You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DƯỢC

BÁO CÁO THỰC TẾ TẠI NHÀ THUỐC

Sinh viên : Nguyễn Trí Tâm


Lớp : VB2 - 2016
Giảng viên hướng dẫn : DS. Đoàn Như Thủy

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực tập tại nhà thuốc Ngọc Vy, nhóm chúng em đã được làm
quen với các cô chú dược sĩ nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là Ds. Đoàn Như Thủy đã tận tình
hướng dẫn em và Ds. Nguyễn Thị Phương Vy đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để chúng em
được học hỏi những kinh nghiệm quý báu này.

Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Dược đã
cung cấp cho em nhiều kiến thức thực tiễn phục vụ tốt trong suốt quá trình thực tập. Đặc
biệt là DS. Nguyễn Mạnh Huy đã tạo điều kiện cho tụi em xin được giấy giới thiệu của nhà
trường, từ đó có thể dễ dàng xin được thực tập ở nhà thuốc. Đối với những sinh viên chưa
có kinh nghiệm, còn thiếu nhiều kỹ năng và thiếu tự tin như chúng em đây là một sự trợ
giúp vô cùng to lớn. Em xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của anh và nhà trường.

1
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................................................... 1
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................ 2
1. LỊCH LÀM VIỆC TẠI NƠI THỰC TẬP ................................................................................................. 4
2. GIỚI THIỆU NHÀ THUỐC ..................................................................................................................... 5
3. NỘI DUNG CÁC CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .................................................................. 6
3.1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÀ THUỐC ............................................................................................................. 6
3.1.1. Quy mô hoạt động ............................................................................................................................. 6
3.1.2. Loại hình kinh doanh......................................................................................................................... 6
3.1.3. Các giấy tờ pháp lý ........................................................................................................................... 6
3.1.4. Tổ chức nhân sự ................................................................................................................................ 6
3.1.5. Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc ......................................................................................... 6
3.2. SẮP XẾP, PHÂN LOẠI VÀ BẢO QUẢN THUỐC:................................................................................................ 7
3.2.1. Sắp xếp, phân loại thuốc: .................................................................................................................. 7
3.2.2. Bảo quản thuốc: ................................................................................................................................ 8
3.2.3. Vai trò và hiệu quả của phần mềm quản lý nhà thuốc: ..................................................................... 9
3.2.4. Các nhóm thuốc, thực phẩm chức năng có ở nhà thuốc: .................................................................. 9
3.2.4.1. Các nhóm thuốc: ................................................................................................................................................9
3.2.4.2. Thực phẩm chức năng: ....................................................................................................................................11
3.3. THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC – GPP: ....................................................................................................... 12
3.3.1. Những nội dung GPP nhà thuốc thực hiện: .................................................................................... 12
3.3.2. Nhận xét: ......................................................................................................................................... 14
3.3.3. Các SOP và biểu mẫu của nhà thuốc: ............................................................................................. 14
3.3.4. Vai trò của dược sĩ đại học trong nhà thuốc: .................................................................................. 14
3.4. TÌNH HÌNH BÁN NHẬP THUỐC .................................................................................................................... 15
3.4.1. Cách tổ chức nhập thuốc ................................................................................................................. 15
3.4.2. Tình hình bán thuốc tại nhà thuốc ................................................................................................... 15
3.4.2.1. Các nhóm thuốc bán ra nhiều nhất.............................................................................................................15
3.4.2.2. Tình hình bán thuốc tự khai bệnh: ..............................................................................................................16
3.4.2.3. Tình hình bán thuốc kê đơn: .......................................................................................................................17
3.4.2.4. Tình hình bán thực phẩm chức năng: .........................................................................................................20
3.4.3. Các loại chi phí nhà thuốc đang thực hiện: .................................................................................... 21
3.5. THÔNG TIN GIỚI THIỆU THUỐC VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC: .......................................................... 21
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP ....................................................................................22
4.1. NHỮNG KIẾN THỨC LÝ THUYẾT ĐƯỢC CỦNG CỐ....................................................................................... 22
4.2. NHỮNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐƯỢC HỌC THÊM ...................................................................................... 22
4.3. NHỮNG KINH NGHIỆM THỰC TIỄN ĐƯỢC TÍCH LŨY .................................................................................. 23

