You are on page 1of 77

MỤC LỤC

PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ CONTAINER. .................................................................. 4

I, KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CONTAINER: .................................................................. 4

II, LỊCH SỬ RA ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA CONTAINER: ........................................... 4

III, PHÂN LOẠI CONTAINER: .................................................................................... 6

IV, CÁC CÔNG ƯỚC, TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ CONTAINER: ...................... 10

PHẦN B: CONTAINER BÁCH HOÁ-CONTAINER KHÔ (GENERAL PURPOSE


CONTAINER OR DRY CONTAINER). ...................................................................... 11

I, PHÂN LOẠI CONT KHÔ: ........................................................................................ 11

II, CÁC HÃNG TÀU BIỂN VẬN TẢI CONTAINER LỚN: ...................................... 11

III, CÁC HÃNG SẢN XUẤT CONTAINER LỚN CHO THUÊ (BÁN): ................... 13

IV, CÁC KÝ HIỆU, NHÃN MÁC TRÊN CONT KHÔ: ............................................. 14

1, ĐẦU NGỮ, SỐ SERIAL, SỐ KIỂM TRA (CHECK DIGIT): ............................. 14

2, MÃ KÍCH THƯỚC VÀ MÃ KIỂU (SIZE AND TYPE CODES): ...................... 15

3, CÁC NHÃN MÁC KHÁC TRÊN CONTAINER: ............................................... 16

V, KÍCH THƯỚC, DUNG SAI CỦA CONT KHÔ THEO TIÊU CHUẨN ISO: ........ 17

1, KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CONT 20’DC:................................................... 17

2, KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CONT 40’DC THẤP: ....................................... 17

3, KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CONT 40’HC (40ft CAO): ............................... 17

4, KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU BÊN TRONG CONT: ............................................. 18

VI, KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA CONTAINER KHÔ: ................................................... 18

1, Khung (Frame): ..................................................................................................... 18

2, Hai vách dọc (Left and Right Side panel): ............................................................ 18

3, Nóc (Roof panel): .................................................................................................. 19

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 1


4, Mặt cửa (Door): ..................................................................................................... 19

5, Góc lắp ghép (Corner fitting): ............................................................................... 19

6, Sàn (Floor): ............................................................................................................ 19

7, Gầm (Understructure):........................................................................................... 19

8, Mặt trước (Front panel): ........................................................................................ 19

VII, CÁC BỘ PHẬN CHI TIẾT CỦA CONT KHÔ: ................................................... 20

1, MẶT SAU-CỬA (DOOR OR REAR): D. ............................................................ 20

2, MẶT TRƯỚC (FRONT): F. ................................................................................. 24

3, NÓC (ROOF): T. ................................................................................................... 25

4, VÁCH (LEFT AND RIGHT SIDE): R, L. ........................................................... 26

5, PHẦN GẦM (UNDERSTUCTURE): U ............................................................... 28

6, SÀN VÀ CÁC BỘ PHẬN BÊN TRONG CONT (FLOOR AND INTERIOR): B,


I .................................................................................................................................. 29

7, GÙ (CORNER FITTING): .................................................................................... 30

8, ISO MARKING: ................................................................................................... 31

VIII, MÃ VỊ TRÍ, MÃ HƯ HỎNG VÀ MÃ SỬA CHỮA: ...................................... 31

1, MÃ VỊ TRÍ (DAMAGE LOCATION CODE): .................................................... 31

2, MÃ HƯ HỎNG (DAMAGE CODE): ................................................................... 37

3, MÃ SỬA CHỮA (REPAIR CODE): .................................................................... 38

IX, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH (INSPECTION CRITERIA): ............................ 38

1, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH CÁC ĐÀ TRỪ PHẦN ĐÀ GẦM (RAIL


INSPECTION CRITERIA): ...................................................................................... 38

2, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH CÁC TRỤ ĐỨNG (POST INSPECTION


CRITERIA): .............................................................................................................. 39

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 2


3, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH VÁCH+MẶT TRƯỚC (SIDE/FRONT
INSPECTION CRITERIA): ...................................................................................... 40

4, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH PHẦN CỬA (DOOR INSPECTION CRITERIA):


................................................................................................................................... 40

5, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH NÓC (ROOF INSPECTION CRITERIA): ........... 41

6, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH PHẦN SÀN (FLOOR INSPECTION CRITERIA):


................................................................................................................................... 42

7, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH PHẦN GẦM (UNDERSTRUCTURE


INSPECTION CRITERIA): ...................................................................................... 42

8, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH CÁC BỘ PHẬN KHÁC (MISCELLANEOUS


INSPECTION CRITERIA): ...................................................................................... 43

9, DUNG SAI THEO IICL+ISO: .............................................................................. 44

X, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG: .............................................................. 45

1, CÁC DỤNG CỤ GIÁM ĐỊNH ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CƠ BẢN: ........................ 45

2, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG ĐÀ DỌC TRÊN: .................................. 45

3, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CỦA TRỤ ĐỨNG: ............................... 50

4, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CỦA TÔN VÁCH VÀ MẶT TRƯỚC: 51

5, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CỦA NÓC: ........................................... 54

6, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC CỦA SÀN: ............................................................... 60

7, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CỦA ĐÀ GẦM: ................................... 61

XI, PHƯƠNG PHÁP CHỤP HÌNH GIÁM ĐỊNH: .................................................. 67

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 3


PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ CONTAINER.

I, KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CONTAINER:


Container là một công cụ chứa hàng dạng hình hộp chữ nhật bằng kim loại (hoặc bằng
các vật liệu khác), có kích thước tiêu chuẩn hoá, được dùng nhiều lần và có sức chứa lớn.

Theo tiều chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hoá (freight container) là một công cụ
vận tải có những đặc điểm sau:

• Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại.
• Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một
phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.
• Được thiết kế đặc biệt để có thể chở bằng một hay nhiều phương thức vận tải, mà
không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường.
• Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi container.
• Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1m3 (35.3ft3).

II, LỊCH SỬ RA ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA CONTAINER:


Container ra đời từ những nghiên cứu thử nghiệm kết hợp những kiện hàng nhỏ, riêng lẻ
xếp thành một kiện lớn theo một kích cỡ nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xếp dỡ, chuyên chở, bảo quản và nâng cao hiệu quả kinh tế vận tải trong quá trình vận
chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận.

Có thể chia thành 4 giai đoạn phát triển:


1920 – 1955
Giai đoạn bắt đầu áp dụng vận chuyển hàng hóa bằng container. Mới đầu tại một xí
nghiệp đường sắt của Mỹ(1921), trong đại chiến thế giới thứ 2, hải quân Mỹ dùng loại
container chưa có tiêu chuẩn hóa để chở hàng quân sự và trong thời gian đó vận chuyển
hàng hóa bằng container chuyển sang vận tải đường biển, trước tiên là nước Mỹ ,Nhật,
Tây Âu và các vùng kinh tế khác. Năm 1933 phòng vận tải quốc tế bằng container được
thành lập tai Paris, đánh dấu một nghành vận tải đầy triển vọng ra đời.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 4


1956 -1966
Giai đoạn tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện phương thức vận chuyển hàng hóa container.
Năm 1956 con tàu chuyên dùng chở container đầu tiên được công ty SEALAND ( MỸ)
cho ra đời mở đầu cho cuộc cách mạng container hóa trong nghành vận tải.
1967-1980
Năm 1967 có hai sự kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển của chuyên chở
container trên toàn thế giới.
Tháng 5 năm 1967 tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã thông qua tiêu chuẩn
container quốc tế loại lớn áp dụng trong chuyên chở quốc tế
Tháng 12 năm 1967 thành lập Công ty quốc tế về chuyên chở container Intercontainer trụ
sở tại Brussels
Tại giai đoạn này áp dụng rộng rãi chuyên chở container theo tiêu chuẩn ISO, số lượng
container loại lớn được sử dụng mạnh mẽ. Các cảng biển, tuyến đường sắt được cải tạo
và xây mới. Đây là thời kỳ phát triển nhanh và chuyên chở rộng rãi bằng container
1981- nay
Đây có thể coi là giai đoạn hoàn thiện và phát triển theo chiều sâu của hệ thống vận tải
container và sử dụng container loại lớn ở hầu hét các cảng biển trên thế giới. Các cần cẩu
hiện đại phục vụ xếp dỡ container cỡ lớn với sức nâng lớn trên 70 tấn ra đời. Giai đoạn
này container được sử dụng ngày càng rộng rãi trong vận tải đa phương thức. Các công ty
container lớn trên thế giới bắt đầu liên minh, sáp nhập hợp tác lâu dài để tăng khả năng
cạnh tranh.
Có thể thấy, trong những năm đầu của thế kỷ XX, container xuất hiện và phát triển ở Mỹ
nhưng đến những thập niên cuối thế kỷ XX Châu Âu lại phát triển vượt lên. Đến năm đầu
của thế kỷ XXI sự phát triển của container lại có xu hướng dịch chuyển sang châu Á.
Theo thống kê thì 2/3 trong tổng số cảng container lớn đều tập trung ở châu Á. Điều này
chứng tỏ châu Á đang trở thành châu lục phát triển kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là phát triển
vận tải biển mà trọng tâm là vận chuyển hàng hóa bằng container.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 5


III, PHÂN LOẠI CONTAINER:
Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu chuẩn và không
theo tiêu chuẩn ISO.
A, Loại không theo tiêu chuẩn có thể tương tự container theo tiêu chuẩn ISO về hình
dáng kích thước, nhưng không được sử dụng rộng rãi và nhất quán do không được tiêu
chuẩn hoá.
B, Loại theo tiêu chuẩn ISO (được chia ra 7 loại chính như sau):
1, Container bách hoá (General purpose container):
Container bách hoá thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container
khô (dry container viết tắt là 20’DC hay 40’DC).
Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.

Container bách hoá (General purpose container).

2, Container hàng rời (Bulk container):

Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót
từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh
(discharge hatch).

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 6


Loại container này bình thường có hình dạng bên ngoài gần giống với container bách
hoá, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.

Container hàng rời (Bulk container).

