You are on page 1of 88

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MAI VŨ GIA BẢO

TRIỂN KHAI LIỆU PHÁP TIÊM ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GÂN


TẠI PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH

NGÀNH: CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH


MÃ SỐ: 8720104

ĐỀ ÁN THẠC SĨ ỨNG DỤNG Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG HIẾU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023


iii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề án này là do bản thân thực hiện cùng sự hỗ trợ, tham
khảo từ các tài liệu liên quan đến đề án, không có sự đạo văn các tài liệu đó
dưới bất kỳ hình thức nào, các kết quả được trình bày trong đề án là trung thực
và khách quan.
Tác giả đề án

Mai Vũ Gia Bảo


iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................... iii

Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi

Danh mục hình và bảng của đề án .................................................................. vii

Chương 1. Giới thiệu đề án ............................................................................... 8

1.1 Tên đề án ................................................................................................... 8

1.2 Người thực hiện ........................................................................................ 8

1.3 Lý do thực hiện đề án ................................................................................ 8

1.4 Mục tiêu của đề án .................................................................................... 9

1.5 Nhiệm vụ của đề án ................................................................................. 10

1.6 Phạm vi của đề án ................................................................................... 11

Chương 2. Nội dung ........................................................................................ 12

2.1 Cơ sở xây dựng đề án .............................................................................. 12

2.2 Nội dung cơ bản của đề án ..................................................................... 38

2.3 Tổ chức thực hiện đề án ......................................................................... 43

2.4 Kết quả của đề án .................................................................................... 45

Chương 3. Kết luận và kiến nghị .................................................................... 52

3.1 Kết luận ................................................................................................... 52


v

3.2 Kiến nghị ................................................................................................. 53

Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 54

Phụ lục 1. Danh sách bệnh viện và phòng khám có danh mục kỹ thuật tiêm
mô quanh gân ....................................................................................... PL1

Phụ lục 2. Danh sách cơ sở đào tạo và cấp chứng chỉ kỹ thuật tiêm mô quanh
gân ........................................................................................................ PL2

Phụ lục 3. Thông báo chiêu sinh chứng chỉ tiêm khớp – tiêm mô quanh gân
.............................................................................................................. PL3

Phụ lục 4. Thông tư Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng
khám bác sĩ gia đình............................................................................. PL4

Phụ lục 5. Giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh
viện ....................................................................................................... PL5

Phụ lục 6. Đơn đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật ................................. PL6

Phụ lục 7. Bảng khảo sát nhu cầu thực hiện liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân
tại phòng khám ..................................................................................... PL7

Phụ lục 8. Bản thông tin dành cho người tham gia đề án và chấp thuận tham
gia đề án ............................................................................................... PL8

Phụ lục 9. Quyết định về việc công nhận người hướng dẫn và tên đề tài đề án
thạc sĩ ................................................................................................... PL9

Phụ lục 10. Chấp thuận của hội đồng đạo đức ........................................... PL10
vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BV Bệnh viện
BN Bệnh nhân
BS Bác sĩ
CTCH Chấn thương chỉnh hình
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Non-steroidal antiinflamatory drugs (Thuốc chống viêm
NSAIDs
không steroid)
vii

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG CỦA ĐỀ ÁN

Hình 2.1. Kỹ thuật tiêm bao gân gấp ngón tay19..................................... 33


Hình 2.2. Kỹ thuật tiêm hội chứng De Quervain19 ................................. 34

Hình 2.3. Kỹ thuật tiêm gân gót19 ................................................................... 36

Bảng 2.1. Số lượng liệu pháp tiêm tại Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM
– Cơ sở 1 ......................................................................................................... 47
Bảng 2.2. Một số thuốc dành cho liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân có
mặt tại thị trường Việt Nam ............................................................................ 48
8

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN


1.1 TÊN ĐỀ ÁN
TRIỂN KHAI LIỆU PHÁP TIÊM ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GÂN TẠI
PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
1.2 NGƯỜI THỰC HIỆN
Người thực hiện: MAI VŨ GIA BẢO
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN TRUNG HIẾU
Đơn vị thực hiện: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
1.3 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Xuất phát từ thực tiễn mô hình phòng khám bác sĩ gia đình đang phát triển
nhanh chóng và nhu cầu người bệnh tìm đến phòng khám bác sĩ gia đình ngày
càng tăng cao. Theo đại biểu Lê Thu Hà1 đến tháng 06 năm 2022 cả nước ta có
340 phòng khám bác sĩ gia đình, 256 phòng khám công lập và 84 phòng khám
tư nhân. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, phòng khám bác sĩ gia đình đã
lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho hơn 81.000 người; đến tháng 09 năm 2021 đã
tăng lên đến 16.000.000 người.
Bệnh lý về gân và phần mềm quanh gân là một trong những vấn đề phổ
biến mà các phòng khám tiếp nhận, khám và chữa bệnh (theo nghiên cứu của
Riley và cộng sự năm 20082, Cardoso và cộng sự năm 20193). Một khảo sát
nhỏ được thực hiện từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023, 09 phòng
khám trong và ngoài bệnh viện (BV) đều có cơ số bệnh nhân (BN) có bệnh lý
gân (xem danh sách phòng khám và số lượng bệnh nhân tại mục 2.4.1.1b). Các
phòng khám này hướng đến các phương pháp điều trị không mổ như: Tập vận
động, phục hồi chức năng, chườm nóng hoặc lạnh, dùng thuốc uống,….4,5 Các
chỉ định điều trị khác như tiêm mô quanh gân hay phẫu thuật cần phải chuyển
9

lên tuyến trên, cụ thể là các bệnh viện có danh mục kỹ thuật liệu pháp tiêm và
các bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình (CTCH) để phẫu thuật.
Một trong những phương pháp điều trị bệnh lý gân là liệu pháp tiêm vào
mô quanh gân, từ lâu đã được nghiên cứu và thực nghiệm chứng minh là một
lựa chọn khả thi, an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân đến phòng khám6,7,8,9. Liệu
pháp tiêm làm giảm sự khó chịu và cải thiện chức năng của nhóm bệnh nhân
không đáp ứng với các phương pháp khác.5,10,11 Chẳng hạn một báo cáo tổng
quan hệ thống của Rowland năm 2015 đưa ra tỷ lệ 70-90% giảm đau và tăng
khả năng vận động của vùng gân dạng dài duỗi ngắn ngón cái khi tiêm một liều
duy nhất.12 Một bài tổng quan hệ thống khác năm 2009 ghi nhận tiêm cort điều
trị ngón tay lò xo đạt thành công 60 – 92% tùy nghiên cứu.13 Số liệu trong 10
năm (từ 2007 đến 2017) của Hassan và cộng sự14 chỉ ra trong số bệnh nhân
được chẩn đoán hội chứng De Quervain, 53.5% bệnh nhân được chỉ định liệu
pháp tiêm, tỉ lệ thành công ở 71,9% bệnh nhân điều trị bằng một mũi tiêm duy
nhất, trong đó 19,7% được tiêm lặp lại và 8,4% được điều trị bằng phẫu thuật.
Các thông tin trên cho thấy, các phòng khám đặc biệt là phòng khám bác
sĩ gia đình nếu có thực hiện liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân sẽ góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và giảm
tải cho bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay danh mục kỹ
thuật tiêm mô quanh gân chỉ được thực hiện tại 46 bệnh viện trên cả nước (xem
Phụ lục 1. Danh sách bệnh viện và phòng khám có danh mục kỹ thuật tiêm mô
quanh gân tính đến tháng 11 năm 2022); đồng thời chưa có dịch vụ tiêm tại các
phòng khám bác sĩ gia đình, do đó chúng tôi thực hiện đề án “Triển khai liệu
pháp tiêm điều trị bệnh lý gân tại phòng khám bác sĩ gia đình”.
1.4 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1.4.1 Mục tiêu chung
Triển khai liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân tại phòng khám bác sĩ gia đình.
10

1.4.2 Mục tiêu cụ thể


- Xác định tính cấp thiết của việc triển khai liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý
gân ở phòng khám bác sĩ gia đình.
- Xác định tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân
tại phòng khám bác sĩ gia đình.
- Đánh giá nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tại phòng khám bác sĩ gia đình
cho dịch vụ tiêm điều trị bệnh lý gân.
- Liệt kê các thủ tục, hồ sơ pháp lý để phòng khám bác sĩ gia đình được cấp
phép thực hiện liệu pháp tiêm.
1.5 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
Nhiệm vụ của đề án là các công việc đảm bảo mục tiêu chung để triển khai
được liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân tại phòng khám bác sĩ gia đình, gồm 4
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định tính cấp thiết của đề án triển khai liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý
gân ở phòng khám bác sĩ gia đình bằng việc: khảo sát tình hình bệnh lý
gân và thuận lợi – khó khăn của BS ra chỉ định tiêm gân tại các bệnh viện
đã có kỹ thuật tiêm gân; đồng thời lên kế hoạch khảo sát số lượng bệnh
nhân có bệnh lý gân và nhu cầu điều trị của bệnh nhân có bệnh lý gân tại
một số phòng khám bác sĩ gia đình.
- Xác định tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân
tại phòng khám bác sĩ gia đình.
- Đánh giá nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tại phòng khám bác sĩ gia đình
cho dịch vụ tiêm điều trị bệnh lý gân dựa vào quy định về nhân sự thực
hiện thủ thuật, thiết kế phòng thủ thuật của Bộ Y tế và khảo sát tình hình
thực tế về nhân lực và cơ sở vật chất của phòng khám bác sĩ gia đình.
- Liệt kê các thủ tục, hồ sơ pháp lý để phòng khám bác sĩ gia đình được cấp
phép thực hiện liệu pháp tiêm.
11

1.6 PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN


1.6.1 Đối tượng thực hiện
- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý gân và có chỉ định điều trị bằng liệu
pháp tiêm tại phòng khám bác sĩ gia đình.
- Ban lãnh đạo phòng khám bác sĩ gia đình.
- Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện có phòng khám bác sĩ gia
đình.
- Các bác sĩ tại phòng khám bác sĩ gia đình.
1.6.2 Địa điểm thực hiện
- Phòng khám Cơ xương khớp ở bệnh viện có danh mục liệu pháp tiêm điều
trị bệnh lý gân.
- Phòng khám bác sĩ gia đình có mong muốn đưa liệu pháp tiêm điều trị
bệnh lý gân vào danh mục kỹ thuật.
1.6.3 Thời gian thực hiện
Khoảng thời gian từ 03/2023 đến 07/2023.
12

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG


2.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1 Cơ sở pháp lý
- Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 thông qua ngày
23/11/200915;
- Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22/3/2013 của Bộ Y tế về việc phê
duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình
giai đoạn 2013-202016;
- Thông tư số 43/2013/TT-BYT Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn
kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh17;
- Quyết định số 361/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ
xương khớp năm 2014 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế18;
- Quyết định 654/QĐ-BYT hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa
bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp của Bộ Y tế19;
- Thông tư số 07/2015/TT-BYT về việc Quy định chi tiết điều kiện, thủ tục
cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa
bệnh do Bộ Y tế ban hành năm 201520;
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP về việc quy định cấp chứng chỉ hành nghề
đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh21;
- Quyết định 1568/QĐ-BYT ngày 27/4/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt
Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại
Việt Nam, giai đoạn 2016-202022;
- Công văn số 509/KCB-CĐT ngày 18/5/2016 của Cục Quản lý, khám chữa
bệnh về triển khai thực hiện Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình
phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016-202023;
13

- Thông tư số 21/2017/TT-BYT về sửa đổi, bổ sung danh mục kỹ thuật


trong khám bệnh, chữa bệnh24;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Y tế25;
- Thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định mức
tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh
toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của
Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa
bệnh trong một số trường hợp26;
- Quyết định 140/QĐ-BYT thông qua ngày 15/01/2019 về việc ban hành
danh mục các dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh được xếp tương
đương về quy trình kỹ thuật và chi phí thực hiện theo thông tư
37/2018/TT-BYT27;
- Thông tư số 21/2019/TT-BYT ngày 21/08/2019 của Bộ Y tế quy định
hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình28;
- Thủ tục Phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế;
- Công văn số 8416/SYT-NVY ngày 24/11/2022 do Sở Y tế Thành phố Hồ
Chí Minh ban hành về việc Củng cố thực hiện hồ sơ đề nghị phê duyệt
danh mục kỹ thuật.19
2.1.2 Kiến thức có liên quan đến đề án
2.1.2.1 Y học gia đình
a. Hoàn cảnh ra đời y học gia đình
Ở các quốc gia phát triển, hầu hết việc chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh mãn
tính đã được chuyển từ khu điều trị nội trú sang phòng khám vì lý do kinh tế.
Với điều kiện phải xây dựng các phác đồ rõ ràng và tối ưu đối với các bệnh lý
14

phổ biến và cần chăm sóc lâu dài, như đái tháo đường, tăng huyết áp, hen suyễn,
.... Y học gia đình ra đời vào những năm 1960. Bác sĩ chuyên ngành Y học gia
đình (còn được gọi là Bác sĩ gia đình) có cơ hội làm việc tại các phòng khám
ngoại trú ở tuyến y tế cơ sở. Đồng thời, dựa trên việc kết hợp mô hình sinh tâm
lý xã hội (biopsychosocial model) trong quá khứ và mô hình chăm sóc lấy bệnh
nhân làm trung tâm (patient–centered care) hiện nay cung cấp cho bác sĩ gia
đình góc nhìn đa tuyến (multichannel) so với góc nhìn đơn tuyến (của các bác
sĩ chuyên khoa khác) khi chăm sóc cùng một bệnh nhân.28
Vai trò của bác sĩ gia đình:
- Người giúp được bệnh nhân và gia đình họ giải quyết 80% các vấn đề sức
khỏe thông thường cùng các bệnh lý cấp hay mạn chưa có biến chứng
cũng như chưa cần chuyển khám chuyên khoa.29 Các giải pháp đề ra luôn
chú ý đến nguồn tài nguyên của gia đình hay nói khác đi làm sao cho bệnh
nhân mua được thuốc trong khả năng kinh tế của gia đình, bệnh nhân
không phải đi xa, giảm chi phí và tăng hiệu quả điều trị do áp dụng các
biện pháp tăng cường sức khoẻ song song với các liệu pháp dùng thuốc và
được các cá thể thành viên trong gia đình hưởng ứng.
- Người được bệnh nhân đặt lòng tin để thổ lộ các vấn đề cá nhân cũng như
của gia đình, giúp nhiều thông tin trong chẩn đoán các bệnh có liên quan
đến tiền sử gia đình.
- Người có kỹ năng phối hợp các chuyên gia trong chăm sóc các bệnh mạn
tính và chăm sóc cuối đời.
- Người được đào tạo giúp cộng đồng phát hiện sớm nguy cơ bệnh tật để
phòng ngừa, tầm soát định kỳ các bệnh lý có nguy cơ cao theo nhóm tuổi,
theo cộng đồng dân cư.
- Khám sức khỏe định kỳ.
- ....
15