3
1. LỊCH LÀM VIỆC TẠI NƠI THỰC TẬP

Buổi Thời gian thực tập Ký tên Ký xác nhận

1 Sáng 6/8 từ 7h – 11h30

2 Sáng 7/8 từ 7h – 11h30

3 Sáng 8/8 từ 7h – 11h30

4 Sáng 9/8 từ 7h – 11h30

5 Sáng 10/8 từ 7h – 11h30

6 Sáng 11/8 từ 7h – 11h30

7 Sáng 12/8 từ 7h – 11h30

8 Tối 13/8 từ 17h30 – 22h

9 Tối 14/8 từ 17h30 – 22h

10 Tối 15/8 từ 17h30 – 22h

Xác nhận của cơ sở


(ký tên, đóng dấu)

4
2. GIỚI THIỆU NHÀ THUỐC
 Nhà thuốc Ngọc Vy nằm ở số 16 đường số 7, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân,
Tp. Hồ Chí Minh.
 Mặt bằng nằm ở ngã 3 đường, khá rộng rãi, thoáng mát, số lượng người lưu thông
ở mức độ trung bình.
 Đây là nhà thuốc tư nhân, được thành lập từ năm 2012.
 Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP từ năm 2012 đến nay.

Hình ảnh Nhà thuốc Ngọc Vy

5
3. NỘI DUNG CÁC CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Tổ chức hoạt động nhà thuốc
3.1.1. Quy mô hoạt động
 Nhà thuốc Ngọc Vy hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm
chức năng.
3.1.2. Loại hình kinh doanh
 Nhà thuốc do UBND TP.HCM cấp giấy phép kinh doanh dưới hình thức Hộ kinh
doanh cá thể và Sở Y tế TP.HCM cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược.

3.1.3. Các giấy tờ pháp lý

Loại giấy tờ Nơi cấp Năm cấp


Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
Sở Y tế 2018 (cấp lại)
doanh dược
Chứng chỉ hành nghề dược
Sở Y tế 2016
– Dược sĩ Đoàn Như Thủy
Giấy chứng nhận đạt GPP Sở Y tế 2018 (cấp lần 3)
Giấy chứng nhận đăng ký thuế Bộ tài chính 2010
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh UBND Q. Bình Tân 2017 (cấp lần 2)
3.1.4. Tổ chức nhân sự
 Nhà thuốc Ngọc Vy có 3 người:
- 01 dược sĩ đại học chịu trách nhiệm chuyên môn: Đoàn Như Thủy.
- 01 dược sĩ cao đẳng trực tiếp bán hàng: Lê Thị Ái Hằng.
- 01 dược sĩ trung học trực tiếp bán hàng đồng thời là chủ hộ kinh doanh: Nguyễn Thị
Phương Vy.
3.1.5. Cách bố trí và trưng bày trong nhà thuốc

Mỹ phẩm Thực phẩm


Thuốc kê Thuốc chức năng
Dụng cụ y đơn không
tế kê đơn

đông y
Thuốc

Thuốc
ngoài
dùng

Thuốc dùng ngoài


Lối đi 
Ra lẻ

phẩm
Thực
năng
chức

Tư vấn
Ra lẻ
 Lối đi 
Sơ đồ bố trí trong nhà thuốc

6
3.2. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc:
3.2.1. Sắp xếp, phân loại thuốc:
 Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc dùng ngoài, thuốc đông y, thực phẩm
chức năng, mỹ phẩm và dụng cụ y tế được bày riêng ở từng tủ kính riêng, có khóa
và nhãn riêng dễ đọc.
 Thuốc kiểm soát đặc biệt cũng nằm trong ngăn kéo riêng, có khóa chắc chắn.
 Thuốc được xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
- Kháng nấm và kháng virus.
- Kháng sinh.
- NSAIDs.
- Hen suyễn.
Thuốc kê đơn - Nhỏ mắt.
- Tim mạch.
- Tiểu đường.
- Rối loạn lipid máu.
- Cơ xương, khớp.
- Thuốc giảm đau.
- Kháng histamine.
- Nhỏ mắt, tai, mũi.
- Dạ dày.
Thuốc không kê đơn - Tiêu hóa.
- Gan mật.
- Ngừa thai.
- Hô hấp.
- Vitamin & kháng chất.
- Thần kinh.
- Gan.
- Thận.
Thuốc đông y - Siro ho.
- Đại tràng.
- Kinh nguyệt

- Dung dịch (hỗn dịch) sát khuẩn,
nấm.
- DD súc miệng.
Thuốc dùng ngoài - DD vệ sinh phụ nữ.
- Kem trị sẹo.
- Cao dán, dầu

- Xương khớp.
- Tim mạch.
- Thần kinh.
Thực phẩm chức năng
- Tiêu hóa.
- Gan.
- Thận.
7
- Da.
- Mắt.
- Giảm cân.