3, Container chuyên dụng (Named cargo container):

Là loại container được thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như: ô tô, súc
vật sống…

Một số loại container chuyên dụng (Named cargo container).

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 7


4, Container bảo ôn (Thermal container):

Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong
container ở mức nhất định. Vách và nóc loại này thường được bọc phủ lớp cách nhiệt.
Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc
theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn.

Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế thường gặp
container lạnh (Reefer container).

Container bảo ôn (Thermal container).

5, Container hở mái (Open-top container):

Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái
container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại container này dùng
để chuyên chở máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 8


Container open-top.

6, Container mặt bằng (Platform container):

Được thiết kế không vách, không nóc mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên dùng
để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…

Container mặt bằng có loại có mặt trước và mặt sau, hai mặt này có thể cố định, gập
xuống, hoặc có thể tháo rời.

Container mặt bằng (Platform container).

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 9


7, Container bồn (Tank container):

Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng để
chở hàng lỏng như rượu, hoá chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn
(Manhole) phía trên nóc container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve).

Container bồn (Tank container).

Trên thực tế, tuỳ theo mục đích sử dụng, người ta còn phân loại container theo kích thước
(20’; 40’…), theo vật liệu chế tạo (thép, nhôm…).

IV, CÁC CÔNG ƯỚC, TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ CONTAINER:


Các công ước quốc tế:

• Công ước Hải quan về Container (Customs Convention on Container).


• Công ước quốc tế về an toàn container (International Convention for Safe
Containers, CSC-1972).
• Công ước Hải quan TIR (Transport International des Routiers).
• Công ước về sự chấp nhận tạm thời (Convention on Temporary Admission).

Tiêu chuẩn quốc tế: hiện nay có trên 20 tiêu chuẩn ISO (International Organization for
Standardization) như ISO 668, 830, 1161, 1496, 9669, 9897 (tiêu chuẩn về CEDEX
CODE-mã ký hiệu chung), 10374, 15070, 18185…

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 10


PHẦN B: CONTAINER BÁCH HOÁ-CONTAINER KHÔ (GENERAL PURPOSE
CONTAINER OR DRY CONTAINER).

I, PHÂN LOẠI CONT KHÔ:


Theo kích thước của container khô nó được chia làm 3 loại chính phổ biến như sau:

• Container 20 foot or feet (ft) (20’DC).


• Container 40 foor or feet (ft) được chia làm 2 loại:
1. Cont 40ft thấp (40’DC).
2. Cont 40ft cao (40’HC).
• Container 45 foot or feet (ft)

Ngoài ra, còn có các loại container 10ft và 30ft nhưng không phổ biến (rất ít gặp).

II, CÁC HÃNG TÀU BIỂN VẬN TẢI CONTAINER LỚN:


1, HÃNG TÀU MAERSK (MAERSK LINE):

Là một tập đoàn kinh doanh của Đan Mạch, là hãng vận tải container lớn nhất thế giới.

Các đầu ngữ Cont thuần chủng của Maersk: MAEU, MRKU, MSKU.

Màu thuần chủng màu xám, ngoài ra còn có màu xanh trời ít gặp hơn.

2, HÃNG TÀU MSC (MEDITERRANEAN SHIPPING COMPANY):

Các đầu ngữ Cont thuần chủng: MSCU, MEDU.

Màu thuần chủng màu vàng tươi.

3, HÃNG TÀU CMA-CGM (Compagnie Générale Maritime):

Là hãng tàu của Pháp, các đầu ngữ thuần chủng: ECMU, CMAU.

Màu Cont thuần chủng xanh đậm.

4, HÃNG TÀU ZIM (ZIM INTEGRATED SHIPPING SERVICES LTD):

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 11


Là hãng tàu của Israel, các đầu ngữ thuần chủng: ZIMU, ZCSU.

Màu Cont thuần chủng nâu đỏ.

5, HÃNG TÀU OOCL (ORIENT OVERSEAS CONTAINERS LINE):

Là hãng tàu của Hồng Kông, đầu ngữ thuần chủng: OOLU.

6, HÃNG TÀU MOL (MITSUI O.S.K LINES):

Mol là hãng tàu của Nhật Bản, các đầu ngữ thuần chủng: MOAU, MOFU, MOTU,
MOEU.

Màu Cont thuần chủng xám, xanh lá cây đậm (ít gặp).

7, HÃNG TÀU HANJIN (HANNJIN SHIPPING CO.LTD):

Là hãng tàu của Hàn Quốc, các đầu ngữ thuần chủng: HJCU, HJSU.

Màu Cont thuần chủng xanh nước biển.

8, HÃNG TÀU EVERGREEN LINE:

Là hãng tàu Đài Loan, các đầu ngữ thuần chủng: EMCU, EGHU, EISU.

Màu Cont thuần chủng xanh lá cây.

9, HÃNG TÀU YANGMING LINE:

Là hãng tàu Đài Loan, đầu ngữ thuần chủng: YMLU.

Màu Cont thuần chủng trắng đục.

10, HÃNG TÀU WANHAI LINE:

Là hãng tàu Đài Loan, đầu ngữ thuần chủng: WHLU. Màu Cont thuần chủng xanh đậm.

11, HÃNG TÀU NYK LINE (NIPPON YUSEN KAISHA):

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 12


Là hãng tàu Nhật Bản, đầu ngữ thuần chủng: NYKU.

Màu Cont thuần chủng xanh tím than.

12, HÃNG TÀU CHINA SHIPPING:

Là hãng tàu Trung Quốc, các đầu ngữ thuần chủng: CCLU, CSLU.

Màu thuần chủng xanh lơ.

13, HÃNG TÀU HAPAG-Lloyd:

Là hãng tàu Đức, các đầu ngữ thuần chủng: HLXU, HLBU.

Màu Cont thuần chủng vàng cam.

14, HÃNG TÀU K’’LINE:

Là hãng tàu Nhật Bản, các đầu ngữ thuần chủng: KKLU, KKFU.

Màu Cont thuần chủng hồng đơn.

15, HÃNG TÀU TS LINE:

Là hãng tàu Đài Loan, các đầu ngữ thuần chủng: TSLU, TSIU.

Màu Cont thuần chủng hồng đơn.

Ngoài ra còn rất nhiều hãng tàu lớn khác trên thế giới như: UASC, HDM, PIL, APL,
COSCO, SITC, KMTC, HDS, RCL, DONGJIN, NAM SUNG, HEUNG-A, SINOKOR,
GMD, HSU, VINASHIN, VINALINES…

III, CÁC HÃNG SẢN XUẤT CONTAINER LỚN CHO THUÊ (BÁN):
1, CAI INTERNATIONAL (Inc. CAI).

2, CRONOS CONTAINER Ltd.

3, FLEXI-VAN LEASING Inc.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 13


4, FLORENS CONTAINER SERVICES (U.S.) Ltd.

5, GE SEACO SRL.

6, GOLD CONTAINER CORPORATION.

7, SEACASTLE CONTAINER LEASING.

8, TAL INTERNATIONAL CONTAINER CORPORATION.

9, TEXTAINER EQUIPMENT MANAGEMENT (U.S.) Ltd.

10, TRITON CONTAINER INTERNATIONAL Ltd.

11, BEACON INTERMODAL LEASING, LLC

12, TOUAX CONTAINER SERVICES

Các hãng sản xuất Cont trên là những thành viên trong Hiệp hội cho thuê Container Quốc
Tế IICL (Institute of International Container Lessors, Ltd.).

IV, CÁC KÝ HIỆU, NHÃN MÁC TRÊN CONT KHÔ:

1, ĐẦU NGỮ, SỐ SERIAL, SỐ KIỂM TRA (CHECK DIGIT):


• Đầu ngữ (Owner code) của một Cont khô gồm có 4 chữ cái, trong đó:

Ba chữ cái đầu tiên là Mã chủ sở hữu Cont đó (hãng tàu, nhà sản xuất Cont) ví dụ: MSK,
MSC, TCL, TTN…

Chữ cái thứ 4 trong đầu ngữ là ký hiệu của loại thiết bị (Equipment category
identifer/Product group code), ví dụ:

U: container chở hàng (Freight container).

J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng (Detachable freight container-related
equipment).

Z: đầu kéo (Trailer) hoặc mooc (Chassis).


TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 14
• Số sê-ri (Serial number) hay là số Cont: gồm có 6 chữ số, nếu số sê-ri không đủ 6
chữ số, thì các chữ số 0 sẽ được thêm vào phía trước để thành đủ 6 số. Ví dụ: số
sê-ri là 123, thì sẽ thêm 3 chữ số 0 vào trước số sê-ri như sau: 000123. Số sê-ri này
do chủ sở hữu Cont đặt ra, nhưng đảm bảo nguyên tắc mỗi số chỉ sử dụng duy
nhất cho một Cont.
• Số kiểm tra (Check digit): là 1 số đứng sau số sê-ri, dùng để kiểm tra tính chính
xác của chuỗi ký tự đứng trước đó gồm: đầu ngữ và số sê-ri. Với mỗi chuỗi ký tự
gồm đầu ngữ + số sê-ri, áp dụng cách tính số kiểm tra Cont, sẽ tính được số kiểm
tra cần thiết.

2, MÃ KÍCH THƯỚC VÀ MÃ KIỂU (SIZE AND TYPE CODES):


• Mã kích thước: gồm 2 ký tự (chữ cái hoặc số). Trong đó, ký tự thứ nhất thể hiện
chiều dài Container (ví dụ: số 2 thể hiện Cont dài 20ft). Ký tự thứ hai biểu thị
chiều rộng và chiều cao Cont (ví dụ: số 2 biểu thị chiều cao 8ft 6in).
• Mã kiểu: gồm 2 ký tự. Trong đó, ký tự thứ nhất cho biết kiểu Cont (ví dụ: chữ G
thể hiện Cont bách hoá-General purpose container). Ký tự thứ hai thể hiện Cont đó
có lỗ thông gió hay không (ví dụ: số 1 thể hiện là Cont có lỗ thông gió).

HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 15


3, CÁC NHÃN MÁC KHÁC TRÊN CONTAINER:
• Bảng trọng lượng container:

Maximum gross weight: trọng lượng tối đa.

