You are on page 1of 53

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ


THUỐC

Sinh viên: Trần Nhật Dũng


Mã sinh viên: 1654010074
Lớp: D5K3
Nhóm: 4.2
Nhà thuốc thực tập: Nhà thuốc Phương Anh

HÀ NỘI – 2021
BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP


NHÀ THUỐC

Sinh viên: Trần Nhật Dũng


Mã sinh viên: 1654010074
Lớp: D5K3
Nhóm: 4.2
Nhà thuốc thực tập: Nhà thuốc Phương Anh

HÀ NỘI – 2021
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian ngắn thực tập tại nhà thuốc Phương Anh, em đã học hỏi
được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường chúng em
chưa được biết.
Để có được kiến thức và kết quả như ngày hôm nay, trước hết em xin chân
thành cảm ơn thầy cô giáo trong Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam đã
giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức, đã tận tình giúp đỡ đưa em trong
quá trình đi thực tập.
Bên cạnh đó chúng em xin chân thành cảm ơn anh Sỹ, chị Phương Anh và
các chị nhân viên của nhà thuốc Phương Anh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
tốt nhất giúp em hoàn thành quá trình thực tập tại nhà thuốc.
Em chúc các anh chị luôn khỏe mạnh và cống hiến hết mình để nhà thuốc
Phương Anh sẽ phát triển và vững mạnh hơn nữa.
Trong báo cáo thực tập do còn thiếu kinh nghiệm nên còn nhiều sai sót. Em
kính mong sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô để được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 3


MỤC LỤC ...................................................................................................................... 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. 8
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................... 9
Phần II: NỘI DUNG BÁO CÁO .................................................................................. 10
I. Giới thiệu về cơ sở thực tập ................................................................................... 10
II. Hồ sơ pháp lý của nhà thuốc Phương Anh ........................................................... 11
III. Vấn đề nhân sự, cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà thuốc ....................................... 12
3.1. Nhân sự ........................................................................................................ 12
3.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị .................................................................... 13
3.3. Sơ đồ và hình ảnh trong nhà thuốc ............................................................... 14
IV. Các văn bản tài liệu chuyên môn, sổ sách, quy trình thao tác chuẩn hiện đang
được sử dụng tại Nhà thuốc ...................................................................................... 16
4.1. Các văn bản và tài liệu chuyên môn ............................................................... 16
4.2. Sổ sách tại Nhà thuốc...................................................................................... 19
4.3. Các quy trình thao tác chuẩn (SOP) hiện đang được sử dụng tại Nhà thuốc . 22
V. Các hoạt động mua thuốc ..................................................................................... 22
5.1. Lựa chọn nhà phân phối.................................................................................. 22
5.2. Lập dự trù thuốc và lên đơn đặt hàng ............................................................. 22
5.3. Kiểm tra chất lượng thuốc ............................................................................. 23
5.4. Niêm yết giá ................................................................................................... 24
5.5. Trưng bày thuốc ............................................................................................. 24
5.6. Ghi chép vào sổ sách ...................................................................................... 25
VI. Các hoạt động bán thuốc ..................................................................................... 25
6.1. Tiếp đón .......................................................................................................... 25
6.2. Tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc ......................................................... 25
6.3. Bán và tư vấn thuốc kê đơn ........................................................................... 26
6.4. Bán và tư vấn thuốc không kê đơn ................................................................. 27
VII. Bảo quản thuốc .................................................................................................. 27
7.1. Bảo quản, sắp xếp hàng hóa ......................................................................... 27
7.2. Kiểm soát chất lượng thuốc, theo dõi hạn dùng ............................................ 28
7.3. Kiểm kê và giao hàng .................................................................................... 29
7.4. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuốc .................................. 29
VIII. Thuốc kiểm soát đặc biệt .................................................................................. 29
IX. Danh mục nhóm và một số thuốc có tại nhà thuốc ............................................. 30
9.1. Danh mục thuốc kê đơn .................................................................................. 30
9.2. Danh mục thuốc không kê đơn ....................................................................... 38
X. Triển khai công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc ................................................. 41
XI. Việc thực hiện các Quy định tại Nhà thuốc ........................................................ 47
11.1. Niêm yết giá ................................................................................................. 47
11.2. Đợt đào cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc ............................... 47
11.3. Marketing của các hãng thuốc ..................................................................... 48
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 51
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT


TẮT

DSĐH Dược sĩ Đại học

DSCĐ Dược sĩ Cao đẳng

TTBYT Trang thiết bị y tế

TT Thông tư

BYT Bộ Y tế

QĐ Quyết định

CP Chính Phủ

NĐ Nghị định

SĐK Số đăng kí

CTCP Công ty cổ phần

ADR Adverse Drug Reaction Tác dụng bất lợi của thuốc

SOP Standard Operating Quy trình thao tác chuẩn


Procedure
GPP Good Pharmacy Practice Thực hành tốt nhà thuốc
DANH MỤC BẢNG

TÊN BẢNG TRANG

Bảng 1: Mẫu sổ xuất nhập thuốc 11

Bảng 2: Mẫu số kiểm kê kiểm soát chất lượng 11

Bảng 3: Mẫu sổ theo dõi bệnh nhân 11

Bảng 4: Bảng theo dõi tác dụng phụ ADR của thuốc 12

Bảng 5: Mẫu sổ theo dõi khiếu nại của bệnh nhân 13

Bảng 6: Mẫu sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại nhà thuốc 13