- Sửa rửa mặt.
- Vaselin.
- Dầu gội.
- Kem trị mụn, sẹo thâm.
Mỹ phẩm
- Kem đánh răng.
- Sữa tắm em bé.
- Phấn rơm.

- Gạc, bông, băng.
- Bơm tiêm.
- Găng tay.
Dụng cụ y tế
- Khẩu trang.
- Que thử thai.

 Nguyên tắc sắp xếp:
- 3 dễ: dễ tìm, dễ thấy, dễ kiểm tra.
- Tên sản phẩm, hình ảnh phân biệt trên bao bì được quay ra ngoài, để tiện theo dõi
trong quá trình nhập xuất.
- FIFO: hàng nhập trước xuất trước.
- FEFO: hàng có hạn dùng ngắn hơn xếp ra ngoài hoặc để lên phía trên.
- Chống đổ vỡ: Hàng nặng để dưới, hàng nhẹ để trên. Các mặt hàng dễ vỡ như chai
lọ thủy tinh, ống tiêm truyền, dầu, siro… để ở trong và không xếp chồng lên nhau.
- Với những hàng bán lẻ: hộp lẻ là hộp có đánh dấu “X” bằng viết lông trên vỏ, bán
hết hộp lẻ mới khui hộp mới nhằm tránh mở cùng lúc nhiều hộp.
- Giấy tờ, sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn, tài liệu tham khảo được phân loại
và sắp xếp riêng.
- Có vị trí để tư trang, vật dụng cá nhân cho nhân viên.
3.2.2. Bảo quản thuốc:
 Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng được quy định tại SOP 04 trong Bộ Quy
trình thao tác chuẩn.
 Thuốc được bảo quản trong các tủ có ngăn kéo và khóa, có nhiệt kế và ẩm kế để
theo dõi. Duy trì từ 25 – 30ºC, độ ẩm 70%.

8
 Nhà thuốc không kinh doanh các thành phẩm đặc biệt yêu cầu bảo quản 2 – 8ºC nên
không bố trí thiết bị chuyên dụng.
 Quy trình theo dõi số lượng thuốc được theo dõi bằng phần mềm Viettel.
3.2.3. Vai trò và hiệu quả của phần mềm quản lý nhà thuốc:
 Vai trò:
- Quản lý hoạt động bán hàng
- Quản lý hóa đơn
- Truy xuất được nguồn gốc thuốc
- Quản lý danh mục của nhà cung cấp và khách hàng
- Báo cáo thống kê
- Quản lý công nợ
- Databoard quản lý tổng hợp
- Kết nối trực tiếp với nguồn dữ liệu Dược quốc gia
- Quản lý hạn sử dụng của các loại thuốc

 Hiệu quả:
- Giảm thiểu tối đa thủ tục giấy tờ thủ công rắc rối.
- Cung cấp số liệu tức thì ở bất cứ nơi nào.
- Triển khai nhanh chóng, đơn giản, vận hành tốt và luôn được bảo mật.
3.2.4. Các nhóm thuốc, thực phẩm chức năng có ở nhà thuốc:
3.2.4.1. Các nhóm thuốc:

ĐƯỜNG ĐƠN VỊ TÍNH &


STT TÊN BIỆT DƯỢC TÊN HỌAT CHẤT
DÙNG DẠNG BÀO CHẾ
I Thuốc kháng sinh
Amoxicillin 875 mg
Hộp 2 vỉ x 7 viên bao
1 Augmentin 1g Acid clavulanic 125 PO
phim
mg
Cefixime trihydrat
2 Cefixim 100 PO Hộp 1 vỉ x 10 viên nang
100 mg
Cefuroxim axetil 500 Hộp 1 vỉ x 10 viên bao
3 Cefuroxim 500 mg PO
mg phim