Tare weight: trọng lượng vỏ Cont.

Net weight (payload): trọng lượng xếp hàng cho phép.

Cubic foot. Capacity: dung tích Cont.

• Logo+tên hãng tàu (nhà sản xuất Cont): hình ảnh minh hoạ 1 vài logo hãng tàu.

• Logo+tên đăng kiểm: hình ảnh minh hoạ 1 số hãng đăng kiểm.

• Logo của tổ chức đường sắt quốc tế U.I.C (Union International des Chemins de
Per):

Ngoài ra còn có:

I.C 87, I.C 70, I.C 33…

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 16


• Các logo khác:

Ngoài ra, còn các nhãn mác ký hiệu khác trên container như: mã quốc gia (ví dụ: US…),
biển chấp nhận an toàn CSC, chấp nhận của hải quan, sologan của hãng tàu hoặc nhà sản
xuất (ví dụ: WE CARRY WE CARE…), mác hãng chế tạo (CIMC, VTC…), ghi chú vật
liệu chế tạo (Corten steel), hướng dẫn sửa chữa (Repair only with corten steel), thông tin
về xử lý gỗ (ván sàn), nhãn hàng nguy hiểm nếu có…

V, KÍCH THƯỚC, DUNG SAI CỦA CONT KHÔ THEO TIÊU CHUẨN ISO:

1, KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CONT 20’DC:


• Chiều rộng: W= 2438 -5 (mm)
• Chiều cao: H= 2591 -5 (mm)
• Chiều dài: L= 6058 -6 (mm)
• Tất cả các kích thước trên đều có dung sai dương là: +0 (mm).

2, KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CONT 40’DC THẤP:


• Chiều rộng: W= 2438 -5 (mm)
• Chiều cao: H= 2591 -5 (mm)
• Chiều dài: L= 12192 -10 (mm)
• Tất cả các kích thước trên đều có dung sai dương là: +0 (mm).

3, KÍCH THƯỚC VÀ DUNG SAI CONT 40’HC (40ft CAO):


• Chiều rộng: W= 2438 -5 (mm)
• Chiều cao: H= 2896 -5 (mm)
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 17
• Chiều dài: L= 12192 -10 (mm)
• Tất cả các kích thước trên đều có dung sai dương là: +0 (mm).

4, KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU BÊN TRONG CONT:


• Chiều cao tối thiểu trong Cont: h= H – 241 (mm).
• Chiều rộng tối thiểu trong Cont: b= 2330 (mm).
• Chiều dài tối thiểu trong Cont:
Cont 20ft: l= 5867 (mm).
Cont 40ft: l= 11998 (mm).

Ngoài ra, còn có dung sai của ISO+IICL sẽ được nói tới trong phần “Tiêu chuẩn giám
định Cont”.

VI, KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA CONTAINER KHÔ:


Kết cấu Cont có thể được chia làm 8 phần chính như sau:

1, Khung (Frame):
Phần khung Cont được làm bằng thép có dạng hình hộp chữ nhật, nó là thành phần chịu
lực chính của Cont, khung bao gồm:

▪ Hai đà dọc trên (Top side rail).


▪ Hai đà dọc dưới (Bottom side rail).
▪ Hai đà ngang dưới: đà ngang dưới trước (Front sill rail) và đà ngang dưới cửa
(Door sill rail).
▪ Hai đà ngang trên: đà ngang trên trước (Front header rail) và đà ngang trên cửa
(Door header rail).
▪ Bốn trụ đứng (Front and Door Corner Post): 2 trụ đứng trước và 2 trụ đứng cửa.

2, Hai vách dọc (Left and Right Side panel):


Làm bằng kim loại thường được dập sóng (Corrugated) để tăng tính chịu lực.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 18


3, Nóc (Roof panel):
Tương tự như hai vách dọc nóc làm bằng kim loại và được dập sóng để tăng tính chịu
lực.

4, Mặt cửa (Door):


Mặt cửa hay còn gọi là mặt sau, gồm 2 cánh cửa (Door leaf) làm bằng kim loại phẳng
hoặc lượn sóng. Cửa được gắn với khung Cont thông qua cơ cấu bản lề, được làm kín
nước kín sáng nhờ lớp gioăng (Door Gasket). Thông qua cơ cấu thanh Bar và tay cài cửa
(Door handle), khoá seal cửa được đóng chặt.

5, Góc lắp ghép (Corner fitting):


Góc lắp ghép hay còn gọi là Gù được chế tạo từ thép, hàn khớp vào các đầu trên và dưới
của mỗi trụ đứng. Trên Gù có các lỗ gù để dùng cho việc nâng hạ, xếp dỡ và vận chuyển
Cont.

6, Sàn (Floor):
Sàn được làm từ gỗ ép (Plywood panel), gỗ bản tự nhiên (Plank panel) hoặc bằng thép.
Sàn được cố định vào phần gầm qua vít sàn (Floor Screw), làm kín nước kín sáng nhờ
nẹp sàn (Center spacer) và Slicol.

7, Gầm (Understructure):
Gầm gồm các đà gầm (Crossmember) được hàn vào 2 đà dọc dưới, phần gầm Cont 20ft
có thêm phần lỗ càng xe nâng (Forklift pockets), phần gầm Cont 40ft có thêm phần cổ
ngỗng (Tunnel)

8, Mặt trước (Front panel):


Mặt trước làm bằng kim loại, nằm đối diện mặt cửa và được dập sóng để tăng tính chịu
lực.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 19


HÌNH ẢNH MINH HOẠ CHO KẾT CẤU CƠ BẢN CONT KHÔ.

VII, CÁC BỘ PHẬN CHI TIẾT CỦA CONT KHÔ:

1, MẶT SAU-CỬA (DOOR OR REAR): D.


Các bộ phận chi tiết trên mặt cửa của container khô bao gồm:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 20


SỐ TÊN TÊN MÃ PHƯƠNG ÁN
TT T.VIỆT T.ANH B.PHẬN SỬA CHỮA
1 Tôn cửa Door panel PAA GS, GW, WD, IT, PT, RP
2 Thanh bar Locking bar rod LBR GS, SN, RP
3 Đà ngang dưới cửa Door sill rail (Rear sill rail) RLA GS, GW, WD, IT, SN, RP
4 Đà ngang trên cửa Door header rail RLA GS, GW, WD, IT, SN, RP
5 Tay cài cửa Door handle DHL GS, FR, RP
6 Gioăng cửa Door gasket GTA SE, PT, IT, SN, RP
7 Nẹp gioăng Door gasket retainer strip GRS GS, SN, RP
8 Ổ dẫn lớn Locking bar bracket LBB GS, RE, RS, RR, RP
9 Ổ dẫn nhỏ Locking bar guide LBG GS, RE, RS, RR, RP
10 Đầu khoá cam Locking bar cam LBC GS, RP
11 Ổ cam Locking bar cam keeper RCK GS, RR, RP
12 Bản lề Door hinge blade HGB FR, GS, RP
13 Chốt bản lề Door hinge pin HGP RP
14 Khoá seal phần động Door handle catch DHC GS, RP
15 Khoá seal phần tĩnh Door handle retainer DHR GS, RP
16 Bát tay cài cửa Door handle hub DHH RP
17 Bảng CSC Consolidated data plate MPS, MPD SE, RP
Anti-racking (Custom catch, Door
18 Bát chặn cửa stop, TIR plate) DPL GS, GW, WD, RP

19 Bu-lông, đai ốc Hardware (Bolts, nuts…) HWR RE, RR, RP


20 Trụ cửa (Outer profile) Rear corner post (Outer profile) CPA (CPO) GS, GW, WD, IT, SN, RP
21 Trụ cửa (Inner profile) Rear corner post (Inner profile) CPA (CPI) GS, GW, WD, RP
22 J-BAR Rear corner post J-bar CPJ GS, GW, WD, IT, RP
23 Gia cường đà trên+dưới cửa Rail gusset RLG RP
DSH DSM,
24 Khung cửa Door stiffenner edge DSV, DSB, GS, GW, WD, IT, SN, RP
DST, DSC

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 21


Ngoài ra, trên mặt cửa còn có đầu ngữ+số sê-ri+số kiểm tra, bảng trọng lượng, các Logo
khác (Door logo)…

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 22


HÌNH ẢNH OUTER VÀ INNER PROFILE CỦA TRỤ ĐỨNG CỬA.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 23


2, MẶT TRƯỚC (FRONT): F.

HÌNH MINH HOẠ MẶT TRƯỚC CONT.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 24


Các bộ phận chi tiết ở phía mặt trước container như sau:

SỐ TÊN TÊN MÃ BỘ PHƯƠNG ÁN


TT T.VIỆT T.ANH PHẬN SỬA CHỮA
1 Đà ngang trên trước Front header rail RLA GS, GW, WD, IT, SN, RP
2 Đà ngang dưới trước Front sill rail RLA GS, GW, WD, IT, SN, RP
3 Trụ đứng trước Front corner post CPA GS, GW, WD, IT, RP
4 Tôn mặt trước Front panel PAA GS, GW, WD, IT, PT, RP
5 Gia cường đà ngang Rail gusset RLG RP
trên+dưới trước

Ngoài ra, trên mặt trước còn có đầu ngữ+số sê-ri+số kiểm tra của container và các Logo
khác…

3, NÓC (ROOF): T.
Các bộ phận chi tiết trên nóc container:

SỐ TÊN TÊN MÃ BỘ PHƯƠNG ÁN


TT T.VIỆT T.ANH PHẬN SỬA CHỮA
1 Đà dọc trên Top side rail RLA GS, GW, WD, IT, SN,
RP
2 Tôn nóc Roof steel PSC GS, GW, WD, IT, PT,
corrugated RP
3 Tấm gia cố nóc Header extension HEP GS, GW, WD, IT, PT,
plate RP
4 Tấm gia cố gù Corner protection RLG GS, GW, WD, RP
plate

Ngoài ra, trên nóc còn có đầu ngữ+số sê-ri+số kiểm tra của container và các Logo khác:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 25


HÌNH ẢNH MINH HOẠ PHẦN NÓC CONT.

4, VÁCH (LEFT AND RIGHT SIDE): R, L.


