đòi hỏi lớn hơn.
 Có sự phụ thuộc giữa hiệu suất của bơm đến chế độ làm việc của nó.

23
1.3.8.Chọn phương án bố trí súng phun trên thùng
Hiện nay trên đa số các ô tô chữa cháy đều được trang bị súng phun nước cố định, nhằm
mục đích tăng cường sự cơ động trong công tác chữa cháy. Bên cạnh đó, súng phun nước
cố định còn được sử dụng để kiểm soát đám đông, chống bạo động.
Súng phun cố định với áp suất cao, khoảng cách phun xa thường được đặt trên nóc xe với
ưu điểm có khả năng tiếp cận các đám cháy trên cao, các chung cư 4-5 tầng, các đám cháy
có phương án tiếp cận từ xa.
Vì vậy chọn phương án có bố trí súng phun trên thùng xe.

1.4.Nội dung đề tài


1.4.1.Quy định về thùng xe
TCVN 13316-1:2021 tham khảo tiêu chuẩn GB7956.1-2014
Fire fighting vehicles – Part 1: General technical specifications.
TCVN 13316-1:2021 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ
Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ
công bố.
a. Yêu cầu kĩ thuật chung:
-Chế tạo, sản xuất xe chữa cháy theo nguyên tắc sử dụng các tiêu chuẩn thông thường và chấp hành
yêu cầu tương ứng trong bản tiêu chuẩn này.
-Nếu sử dụng xe sát xi đặc biệt, sửa chữa lắp đặt trên xe sát xi (không được sản xuất trước đó) hoặc
chế tạo xe sát xi theo yêu cầu của nhà sản xuất xe chữa cháy phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã có.
-Tải trọng toàn phần không được vượt quá 95% trọng tải tối đa được thiết kế cho xe sát xi.
-Trên xe sát xi phải lắp đặt điều hòa không khí và kết hợp với hệ thống thông gió ra, vào.

24
-Trên khoang lái xe của xe sát xi phải lắp đặt thiết bị kiểm tra chất làm mát động cơ và mức nhiên
liệu mà không cần nâng cabin.
b. Kích thước ngoài xe chữa cháy
-Kích thước ngoài xe chữa cháy phù hợp quy định bảng 4.

Bảng 2 - Kích thước ngoài các loại xe chữa cháy


Loại xe Dài m Rộng m Cao m
Xe chữa cháy loại chữa cháy trên cao có độ cao làm ≤ 13,5
việc lớn hơn 30m, nhỏ hơn hoặc bằng 50m
Xe chữa cháy loại chữa cháy trên cao có độ cao làm ≤ 16,0
việc lớn hơn 50m, nhỏ hơn hoặc bằng 90m ≤ 2,5 ≤ 4,0

Xe chữa cháy loại chữa cháy trên cao có độ cao làm ≤ 18,0
việc lớn hơn 90m
Xe đầu kéo chữa cháy ≤ 25,0
Xe chữa cháy khác ≤ 12,2

-Khoảng sáng gầm xe không nhỏ hơn 150 mm.


1.4.2.Giới thiệu về thùng xe
*Xi-téc chứa nước được tạo dáng và thiết kế đảm bảo thể tích chứa 6000 (lít). Các mặt hông,
nóc, đáy xi-téc được ghép từ INOX SUS 304 dày 3 mm và 4 mm dập hình tạo dáng và tăng khả
năng chịu lực. Bên trong xi-téc có bố trí các tấm chắn ngang và sóng dọc để giảm dao động
sóng của nước trong xi-téc đảm bảo tăng tính ổn định của ôtô khi di chuyển.
*Xi-téc chứa foam thiết kế đảm bảo thể tích chứa 1000 (lít), chế tạo từ INOX SUS 304 dày 3
mm và nằm bên trong xi-téc nước.
-Liên kết xi-téc nước và foam với sát-xi ôtô qua 10 bulông quang M18. Ngoài ra, ôtô chữa cháy
còn có bộ trí các trang thiết bị khác: khoang thùng phụ tùng, vè chắn bùn, hành lang thao tác,…
*Téc nước và téc foam được chế tạo theo hình hộp chữa nhật
Phủ bì bì (DxRxC), mm: 2500x2300x1250 (téc nước); 350x2300x1250 (téc foam)

25
Hình 14. Kích thước lòng thùng hàng
Vách hông, nóc mặt trước và sau thùng: hợp kim nhôm (Aluminum profile )
* Phủ bì (DxRxC), mm: 5340 x 2500 x 1990

Hình 15. Kích thước thùng cứu hỏa

26
Thiết kế thùng:
- Thép mua về được dập sẵn từ các máy dập thép, cán thép.
- Thùng được cấu tạo bằng thép.
- Thùng gồm các mảng thép được ghép lại với nhau.
- Các mảng được ghép lại với nhau bằng phương pháp hàn: hàn hồ quang que, hàn mig.

Hình 16. Ảnh minh họa thùng xe

1.4.3. Giới thiệu xe cơ sở


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe xitec được nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt
Nam. Chất lượng của các xe này tốt, thuận lợi sử dụng nhưng giá thành lại khá cao.
Do vậy, nhiều doanh nghiệp trong nước đã lựa chọn phương pháp sản xuất lắp ráp xe xitec
dựa trên việc sử dụng xe sat xi nhập khẩu nguyên chiếc và các thiết bị chuyên dùng. Điều
này không chỉ làm giảm giá thành sản phẩm mà còn tận dụng được nguyên vật liệu, nhân
công trong nước, đồng thời vẫn đáp ứng được chất lượng sử dụng tương đương với xe nhập
khẩu nguyên chiếc.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại xe sat xi của các hãng như Huyndai, DongFeng,
Kamaz… có thể đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật để thiết kế xe xitec. Nhưng trong bản
thiết kế này, em chọn xe cơ sở là sát xi xe HINO 500 SERIES của hãng HINO.
27
*Hình ảnh bảng thông số:

Khái quát chung về xe sat xi cơ sở HINO 500 SERIES:


Xe sát xi HINO 500 series có công thức bánh xe là 4x2, cầu trước là cầu dẫn hướng,
cầu sau là cầu chủ động.

28
Kích thước bao ngoài DxRxC = 7850x2490x2770 [mm].
Trên xe lắp động cơ động cơ Diesel HINO J08E - WE, 6 xi-lanh thẳng hàng với tuabin tăng nạp
và làm mát khí nạp. Momen xoắn cực đại 794 N.m- (1.500 vòng/phút), công suất cực đại 260 PS -
(2.500 vòng/phút).
Loại đĩa đơn ma sát khô giảm chấn lò xo, dẫn động thủy lực, trợ lực khí nén.
Hộp số 6 số tiến, 1 số lùi; đồng tốc từ số 2 đến số 6, số 6 vượt tốc.
Hệ thống treo:
-Trước : Nhíp đa lá với giảm chấn thủy lực
-Sau : nhíp đa lá
Hệ thống phanh: Hệ thống phanh khí nén toàn phần, 2 dòng độc lập, cam phanh chữ
S. Phanh tay Kiểu lò xo tích năng tại bầu phanh trục 2, dẫn động khí nén.
Hệ thống lái loại trục vít đai ốc bi tuần hoàn, trợ lực thủy lực với cột tay lái có thể
thay đổi độ nghiêng và chiều cao.