9
Novomycine 3 Spiramycin Hộp 2 vỉ x 5 viên bao
4 PO
M.IU 3.000.000 IU phim
Hộp 1 vỉ x 4 viên nang
5 Ceftanir 300 mg Cefdinir 300 mg PO
cứng
II Kháng nấm – virus
Acyclovir Stada Dùng
1 Acyclovir 50 mg Hộp 1 tuýp 5 g
Cream ngoài
Hộp 1 vỉ x 4 viên bao
2 Flagentyl 500 mg Secnidazol 500 mg PO
phim
Metronidazole 250 Hộp 2 vỉ x 10 viên bao
3 Flagyl 250 mg PO
mg phim
Metronidazol Stada Metronidazol 250 Hộp 2 vỉ x 10 viên bao
4 PO
250 mg mg phim
Nystatin 500.000 Hộp 2 vỉ x 8 viên bao
5 Nystatin 500.000 IU PO
IU đường
III NSAIDs
Hộp 3 vỉ x 10 viên bao
1 Pitorix 90 mg Etoricoxib 90 mg PO
phim
Diclofenac
2 Cataflam 25 PO Hộp 10 viên bao đường
postassium 25 mg
Diclofenac Stada Diclofenac sodium Hộp 5 vỉ x 10 viên bao
3 PO
50 mg 50 mg phim
Diclofenac sodium Hộp 25 vỉ x 4 viên bao
4 Neo-pyrazon PO
50 mg phim
Hộp 2 vỉ x 10 viên bao
5 Mobic 7,5 mg Meloxicam 7,5 mg PO
phim
IV Tim mạch
Amlodipin besylate 5
1 Amlor 5 mg PO Hộp 3 vỉ x 10 viên nang
mg
Amlodipin Stada Amlodipin besylate 5
2 PO Hộp 3 vỉ x 10 viên nang
5mg mg
Perindopril arginin Hộp 1 lọ x 30 viên bao
3 Coversyl 5 mg PO
5mg phim

10
Hộp 3 vỉ x 10 viên
4 Nifehexal retard Nifedipin 20 mg PO
phóng thích kéo dài

5 Czartan-50 Losartan kali 50 mg PO Hộp 5 vỉ x 10 viên nén

V Tiêu hóa
Cimetidin Stada
1 Cimetidin 400 mg PO Hộp 5 vỉ x 10 viên
400 mg
Domperidon Stada
2 Domperidon 10 mg PO Hộp 10 vỉ x 10 viên
10mg
Alverine Citrate
3 Meteospasmyl PO Hộp 2 vỉ x 10 viên nén
Simethicone
4 Glomoti-M Domperidon 10 mg PO Hộp 10 vỉ x 10
Domperidon maleate
5 Motilium-M PO Hộp 10 vỉ x 10 viên
12,72 mg
VI Đái tháo đường
Hộp 2 vỉ x 15 viên
Diamicron MR
1 Gliclazide 60mg PO phóng thích có kiểm
60mg
soát
Gliclazide STADA
2 Gliclazide 80 mg PO Hộp 6 vỉ x 10 viên nén
80
3 Glucobay 50 Acarbose 50 mg PO Hộp 10 vỉ x 10 viên nén
Metformin HCl 850 Hộp 5 vỉ x 20 viên bao
4 Glucophage 850 PO
mg phim
Metformin HCl 500
Hộp 2 vỉ x 15 viên bao
5 Glucovance mg PO
phim
Glibeclamide 5 mg
3.2.4.2. Thực phẩm chức năng:

TÊN ĐƯỜNG
STT HỌAT CHẤT CHÍNH ĐVT
TPCN DÙNG
Immune- Gamma 25 mg L-Carnitine
Cao Hà thủ ô đỏ 150 mg fumarate 50 mg Viên
1 Maxxhair Cao Hoàng cầm 150 mg Kẽm 5 mg PO nén bao
Cao Thổ phục linh 125 mg Vitamin B5 3,5 mg phim
L-Arginine 75mg Biotin 20 mcg

11
Chai 90
Diệp Hạ viên
2 Diệp hạ châu đắng 250 mg PO
Châu bao
phim
Đương quy 350
Chiết xuất Bạch quả 20 mg
mg
Cao khô Ích mẫu 15 mg
Ngưu tất 350 mg Hộp 3
Hoạt huyết Cao khô Xuyên khung 10.8
Thục địa 350 mg vỉ x 10
3 Minh Não mg PO
Magnesium citrat viên
Khang Lạc tiên 300 mg
54 mg nang
Táo nhân 97.5 mg
Vitamin B6 0.5 mg
Tâm sen 75 mg