Các bộ phận chi tiết ở phía 2 vách Cont:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 26


SỐ TÊN TÊN MÃ BỘ PHƯƠNG ÁN
TT T.VIỆT T.ANH PHẬN SỬA CHỮA
1 Tôn vách Side panel PAA GS, GW, WD, IT, PT, RP
2 Thông gió Ventilator VRA RP
3 Đà dọc dưới Bottom side rail RLA GS, GW, WD, IT, SN, RP
4 Gia cường đà dọc dưới Rail gusset RLG GS, GW, WD, RP

Ngoài ra, ở phần vách còn có đầu ngữ+số sê-ri+số kiểm tra của container và các Logo khác…

HÌNH ẢNH MINH HOẠ CHO PHẦN VÁCH CONT.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 27


5, PHẦN GẦM (UNDERSTUCTURE): U
HÌNH ẢNH MINH HOẠ CHO PHẦN GẦM.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 28


SỐ TÊN TÊN MÃ PHƯƠNG ÁN
TT T.VIỆT T.ANH B.PHẬN SỬA CHỮA
1 Đà gầm Crossmember assembly CMA GS, GW, WD, IT, RP
2 Đà gầm lỗ càng xe nâng Forklift pocket side FLT GS, GW, WD, IT, RP
3 Tấm thép lỗ càng xe nâng Forklift pocket top plate FLP
4 Tấm thép dẫn hướng lỗ càng xe nâng Forklift pocket strap FLS GS, GW, WD, RP
5 Đà dọc cổ ngỗng Tunnel rail RTL GS, GW, WD, IT, RP
6 Đà gầm ngắn cổ ngỗng Outrigger CMO GS, GW, WD, IT, RP
7 Đà gia cường tấm thép cổ ngỗng Tunnel bolster TUB GS, GW, WD, IT, RP

8 Tấm thép cổ ngỗng và sóng gia cường Gooseneck tunnel plate and TUP GS, GW, WD, IT, RP
tấm thép cổ ngỗng Stiffener

6, SÀN VÀ CÁC BỘ PHẬN BÊN TRONG CONT (FLOOR AND INTERIOR): B, I


SỐ TÊN TÊN MÃ BỘ PHƯƠNG ÁN
TT T.VIỆT T.ANH PHẬN SỬA CHỮA
1 Sàn (gỗ ép) Plywood floor FPP SN, OX, PT, RE, AB, RP
2 Vòng chằng buộc Lashing ring LSR RP
3 Thanh chằng buộc Lashing bar LSB RP
4 Nẹp sàn Center spacer, Hat section FHS(UAA) GS, GW, WD, SN, RP
5 Vít sàn Floor screw HWR RE, RP
6 Tấm thép gia cố sàn Threshold plate FTP GS, RS, PT, AB, RP
7 Sàn (gỗ bản tự nhiên) Plain plank FPB SN, RE, PT, AB, RP

Ngoài ra, trong Cont còn có dán đầu ngữ+số sê-ri+số kiểm tra container, bảng kích thước của container…

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 29


HÌNH ẢNH MINH HOẠ PHẦN SÀN VÀ TRONG CONT.

7, GÙ (CORNER FITTING):
SỐ TÊN TÊN MÃ BỘ PHƯƠNG ÁN
TT T.VIỆT T.ANH PHẬN SỬA CHỮA

1 Gù Corner fitting CFG RP

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 30


HÌNH ẢNH MINH HOẠ CỦA GÙ CONT.

8, ISO MARKING:
SỐ TÊN TÊN MÃ BỘ PHƯƠNG ÁN
TT T.VIỆT T.ANH PHẬN SỬA CHỮA
1 Mã chủ sở hữu Cont Owner’s code MOC RP
2 Số sê-ri và số kiểm tra Serial number and MSN RP
Check digit
3 Mã kích thước và mã kiểu cont Size/Type code MST RP
4 Mã quốc gia Country code MCC RP
5 Bảng trọng lương Mass marking MMI RP
6 Nhãn mác chú ý Caution marking MCA RP
7 Logo tổ chức đường sắt quốc tế U.I.C decal MUI RP

VIII, MÃ VỊ TRÍ, MÃ HƯ HỎNG VÀ MÃ SỬA CHỮA:

1, MÃ VỊ TRÍ (DAMAGE LOCATION CODE):


Mã vị trí hư hỏng của Container gồm có 4 ký tự (bao gồm cả chữ cái và chữ số). Hướng
nhìn để ta xác định Mã vị trí là nhìn từ hướng Mặt sau (mặt cửa) về phía Mặt trước.

• Ký tự thứ nhất (First character):

Bảng ký tự thứ nhất của Mã vị trí hư hỏng như sau:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 31


STT TÊN T.VIỆT TÊN T.ANH KÝ HIỆU
1 Mặt cửa (mặt sau) Door end (rear) D
2 Mặt trước Front end F
3 Vách trái Left side L
4 Vách phải Right side R
5 Nóc Roof/top T
6 Phần gầm Understructure U
7 Sàn Bottom floor B
8 Bên trong CONT Container interior I
9 Bên ngoài CONT Container exterior E

• Ký tự thứ hai (Second character):

Bảng ký thứ 2 của Mã vị trí hư hỏng như sau:

STT TÊN T.VIỆT TÊN T.ANH KÝ HIỆU


1 Nửa trái Left half L
2 Nửa phải Right half R
3 Nửa dưới Bottom half B
4 Nửa trên Top half T
5 Ở giữa (toàn phần) Both halves X
6 Tất cả các đà trên Higher portion (upper) H
7 Tất cả các đà dưới (trừ đà gầm) Lower portion (lower) G

Cách xác định ký tự thứ 2 của mã vị trí hư hỏng như sau: ta chia các bộ phận trong
CONT ra làm 2 loại.

✓ Loại thứ nhất là các bộ phận thuộc các mặt phẳng nằm ngang (bao gồm: sàn, nóc
và phần gầm container), tương ứng với hư hỏng của các bộ phận nằm trên các mặt
phẳng ngang này ta có ký tự thứ 2 trong mã vị trí hư hỏng của nó sẽ là: L hoặc R
hoặc X tuỳ theo vị trí hư hỏng thực tế.
✓ Loại thứ hai là các bộ phận thuộc các mặt phẳng đứng (bao gồm: mặt cửa, mặt
trước, vách trái và vách phải), tương ứng với hư hỏng của các bộ phận nằm trên
các mặt phẳng đứng này ta có ký tự thứ 2 trong mã vị trí hư hỏng của nó sẽ là: T
hoặc B hoặc X tuỳ vào vị trí hư hỏng thực tế.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 32


✓ Đặc biệt riêng với các loại đà trừ đà gầm (bao gồm: đà ngang trên trước+trên cửa,
đà dọc trên trái+trên phải thì ký tự thứ 2 trong mã vị trí hư hỏng của nó sẽ mặc
định là H; Các đà ngang dưới trước+dưới cửa, đà dọc dưới trái+dưới phải thì ký tự
thứ 2 trong mã hư hỏng của nó sẽ mặc định là G).

• Ký tự thứ 3 (Third character):

Để xác định ký tự thứ 3 trong mã vị trí hư hỏng ta cũng chia các bộ phận trong container
ra làm 2 loại

✓ Loại thứ nhất là các bộ phận thuộc các mặt phẳng nằm tính theo Chiều rộng
container (bao gồm: mặt cửa và mặt trước kể cả các đà ngang).

Các mặt phẳng(đà) này được đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4 theo chiều từ trái qua phải (tức là
từ trụ đứng trái qua

trụ đứng phải). Như vậy, ứng với hư hỏng của các bộ phận thuộc các mặt phẳng này nếu
nó nằm ở số thứ tự nào (1, 2, 3, 4) thì nó có ký tự thứ 3 trong mã vị trí hư hỏng ứng với
số thứ tự đó.

✓ Loại thứ hai là các bộ phận thuộc các mặt phẳng nằm dọc theo Chiều dài
container (bao gồm: vách trái, vách phải, sàn, nóc và phần gầm kể cả các đà dọc).

Các mặt phẳng (đà) này được đánh số thứ tự từ 1 đến 5 (đối với Cont 20’) và từ 1 đến 0
(đối với Cont 40’) bắt đầu ở phía cửa kết thúc ở mặt trước. Như vậy, ứng với hư hỏng của
các bộ phận thuộc các mặt phẳng này nếu nó nằm ở số thứ tự nào thì nhận số thứ tự đó
làm ký tự thứ 3 trong mã vị trí hư hỏng.

• Ký tự thứ tư (Fourth character):


✓ Trường hợp thứ nhất:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 33


Nếu hư hỏng chỉ xảy ra duy nhất tại 1 vị trí nhất định thì ký tự thứ tứ trong mã vị trí sẽ
mặc định là N.

✓ Trường hợp thứ hai:

Nếu hư hỏng xảy ra trên nhiều vị trí liên tiếp nhau thì ký tự thứ tư trong mã vị trí sẽ là số
thứ tự ứng với vị trí kết thúc của hư hỏng (số thự tự được quy định giống như số thứ tự
của ký tự thứ 3).