Bảng 3. Các đặc tính kĩ thuật HINO 500 FG8JJ7A

STT NỘI DUNG


1 Thông tin chung Ô tô cơ sở
1.1 Loại phương tiện Hino
1.2 Nhãn hiệu, số loại của phương tiện HINO FG8JJ7A
1.3 Công thức bánh xe 4x2, tay lái thuận
2 Thông số về kích thước
2.1 Chiều dài toàn bộ(mm) 7850
2.2 Chiều rộng toàn bộ(mm) 2490
2.3 Chiều cao toàn bộ(mm) 2770
2.4 Chiều dài cơ sở(mm) 4130
2.5 Khoảng sáng gầm xe(mm) 265
2.6 Góc thoát trước/sau (độ) 320 / 190
3 Thông số về trọng lượng
3.1 Trọng lượng bản thân (kG) 5530
3.2 Số người cho phép chở kể cả người lái 03
29
(kG)
4 Thông số về tính năng chuyển động
4.1 Tốc độ cực đại của xe (km/h) 85,54
4.2 Độ dốc lớn nhất xe vượt được (%) 33
5 Động cơ
5.1 Tên nhà sản xuất và kiểu loại động cơ HINO J08E-WE
Loại nhiên liệu,số xilanh, cách bố trí Động cơ Diesel HINO J08E - WE, 6 xi-
5.2 xilanh, phương thức làm mát lanh thẳng hàng với tuabin tăng nạp và
làm mát khí nạp
5.3 Dung tích xilanh (cm3) 7684
5.4 Tỉ số nén 18 : 1
Đường kính xilanh x Hành trình piston
5.5 112 x 130
(mm)
Công suất lớn nhất (kW)/ Số vòng quany
5.6 260 PS - (2.500 vòng/phút)
(vòng/phút)
Momen xoắn lớn nhất (Nm) / Số vòng
5.7 794 N.m- (1.500 vòng/phút)
quay (vòng / phút)
5.8 Phương pháp cung cấp nhiên liệu Phun nhiên liệu điều khiển điện tử
5.9 Tốc độ lớn nhất (vòng/phút) 85,8
5.10 Tiêu hao nhiên liệu 16 lít/100km
Li hợp
6
Loại đĩa đơn ma sát khô giảm chấn lò xo, dẫn động thủy lực, trợ lực khí nén
Hộp số chính
7
6 số tiến, 1 số lùi; đồng tốc từ số 2 đến số 6, số 6 vượt tốc.
Trục các đăng
8 Các đăng kép
(Trục truyền động)
-Trước : Nhíp đa lá với giảm chấn thủy
10 Hệ thống treo lực
-Sau : nhíp đa lá
11 Bánh và vỏ xe
- Loại bánh xe 8 đai ốc(tiêu chuẩn JIS)
30
- Vỏ xe : 11.00R20
- Số vỏ: vỏ (kể cả vỏ dự phòng)
12 Khung xe: kiểu hình bậc thang, tiết diện hình chữ C
13 Cabin : Cabin kiểu lật với cơ cấu thanh xoắn có giảm chấn cao su phía sau
14 Hệ thống lái
14.1 Kiểu Loại trục vít đai ốc bi tuần hoàn, trợ lực
thủy lực với cột tay lái có thể thay đổi độ
nghiêng và chiều cao.
14.2 Dẫn động Cơ khí có trợ lực thủy lực
15 Hệ thống phanh
- Hệ thống phanh khí nén toàn phần, 2
15.1 Phanh chính
dòng độc lập, cam phanh chữ S
- Kiểu lò xo tích năng tại bầu phanh trục
15.2 Phanh đỗ xe
2, dẫn động khí nén.
Hệ thống điện
16 12V x 2, đầu nối tiếp
234 kC(65 Ah) tại định mức 20 tiếng
- Đèn pha_cos, màu trắng: 02
- Đèn báo rẽ, màu vàng: 04
- Đèn phanh, màu đỏ: 02
- Đèn báo lùi, màu trắng: 01
16.1 Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu
- Đèn biển số, màu trắng: 01
- Đèn kích thước trước, màu trắng: 02
- Đèn kích thước sau, màu đỏ: 02
- Tấm phản quang, màu đỏ: 02
17 Thiết bị điện
17.1 Máy phát 24V – 50A
17.2 Ắc quy 2 bình 12V, 65Ah
18 Nhiên liệu
18.1 Loại DIESEL
18.2 Thùng nhiên liệu 200 Lít, bên trái

31
a. Kết cấu cabin

Hình 17. Hình ảnh cabin Hino 500 FG8JJ7A

Loại Cabin đơn

Số cửa 2

Số chỗ ngồi 3

Kết cấu Cabin được thiết kế hiện đại, có cửa rộng, tầm nhìn xung
quanh tốt, ghế ngồi rộng rãi có thể là nơi thay đồ cho các
chiến sỹ. Cabin của xe được nâng hạ bằng hệ thống thủy
lực, đảm bảo an toàn và tiện ích cho quá trình nâng hạ.

Bảng 4. Kết cấu Cabin


*Trong Cabin còn được lắp đặt các trang thiết bị:

32
- Bộ đàm chỉ huy Kenwood (sẽ được cài đặt tần số và dải tần phù hợp do đơn vị sử dụng cuối cùng
cung cấp).

- Máy bộ đàm thu, phát lắp tại trung tâm điều hành trên xe có độ bền cơ học cao, chịu chấn động, đạt
tiêu chuẩn quân sự MIL-STD:
+ Công suất: 50W.
+ Kênh nhớ : 128CH
+ Báo hiện số FleetSync.
+ Âm ly, loa phóng thanh
+ Công tắc điều khiển.
- Xe được trang bị hệ thống điều hòa không khí DENSO chất lượng cao có công suất làm lạnh, các
tiện nghi giải trí như CD&AM/FM Radio cũng được trang bị đầy đủ.

- Bảng điều khiển trung tâm: được trang bị nhiều tiện nghi với các núm dễ điều chỉnh, vô lăng hai
chấu có trợ lực và có thể điều chỉnh được vị trí lên xuống, trước sau, xe còn có cần gạt số nhỏ gọn dễ
sử dụng.

Hình 18. Bản điều khiển trung tâm

- Cần gạt đèn xe


33
+ Cần gạt được thiết kế bên hông vô lăng nên rất thuận tiện khi điều khiển trong lúc lái xe với nhiều
chế độ khác nhau như đèn pha, đèn xi nhan.

b.Động cơ:
Bảng 5: Bảng thông số động cơ J08E-WE

Loại Động cơ Diesel Hino, model: J08E-WE, 4 kỳ, 6 xy lanh thẳng


hàng, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4, tuabin tăng nạp và làm mát
bằng nước. Xe sử dụng hộp số MX06 với 6 số tiến, 1 số lùi;
đồng tốc từ số 2 đến số 6, số 6 vượt tốc.

Công suất cực đại 191 kW (260 PS) tại 2.500 vòng/phút

Mô men lớn nhất 794 Nm tại 1.500 vòng/phút

Dung tích xy lanh (cc) 7.684

Đường kính xy lanh và 112x130


hành trình piston (mm)

Tỷ số nén 18:1

34
Hình 19 .Động cơ J08E-WE
c.Hệ thống truyền lực

- Xe sử dụng hộp số MX06 với 6 số tiến, 1 số lùi; đồng tốc từ số 2 đến số 6, số 6 vượt tốc.

Bảng 6.Thông số hộp số MX06 và truyền lực

Hệ thống truyền lực


Loại đĩa đơn ma sát khô giảm chấn lò
Li hợp
xo, dẫn động thủy lực, trợ lực khí nén
Hộp số chính Cơ khí 6 số tiến, 1 số lùi

ih1=6,098; ih2=3,858; ih3=2,340;


Tỉ số truyền hộp số (ihi)
ih4=1,422; ih5=1; ih6=0,744; ir1=5,672;

Trục các đăng (trục truyền động) Các đăng kép, có ổ đỡ trung gian

Cầu xe Cầu sau chủ động: i0=4,625

- Lốp trước: lốp đơn, cỡ lốp:


235/75R17.5 132/130M
Vành bánh xe và lốp trên từng trục
- Lốp sau: lốp kép, cỡ lốp:
235/75R17.5 132/13
35
Hình 20. Hộp số MX06
d.Hệ thống phanh, treo, lái

d.1: Hệ thống phanh

Xe Hino 500 sử dụng hệ thống phanh tang trống dẫn động bằng khí nén - thủy lực (Air
over hydraulic) và được trang bị bộ lọc hơi nước và làm khô khí nén (Air dryer). Hệ thống phanh
đỗ của xe sử dụng lực lò xo phanh tác động lên bánh xe sau và được sử dụng trong trường hợp
khẩn cấp. Ngoài ra, xe còn trang bị các hệ thống an toàn như:

- Hệ thống chống bó cứng phanh (Anti-lock Brake System).

- Hệ thống cân bằng điện tử (Vehicle Stability Control).

- Hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control).

- Hệ thống cảnh báo va chạm (Pre-Collision System).

- Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (Hill Start Assist).

36
- Phanh khí xả và phanh động cơ.

Hình 21. Ảnh minh họa hệ thống phanh Hino 500 FG8JJ7A

d.2. Hệ thống lái

Hình 22. Cơ cấu lái: trục vít ecu , trợ lực thủy lực

37
Hình 23. Cấu tạo chung hệ thống lái xe Hino 500
1. Vô lăng 2. Trục lái 3. Cơ cấu lái

4. Đòn quay đứng 5. Đòn kéo dọc 6. Đòn quay ngang

7. Trụ xoay đứng 8. Đòn bên 9. Đòn ngang

10. Dầm cầu 11. Trục quay bánh xe 12. Bánh xe

Hệ thống lái của các loại ôtô ngày nay hết sức đa dạng và phong phú về nguyên lý cũng như
về kết cấu, tuy nhiên về cơ bản chúng đều có 4 bộ phận chính sau đây: vành lái, trục lái, cơ cấu
lái (hộp số lái), dẫn động lái.

Cơ cấu lái có chức năng biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động thẳng dẫn
đến các đòn kéo dẫn hướng.

Cơ cấu lái sử dụng trên ôtô hiện nay rất đa dạng tuy nhiên để đảm bảo thực hiện tốt được
chức năng trên thì chúng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

+ Tỷ số truyền của cơ cấu lái phải đảm bảo phù hợp với từng loại ôtô.

+ Có kết cấu đơn giản, tuổi thọ cao và giá thành thấp, dễ dàng tháo lắp và điều chỉnh.

+ Hiệu suất truyền động thuận và nghịch sai lệch không lớn.

+ Độ rơ của cơ cấu lái phải nhỏ.

Nguyên lý hoạt động:

38
Khi xe đi thẳng, vành lái nằm ổn định ở vị trí trung gian, các cơ cấu được bố trí để bánh xe
dẫn hướng nằm ở vị trí đi thẳng theo phương chuyển động của ô tô.

Khi quay vành lái 1 sang phải: thông qua trục lái và cơ cấu lái, đầu đòn quay đứng 4 dịch
chuyển về phía sau, qua đòn kéo dọc 5 làm quay đòn quay ngang 6 và trục 11, kéo bánh xe dẫn
hướng bên trái quay sang phải. Đồng thời dưới tác dụng của hình thang lái làm bánh xe bên phải
cũng quay theo. Ô tô quay vòng sang phải.

Nếu muốn ô tô quay sang trái thì thực hiện ngược lại các bước trên.

d.3: Hệ thống treo


Hệ thống treo trước: phụ thuộc, nhíp lá, giảm chấn thủy lực.