Ở Vương quốc Anh, từ năm 1999 đến 2002, cứ mỗi một BS chăm sóc sức
khoẻ ban đầu thêm cho 10.000 dân (tăng khoảng 20%) sẽ phối hợp với giảm tỷ
suất tử vong khoảng 5% đã hiệu chỉnh với các bệnh mạn tính và các đặc trưng
về dân số học và kinh tế xã hội khác nhau.30
Với những vai trò trên, bác sĩ y học gia đình có khả năng phát hiện và điều
trị bệnh nhân có bệnh lý gân khi họ đến phòng khám bác sĩ gia đình.
b. Chức năng, nhiệm vụ phòng khám gia đình
- Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp;
- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật và
khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh;
- Tham gia hệ thống chuyển tuyến: Là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển
tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người
bệnh đến các cơ sở khám bệnh; chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên
môn; tiếp nhận người bệnh từ các cơ sở khám bệnh; chữa bệnh khác
chuyển đến để tiếp tục chăm sóc và điều trị;
- Tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cuối đời.
- Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư;
- Tham gia các chương trình tiêm chủng, các chương trình y tế quốc gia;
- Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống
dịch bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm;
- Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em,
người cao tuổi; khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ
sơ theo dõi sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy
định của Bộ Y tế.
16

- Phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe


+ Tổ chức phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các đối tượng có
nhu cầu;
+ Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu tại phòng
khám;
+ Hướng dẫn luyện tập sức khỏe, phục hồi chức năng; và dưỡng sinh cho
cộng đồng để nâng cao sức khỏe.
- Tư vấn sức khỏe
+ Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh;
chăm sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng;
+ Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận
thức của người dân; về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa
các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh, tật.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo
+ Nghiên cứu khoa học về y học gia đình và các vấn đề liên quan;
+ Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành y học gia đình;
+ Tham gia các chương trình đào tạo liên tục của chuyên ngành y học gia
đình để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
c. Điều kiện hoạt động của phòng khám gia đình
Căn cứ Nghị định 109/2016/NĐ-CP về việc quy định cấp chứng chỉ hành
nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh21 và Nghị định 155/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế25, phòng khám gia đình phải đáp ứng những điều kiện
sau:
17

Cơ sở vật chất
- Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu
động);
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy
định của pháp luật;
- Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường
hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế
khác để tiệt trùng dụng cụ;
- Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng
(implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu
vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện
thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;
- Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện
tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh (trừ Phòng khám tư vấn
sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ
thông tin, viễn thông). Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại,
phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ phải có thêm buồng lưu người bệnh
có diện tích ít nhất là 12 m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có thêm
buồng phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2.
- Ngoài quy định tại các điểm a và b khoản này, tùy theo phạm vi hoạt động
chuyên môn đăng ký, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các
điều kiện sau đây:
+ Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng
(implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m 2;
- Phải bố trí khu vực tiệt trùng riêng biệt để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại.
18

- Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy
chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các
phòng thực hiện thủ thuật.
- Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.
Thiết bị y tế;
- Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn
mà cơ sở đăng ký;
- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;
- Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương
tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải có thiết bị, dụng cụ y tế
quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng phải có đủ các phương
tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt
động đăng ký.
Nhân sự
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên
khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng
khám đăng ký.
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
- Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám
chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa
nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành
nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên
môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Bên cạnh đó, hệ thống phòng khám y học gia đình phân bố rộng rãi và tiếp
cận sát với người dân. Phòng khám y học gia đình cũng là đơn vị nhận bệnh và
xử trí đầu tiên vì tính gần gũi, tiện dụng và khả năng của bác sĩ gia đình.
19

Tại Việt Nam, theo Quyết định số 935/2013/QĐ-BYT ngày 22/3/2013 của Bộ
trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020, hoạt động
bác sĩ gia đình đã bước đầu được triển khai thí điểm tại một số Tỉnh/Thành phố
như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí
Minh, Cần Thơ, Khánh Hòa.31
Dựa theo các tiêu chuẩn trên, một phòng khám y học gia đình đáp ứng
được các điều kiện về cơ sở vật chất cho phép tiến hành các thủ thuật.
2.1.2.2 Bệnh lý gân
a. Tổng quan về bệnh lý gân
Bệnh lý gân là tình trạng lâm sàng do đáp ứng lành gân thất bại, liên quan
đến sử dụng quá mức của gân và mô quanh gân.
Tài liệu Current trends in tendinopathy management của Cardoso năm
2019 đưa ra khái niệm Tendinopathy là tập hợp nhiều rối loạn chức năng và
tình trạng đau liên quan đến gân, vùng quanh gân và các cấu trúc lân cận.3 Cụ
thể hơn, trong Bài giảng Bệnh lý gân của giáo trình Chấn thương chỉnh hình
dành cho đào tạo đại học của tác giả Đỗ Phước Hùng, Huỳnh Thành Minh phân
biệt hai khái niệm:
- Tendinosis nói lên tình trạng thoái hóa gân mà không ghi nhận hiện tượng
viêm trên mô bệnh học.
- Tendinitis là tình trạng viêm cấp tính của gân.4,19,30
Viêm gân và viêm bao gân thường gặp ở các gân thuộc khớp vai, đầu dài
gân nhị đầu, gân gấp cổ tay quay và cổ tay trụ, gân gấp ngón tay (bệnh ngón
tay bật, hay ngón tay cò súng, ngón tay lò xo), gân vùng khoeo chân, gân gót
và gân duỗi ngắn – dạng dài ngón cái (hai gân này nằm trong một bao gân) còn
gọi là hội chứng De Quervain.
20

Về tần suất, bệnh lý gân và phần mềm quanh gân là nguyên nhân phổ biến
thứ 3 trong các bệnh cơ xương khớp ở Mỹ.2,3 Một thống kê năm 2006 ước đoán
các tổn thương gân do quá tải chiếm từ 30% – 50% các chấn thương đến khám
chuyên khoa Y học thể thao.32 Y văn trên thế giới từ năm 2007 đến 2022 đều
đưa ra tỉ lệ mắc ngón tay lò xo là 2-3% dân số.33,34 Hassan và cộng sự tổng kết
từ năm 2007 đến 2017, có 33.420 ca được chẩn đoán De Quervain theo mã
ICD-10 M65.4: Radial styloid tenosynovitis (tiếng Việt: Viêm màng hoạt dịch
bao gân mỏm trâm quay De Quervain).14 Bệnh lý gân gót (còn gọi là gân
Achilles) là bệnh gân ở chi dưới phổ biến nhất trong dân số nói chung, với tỉ lệ
mắc tích lũy trong đời là 5,9% được báo cáo ở những người ít vận động. Ở các
vận động viên chuyên nghiệp, tỉ lệ này là 50%.35
Trong đề án này, bước đầu chúng tôi giới hạn triển khai điều trị cho hội
chứng De Quervain, ngón tay lò xo và viêm gân gót, vì đây là 3 bệnh lý thường
gặp và kỹ thuật tiêm đơn giản. Việc triển khai đề án này sẽ là cơ sở để mở rộng
và áp dụng các bệnh lý gân khác.
b. Yếu tố nguy cơ của bệnh lý gân
Các yếu tố nguy cơ nội sinh: Giới tính (Nam>Nữ), tuổi cao, giảm sự linh
hoạt của chân, giảm sức cơ tứ đầu đùi, bất thường giải phẫu, đái tháo đường,
hút thuốc lá, béo phì, thoái hóa liên quan đến tuổi.
Các yếu tố nguy cơ ngoại sinh: Tập luyện thể lực nặng, hoạt động thể chất,
loại hình thể thao, lỗi kỹ thuật, dụng cụ không phù hợp, không có dụng cụ bảo
hộ.
Người chơi thể thao, các vận động viên chuyên nghiệp có nguy cơ viêm
gân khi tập luyện hoặc thi đấu. Tổn thương gân sẽ tăng nặng hơn mỗi khi động
tác sai tư thế hoặc cường độ vận động tăng. Ngoài ra, một số cá nhân thường
có nguy cơ cao mắc bệnh lý gân do đặc điểm công việc của họ, như phải làm
việc nặng thường xuyên hoặc giữ một tư thế trong thời gian dài.10
21

c. Nguyên nhân của bệnh lý gân


Nguyên nhân gây nên bệnh lý gân thường không rõ ràng. Vì nguồn cung
cấp máu cho dây chằng bị giảm ở người trung niên và người cao tuổi nên tình
trạng này rất phổ biến ở hai lứa tuổi trên. Viêm gân có thể do các vi chấn thương
lặp đi lặp lại, hoặc chấn thương đột ngột gây ra đứt gân, căng gân, tập luyện
quá mức hoặc động tác không đúng.36
Các bệnh rối loạn hệ thống, thường gặp nhất là viêm khớp dạng thấp, xơ
cứng bì hệ thống, bệnh gút, viêm khớp phản ứng và đái tháo đường, hiếm hơn
là các bệnh thoái hóa tinh bột, tăng cholesterol máu có thể làm tăng tần suất
viêm gân.37
Thường do có bất thường yếu tố nội sinh trước, sau đó do yếu tố ngoại
sinh tác động. Ở người trẻ thường do bệnh hệ thống, chấn thương; người lớn
tuổi: Vi chấn thương trong bệnh cảnh thoái hóa.37
d. Chẩn đoán bệnh lý gân
Thông thường, chẩn đoán có thể dựa trên các triệu chứng cơ năng và thăm
khám bao gồm sờ hoặc làm các nghiệm pháp đặc hiệu để đánh giá dấu hiệu
đau.
Bệnh sử
- Đau khu trú, BN có thể chỉ rõ điểm đau;
- Đau có thể lan dọc theo chiều dài gân;
- Tăng khi vận động, tác dụng lực, giảm khi nghỉ;
- Tiền căn chấn thương, có yếu tố nguy cơ.3
Khám lâm sàng
- Đau tại các gân bị viêm khi vận động chủ động hoặc vận động đối kháng.
Ví dụ, do gân chày sau làm lật ngửa bàn chân nên hoạt động xoay ra ngoài
thụ động cộng với hoạt động lật ngửa chủ động gây đau cho bệnh nhân
viêm gân chày sau;
22

- Triệu chứng sưng có thể nhìn thấy hoặc chỉ sờ thấy được;
- Sờ dọc theo gân gây đau tại gân với các mức độ khác nhau.5
Cận lâm sàng
Cận lâm sàng không có nhiều vai trò trong chẩn đoán và tiên lượng, không
dùng để đánh giá kết cục.3 MRI hoặc siêu âm có thể được thực hiện để xác nhận
chẩn đoán, loại trừ các bệnh lý khác, đồng thời phát hiện các vết rách và viêm
của gân.4,38
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Cơ xương khớp do Bộ Y
tế ban hành năm 2014 kèm theo quyết định số 361/QĐ-BYT, một số trường
hợp cụ thể có thể chẩn đoán các bệnh lý gân thường gặp:
Viêm gân vùng mỏm trâm quay cổ tay (Hội chứng De Quervain)
- Đau vùng mỏm trâm quay, đau tăng khi vận động ngón cái, đau liên tục
nhất là về đêm. Đau có thể lan ra ngón cái và lan lên cẳng tay.
- Sưng nề vùng mỏm trâm quay.
- Sờ thấy bao gân dầy lên, có khi có nóng, đỏ, ấn vào đau hơn.
- Khó nắm tay. Khi vận động ngón cái có thể nghe thấy tiếng kêu cót két.
- Test Finkelstein: gấp ngón cái và khép về phía ngón 5 vào trong lòng bàn
tay. Nắm các ngón tay trùm lên ngón cái. Uốn cổ tay về phía xương trụ.
Nếu bệnh nhân thấy đau chói vùng gân dạng dài và gân duỗi ngắn ngón
cái hoặc ở gốc ngón cái là dấu hiệu dương tính của nghiệm pháp.
- Cận lâm sàng: Có thể siêu âm vùng mỏm trâm quay: Hình ảnh gân dạng
dài và duỗi ngắn dầy lên, bao gân dầy, có dịch quanh gân. Có thể thấy
hình ảnh tăng sinh mạch trong gân hoặc bao gân trên Doppler năng lượng
(PW).
Viêm gân gấp ngón tay
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ.
23

- Đau ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại hạt xơ, khó cử động ngón
tay.
- Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
- Khám ngón tay có thể có sưng.
- Có thể sờ thấy hạt xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay.
Hạt xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
- Ngoài ra, sử dụng siêu âm với đầu dò tần số > 7,5-20MHz có thể thấy gân,
bao gân dày lên và có dịch bao quanh. Có thể thấy hình ảnh hạt xơ bao
gân.
- Không cần thiết phải làm xét nghiệm máu đặc biệt cũng như không cần
chụp Xquang. Tuy nhiên cần phải làm xét nghiệm cơ bản trước khi cho
thuốc hay trước khi tiêm corticoid, đặc biệt là các xét nghiệm đường máu,
chức năng gan thận.
2.1.2.3 Điều trị bệnh lý gân
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý gân. Phòng khám bác sĩ gia đình
có thể xây dựng phác đồ riêng phù hợp với tình hình thực tế dựa theo phác đồ
điều trị trong Quyết định 361/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành năm 2014, cụ thể
như sau:
Về nguyên tắc chung cần đảm bảo:
- Kết hợp nhiều phương pháp điều trị: Không dùng thuốc, dùng thuốc, vật
lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa.
- Dự phòng bệnh tái phát: Loại bỏ các yếu tố nguy cơ, chế độ ăn uống, sinh
hoạt hợp lý, chú ý tư thế lao động đúng….
Điều trị cụ thể:
a. Viêm bao gân dạng dài và duỗi ngắn ngón tay cái
Các phương pháp không dùng thuốc
- Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay và ngón tay cái (thường 4 - 6 tuần).
24

- Trường hợp sưng đau nhiều nên dùng băng nẹp cổ tay và ngón cái liên tục
trong 3 - 6 tuần ở tư thế cổ tay để nguyên, ngón cái dạng 45 độ so với trục
xương quay và gấp 10 độ.
- Chườm lạnh.
- Điều trị bằng sử dụng laser màu, siêu âm, xung điện kích thích thần kinh
qua da (TENS – transcutaneous elactrical nerve stimulation) để giảm đau,
chống viêm
Dùng thuốc
- Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ: thuốc diclofenac dạng bôi:
bôi 2-3 lần/ngày.
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Paracetamol): 0,5g x 2-4 viên /24h.
- Thuốc chống viêm không steroid đường uống. Dùng một trong các loại
thuốc sau: Diclofenac 50mg x 2 viên/24h; Meloxicam 7,5mg x 1-2
viên/24h; Celecoxib 200 mg x 1 – 2 viên/24h.
- Tiêm corticoid trong bao gân De Quervain. Cần tránh tiêm vào mạch máu.
Do vậy tốt nhất là nên tiêm corticoid dưới hướng dẫn của siêu âm do tính
chính xác, độ an toàn cao. Chỉ các bác sĩ được đào tạo chuyên khoa khớp
mới được tiêm corticoid trong bao gân vì có nguy cơ đứt gân khi tiêm vào
gân hay nhiễm trùng.
Điều trị ngoại khoa
- Chỉ áp dụng khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả. Can thiệp phẫu
thuật tạo ra nhiều không gian hơn cho gân hoạt động để gân không cọ xát
vào đường hầm.
- Sau mổ, có thể tham gia phục hồi chức năng. Sau khi cắt chỉ, tập các bài
tập chủ động để tăng dần biên độ và sức mạnh của các cơ.
25