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 34


TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 35
HÌNH ẢNH MINH HOẠ CHO CÁCH XÁC ĐỊNH MÃ VỊ TRÍ HƯ HỎNG.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 36


2, MÃ HƯ HỎNG (DAMAGE CODE):

STT TÊN T.VIỆT TÊN T.ANH CEDEX


code
1 Cong, móp (gấp khúc) Bent BT
2 Cong, móp (biên dạng thay đổi đều) Bowed BW
3 Cong, móp Dent DT
4 Bể, vỡ Broken/Split BR
5 Nứt, gãy Cracked CK
6 Rách Cut CU
7 Nén (móp) theo 1 đường thẳng Compression line CL
8 Dơ bẩn Dirty DY
9 Ăn mòn, rỉ sét Corroded/Rusty CO
10 Ăn mòn lũng thành lỗ Corroded/Holed CH
11 Cháy Burned BN
12 Bong rộp, tách lớp Delaminated DL
13 Kẹt Frozen/Seized FZ
14 Lũng lỗ Holed HO
15 Trầy xước Gouged GD
16 Trầy xước Scratched SA
17 Lỏng lẻo Loose LO
18 Mất Missing/Lost MS
19 Sửa sai Improper IR
20 Hôi mùi Odour OR
21 Vết ố dầu Oil stains OS
22 Dầu thấm nhiều Oil saturated OL
23 Mục (sàn) Rotted RO
24 Sơn xuống chất lượng Paint failure PF
25 Nhãn mác lạ Markings/Labels ML
26 Móp và lũng lỗ Dented and Holed DH
27 Lỗ mọt Pin holed PH
28 Sử dụng sai vật liệu Wrong material WM
29 Nứt mối hàn Cracked weld CW
30 Ẩm ướt Satureted/Wet ST
31 Đinh trên sàn Nails NL
32 Cong vênh Warped WA

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 37


3, MÃ SỬA CHỮA (REPAIR CODE):

STT TÊN T.VIỆT TÊN T.ANH CEDEX


code
1 Mài và sơn Abrade and paint AB
2 Rửa hóa chất Chemical clean CC
3 Rửa nước Water wash WW
4 Gỡ kẹt Free FR
5 Chèn Insert IT
6 Lắp Install IN
7 Sơn Paint PA
8 Che phủ Overlay OX
9 Vá phủ Patch PT
10 Tháo ra lắp lại Remove and refit RR
11 Tháo ra (không thay thế) Remove RM
12 Gỡ băng keo Remove glue and tape GT
13 Gỡ các tem nguy hiểm, nhãn mác lạ… Remove markings MV
14 Thay mới Replace RP
15 Siết chặt Re-secure RE
16 Mài Sand SD
17 Làm kín Seal/Reseal SE
18 Thay thế 1 đoạn Section SN
19 Gò (làm thẳng) Straighten GS
20 Gò và hàn Straighten and Weld GW
21 Hàn Weld WD
22 Gò và siết chặt Straighten and Rescure RS
23 Khử mùi Deodorise DO
24 Quét Sweep WP
25 Bôi trơn Lubrication LC
26 Lắp lại Refit FT
27 Rửa bằng hơi áp suất cao Steam clean SC
IX, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH (INSPECTION CRITERIA):

1, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH CÁC ĐÀ TRỪ PHẦN ĐÀ GẦM (RAIL


INSPECTION CRITERIA):

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 38


TÊN TÌNH TRẠNG PHƯƠNG ÁN THỰC
STT BỘ PHẬN HƯ HỎNG HIỆN
Lũng lỗ, rách, toạc hoặc nứt gãy Sửa chữa
các bộ phận/mối hàn.
Bị mất hoặc lỏng lẻo. Sửa chữa
Bất kỳ biến dạng nào, ví dụ: Sửa chữa nếu vượt quá
Tất cả các đà (bao cong, móp… dung sai IICL+ISO
1 gồm các đà dọc và Phải kiểm tra cẩn thận
ngang trên dưới) Nếu bị cong hoặc móp trong mối hàn hoặc các liên kết
phạm vi 250mm tới gù. khác tới gù. Nếu có bất
kỳ dấu hiệu nào như: nứt,
rách, lũng lỗ…thì phải
sửa chữa.
2 Đà trên trước Nếu bị cong, móp… Sửa chữa nếu vết cong,
Ngoại trừ gia cố nóc và gia cố gù móp…đó sâu hơn 35mm.
3 Đà dọc trên (dạng Nếu bị cong, móp… Sửa chữa nếu vết cong,
hộp+dạng dẹp) móp…đó sâu hơn 30mm.
4 Đà trên cửa Nếu bị cong, móp… Sửa chữa nếu vết cong,
Ngoại trừ gia cố nóc và gia cố gù móp…đó sâu hơn 35mm.
Nếu bị biến dạng, như: cong, Sửa chữa nếu nó ảnh
5 Mép che mưa móp… hưởng tới sự hoạt động
hoặc sự kín nước kín
sáng của cửa.
Đà dọc dưới, đà Nếu bị biến dạng trên phần thân Sửa chữa nếu vết cong,
6 dưới trước và đà đà, như: cong, móp… móp…đó sâu hơn 50mm.
dưới cửa Nếu bị biến dạng trên phần lam Sửa chữa nếu rách hoặc
đà, như: cong, móp… toạc ra.
7 Đà trên và dưới Nếu nó có bất kỳ hư hỏng nào mà
cửa ảnh hưởng đến sự hoạt động, kín Sửa chữa
nước, kín sáng của cửa.

2, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH CÁC TRỤ ĐỨNG (POST INSPECTION


CRITERIA):

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 39


TÊN TÌNH TRẠNG PHƯƠNG ÁN
STT BỘ PHẬN HƯ HỎNG THỰC HIỆN
Lũng lỗ, rách, toạc hoặc nứt gãy Sửa chữa
1 Tất cả các trụ các bộ phận/mối hàn.
đứng, bao gồm cả Bị mất hoặc lỏng lẻo. Sửa chữa
J-bars Bất kỳ biến dạng nào, ví dụ: Sửa chữa nếu vượt quá
cong, móp… dung sai IICL+ISO
Sửa chữa nếu vết cong,
Nếu trên trụ đứng có 1 hoặc móp…đó sâu hơn 20mm
Tất cả các trụ, nhiều hơn vết cong, móp… mà không phân biệt
2 gồm trụ đứng chiều dài hay vị trí vết hư
trước+cửa hỏng đó.

Bị nứt,gãy Sửa chữa


Nếu có bất kỳ biến dạng nào mà
3 Trụ đứng mặt cửa ảnh hưởng tới hoạt động, sự kín Sửa chữa
nước kín sáng của cửa.
Nếu bị biến dạng, như: cong,
4 J-bars móp…mà ảnh hưởng đến hoạt Sửa chữa
động của cửa (yêu cầu độ mở
hoàn toàn của cửa phải là 2700)
3, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH VÁCH+MẶT TRƯỚC (SIDE/FRONT
INSPECTION CRITERIA):
TÊN TÌNH TRẠNG PHƯƠNG ÁN
STT BỘ PHẬN HƯ HỎNG THỰC HIỆN
Lũng lỗ, rách, toạc hoặc nứt gãy Sửa chữa
các bộ phận/mối hàn.
Bị mất hoặc lỏng lẻo. Sửa chữa
Bất kỳ biến dạng nào, ví dụ: Sửa chữa nếu vượt quá
1 Tất cả tôn vách và cong, móp… dung sai IICL+ISO
tôn mặt trước Nếu bị cong, móp…hướng vào. Sửa chữa nếu vết cong,
móp…đó sâu hơn 35mm.
Phình ra > 30mm Sửa chữa

2 Thông gió Bị bể vỡ, mất… Sửa chữa


4, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH PHẦN CỬA (DOOR INSPECTION CRITERIA):

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 40


TÊN TÌNH TRẠNG PHƯƠNG ÁN
STT BỘ PHẬN HƯ HỎNG THỰC HIỆN
Lũng lỗ, rách, toạc hoặc nứt gãy Sửa chữa
các bộ phận/mối hàn.
Bị mất hoặc lỏng lẻo. Sửa chữa
Bộ phận cửa, bao Bất kỳ biến dạng nào, ví dụ: Sửa chữa nếu ảnh hưởng
1 gồm cả phần cứng cong, móp… tới hoạt động, sự đóng
như: bu-lông, đai kín của cửa hoặc vượt
ốc… quá dúng sai IICL+ISO
Bị kẹt Sửa chữa nếu ảnh hưởng
tới hoạt động, sự đóng
kín của cửa.

Thiếu sự kín nước kín sáng Sửa chữa


2 Tôn cửa Nếu bị cong, móp… Sửa chữa nếu vết cong,
móp…đó sâu hơn 35mm.

3 Gioăng cửa Mất hoặc lỏng lẻo Sửa chữa


Rách, toạc hoặc cháy… Sửa chữa nếu không kín
nước kín sáng.

5, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH NÓC (ROOF INSPECTION CRITERIA):


TÊN TÌNH TRẠNG PHƯƠNG ÁN
STT BỘ PHẬN HƯ HỎNG THỰC HIỆN
Lũng lỗ, rách, toạc hoặc nứt gãy Sửa chữa
Tôn nóc, gia cố các bộ phận/mối hàn.
1 nóc, gia cố gù Bị mất hoặc lỏng lẻo. Sửa chữa
Bất kỳ biến dạng nào, ví dụ: Sửa chữa nếu vượt quá
cong, móp… dung sai IICL+ISO.
Sửa chữa nếu kích thước
2 Gia cố nóc, gia cố Nếu bị cong, móp… bên trong Cont giảm hơn
gù 50mm.
Nếu bị cong, móp… Sửa chữa nếu vết cong,
3 Tôn nóc móp…đó sâu hơn 40mm.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 41


6, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH PHẦN SÀN (FLOOR INSPECTION CRITERIA):
TÊN TÌNH TRẠNG PHƯƠNG ÁN
STT BỘ PHẬN HƯ HỎNG THỰC HIỆN
Sửa chữa nếu bị lọt sáng
Sàn, bao gồm cả Lũng lỗ mà không kể đường kính
1 tấm thép gia cố của lỗ lũng.
sàn và nẹp sàn Bể vỡ, mất, lỏng lẻo hoặc các vít Sửa chữa
sàn bị nhô lên khỏi mặt sàn.