Hệ thống treo sau: phụ thuộc, nhíp chính và nhíp phụ gồm các lá nhíp dạng bán

e-lip.

Hình 24. Hệ thống treo phụ thuộc

Hệ thống treo phụ thuộc: hai bánh xe trái và phải được nối với nhau bằng một dầm cứng
nên khi dịch chuyển một bánh xe trong mặt phẳng ngang thì bánh xe kia cũng dịch chuyển. Do
đó hệ thống treo phụ thuộc không đảm bảo đúng hoàn toàn động học của bánh xe dẫm hướng.

Hệ thống treo này có kết cấu đơn giản, dễ sử dụng, sửa chữa và thay thế. Kết cấu của hệ
thống đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được tính êm dịu của ôtô khi làm việc. Do một số tính chất
39
mà chỉ có nhíp mới có được (vừa là bộ phận đàn hồi, vừa là bộ phận dẫn hướng và có thể tham
gia giảm chấn).

a) Bộ phận đàn hồi:


Xe sử dụng bộ phận đàn hồi là nhíp lá kim loại, đóng vai trò của cả ba bộ phận trong hệ
thống treo, có khả năng chịu tải cao nhưng độ êm dịu thấp.các lá nhíp được lắp ghép thành bộ, có
bộ phận kẹp ngang để tránh khả năng xô ngang khi nhíp làm việc. Bộ nhíp được bắt chặt với dầm
cầu thông qua bulông quang nhíp, liên kết với khung thông qua tai nhíp và quang treo (để các lá
nhíp biến dạng tự do).

Nhíp lá được chế tạo từ thép hợp kim cán nóng như: thép silic55C2, 60C2A, thép
Crômmangan.

40
Hình 25. Nhíp lá

Hình 26.Ảnh thức tế bộ phận đàn hồi


b) Bộ phận giảm chấn:

Xe sử dụng bộ phận giảm chấn là ống thủy lực tác động 2 chiều. Giảm chấn thủy lực 2 lớp
vỏ.

41
Hình 27. Bộ giảm chấn

Hình 28. Ảnh minh họa bộ giảm chấn


Nguyên lý làm việc:

+ Hành trình nén: Khi bánh xe đến gần khung xe , cần piston mang theo van dịch chuyển
xuống phía dưới đi sâu vào lòng xylanh, thể tích khoang B giảm, dầu bị nén với áp suất tăng đẩy
van II mở cho phép dầu thông khoang từ khoang B sang khoang A. Do thể tích cần piston choán
một thể tích chất lỏng nhất định nên một lượng thể tích tương đương sẽ được chuyển vào buồng
bù C thông qua van IV. Lực cản giảm chấn sinh ra khi dòng chất lỏng tiết lưu qua các van.

+ Hành trình trả: Khi bánh xe xa khung xe: Ngược lại ở hành trình nén, cần piston mang theo van
chuyển động lên trên đi ra khỏi xylanh, thể tích khoang A giảm, áp suất tăng ép dầu thông qua
van I chảy sang khoang B. Đồng thời do cần pis ton dịch chuyển ra khỏi xylanh nên một phần thể
tích thiếu hụt sẽ được bù lại nhờ thể tích dầu từ buồng bù C chảy vào khoang B thông qua van
III. Sức cản sinh ra khi dòng chất lỏng tiết lưu qua các van.

1.4.4.Giới thiệu khung phụ


-Kết cấu của khung phụ gồm các dầm dọc và các dầm ngang, được liên kết với nhau bằng phương
pháp hàn
- Khung phụ được chế tạo từ thép CT3 bao gồm: 02 dầm dọc được chế tạo từ thép U160x58x5, 02
dầm dọc được chế tạo từ thép U150x58x6, 04 dầm ngang được chế tạo từ thép U dập, 01 dầm ngang
lắp thùng dầu thủy lực , dầm dọc và dầm ngang được liết kết với nhau bằng phương pháp hàn.
42
- Liên kết khung và thùng :bằng bu lông Nhiệm vụ của bu lông là hạn chế khả năng quay theo chiều ngang
của thùng hàng (đặc biệt khi di chuyển quay vòng,). Về mặt số lượng các bu lông và kích cỡ, phụ thuộc vào
tải trọng của xe và trọng lượng thùng hàng.
1.4.5. Giới thiệu hệ thống bơm và các cơ cấu chuyên dùng.
a. Bơm nước chữa cháy KSP 1000
*Cấu tạo:
-Thân máy bơm với cửa hút và cửa đẩy, bánh công tác (cánh quạt), trục máy bơm, motor. Tất cả
những bộ phận này có thể tháo ra dễ dàng khá thuận tiện cho việc vẫn chuyển và đây cũng là một ưu
điểm của loại bơm này.

Hình 29. Hình minh họa bơm chữa cháy

43
Bánh công tác có 3 dạng chủ yếu là:

Hình 30. Các dạng cánh quạt của bơm


Nguyên lí làm việc:

Hình 31. Hình nguyên lí hoạt động bơm chữa cháy

44
Nguyên lí: Bơm chữa cháy hoạt động nhờ vào công suất từ động cơ xe thông qua hộp số truyền
động đến bơm thông qua các trục các đăng. Khi bơm hoạt động, nó sẽ hút nước trong bồn chứa lên,
thông qua các cụm vòi phun và phun nước ra ngoài. Khi đó, tùy theo sự điều khiển mà vòi phun sẽ
hướng tới vị trí của đám lửa.
Bảng 7.Thông số bơm nước chữa cháy KSP 1000
-Bơm chữa cháy có nhiệm vụ hút nước từ
bồn chứa nước và bồn chứa foam của xe
chữa cháy hoặc trực tiếp hút nước từ các
Giới thiệu chung trụ cấp nước, ao hồ tạo áp suất cao phun
nước dập tắt các đám cháy nhanh nhất.
-Bơm có thể hoạt động liên tục trong thời
gian dài khi được hút nước từ ao hồ, trụ
nước hoặc từ các xe tiếp nước.
Model -KSP - 1000
Hãng sản xuất -Darley - Mỹ
Vị trí đặt bơm -Phía sau xe
Kiểu -Bơm ly tâm
-Bơm chữa cháy vận hành cơ học thông
qua bộ trích công suất PTO, truyền động
Hoạt động bằng các đăng, có hệ thống bảo vệ an toàn
ngăn ngừa tai nạn do những sai sót cho
con người khi vận hành.
- Đạt 3.785 lít/phút tại áp suất 10,3 bar
Lưu lượng bơm - Đạt 2.646 lít/phút tại áp suất 13.8 bar
- Đạt 1.893 lít/phút tại áp suất 17.2 bar
-Hợp kim đồng, sử dụng công nghệ đúc
chân không, làm giảm các khuyết tật của
sản phẩm khi đúc, cánh bơm sau khi đúc
được gia công tinh lần cuối, đảm bảo độ
Vật liệu cánh bơm chính xác cao làm tăng hiệu suất và tuổi
thọ của bơm.
-Cánh bơm được cân bằng động giúp cho
bơm hoạt động êm hơn, làm giảm các lực
va đập tác dụng lên trục chính và các ổ bi.
-Thép không rỉ, được gia công với độ
Vật liệu trục bơm chính xác cao có khả năng chống ăn mòn
và mài mòn.

45
-Với vật liệu thép đúc giúp cho bơm luôn
Thân bơm cứng vững, ổn định trong quá trình làm
việc, đạt độ chính xác cao sau khi gia
công.
-Các phớt và zoăng bao kín có kết cấu tinh
tế và được làm bằng vật liệu phi kim đặc
biệt nên có thể bù được các kích thước đã
bị mòn của phớt.
Thiết bị Zoăng phớt -Chính vì vậy tuổi thọ của bơm được kéo
dài, người sử dụng không cần phải căn
chỉnh phớt.với kết cấu luôn kín khít nó
giúp cho bơm có thể đạt được áp suất,
hiệu suất cao.
-Thông qua bộ trích công suất PTO từ
động cơ của xe nền. với thiết kế hợp lý
của PTO giúp cho việc truyền động được
Truyền động em ái, đạt hiệu suất cao.
-Vị trí lắp đặt của PTO phù hợp với các
đường truyền lực các đăng giúp cho khả
năng tăng tốc độ làm việc của bơm đạt
được hiệu quả cao.
-Trên bơm chính có trang bị một bộ truyền
bánh răng ăn khớp, nhờ có cặp bánh răng
này mà các vòng bi và các phớt của trục
Bánh răng tăng tốc bơm chính được bảo vệ tối ưu.
-Vì nó đã giảm thiểu được lực va đập trực
tiếp từ các đăng tác dụng lên.
-Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với tuổi thọ và hiệu suất của bơm.
-Trên bơm chính có lắp tích hợp sẵn bộ
hiển thị tốc độ quay của bơm, giúp cho
Thiết bị hiển thị tốc độ quay của bơm người sử dụng thiết lập được một chế độ
làm việc hiệu quả, an toàn.
-Có thể chọn được áp suất và lượng nước
thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.