Phòng bệnh
- Tránh các hoạt động bàn tay, cổ tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài; cần
xen kẽ thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Cũng cần tập luyện cho gân dẻo dai qua
những bài tập cho gân khớp vùng cổ tay.
- Không nên xoa bóp thuốc rượu, dầu nóng vì dễ làm tình trạng viêm nặng
thêm.
- Không nên nắn bẻ khớp vì sẽ làm tổn thương thêm gân khớp.
- Ngoài ra, nên có chế độ ăn đầy đủ sinh tố, đặc biệt ở phụ nữ khi mang thai
hay sau khi sinh. Ở người lớn tuổi, nên bổ sung thêm calci, dùng sữa và
các sản phẩm của sữa (sữa chua, phomat).
b. Viêm gân gấp ngón tay
Các phương pháp không dùng thuốc
- Hạn chế vận động gân bị tổn thương.
- Chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ, chiếu tia hồng ngoại
Thuốc
- Thuốc giảm đau: Có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chỉ định một trong các
thuốc sau:
+ Floctafenine 200mg x 2 viên/24h.
+ Acetaminophen 0,5g x 2-4 viên /24h
+ Paracetamol/dextropropoxiphen 400mg/30mg x 2 viên /24h
+ Paracetamol/tramadol x 3 viên/24h
- Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ hoặc đường toàn thân: chỉ
định một trong các thuốc sau:
+ Diclofenac 50mg x 2 viên/24h
+ Piroxicam 20mg x 1 viên/24h
+ Meloxicam 7,5mg x 1 - 2 viên/24h
+ Celecoxib 200 mg x 1 - 2 viên/24h
26

+ Etoricoxib 60 mg x 1 - 2 viên/24h
- Tiêm corticoid tại chỗ: Chỉ tiêm với điều kiện có bác sĩ chuyên khoa và
phải có phòng tiêm vô trùng. Khi tiến hành tiêm corticoid tại chỗ phải đảm
bảo vô trùng tuyệt đối.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa
thất bại.
Theo dõi và quản lý
- Tránh các yếu tố nguy cơ: Tránh các vi chấn thương. Phát hiện và điều trị
đúng các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột
sống dính khớp, gút, thoái hoá khớp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn. Chỉnh
các dị tật gây lệch trục của chi.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc nhóm Quinolon và phát hiện sớm khi có
triệu chứng gợi ý.
2.1.2.4 Liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân
a. Giới thiệu về liệu pháp tiêm
Theo các nghiên cứu gần đây, bệnh về gân có thể được điều trị thành công
bằng cách tiêm thuốc vào mô quanh gân. Liệu pháp tiêm làm giảm sự khó chịu
và cải thiện chức năng của nhóm bệnh nhân không đáp ứng với các phương
pháp khác.5,10,11
Liệu pháp tiêm đối với bệnh lý gân bằng sản phẩm corticosteroid từ lâu
đã được xem là liệu pháp đạt tỉ lệ thành công cao nhất và nhanh nhất trong các
phương pháp điều trị không phẫu thuật và cũng là lựa chọn hợp lý về kinh tế.39
Tại Mỹ, một nghiên cứu của Wojahn và cộng sự kéo dài từ năm 2000 – 2007
phân tích 366 trường hợp tiêm gân gấp ngón tay, hay ngón tay lò xo và theo
dõi ít nhất 05 năm, cho thấy 45% bệnh nhân được điều trị thành công bằng một
liều corticosteroid duy nhất mà không tái phát hoặc cần thêm phương pháp điều
27

trị khác.40 Tác giả Ahmed theo dõi 50 BN được chẩn đoán De Quervain và được
tiêm triamcinolone trộn với lidocain: kết quả 70% số BN hết triệu chứng đau
và hạn chế vận động cổ tay trong 2 tuần, 30% số BN cần tiêm nhắc lại sau 2
tuần và tất cả BN đều hài lòng với liệu pháp tiêm sau 6 tuần mà không tái phát
triệu chứng.41 Số liệu trong 10 năm (từ 2007 đến 2017) của Hassan và cộng sự
chỉ ra rằng trong số BN được chẩn đoán hội chứng De Quervain, 53.5% BN
được chỉ định liệu pháp tiêm, tỉ lệ thành công ở 71,9% bệnh nhân điều trị bằng
một mũi tiêm duy nhất, trong đó 19,7% được tiêm lặp lại và 8,4% được điều trị
bằng phẫu thuật. Tỉ lệ thành công chung của các lần tiêm tiếp theo là 66,3% ở
lần tiêm thứ hai và 60,5% ở lần tiêm thứ ba.14
b. Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Trên thế giới có nhiều tài liệu đề cập đến liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý
gân như: Tendinopathy: From basic science to treatment năm 2008 của Riley;2
Current trends in tendinopathy management năm 2019 của tác giả Cardoso và
cộng sự,3 Tendinopathy: From Basic Science to Clinical Management xuất bản
năm 2021 của Onishi.38 Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định
654/QĐ-BYT hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa,
chuyên ngành Cơ Xương Khớp19, tất cả tài liệu đều đồng thuận chỉ định chung
là: Bệnh lý gân không đáp ứng hoặc đáp ứng một phần với điều trị nội khoa.
28

Cụ thể hơn, chỉ định liệu pháp tiêm có thể là những trường hợp sau:
- Viêm kéo dài tại một vị trí;
- Tổn thương gân mạn: viêm gân/bao gân;
- Viêm chỗ bám của gân vào xương;
- Viêm bao hoạt dịch không đáp ứng với NSAIDs;
- Tổn thương thần kinh do chèn ép.42
Chống chỉ định
- Chống chỉ định tuyệt đối: Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh vị trí tiêm,
dị ứng với thuốc tiêm hoặc tá dược.
- Chống chỉ định tương đối: Bệnh lý nội khoa nặng như suy tim, xơ gan,
tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn toàn thân. Sau khi kiểm soát
tốt các bệnh lý trên có thể tiêm.19
Từ chỉ định và chống chỉ định của liệu pháp tiêm của bệnh lý gân, chúng
tôi đề xuất thực hiện liệu pháp tiêm tại phòng khám bác gia đình, là địa điểm
có thể chọn bệnh nhân có chỉ định liệu pháp tiêm và loại ra những bệnh nhân
có chống chỉ định.
c. Sản phẩm tiêm và liều dùng
Theo hướng dẫn kỹ thuật Cơ xương khớp của Bộ Y tế Việt Nam19 cập nhật
đến năm 2014 thì thuốc dùng trong liệu pháp tiêm là corticosteroid, hay
corticoid. Ngoài ra, còn có các chế phẩm từ hyaluronic acid, collagen và huyết
tương giàu tiểu cầu (Platelet-rich plasma – PRP) dành cho bệnh lý gân, tuy
nhiên những loại thuốc này chưa phổ biến bằng corticosteroid43 và chưa có phác
đồ điều trị chính thức. Hyaluronic acid, các yếu tố tăng trưởng (growth factors),
tế bào gốc (stem cells) và botulinum toxin có hiệu quả chưa rõ ràng.44,45,46,47
Việc dùng huyết tương giàu tiểu cầu chưa có nhiều bằng chứng tin cậy ủng
hộ.48,49 Một số bằng chứng cho thấy huyết tương giàu tiểu cầu có thể có tác
động bất lợi lên mô gân của động vật50 cũng như con người51.
29

Cách lựa chọn thuốc và liều dùng theo các trường hợp cụ thể, các bác sĩ
đã được hướng dẫn và thực hành trong các khóa Tiêm mô quanh gân do các cơ
sở đào tạo huấn luyện (xem Phụ lục 3, phần giới thiệu chương trình học và quá
trình lượng giá).
Trong đề án này, để thuận tiện trong việc tham khảo ý kiến của BS ra chỉ
định tiêm gân, theo dõi độ an toàn – độ hiệu quả của kỹ thuật tiêm và lý do kinh
tế của BN, chúng tôi giới hạn khảo sát liệu pháp tiêm bằng các sản phẩm
corticoid. Việc triển khai đề án này sẽ là cơ sở để tiến hành mở rộng quy mô và
áp dụng các sản phẩm tiêm khác.
Liều dùng
Tiêm corticosteroid tác dụng kéo dài (ví dụ betamethasone 6 mg/ml,
triamcinolone 40 mg/ml, methylprednisolone 20 đến 40 mg/ml) trong bao gân
có thể giúp cải thiện bệnh. Tiêm thuốc từ 0,3 ml đến 1 ml, tùy thuộc vào vị trí.
Không nên tiêm vào gân (khi đưa kim vào gân và tiêm thuốc sẽ thấy nặng và
không bơm được thuốc); vì khi tiêm vào gân có thể gây yếu hoặc đứt gân. Bệnh
nhân nên thả lỏng các khớp liền kề để giảm nguy cơ đứt gân.52 Thông thường,
các triệu chứng có thể nặng trong vòng 24 giờ sau khi tiêm. Có thể cần phải
tiêm nhắc lại.18,19
Tùy vị trí bệnh gân mà các chế phẩm và liều dùng có thể thay đổi. Theo
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp do Bộ Y tế ban hành
kèm theo Quyết định số 361/QĐ-BYT, một số khuyến cáo về liều tiêm được
đưa ra là:
- Viêm gân gấp ngón tay
+ Methyl prednisolon acetat (1 ml = 40 mg) là loại tác dụng kéo dài. Liều
cho một lần tiêm trong bao gân từ 8 – 20 mg/lần (0,2 – 0,5 ml/lần) tuỳ
thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3 – 6 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
30

+ Betamethasone (1 ml = 5 mg Betamethasone dipropionate + 2 mg


Betamethasone sodium phosphate) là loại tác dụng kéo dài. Liều cho
một lần tiêm cạnh khớp từ 0,8 – 2 mg/lần (0,2 - 0,5 ml/lần) tuỳ thuộc vị
trí, mỗi đợt cách nhau 03 – 06 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
- Hội chứng De Quervain
+ Hydrocortison acetat là loại tác dụng nhanh, thời gian bán huỷ ngắn.
Liều cho một lần tiêm trong bao khớp là 0,3 ml. Tiêm không quá ba lần
cho mỗi đợt điều trị.
+ Methyl prednisolon acetat là loại tác dụng kéo dài, liều dùng 0,3 ml/lần,
mỗi đợt tiêm hai lần. Mỗi năm không quá ba đợt.
+ Betamethasone (tên đầy đủ: betamethasone dipropionate): Liều dùng
0,3 ml/lần tiêm.
- Bệnh lý gân gót: tương tự 2 bệnh trên.
Lịch tiêm an toàn cho gân được khuyến cáo:
- Khoảng cách tiêm càng xa càng tốt.
- Khoảng cách các mũi tiêm từ 4 – 6 tuần.
- Cùng một bao gân chỉ nên tiêm không quá 3 – 4 lần/năm.
- Nếu mũi tiêm không duy trì được hiệu quả trong 4 tháng hoặc sau 3 lần
tiêm: tìm liệu pháp khác thay vì tiêm lặp lại.42
d. Kỹ thuật
Theo thông tư 37/2018/TT-BYT26, có các danh mục kỹ thuật Cơ xương
khớp từ số 571 đến số 582 phù hợp cho liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân, bao
gồm:
571. Tiêm điểm bám gân mỏm trâm quay (mỏm trâm trụ).
572. Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong (lồi cầu ngoài) xương cánh tay.
573. Tiêm điểm bám gân quanh khớp gối.
574. Tiêm hội chứng De Quervain.
31

575. Tiêm hội chứng đường hầm cổ tay.


576. Tiêm gân gấp ngón tay.
577. Tiêm gân nhị đầu khớp vai.
578. Tiêm gân trên gai (dưới gai, gân bao xoay khớp vai).
579. Tiêm điểm bám gân mỏm cùng vai.
580. Tiêm điểm bám gân mỏm trâm quay (trâm trụ).
581. Tiêm gân gót.
582. Tiêm cân gan chân.
Bộ Y tế ra Quy định về quy trình kỹ thuật, phương pháp và cách tiến hành 19
một số bệnh lý gân, bao gồm các kỹ thuật được đánh số thứ tự từ 59 – 69 và 81
– 93 như sau:
59. Tiêm điểm bám gân mỏm trâm trụ;
60. Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong xương chày;
61. Tiêm hội chứng De Quervain;
62. Tiêm hội chứng đường hầm cổ tay;
63. Tiêm mô quanh gân nhị đầu khớp vai;
64. Tiêm mô quanh gân trên gai khớp vai;
65. Tiêm điểm bám gân mỏm cùng vai;
66. Tiêm điểm bám gân mỏm trâm quay;
67. Tiêm mô quanh gân Achilles;
68. Tiêm mô quanh gân gấp ngón tay;
69. Tiêm cân gan chân;
81. Tiêm hội chứng De Quervain dưới hướng dẫn của siêu âm;
82. Tiêm hội chứng đường hầm cổ tay dưới hướng dẫn của siêu âm;
83. Tiêm mô quanh gân gấp ngón tay dưới hướng dẫn của siêu âm;
84. Tiêm mô quanh gân nhị đầu khớp vai dưới hướng dẫn của siêu âm;
85. Tiêm mô quanh gân trên gai dưới hướng dẫn của siêu âm;
32

86. Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong xương đùi;
87. Tiêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương đùi;
88. Tiêm khớp vai (đường phía trước);
89. Tiêm điểm bám gân gai sau cột sống thắt lưng;
90. Tiêm điểm bám gân gai sau cột sống ngực;
91. Tiêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay;
92. Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong xương cánh tay;
93. Tiêm điểm lồi cầu củ trước xương chày;
Đề án bước đầu triển khai liệu pháp tiêm điều trị 3 bệnh lý: Ngón tay lò
xo, De Quervain, bệnh lý gân gót không sử dụng siêu âm, do điều kiện của từng
phòng khám bác sĩ gia đình có thể có hay chưa trang bị máy siêu âm. Kỹ thuật
tiêm 3 vị trí gân này đã có phác đồ rõ ràng, được giới thiệu dưới đây:
Quy trình tiêm gân gấp ngón tay
1. Chuẩn bị người bệnh
- Người bệnh được giải thích trước khi làm thủ thuật.
- Có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc: Theo mẫu quy định.
3. Các bước tiến hành
- Thực hiện tại phòng thủ thuật xương khớp vô khuẩn theo quy định.
- Tư thế người bệnh: Người bệnh ngồi, đặt bàn tay có gân tiêm lên mặt bàn,
tư thế ngửa bàn tay, các ngón tay duỗi tối đa.
- Điều dưỡng:
+ Chuẩn bị thuốc tiêm.
+ Sát trùng vị trí tiêm, trải săng.
+ Quan sát BN trong quá trình làm thủ thuật: Tổng trạng, những thay đổi
bất thường khác.
33

+ Sau tiêm sát trùng, băng chỗ tiêm, dặn dò người bệnh sau làm thủ thuật:
BN giữ sạch và không để ướt vị trí tiêm trong vòng 24h sau khi tiêm.
Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm. Tái
khám nếu chảy dịch, viêm tấy tại vị trí tiêm, sốt.…
- Bác sĩ
+ Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.
+ Xác định vị trí tiêm.
+ Tiến hành tiêm gân: Vị trí đâm kim dọc theo gân gấp, cách nếp lằn mặt
gấp khớp bàn ngón tay về phía cổ tay 1cm, kim tạo với mặt da 1 góc
30-45 độ, độ sâu 5 mm, rút kim kiểm tra không có máu, đẩy piston thấy
nhẹ tay (Hình 2.1).

Hình 2.1. Kỹ thuật tiêm bao gân gấp ngón tay19


Hình 2.1A: Kỹ thuật tiêm bao gân gấp.
Hình 2.1B: Bảo BN gấp đốt ngón xa và giữa, nếu kim tiêm vào gân thì
bơm tiêm sẽ di chuyển ra trước theo hướng mũi tên.
Tiêm hội chứng De Quervain
Tương tự kỹ thuật tiêm ngón tay lò xo, Bộ Y tế hướng dẫn cách tiến hành:
Người bệnh ngồi, đặt bàn tay có khớp tiêm lên mặt bàn, tư thế nghiêng, hướng
34

mỏm trâm quay lên trên. Tiêm vào bao gân cơ dạng ngón cái dài và duỗi ngón
cái ngắn. Bảo người bệnh dạng ngón cái sẽ thấy gân nổi rõ, xác định vị trí tiêm
đi song song với gân, có thể đi bên trong hoặc bên ngoài gân, hướng kim về
phía mỏm trâm quay, chếch mũi kim 30 – 40 độ. Tránh tiêm vào gân (Hình
2.2).