Lưu ý: nếu nẹp sàn bị nứt gãy các


mối hàn nhưng nó không bị lọt
sáng thì không cần sửa chữa
Nếu khoảng cách giữa các tấm Sửa chữa
ván sàn liền kề nhau bị lọt sáng.
Bị tách lớp hoặc vỡ vụn Sửa chữa
Sửa chữa nếu vết xước
Trầy xước (không kể chiều dài) sâu hơn 15mm hoặc vết
2 Sàn gỗ ép xước sâu hơn 5mm+rộng
hơn 150mm.
-Vết trầy xước có xơ, làm hư Sửa chữa
hàng hoá , rách bao bì , không kể
kích thước.
-Sàn keo, dầu, hoá chất, dơ bẩn, Sửa chữa
các vật lạ đóng trên sàn.
Sự khác nhau giữa các tấm ván Sửa chữa nếu chiều cao
liền kề nhau giữa 2 tấm ván liền kề
nhau vượt quá 5mm

3 Sàn gỗ nguyên Nứt gãy hoặc bị chẻ ra Sửa chữa nếu bị lọt sáng.
bản tự nhiên
4 Tấm thép gia cố Bị nhô lên Sửa chữa nếu nhô lên
sàn quá 5mm
7, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH PHẦN GẦM (UNDERSTRUCTURE INSPECTION
CRITERIA):

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 42


TÊN TÌNH TRẠNG PHƯƠNG ÁN
STT BỘ PHẬN HƯ HỎNG THỰC HIỆN
Lũng lỗ, rách, toạc hoặc nứt gãy Sửa chữa
các bộ phận/mối hàn.
Bị mất hoặc lỏng lẻo. Sửa chữa
Đà gầm, các bộ Bất kỳ biến dạng nào, ví dụ: Sửa chữa nếu vượt quá
phận thuộc phần cong, móp… dung sai IICL+ISO.
1 forklift pocket, Nếu bị cong dạt, móp …trên phần Sửa chữa nếu vết cong,
các bộ phận thuộc thân đà. móp…đó vượt quá
phần cổ ngỗng 50mm.
Nếu bị cong, móp…trên phần lam Sửa chữa nếu bị rách,
dưới của đà. nứt…
-Nếu bị cong, móp…trên phần Sửa chữa nếu cong,
lam trên của đà. móp… lên quá 50mm.
-Khoảng cách giữa lam trên của Sửa chữa nếu khoảng
đà gầm tại vị trí bắt vít sàn và mặt cách đó lớn hơn 10mm.
dưới ván sàn.

Phần cổ ngỗng và Sửa chữa nếu vết cong,


2 tấp thép lỗ càng Nếu bị cong, móp… móp…đó vượt quá
xe nâng (top 50mm.
plate).

8, TIÊU CHUẨN GIÁM ĐỊNH CÁC BỘ PHẬN KHÁC (MISCELLANEOUS


INSPECTION CRITERIA):

TÊN TÌNH TRẠNG PHƯƠNG ÁN


STT BỘ PHẬN HƯ HỎNG THỰC HIỆN
1 Vòng chằng buộc Nứt, mất hoặc lỏng lẻo Sửa chữa
Các nhãn mác
2 theo yêu cầu của Mất, lỏng lẻo hoặc mờ Sửa chữa
tiêu chuẩn quốc tế
3 Gù và các mối Nếu bị nứt, gãy, lỏng lẻo, mục Sửa chữa
hàn liên quan tách lớp, mài mòn, vượt quá dung
sai IICL+ISO, kích thước các lỗ
gù không đảm bảo an toàn.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 43


9, DUNG SAI THEO IICL+ISO:
STT TÊN BỘ PHẬN DUNG SAI IICL+ISO
1 Hai vách Phình ra bên ngoài lớn nhất là 30mm
2 Các đà dọc trên Cong ra quá mặt bên ngoài của Gù lớn nhất là 10mm
Cong lên quá mặt trên của Gù lớn nhất là 4mm
3 Các đà dọc dưới Cong ra quá mặt bên ngoài của Gù lớn nhất là 10mm
Võng xuống không được thấp hơn mặt dưới của Gù.
4 Tôn mặt trước Phình ra bên ngoài lớn nhất là 15mm
5 Đà trên mặt trước Cong ra quá mặt đằng cửa của Gù lớn nhất là 5mm
và đà trên cửa Cong lên quá mặt trên của Gù lớn nhất là 4mm
6 Đà dưới trước và Cong ra quá mặt đằng trước của Gù lớn nhất là 5mm
đà dưới cửa Võng xuống không được thấp hơn mặt dưới của Gù
Phình ra quá mặt bên của Gù lớn nhất là 10mm
7 Trụ đứng Phình ra quá mặt đằng trước hoặc đằng cửa của Gù lớn nhất
là 5mm
8 Tôn nóc Móp vào theo T/c giám định lớn nhất 40mm
Phình lên trên lớn nhất là 40mm
Đà gầm, đà dọc cổ
9 ngỗng, đà forklift, Lam dưới võng xuống cách mặt dưới của Gù ít nhất là 1mm.
đà gầm ngắn cổ
ngỗng
10 Tấm dẫn hướng lỗ Võng xuống cách mặt dưới của Gù ít nhất là 10mm.
càng xe nâng
11 Tôn cửa Phình ra quá mặt đằng cửa của Gù lớn nhất là 5mm

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 44


X, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG:

1, CÁC DỤNG CỤ GIÁM ĐỊNH ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CƠ BẢN:

Ngoài ra, còn nhiều dụng cụ đo đạc hư hỏng khác:

2, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG ĐÀ DỌC TRÊN:


• Trường hợp thứ nhất hư hỏng chỉ xảy ra tại 1 vị trí cục bộ:

Với hư hỏng theo dạng này ta có phương pháp đo như sau:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 45


Ta dùng dụng cụ đo số 1 và 2 trong hình ảnh trên (Thước đo và cuộn dây cơ sở có 2
miếng đệm bằng nam châm).

Ta kéo cuộn dây cơ sở đi qua vùng hư hỏng (vết móp, lõm…), đặt 2 miếng đệm bằng
nam châm ở 2 bên vùng hư hỏng (Lưu ý: 2 miếng nam châm phải đặt ở vị trí không bị hư
hỏng của đà, tức là vị trí đà còn ở biên dạng ban đầu. Và cuộn dây cơ sở phải đi qua chỗ
sâu nhất của vết móp hoặc lõm). Khi đã đặt cuộn dây cơ sở ở đúng vị trí, ta dùng thước
đo từ đường dây cơ sở xuống chỗ sâu nhất của chỗ bị biến dạng (Chú ý: đặt thước vuông
góc với dây cơ sở).

HÌNH ẢNH MINH HOẠ ĐO DẠC HƯ HỎNG ĐÀ DỌC TRÊN.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 46


• Trường hợp thứ hai: kiểm tra hư hỏng theo dung sai IICL+ISO.

Ví dụ: kiểm tra hư hỏng của đà dọc trên theo dung sai IICL+ISO. Ta dùng dụng cụ đo là
1 sợi dây cơ sở, 2 đầu có gắn 2 miếng đệm bằng nam châm với độ dày mỗi miếng là
10mm.

Ta kéo sợi dây cơ sở đi qua chỗ biến dạng của đà, đặt 2 miếng đệm ở 2 mặt bên của Gù.
Lưu ý: sợi dây cơ sở phải đi qua chỗ biến dạng lớn nhất của đà. Nếu vùng biến dạng lớn
nhất chạm vào sợi dây cơ sở tức là hư hỏng cần phải sửa chữa vì vi phạm dung sai
IICL+ISO.

Nếu miếng đệm bằng nam châm có độ dày 10mm không có sẵn, ta có thể dùng các miếng
đệm khác có độ dày lớn hơn 10mm. Khi đó, ta có phương pháp đo đạc cũng tương tự như
với miếng đệm dày 10mm chỉ khác đối với trường hợp này ta phải dùng 1 thước đo để đo
khoảng cách từ đường cơ sở tới vị trí biến dạng lớn nhất để xác định hư hỏng có cần sửa
chữa hay không. Nếu “độ dày miếng đệm – khoảng cách đo được ≤10mm” thi không cần
sửa chữa. Nếu “độ dày miếng đệm – khoảng cách đo được >10mm” thi cần phải sửa
chữa.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 47


HÌNH ẢNH MINH HOẠ KIỂM TRA THEO DUNG SAI IICL+ISO.

• Phương pháp đo đạc hư hỏng đà ngang trên khi bị cản trở bởi tấm thép gia cố gù:

Ta dùng dụng cụ 1 và 2, kéo sợi dây cơ sở đi qua chỗ biến dạng lớn nhất của đà, đặt 2
miếng đệm nam châm trên mặt trên của 2 Gù. Lúc này ta lấy thước đo khoảng cách từ
đường dây cơ sở tới chỗ biến dạng lớn nhất “M2”, và đo khoảng cách từ dây cơ sở tới
chỗ đà không bị biến dạng “M1” (chỗ đà còn nguyên biên dạng ban đầu).

Ta dựa vào kết quả “M2 – M1” để xác định xem hư hỏng có phải sửa chữa hay không.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 48


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

• Phương pháp đo đạc hư hỏng đà ngang dưới cửa khi không thực hiện được theo
phương pháp bình thường:

Ví dụ: đà ngang dưới cửa có phần “Cut-outs”

Ta dùng dụng cụ đo 1 và 2, kéo sợi dây cơ sở đi qua chỗ biến dạng lớn nhất của đà, đặt 2
miếng đệm nam châm trên mặt trước của 2 Gù. Lúc này ta lấy thước đo khoảng cách từ
đường dây cơ sở tới chỗ biến dạng lớn nhất “M2”, và đo khoảng cách từ dây cơ sở tới
chỗ đà không bị biến dạng “M1” (chỗ đà còn nguyên biên dạng ban đầu).

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 49


Ta dựa vào kết quả “M2 – M1” để xác định xem hư hỏng có phải sửa chữa hay không.

HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

3, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CỦA TRỤ ĐỨNG:


• Trường hợp hư hỏng xảy ra tại một vị trí cục bộ:

Với trường hợp này phương pháp đo đạc cũng tương tự như với hư hỏng tại vị trí cục bộ
của các đà trong mục 2.

• Trường hợp kiểm tra hư hỏng theo dung sai IICL+ISO:

Với trường hợp này ta cũng dùng phương pháp áp dụng cho kiểm tra theo dung sai
IICL+ISO của các đà, tuy nhiên ở đây ta chỉ cần độ dày của miếng đệm tối thiếu là 5mm.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 50


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

4, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CỦA TÔN VÁCH VÀ MẶT TRƯỚC:


• Trường hợp 1: đo đạc hư hỏng dạng Bends hoặc Dents (tác động từ ngoài vào).