46
Bảng 8. Thông số bơm mồi ( là một hệ thống của bơm KSP 1000)
Bơm cánh gạt không cần dầu bôi trơn.
Kiểu Cánh bơm được làm bằng vật liệu phi kim
đặc biệt có khả năng tự bôi trơn, rất thuận
tiện trong quá trình sử dụng.
Loại Dẫn động bơm điện 24V.
- Kết cấu bơm chân không bao gồm: Môtơ
điện truyền động đến bơm cánh gạt quay
với tốc độ cao để tạo nên
khả năng hút.
Kết cấu Thông qua van điều khiển kép giúp cho
công việc hút nước trở nên dễ dàng
-Có trang bị một đồng hồ báo áp suất âm
giúp cho người sử dụng có được thông tin
của hệ thống khi hút.
Chiều sâu hút 8m
Thời gian hút được nước 20 - 28 giây

b. Bố trí các cụm chi tiết trên bơm

Hình 32. Bố trí các cụm chi tiết trên bơm

47
- Bơm chữa cháy hoạt động nhờ công suất từ động cơ xe qua hộp số truyền dộng đến bơm thông qua
các trục các đăng. Khi bơm hoạt động, nó sẽ hút nước trong bồn chứa, thông qua cụm vòi phun và
phun nước ra ngoài.

Chú thích và công dụng:


1.Van đường ống nạp vào xitec: Van được sử dụng chủ yếu cho mục đích đóng/mở cho lưu chất
chảy qua hoàn toàn.
2.Đường ống nạp vào xitec: Có nhiệm vụ dẫn chất lỏng từ bồn nước vào xitec.
3.Van đường ống cấp từ xitec: Van được đóng mở cho lưu chất chảy qua đi vào máy bơm.
4.Đường ống cấp từ xitec: Có nhiệm vụ dẫn chất lỏng từ bồn nước vào máy bơm.
5.Bơm chân không: Được dùng để loại bỏ các phần tử khí nhằm kiểm soát và giảm nhiệt độ vỏ máy
bơm để giảm thiểu phát sinh lắng đọng và tăng tuổi thị máy bơm.
6.Van vặn: Dùng để kiểm soát lưu lượng chất lỏng trong đường ống, điều chỉnh áp suất, khối lượng
chất lỏng qua van bằng tính hiệu chuyênt tới bộ điều khiển.
7.Đồng hồ đo áp suất chân không: Vì áp suất chân không nhỏ hơn nhiều so với áp suất khí quyển
nên người ta dùng thiết bị theo dõi độ chân không trong cả hệ thống trong suốt quá trình chúng hoạt
động.
8.Thiết bị tạo bọt: Khi nước đi qua đường ống dẫn, van điện sẽ mở, 1 phần nước sẽ chảy vào bồn
tạo bọt tạo áp lực bên trong sẽ đẩy bọt ra ngoài theo hướng vòi phun.
9.Kim phun kiểm tra bơm: Kiểm tra áp suất từ máy bơm đến vòi phun theo chế độ hoạt động của
động cơ xe để đảm bảo an toàn cho máy bơm.
10.Bơm ly tâm: Dưới ảnh hưởng của lực ly tâm các phần tử chất lỏng ở trong bánh công tắc bị dồn
từ trong ra ngoài theo máng dẫn vào ổng đẩy vưới áp suất cao hơn. Đồng thời ở lối vào của bánh
công tác tạo nên 1 vùng có áp suất chân không và dưới tác dụng của áp suất chất lỏng ở bể hút liên
tục đẩy vào bơm theo ống hút.
11.Đầu nối đường ống ra: Để kết nối giữa đường ống và thiết bị chữa cháy là một kết nối trung
gian mặt bích.
12.Van đường ống ra: Hay còn gọi là van cổng giúp đóng mở đường ống dẫn nước cho nước chảy
qua hoặc không thể chảy qua.
13.Đồng hồ đo áp lực nước: Kiểm tra áp lực nước không khí từ nguồn nước, hệ thống nước, van
nước chảy ra.

48
Hình 33. Ảnh thực tế bố trí cụm chi tiết bơm

49
c. Thiết bị tạo bọt

Hình 34. Thiết bị tạo bọt


-Thiết bị tạo bọt sử dụng một loại dung dịch mà khi cho vào nước thì sủi bọt trắng có dạng nhũ
tương dung để bao phủ và làm tắt đám cháy.

Kết cấu thiết bị tạo bọt:

Hình 35. Kết cấu thiết bị tạo bọt

1- Đường bọt phun ra


2- Đường bọt ra
3- Đường nước vào khoang tạo bọt
4- Đường vào của dung dịch tạo bọt

Nguyên lý hoạt động của thiết bị tạo bọt:


50
-Nước từ máy bơm được tăng áp lực khi qua họng vào khoang tạo bọt, tại đây nước được hòa trộn
với chất tạo bọt tạo thành bọt theo họng ra khỏi khoang tạo bọt.

Hình 36. Nguyên lí hoạt động thiết bị tạo bọt


*Chất tạo bọt:
-Chất tạo bọt là một loại dung dịch mà khi cho vào nước hòa tan thì chúng sủi bọt trắng dạng nhũ
tương.

Hình 37.Hóa chất tạo bọt

51
d. Hệ thống hút chân không
- Bơm ly tâm khi hoạt động cần điền đầy nước trong khoang bơm.Để làm việc đó người ta đặt thiết
bị chân không nhằm tạo ra áp suất chân không trong đường ống nạp và khoang công tác.

Hình 38. Cụm bơm hút chân không

1.Ống xả 2.Thiết bị tạo chân không 3.Ống giảm thanh 4.Ống dẫn chân không
5.sát-xi 6.Khóa chân không 7.Bơm ly tâm

- Trên hình,chân không cung cấp cho bơm được lấy từ thiết bị tạo chân không đặt sau ống xả động
cơ.Vì bơm đặt ở phía sau xe nên dùng đường ống dài để nhận chân không từ phía đầu của xe.Đường
ống được cố định trên sát-xi xe cơ sở. Để đóng hay ngắt dòng chân không vào bơm ly tâm,người ta
dùng cơ cấu khóa chân không,đặt ngay trên thân bơm và được điều khiển bằng cần điều khiển,kiểu
52
khóa này là loại cơ khí.

e. Kết cấu khóa chân không trên bơm


-Khóa chân không lắp trực tiếp trên nắp bơm, gần cửa hút của bơm. Được cố định bằng bốn guiding
thông qua các lỗ.

Hình 39. Kết cấu khoá chân không trên bơm


Chú thích:
1. Lò xo 2. Cửa khí trời 3.Cần đẩy 4. Vấu cam
5. Trục cam 6. Van thông dưới 7. Van thông trên
8. Đệm làm kín 9. Cần gạt 10. Lỗ vặn guiding

Nguyên lý hoạt động:


Khi xoay cần gạt (9), trục cam (5) xoay làm vấu cam (4) quay theo cần đẩy (3) dịch chuyển thực
53
hiện đóng hoặc mở miệng van, nhờ vậy van có thể đóng hay cắt sự thông dòng chân với khoang của
bơm hay với khí trời. Khi van (7) hạ, đóng miệng van nghĩa là đóng hệ thống chân không với khí
trời. Cùng lúc đó van (6) được mở ra, chân không đi vào bơm và ngược lại.

f. Lăng giá
1.Trên lăng giá phun bọt có các lỗ dẫn không khí có tác dụng dẫn hướng bọt và giúp bọt đuộc phun
xa hơn.
2.Lăng giá (vòi phun): Lăng phun chữa cháy là bộ phận được gắn với vòi chữa cháy thông qua ren
và khớp nối của cuộn vòi chữa cháy.

Hình 40.Lăng giá cố định Hình 41.Lăng giá cầm tay

Công dụng:
- Lăng phun đi kèm với vòi chữa cháy có nhiệm vụ đưa chất chữa cháy vào đám cháy nhằm khống
chế và dập tắt đám cháy.

54
Hình 42. Cấu tạo lăng giá

1- Thân lăng gá
2- Đầu nối động
3- Đệm
4- Gui- dông
5- Đai kẹp
6- Đầu nối
7- Chốt
8- Ống thông
9- Vành làm kín
10- Vỏ ống
11- Vòi phun tia
12- Đầu nối côn
13- Miệng phun
14- Vòi phun
15- Tay cầm

55
Bảng 9. Thông số lăng giá
Lăng giá Model SL-23NB, xuất xứ: SHILLA-Korea
Kiểu Điều khiển bằng tay, có khả năng phun
nước + thuốc chữa cháy
Góc quay của lăng giá ở mặt phẳng nằm 3600, liên tục
ngang (độ)
Góc quay của lăng giá ở mặt phẳng thẳng - 450 ¸ + 900
đứng (độ)
Lưu lượng phun 2.490 lít/phút
Tầm phun xa tối đa của lăng giá(m) 65m
Vị trí lắp đặt Phía trên nóc xe, gần về phía sau giúp cho
công việc phun được an toàn và hiệu quả
Kích thước ống dẫn lên lăng giá 2 1/2’’

g. Bộ trích công suất PTO


-Bộ trích công suất (PTO) hay còn gọi là "Con cóc" thường được sử dụng trong các thiết bị chuyên
dụng như: XE TẢI CẦN CẨU, XITEC BỒN, BEN TỰ ĐỔ, CỨU HỘ GIAO THÔNG... và các thiết
bị cần công suất để hoạt động khi lắp trên xe tải như: XE TẢI HINO, XE TẢI HYUNDAI, XE TẢI
ISUZU, XE TẢI DONGFENG, XE TẢI FUSO MITSUBISHI...