Hình 2.2. Kỹ thuật tiêm hội chứng De Quervain19


Tiêm gân gót (gân Achilles): người bệnh ngồi, ngả bàn chân áp sát mắt
cá ngoài xuống mặt giường, bộc lộ vùng cổ chân và gót chân. Đâm kim vào vị
trí bao gân Achilles (sát cạnh gân, không đâm trực tiếp vào gân), đi vuông góc
với mặt da, sâu 8 – 10 mm, rút piston không ra máu, bơm 0,3 – 0,5 ml thuốc
(Hình 2.3).
35

e. Theo dõi, tai biến và xử trí


Cũng theo hướng dẫn của Bộ Y tế19, cần theo dõi các tai biến trong và sau
khi thực hiện liệu pháp tiêm.
Theo dõi: Mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm
trong 24 giờ.
Một số tình huống mà phòng khám y học gia đình có thể gặp phải:
- Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: Do phản ứng viêm với tinh thể thuốc,
thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc
chống viêm, giảm đau.
- Nhiễm trùng tại chỗ tiêm (viêm mủ): Biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ.
Xử trí bằng điều trị kháng sinh.
- Cơn bùng phát sau tiêm (post-injection flare): Tần suất 2% - 5%, xảy ra
trong 06 – 18 giờ sau tiêm và kết thúc sau vài giờ, phân biệt với nhiễm
trùng khớp. Xử trí bằng chườm lạnh và dùng thuốc giảm đau, NSAIDs.
- Đứt gân: Một liều glucocorticoid tiêm vào một bao gân có thể làm yếu gân
đến 40% trong vòng 3 – 12 tuần42. Tránh tiêm vào gân bằng cách khi tiêm
nếu đẩy piston thấy nặng thì rút mũi kim ra khoảng 1-2 mm. Hạn chế tiêm
gân chịu lực, không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí.
- Biến chứng muộn: Teo da, mất sắc tố da tại chỗ tiêm do tiêm nhiều lần
vào một vị trí, hoặc tiêm quá nông. Cần lưu ý không để thuốc trào ra khỏi
vị trí tiêm. Nếu đã có tai biến, không cần xử trí gì thêm. Cần báo trước cho
BN để tránh hoang mang.
36

Hình 2.3. Kỹ thuật tiêm gân gót19


- Biến chứng hiếm gặp: Tai biến do BN quá sợ hãi, biểu hiện kích thích hệ
phó giao cảm, do tiêm thuốc vào mạch máu hoặc tiêm quá nhanh: BN
choáng váng, vã mồ hôi, ho khàn, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn
cơ tròn…. Cách xử trí: Đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo
dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Theo y văn, tổng hợp các bài báo cáo từ năm 1956 đến tháng 01/ 2010, tỷ
lệ xảy ra biến chứng là 0 – 81% tùy nghiên cứu (Brinks và cộng sự53). Chúng
tôi đánh giá các tai biến kể trên có thể xử lý ngay tại phòng khám y học gia
đình. Điều quan trọng để hạn chế các tình huống xấu là tư vấn cho bệnh nhân
đầy đủ, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và theo dõi bệnh nhân sau tiêm. Vì
vậy phòng khám bác sĩ gia đình có khả năng thực hiện liệu pháp tiêm cho bệnh
lý gân.
2.1.2.5 Lợi ích khi triển khai liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân tại phòng
khám bác sĩ gia đình
Việc đưa liệu pháp tiêm triển khai tại các phòng khám bác sĩ gia đình đem
lại nhiều thuận tiện và tăng hiệu quả về mặt điều trị chuyên môn, kinh tế, xã
hội với tuyến cơ sở, tuyến trên, nhân viên y tế và BN.
37

Tăng cường chăm sóc bệnh nhân và sự thuận tiện


Giới thiệu liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân tại phòng khám bác sĩ gia
đình cho phép bệnh nhân được chăm sóc toàn diện. BN hưởng lợi từ việc giảm
thời gian di chuyển đến các cơ sở y tế, giảm thời gian chờ đợi. Đồng thời do
mạng lưới phòng khám bác sĩ gia đình nhân rộng và ở gần với người dân, BN
có thể được chăm sóc sớm hơn, giải quyết thắc mắc và xử trí những vấn đề liên
quan đến việc điều trị bệnh lý gân. Từ đó giúp giảm tải nhu cầu giới thiệu đến
bác sĩ chuyên khoa hoặc thăm khám riêng lẻ tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe
khác nhau, tăng sự thuận tiện và cải thiện trải nghiệm của BN.
Cải thiện kết quả điều trị
Liệu pháp tiêm có thể giúp giảm đau và viêm nhanh hơn, cải thiện chất
lượng cuộc sống của BN và hạn chế các tác dụng toàn thân so với đường
uống.39,54,55 Bằng cách cung cấp lựa chọn điều trị này, phòng khám có khả năng
cải thiện kết quả điều trị, giảm nhu cầu điều trị can thiệp bổ sung và giúp BN
nhanh chóng quay trở lại các hoạt động hàng ngày.
Giảm tải cho bệnh viện tuyến trên
Đến tháng 06 năm 2023, kỹ thuật tiêm mô quanh gân để điều trị bệnh gân
chỉ có các BV triển khai (xem tại Phụ lục 1: Danh sách BV và phòng khám có
danh mục kỹ thuật tiêm mô quanh gân). Các phòng khám ngoài bệnh viện có
người bệnh liên quan đến gân khi muốn chỉ định liệu pháp tiêm phải chuyển
lên tuyến trên, tạo nên áp lực cho BV và không tối ưu nhân lực của cơ sở y tế
địa phương. Việc triển khai được liệu pháp tiêm cho bệnh lý gân ngay tại phòng
khám bác sĩ gia đình sẽ giúp giải quyết một phần vấn đề trên.
Tăng hiệu quả kinh tế - xã hội
BN đến phòng khám bác sĩ gia đình có thể tiết kiệm được chi phí di chuyển
và phí khám chữa bệnh tại các BV tuyến trên. Về phía phòng khám, việc giới
thiệu liệu pháp tiêm có thể tạo thêm doanh thu cho phòng khám bác sĩ gia đình,
38

bằng cách mở rộng phạm vi dịch vụ được cung cấp, thu hút bệnh nhân mới và
tăng tỉ lệ giữ chân bệnh nhân, dẫn đến tăng số lượng bệnh nhân và dòng doanh
thu.
Tạo sự khác biệt cho phòng khám bác sĩ gia đình bằng cách cung cấp một
phương pháp khác điều trị cho bệnh lý gân có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trên
thị trường chăm sóc sức khỏe. BN là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ
chất lượng điều trị, dịch vụ chăm sóc đến chi phí phải bỏ ra. Việc cung cấp dịch
vụ liệu pháp tiêm này có thể thu hút những BN tìm kiếm sự chăm sóc toàn diện
và tìm kiếm các phương pháp điều trị liên quan đến gân, có khả năng tăng thị
phần của phòng khám.
Tóm lại, với nền tảng lấy bệnh nhân làm trung tâm, y học mong muốn
nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh lý gân và thúc đẩy
sự phát triển của dịch vụ chăm sóc y tế. Tuy nhiên, hiện tại phòng khám bác sĩ
gia đình chưa có quy trình liệu pháp tiêm nhằm bệnh lý gân và chưa đưa vào
danh mục kỹ thuật chính thức được áp dụng cho phòng khám. Do đó đề nghị
được triển khai liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân tại phòng khám bác sĩ gia
đình.
2.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
2.2.1 Nhiệm vụ cụ thể
- Xác định tính cấp thiết của việc triển khai liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý
gân ở phòng khám bác sĩ gia đình.
- Xác định tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân
tại phòng khám bác sĩ gia đình.
- Đánh giá nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tại phòng khám bác sĩ gia đình
cho dịch vụ tiêm điều trị bệnh lý gân.
- Liệt kê các thủ tục, xây dựng hồ sơ pháp lý để phòng khám bác sĩ gia đình
được cấp phép thực hiện liệu pháp tiêm.
39

2.2.2 Giải pháp để thực hiện đề án


Giải pháp là các công việc cần thực hiện để giải quyết nhiệm vụ cụ thể.
Một số giải pháp chúng tôi đề xuất sau đây:
2.2.2.1 Giải pháp 1
- Mục tiêu: Xác định tính cấp thiết của việc triển khai liệu pháp tiêm điều
trị bệnh lý gân ở phòng khám bác sĩ gia đình.
- Cách thức tiến hành: khảo sát tình hình bệnh lý gân và thuận lợi – khó
khăn của BS ra chỉ định tiêm gân tại các bệnh viện đã có kỹ thuật tiêm
gân; đồng thời lên kế hoạch khảo sát số lượng bệnh nhân có bệnh lý gân
và nhu cầu điều trị của bệnh nhân có bệnh lý gân tại một số phòng khám
bác sĩ gia đình.
- Với việc tham khảo ý kiến của bác sĩ tại bệnh viện: Lập bảng khảo sát đối
với các BS tại phòng khám Cơ xương khớp ở bệnh viện có danh mục Liệu
pháp tiêm điều trị bệnh gân, không phân biệt BS có hay không có chứng
chỉ tiêm mô quanh gân. Khảo sát được chấp thuận bởi Hội đồng Đạo đức
trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược TP.HCM (Phụ lục 10).
+ Tiêu chuẩn chọn vào: Tất cả BS phòng khám Xương khớp Bệnh viện
Đại Học Y Dược – Cơ Sở 1.
+ Cỡ mẫu: 27 BS.
+ Bảng khảo sát: xem Phụ lục 7. Bảng khảo sát nhu cầu thực hiện liệu
pháp tiêm điều trị bệnh lý gân tại phòng khám.
+ Dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra mức độ hoàn thành các câu trả
lời.
+ Phân tích dữ liệu từ bảng khảo sát và kết luận Quy trình liệu pháp tiêm
điều trị bệnh lý gân có nhu cầu thực tiễn và phù hợp để phân bổ về các
phòng khám bác sĩ gia đình hay không.
40

+ Chấp thuận: đối tượng tham gia nghiên cứu đồng ý sau khi được nghiên
cứu viên thông báo đầy đủ mục đích nghiên cứu, được xác nhận bằng
văn bản. Các số liệu và câu trả lời được đảm bảo tính bí mật và chỉ được
sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.
- Với việc thu thập ý kiến và mong muốn hiện tại của bệnh nhân: lập kế
hoạch khảo sát bệnh nhân có chẩn đoán bệnh lý gân trên lâm sàng và cận
lâm sàng bởi các BS về các phương pháp điều trị họ đã biết, bệnh nhân có
được tư vấn và biết về liệu pháp tiêm, bệnh nhân sẽ lựa chọn phương pháp
điều trị nào với những thông tin đã được tư vấn đầy đủ. Kế hoạch thu thập
ý kiến này sẽ được tiến hành tại phòng khám gia đình nơi có nhu cầu áp
dụng đề án này và muốn bổ sung danh mục liệu pháp tiêm cho phòng
khám của mình.
2.2.2.2 Giải pháp 2
- Mục tiêu: Xác định tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp tiêm điều trị
bệnh lý gân tại phòng khám bác sĩ gia đình.
- Cách thức tiến hành: thu thập các bằng chứng cho thấy độ an toàn và hiệu
quả của liệu pháp tiêm, từ đó làm cơ sở để các phòng khám bác sĩ gia đình
lên kế hoạch thực hiện khảo sát ngay tại phòng khám của mình.
Xác định tính an toàn:
+ Liệu pháp tiêm đã được các nghiên cứu chứng minh là thực hiện được
một cách an toàn với các BS có đầy đủ kiến thức chuyên môn.
+ Liệu pháp tiêm sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ có chứng chỉ tiêm mô
quanh gân do các cơ sở đào tạo cấp, dưới sự quản lý của Bộ Y tế.
Xác định tính hiệu quả:
+ Lập kế hoạch khảo sát sự cải thiện triệu chứng của BN, sự hài lòng của
BN sau thủ thuật.
41

+ Lập kế hoạch đánh giá khả năng tiếp tục liệu pháp tiêm ở những lần sau
của các BS tại phòng khám.
Triển khai thí điểm liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân tại phòng khám
bác sĩ gia đình
Sau khi được Sở Y tế địa phương cấp phép bổ sung danh mục kỹ thuật,
phòng khám bác sĩ gia đình cần triển khai thí điểm với một số ít BN trong một
khoảng thời gian, theo các tiêu chí:
+ Nhu cầu của BN cần thực hiện liệu pháp tiêm.
+ Tư vấn về hiệu quả, cách tiến hành, các tai biến có thể xảy ra.
+ Thủ tục đăng ký tiêm tại phòng khám bác sĩ gia đình.
+ Lựa chọn chỉ định, thuốc tiêm, vị trí tiêm.
+ Quy trình theo dõi trước, trong và sau quá trình tiêm.
+ Lượng giá hiệu quả của liệu pháp tiêm qua lâm sàng sau một khoảng
thời gian theo dõi bệnh.
+ Nhận biết và xử trí, rút kinh nghiệm các tình huống gặp phải trong quá
trình tiêm mô quanh gân.
+ Xây dựng phác đồ liệu pháp tiêm đầy đủ, hiệu quả cho phòng khám và
nhân rộng số lượng BN.
2.2.2.3 Giải pháp 3
- Mục tiêu: Đánh giá nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tại phòng khám bác sĩ
gia đình cho dịch vụ tiêm điều trị bệnh lý gân.
- Cách thức tiến hành: Đề nghị nhân lực, phương tiện, khu vực thực hiện
liệu pháp tiêm theo hướng dẫn thực hiện thủ thuật Cơ xương khớp của Bộ
Y tế19, bao gồm:
Nguồn nhân lực:
- 01 bác sĩ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ tiêm mô quanh gân.
- 01 Điều dưỡng.
42

Phương tiện:
- Phòng thủ thuật vô khuẩn đạt tiêu chuẩn chuyên môn.
- Hộp thuốc chống sốc theo quy định.
- Hộp đựng dụng cụ vô trùng (xăng có lỗ, kẹp có mấu, bông băng gạc, ....).
- Kim tiêm 26 G (0,5 – 25 mm).
- Bơm tiêm nhựa 3 – 5 ml (loại dùng 1 lần).
- Bông cồn 70 độ, dung dịch Betadin hoặc cồn iốt, băng dính y tế/ băng dính
Urgo.
- Thuốc: theo chỉ định của bác sĩ. Ví dụ: Hydrocortison acetat (Nồng độ 1
ml = 25 mg); Depo-Medrol (Methyl prednisolon acetat, nồng độ 1 ml =
40 mg) hoặc Diprospan (1 ml = 5 mg Betamethasone dipropionate + 2 mg
Betamethasone sodium phosphate).
- Lập kế hoạch khảo sát tại phòng khám bác sĩ gia đình theo các mục trong
Công văn số 509/KCB-CĐT về việc Triển khai thực hiện Kế hoạch nhân
rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai
đoạn 2016-202023 và hướng dẫn thực hiện thủ thuật Cơ xương khớp của
Bộ Y tế để đánh giá phòng khám có đủ nhân lực và cơ sở vật chất hay
không.
- Để tiến hành quy trình tiêm gân, phòng khám bác sĩ gia đình cần nguồn
cung cấp thuốc ổn định và đang lưu hành hợp pháp trên thị trường. Vì thế,
chúng tôi cũng khảo sát một số loại thuốc và nguồn cung cấp chúng.
- Cơ sở hạ tầng: tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4470:1995 về bệnh
viện đa khoa – yêu cầu thiết kế56, Quyết định 34/2005/QĐ-BYT về Tiêu
chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn ngành do
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 31 tháng 10 năm 200524 và Quy trình
kỹ thuật bệnh viện (Số 654/QĐ-BYT).
43