Ta dùng dụng cụ đo 1 và 2, ta kéo cuộn dây cơ sở đi qua phần bị biến dạng lớn nhất trên
sóng lõm và đi qua toàn bộ chiều cao của sóng lõm đó. Đặt 2 miếng đệm nam châm ở
chỗ không bị biến dạng của 2 đầu chiều cao sóng lõm. Dùng thước đo từ đường dây cơ sở
tới vị trí bị biến dạng lớn nhất. Nếu vượt quá 35mm thì sửa chữa.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 51


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

• Trường hợp 2: đo đạc hư hỏng dạng Bends hoặc Dents (tác động từ trong ra).

Nói cách khác trường hợp này là kiểm tra theo dung sai IICL+ISO, ta cũng dùng dụng cụ
đo như trường hợp 1 và tiến hành đo từ trong Cont ra. Phương pháp đặt dây cơ sở, miếng
đệm nam châm như trường hợp 1 (lưu ý đo trên sóng lõm phía trong). Dùng thước đo
từ đường dây cơ sở tới vị trí bị biến dạng lớn nhất. Nếu vượt quá 30mm thì sửa chữa đối
với tôn vách, vượt quá 15mm thì sửa chữa đối với tôn mặt trước.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 52


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

• Trường hợp 3: đo đạc hư hỏng khi tôn vách bị móp từ ngoài vào cả 2 vách

Dụng cụ và phương pháp đo tương tự như trường hợp 1, chỉ khác lúc này ta lấy kết quả
đo được của vết biến dạng trên vách trái “D1”, trên vách phải là “D2”.

Nếu: D1>35mm thì sửa chữa D1

D2>35mm thì sửa chữa D2

D1+D2>50mm thì sửa chữa cả D1 và D2.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 53


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

5, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CỦA NÓC:


• Đo đạc hư hỏng của nóc bị phình ra bên ngoài:

Ta vào bên trong Cont để đo, kéo sợi dây cơ sở đi qua vùng biến dạng lớn nhất trên
sóng lõm phía trong và kéo dây dài hết toàn bộ chiều rộng của sóng lõm đó, đặt 2 miếng
đệm nam châm ở 2 đà dọc trên (sợi dây ngang bằng với bề mặt trên của đà dọc). Đo
khoảng cách từ dây cơ sở tới chỗ biến dạng lớn nhất nếu vượt quá 40mm thì sửa chữa.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 54


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 55
• Đo đạc hư hỏng phần nóc bị móp vào với trường hợp Cont có đà dọc trên dạng
hộp:

Với trường hợp này, ta cũng vào bên trong Cont để đo. Ta kéo sợi dây cơ sở đi qua chỗ bị
móp vào lớn nhất trên sóng lồi phía trong Cont (phía trên bên ngoài nó là sóng lõm), kéo
dây dài hết toàn bộ chiều rộng của sóng lồi đó, đặt 2 miếng đệm nam châm trên 2 đà dọc
(sợi dây cơ sở đặt ngang bằng với bề mặt dưới của 2 đà dọc trên). Đo khoảng cách từ sợi
dây tới chỗ bị móp lớn nhất, do đà dọc trên dạng hộp có chiều cao là 60mm nên nếu
khoảng cách đo được <20mm thì sửa chữa.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 56


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 57


• Đo đạc hư hỏng phần nóc bị móp vào với trường hợp Cont có đà dọc trên dạng
phẳng (flat-bar):

Với trường hợp này ta đo tương tự như với trường hợp đà dọc trên dạng hộp, tuy nhiên
lúc này ta đặt sợi dây cơ sở thấp xuống 25mm so với bề mặt bên dưới của đà dọc trên
dạng phẳng, 2 miếng đệm nam châm đặt ở 2 vách trái và phải như hình minh hoạ. Do đà
dọc trên dạng phẳng có độ dày là 14mm. Vì vậy nếu chỗ móp lớn nhất của sóng lồi phía
trong mà chạm sợi dây thì hư hỏng phải sửa chữa.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 58


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 59


6, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC CỦA SÀN:
• Đo chiều sâu và bề rộng của vết xước sàn:

Ta dùng dụng cụ đo thứ nhất, đặt phần cạnh nhọn lồi ra của thước đo xuống chỗ sâu nhất
của vết xước, phần cạnh phẳng của thước đặt vuông góc với vết xước. Ta nhìn độ sâu của
cạnh nhọn lồi ra của thước để xác định hư hỏng có cần sửa chữa hay không.Ngoài ra, ta
có thể dùng thước đo khác và 1 thanh phẳng làm chuẩn để đo chiều sâu, bề rộng của vết
xước sàn.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 60


7, PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC HƯ HỎNG CỦA ĐÀ GẦM:
• Kiểm tra theo dung sai IICL+ISO:

Ta dùng dụng cụ đo 1 và 2, kéo sợi dây cơ sở qua vùng biến dạng lớn nhất của lam dưới
đà gầm, đặt 2 miếng đệm nam châm ở trên bề mặt bên trong của lam đà. Đo khoảng cách
từ dây cơ sở tới vị trí biến dạng lớn nhất của lam đà.

Nếu kết quả đo được >10mm thì sửa chữa.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 61


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

• Kiểm tra độ hở của lam trên đà gầm với ván sàn:

Ta dùng thước thẳng để đo, đặt đầu trên của thước áp sát với phần dưới của ván sàn chỗ
bị tách ra với lam trên đà gầm, để thước áp sát vào thân đà. Nếu kết quả đo được >10mm
thì phải sửa chữa.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 62


HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

• Đo đạc cong móp cục bộ trên thân đà gầm:

Ta kéo sợi dây cơ sở đi qua vùng bị biến dạng lớn nhất của thân đà gầm, đo khoảng cách
từ dây cơ sở tới chỗ biến dạng sâu nhất. Kết quả đo được so sánh với tiêu chuẩn IICL để
xác định hư hỏng đó cần sửa chữa hay không.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 63


TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 64
HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 65


• Trường hợp hư hỏng xảy ra tiếp giáp với đà dọc dưới:

Với trường hợp này, ta đặt sợi dây cơ sở cách chỗ không bị biến dạng của đà gầm 1
khoảng cách nhất định “S” nào đó biết trước, ta đo khoảng cách từ dây cơ sở tới chỗ biến
dạng lớn nhất của đà gầm “M”.

Lấy “S – M” để xác định kích thước của biến dạng và so sánh với tiếu chuẩn IICL để
xem hư hỏng cần sửa chữa hay không.

HÌNH ẢNH MINH HOẠ.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 66


XI, PHƯƠNG PHÁP CHỤP HÌNH GIÁM ĐỊNH:
➢ Kiểm tra máy hình:

Để dung lượng máy chụp hình đúng theo yêu cầu của hãng tàu, cài đặt ngày giờ (nếu có
yêu cầu). Ngoài ra, chúng ta nên kiểm tra lại thẻ nhớ cũng như tình trạng Pin của máy
hình.

➢ Yêu cầu chung:


- Hình ảnh chụp phải rõ ràng, thể hiện được lỗi hư hỏng cần sửa chữa, vệ sinh.
- Phải có phấn ghi mã vị trí hư hỏng (mã bộ phận, mã hư hỏng, mã sửa chữa, kích
thước sửa chữa nếu có yêu cầu) của từng mục hư hỏng (mặt trên, mặt dưới ván sàn
và bên trong, bên ngoài đối với vách, nóc).
- Đối với những lỗi hư hỏng như vách, nóc yêu cầu phải có hình chụp tổng quát
toàn bộ phần bên trong và cả phần bên ngoài vách, nóc.
- Hình chụp tôn nóc, tôn vách phài nhìn thấy được dà dọc bên phải hoặc bên trái.
- Đối với ván sàn chụp cả hai mặt trên và dưới. Hình chụp ván sàn hư hỏng phải
thấy được mặt tôn vách trái hoặc vách phải.
- Đối với những hư hỏng cần đo đạc ví dụ: móp trụ đứng, móp vách, kẹt cửa…thì
phải đo đạc và trong hình ảnh chụp phải thể hiện rõ kích thước đo được.
- Một hình ảnh không được báo cho 3 lỗi hư hỏng, hình những Cont OK phải chụp
hình tổng quát bên trong.
- Hình chụp phải có ngày-tháng-năm sản xuất trên mặt cửa Container.
- Đối với Cont bị sàn thấm dầu phải test bằng giấy và chụp hình có vết dầu trên
sàn+giấy.
- Đối với những Cont cũ mục rỉ sét dùng búa IICL test rồi mới chụp hình.
- Khi giám định có mooc sàn kín thì liên hệ với xe nâng để giám định chụp hình
phần đáy bị hư hỏng.
- Riêng với tất cả các hãng tàu ở ICD TRANSIMEX khi giám định phải chụp hình
số Cont ở vách bên trong Cont.
- Mỗi vị trí hư hỏng nên chụp tối đa không quá 3 tấm hình.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 67


PHẦN C: QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CONTAINER RỖNG CỦA CÁC HÃNG
TÀU TẠI ICD TANAMEXCO.

I, CÁC HÃNG TÀU TSL, WH, RCL, KMT, SIT, SWI:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Ván sàn hư hỏng không được đóng ván 5mm, không sơn PU.
- Với hãng tàu WH đà gầm cong dạt khoảng 80mm mới cần bắt sửa chữa.
- Các lỗi hư hỏng do oxi hoá tự nhiên như: cũ mục rỉ sét thì không thu phí sửa chữa
của khách hàng.
- Kiểm tra và giám định các lỗi hư hỏng, thu cược phí sửa chữa theo bảng giá của
cảng cung cấp.

II, HÃNG TÀU MOL VÀ MSC:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Ván sàn hư hỏng không được đóng ván 5mm, được sơn PU.
- Các lỗi hư hỏng do oxi hoá tự nhiên như: cũ mục rỉ sét thì không thu phí sửa chữa
của khách hàng.
- Kiểm tra và giám định các lỗi hư hỏng, thu cược phí sửa chữa theo bảng giá của
cảng cung cấp.
- Các Cont hãng tàu MOL cửa bị kẹt cứng mà có năm sản xuất 2006-2008 thì phải
báo thay bản lề.