Bảng 7: Quy trình thao tác cơ bản tại nhà thuốc 14

Bảng 8: Danh mục thuốc kháng sinh – kháng virus – trị nấm 22

Bảng 9: Danh mục thuốc điều trị đau nửa đầu 24

Bảng 10: Danh mục thuốc tim mạch 25

Bảng 11: Danh mục thuốc tiểu đường 26

Bảng 12: Danh mục thuốc chống loét dạ dày 26

Bảng 13: Danh mục thuốc tra mắt – nhỏ mũi kê đơn 28

Bảng 14: Danh mục thuốc giảm đau – chống viêm 29

Bảng 15: Danh mục thuốc kê đơn dùng ngoài da 29

Bảng 16: Danh mục thuốc không kê đơn 30

Bảng 17: Vitamin và khoáng chất 33


DANH MỤC HÌNH ẢNH

TÊN HÌNH TRANG

Hình 1: Hình ảnh bên ngoài nhà thuốc Phương Anh 2

Hình 2: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc 3

Hình 3: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP 4

Hình 4: Một số hình ảnh trong nhà thuốc Phương Anh 15

Hình 5: Khu vực bán hàng tư vấn 16

Hình 6: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 1 42


Hình 7: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 2 42
Hình 8: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 3 43
Hình 9: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 4 3 44
Hình 10: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 5 45
Sơ đồ 1: Sơ đồ bố trí tủ thuốc trong nhà thuốc Phương Anh 14
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Song hành cùng sự phát triển kinh tế, nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ cũng
được nâng dần lên. Do vậy, ngành dược phẩm ngày càng được đầu tư để đáp ứng
nhu cầu xã hội. Đồng hành với nhu cầu phát triển không ngừng đó yêu cầu về kĩ
năng đối với sinh viên ngành Y Dược cũng cao hơn. Chính vì vậy đòi hỏi sinh viên
khi ra trường ngoài việc nắm chắc lý thuyết thì quan trọng hơn là phải biết áp dụng
vào thực tế nên việc học đi đôi với hành là rất quan trọng. Sinh viên Dược cần biết
quý trọng thời gian được thực tập tại nhà thuốc để trang bị cho mình những kinh
nghiệm sau khi ra trường làm việc.
Thuốc là một sản phẩm cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người. Một người Dược sĩ khi biết cách bán thuốc, biết cách phối hợp thuốc và
biết cách tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân nghĩa là đã hoàn thành trách nhiệm
của người Dược sĩ bán thuốc. Vậy có thể nói vai trò của người Dược sĩ trong nhà
thuốc là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng của con người, cho
nên người Dược sĩ cần nắm vững kiến thức cần thiết về thuốc cho chuyên ngành
của mình. Vì thế mà trước khi tốt nghiệp chúng ta được nhà trường sắp xếp cho
trải qua những đợt thực tập tại các cơ sở khác nhau, đặc biệt là Nhà thuốc để trau
dồi kinh nghiệm làm việc tại nhà thuốc, để có thể tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả
cho người bệnh.
Nhận biết được tầm quan trọng đó sau một thời gian thực tập bổ ích tại nhà
thuốc Phương Anh, em đã hoàn thành được bản báo cáo thực tập.
Bản báo cáo thực tập của em bao gồm những nội dung chính sau đây:
1. Giới thiệu về Nhà thuốc Phương Anh – nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực
hành tốt nhà thuốc – GPP.
2. Cách sắp xếp trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
3. Những điều được học tập và được thực hành, đặc biệt là kĩ năng phối hợp
thuốc trong điều trị và kĩ năng tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh.

9
Phần II: NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Giới thiệu về cơ sở thực tập
• Tên nhà thuốc: Nhà thuốc Phương Anh
• Địa chỉ: Số 70 phố Cầu Am, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội
• Nhà thuốc nằm ngoài mặt đường chợ Vạn Phúc có đông dân cư qua lại, gần
bệnh viện đa khoa Hà Đông, thuận lợi cho việc kinh doanh nhà thuốc.
• Hình ảnh bên ngoài nhà thuốc:

Hình 1: Hình ảnh bên ngoài nhà thuốc Phương Anh


10
II. Hồ sơ pháp lý của nhà thuốc Phương Anh

• Nhà thuốc Phương Anh đạt chuẩn GPP với đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý
như sau:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4993/HNO-DKKDD
ngày 6 tháng 2 năm 2018, nơi cấp Sở Y tế Hà Nội.
- Giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh
- Chứng chỉ hành nghề của Dược sĩ phụ trách chuyên môn.
- Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “ Thực hành tốt nhà thuốc” Số
4993/GPP ngày 6 tháng 2 năm 2018, nơi cấp Sở y tế Hà Nội.

• Hình ảnh các giấy tờ pháp lý của nhà thuốc Phương Anh:

Hình 2: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc

11
Hình 3: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GPP

• Quản lý hồ sơ nhân viên của nhà thuốc bao gồm:


- Hợp đồng lao động
- Giấy khám sức khỏe
- Bằng cấp chuyên môn
- Sơ yếu lý lịch
- Các chứng chỉ đào tạo

III. Vấn đề nhân sự, cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà thuốc
3.1. Nhân sự
Nhà thuốc Phương Anh gồm có 01 DSĐH và 02 DSCĐ
Chủ nhà thuốc: DSĐH: phụ trách chuyên môn.
DSCĐ: người giúp việc nhà thuốc

12
3.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Diện tích và bố trí: diện tích cơ sở là 15m2
- Nhà thuốc có 05 tủ kính, trong đó có:
+ 03 tủ thuốc tân dược
+ 01 tủ thực phẩm bảo vệ sức khỏe
+ 01 tủ mỹ phẩm
- Có 01 tủ quầy trước mặt, đặt hình chữ L để giao dịch với khách hàng và
khu vực bán hàng nhanh và ra lẻ thuốc.
- Tủ quầy kính trong suốt, dễ vệ sinh và đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Có bồn rửa tay cho nhân viên và người mua thuốc.
- Có bàn tư vấn thuốc cho người bệnh.
- Có nhiệt kế, ẩm kế (đã hiệu chuẩn) và có sổ theo dõi ghi chép nhiệt độ, độ
ẩm. Có hiệu chuẩn 01 lần/năm. Ẩm kế theo dõi nhiệt độ, độ ẩm được treo trên
tường ngay chính giữa tủ ngoài cùng để tiện theo dõi và ghi chép hàng ngày.
- Nhà thuốc có hệ thống đèn led đủ ánh sáng, đảm bảo cho các hoạt động
của nhà thuốc.
- Các tủ được bày cách cửa 1m để tránh ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp
vào thuốc.
- Có đầy đủ các thiết bị như: tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ để bảo quản
thuốc.
- Nơi bán thuốc được suy trì ở nhiệt độ <30oC và độ ẩm <75%, thỏa mãn
điều kiện bảo quản thuốc.
- Dụng cụ bao bì ra lẻ thuốc:
+ Có bao bì ra lẻ thuốc phù hợp, dễ vệ sinh.
+ Có bao bì kín khi cho thuốc có còn bao bì tiếp xúc trực tiếp. Có đủ túi
PE mép kín, trên có dán nhãn để ghi thông tin theo quy định.

13
3.3. Sơ đồ và hình ảnh trong nhà thuốc

• Sơ đồ bố trí tủ thuốc trong nhà thuốc Phương Anh:


Sơ đồ 1: Sơ đồ bố trí tủ thuốc trong nhà thuốc Phương Anh

Bàn tư
vấn Cửa
ra
kho

Tủ thuốc

Tủ
quầy Tủ mỹ
phẩm

Tủ quầy

Bồn
TTBYT rửa

CỬA

14
• Một số hình ảnh trong nhà thuốc Phương Anh:

Hình 4: Một số hình ảnh trong nhà thuốc Phương Anh

15
Hình 5: Khu vực bán hàng tư vấn

IV. Các văn bản tài liệu chuyên môn, sổ sách, quy trình thao tác chuẩn hiện
đang được sử dụng tại Nhà thuốc
4.1. Các văn bản và tài liệu chuyên môn
• Văn bản quy phạm pháp luật
1) Luật Dược: Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 0thuô6 tháng 04 năm
2016 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2017.
2) Nghị định: Nghị định 54/2017 của Chính phủ: quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
3) Các quy định, thông tư của Bộ Y tế liên quan đến các hoạt động
của nhà thuốc:

Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc:

a) Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 củ Bộ Y tế


“Quy định vẻ thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc – GPP”.
16
b) Thông tư 03/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 06 năm 2009 của Bộ Y tế
“ Quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động của Chuỗi nhà thuốc GPP”.
c) Thông tư số 07/2017/TT/BYT ngày 03 tháng 05 năm 2017 của Bộ Y tế
“Ban hành danh mục thuốc không kê đơn”
d) Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Y tế
“Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 52/2017/TT-BYT
ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế “ Quy định về đơn thuốc và kê
đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú”.
➢ Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Quyết định số 2701/2001/QĐ-BYT ngày 29 tháng 06 năm 2001 của Bộ Y
tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc.

Quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt
• Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Bộ Y tế
“Quy định chi tiết một số điều của Luật Dược và Nghị Định 54/2017/NĐ-CP
ngày 08/05/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm
soát đặc biệt”
• Thông tư số 10/2018/TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 2018 của Bộ Y tế
ban hành “Thông tư quy định về tổ chức hoạt động của Hội đồng tư vấn
cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh
thuốc phải kiểm soát đặc biệt”.

Quản lý chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc
Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 2018 của Bộ Y tế
“Quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc”.

17

Thông tin, quảng cáo thuốc:
Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12 tháng 04 năm 2018 của Bộ
Y tế “Quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật
Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017
của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Dược”.