2.2.2.4 Giải pháp 4


- Mục tiêu: Liệt kê các thủ tục, hồ sơ pháp lý để phòng khám bác sĩ gia đình
được cấp phép thực hiện liệu pháp tiêm.
- Cách thức tiến hành:
+ Để được cấp phép danh mục kỹ thuật tiêm gân, các phòng khám bác sĩ
gia đình phải nộp hồ sơ đăng ký lên Sở Y tế địa phương.
+ Chúng tôi liệt kê bộ hồ sơ đăng ký danh mục kỹ thuật liệu pháp tiêm
điều trị bệnh lý gân cho các phòng khám chuẩn bị, căn cứ Thông tư số
07/2015/TT-BYT về việc Quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cho phép
áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh
do Bộ Y tế ban hành năm 201520, ngoài ra tham khảo thêm Công văn
số 8416/SYT-NVY ngày 24/11/2022 do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí
Minh ban hành về việc Củng cố thực hiện hồ sơ đề nghị phê duyệt danh
mục kỹ thuật.19
2.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
2.3.1 Nhân lực
- Người đề ra đề án.
- Ban lãnh đạo phòng khám Y học gia đình.
- Các bác sĩ phòng khám Cơ xương khớp tại bệnh viện có thực hiện kỹ thuật
tiêm gân.
2.3.2 Phương tiện
Thuốc có sẵn trong kho dược.
2.3.3 Cơ sở hạ tầng
- Phòng khám Cơ xương khớp tại bệnh viện có thực hiện liệu pháp tiêm.
- Phòng khám y học gia đình đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất để
thực hiện liệu pháp tiêm.
44

2.3.4 Tài chính


Phòng khám bác sĩ gia đình cần lưu ý đến những loại chi phí sau:
- Chi phí mua thêm vật tư y tế.
- Chi phí đào tạo 01 bác sĩ đi học về kỹ thuật tiêm mô quanh gân.
- Chi phí trên 01 trường hợp thực hiện liệu pháp tiêm.
- Chi phí có thể thu hồi được sau một ca.
- Chi phí có thể thu hồi được sau một thời gian cụ thể.
- Dự đoán khả năng phát triển, thu hồi về tài chính sau khi áp dụng quy trình
kỹ thuật liệu pháp tiêm điều trị bệnh gân.
2.3.5 Khó khăn và thuận lợi
2.3.5.1 Khó khăn
- Cần có thời gian để kiểm chứng độ an toàn và hiệu quả.
- Sau khi liệu pháp tiêm được thực hiện thành công, cần có thời gian để mọi
người chấp nhận và tiếp thu, từ đó tăng quy mô thực hiện.
- Cần có sự ủng hộ của Ban lãnh đạo phòng khám bác sĩ gia đình.
- Cần được sự kiểm duyệt, cập nhật phạm vi hoạt động của Bộ Y tế để trở
thành một phương pháp điều trị tiêu chuẩn và có thể nhân rộng.
- Cần tìm được tiếng nói chung với Bảo hiểm Y tế.
- Giới thiệu các dịch vụ mới có thể yêu cầu điều chỉnh nhân sự và quản lý
khối lượng công việc của phòng khám. Việc đào tạo đầy đủ, phân công
trách nhiệm và phân bổ khối lượng công việc giữa đội ngũ chăm sóc sức
khỏe hiện có cần được lên kế hoạch cẩn thận để đảm bảo cung cấp dịch
vụ hiệu quả mà không gây quá tải cho nhân viên.
- Mặc dù kỹ thuật tiêm mô quanh gân có thể được thực hiện tại phòng khám
bác sĩ gia đình, nhưng có thể có những trường hợp cần hội chẩn với các
chuyên gia, như bác sĩ Chấn thương chỉnh hình hoặc bác sĩ Y học thể thao.
45

Cần thiết lập và duy trì liên lạc với các chuyên gia để đảm bảo chăm sóc
toàn diện và phối hợp cho những bệnh nhân cần can thiệp chuyên sâu hơn.
2.3.5.2 Thuận lợi
- Liệu pháp đơn giản, dễ thực hiện.
- Nhân lực có sẵn tại phòng khám bác sĩ gia đình, chỉ thêm yêu cầu tổ chức
cho BS học khóa tiêm mô quanh gân.
- Bệnh nhân đến phòng khám bác sĩ gia đình được dành nhiều thời gian và
sự quan tâm hơn so với khi đến bệnh viện. Bệnh nhân sẽ có cơ hội được
giáo dục đúng cách về lợi ích, rủi ro và các lựa chọn điều trị bệnh lý gân.
Phát triển tài liệu hướng dẫn, tham gia thảo luận kỹ lưỡng với bệnh nhân
và giải quyết các mối quan tâm của họ có thể giúp đảm bảo rằng bệnh
nhân đưa ra quyết định sáng suốt về lựa chọn liệu pháp tiêm của họ.
2.4 KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
2.4.1 Một số kết quả đạt được
2.4.1.1 Xác định tính cấp thiết của việc triển khai liệu pháp tiêm điều trị
bệnh lý gân ở phòng khám bác sĩ gia đình.
a. Kết quả khảo sát nhu cầu của bác sĩ tại phòng khám Xương khớp
Tổ chức một cuộc khảo sát nhỏ với 08 bác sĩ tại phòng khám Xương khớp
và phòng thủ thuật thực hiện liệu pháp tiêm – Bệnh viện đại học Y Dược
TP.HCM – Cơ sở 1, các bác sĩ đều đồng ý ý kiến liệu pháp tiêm có thể được
thực hiện tại phòng khám bác sĩ gia đình.
Trong đó:
- Số lượng Bệnh nhân mà bác sĩ khám trong một buổi làm việc (sáng hoặc
chiều) trung bình là: 41
- Số lượng Bệnh nhân có vấn đề bệnh lý gân trong một buổi trung bình trong
một buổi là: 10
46

- Số lượng Bệnh nhân có chỉ định thực hiện liệu pháp tiêm trung bình trong
một buổi là: 3
Kết hợp với số liệu về số lượng bệnh lý về gân tại một số phòng khám
khác ngoài bệnh viện có nhu cầu điều trị bệnh gân. Việc đầu tư thêm một
phương pháp điều trị là liệu pháp tiêm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị tại
phòng khám và giảm bớt lượng bệnh chuyển tuyến vào bệnh viện.
b. Tình hình bệnh lý gân tại Bệnh viện và phòng khám bác sĩ gia đình
Tại Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 1, từ ngày 01/03/2022
đến ngày 31/03/2023 có 251 trường hợp được thực hiện liệu pháp tiêm, với 7
chỉ định (Bảng 2.1):
47

Bảng 2.1. Số lượng liệu pháp tiêm tại Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM
– Cơ sở 1
Tên chỉ định Số lượng BN (ca)
Tiêm cân gan chân 01
Tiêm điểm bám gân lồi cầu trong (lồi 31
cầu ngoài) xương cánh tay
Tiêm điểm bám gân mỏm trâm quay 76
(mỏm trâm trụ)
Tiêm điểm bám gân quanh khớp gối 01
Tiêm mô quanh gân gấp ngón tay 92
Tiêm mô quanh gân nhị đầu khớp vai 02
Tiêm mô quanh gân trên gai (dưới 07
gai, gân bao xoay khớp vai)
Tổng cộng 251
Tham khảo 08 phòng khám ngoài Bệnh viện đều có cơ số bệnh nhân bệnh
lý gân trong 01 năm (từ tháng 03/2022 đến tháng 03/2023), cụ thể:
1. Phòng khám Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo – Chi nhánh 1 (Thành phố
Thủ Đức, TP.HCM): 93
2. Phòng khám Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo – Chi nhánh 2 (Thành phố
Thuận An, Tỉnh Bình Dương): 325
3. Phòng khám Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo – Hội sở (Thành phố Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương): 1453
4. Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột: 716
5. Phòng khám Hòa Đức (Tỉnh Bình Định): 25
6. Phòng khám Đa Khoa SaiGon Healthcare (TP.HCM): 15
7. Phòng khám Đa Khoa Đại Phước (TP.HCM): 1737
8. Phòng khám Đa khoa Ngôi Sao (Tỉnh Thái Nguyên): 50
48

Qua các con số trên, chúng tôi nhận thấy có nhu cầu được thực hiện liệu
pháp tiêm và có thể đưa BN bệnh lý gân từ tuyến trên xuống phòng khám y học
gia đình để thực hiện chỉ định liệu pháp tiêm.
c. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân:
Tại bệnh viện, một số thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ thuật tiêm
mô quanh gân được đa số bác sĩ đồng thuận là:
- Thực hiện đơn giản, nhanh chóng;
- Thực hiện ngay tại phòng khám/phòng thủ thuật trong bệnh viện;
- Có quy trình theo dõi và xử trí sau tiêm;
- Thuốc có sẵn trong kho dược, Bệnh nhân không cần tự mua;
- Người bệnh tin tưởng bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình/ Cơ
xương khớp.
Khó khăn trong quá trình tiêm mô quanh gân tại bệnh viện có thể gặp phải:
- Thời gian chờ đợi lâu, do số lượng Bệnh nhân đến khám nhiều;
- Thủ tục hành chính phức tạp, phải qua nhiều bước;
- Bác sĩ không đủ thời gian để thực hiện thủ thuật;
- Bác sĩ không thể tạm ngưng công việc khám bệnh để tiêm cho Bệnh nhân.
Từ những thuận lợi và khó khăn tại bệnh viện, các phòng khám bác sĩ gia
đình có thể xem xét về cơ sở vật chất/quy trình có đủ khả năng thực hiện
hay chưa. Những thuận lợi tại phòng khám y học gia đình mà chúng tôi đã
tham khảo:
- Thủ thuật đơn giản, dễ thực hiện, không bắt buộc thực hiện bởi bác sĩ
chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình.
- Thủ tục hành chính đơn giản.
- Rút ngắn thời gian chờ đợi cho Bệnh nhân, do số lượng Bệnh nhân tại
phòng khám bác sĩ gia đình không nhiều.
Một số khó khăn tại phòng khám bác sĩ gia đình nếu có:
49

- Bác sĩ thực hiện thủ thuật phải được đào tạo và cấp chứng chỉ tiêm mô
quanh gân.
- Cần có thêm 01 điều dưỡng phụ theo quy định.
- Chưa có quy trình theo dõi và xử trí sau tiêm.
- Thuốc không có sẵn trong kho dược, phòng khám phải tự tìm nguồn cung,
hoặc Bệnh nhân tự mua thuốc.
- Bệnh nhân vẫn có mong muốn khám và điều trị tại bệnh viện.
2.4.1.2 Xác định tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp tiêm điều trị bệnh
lý gân tại phòng khám bác sĩ gia đình.
a. Tính an toàn
Hiện nay các sản phẩm dùng để tiêm mô quanh gân có: Corticosteroid,
Hyaluronic Acid, Collagen, Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet-rich plasma –
PRP)7,8,14,38,57,58,59. Các sản phẩm trên, với nhiều tên thương mại khác nhau,
được thử nghiệm lâm sàng đánh giá độ an toàn cao khi thực hiện liệu pháp tiêm
đúng kỹ thuật. Chẳng hạn, một nghiên cứu của Mirzanli và cộng sự năm 2011
tiến hành tiêm thuốc nhuộm vào 150 cổ tay của 75 xác tươi để xem thuốc có đi
vào khoang gân duỗi trong điều trị hội chứng De Quervain. Sau khi phẫu tích
cổ tay, báo cáo trên ghi nhận tất cả thuốc đều vào đúng khoang gân duỗi mục
tiêu, có 28% biến thể giải phẫu là gân duỗi ngắn và gân dạng dài của ngón tay
cái nằm ở 2 ô gân riêng biệt; không ghi nhận tổn thương nhánh nông thần kinh
quay hay cấu trúc giải phẫu khác.60
Tại Mỹ, từ năm 2013 liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân đã được thực hiện
bởi các bác sĩ nội trú chuyên khoa y học gia đình (Family Medicine Residents)
theo Eftekhaari, Nazarnezhad and Ghasemzadeh 6 Từ 2013 đến nay, các nhân
viên chăm sóc tuyến đầu (Primary care providers), bao gồm bác sĩ phẫu thuật
chỉnh hình (orthopedic surgeons), bác sĩ thấp khớp (rheumatologists), bác sĩ
tâm thần (psychiatrists), bác sĩ chuyên khoa về chân (podiatrists), bác sĩ nội
50

khoa (internal medicine) và bác sĩ gia đình (family medicine) được huấn luyện
để thực hiện liệu pháp tiêm.6
Việc phát triển các phác đồ và hướng dẫn tiêu chuẩn hóa cho danh mục
tiêm mô quanh gân là điều cần thiết để đảm bảo thực hành nhất quán và an toàn.
Điều này bao gồm phác thảo các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân, kỹ thuật tiêm, lựa
chọn thuốc và chăm sóc sau tiêm. Các hướng dẫn này nên được phòng khám
bác sĩ gia đình xem xét và cập nhật thường xuyên dựa trên bằng chứng mới
nhất và các phương pháp tốt nhất, đặc biệt là chuyên biệt cho từng phòng khám
để phù hợp với thực tiễn.
b. Tính hiệu quả
Nhiều tài liệu và nghiên cứu trên thế giới đều đồng thuận liệu pháp tiêm
là một lựa chọn tốt trong điều trị các bệnh lý gân.3,29,55,59,61
Báo cáo của Sekar và cộng sự62 so sánh phương án điều trị ngón tay lò xo,
giữa 15 BN tiêm 1 ml triamcinolone 40 mg/ml trộn lẫn 1 ml lidocain và 15 BN
phẫu thuật giải phóng gân gấp ngón tay: Tỉ lệ tiêm thành công giúp giảm đau
và giảm hạn chế vận động ngón tay đạt 70 – 80% trường hợp, với tỉ lệ tái phát
bệnh 33% sau 1 năm.62 Nghiên cứu so sánh giữa tiêm ngón tay lò xo có và
không có hướng dẫn siêu âm của Cecen và cộng sự63 cho thấy 2 nhóm chứng
và nhóm so sánh khác biệt không có ý nghĩa thống kê, ngoài ra dùng siêu âm
còn gây tốn thời gian hơn. Trong nghiên cứu này 70 BN được tiêm
methylprednisolone acetate, có 13% BN được chỉ định tiêm nhắc mũi 2, nhưng
tất cả BN đều thuyên giảm triệu chứng đau trong 6 tháng theo dõi và đánh giá.63
2.4.1.3 Đánh giá nguồn nhân lực, cơ sở vật chất tại phòng khám bác sĩ gia
đình cho dịch vụ tiêm điều trị bệnh lý gân.
Nhân sự thực hiện liệu pháp tiêm
- 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng phụ: Phù hợp với nguồn lực tại tất cả phòng
khám bác sĩ gia đình.
51