III, HÃNG TÀU OCL VÀ YML:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Các lỗi hư hỏng do oxi hoá tự nhiên như: cũ mục rỉ sét thì không thu phí sửa chữa
của khách hàng.
- Kiểm tra và giám định các lỗi hư hỏng, thu cược phí sửa chữa theo bảng giá của
cảng cung cấp.
- Đối với Cont thuần chủng thì được phép báo sơn PU sàn.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 68


IV, HÃNG TÀU CMA:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Các lỗi hư hỏng do oxi hoá tự nhiên như: cũ mục rỉ sét thì không thu phí sửa chữa
của khách hàng.
- Kiểm tra và giám định các lỗi hư hỏng, thu cược phí sửa chữa theo bảng giá của
cảng cung cấp.
- Được phép báo sơn PU sàn.
- Đà gầm cong dạt >75mm thì mới bắt sửa chữa.
- Đối với các Cont sản xuất trên 10 năm, sàn bị hư hỏng (gãy, mục, lũng) thì được
phép đóng tôn sàn. Cont sản xuất dưới 10 năm được phép thay sàn.

V, HÃNG TÀU ZIM:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Các lỗi hư hỏng do oxi hoá tự nhiên như: cũ mục rỉ sét thì không thu phí sửa chữa
của khách hàng.
- Kiểm tra và giám định các lỗi hư hỏng, thu cược phí sửa chữa theo bảng giá của
cảng cung cấp.
- Được phép báo sơn PU sàn.
- Được phép đóng tôn sàn với vết nứt gãy <25x25cm, được phép thay sàn một phần.
- Đà gầm cong dạt >75mm thì mới bắt sửa chữa.

VI, HÃNG TÀU HDS:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Các lỗi hư hỏng do oxi hoá tự nhiên như: cũ mục rỉ sét thì không thu phí sửa chữa
của khách hàng.
- Kiểm tra và giám định các lỗi hư hỏng, thu cược phí sửa chữa theo bảng giá của
cảng cung cấp.
- Được phép báo sơn PU sàn.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 69


VII, HÃNG TÀU IAL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Các lỗi hư hỏng do oxi hoá tự nhiên như: cũ mục rỉ sét thì không thu phí sửa chữa
của khách hàng.
- Kiểm tra và giám định các lỗi hư hỏng, thu cược phí sửa chữa theo bảng giá của
cảng cung cấp.
- Không được đóng ván 5mm.

VIII, HÃNG TÀU HJC:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Các lỗi hư hỏng do oxi hoá tự nhiên như: cũ mục rỉ sét thì không thu phí sửa chữa
của khách hàng.
- Được phép báo sơn PU sàn.
- Thu cược sửa chữa theo lệnh hạ rỗng của hãng tàu, nếu trên lệnh có dấu thu cược
phí sửa chữa thì thu cược bình thường.
- Nếu trên lệnh không có dấu thu cược phí sửa chữa thì thu cược những Cont hư
hỏng trên 100USD.

Những hãng Cont Hưng Thịnh không giám định ở ICD TANAMEXCO: UAC, PIL,
HDM, CSC, HAL, NYK, K’’LINE, MAERSK, APL, EVERGREEN.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 70


PHẦN D: QUY ĐỊNH HẠ CONT RỖNG CỦA CÁC HÃNG TÀU TẠI ICD
TRANSIMEX.

1, HÃNG TÀU MAE:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Chụp hình phiếu EIR hạ rỗng của TMS.
- Ghi số Cont, mã vị trí, hư hỏng, sửa chữa lên bảng đen để chụp hình.
- Cont dơ sàn phải ghi rõ % dơ sàn và đưa ra phương án vệ sinh.
- Những Cont trễ hạn đóng tiền tạm thu.
- Lệnh hạ rỗng có đóng dấu “CCL COLLECTED ALREADY” thì không thu tiền vệ
sinh và sửa chữa của khách hàng.
- Lệnh hạ rỗng không đóng dấu “CCL COLLECTED ALREADY” thì vẫn thu tiền
vệ sinh trực tiếp, nếu có hư hỏng phát sinh thì tạm thu cược sửa chữa của khách
hàng.

2, HÃNG TÀU NYK:

a, Đối với Cont hạ đường bộ:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont hư hỏng chuyển bãi Phúc Long 3 hạ theo yêu cầu của hãng tàu.
- Cont dơ bẩn thu tiền vệ sinh trực tiếp từ khách hàng.
- Những Cont trễ hẹn tạm thu 200.000đ/1 ngày.

b, Đối với Cont hạ đường xà lan của khách hàng trả và rút ruột tại bãi:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ bẩn thu tiền vệ sinh trực tiếp từ khách hàng.
- Cont hư hỏng thu tiền sửa chữa trực tiếp từ khách hàng hoặc tạm thu.

c, Đối với Cont hạ đường xà lan do hãng tàu chuyển từ cảng khác về:

- Giám định hạ bình thường (không thu cược sửa chữa và vệ sinh).
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 71
3, HÃNG TÀU NSS:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont hư hỏng chuyển hạ bãi Cái Lái theo yêu cầu của hãng tàu.
- Cont dơ bẩn phải rửa xà bông hoặc hoá chất thì thu tiền vệ sinh trực tiếp từ khách
hàng.
- Cont dơ bẩn rửa nước+xé tem tính tiền cho Hãng tàu.

4, HÃNG TÀU TSL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Chỉ hạ Cont OK và Cont dơ.
- Những Cont dơ dầu nặng không cho hạ chuyển (Tây Nam Đồng Nai), G-Fortune.
- Cont hư hỏng chuyển hạ bãi G-Fortune theo yêu cầu của hãng tàu.

5, HÃNG TÀU MOL:

a, Đối với Cont hạ đường bộ:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont hư hỏng chuyển hạ bãi AP622 theo yêu cầu của hãng tàu.
- Cont dơ bẩn thu tiền vệ sinh trực tiếp từ khách hàng.

b, Đối với Cont hạ đường xà lan và rút ruột tại bãi:

- Làm theo hướng dẫn của điều độ cảng.

6, HÃNG TÀU KMT:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Hư hỏng, vệ sinh thu cược phí.
- Được sơn PU sàn.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 72


7, HÃNG TÀU MSC:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Đối với Cont hư hỏng về đường bộ không cho hạ chuyển về bãi Cát Lái.

8, HÃNG TÀU HPL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Đối với Cont hư hỏng về đường bộ không cho hạ chuyển bãi Green Log.

9, HÃNG TÀU YML:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Cont hư hỏng >1,5 triệu tạm thu cược sửa chữa.

10, HÃNG TÀU CMA:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Cont trên 10 năm tuổi được đóng tôn sàn.
- Được sơn PU sàn.

11, HÃNG TÀU WHL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont hư hỏng nhẹ và vệ sinh hạ bình thường.
- Cont hư hỏng nặng liên hệ hãng tàu.

12, HÃNG TÀU APL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Cont hư hỏng thu cược phí sửa chữa.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 73


13, HÃNG TÀU HAL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Riêng Cont bị gãy sàn, dơ dầu từ 30% trở lên và hư hỏng nặng, liên hệ hãng tàu
trước mới được hạ.
- Không thu cược phí sửa chữa.

14, HÃNG TÀU HSU:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Không thu cược phí sửa chữa.

15, HÃNG TÀU SWS:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Không thu cược phí sửa chữa.

16, HÃNG TÀU CKL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Không thu cược phí sửa chữa.

17, HÃNG TÀU OCL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Thu cược phí sửa chữa.
- Không được sơn PU sàn.

18, HÃNG TÀU HJC:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 74


- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Được sơn PU.
- Thu cược sửa chữa theo lệnh hạ rỗng của hãng tàu, nếu trên lệnh có dấu thu cược
phí sửa chữa thì thu cược bình thường.
- Nếu trên lệnh không có dấu thu cược phí sửa chữa thì thu cược những Cont hư
hỏng trên 100USD.

19, HÃNG TÀU SNK:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Không thu cược phí sửa chữa.

20, HÃNG TÀU HDL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Nếu trên lệnh hạ rỗng thể hiện “Đã cược” thì không thu cược phí sửa chữa nữa.
- Trường hợp trên lệnh hạ rỗng chưa có cược thì thu cược những Cont hư hỏng
>100USD. Hư hỏng <100USD hạ bình thường.

21, HÃNG TÀU EMC:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Hư hỏng >1 triệu thu cược phí sửa chữa.
- Những Cont dơ bẩn phải đưa ra phương án vệ sinh và chụp hình phiếu EIR hạ
rỗng 100%.

22, HÃNG TÀU WMC:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 75


- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Không thu cược phí sửa chữa.

23, HÃNG TÀU AEL:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Không thu cược phí sửa chữa.

24, HÃNG TÀU DJS:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Hư hỏng >1 triệu thu cược phí sửa chữa.
- Không được sơn PU sàn.

25, HÃNG TÀU NIC:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Không thu cược phí sửa chữa.

26, HÃNG TÀU CSC:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Thu cược phí sửa chữa.

27, HÃNG TÀU SYS:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Thu cược phí sửa chữa.
- Được sơn PU sàn.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 76


28, HÃNG TÀU OSB:

- Hình ảnh chụp phải thoả mãn các yêu cầu chung.
- Cont dơ, hư hỏng hạ bình thường.
- Thu cược phí sửa chữa.
- Được sơn PU sàn.

29, HÃNG TÀU SITC:

- Cont sau khi hạ rỗng và TMS sau khi được vệ sinh, sửa chữa nhẹ (không phát sinh
chi phí).
- Nếu Cont có hư hỏng và vệ sinh (phát sinh phí) đề nghị chuyển về cảng Cát Lái
hoặc Depot 8 để sửa chữa.
- Giám định viên phân loại Cont loại A, B, C và D cụ thể.

PHẦN E: CÁCH PHÂN LOẠI CONT LOẠI A, B, C VÀ D.

- Loại A: là những Container mới, sạch, tốt.


- Loại B: là những Container sạch, tốt.
- Loại C: là những Container dơ bẩn cần được vệ sinh nhưng không bị hư hỏng.
- Loại D: là những Container bị hư hỏng.

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM ĐỊNH CONTAINER Page 77

You might also like