Danh mục thuốc thiết yếu
Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 08 năm 2018 của Bộ
Y tế ban hành danh mục các thuốc thiết yếu.
Thực hành tốt phân phối thuốc
Thông tư số 03/2018/TT-BYT ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Bộ
Y tế quy định về thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm
thuốc
• Tài liệu chuyên môn:
- Dược thư quốc gia
- Nhà thuốc có đầy đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc và các quy
chế được hiện hành.
- Có tài liệu, máy vi tính kết nối mạng và điện thoại di động có thể
tra cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc cập nhật, các quy chế được hiện
hành, các thông báo có liên quan của cơ quan quản lý dược để người bán có
thể tra cứu và sử dụng khi cần.
-

18
4.2. Sổ sách tại Nhà thuốc
• Hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc:

Nhà thuốc có sổ xuất nhập thuốc.
Bảng 1: Mẫu sổ xuất nhập thuốc

STT Ngày/tháng/ Tên thuốc – SĐK Số Hạn Số Công Kiểm


năm hàm lượng lô dùng lượng ty soát chất
nhập lượng

- Nhà thuốc có Sổ kiểm kê và kiểm soát chất lượng thuốc theo dõi
số lô, hạn dùng của thuốc (có mẫu kèm theo)

Bảng 2: Mẫu số kiểm kê kiểm soát chất lượng

Ngày Diễn giải Số hóa SĐK Số lô Hạn Nhận Số lượng


đơn dùng

- Nhà thuốc có sổ theo dõi bệnh nhân, ghi chép thông tin của bệnh
nhân mua thuốc theo đơn (có mẫu kèm theo)

Bảng 3: Mẫu sổ theo dõi bệnh nhân

Ngày Tên, địa chỉ Tên, địa Chẩn Tên Số lượng


bệnh nhân chỉ bác sĩ đoán của thuốc
kê đơn bác sĩ kê
đơn

19
- Nhà thuốc có số theo dõi tác dụng phụ ADR của thuốc: Nhà thuốc
có ghi tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, có bệnh nhân uống thuốc
kháng sinh penicillin bị mẩn đỏ hết toàn thân (có mẫu kèm theo)

Bảng 4: Bảng theo dõi tác dụng phụ ADR của thuốc

Ngày Tên Tên Số lượng Thuốc Sử Hiện Số Xử trí


bệnh thuốc nghi dụng tượng lần
nhân ngờ xảy lần ADR xảy
ra ADR thứ ra
mấy? trong
ngày

- Nhà thuốc có Sổ theo dõi khiếu nại của bệnh nhân: bệnh nhân có
khiếu nại khi mua thuốc vitamin C về nhà dùng, để được mấy hôm thì bị đổi
màu (có mẫu kèm theo).
- Sổ theo dõi các khiếu nại của bệnh nhân.

20
Bảng 5: Mẫu sổ theo dõi khiếu nại của bệnh nhân

Ngày Tên, địa Nội dung Tên Số Lý do Xử trí


chỉ bệnh khiếu nại thuốc lượng khiệu nại
nhân

8/10/2018 Nguyễn Thuốc Vitamin C 01 hộp Thuốc đổi Đổi mới


Thị Mai không (100 màu không thuốc có
đảm bảo viên rõ nguyên khách hàng
chất nén) nhân, sau 5
lượng, đề ngày mua
nghị đổi về

- Nhà thuốc có sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của Nhà thuốc: nhân viên
bán lẻ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, ngày 2 lần vào lúc 8h sáng và 18h
chiều.

Bảng 6: Mẫu sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại nhà thuốc

Ngày/tháng/năm Nhiệt độ Độ ẩm Người theo Người Ghi chú


dõi kiểm tra

+ Lưu trữ hồ sơ sổ sách ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
+ Hồ sơ, sổ sách có thể tra cứu kịp thời khi cần thiết.

21
4.3. Các quy trình thao tác chuẩn (SOP) hiện đang được sử dụng tại Nhà
thuốc
• Tại nhà thuốc có 05 quy trình thao tác cơ bản:
Bảng 7: Quy trình thao tác cơ bản tại nhà thuốc

STT Tên quy trình thao chuẩn

1 Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng

2 Quy trình bán và tư vấn thuốc theo đơn

3 Quy trình bán và tư vấn thuốc không kê đơn

4 Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc

5 Quy trình giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

• Các quy trình đảm bảo thao tác chuẩn của dơ sở do người có thẩm
quyền phê duyệt và ký ban hành.
• Nhân viên bán thuốc áp dụng thực hiện đầy đủ các quy trình.

V. Các hoạt động mua thuốc


5.1. Lựa chọn nhà phân phối
- Qua kinh nghiệm nhiều năm hành nghề của nhà thuốc, nhà thuốc đã lựa chọn
các nhà cung cấp thuốc hợp pháp, có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá
trình kình doanh.
- Cụ thể: nhà thuốc thường nhập hàng của các công ty dược phẩm như: CTCP
Traphaco, CTCP Nhất Nhất, CTCP Sao Thái Dương, CTCP Dược Khoa, Zuellig
Pharma, ...

5.2. Lập dự trù thuốc và lên đơn đặt hàng


- Nguồn thuốc dựa vào doanh số bán hàng và lượng thuốc còn tồn của mỗi loại
mà lập dự trù thuốc. Dự trù không theo định kì hàng tháng mà theo nhu cầu thực
tế, lên dự trù và liên hệ với nhà cung cấp nhập thuốc.
- Khi nhập thuốc, nhân viên bán hàng kiểm tra tên thuốc, số lượng, hàm lượng,
nồng độ, số lô, hạn sử dụng, quy cách đóng gói giữa phiếu xuất và thực tế, kiểm
tra chất lượng bằng cảm quan (nhất là đối với những thuốc dễ biến đổi chất lượng).

22
- Chỉ mua các loại thuốc được cấp phép lưu hành. Thuốc mua còn nguyên vẹn
và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện
hành.
- Có đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ của thuốc mua về

5.3. Kiểm tra chất lượng thuốc


- Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ, bao bì thuốc.
- Kiểm tra hóa đơn, chứng từ đầy đủ hợp pháp, số lượng thực tế với hóa đơn,
- Kiểm tra đối với thuốc nhập khẩu xem có số đăng kí hoặc tem nhập khẩu
hay không.
- Kiểm tra số lô sản xuất và hạn sử dụng (nếu sản phẩm cận date quá – còn
dưới 30% thời hạn sử dụng thì không nhập).
- Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan:
+ Đối với thuốc viên nén: kiểm tra màu sắc, kiểm tra độ ẩm của viên trong lọ
hay vỉ bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu, kiểm tra toàn bộ vỉ thuốc bằng mắt
thường.
+ Đối với thuốc viên bao: bề mặt nhẵn, không nứt, không bong mặt, bảo quản
trong lọ hoặc vỉ kín, lắc không dính. Đối với viên bao đường không được có hiện
tượng cháy nước.
+ Đối với dạng thuốc viên nang mềm: kiểm tra tính toàn vẹn của viên thuốc,
của vỉ thuốc (vỉ không bị hở, bị rách, không có bột thuốc trong khoảng trống chứa
viên).
+ Đối với thuốc đặt viên đạn, thuốc trứng: không chảy nước, bao bì trực tiếp
nguyên vẹn.
+ Đối với siro thuốc: thuốc phải trong, không biến chất trong quá trình bảo
quản, không bị lắng cặn, không lên men, không có đường kết tinh lại.
+ Đối với thuốc mỡ: tuýp mỡ đồng đều, bao bì nguyên vẹn.
+ Đối với thuốc cốm: kiểm tra độ ẩm bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu.
+ Đối với thuốc tiêm: kiểm tra thuốc bột pha tiêm xem có bị vón cục hay
không, lắc nhẹ quan sát: nếu hàng không đạt tiêu chuẩn phải để ở khu vực “chờ
xử lý”. Liên hệ với nhà phân phối để trả hoặc đổi hàng.
+ Đối với miếng dán hạ sốt hoặc băng dính: phải đồng nhất.
23
5.4. Niêm yết giá
- Việc niêm yết giá bán buôn được thực hiện bằng hình thức thông báo công
khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện
cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng các hình thức in, ghi hoặc
dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc
thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp
và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc;
- Đồng tiền niêm yết giá là đồng Việt Nam;
- Giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của
thuốc.
- Tất cả thuốc đều được niêm yết giá bán lẻ.
- Thuốc sau khi được nhập về nhà thuốc sẽ được nhân viên kiểm tra về mặt
hàng, số lượng, chất lượng giữa thực tế và hóa đơn. Sau đó, trước khi thuốc được
xếp lên quầy sẽ được nhân viên bắn giá niêm yết cho từng sản phẩm.
- Giá niêm yết thể hiện đầy đủ mức giá và theo từng đơn vị nhỏ nhất của
thuốc. Ví dụ: viên, lọ, vỉ, hộp...