*Nguyên lí hoạt động của bộ trích công suất

Hình 43. Bộ trích công suất PTO

56
Trường hợp 1:
-Đầu vào (02) và đầu ra 1 (07) ăn khớp với nhau, lúc này tỉ số truyền giữa đầu vào (02) và đầu
ra 1 (07) của hộp trích công suất là 1:1 (truyền thẳng cùng chiều), đầu ra 2 (04) đứng yên.
Trường hợp 2:
-Đầu vào (02) với đầu ra 2 (04) ăn khớp với nhau, lúc này tỉ số truyền giữa đầu vào và đầu ra 2
(04) của hộp trích công suất là 1:1,541 , khi đó đầu ra 1 (06) đứng yên.
Trong trường hợp này, xe được đỗ đứng yên, kéo thắng tay, cài số và điều chỉnh ga bắt đầu cho
bơm hoạt động để phụ vục công tác chữa cháy.
Trường hợp 3:
-Đầu vào (02) cùng ăn khớp với đầu ra 1 (04) và đầu ra 2 (07) ăn khớp với nhau, lúc này tỉ số
truyền giữa đầu vào và đầu ra của hộp trích công suất lần lượt là 1:1 và 1:1,541.
Trong trường hợp này, xe có thể vừa di chuyển, vừa chữa cháy, giúp cho công tác chữa cháy
được cơ động và hiệu quả.

*Bộ trích công suất PTO - Nhâp khẩu Ý: 238 N.m

Tỷ số truyền : 1.562

Số bánh răng ăn khớp: 3

Cơ cấu ly hợp: Ăn khớp bánh răng

Hệ thống dẫn động ăn khớp: Hệ thống khí nén điều khiển băng van điện từ

Hệ thống làm mát cho PTO: Bơm dầu bôi trơn làm mát

Vật liệu vỏ: Gang cầu

Loại
PTO:
Loại hộp
rời lắp
sau hộp
số

Dầu bôi trơn:


Dầu hộp số

57
Hình 44. PTO

Bảng 10. Thông số PTO


1.4.6. Mô tả nguyên lí hoạt động của hệ thống cứu hỏa trên xe
Ôtô chữa cháy được thiết kế trên cơ sở lắp xi-téc chứa nước và foam có dung tích 7000 (lít),
bơm chuyên dùng chữa cháy, vòi phun, hệ thống đường ống, van đóng mở và các trang thiết bị
khác lên sát-xi ôtô tải hiệu HINO FG8JJ7A.
Việc dẫn động nước được thực hiện thông qua hệ thống bơm nước, và các đường ống, các van
đóng mở, các vòi phun cầm tay, súng phun đặt trên nóc xi-téc chứa. Nguồn dẫn động bơm nước
được dẫn động từ động cơ, làm việc theo nguyên lý như sau:

Hình 45. Sơ đồ nguyên lí hoạt động của xe chữa cháy

58
V1 - Van nước từ xi téc ra bơm FV3 - Van khóa đường dẫn cấp foam
V2 … V5 Van nước từ bơm ra ống mềm, lăng tay FV4 - Van xả đáy xi téc foam
V6 … V7 Van nước ra súng phun cao áp WT - Xi téc nước
V8 - Van nước giải nhiệt động cơ FT - Xi téc foam
V9 - Van nước giải nhiệt hồi lưu PT - Cụm bơm chữa cháy
V10 - Van xả đáy bơm MT - Súng phun cố định (lăng giá)
V11 - Van xả đáy xi téc nước LGM - Cụm lăng tay bên trái
EV1 - Van điện - khí nén mở nước về xi téc RGM - Cụm lăng tay bên phải
EV2 - Van điện - khí nén mở nước lên lăng giá CB1 - Khớp nối mềm ống nước về xitéc
FV1 - Van mở foam từ xi téc ra bộ trộn foam
FV2 - Van mở ống tiếp foam ngoài

+ Nguyên lý làm việc:


* Nạp nước vào xi-téc:
- Khi không sử dụng bơm: Nối cửa nạp nước với nguồn cung cấp nước.
- Khi sử dụng bơm nước: Nối đường hút của bơm với nguồn nước. Đóng các van từ V2 đến
V7; đóng van EV2, mở EV1. Vận hành bơm nước hút nước từ nguồn nước vào xi téc.
* Xả nước ra khỏi xi-téc:
- Mở van V11 để xả nước ra khỏi xi téc.
* Phun nước chữa cháy:
59
- Mở van FV3, FV1 để foam vào bơm; Mở van V1 để nước từ xi téc vào bơm
- Mở các van từ V2 đến V7 để phun nước + foam qua các súng phun cầm tay
- Mở van EV2 để phun nước + foam qua lăng giá

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XE CỨU HỎA HINO 500 SERIES

2.1. Tính toán khối lượng và các phân bố khối lượng


2.1.1.Tính toán khối lượng

60
Bảng 11. Thông số thiết kế xe cứu hỏa

STT Thông số Đơn vị Giá trị
hiệu
1 Trọng lượng toàn bộ G0 Kg 16000
Trọng lượng phân bố lên cầu chủ
2 G0Z2 Kg 4412
động
3 Bán kính bánh xe rbx m 0,5344
4 Hệ số biến dạng lốp 0,95
5 Chiều rộng của xe B mm 2500
6 Chiều cao xe H mm 2770
7 Hệ số cản không khí K 0,6
8 Hệ số cản lăn f 0,02
9 Hiệu suất truyền lực ηtl 0,85
Công suất lớn nhất N kW 191,23
10
Tốc độ quay cực đại nv v/ph 2500
Mô men soắn cực đại Me Nm 794
11
Tốc độ quay nv v/ph 1500
12 Tỷ số truyền của hộp số i0 5,925
Số 1 ih1 6,515
Số 2 ih2 4,224
Số 3 ih3 2,441
13 Số 4 ih4 1,473
Số 5 ih5 1,000
Số 6 ih6 0,702
14 Tỷ số truyền cầu chủ động ih1 6,428
15 Vận tốc tối đa m/s 31,94
16 Diện tích cản chính diện (F=B*H) F m2 5,54
17 Hệ số cản lăn của đường f 0,02

Khối lượng bản thân của ô tô sất xi: Gsx = 5750 kg


Khối lượng thùng chở hàng: Gth = 2455 kg
Khối lượng khung phụ Gp = 250 kg
Khối lượng súng phun Gs = 50 kg
61
Khối lượng hệ thống bơm Gb = 300 kg
Khối lượng bản thân ô tô: G0 = Gsx + Gth + Gp + Gs + Gb = 8805 kg
Khối lượng kíp lái(03 người): Gkl = 195 kg
Khối lượng hàng chuyên chở: Ghh = 7000 kg
Khối lượng toàn bộ của ôtô: G = 16000 kg

2.1.2. Xác định khối lượng các trục phân bố lên ô tô


*Xác định khối lượng phân bố lên các trục của ô tô
*Trọng lượng phân bố lên cầu trước của ô tô

Trọng lượng bản thân ô tô sát xi phân bố lên cầu trước: Gsx1 = 5750.0,66 = 3795(kg)
Gth .957
Trọng lượng thùng hàng phân bố lên cầu trước:Gth1= = 543 (kg)
4330
GP .975
Trọng lượng khung phụ phân bố lên cầu trước: GP1= = 55 (kg)
4330
Trọng lượng súng phun phân bố lên cầu trước: GP1= 0 (kg)
Trọng lượng bơm phân bố lên cầu trước: GP1= 0 (kg)
Trọng lượng bản thân ô tô thiết kế phân bố lên cầu trước:

Z01 =Gsx 1+G th1 +G p 1= 3795+543+55 = 4393 ( kg )

Ghh .957
Trọng lượng hàng hóa phân bố lên cầu trước: Ghh1 = = 1547 (kg)
4330
62
Trọng lượng kíp lái toàn bộ ô tô thiết kế phân bố lên cầu trước: Gkl1 = 195 (kg)
Trọng lượng toàn bộ ô tô thiết kế phân bố lên cầu trước:
Z1 =Ghh1 +Gkl 1+G sx 1 +Gth1 +G p 1=¿ 6135 (kg)

*Trọng lượng phân bố lên cầu sau của ô tô


Trọng lượng bản thân ô tô sát xi phân bố lên cầu sau: Gsx2 = Gsx - Gsx1 = 5750-3795 = 1955 (kg)
Trọng lượng thùng hàng phân bố lên cầu sau: Gth2 = Gth – Gth1 = 1912 (kg)
Trọng lượng khung phụ phân bố lên cầu sau: Gp2 = Gp – Gp1 = 195 (kg)
Trọng lượng súng phun phân bố lên cầu sau: Gs2 = 50 (kg)
Trọng lượng hệ thống bơm phân bố lên cầu sau: Gb2 = 300 (kg)
Trọng lượng bản thân ô tô thiết kế phân bố lên cầu sau:

Z02 = Gsx 2+ Gth2 +G p 2 +Gs 2 +Gb 2= 4412 ( kg )

Trọng lượng hàng hóa phân bố lên cầu sau: Ghh2 = Ghh – Ghh1 = 5453 (kg)
Trọng lượng kíp lái toàn bộ ô tô thiết kế phân bố lên cầu sau: Gkl2 = 0 (kg)
Trọng lường toàn bộ ô tô thiết kế phân bố lên cầu sau:
Z 2=Ghh2 +Gkl 2+G sx 2 +Gth 2+G p 2 +G s2 +Gb 2=9865 (kg)

Bảng 12: Phân bố trọng lượng ô tô thiết kế

Trị số Trục I Trục II


TT Các thành phần trọng lượng
(Kg) (Kg) (Kg)
1 Khối lượng bản thân ô tô sất xi 5750 3795 1955
2 Khối lượng thùng hàng 2455 543 1912
3 Khối lượng khung phụ 250 55 195
4 Khối lượng súng phun 50 0 50
5 Khối lượng hệ thống bơm 300 0 300
6 Khối lượng kíp lái 195 195 0
Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham
7 7000 1547 5453
gia giao thông không phải xin phép
Khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao
8 16000 6135 9865
thông không phải xin phép