- Bác sĩ cần được đào tạo và cấp Chứng chỉ tiêm mô quanh gân tại các trung
tâm do Bộ Y tế cấp phép, được liệt kê tại Phụ lục 2: Danh sách cơ sở đào
tạo và cấp chứng chỉ kỹ thuật tiêm mô quanh gân.
- Trung bình một khóa học chứng chỉ tiêm mô quanh gân kéo dài trung bình
05 ngày, lệ phí đăng ký 6.000.000 đồng/người, tham khảo Thông báo số
235/TB-ĐTNL chiêu sinh Chương trình đào tạo “Kỹ thuật tiêm khớp –
tiêm mô quanh gân, Khóa 44” ngày 20/04/2023 của Trung tâm đào tạo
nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội – Đại học Y Dược TP.HCM (Phụ lục 3).
Phương tiện
Ngoài vật tư đã liệt kê ở mục 2.2.2.3, chúng tôi tham khảo thêm giá dịch
vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện ban hành kèm theo
Thông tư 37/2018/TT-BYT (xem Phụ lục 5), từ đó các phòng khám bác sĩ gia
đình có căn cứ để đưa ra khung giá dịch vụ phù hợp với tình hình kinh tế.
Danh mục thuốc
Chúng tôi tham khảo Nghị định 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ25 và
Tổng hợp kê khai thuốc của Cục Quản lý Dược cập nhật đến ngày 30 tháng 04
năm 2019, hiện nay có một số loại thuốc dành cho liệu pháp tiêm điều trị bệnh
lý gân có mặt tại thị trường Việt Nam có thể cung cấp cho phòng khám bác sĩ
gia đình, được trình bày trong Bảng 2.2. Một số thuốc dành cho liệu pháp tiêm
điều trị bệnh lý gân có mặt tại thị trường Việt Nam
Cơ sở hạ tầng
Nơi thực hiện liệu pháp tiêm là Phòng thủ thuật vô khuẩn đạt tiêu chuẩn
chuyên môn, các phòng khám bác sĩ gia đình đã có sẵn và được Sở Y tế địa
phương chấp thuận từ lúc thẩm định thành lập phòng khám.
52

2.4.1.4 Liệt kê các thủ tục pháp lý để phòng khám bác sĩ gia đình được cấp
phép thực hiện liệu pháp tiêm.
- Thành phần bộ hồ sơ gồm:
1. Công văn đề nghị phê duyệt bổ sung danh mục kỹ thuật (biểu mẫu
xem tại Phụ lục 6).
2. Biên bản họp Hội đồng chuyên môn kỹ thuật đối với các trường hợp
cần thành lập Hội đồng chuyên môn để thẩm định một phần hoặc toàn
bộ danh mục kỹ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bổ sung bao gồm:
- Các kỹ thuật quy định cho tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh cần bổ sung;
- Các kỹ thuật của tuyến trên cần bổ sung mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
đã có đủ điều kiện thực hiện;
- Hồ sơ mô tả năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về cơ sở vật chất,
nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế – xã hội và phương án triển khai
thực hiện kỹ thuật.
Bảng danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bổ sung phải được trình bày
theo đúng kết cấu (viết đúng chuyên khoa, số thứ tự kỹ thuật, tên kỹ thuật) của
Danh mục kỹ thuật quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2013/TT-BYT.15
Bảng 2.2. Một số thuốc dành cho liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân có mặt tại thị trường Việt Nam

Số Giấy
Quy
Nồng độ/ phép lưu
cách Giá bán buôn Cơ sở sản Cơ sở phân
Tên thuốc Tên hoạt chất Hàm hành/
đóng dự kiến (VNĐ) xuất phối
lượng Giấy phép
gói
nhập khẩu

48
Pfizer
Công ty TNHH
Depo- Methylprednis VN- Hộp 1 Manufacturin
40 mg 34.670 PFIZER (Việt
Medrol olon acetat 22448-19 lọ g Belgium
Corticosteroid

Nam)
NV – Bỉ
Siu Guan Công ty cổ
Hộp 5
Sivkort Triamcinolon 80 mg/2 VN- Chem Ind phần Tập đoàn
ống x 2 17.000
Retard acetonid ml 14369-11 Co., Ltd. – DP và Thương
ml
Đài Loan mại Sohaco
Lisanolona Triamcinolone 80 mg/2 VN- Hộp 5 19.600 Laboratorio Công ty cổ
acetonide ml 13766-11 ống 2 Italiano phần dược
ml Biochimico phẩm Hà Tây
Farmaceutico
Lisapharma
S.p.A. – Ý
Diprospan Betamethasone 5 mg/ml, VN- Hộp 1 68,404 Schering- Công ty TNHH
(Betamethason 2 mg/ml 22026-19 ống 1 Plough Labo DKSH

49
e dipropionate) ml N.V. – Bỉ PHARMA Việt
5 mg/ml; Nam
Betamethasone
(dưới dạng
Betamethasone
disodium
phosphate) 2
mg/ml
Hyalgan Muối Natri của 20 mg/2 VN- Hộp 1 1.045.000 Fidia Công ty cổ
acid ml 11857-11 ống Farmaceutici phần Dược
Hyaluronic tiêm S.p.A – Ý phẩm Thiết bị y
bơm tế Hà Nội
đầy sẵn
Hyaluronic acid

2 ml
Công ty Cổ
Hộp 1 Ever Neuro phần Dược
Natri 25 mg/2,5 VN-

50
Go-on bơm 830.000 Pharma phẩm trung
hyaluronat ml 20762-17
tiêm GMBH – Áo ương
CODUPHA
Sodium Hộp IDT
VN- Công ty TNHH
Rasanvisc hyaluronate 20 1ống 2 850.000 Biologika
16647-13 Bình Việt Đức
mg/2 ml ml GmbH – Đức
Huyết tương giàu
tiểu cầu (PRP)
51

2.4.2 Tính ứng dụng, khả năng nhân rộng và phát triển của sản phẩm
- Việc tích hợp các dịch vụ tiêm mô quanh gân vào quy trình làm việc của
phòng khám hiện tại là rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu
sự gián đoạn. Điều này liên quan đến việc thiết kế một hệ thống đặt lịch
hẹn, phân bổ không gian dành riêng cho thủ thuật tiêm và phối hợp với
các nhân viên y tế khác trong phòng khám để hợp lý hóa việc chăm sóc
bệnh nhân.
- Tiếp thị hiệu quả dịch vụ mới là rất quan trọng để đảm bảo nhận thức của
các bệnh nhân hiện tại và thu hút bệnh nhân mới. Điều này có thể được
thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như nền tảng trực
tuyến, tài liệu giới thiệu bệnh nhân, liên lạc trực tiếp với bác sĩ giới thiệu
và các chương trình tiếp cận cộng đồng.
- Phòng khám bác sĩ gia đình phải tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp lý và
quy định có liên quan liên quan đến việc cung cấp dịch vụ liệu pháp tiêm
điều trị bệnh lý gân gân, bao gồm xin giấy phép, chứng nhận và bảo hiểm
trách nhiệm pháp lý phù hợp. Cần tham khảo ý kiến với các chuyên gia
pháp lý.
- Ý nghĩa tài chính của việc giới thiệu dịch vụ liệu pháp tiêm nên được đánh
giá cẩn thận. Điều này bao gồm tính toán chi phí ban đầu và liên tục liên
quan đến việc mua sắm vật tư, đào tạo nhân viên, nỗ lực tiếp thị và cân
nhắc khả năng hoàn vốn. Phát triển một kế hoạch tài chính toàn diện sẽ
giúp đánh giá khả năng tồn tại và tính bền vững của dịch vụ mới.
52

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


3.1 KẾT LUẬN
Đề án là bước đầu tìm hiểu nhu cầu và dự đoán thuận lợi – khó khăn của
liệu pháp tiêm đối với thực hành chuyên khoa bác sĩ gia đình. Đề án này đóng
vai trò là một nguồn tài liệu của bệnh lý gân, liệu pháp tiêm, cũng như khảo sát
nhu cầu thực tiễn tại bệnh viện là cơ sở y tế có dịch vụ liệu pháp tiêm.
Đề án nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan và cho thấy việc
sử dụng liệu pháp tiêm dành cho bệnh lý gân trong các phòng khám bác sĩ gia
đình là cần thiết, an toàn và hiệu quả. Đề án này tóm tắt những lợi ích, thách
thức và hạn chế liên quan đến liệu pháp tiêm mô quanh gân và nhấn mạnh tầm
quan trọng của chúng trong lĩnh vực y học gia đình. Bằng cách xem xét các
bằng chứng sẵn có và kinh nghiệm lâm sàng, chúng ta có thể kết luận rằng liệu
pháp tiêm điều trị bệnh lý gân là một công cụ có giá trị để quản lý các bệnh về
gân và cải thiện kết quả của bệnh nhân tại phòng khám bác sĩ gia đình.
Đề án thảo luận về mục tiêu của đề án và sự liên quan của nó với thực
hành y học gia đình; làm nổi bật tiềm năng cung cấp phương pháp điều trị nhắm
đến vùng gân bị tổn thương, giảm thiểu tác dụng phụ toàn thân.
Thách thức và Hạn chế
Giải quyết những thách thức tiềm ẩn liên quan đến liệu pháp tiêm mô
quanh gân, chẳng hạn như nhu cầu đào tạo chuyên môn.
Kinh nghiệm lâm sàng và bằng chứng thực tiễn khi áp dụng tại phòng
khám bác sĩ gia đình.
Trình bày những phát hiện từ các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng hỗ
trợ hiệu quả của liệu pháp tiêm mô quanh gân.
Khuyến khích các bác sĩ gia đình coi liệu pháp tiêm mô quanh gân như
một lựa chọn điều trị có giá trị đối với các bệnh lý gân.
53

Đào tạo và giáo dục phù hợp là điều cần thiết để thực hiện thành công các
dịch vụ tiêm mô quanh gân. Điều này liên quan đến việc cung cấp đào tạo toàn
diện cho các nhân viên y tế, bao gồm bác sĩ, điều dưỡng và các nhân viên có
liên quan khác, về kỹ thuật, chỉ định, chống chỉ định và các biến chứng tiềm ẩn
liên quan đến liệu pháp tiêm.
Giới thiệu các dịch vụ mới có thể yêu cầu điều chỉnh nhân sự và quản lý
khối lượng công việc của phòng khám. Việc đào tạo đầy đủ, phân công trách
nhiệm và phân bổ khối lượng công việc giữa đội ngũ chăm sóc sức khỏe hiện
có cần được lên kế hoạch cẩn thận để đảm bảo cung cấp dịch vụ hiệu quả mà
không gây quá tải cho nhân viên.
Tóm lại, liệu pháp tiêm là một phương thức điều trị có giá trị trong các
phòng khám bác sĩ gia đình đối với một loạt các bệnh lý gân. Chúng mang lại
những lợi ích đáng kể, như giảm đau và cải thiện chức năng, mặc dù còn tồn
tại những thách thức và hạn chế, bằng chứng và kinh nghiệm lâm sàng hỗ trợ
hiệu quả của liệu pháp tiêm mô quanh gân. Bằng cách kết hợp lựa chọn, kỹ
thuật và theo dõi bệnh nhân thích hợp, các bác sĩ gia đình có thể khai thác tiềm
năng của việc liệu pháp tiêm mô quanh gân để nâng cao kết quả điều trị và cải
thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
3.2 KIẾN NGHỊ
- Triển khai áp dụng rộng rãi tại các phòng khám bác sĩ gia đình nhằm mang
lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.
- Mở rộng mô hình cho các bệnh lý và loại thuốc điều trị khác.
54

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Thu Hà. Mô hình bác sĩ gia đình chưa thành công vì thiếu cơ chế. 2022.
13/06/2022. https://vnexpress.net/mo-hinh-bac-si-gia-dinh-chua-thanh-cong-
vi-thieu-co-che-4475593.html.
2. G. Riley. Tendinopathy: From basic science to treatment. Nat Clin Pract
Rheumatol. 2008;4(2):82-89.10.1038/ncprheum0700.
3. T. B. Cardoso, Pizzari T., Kinsella R., Hope D., Cook J. L. Current trends
in tendinopathy management. Best Pract Res Clin Rheumatol.
2019;33(1):122-140.10.1016/j.berh.2019.02.001.
4. Đỗ Phước Hùng, Huỳnh Thành Minh. Bệnh lý gân. Bài giảng Chấn thương
chỉnh hình. Nhà xuất bản Y học; 2020: 355 - 363.
5. Trần Tiến Tùng. Những điều bạn cần biết về bệnh viêm gân. 2022.
26/02/2023. https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-benh-
viem-gan-s68-n27485.
6. T. E. Eftekhaari, Nazarnezhad M., Ghasemzadeh I. Efficacy of
musculoskeletal injections given by primary care providers in the office. Int J
Gen Med. 2013;6(773-775.10.2147/ijgm.s47816.
7. X. Chen, Jones I. A., Park C., Vangsness C. T., Jr. The Efficacy of Platelet-
Rich Plasma on Tendon and Ligament Healing: A Systematic Review and
Meta-analysis With Bias Assessment. Am J Sports Med. 2018;46(8):2020-
2032.10.1177/0363546517743746.
8. Sina Abdolrazaghi, Akram Nimra, Boksh Khalis, et al. Platelet-Rich
Plasma in Acute Achilles Tendon Ruptures: A Systematic Review and Meta-
Analysis. Foot & Ankle Orthopaedics.
2022;7(4):2473011421S2473000549.10.1177/2473011421s00549.
55

9. Wheab Faraj Dawood. The efficacy of combining stretching exercises


along with a non-steroid medication versus a local steroid injection for
treating plantar fasciitis (psychological health importance). Journal for Re
Attach Therapy and Developmental Diversities. 2023; Vol. 6 No. 10s(2) (
10. Andrew E. Federer, Steele John R., Dekker Travis J., Liles Jordan L.,
Adams Samuel B. Tendonitis and Tendinopathy: What Are They and How Do
They Evolve? Foot and Ankle Clinics. 2017;22(4):665-
676.10.1016/j.fcl.2017.07.002.
11. Tendonitis. 2019. 09/09/2023. https://www.nhs.uk/conditions/tendonitis/.
12. P. Rowland, Phelan N., Gardiner S., Linton K. N., Galvin R. The
Effectiveness of Corticosteroid Injection for De Quervain's Stenosing
Tenosynovitis (DQST): A Systematic Review and Meta-Analysis. Open
Orthop J. 2015;9(437-444.10.2174/1874325001509010437.
13. C. Peters-Veluthamaningal, van der Windt D. A., Winters J. C.,
Meyboom-de Jong B. Corticosteroid injection for trigger finger in adults.
Cochrane Database Syst Rev.
2009;1):Cd005617.10.1002/14651858.CD005617.pub2.
14. K. Hassan, Sohn A., Shi L., Lee M., Wolf J. M. De Quervain
Tenosynovitis: An Evaluation of the Epidemiology and Utility of Multiple
Injections Using a National Database. J Hand Surg Am. 2022;47(3):284.e281-
284.e286.10.1016/j.jhsa.2021.04.018.
15. Bộ Y tế. 43/2013/TT-BYT. Thông tư quy định chi tiết phân tuyến chuyên
môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2013:
16. Bộ Y tế. Số 40/2009/QH12. Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009:
17. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. 8416/SYT-NVY. Công văn ban hành về
việc Củng cố thực hiện hồ sơ đề nghị phê duyệt danh mục kỹ thuật. 2022:
56