5.5. Trưng bày thuốc


- Thuốc được trưng bày tại Nhà thuốc được phân loại và sắp xếp theo từng
nhóm thuốc rõ ràng, khoa học. Phục vụ cho việc lấy thuốc khi bán hàng cũng như
việc kiểm soát số lượng và dự trù thuốc.
- Phân loại các nhóm thuốc tại nhà thuốc:
Thuốc kê đơn:
+ Thuốc kháng sinh
+ Thuốc điều trị virus, thuốc trị nấm
+ Thuốc điều trị đau nửa đầu
+ Thuốc tim mạch
+ Thuốc nhóm chuyển hóa
+ Thuốc chống loét dạ dày
+ Thuốc nhỏ mũi – tra mắt
24
+ Thuốc giảm đau – chống viêm

Thuốc không kê đơn:


+ Thuốc hạ sốt – giảm đau
+ Thuốc tiêu hóa
+ Thuốc hô hấp
+ Thuốc chống dị ứng
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Vitamin và khoáng chất

Thuốc Đông y

5.6. Ghi chép vào sổ sách


- Sau khi kiểm nhập và kiểm tra chất lượng thuốc, người giúp việc ghi vào sổ
“Sổ nhập và kiểm soát chất lượng thuốc” đầy đủ thông tin vào các cột, các mục
có trong sổ.

VI. Các hoạt động bán thuốc


6.1. Tiếp đón
- Trước khi bán hàng người bán thuốc cần vệ sinh quầy tủ, chuẩn bị đầy đủ
trang phục: quần áo blouse, đeo biển hiệu, khẩu trang và mũ,
- Khi khách đến, người bán thuốc tươi cười miềm nở chào đón khách.

6.2. Tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc


- Tùy từng trường hợp mà người bán thuốc sẽ tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng
thuốc cho khách hàng sao cho hợp lý, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho
người bệnh.
- Đối với người bệnh cần tư vấn mà người đứng bán không nắm rõ thì hướng
dẫn bệnh nhân ra bàn tư vấn để người phụ trách chuyên môn giải quyết hoặc đề
nghị bệnh nhân tới khám bác sĩ chuyên khoa thích hợp.

25
- Nhà thuốc không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại
nơi bán trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, khuyến khích người mua
thuốc nhiều hơn cần thiết.

6.3. Bán và tư vấn thuốc kê đơn


- Khi bán thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp cảu Dược sĩ có trình độ
chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y
Tế về bán thuốc theo đơn.
- Người Dược sĩ kiểm tra đơn thuốc có hợp lệ hay không.
- Kiểm tra thuốc trong đơn có tại quầy hay không.Nếu không có biệt dược giống
như vậy nhưng có biệt dược khác (cùng hoạt chất) hoặc thuốc cùng nhóm có tác
dụng tương tự thì Dược sĩ giới thiệu thuốc tại quầy.
- Khi bệnh nhân đồng ý thì bán thuốc, tính tiền, thu tiền.
- Sau đó chuẩn bị hàng ghi số lượng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Giao thuốc cho người mua, đối chiếu thuốc thực với đơn thuốc của người bệnh,
dặn dò nhắc nhở bệnh nhân thực hiện đúng cách sử dụng theo đơn thuốc để có
kết quả điều trị tốt nhất.
- Người Dược sĩ phải bán đúng theo đơn thuốc, trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai phạm về
pháp lý,chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, yêu cầu người
bệnh phải thông báo lại cho Bác sĩ kê đơn biết để xử lý hoặc thay đổi đơn thuốc
cho phù hợp.
- Nhà thuốc bán lẻ phải giải thích cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc
theo đơn trong trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc
nghi vấn đơn thuốc không nhằm mục đích chữa bệnh...
- Khi trong đơn thuốc biệt dược mà nhà thuốc không có thì Dược sĩ đại học thay
thế thuốc trong đơn bằng một loại thuốc khác có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm
lượng, công dụng khi có sự đồng tình của người bệnh và ghi tên thuốc thay
thế vào đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh của bệnh nhân.

26
6.4. Bán và tư vấn thuốc không kê đơn
- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, người Dược
sĩ cao đẳng cần giải thích rõ cho người mua biết cách tự chăm sóc, tự theo dõi
triệu chứng của bệnh.
- Người Dược sĩ cao đẳng phải xác định trường hợp nào cần có sự tư vấn của
người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua
thông tin về thuốc, giá cả lựa chọn thuốc không cần kê đơn.
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh và đến thuốc mà người mua yêu
cầu: Thuốc được mua dùng để chữa bệnh/triệu chứng gì, giới tính, tuổi, tình trạng
sức khỏe, bệnh mạn tính? Bệnh mắc kèm? Đang sử dụng thuốc gì? Hiệu quả ra
sao? Tác dụng không mong muốn của thuốc?
- Người bán tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc.
- Người bán lẻ hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói, đồng thời viết lên
túi giấy đựng thuốc hoặc dán nhãn cách sử dụng lên đồ bao gói.

- Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu với đơn thuốc
các thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại
của thuốc.
- Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá đã
niêm yết

VII. Bảo quản thuốc


7.1. Bảo quản, sắp xếp hàng hóa
- Thuốc trước khi nhập về nhà thuốc phải được kiểm soát đầy đủ.
- Sau đó vào sổ xuất nhập thuốc.
- Sắp xếp thuốc lên tủ hoặc vào kho của nhà thuốc.
- Thuốc được sắp xếp lên tủ thuốc được phân theo tác dụng dược lý và kê đơn
hay không kê đơn (như mục 5.5 Trưng bày thuốc).
- Thuốc có hạn dùng ngắn hơn xếp ra bên ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào
bên trong.

27
Chống đổ vỡ hàng (nặng để dưới, nhẹ để trên). Các mặt hàng dễ vỡ, dễ rơi như
ống thuốc tiêm truyền chai lọ.. xếp vào trong, không xếp chồng lên nhau.
- Trong quá trình sắp xếp thuốc cũng cần đảm bảo:
+ Nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Gọn gàng, ngăn nắp có thẩm
mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng, nhãn hàng (chữ, số của thuốc), các
hình ảnh phải quay ra ngoài cho thuận tầm nhìn của khách.
+ Nguyên tắc FEFO & FIFO đảm bảo chất lượng hàng hóa.
FEFO: hàng có hạn dùng ngắn hơn xếp ra ngoài, hàng có hạn dùng dài hơn xếp
vào trong.
FIFO: hàng sản xuất trước xuất trước, lô sản xuất trước xuất trước.
- Bán hết những hộp lẻ, đánh dấu bên ngoài vỏ hộp, tránh tình trạng nhầm lẫn
mở nhiều hộp cùng một lúc. Hay khách mua hộp nguyên lại lấy hộp lẻ bán cho
khách.
- Điều kiện bảo quản: nhiệt độ <30 độ C, độ ẩm <75%
- Thường xuyên làm công tác vệ sinh, tuyệt đối không để ánh sáng Mặt Trời
chiếu trực tiếp vào thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.