Bảng 13: Thông số tính toán ổn định


63
Số liệu tính
TT Thông số Ký hiệu
toán
Trường hợp không tải
Khối lượng bản thân (Kg) G0 8805
1 - Phân bố lên cầu trước (Kg) Z01 4393
- Phân bố lên cầu sau (Kg) Z02 4412
Trường hợp toàn tải
Trọng lượng toàn bộ (Kg) G 16000
2 - Phân bố lên cầu trước (Kg) Z1 6135
- Phân bố lên cầu sau (Kg) Z2 9865
3 Chiều dài cơ sở (mm) L 4330

Bảng 14: Thông số tính toán chiều cao trọng tâm

BẢNG THÔNG SỐ TÍNH TOÁN CHIỀU CAO TRỌNG TÂM

TT Thành phần trọng lượng Kí hiệu Giá trị (kg) hgi (mm)

1 Khối lượng bản thân ô tô sất xi Gsx 5750 1037

2 Khối lượng thùng hàng Gth 2455 1816

3 Khối lượng khung phụ Gp 250 1018

4 Khối lượng súng phun Gs 50 3070

5 Khối lượng hệ thống bơm Gb 300 1500

6 Khối lượng kíp lái Gkl 195 1100

7 Khối lượng hàng hoá chuyên chở Ghh 7000 2045

2.1.3. Tính toán tọa độ trọng tâm của ô tô


Vị trí trọng tâm của ô tô ảnh hưởng nhiều đến tính ổn định của ô tô và nó được đặc
trưng bằng ba thông số sau:

64
a - khoảng cách từ trọng tâm đến trục trước theo phương nằm ngang
b - khoảng cách tử trọng tâm đến trục sau theo phương nằm ngang
hg - chiều cao trọng tâm, tức là chiều cao từ trọng tâm đến mặt đường
Vì vậy ta cần xác định toạn độ trọng tâm ô tô theo chiều dọc, ngang, cao ngay cả khi
không tải và đầy tải. Để xác được tọa độ trọng tâm theo ba chiều ta cần biết tọa độ trọng tâm
của các cụm chi tiết, tải trọng của người, của thùng hàng, hàng hóa.

Tọa độ trọng tâm khi không tải


a. Tọa độ trọng tâm ô tô theo chiều dọc
Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến tâm cầu trước:
a = (Z2.L)/G = (4412.4330) / 8805 = 2170 (mm)
Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến tâm cầu sau:
b = L – a = 4330 - 2170 = 2160 (mm)
b. Tọa độ trọng tâm ô tô theo chiều cao
Căn cứ vào giá trị các thành phần khối lượng và tọa độ trọng tâm của chúng, ta xác định
chiều cao trọng tâm của ô tô theo công thức:

65
hg = ( Gi.hgi)/G
Trong đó:
hg, G – Chiều cao trọng tâm và khối lượng của ô tô
Từ phương trình trên ta suy ra được:
Gsx . hsx +Gth . h th + Gs .h s+G p . h p+G b . h b
h g= = 1,281 (m)
G
Trong đó:
hsx – Chiều cao trọng tâm của xe sat xi: hsx = 1037 (mm)
hth – Chiều cao trọng tâm thùng hàng: hth = 1816 (mm)
hp – Chiều cao trọng tâm khung phụ: hp = 1018 (mm)
hs – Chiều cao trọng tâm của súng phun : hs = 3070 (mm)
hb – Chiều cao trọng tâm của hệ thống bơm : hb = 1500 (mm)
G - Khối lượng ô tô không tải: G = 8805 (kg)
Gsx - Khối lượng bản thân của ô tô sất xi: Gcs = 5750 kg
Gth - Khối lượng thùng chở hàng: Gth = 2455 kg
Gkp - Khối lượng khung phụ: Gkp = 250 kg
Gs - Khối lượng súng phun : Gs = 50 kg
Gb - Khối lượng hệ thống bơm : Gb = 300 kg
Gkl - Khối lượng kíp lái (03 người): Gkl = 195 kg
Ghh - Khối lượng hàng chuyên chở: Ghh = 7000 kg
Tọa độ trong tâm khi toàn tải
a. Tọa độ trọng tâm theo chiều dọc
Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến tâm cầu trước:
a = (Z2.L)/G = (9865.4430) / 16000 = 2730 (mm)
Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến tâm cầu sau:
b = L – a = 4430 - 2730 = 1700 (mm)
b. Tọa độ trọng tâm theo chiều cao
Căn cứ vào giá trị các thành phần khối lượng và tọa độ trọng tâm của chúng, ta xác định
chiều cao trọng tâm của ô tô theo công thức:
hg = ( Gi.hgi)/G
66
Trong đó:
hg, G – Chiều cao trọng tâm và khối lượng của ô tô
Từ phương trình trên ta suy ra được:
G. h g +Ghh . h hh+ Gkl . hkl
hg0 = = 1,613(m)
G0
Trong đó:
hg – Chiều cao trọng tâm của xe không tải: hg = 1281 (mm)
hhh – Chiều cao trọng tâm hàng hóa: hhh = 2045 (mm)
hkl – Chiều cao trọng tâm kíp lái: hkl = 1100 (mm)
G - Khối lượng ô tô không tải: G = 8805 (kg)
Gkl - Khối lượng kíp lái (03 người): Gkl = 195 (kg)
Ghh - Khối lượng hàng chuyên chở: Ghh = 7000 (kg)
G0 - Khối lượng ô tô đầy tải: G0 = 16000 (kg)

Bảng 15: Kết quả tính toán toạn độ trọng tâm ô tô thiết kế

Thông số
TT Trạng thái của xe
a (m) b (m) hg (m)

1 Khi không tải 2170 2160 1,281

2 Khi có tải 2730 1700 1,613

2.1.4. Tính ổn định của xe ô tô


Ổn định là một tính chất rất quan trọng của ô tô. Ô tô có độ ổn định càng cao thì khả năng an toàn
càng cao.
Độ ổn định chuyển động của ô tô được đánh giá bằng khả năng đảm bảo cho xe không bị trượt hoặc
lật khi chuyển động trên đường dốc, đường nghiêng ngang hoặc khi xe quay vòng.
Xét bài toán ổn định trong hai trường hợp: khi xe không tải và đầy tải.

a Tính ổn định của xe ô tô khi không tải


*Góc giới hạn lật khi lên dốc như hình 46:
Hình 46. Trường hợp ô tô trên đường xuống dốc

67
-Trường hợp khi xe lên dốc với tốc độ nhỏ thì ta xem như lực quán tính Pj, lực cản gió Pω, lực cản
ma sát Pf rất nhỏ xem như bằng không.
Pj = 0, Pω = 0, Pf = 0
Theo tài liệu ta xác định được góc dốc giới hạn khi xe quay đầu lên dốc bị lật, khi xe lên dốc tâm lật
là tâm O2 nên ta có:
X = arctg (b / hg) = arctg ( 2160 / 1281) = 590
Trong đó:
αL – Góc giới hạn mà xe bị lật đổ khi xe lên dốc.
b – Khoảng cách từ trọng tâm xe đến tâm cầu sau.
hg – Chiều cao trọng tâm xe thiết kế.

*Góc giới hạn lật khi xuống dốc như hình 47:

68
Hình 47. Trường hợp ô tô trên đường xuống dốc
-Tương tự các giả thuyết khi ôtô lên dốc, khi xe xuống dốc với tốc độ nhỏ thì ta xem như lực quán
tính Pj, lực cản gió Pω, lực cản ma sát Pf rất nhỏ xem như bằng không.
Pj = 0, Pω = 0, Pf = 0
Theo tài liệu ta xác định được góc dốc giới hạn khi xe quay đầu xuống dốc bị lật, khi xe xuống dốc
tâm lật là tâm O1 nên ta có:
L = arctg (a / hg) = arctg (2170 / 1281 ) = 59,440
; Trong đó:
L – Góc giới hạn mà xe bị lật đổ khi xuống dốc.

a – Khoảng cách từ trọng tâm xe đến trục tâm cầu trước.

hg – Chiều cao trọng tâm xe thiết kế.

69
*Góc giới hạn lật trên đường nghiêng ngang như hình 48:

Hình 48. Trường hợp ô tô trên đường nghiêng ngang


Theo tài liệu điều kiện ổn định về lật đổ ngang thì góc dốc giới hạn của mặt đường được xác định
theo công thức:
 = arctg (Wt/ 2hg) = arctg ( 1800 / 2.1281) = 35,010
Trong đó:
 – Góc giới hạn lật đổ ngang của xe thiết kế.
WT – Bề rộng tâm hai bánh xe của xe thiết kế, WT = 1,8 (m)
hg – Chiều cao trọng tâm xe thiết kế.

70
*Trường hợp ô tô quay vòng trên đường như hình 49:

Hình 49.Trường hợp ô tô quay vòng trên đường bằng


Vận tốc chuyển động giới hạn của ôtô khi quay vòng với bán kính Rmin = 8,2 m:
Khi đó vận tốc chuyển động giới hạn của ô tô khi quay vòng với bán kính RGmin là :
V gh=
√ W t . g . R Gmin
2. hg
= 56,33 (km/h)

Trong đó:
WT – Bề rộng tâm hai bánh xe của xe thiết kế, WT = 1,8m)
hg – Chiều cao trọng tâm xe thiết kế.