18. Bộ Y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh. Quyết định số 361/QĐ-BYT.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. 2014:
19. Bộ Y tế. Quyết định số 654/QĐ-BYT. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám
bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp. 2014:
20. Bộ Y tế. 07/2015/TT-BYT. Thông tư Quy định chi tiết điều kiện, thủ tục
cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa
bệnh. 2015:
21. 109/2016/NĐ-CP. Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành
nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2016:
22. Bộ Y tế. Quyết định 1568/QĐ-BYT. Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô
hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016-2020; . 2016:
23. Cục Quản lý khám chữa bệnh. Công văn số 509/KCB-CĐT. Triển khai
thực hiện Kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia
đình tại Việt Nam, giai đoạn 2016-2020. 2016
24. Bộ Y tế. Thông tư số 21/2017/TT-BYT. Sửa đổi, bổ sung danh mục kỹ
thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo thông tư số
43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy
định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh. 2017:
25. Chính phủ. 155/2018/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan
đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
2018:
26. Bộ Y tế. Thông tư số 37/2018/TT-BYT. Quy định mức tối đa khung giá
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo
hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn
57

áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường
hợp, . 2018:
27. Bộ Y tế. 140/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành danh mục các dịch
vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh được xếp tương đương về quy trình kỹ
thuật và chi phí thực hiện theo thông tư 37/2018/TT-BYT. 2019:
28. Bộ Y tế. Thông tư số 21/2019/TT-BYT. Hướng dẫn thí điểm về hoạt động
y học gia đình. 2019:
29. C. Hopkins, Fu S. C., Chua E., et al. Critical review on the socio-
economic impact of tendinopathy. Asia Pac J Sports Med Arthrosc Rehabil
Technol. 2016;4(9-20.10.1016/j.asmart.2016.01.002.
30. M. C. Gulliford. Availability of primary care doctors and population
health in England: Is there an association? J Public Health Med.
2002;24(4):252-254.10.1093/pubmed/24.4.252.
31. Bộ Y tế. Quyết định số 935/QĐ-BYT. Đề án xây dựng và phát triển mô
hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020; . 2013:
32. A. Scott, Ashe M. C. Common tendinopathies in the upper and lower
extremities. Curr Sports Med Rep. 2006;5(5):233-
241.10.1097/01.csmr.0000306421.85919.9c.
33. S. B. Fleisch, Spindler K. P., Lee D. H. Corticosteroid injections in the
treatment of trigger finger: a level I and II systematic review. J Am Acad
Orthop Surg. 2007;15(3):166-171.10.5435/00124635-200703000-00006.
34. Trigger finger. AAOS Essentials of Musculoskeletal Care. AAOS; 2022:
35. U. M. Kujala, Sarna S., Kaprio J. Cumulative incidence of achilles tendon
rupture and tendinopathy in male former elite athletes. Clin J Sport Med.
2005;15(3):133-135.10.1097/01.jsm.0000165347.55638.23.
58

36. Nguyễn Thị Ngọc Lan Trần Ngọc Ân. Phác đồ chẩn đoán và điều trị các
bệnh cơ xương khớp thường gặp. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam; 2016.
37. Deepan S. Dalal. Tendinitis and Tenosynovitis. 2/26/2023.
https://www.msdmanuals.com/professional/musculoskeletal-and-connective-
tissue-disorders/bursa,-muscle,-and-tendon-disorders/tendinitis-and-
tenosynovitis.
38. Kentaro Onishi, Michael Fredericson, (ed.) Jason L. Dragoo.
Tendinopathy: From Basic Science to Clinical Management. Springer; 2021.
39. Ricarte-Almeida R, Berrones Arianna, J Pérez-Bravo, et al. Evidence in
treatment of trigger finger: A review. International Surgery Journal.
2023;10(10.18203/2349-2902.isj20232872.
40. R. D. Wojahn, Foeger N. C., Gelberman R. H., Calfee R. P. Long-term
outcomes following a single corticosteroid injection for trigger finger. J Bone
Joint Surg Am. 2014;96(22):1849-1854.10.2106/jbjs.n.00004.
41. Gulzar Ahmed, Tago Imtiaz, Makhdoom Asadullah. Outcome of
Corticosteroid Injection in De Quervain's Tenosynovitis. Journal of the
Liaquat University of Medical and Health Sciences. 2013;12(
42. Marc. C .H, Alan J.S., Josef S.S., E.W. Michael, al et. Rheumatology.
Elsevier; 2015.
43. J. J. Nepple, Matava M. J. Soft tissue injections in the athlete. Sports
Health. 2009;1(5):396-404.10.1177/1941738109343159.
44. A. Scott, Docking S., Vicenzino B., et al. Sports and exercise-related
tendinopathies: a review of selected topical issues by participants of the
second International Scientific Tendinopathy Symposium (ISTS) Vancouver
2012. Br J Sports Med. 2013;47(9):536-544.10.1136/bjsports-2013-092329.
59

45. Jose Sánchez-Ibáñez, Fernández Maria, Monllau Juan, et al. New


Treatments for Degenerative Tendinopathy, focused on the Region-Specific
of the Tendon. Rheumatology: Current Research. 2015;5(1-12.10.4172/2161-
1149.1000173.
46. J. O. Ho, Sawadkar P., Mudera V. A review on the use of cell therapy in
the treatment of tendon disease and injuries. J Tissue Eng.
2014;5(2041731414549678.10.1177/2041731414549678.
47. J. Cook. Funky treatments in elite sports people: do they just buy
rehabilitation time? Br J Sports Med.
2010;44(4):221.10.1136/bjsm.2009.067280.
48. V. Y. Moraes, Lenza M., Tamaoki M. J., Faloppa F., Belloti J. C. Platelet-
rich therapies for musculoskeletal soft tissue injuries. Cochrane Database
Syst Rev. 2013;12):Cd010071.10.1002/14651858.CD010071.pub2.
49. R. J. de Vos, Windt J., Weir A. Strong evidence against platelet-rich
plasma injections for chronic lateral epicondylar tendinopathy: a systematic
review. Br J Sports Med. 2014;48(12):952-956.10.1136/bjsports-2013-
093281.
50. L. Zhang, Chen S., Chang P., et al. Harmful Effects of Leukocyte-Rich
Platelet-Rich Plasma on Rabbit Tendon Stem Cells In Vitro. Am J Sports
Med. 2016;44(8):1941-1951.10.1177/0363546516644718.
51. A. J. Carr, Murphy R., Dakin S. G., et al. Platelet-Rich Plasma Injection
With Arthroscopic Acromioplasty for Chronic Rotator Cuff Tendinopathy: A
Randomized Controlled Trial. Am J Sports Med. 2015;43(12):2891-
2897.10.1177/0363546515608485.
52. Justin Paoloni. Tendon injuries: Practice tips for GPs. Australian family
physician. 2013;42(4):176-180.
60

53. A. Brinks, Koes B. W., Volkers A. C., Verhaar J. A., Bierma-Zeinstra S.


M. Adverse effects of extra-articular corticosteroid injections: A systematic
review. BMC Musculoskelet Disord. 2010;11(206.10.1186/1471-2474-11-
206.
54. M. C. Genovese. Joint and soft-tissue injection. A useful adjuvant to
systemic and local treatment. Postgrad Med. 1998;103(2):125-
134.10.3810/pgm.1998.02.316.
55. J. F. Kaux, Forthomme B., Goff C. L., Crielaard J. M., Croisier J. L.
Current opinions on tendinopathy. J Sports Sci Med. 2011;10(2):238-253.
56. Bộ Y tế. Quyết định 34/2005/QĐ-BYT. Tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu
thuật bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn ngành. 2005:
57. K. Gaweda, Tarczynska M., Krzyzanowski W. Treatment of Achilles
tendinopathy with platelet-rich plasma. Int J Sports Med. 2010;31(8):577-
583.10.1055/s-0030-1255028.
58. D Keene, Alsousou J, Harrison P, et al. Platelet rich plasma injection for
acute Achilles tendon rupture: Two-year follow-up of the PATH-2
randomised, placebo-controlled, superiority trial. Bone and Joint Journal.
2022;104-B(11):1256–1265.
59. Lorena Canosa-Carro, Bravo-Aguilar María, Abuín-Porras Vanesa, et al.
Current understanding of the diagnosis and management of the tendinopathy:
An update from the lab to the clinical practice. Disease-a-Month.
2022;68(10):101314.https://doi.org/10.1016/j.disamonth.2021.101314.
60. C. Mirzanli, Ozturk K., Esenyel C. Z., et al. Accuracy of intrasheath
injection techniques for de Quervain's disease: A cadaveric study. J Hand
Surg Eur Vol. 2012;37(2):155-160.10.1177/1753193411409126.
61

61. Megan L. Ferderber, Adams Alyssa, Urbanek Christopher W., Cummings


Doyle M. Musculoskeletal Injections Performed by Family Medicine
Residents Participating in a Clinical Sports Medicine Track.
62. Nitheesh Sekar, Raja Sujith Kumar, Meenakshi Rakesh, Arjun Krishnan,
Subash Yeshwanth. Comparing the corticosteroid injection and A1 pulley
percutaneous release in treatment of trigger finger: A clinical trial. Int J
Orthop Sci. 2023;9(3):268-
272.https://doi.org/10.22271/ortho.2023.v9.i3d.3435.
63. G. S. Cecen, Gulabi D., Saglam F., Tanju N. U., Bekler H. I.
Corticosteroid injection for trigger finger: Blinded or ultrasound-guided
injection? Archives of Orthopaedic and Trauma Surgery. 2015;135(1):125-
131.10.1007/s00402-014-2110-9.
PL1

PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH BỆNH VIỆN VÀ PHÒNG KHÁM


CÓ DANH MỤC KỸ THUẬT TIÊM MÔ QUANH GÂN
Tính đến ngày 17/11/2022
1. Bệnh viện Chợ Rẫy.
2. Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bệnh viện quận Thủ Đức, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Bệnh viện Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Bệnh viện 30/4, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn.
10. Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp.
11. Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang.
12. Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.
13. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.
14. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Bệnh viện Y dược cổ truyền Tỉnh Hà Giang.
16. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, Hà Nội.
17. Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội.
18. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Cơ sở 1, Ba Đình, Hà Nội.
19. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Cơ sở 2, Tây Hồ, Hà Nội.
20. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Cơ sở 3, Thanh Xuân, Hà Nội.
21. Bệnh viện đa khoa Tuyên Quang.
22. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hưng Yên.
23. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Hòa Bình.
PL1

24. Bệnh viện 175.


25. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bắc Giang.
26. Viện Y học cổ truyền Quân đội.
27. Viện Quân y 110.
28. Bệnh viện Nội tiết.
29. Bệnh viện 71 Trung ương.
30. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Sơn La.
31. Bệnh viện đa khoa trung tâm Tỉnh Lạng Sơn.
32. Bệnh viện Thống Nhất.
33. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Trị.
34. Bệnh viện Nhi Trung ương.
35. Bệnh viện Bạch Mai.
36. Bệnh viện Đà Nẵng.
37. Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
38. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Ninh.
39. Bệnh viện Quân Y 17/Quân khu 5.
40. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
41. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc.
42. Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thái Bình.
43. Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế.
44. Bệnh viện 7A.
45. Bệnh viện A.
46. Bệnh viện C Đà Nẵng.
PL2

PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ CẤP


CHỨNG CHỈ KỸ THUẬT TIÊM MÔ QUANH GÂN
Tính đến tháng 06 năm 2023.
1. Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội – Đại học Y dược Thành
phố Hồ Chí Minh.
2. Trung tâm Đào tạo – Trị liệu Kỹ thuật cao – Trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch.
3. Trung tâm Đào tạo & Nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
TP.HCM Hồ Chí Minh.
4. Trung tâm Dịch vụ và Đào tạo theo nhu cầu xã hội – Trường Đại học Y dược
Cần Thơ.
5. Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai.
6. Trung tâm Huấn luyện, đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108.
PL3

PHỤ LỤC 3. THÔNG BÁO CHIÊU SINH CHỨNG CHỈ


TIÊM KHỚP – TIÊM MÔ QUANH GÂN
Thông báo số 235/TB-ĐTNL chiêu sinh Chương trình đào tạo “Kỹ thuật
tiêm khớp – tiêm mô quanh gân, Khóa 44” ngày 20/04/2023 của Trung tâm đào
tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội – Đại học Y Dược TP.HCM.
MỤC TIÊU KHÓA HỌC
- Kiến thức:
1. Nhận biết các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán
bệnh lý khớp và bệnh lý gân thường gặp.
2. Lý giải các nguyên tắc điều trị bệnh lý khớp và bệnh lý gân thường gặp.
3. Xác định vai trò và chỉ định của thuốc tiêm tại chỗ trong điều trị bệnh
lý khớp và gân.
4. Nhận biết các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng các biến chứng sau
tiêm.
5. Giải thích các biện pháp xử trí biến chứng sau tiêm.
6. Nhận biết kiến thức về chăm sóc và phục hồi chức năng sau tiêm.
- Kỹ năng:
7. Thực hành thao tác đúng kỹ thuật chuẩn bị bệnh nhân trước khi tiêm.
8. Thực hành thao tác đúng kỹ thuật tiêm khớp.
9. Thực hành kỹ năng phân tích dịch khớp.
10. Thực hành thao tác đúng kỹ thuật tiêm quanh gân.
- Thái độ:
11. Tôn trọng các chỉ định điều trị tiêm gân/ mô quanh gân và nguyên tắc
vô trùng khi tiêm chích.
ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ
Bác sĩ có 1 trong các điều kiện sau:
PL3

- Có Chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Phục hồi
chức năng, Nội Cơ xương khớp, Nội khoa, Ngoại khoa.
- Có Giấy xác nhận đang công tác thuộc chuyên khoa Chấn thương chỉnh
hình, Phục hồi chức năng, Cấp cứu, Nội Cơ xương khớp, Nội khoa, Ngoại
khoa.
- Có Chứng chỉ/Giấy Chứng nhận đào tạo về Chấn thương chỉnh hình, Phục
hồi chức năng, Nội Cơ xương khớp.
- Đã tốt nghiệp hoặc đang học sau đại học chuyên khoa Chấn thương chỉnh
hình, Phục hồi chức năng.
NỘI DUNG KHÓA HỌC
Số tiết/số giờ
STT Tên bài giảng Tổng Lý Thực
số thuyết hành
Ngày 1:
1 Khai giảng
2 Giải phẫu chức năng khớp hoạt dịch và gân 1 1
Tổng quan về chọc dò và tiêm tại chỗ trong Chấn
3 1 1
thương chỉnh hình.
Chuẩn bị chọc dò/ tiêm chích tại chỗ
4 1 1
Kỹ thuật chọc dò khớp
Kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm dịch khớp sau chọc
5 dò. 1 1
Phân tích kết quả dịch khớp
Dược lý học lâm sàng của corticoid và các chế
5 2 2
phẩm tiêm mô quanh gân/ nội khớp
6 Thoái hóa khớp và liệu pháp tiêm khớp 2 2
Ngày 2:
1 Bệnh lý gân và liệu pháp tiêm mô quanh gân 2 2
2 Kỹ thuật tiêm mô quanh gân 1 1
Viêm túi hoạt dịch và kỹ thuật tiêm vào túi hoạt
3 1 1
dịch
Chẩn đoán và xử trí các biến chứng sau khi tiêm
4 2 2
khớp - tiêm gân
PL3