Astaxanthin 6mg
Thục địa 80mg
Tinh chất mầm đậu tương
Sắc Ngọc Ích mẫu 80mg Chai 60
4 160 mg PO
Khang Dầu gấc 20mg viên
Quy râu 80mg
L-cystin 300mg
Ngưu tất 80mg
Canxi 30 mg
Cao thiên niên kiện 300 mg
Magie 5,8 mg Hộp 3
Glycin 100 mg
Cốt thoái Dầu vẹm xanh 1 vỉ x 10
5 MSM 80 mg PO
vương mg viên
Chiết xuất nhũ hương 50 nén
Vitamin B1, B2,
mg
K2…

3.3. Thực hành tốt nhà thuốc – GPP:


3.3.1. Những nội dung GPP nhà thuốc thực hiện:
Dựa theo thông tư 02/2018/TT-BYT Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, nhà
thuốc Ngọc Vy đã đạt những nội dung sau:

 Nhân sự: như mục 3.1.4


 Cơ sở vật chất:

12
- Diện tích nhà thuốc 18,5 m2.
- Địa điểm riêng biệt, thoáng mát, xây dựng bằng tường gạch, trần chống bụi, nền
gạch ceramic, cửa kính và cửa sắt kéo.
- Có bố trí khu vực thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thuốc
đông y, mỹ phẩm và y dụng cụ, ngăn ra lẻ. Ngoài ra còn có khu vực rửa tay và tư
vấn.
- Tủ trưng bày hàng hóa là cửa kính kéo, có khóa và được dán nhãn theo từng khu
vực kể trên.

 Trang thiết bị:


- Có quầy, tủ, kệ để bảo quản thuốc.
- Có 01 máy lạnh, 01 máy quạt trẹo tường để duy trì điều kiện bảo quản.
- Có 01 bộ nhiệt ẩm kế tự ghi để theo dõi điều kiện bảo quản.
- Có thiết bị chữa cháy.
- Hệ thống máy vi tính với phần mềm quản lý thuốc phù hợp với điều kiện và quy
mô hoạt động của nhà thuốc. Máy tính truy cập được internet.
- Có 01 máy in.

 Ghi nhãn thuốc:


- Có bao bì kín khí để ra lẻ thuốc và nhãn để ghi các thông tin hướng dẫn cách dùng
thuốc.
- Thông tin trên nhãn bao gồm: tên thuốc, hàm lượng, cách dùng và liều dùng.

 Hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn:


- Hệ thống máy tính theo dõi các hoạt động tại nhà thuốc: thông tin khách hàng, các
biểu mẫu báo cáo…
- Nhà thuốc có trang bị tài liệu chuyên môn và quy chế dược hiện hành.

 Thực hiện quy chế chuyên môn – thực hành nghề nghiệp:
- Có 5 SOP và các biểu mẫu liên quan.
- Tại thời điểm kiểm tra có thuốc trưng bày trên tủ kệ.

 Kiểm tra chất lượng:

13
- Có quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng.
- Có theo dõi và ghi chép điều kiện bảo quản trong nhà thuốc. Tại thời điểm kiểm
tra, điều kiện bảo quản trong nhà thuốc là: nhiệt đô 28oC, độ ẩm 60%.
- Phần mềm quản lý theo dõi được số lô và hạn dùng của thuốc.
3.3.2. Nhận xét:
 Nhà thuốc đã đạt các nội dung theo bảng check list kiểm tra và thực hành tốt cơ sở
bán lẻ thuốc.
 Tuy nhiên, nhà thuốc còn sắp xếp lẫn lộn giữa thuốc và các sản phẩm không phải là
thuốc.
 Nhà thuốc không có kho bảo quản, không pha chế theo đơn.
3.3.3. Các SOP và biểu mẫu của nhà thuốc:
 Nhà thuốc có 5 SOP:
- Quy trình thao tác chuẩn mua thuốc
- Quy trình thao tác chuẩn bán và tư vấn sử dụng thuốc bán theo đơn
- Quy trình thao tác chuẩn bán và tư vấn sử dụng thuốc bán không theo đơn
- Quy trình thao tác chuẩn bảo quản và theo dõi chất lượng
- Quy trình thao tác chuẩn giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi

 Nhà thuốc có 4 biểu mẫu:


- Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ
- Sổ theo dõi xuất, nhập, tổn kho thuốc dạng phối hợp chứa dược chất gây nghiện,
thuốc dạng phối hợp chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp chứa tiền
chất, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất thuộc danh mục
chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
- Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ.
- Sổ theo dõi tác dụng phụ.
3.3.4. Vai trò của dược sĩ đại học trong nhà thuốc:

14
 Dược sĩ Đại học là người phụ trách chuyên môn tại nhà thuốc, tham gia vào bán
thuốc, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho bệnh nhân.