7.2. Kiểm soát chất lượng thuốc, theo dõi hạn dùng
Sau khi nhập hàng về 100% các loại thuốc được theo dõi chất lượng bằng cảm
quan và được ghi chép vào sổ thoe dõi và có một sổ theo dõi thuốc cận date riêng,
nhân viên nhà thuốc kiểm tra, kiểm soát về các nội dung sau:
- Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng.
- Số lượng thuốc.
- Số đăng kí.
- Số lô.
- Hạn dùng của thuốc.
- Thuốc còn nguyên vẹn trong bao bì gốc cảu nhà sản xuất.
- Các thông tin ghi trên nhãn thuốc (theo yêu cầu quy chế nhãn).
- Có kiểm soát chất lượng bằng cảm quan.
- Thuốc lưu tại Nhà thuốc: có tiến hành kiểm soát chất ượng thuốc định kì và
đột xuất. ( định kì kiểm soát tối thiểu 1 quý/lần).
28
- Tránh để hàng bị biến đổi chất lượng, hết hạn dùng.
+ Cột “ghi chú”: ghi những thông tin lưu ý về thuốc, bao gồm hàng sắp xếp,
hàng cận date, để từ đó ta có thể dự trù những mặt hàng cần mua, loại bỏ những
mặt hàng không đủ yêu cầu.
+ Lập và quản lý các hóa đơn nhập, hóa đơn xuất. Quản lý thông tin nhà cung
cấp, xuát nhập và điều chỉnh nhập, xuất hàng. Quản lý công việc bán, xử lý đơn
hàng của khách hàng và cung cấp nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
+ Cung cấp các báo cáo nhanh, chính xác số lượng thuốc còn tồn lại theo loại
thuốc, số lô sản xuất, quá hạn sử dụng. Báo cáo xuất – nhập – tồn theo ngày,
tháng, năm. Báo cáo doanh số và lợi nhuận theo ngày, tháng, năm.
+ Có thu hồi và lập hồ sơ thu hội theo quy định. Có kiểm kê đối với các loại
thuốc khiếu nại, thuốc thu hồi.

7.3. Kiểm kê và giao hàng


- Kiểm kê – bàn giao định kỳ hàng tháng số lượng tồn thực tế trên sổ sách vào
ngày cuối tháng và có kiểm chứng của chủ nhà thuốc về số lượng thiếu thừa của
thuốc hoặc tiền hàng. Trong quá trình kiểm kê, nhà thuốc vẫn bán hàng bình
thường.
- Hiện nay, nhà thuốc đã áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà thuốc
nên khi Nhà thuốc đối chiếu, bàn giao thuốc khá thuận lợi và nhanh chóng.

7.4. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuốc
Nhà thuốc hiện đang sử dụng phần mềm quản lý trong quản lý thuốc và bán hàng.

VIII. Thuốc kiểm soát đặc biệt


Các thuốc kiểm soát đặc biệt có bán tại nhà thuốc:
+ Nhà thuốc không có bán thuốc được quy định trong Thông tư
20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Dược
và Nghị định số 54/2017-NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính Phủ vê thuốc và
nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
+ Các nhà thuốc đều có bán một số thuốc dạng phối hợp với chất gây
nghiện, thuốc thuộc danh mục chất bị cấm dử dụng trong một số ngành, lĩnh vực,
việc thực hiện tại cở sở thế nào? Gồm những thuốc nào? (Trong phần danh mục

29
tại mục IX của báo cáo có, nên xem lại thông tư 20/2017/TT-BYT và so sánh với
mặt hàng thực tế có bán tại cơ sở).

IX. Danh mục nhóm và một số thuốc có tại nhà thuốc


Để bảo quản thuốc tốt và với mục đích dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Nhà thuốc
thường phân loại các loại thuốc theo hai nhóm thuốc kê đơn và thuốc không kê
đơn. Trong từng mục lại phân ra nhỏ hơn theo tác dụng dược lý, xếp hàng theo
từng khu vực riêng.

9.1. Danh mục thuốc kê đơn

Thuốc kháng sinh – kháng virus – trị nấm

Bảng 8: Danh mục thuốc kháng sinh – kháng virus – trị nấm

STT TÊN THUỐC TÊN HOẠT HÀM LƯỢNG DẠNG BÀO

BIỆT DƯỢC CHẤT CHẾ

1 Ampicillin Ampicillin 500mg Viên nang cứng

2 Augmentin Amoxicillin 250/31,25; 500/62,5 Bột pha hỗn


+ Acid clavulanic 500/125; 875/125 dịch
Viên nén bao
phim

3 Hapenxin Cephalexin 500mg Viên nang cứng

4 Haginat Cefuroxim 125mg; 250mg; Viên nén bao


500mg phim

5 Zinnat Cefuroxim 125mg; 250mg; Viên nén bao


500mg phim

6 Skypodox Cefpodoxim 200mg Viên nén phân


tán

7 Cefixim 400- Cefixim 400mg Viên nén


CGP
30
8 Althrocin S Erythromycin 500mg Viên nén

9 Elthrocin Erythromycin 500mg Viên nén

10 Zitromax Azithromycin 200mg/5ml Bột pha hỗn


dịch

11 Azithromycin Azithromycin 100mg; 200mg; Viên nén bao


250mg phim

12 Clabact 500 Clarithromycin 500mg Viên nén bao


phim

13 Rovas 0,75M Spiramycin 750000IU Bột pha hỗn


dịch

14 Microluss; Ciprofloxacin 500mg Viên nén bao


BRUCIPRO phim
TABLETS

15 Levocide-500 Levofloxacin 500mg Viên nén bao


phim

16 Tetracyclin Tetracyclin 500mg Viên nang cứng

17 Bidicocyn 250 Tetracyclin 250mg Viên nang cứng

18 Doxycycline Doxycycline 100mg Viên nang cứng

19 Biseptol; Trimethoprim/ 480mg Viên nén


Trimeseptol Sulfamethoxazol
(1:5)