5 PHCN sau tiêm nội khớp/tiêm mô quanh gân 1 1


6 Giải đáp thắc mắc. Thi phần lí thuyết 1 1
Ngày 3: Thị phạm trên video - Thực hành trên mô hình 8 8
Ngày 4: Thực hành tiêm trên xác tươi (sáng).
Kỹ thuật đưa kim vào khớp háng dưới hướng dẫn của
siêu âm (chiều).
8 8
Thực hành kỹ thuật tiêm khớp dưới hướng dẫn của siêu
âm trên xác tươi (chiều).
Kiểm tra phần thực hành.
Ngày 5: Kiến tập tiêm khớp - tiêm gân tại BV Đại học
8 8
Y Dược TP. Hồ Chí Minh, BV Nguyễn Tri Phương
Bài thu hoạch cuối khóa 5
ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP CHỨNG CHỈ
- Đánh giá cuối khóa được tính bằng thang điểm 10: 3 điểm (lý thuyết) + 5
điểm (thực hành) + 2 điểm (bài thu hoạch).
- Điểm lý thuyết: bài kiểm tra 10 câu hỏi ngắn.
- Điểm thực hành: được đánh giá trong quá trình thực hành, điểm đạt từ 5
điểm.
- Chứng chỉ mãn khóa: do Đại học Y Dược TP.HCM cấp.
- Thời gian học: 05 ngày, từ ngày 24/07/2023 đến ngày 28/07/2023
- Địa điểm học:
+ Lý thuyết: Giảng đường Trung tâm Phẫu thuật thực nghiệm – Đại học
Y Dược TP.HCM
+ Kiến tập: tại BV Đại học Y Dược TP.HCM và BV Nguyễn Tri Phương.
NỘP HỒ SƠ VÀ CHI PHÍ ĐÀO TẠO
- Học phí: 6 000 000 đồng/học viên (Sáu triệu đồng).
- Số lượng: 37 học viên.
- Hồ sơ đăng ký gồm:
+ 04 tấm ảnh 3x4 (ảnh chụp không quá 6 tháng).
PL3

+ Bản sao bằng tốt nghiệp Bác sĩ và xác nhận là đối tượng của chương
trình.
+ Phiếu đăng ký học (theo mẫu của Trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo
nhu cầu xã hội).
Nhận hồ sơ và học phí: từ ngày ra thông báo đến ngày 12/05/2023 hoặc
khi đủ hồ sơ, tại Trung tâm Đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội –
Đại học Y Dược TP.HCM, số 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,
TP.HCM.
Hình thức đóng học phí: tiền mặt, thanh toán qua thẻ hoặc chuyển khoản.
PL4

PHỤ LỤC 4. THÔNG TƯ BỘ Y TẾ


HƯỚNG DẪN THÍ ĐIỂM VỀ BÁC SĨ GIA ĐÌNH
VÀ PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của
Chính phủ quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và
cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh
doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn thí điểm về hoạt động y
học gia đình.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn thí điểm về:
a) Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở y học gia đình sau đây:
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn; bệnh xá; trạm y tế của cơ quan, đơn vị,
tổ chức (sau đây viết tắt là trạm y tế);
- Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân;
- Phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám chuyên
khoa thuộc trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám quân dân y;
- Khoa khám bệnh thuộc bệnh viện quận, huyện hoặc trung tâm y tế quận,
huyện hoặc bệnh viện của trường đại học y.
PL4

b) Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình;


c) Văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình.
2. Các nội dung không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định
của Luật khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành.
Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ sở y học gia đình
1. Vị trí, chức năng:
Cơ sở y học gia đình là cơ sở đầu tiên tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức
khỏe ban đầu, tư vấn, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, cấp cứu, khám bệnh,
chữa bệnh đa khoa theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình.
2. Nhiệm vụ:
a) Quản lý sức khỏe cộng đồng:
- Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT
ngày 11 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu hồ sơ quản lý
sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Quản lý, chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân,
hộ gia đình theo phân công của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế).
b) Tư vấn nâng cao sức khỏe và phòng bệnh:
- Tư vấn về dinh dưỡng, hoạt động thể lực, phòng chống tác hại của thuốc
lá, rượu bia và các yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe, tư vấn về khám bệnh,
chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng;
- Truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân về
phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
đến sức khỏe;
- Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm;
PL4

- Tham gia giám sát, phát hiện sớm, phòng chống dịch bệnh trong cộng
đồng;
- Tiêm chủng;
- Phòng chống các bệnh không lây nhiễm: ung thư, tim mạch, tăng huyết
áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.
c) Thực hiện các chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng,
phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời;
các chương trình mục tiêu y tế dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, người
cao tuổi, dân số - kế hoạch hóa gia đình, kết hợp Y học cổ truyền với Y học
hiện đại.
d) Khám bệnh, chữa bệnh:
- Sơ cứu, cấp cứu;
- Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt các bệnh dịch;
- Bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm;
- Chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà đối với người bệnh theo danh
mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
- Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong:
+ Các gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y
tế;
+ Danh mục kỹ thuật của tuyến 3, tuyến 4 quy định tại Thông tư của Bộ
trưởng Bộ Y tế về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật;
+ Các kỹ thuật chuyên môn khác, ở tuyến cao hơn khi đủ điều kiện theo
quy định.
Phạm vi hoạt động chuyên môn tối đa của cơ sở y học gia đình, bác sĩ gia
đình bao gồm các dịch vụ, kỹ thuật quy định tại điểm này. Căn cứ điều kiện cơ
sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thực tế (chứng chỉ hành nghề, văn bằng
chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình của người hành nghề)
PL4

của từng cơ sở y học gia đình, Bộ Y tế, Sở Y tế xác định phạm vi hoạt động
chuyên môn, danh mục kỹ thuật phù hợp đối với từng cơ sở y học gia đình,
phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.
đ) Chuyển người bệnh lên tuyến trên theo yêu cầu chuyên môn phù hợp;
tiếp nhận người bệnh đã được điều trị ổn định từ tuyến trên chuyển về để tiếp
tục điều trị theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014
của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về y học
gia đình; là cơ sở thực hành trong đào tạo chuyên ngành y học gia đình theo
quy định của pháp luật.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quy định.
Điều 3. Nhiệm vụ của bác sĩ gia đình
Bác sĩ gia đình thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông
tư này theo phân công của người phụ trách chuyên môn của cơ sở y học gia
đình.
Điều 4. Văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình
1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và đã thực
hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình trước ngày Thông tư này
có hiệu lực thì tiếp tục được hoạt động và có trách nhiệm tham gia đào tạo lại,
đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức về y học gia đình tối thiểu 03 tháng.
2. Bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực
được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình ngay sau khi đáp ứng một trong các
trường hợp sau đây:
a) Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa
II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình;
PL4

b) Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối
thiểu 03 tháng;
c) Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong
giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia
đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.
3. Bác sĩ y học dự phòng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh trước và sau ngày Thông tư này có hiệu lực, có giấy chứng nhận đào
tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng được tham gia khám bệnh,
chữa bệnh y học gia đình tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (tuyến 4).
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.
2. Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình
hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 6. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 7. Điều khoản chuyển tiếp
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh,
chữa bệnh y học gia đình trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục
hoạt động y học gia đình nhưng phải cập nhật để đáp ứng quy định về đào tạo,
bồi dưỡng về y học gia đình của người hành nghề quy định tại Điều 4 Thông
tư này trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối hướng dẫn, tổ chức triển
khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước.
PL4

2. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra
các cơ sở đào tạo việc đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ chuyên môn về y học
gia đình theo quy định của Thông tư này.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
xây dựng, bổ sung, hướng dẫn thực hiện các quy định về giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ gia đình và
phòng khám bác sĩ gia đình.
4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi
quản lý và định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Thông
tư;
b) Căn cứ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân, số lượng, năng
lực chuyên môn của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình của địa
phương, hằng năm giao, điều chỉnh số lượng quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân
cho phù hợp.
5. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng,
Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ
trưởng y tế ngành và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân
phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để nghiên cứu,
giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban về các vấn đề XH của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT);
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
PL4

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW;


- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Các Thứ trưởng;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB (03b), PC.
PL5

PHỤ LỤC 5. GIÁ DỊCH VỤ KỸ THUẬT VÀ XÉT NGHIỆM


ÁP DỤNG CHO CÁC HẠNG BỆNH VIỆN
Ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ
Y tế.
Các kỹ thuật liên quan đến liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân (từ số 571
đến số 582) đều nằm trong mã thứ tự 220. Tiêm khớp hoặc 221. Tiêm khớp
dưới hướng dẫn của siêu âm.
Giá tối đa
STT bao gồm chi
dịch Tên dịch vụ phí trực tiếp Ghi chú
vụ và tiền
lương

220 Tiêm khớp 90.000VNĐ Chưa bao gồm thuốc tiêm.

Tiêm khớp dưới hướng dẫn của


221 130.000VNĐ Chưa bao gồm thuốc tiêm.
siêu âm
PL6

PHỤ LỤC 6. ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT


DANH MỤC KỸ THUẬT
Theo Đề nghị Phê duyệt lần đầu danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DANH MỤC KỸ THUẬT


1. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:……………………………………
2. Địa chỉ:………………
3. Điện thoại:…………………….
4. Chủ cơ sở:……………………
5. Người phụ trách chuyên môn:……………………
6. Thời gian hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:………………
7. Tổng số danh mục đề nghị phê duyệt:……………………
• Danh mục đúng tuyến:……………………………
• Danh mục vượt tuyến:……………………………..
Kính đề nghị Sở Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật thực hiện tại
phòng khám
Tài liệu đính kèm:
1. Danh mục kỹ thuật của phòng khám,
2. Biên bản họp hội đồng,
3. Hồ sơ mô tả năng lực.
…, ngày tháng năm 20…..
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
(ký và ghi rõ họ, tên)
PL7

PHỤ LỤC 7. BẢNG KHẢO SÁT NHU CẦU THỰC HIỆN


LIỆU PHÁP TIÊM ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GÂN
TẠI PHÒNG KHÁM
Ngày…..../…..../ 2023. Buổi làm việc: sáng chiều
1. Số lượng Bệnh nhân mà bác sĩ khám trong một buổi làm việc (sáng hoặc
chiều) trung bình là: ………
2. Số lượng Bệnh nhân có vấn đề bệnh lý gân trong một buổi:………
3. Số lượng Bệnh nhân có chỉ định thực hiện liệu pháp tiêm: ………
Hiện nay Bệnh viện Đại học Y Dược (Cơ sở 1) có danh mục kỹ thuật Tiêm
mô quanh gân, trong khi phòng khám y học gia đình chưa được cấp phép làm.
Theo bác sĩ, thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ thuật tiêm mô quanh
gân tại bệnh viện (chọn nhiều câu đúng):
Thực hiện đơn giản.
Thực hiện nhanh chóng.
Thực hiện ngay tại phòng khám/phòng thủ thuật trong bệnh viện.
Có quy trình theo dõi và xử trí sau tiêm.
Thuốc có sẵn trong kho dược, Bệnh nhân không cần tự mua.
Thuận lợi khác (nếu có)….........……………………………………........
Theo bác sĩ, khó khăn trong quá trình tiêm mô quanh gân tại bệnh viện
(chọn nhiều câu đúng):
Thời gian chờ đợi lâu, do số lượng Bệnh nhân đến khám nhiều.
Thủ tục hành chính phức tạp, phải qua nhiều bước.
Khó khăn khác (nếu có) …………………………....………………........
Nếu phòng khám y học gia đình có thủ thuật Tiêm mô quanh gân, những
thuận lợi và khó khăn mà Bệnh nhân có thể gặp phải là gì?
Thuận lợi tại phòng khám y học gia đình (chọn nhiều câu đúng):
PL7

Thủ thuật đơn giản, không bắt buộc thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa
Chấn thương chỉnh hình.
Thủ tục hành chính đơn giản.
Rút ngắn thời gian chờ đợi, do số lượng Bệnh nhân tại phòng khám Y
học gia đình không nhiều.
Thuận lợi khác (nếu có) ……………….........…………………………....
Khó khăn phòng khám y học gia đình (chọn nhiều câu đúng):
Cần có thêm 1 điều dưỡng phụ.
Chưa có quy trình theo dõi và xử trí sau tiêm.
Thuốc không có sẵn trong kho dược, Bệnh nhân phải tự mua.
Bệnh nhân vẫn có mong muốn khám và điều trị tại bệnh viện.
Khó khăn khác (nếu có) ………………………………………....………

Xin cảm ơn quý bác sĩ


PL8

PHỤ LỤC 8. BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO NGƯỜI THAM


GIA ĐỀ ÁN VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA ĐỀ ÁN
Tên đề án: TRIỂN KHAI LIỆU PHÁP TIÊM ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ
GÂN TẠI PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
Nghiên cứu viên chính: MAI VŨ GIA BẢO
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN TRUNG HIẾU
Đơn vị chủ trì: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
I.THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ thực tiễn mô hình bác sĩ gia đình cho thấy nếu phát triển mô
hình bác sĩ gia đình có thực hiện liệu pháp tiêm điều trị bệnh lý gân sẽ góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và giảm
tải cho bệnh viện tuyến trên.
Tuy nhiên hiện tại chưa có danh mục kỹ thuật tiêm tại các phòng khám
bác sĩ gia đình, do đó chúng tôi thực hiện đề án “Triển khai liệu pháp tiêm điều
trị bệnh lý gân tại phòng khám bác sĩ gia đình”.
Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với các bác sĩ tại bệnh viện có danh mục
Liệu pháp tiêm, phân tích dữ liệu từ bảng khảo sát và kết luận Quy trình liệu
pháp tiêm điều trị bệnh lý gân có nhu cầu thực tiễn và phù hợp để phân bổ về
các phòng khám bác sĩ gia đình hay không.
Lợi ích khi tham gia đề án
Được giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề đề án.
Các nguy cơ và bất lợi
Thời gian trả lời bộ câu hỏi sẽ mất khoảng 5 – 10 phút. Các số liệu và câu
trả lời được mã hóa để đảm bảo tính bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích
nghiên cứu khoa học. Phiếu khảo sát không chứa tên hay bất cứ thông tin nhận
dạng nào khác
PL8

Sự tự nguyện tham gia


Người tham gia đề án đồng ý sau khi được đề án viên thông báo đầy đủ
mục đích đề án, được xác nhận bằng văn bản.
Người tham gia đề án có quyền từ chối tham gia hoặc chấm dứt tham gia
đề án bất cứ lúc nào.
Tính bảo mật
Các số liệu và câu trả lời được mã hóa để đảm bảo tính bí mật và chỉ được
sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Phiếu khảo sát không chứa tên hay
bất cứ thông tin nhận dạng nào khác
Nếu cần thêm thông tin gì về đề án, xin vui lòng liên hệ:
Họ và tên: Mai Vũ Gia Bảo
Số điện thoại di động: 0704405300
Email: mvgbao.chctch21@ump.edu.vn

XÁC NHẬN CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU


Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi
về thông tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện
trực tiếp với nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi
nhận một bản sao của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận
tham gia nghiên cứu này. Tôi tự nguyện đồng ý tham gia.

Chữ ký của người tham gia:


Họ tên___________________ Chữ ký___________________
Ngày tháng năm_________________

Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận:


PL8

Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện
tham gia nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây,
các thông tin này đã được giải thích cặn kẽ cho bác sĩ và bác sĩ đã hiểu rõ bản
chất, các nguy cơ và lợi ích của việc bác sĩ tham gia vào nghiên cứu này.
Họ tên: Mai Vũ Gia Bảo Chữ ký___________________
Ngày tháng năm_________________
PL9

PHỤ LỤC 9. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG NHẬN NGƯỜI


HƯỚNG DẪN VÀ TÊN ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ
PL10

PHỤ LỤC 10. CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC

You might also like