 Đảm bảo việc xuất - nhập thuốc, sắp xếp, bảo quản thuốc theo yêu cầu của GPP.

 Ngoài ra Dược sĩ Đại học còn chịu trách nhiệm trong đào tạo, hướng dẫn nhân viên
nhà thuốc các quy trình thao tác chuẩn, sử dụng phầm mềm quản lý nhà thuốc.

 Đóng vai trò như dược sĩ lâm sàng tại nhà thuốc, theo dõi và thông báo cho cơ quan
y tế về tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

3.4. Tình hình bán nhập thuốc


3.4.1. Cách tổ chức nhập thuốc
 Dự trù thuốc: Thuốc được dự trù hàng ngày.
 Mua thuốc: Nhân viên nhà thuốc thực hiện việc mua thuốc tại chợ thuốc và các công
ty phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh theo đơn dự trù. Thuốc được giao đến
nhà thuốc Ngọc Vy theo lịch 1 lần/ tuần. Ngoài ra, nhân viên các công ty phân phối
thuốc thực hiện giao hàng theo đơn hàng đã đặt trước.
 Nhập thuốc: Sau khi thuốc được giao bởi bộ phận mua hàng thì nhân viên nhà thuốc
có trách nhiệm nhập hàng sẽ tiến hành kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thuốc, cảm quan
chất lượng, bao bì, hạn sử dụng và số lô. Sau khi kiểm tra và đối chiếu với phiếu
mua hàng, nhân viên nhà thuốc sẽ nhập thuốc vào phần mềm bán hàng.
3.4.2. Tình hình bán thuốc tại nhà thuốc
3.4.2.1. Các nhóm thuốc bán ra nhiều nhất
Nhóm thuốc Ví dụ
Thuốc giảm đau hạ sốt Panadol Extra, Hapacol, Alaxan
Nhỏ mắt Efticol, Osla, V-Rohto
Tiêu hóa Phosphalugel, Lomac 20, Enterogermina
Vitamin khoáng chất Vitamin C 500 mg, Vitamin 3B, Calci Sandoz
Đông dược Hoạt huyết Nhất Nhất, siro ho (Prospan, Astex, Bảo Thanh…)
Nhận xét:

 Các loại thuốc được mua nhiều nhất hầu hết đều là các thuốc không kê đơn, được
quảng cáo nhiều trên truyền hình, nên để dàng tiếp cận với người tiêu dùng.
 Các sản phẩm này chủ yếu điều trị các bệnh thông thường theo mùa như cảm cúm,
sốt, ho, sổ mũi và một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, mát gan giải độc.

15
3.4.2.2. Tình hình bán thuốc tự khai bệnh:
Bệnh thường
STT Triệu chứng Thuốc bán ra
gặp
Trivacin Extra
(Paracetamol,
Dextromethorphan,
Viêm họng, sổ mũi, ho có Chlorpheniramin,
1
đàm Guafenensin)
Dexamethason 0.5 mg
Acetylcystein 200 mg
Vitamin C 500 mg
Ameflu
Viêm đường
I Bromhexin 8mg
hô hấp
Cedipect (Codein
2 Cảm, ho đàm, đau đầu
phosphat hemihydrat
10mg, Glyceryl guaiacolat
1000mg)
Rataf cold (Paracetamol
500 mg, Loratadin 5 mg,
3 Cảm, ho khan, sổ mũi Dextromethorphan 5 mg)
Eugitol
Vitamin C 500
Esomeprazol Stada 20mg
1 Đau vùng thượng vị
Alu- P gel
Alverin 40 mg
II Tiêu hóa Domperidon 10 mg
2 Đau bụng, tiêu chảy Biolac 500 mg
Loperamid HCl 2 mg
Berberin
Đau khớp gối khi vận động, Glucosamin 500 mg
1 triệu chứng giảm khi nghỉ Paracetamol 650 mg
ngơi Meloxicam 7,5 mg
Cơ xương
III Daflon (Diosmin: 450mg,
khớp
Hesperidin: 50mg)
2 Giãn tĩnh mạch
Rutin C (Rutin 50mg,
Vitamin C 50 mg)
Loratadin 10 mg
Ngứa, xuất hiện các vết màu Prednisolon 5 mg
1
đỏ trên cổ Vitamin C 500 mg
IV Dị ứng Chophytin
Telfast HD 180 mg
2 Dị ứng sau khi ăn hải sản Prednisolon 5 mg
Vitamin C 500 mg
Ibucet (Paracetamol 325
mg, Ibuprofen 200 mg)
V Thần kinh 1 Đau đầu, mất ngủ
Ginkgo Forte
Rotunda (Rotundin 30mg)
16
Paracetamol 500 mg
Mefenamic acid STADA
2 Chóng mặt, nhức đầu
Ginkgo Forte
Cinnarizin
Nhận xét:

 Người bệnh đến nhà thuốc và khai về các triệu chứng gặp phải đa phần là các bệnh
như cảm sốt, đau đầu, viêm mũi họng, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, ho. Các thuốc mà
dược sĩ cho hầu hết là không kê đơn và điều trị các triệu chứng này.
 Trong quá trình bán, nhân viên nhà thuốc đã tư vấn hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh
nhân, kèm theo lời khuyên nếu không thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ.
 Một số trường hợp bệnh nhân đến than phiền bệnh mà dược sĩ thấy các dấu hiệu bất
thường như sốt không giảm sau khi uống Paracetamol, đau bụng nhiều ngày, ho kéo
dài 2 tuần… thì dược sĩ nhà thuốc có khuyên bệnh nhân đến gặp bác sĩ khám.
 Tuy nhiên, việc sử dụng corticoid uống trong nhiều trường hợp đau họng, đau nhức
xương khớp, dị ứng… vẫn còn bị lạm dụng ở nhà thuốc với lý do bệnh nhân yêu
cầu cho thuốc mạnh, chỉ mua 1 ngày thuốc hay dùng thuốc trước đó nhưng không
khỏi bệnh.

3.4.2.3. Tình hình bán thuốc kê đơn:


Thống kê 20 đơn thuốc bán ở nhà thuốc như sau:

STT Chẩn đoán Đơn thuốc Thuốc bán ra

Đái tháo đường Golddicron 30 mg Diamicron MR 30 mg


type 2/ Tăng Metformin 1000 mg Glucofine 1000 mg
lippid máu hỗn Eftirosu 10 mg Rosuvastatin Stada 10 mg
hợp/ Bệnh viêm
Silymarin 70 mg Silymarin 70 mg
1 gan khác – tăng
men gan nhẹ/ Mobic 7,5 mg Mobic 7,5 mg
Thoái hóa cột Esomeptab 40 mg Esomeprazol 40 – US
sống/ Viêm dạ dày
và tá tràng
Amlodipin 5 glomed Amlodipin Stada 5 mg
Tăng huyết (Amlodipin) (Amlodipin)
2 áp,nhồi máu cơ Atenolol STADA 50 mg Không có hàng thay thế
tim (Atenolol)
Aspirin 81mg Aspirin 81mg
17
Atorvastatin 20 mg Lipistad 20 mg

Esomeprazol Stada 40 mg Esomeprazol 40 – US


Viêm dạ dày H. Hagimox 500 mg Amoxicilin 500 mg
Pylori dương tính
3 Nirdicin 500 mg Levofloxacin 500 mg
/ Hội chứng ruột
kích thích Mebsyn 135 mg Mebsyn 135 mg
Yumangel F 1,5 g/ 15 ml Yumangel F 1,5 g/ 15 ml
Augmentin 1g Augmentin 1g
Prednisolon 5 Prednisonlon 5
4 Viêm xoang
Acetylcystein 200 mg Acetylcystein Stada 200 mg
Paracetamol 500 Panadol 500 mg
Cefuroxim 500 mg Negacef 500 mg
Viêm ống tai
5 Lotufast 60 mg Telfast 60
ngoài nghi do nấm
Magnesi B6 Magne B6 Corbiere
Scanax 500 mg Scanax 500 mg
Nhiễm trùng tiêu
Drotaverin 40 mg Alverin 500 mg
6 hóa, nhiễm trùng
Domitazol Domitazol
tiểu