RGmin – Bán kính quay vòng nhỏ nhất của ô tô, RGmin = 8,2(m)

g – Gia tốc trọng trường, g = 9,81 (m/s2)

b.Tính ổn định của xe ô tô khi đầy tải

*Khảo sát tương tự ta có:

-Góc giới hạn lật khi lên dốc:

L = arctg (b / hg) = 46,5 (Độ);


71
-Góc giới hạn lật khi xuống dốc:
X = arctg (a / hg) = 59,4 (Độ); -

Góc giới hạn lật trên đường nghiêng ngang:


 = arctg (WT / 2hg) = 29,16(Độ);
Vận tốc chuyển động giới hạn của ôtô khi quay vòng với bán kính Rmin = 8,2 m:
Khi đó vận tốc chuyển động giới hạn của ô tô khi quay vòng với bán kính RGmin là :
V gh=
√ W t . g . R Gmin
2. hg
= 24,11 (km/h)

Bảng 16. Các thông số tính ổn định ô tô


BẢNG NHẬP THÔNG SỐ TÍNH TOÁN

Chiều dài cơ sở tính toán mm 4330

Vết bánh xe trước mm 2050

Vết bánh xe sau phía ngoài mm 1835

Trọng lượng bản thân kg 8805

+ Trục trước kg 4393

+ Trục Sau kg 4412

Trọng lượng toàn bộ kg 16000

+ Trục trước kg 6135

+ Trục Sau kg 9865

Góc quay bánh xe dẫn hướng độ 38

Bán kính quay vòng nhỏ nhất m 8,2

Chiều cao trọng tâm không tải Hg mm 1,281

Chiều cao trọng tâm đầy tải Hg mm 1,613

72
Bảng 17. Kết quả tính toán ổn định

BẢNG KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ỔN


ĐỊNH
a (m) b (m) hg (m) B(m) L X(đ  Vgh Vgh
(độ) ộ) (độ) (km/h) (m/s)
Không 2,17 1,709 2,16 1,8 59,44 59 35,0 56,33 15,65
tải 1
Có tải 2,730 1,257 1,7 1,8 46,5 59,4 29,1 24,11 6,7
6

Nhận xét: Các giá trị về giới hạn ổn định của ô tô thiết kế ở chế độ đầy tải thoả
mãn các tiêu chuẩn hiện hành và đảm bảo ô tô chuyển động ổn định trên các loại đường
giao thông công cộng.
2.2.Tính toán động lực học kéo

Sau khi thiết kế xe cứu hỏa ta cần phải tính toán lại sức kéo của xe. Khi tính toán
sức kéo ta cần xây dựng các đồ thị sau: Đồ thị cân bằng công suất động cơ xe N = f(v), đồ
thị cân bằng lực kéo P = f(v), đồ thị nhân tố động lực học D = f(v), đồ thị gia tốc j = f(v)
… Dựa vào những đồ thị trên mà ta có thể xem xét, đánh giá, so sánh khả năng, chất
lượng động lực của ô tô, cũng như đưa ra những nhận định như: Tìm vận tốc lớn nhất của
ô tô trên mỗi đoạn đường, tìm tỉ số truyền hợp lý nhất đối với từng loại đường, xác định
khả năng tăng tốc, lên dốc, sức cản của đường mà xe có thể vượt qua ở từng tỉ số truyền
với mức tải trọng nào đó.
Bảng 18. Các thông số để tính toán sức kéo của ô tô


STT Thông số Đơn vị Giá trị
hiệu
1 Trọng lượng toàn bộ G0 Kg 16000
Trọng lượng phân bố lên cầu chủ
2 G0Z2 Kg 4412
động
3 Bán kính bánh xe rbx m 0,5344
4 Hệ số biến dạng lốp 0,95
5 Chiều rộng của xe B mm 2500
6 Chiều cao xe H mm 2770

73
7 Hệ số cản không khí K 0,6
8 Hệ số cản lăn f 0,02
9 Hiệu suất truyền lực ηtl 0,85
Công suất lớn nhất N kW 191,23
10
Tốc độ quay cực đại nv v/ph 2500
Mô men soắn cực đại Me Nm 794
11
Tốc độ quay nv v/ph 1500
12 Tỷ số truyền của hộp số i0 5,925
Số 1 ih1 6,515
Số 2 ih2 4,224
13
Số 3 ih3 2,441
Số 4 ih4 1,473
Số 5 ih5 1,000
Số 6 ih6 0,702
14 Tỷ số truyền cầu chủ động ih1 6,428
15 Vận tốc tối đa m/s 31,94
16 Diện tích cản chính diện (F=B*H) F m2 5,54
17 Hệ số cản lăn của đường f 0,02

2.2.1. Đặc tính ngoài động cơ


Dựa vào đường đặc tính ngoài thực tế của xe ta có bản giá trị và đồ thị biểu hiện đặc tính ngoài của
xe như sau:

Bảng 19. Bảng đường đặc tính ngoài động cơ


Từ số liệu trên, ta vẽ được đường đặc tính ngoài của động cơ:

74
Hình 50. Đồ thị đặc tính ngoài của động cơ
2.2.2. Tính toán nhân tố động lực học
Nhân tố động lực học là tỷ số giữa hiệu số của lực kéo tuyến tính P k và lực cản không khí P𝜔 với
trọng lượng toàn bộ của ô tô. Tỷ số này được kí hiệu là “D”. Nhân tố động lực học của ô tô được
xác định theo công thức sau:

Di = (Pki - P𝜔i)/G

Trong đó:

Pki = (Me.ihi.i0.tl)/rbx (N) – lực kéo ở tay số thứ i của ô tô;

Me – Momen xoắn động cơ (lấy theo đường đặc tính tốc độ ngoài);

ihi – tỷ số truyền tay số thứ i trong hộp số;

P𝜔i = K.F.vi2 (N) – lực cản không khí;

F = H.B (m2) – diện tích cản chính diện của ô tô;


75
vi = (2π.rbx.ne)/(60.i0.ihi) (m/s) – vận tốc ứng với mỗi tay số;

Từ công thức trên ta có giá trị tính toán của vận tốc, nhân tố động lực học và đồ

Bảng 20. Giá trị vận tốc tại các tay số

Bảng 21. Nhân tố động lực học

76
Hình 51. Đồ thị nhân tố động lực học

Nhận xét: ô tô chạy ở loại đường bằng phẳng có phủ cứng (hệ số cản lăn f = 0,015). Dựa trên đồ
thị ta thấy nhân tố động lực học lớn nhất D max = 0,2951 và có thể chuyển động với vận tốc lớn
nhất là 31,94 m/s. Độ dốc lớn nhất mà xe có thể khắc phục được xác định theo công thức:

imax = Dmax - f = 0,2951- 0,015 = 0,2801

Vậy độ dốc lớn nhất mà ô tô có thể khắc phục được là 28,1%, đảm bảo quy chuẩn quốc gia về
chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô là lớn hơn 20%.

2.2.3 Đánh giá khả năng tang tốc khi ô tô đầy tải

Gia tốc của ô tô được xác định theo công thức:

dv g
j= = (Di – ψ). δ
dt i

Trong đó:

j – gia tốc của ô tô;

77
D – nhân tố động lực học của xe;

ψ = f + i – hệ số cản tổng cộng của đường;

ψ = f = 0,02 (vì xe di chuển trên đường bằng nên i = 0)

𝛿i – hệ số tính đến tính ảnh hưởng của các khối lượng chuyển động quay;

𝛿i = 1,05 + 0,05.ihi2

- Ta có bảng giá trị hệ số tính đến chuyển động xoay:

Bảng 22. Giá trị hệ số tính đến chuyển động xoay


- Bảng giá trị ji ứng với từng vận tốc tại các tay số:

Bảng 23. Giá trị gia tốc ứng với từng vận tốc tại các tay số

78
Hình 52. Đồ thị gia tốc chuyển động
- Xây dựng đồ thị gia tốc ngược, ta có bảng giá trị như sau:

Bảng 24. Giá trị gia tốc ngược ứng với từng vận tốc tại các tay số

79
Hình 53. Đồ thị gia tốc ngược
- Tính thời gian tăng tốc – quãng đường tăng tốc:
 Thời gian tăng tốc:
dv 1
+ Từ công thức gia tốc: j = => dt = dv
dt j
+ Xét ô tô tăng tốc từ v1 đến v2 ta có công thức tính thời gian như sau:
v2

t=∫
v1
( 1j )dv
+ Vậy khoảng thời gian tăng tốc: ∆ti = ( 2 )(
v 2−v 1 1 1
. j +j
1 2
)
=> Thời gian tăng tốc: t = ∆t1 + ∆t2 +…+ ∆tn
 Quãng đường tăng tốc:
ds
+ Từ công thức vận tốc: v = => ds = v.dt
dt
+ Xét quãng đường đi được của ô tô khi tăng tốc v1 đến v2:
v2

S = ∫ v .dv
v1

80
+ Vậy khoảng quãng đường tăng tốc: ∆Si = ( v +2 v ).∆t
1 2
i

=> Quãng đường tăng tốc được xác định: S = ∆S1 + ∆S2 +…+ ∆Sn
 Sự mất mát tốc độ trong thời gian chuyển số (có lực cản không khí):