20 Chloramphenicol Chloramphenicol 250mg Viên nang

21 FICYC Acyclovir 200mg Viên nén bao


phim

22 Medskin Acyclovir 200mg; 400mg; Viên nén


800mg

23 FIXUSA Spiramycin 750000IU Viên nén bao

31
Metronidazol 125mg phim

24 Grovamix Spiramycin 750000IU Viên nén bao


Metronidazol 125mg phim

Thuốc điều trị đau nửa đầu

Bảng 9: Danh mục thuốc điều trị đau nửa đầu

STT TÊN THUỐC TÊN HOẠT HÀM LƯỢNG DẠNGBÀO


BIỆT DƯỢC CHẤT CHẾ

1 Piracetam Piracetam 800mg Viên nang cứng

2 Tanganil Acetyl-DL- 500mg Viên nén


Leucine

3 Stugeron Cinnarizine 25mg Viên nén

4 Savi Leucine N-Acetyl DL- 500mg Viên nén


Leucine

5 Cavinton Vinprocetin 5mg Viên nén

6 SERAPID Flunarizine 5mg Viên nang

32
Thuốc tim mạch

Bảng 10: Danh mục thuốc tim mạch

STT TÊN THUỐC TÊN HOẠT HÀM DẠNG BÀO CHẾ


BIỆT DƯỢC CHẤT LƯỢNG

1 Amlor Amlordipine 5mg Viên nang

2 AMLODIPIN Amlordipine 5mg Viên nang cứng


5mg

3 NIFEDIPIN Nifedipin 10mg Viên nén bao phim


10mg

4 Nifedipin T20 Nifedipin 20mg Viên nén bao phim tác


STADA dụng kéo dài

5 Nifedipin T20 Nifedipin 20mg Viên nén bao phim


retard giải phòng chậm

6 COVERAM Peridoprin 5mg/5mg Viên nén


arjinin/amlodipin

7 COVERSYL Peridoprin arginine 5mg/1,25mg Viên nén bao phim


/indapamide

8 Betaloc Metoprolol 25mg Viên nén

9 Concor Bisoprolol 2,5mg; 5mg Viên nén bao phim

33
Thuốc nhóm chuyển hóa

Bảng 11: Danh mục thuốc nhóm chuyển hóa

STT TÊN THUỐC TÊN HOẠT HÀM DẠNG BÀO CHẾ


BIỆT DƯỢC CHẤT LƯỢNG

1 LIPANTHYL Fenofibrate 145mg Viên nén bao phim

2 CRESTOR Rosuvastatin 10mg; 20mg Viên nén bao phim

3 Glirit DHG Metformin 500mg/5mg Viên nén bao phim


Glibenclamid

4 Glucophace Metformin 500mg; Viên nén bao phim


850mg

5 FUROCEMID Furocemid 40mg Viên nén

Thuốc chống loét dạ dày

Bảng 12: Danh mục thuốc chống loét dạ dày

STT TÊN THUỐC TÊN HOẠT CHẤT HÀM DẠNG BÀO


BIỆT DƯỢC LƯỢNG CHẾ

1 Mepraz; Omeprazole 20mg Viên nang cứng


OMSERGY;
DAFRAZOL

2 Esomeprazol Esomeprazol 20mg Viên nang

3 Cimetidine MKP Cimetidine 200mg Viên nén


200

4 TRYMO Bismuth subcitrat 120mg Viên nén bao


phim

5 BAROLE 20 Rabeprazole 20mg Viên nang


34
6 Yumangel Almagate 1g/15ml Hỗn dịch uống

7 Aquima Nhôm hydroxyd 460mg/400 Hỗn dịch uống


Magnesi hydroxyd mg/50mg
Simethicon
8 Trimafort Gel Nhôm hydroxyd 300g Hỗn dịch uống
3030,3mg
Magnesi hydroxyd
800,4 mg
Simethicon nhũ dịch
30% 266,7mg (tương
ứng 80mg Simethicon)
9 Phosphalugel Aluminium phosphate 20g Hỗn dịch uống

10 Gaviscon Natri alginate, 500mg/10ml Hỗn dịch uống


Natri bicarbonate, 267mg/10ml
Calci carbonate 160mg/10ml

11 Gastropulgite Attapulgite 2,5g 3g Bột pha hỗn dịch


Aluminum hydroxide
khan và
Magnesium carbonate
khan 0,5g
12 Motilium - M Domperidone 10mg Viên nén

35
Thuốc tra mắt – nhỏ mũi kê đơn

Bảng 13: Danh mục thuốc tra mắt – nhỏ mũi kê đơn

STT TÊN THUỐC TÊN HOẠT HÀM DẠNG BÀO CHẾ


BIỆT DƯỢC CHẤT LƯỢNG

1 Tobrex Tobramycin 0,03% Dd nhỏ mắt vô khuẩn

2 Levofrox Levofloxacin 0,03% Thuốc nhỏ mắt

3 Ciprofloxacin Ciprofloxacin 0,03% Thuốc nhỏ mắt

4 Poema Neomycin sulfat 34000IU Thuốc nhỏ mắt, mũi,


Dexamethazol 10mg tai
natriphosphate

5 Collydexa Chloramphenicol, 5ml Dung dịch nhỏ mắt,


Dexamethasone, nhỏ mũi, nhỏ tai
Naphazoline
6 Polydoxancol Dexamethason 5ml Dung dịch nhỏ mắt,
Naphazolin nhỏ mũi, nhỏ tai
Cloramphenicol
7 Bratorec-dexa Tobramycin 15mg, 5ml Thuốc nhỏ mắt
Dexamethason 5mg
8 Cloramphenicol Cloramphenicol 0,4% Thuốc tra mắt

9 Ileffexime Ofloxacin 5ml Dung dịch thuốc nhỏ


tai

10 Hadocort-D Neomycin 15ml Dung dịch thuốc xịt


Dexamethason tai, mũi, họng
Xylometazolin

36
Thuốc giảm đau – chống viêm

Bảng 14: Danh mục thuốc giảm đau – chống viêm

STT TÊN THUỐC TÊN HOẠT HÀM DẠNG BÀO CHẾ


BIỆT DƯỢC CHẤT LƯỢNG

1 Allopurinol Allopurinol 300mg Viên nén

2 Cochil Colchicine 1mg Viên nén

3 Angut 300 Allopurinol 300mg Viên nén

4 Mydocalm Tolperisone 50mg Viên nén bao phim

5 Medrol Methylprednisolone 4mg; Viên nén


16mg

6 Medsolu Methylprednisolone 4mg; Viên nén


16mg

7 Brexin Piroxicam 20mg Viên nén chia vạch

8 Etotab-60 Etoricoxib 60mg Viên nén

9 Celestal Celecoxib 200mg Viên nang cứng

10 Voltaren 25 Diclofenac 25mg Viên nén bao phim

Thuốc kê đơn dùng ngoài da

Bảng 15: Danh mục thuốc kê đơn dùng ngoài da

STT TÊN THUỐC TÊN HOẠT HÀM DẠNG BÀO CHẾ


BIỆT DƯỢC CHẤT LƯỢNG

1 Skinz Betamethasone 10g Kem bôi ngoài da


Clotrimazol
Gentamicin

2 Tomax genta Clotrimazol 6g Kem bôi da


37
Triamcinolon
Gentamicin
3 Zacadem Crotamiton 15g Kem bôi da

4 Metrogyl Denta Metronidazole 10mg/g Kem bôi trị viêm


răng

5 Kederma Ketoconazole 5g Kem bôi ngoài da


Neomycin

6 Dibetalic Betamethasone 15mg Thuốc mỡ bôi ngoài


Acid salicylic da

7 Fucidin Fusidic acid 15mg Kem bôi ngoài da

8 Eumovate Clobetasone 5g Kem bôi ngoài da

9 Calcrem Clotrimazole 15g Kem bôi da

10 Fluopas Fluocinolon 10g Kem bôi da

11 Benate Clobetason 5g Kem bôi ngoài da


10g Thuốc mỡ bôi da

12 VEDANAL Fusidic acid 10g Kem bôi ngoài da


FORT Hydrocortisone

9.2. Danh mục thuốc không kê đơn


Bảng 16: Danh mục thuốc không kê đơn

NHÓM STT TÊN BIỆT HOẠT CHẤT HÀM DẠNG BÀO


THUỐC DƯỢC LƯỢNG CHẾ

1 Efferalgan Paracetamol 150mg; 300mg; Viên đạn đặt


500mg trực tràng
Viên sủi

2 Efferalgan Paracetamol 500mg/30mg Viên sủi


Codein Codein
38
Thuốc 3 Hapacol Paracetamol 80mg; 150mg; Viên sủi;
Hạ nhiệt 250mg; 325mg; Bột pha hỗn
– giảm 500mg dịch; Viên nén