( ) tc
2
K .F .v
∆vc = ψ + .g. (m/s)
G δi

Trong đó:
∆vc – độ giảm vận tốc chuyển động khi chuyển số;
𝜓 = 𝑓 – hệ số cản tổng cộng của mặt đường;
(vì xe đi trên đường có độ dốc bằng 0)
g – gia tốc trọng trường, m/s2;
tc – thời gian chuyển số; (chọn tc = 21,58)
𝛿i – hệ số tính đến chuyển động quay;
(𝛿i = 1,05 + 0,05.ihi2)
 Quãng đường xe đi được trong quá trình chuyển số (có lực cản không khí) là:

[ ( ) ]
2
K. F. v
∆Sc = v i− ψ + .tc .tc
G

Trong đó:
vi – vận tốc max từng tay số;
- Bảng giá trị độ giảm vận tốc, quãng đường đi được trong quá trình chuyển số:
Bảng giá trị độ giảm vận tốc, quãng đường đi được trong quá trình chuyển số:

Bảng 25. Giá trị độ giảm vận tốc, quãng đường đi được trong quá trình
chuyển số

81
Bảng 26. Bảng giá trị thời gian – quãng đường tăng tốc

82
V 1/j t S
0 0 0 0
1.459 0.124 0.091 0.066
1.750 0.118 0.126 0.123
2.042 0.114 0.160 0.187
2.334 0.111 0.193 0.259
2.625 0.110 0.225 0.339
2.917 0.110 0.257 0.428
3.209 0.112 0.290 0.527
3.501 0.115 0.323 0.638
3.647 0.117 0.340 0.699
3.517 0.117 2.340 7.862
3.600 0.105 2.349 7.895
4.050 0.104 2.396 8.076
4.499 0.105 2.443 8.277
4.949 0.106 2.490 8.501
5.399 0.109 2.539 8.751
5.624 0.111 2.564 8.887
5.408 0.111 4.564 19.919
5.450 0.132 4.569 19.947
6.229 0.129 4.670 20.539
7.007 0.127 4.770 21.199
7.786 0.128 4.869 21.934
8.565 0.130 4.970 22.755
9.343 0.134 5.072 23.675
9.733 0.137 5.125 24.177
9.405 0.137 7.125 43.314
10.322 0.190 7.275 44.792
11.612 0.189 7.519 47.473
12.903 0.191 7.765 50.481
14.193 0.196 8.014 53.864
15.483 0.204 8.272 57.693
16.128 0.209 8.406 59.800
15.719 0.209 10.406 91.648
17.105 0.293 10.754 97.365
19.006 0.303 11.321 107.593
20.906 0.320 11.912 119.403
22.807 0.353 12.552 133.372
23.757 0.372 12.896 141.387
23.290 0.372 14.896 188.435
24.366 0.584 15.410 200.690
27.074 0.680 17.122 244.723
29.781 0.856 19.202 303.839
32.488 1.239 22.038 392.132
33.842 1.656 23.997 457.118

83
Hình 54. Đồ thị thời gian tăng tốc và quãng đường tăng tốc

84
CHƯƠNG 3: LẬP QUY TRÌNH ĐỂ CHẾ TẠO

3.1. Sơ đồ quy trình chế tạo xe cứu hoả:

Hình 55. Sơ đồ quy trình chế tạo xe cứu hỏa

Xe cơ
sở

85
3.2. Lựa chọn quy mô sản xuất
Có 4 quy mô sản xuất chính liên quan đến sản xuất sản phẩm, mỗi quy mô phù hợp với các ứng
dụng sản phẩm khác nhau, theo thứ tự tăng dần là:
 Sản xuất một lần – sản phẩm / nguyên mẫu tùy chỉnh duy nhất
 Sản xuất theo lô – đặt số lượng sản phẩm
 Sản xuất hàng loạt – khối lượng lớn các sản phẩm giống hệt nhậu
 Sản xuất liên tục – số lượng lớn được sản xuất 24/7
*Sản xuất một lần:
 Sản xuất một lần đòi hỏi sự đầu tư lớn hơn nhiều về thời gian, nguồn lực và lao động để sản xuất
một sản phẩm tương đối. Điều này là do các sản phẩm thường được sản xuất bằng tay hoặc sử dụng
máy móc quy mô nhỏ mà không sử dụng khuôn. Ưu điểm của phương pháp này là mỗi sản phẩm có
thể được thiết kế / sản xuất tùy chỉnh theo sở thích và yêu cầu của khách hàng.
*Sản xuất theo lô:
 Sản xuất theo lô là khi một số lượng sản phẩm giống hệt nhau được sản xuất bằng máy quy mô lớn
hơn và sử dụng khuôn / mẫu để đảm bảo lặp lại chính xác trong một dây chuyền sản xuất.

86
 Mỗi lô sản phẩm có thể được điều chỉnh tùy theo yêu cầu của khách hàng và việc thay đổi thiết kế
tương đối nhanh chóng. Thông thường, tự động hóa được sử dụng ở quy mô này, giảm yêu cầu về
lực lượng lao động và sử dụng lao động có tay nghề cao.
*Sản xuất hàng loạt:
 Sản xuất hàng loạt liên quan đến một khối lượng rất lớn các sản phẩm giống hệt nhau được sản
xuất trên một dây chuyền sản xuất, theo đó chúng di chuyển qua một số công đoạn để hoàn thành.
 Ở quy mô này thường có mức độ tự động hóa cao. Do việc tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất nên
có rất ít sự linh hoạt để thực hiện các thay đổi thiết kế và chi phí thiết lập cực kỳ cao.
*Sản xuất liên tục:
 Sản xuất liên tục là khi các sản phẩm được sản xuất với số lượng ngừng trệ tối thiểu do nhu cầu
cực kỳ cao và thường là tự động hóa hoàn toàn. Các dây chuyền sản xuất sẽ hoạt động 24 giờ một
ngày và yêu cầu lao động có kỹ năng thấp do sản phẩm đạt kết quả nhất quán.
 Quy mô sản xuất này đòi hỏi chi phí thiết lập cao và rất khó linh hoạt để thay đổi thiết kế / sản
xuất vì bất kỳ thời gian ngừng hoạt động nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng dây chuyền sản xuất
và lợi nhuận của công ty.
3.3. Bố trí các cơ cấu
Do ô tô chữa cháy có rất nhiều thiết bị dụng cụ đồng thời có kết cấu đặc biệt từ việc chọn cơ
sở và cách trích công suất cho nên chúng ta cần có một số giải pháp kỹ thuật cần lưu ý khi
thiết kế bố trí chung để đảm bảo việc phân bố tải trọng và vận hành sử dụng trong quá trình
chữa cháy.

3.3.1. Một số biện pháp bố trí và cải tạo


a. Thay đổi chiều dài các đăng từ đầu ra hộp số
Tháo trục các-đăng tại đầu ra của hộp số (01) và đồng thời tháo bỏ ổ bi treo (02) lắp trên dầm
ngang (03) của ô tô cơ sở.
Hình 56. Ảnh minh họa thay đổi chiều dài các đăng từ đầu ra hộp số

87
b.Lắp bộ trích công suất lên ô tô cơ sở
Lắp hộp trích công suất (03) và bơm chữa cháy (09) lên ô tô cơ sở. Lắp một đầu các-đăng truyền
động bơm (06) vào đầu ra thứ 2 của hộp trích công suất (03), lắp các-đăng truyền động bơm (08) vào
giữa các-đăng truyền động bơm (06) và bơm chữa cháy (09) sao cho đường tâm của các-đăng (06)
và (08) trùng với đường thẳng nối từ tâm của chốt chữ thập ở đầu ra của hộp trích công suất (03) và
đầu vào của bơm chữa cháy, lắp ổ bi treo (07) để cố định các đăng (06) và (08).
Hình 57. Hình minh họa lắp bộ trích công suất lên ô tô cơ sở

c.Tổng thể bố trí


+ Giữ nguyên cabin đơn
+ Lắp PTO ở các đăng đầu ra hộp ra hộp số (PTO phải ngắt truyền động tới cầu chủ động khi
bơm chữa cháy làm việc)
+ Giữ nguyên vị trí của các đăng thứ 2 (các đăng đến cầu chủ động)
+ Chuyển đổi phanh tay từ đuôi hộp số ra phía sau PTO (để có thể phanh tay khi xe đứng yên
mà bơm chữa cháy vẫn làm việc)
+ Dẫn động PTO lên bơm chữa cháy (bố trí bơm chữa cháy phía sau xe)
+ Sau cabin đôi bố trí thùng phụ trước chứa thiết bị
+ Thùng nước và thùng foam bố trí sau thùng phụ trước
+ Thùng phụ sau bố trí sau thùng nước và để chứa thiết bị
+ Bố trí cầu thang, sung phun, ống tiếp nước trên nóc thùng
+ Bố trí các thiết bị PCCC trên các khoang trống sao cho thuận tiện khi sử dụng
3.3.2.Các bước công nghệ thực hiện
Việc thực hiện thi công ôtô chữa cháy được thực hiện theo các bước sau:
B1-Cải tạo cabin cơ sở;
B2-Gia công và lắp xi-téc chứa lên sát-xi ôtô;
B3-Lắp bơm nước, lắp hộp trích công suất lên sát-xi ôtô;
B4-Gia công và lắp hệ thống đường ống, súng phun và các van điều khiển;
88
B5-Lắp các thiết bị phụ: khoang thùng phụ, vè chắn bùn;
B6-Kiểm tra toàn bộ;
B7-Sơn hoàn thiện;

Đúng

89
90

You might also like