đau 4 Hapacol extra Paracetamol 500mg/65mg Viên nén dài


Cafein

5 Hapacol đau Paracetamol 325mg/200mg Viên nén dài


nhức Ibuprofen

6 SOTSTOP Ibuprofen 20mg/ml Hỗn dịch uống

7 Ibrafen Ibuprofen 100mg/5ml Siro uống

8 Brufen Ibuprofen 100mg/5ml Hỗn dịch uống

9 Ameflu daytime Acetaminophen 500mg/200mg Viên nén bao


Guaifenesin /10mg/15mg phim
Phenylephrin
Dextromethorphan

10 Ameflu Acetaminophen 500mg/10mg Viên nén bao


nighttime Phenylephrin /15mg/4mg phim
Dextromethorphan
Clorpheniramin

12 Coldacmin Paracetamol 325mg//2mg Viên nén


Clorpheniramin

13 Panadol Paracetamol 500mg Viên nén

14 Panadol Extra Paracetamol 500mg/65mg Viên nén


Cafein

15 Sorbitol Sorbitol 5g Bột pha dung


Bidiphar dịch uống

39
16 Stiprol Glycerol 2,25g 3g Gel thụt trực
tràng

Thuốc 17 Smecta Diosmectite 3g Bột pha uống


tiêu hóa

18 Duphalac Lactulose 10g/15ml Dung dịch


uống

19 Grafort Dioctahedral 20ml Hỗn dịch uống


Smectite 3g

20 Telfast Fexofennadine 60mg; 120mg; Viên nén


Thuốc 180mg

chống dị 21 Clarystine Clarystine 10mg Viên nang

ứng 22 Chlorpheniramin Chlorpheniramin 4mg Viên nén

Audocal Desloratadine 10mg Viên nén

23 Acemuc Acetyl cystein 100mg Gói bột

Thuốc 24 ACC Acetyl cystein 200mg Gói bột

ho 25 Atussin Dextromethophan Siro; Viên


Chlorpheniramin nang mềm
Glycerin
Ammonium
26 Bilsovon Bromhexine 8mg Viên nén

27 Muscosvan Ambroxol 30mg Viên nén tròn

40
VITAMIN và khoáng chất

Bảng 17: Vitamin và khoáng chất

STT TÊN BIỆT HOẠT CHẤT HÀM LƯỢNG DẠNG BÀO


DƯỢC CHẾ

1 Neurobion Vitamin B1+B6+B12 Viên nén

2 Phamaton Nhân sâm, vitamin E, Viên nang mềm


vitamin B1

3 Nutroplex Vitamin A, B1, B2, B3, 60ml Siro


B6, D.
Fe
Lysin

4 Ceelin Vitamin C Siro


Đường Saccalose

5 Eneron C Vitamin B1, B2, B5, B6, 500mg Viên nén bao
B12, PP, C phim

X. Triển khai công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc
Trong thời gian em thực tập tại Nhà thuốc đã gặp một số bệnh nhân, nhân
viên bán thuốc theo đơn và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân nhiệt
tình và rất chu đáo. Bệnh nhân sử dụng thuốc và chưa gặp tác dụng không mong
muốn và chưa có trường hợp phàn nàn cũng như khiếu nại về thuốc và thái độ
của nhân viên.
• Một số mẫu đơn thuốc của bệnh nhân: ảnh)

41
Hình 6: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 1

Hình 7: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 2


42
Hình 8: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 3

43
Hình 9: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 4

44
Hình 10: Hình ảnh đơn thuốc của bệnh nhân 5

• Một số trường hợp đã gặp tại nhà thuốc trong quá trình thực tập:
Trường hợp 1: Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp + loét dạ dày tá tràng, có
mang theo đơn thuốc của bác sĩ

Nhân viên nhà thuốc lấy thuốc theo đơn và tư vấn:

Raciper 40mg (Esomeprazol) => uống 1 viên trước ăn sáng 30 phút.

Hydrocolacyl 5mg (Prednisolon) =>uống 1 viên sau ăn no lúc 8h.

Pomatat 140mg+158mg (Magnesi Aspartat) => Trưa uống 1 viên.\

45
Trường hợp 2: Bệnh nhân nam, tuổi 35, đầy bụng khó tiêu, ợ hơi. Không có tiền
sử bị bệnh dạ dày.

Nhân viên nhà thuốc cắt đơn và tư vấn:
Motilium M => 2 viên/lần , trước bữa ăn 30 phút, tăng co bóp cơ trơn đường
tiêu hóa giúp giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu sau khi ăn.
Men tiêu hóa Fildias: uống trước hoặc cùng bữa ăn.

Khuyên bệnh nhân đi khám tại bệnh viện nếu tình trạng ợ nóng, ợ hơi kéo
dài.

Trường hợp 3: Đơn thuốc của bác sĩ: Viêm niệu đạo cấp

Nhân viên nhà thuốc lấy thuốc theo đơn và tư vấn:
Skypodox – 200 => uống 2 viên/ngày x 2 lần sáng và tối sau ăn (uống trong
5 ngày liên tiếp).
Safaria => viên đặt âm đạo, đặt 1 viên vào buối tối trước khi ngủ trong 10
ngày liên tiếp.
Dung dịch vệ sinh: Sensi varina (nhân viên nhà thuốc tư vấn thêm) sử dụng
để vệ sinh vùng kín khi viêm nhiễm, đặc biệt phải vệ sinh sạch trước khi đặt
âm đạo Safaria.

Trường hợp 4: Bệnh nhân nữ, 30 tuối, bị ho, có đờm, người mệt mỏi.

Nhân viên nhà thuốc cắt đơn và tư vấn:
+ Kháng sinh:
Klamentin 875/125 => Uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày sáng và tối (sau ăn).
Cadiazith 500 => Uống 1 viên/ngày vào buối sáng trước ăn 30 phút.
+ Chống viêm:
Triamcinolone 4mg => Uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày sáng và tối sau ăn.
+ Thuốc trị ho, đờm:
Terpin – codein => uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày sáng và tối sau ăn.
46
+ Tăng cường đề kháng:
Dầu tỏi Konea => Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
+ Ngoài ra: súc họng bằng nước muối có tinh dầu (pha tại nhà thuốc, súc họng
ngày 2 - 3 lần).

Trường hợp 5: Bệnh nhân nữ, 40 tuối, viêm họng cấp, trào ngược dạ dày thực
quản, hay ợ chua.
+ Kháng sinh:
Augmentin => Uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày sáng và tối (sau ăn).
Muscosvan 30mg : Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.

Khuyên bệnh nhân đi khám tại bệnh viện nếu tình trạng ợ nóng, ợ hơi kéo
dài.

XI. Việc thực hiện các Quy định tại Nhà thuốc
11.1. Niêm yết giá
- Nhà thuốc có niêm yết giá thuốc trên từng đơn vị nhỏ nhất viên, vỉ, lọ, hộp.
Giá thuốc không cao hơn giá quy định của giá niêm yết trên trang giá bán lẻ của
Cục Quản Lý Dược Việt Nam.
- Nhà thuốc cồn có bảng niêm yết giá một số loại thuốc thông thường dán tại
Nhà thuốc và bảng giá in hành quyển tại Nhà thuốc cho người bán hàng và người
mua hàng tham khảo.

11.2. Đợt đào cập nhật kiến thức chuyên môn của nhà thuốc
Chủ nhà thuốc hàng Quý đều được tập huấn công tác chuyên môn với nội
dung sau: phổ biến các vấn đề liên quan, chính sách, thông tư nghị định của ngành
Dược.
Sau khi tập huấn về chủ nhà thuốc – Dược sĩ Đại học truyền đạt cho người
giúp việc để vào sổ “Sổ theo dõi các loại thuốc bị đình chỉ lưu hành” và kiểm tra
xem trong nhà thuốc có bán các loại thuốc bị đình chỉ đó hay không, thuốc không
đạt chất lượng phải bị thu hồi.
47
Nhà thuốc thường xuyên tham dự các hội thảo khoa học của các hang thuốc
về các loại thuốc mới.
Nhà thuốc trang bị Sách “Thuốc và biệt dược” phục vụ mục đích tra cứu thuốc.

11.3. Marketing của các hãng thuốc


Trong thời gian em được thực tập tại nhà thuốc Phương Anh, em đã được tiếp
xúc với nhiều bạn trình dược viên của các hang Dược, em nhận thấy vai trò quan
trọng trong việc triển khia chiến lược Marketing của hãng thuốc. Thông qua sự giới
thiệu của các bạn trình dược viên Nhà thuốc biết đến các sản phẩm của hãng thuốc
và giá cả của các sản phẩm của hãng thuốc đó. Từ đó, Nhà thuốc cân nhắc và lựa
chọn sản phẩm mình cần theo thương hiệu, mẫu mã, giá cả hay hậu mãi.\
Marketing thuốc thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược marketing
của thuốc và nhằm thỏa mãn nhu cầu của bệnh nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.
Bản chất thực hiện chăm sóc thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý chứ không
phải chỉ sản xuất hay kinh doanh lấy lợi nhuận.
Nhà thuốc là nơi phân phối trực tiếp sản phẩm của hãng thuốc đến tay người
tiêu dùng, cũng là nơi mà các hãng thuốc có thể sử dụng các chiến lược marketing
dành cho người tiêu dùng, đem thương hiệu của hãng mình đến với khách hàng.
Thuốc phải đảm bảo về chất lượng, hiệu quả và an toàn.
• Vai trò của trình dược viên trong Marketing của hãng Dược tại Nhà
thuốc:
- Giới thiệu về sản phẩm và bán sản phẩm.
- Phát triền thị trường, chịu trách nhiệm về độ phủ và doanh số bán hàng
trên địa bàn được giao.
- Thực hiện đầy đủ và chính xác các chương trình Marketing chăm sóc
khách hàng.
- Thu thập thông tin về sản phẩm, phản hồi của khách hàng và các hoạt
động của các đối thủ cạnh tranh.
- Nộp báo cáo độ phủ, dianh thu hàng tuần, theo mẫu của công ty.
- Nắm vững kiến thức về sản phẩm.
48
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của công ty.
• Chiết lược Marketing trong xây dựng và quảng cáo thương hiệu của các
hãng thuốc tại Nhà thuốc:
- Chiến lược sản phẩm: giới thiệu sản phẩm tốt cho Nhà thuốc, thỏa mãn đầy
đủ mong muốn của khách hàng, tạo dựng lòng trung thành với thương hiệu,
và cảm nhận giá trị vượt trội sản phẩm, các hoạt động marketing chăm sóc
hậu mãi sau bán hàng để duy trì khách hàng trung thành.
- Chiến lược giá: Giá cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến suy luận của khách
hàng về chất lượng sản phẩm dựa trên mức giá cho nên mỗi hãng cần có
chiến lược định giá phù hợp với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược phân phối: hãng thuốc áp dụng hai kênh phân phối là trực tiếp
hoặc gián tiếp (Nhà thuốc) tới khách hàng. Nhà thuốc có thể tác động đến
thương hiệu qua các hoạt động Marketing (Định giá bán lẻ, quảng cáo,
trưng bày, quầy hàng...). Nên hãng thuốc cần lựa chọn chiến lược phân
phối hợp lý cho từng sản phẩm (Phân phối rộng rãi, phân phối chọn lọc,
phân phối độc quyền).
- Chiến lược truyền thông Marketing: là phương tiện thông qua hãng thuốc
trực tiếp hay gián tiếp nhắc nhở người tiêu dùng về thương hiệu, sản
phẩm họ bán. Yếu tố then chốt hình thành thương hiệu và quảng bá
thương hiệu là quan hệ với khách hàng.
- Quảng cáo sản phẩm của hãng với khách hàng từ đó thúc đẩy việc
mua hàng tại Nhà thuốc:
+ Quảng cáo qua truyền hình
+ Quảng cáo báo, tạo chí, tờ rơi.
+ Quảng cáo qua báo mạng.
+ Quảng cáo qua tổ chức sự kiện, tài trợ cho sự kiện cộng đồng, tổ chức
hội thảo khoa học.
- Tặng quà: thuốc là loại hàng hóa đặc biệt vì thế việc muốn khuyến mại để
bệnh nhân mua thuốc theo đơn là không được phép, người ta chỉ cho phép
giới thiệu mặt hàng và cung cấp thông tin cần thiết về sử dụng thuốc cho
bệnh nhân. Đối với thuốc không kê đơn hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe
49
khuyện mại là hình thức kích thích ngắn hạn để thúc đẩy tiêu dùng nhằm
tới Nhà thuốc và người tiêu dùng để họ mua thuốc không kê đoen lần đầu
tiên, mua nhiều hơn, mua sớm hơn, thường xuyên hơn bằng hình thức như
tặng quà, giảm giá khi mua hàng với số lượng lớn.
- Nhân viên bán hàng, hãng trực tiếp tư vấn, giải quyết các thắc mắc của
khách hàng về sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho khách hàng yên tâm về
thương hiệu, về sản phẩm khi họ đang sử dụng.
- Sử dụng hay thuê người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu, giới thiệu về
sản phẩm:
Người mẫu, ca sĩ, diễn viên điện ảnh, vận động viên thể thao…giúp thương
hiệu nhanh chóng đi vào trí nhớ và chiếm được niềm tin của khách hàng.

50
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau thời gian thực tập tại nhà thuốc Phương Anh, em đã học hỏi được một
số kinh nghiệm thực tế quý báu. Em xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị nhân
viên đang làm việc tại nhà thuốc Phương Anh đã tại điều kiện cho em cơ hội học
hỏi kinh nghiệm thực tế, đã trực tiếp hướng dẫn chỉ dạy cho em trong suốt thời
gian em thực tập tại nhà thuốc. Tạo tiền đề cho em để sau này khi ra trường dù
công tác ở bất kì vị trí nào chúng em cũng có đủ tự tin để hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình.
Trong quá trình thực tập tại nhà thuốc Phương Anh, em thấy được nhà thuốc
đã thực hiện theo nguyên tắc “Thực hành nhà thuốc tốt – GPP” theo quy định về
hồ sơ pháp lý, nhân sự, có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, chấp hành các quy
định chuyên môn trong mua bán, bảo quản, theo dõi chất lượng thuốc, chú trọng
công tác quản lý thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt, thuốc bán theo đơn.
Với việc đem lại rất nhiều lợi ích từ việc đi thực tập tại môi trường tốt như
nhà thuốc Phương Anh, không chỉ giúp em có nhiều trải nghiệm thực tế nhất,
giúp tích lũy được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm trước khi bước ra khỏi môi
trường học đường mà còn có những định hướng phát triển cho tương lai của mình.
Qua đó có thể thấy được vai trò rất quan trọng của việc đi thực tập góp phần đào
tạo ra được đội ngũ lao động tốt góp phần phát triền ngành nghề Y Dược, phát
triển xây dựng đất nước.

51
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2021

Xác nhận của cơ sở

52
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2021

Giáo viên hướng dẫn

53

You might also like