Clamoxyl 250 Clamoxyl 250


Viêm đường hô Naflux α-choay
7
hấp Chlorpheniramin Chlorpheniramin 4 mg
Theralen Theralen
Zinnat 250 mg Negacef 250 mg
Viêm họng cấp – Chymodk 8,4 Chymodk 8,4
8
mủ Prospan Prospan
Bioflora 100 mg Enterogermina
Cefaclor 500 mg Cefaclor 500
Serratiopeptidase Serratiopeptidase
Viêm đường hô
9 Paracetamol 500 mg Paracetamol 500 mg
hấp trên, sốt
Vitamin C C500
Natriclorid 0.9% nhỏ mắt Efticol
Diclofenac 50 mg Diclofenac 50 mg
Paracetamol 500 mg Paracetamol 500
10 Viêm đa khớp
Vitamin B1 50 mg Vitamin B1 50 mg
Vitamin A-D Vitamin A-D
18
Furosemid 40 mg Furosemid Stada 40 mg
Glucosamin sulphat 500 Glucosamin sulphat 500 mg
mg
Viêm khớp dạng Methyl prednisolon 16 mg
11 Agimetpred 16
thấp
Trimafort Trimafort
Piracetam 1200 mg Piracetam 1200 mg
Pantoprazole 40 mg Pantoprazole Stada 40 mg
Mephenesin 250 mg Décontractyl 250 mg
Meloxicam 7,5 mg Mobic 7,5 mg
Trimetazidin Stada MR 35 Trimetazidin Stada MR 35
12 Đau cột sống lưng
mg mg
Cetirizin 10 mg Cetirizin 10 mg
Domperidon 10 mg Domperidon 10 mg
Nifedipin 10 mg Nifedipin Stada 10 mg
Allopurinol 300 mg Allopurinol Stada 300 mg
Tăng huyết áp/ Atorvastatin 10 mg Lipistad 10
13 Rối loạn lipid/ Trimetazidin Stada MR 35 Trimetazidin Stada MR 35
Thiếu máu cơ tim mg mg
Aspirin 81 mg Aspirin Stada 81 mg
Omeprazol 20 mg Omeprazol 20 mg
14 Obimin Obimin
Thai 21 tuần tuổi
Canxi corbie Canxi corbie
15 Prednisolone 5 Prednisolone 5
Chàm L-cystein L-cystine
Vitamin E Enat 400
16 Rhodogyl Rhodogyl
Nhổ răng Prednisolone 5 Prednisolone 5
Alaxan Alaxan
17 Trật củ khớp quay Rexcal Rexcal
trụ dưới tay Zydcox 90 mg (Etoricoxib) Pitorix 90 mg
18 Rodogyl Dorogyne
Nhổ răng Prednisolon Prednisolon
Diantavic Dianfagic
19 Viêm kết mạc mắt Tetra 500 Tetracyclin 500

19
Prenisolon 5 Prenisolon 5
Certirizin 5 Certirizin 5
Vitamin C 500 Vitamin C 500
20 Cảm do virus cúm Danapha Telfadin 60 mg Telfast 60 mg
được định – viêm Partamol 500 mg Panadol 500 mg
xoang cấp Ciprofloxacin 500 mg Scanax 500 mg

Nhận xét:

 Đối với các trường hợp mua thuốc theo toa của bác sĩ, nhà thuốc chỉ bán khi người
bệnh có mang theo toa thuốc và bán đúng các thuốc được chỉ định.
 Trong trường hợp không có đúng biệt dược như được kê, nhân viên nhà thuốc xem
xét lại cơ số thuốc đang có và gợi ý thuốc thay thế kèm theo giải thích cụ thể cho
người bệnh và chỉ đổi khi nhận được sự đồng ý của bệnh nhân.
 Tất cả các đơn thuốc đều được nhân viên tư vấn về cách dùng thuốc và các tác dụng
ngoài ý muốn có thể xảy ra.
 Tuy nhiên, việc ghi chép các toa thuốc kê đơn đã bán vẫn còn hạn chế, lý do vì nhân
viên quên hay đông khách.
3.4.2.4. Tình hình bán thực phẩm chức năng:
Có 10 trường hợp mua TPCN được ghi nhận như sau:

STT Yêu cầu Sản phẩm bán ra


Đại tràng Nhất Nhất
1 Đầy hơi, khó tiêu
Tràng phục linh
Trĩ Center
2 Hỗ trợ trĩ
An Trĩ Vương
Viêm khớp Tâm Bình
3 Giảm đau khớp
Khương Thảo Đan
Áo Đình
4 Giảm cân Mi nhon 10
LIC
5 Thoái hóa khớp Cốt thoái vương
Diệp hạ châu
6 Giải độc gan
Giải độc gan Tuệ Linh
7 Trắng da, nám da, tàn nhang Sáng hồng nhất nhất

8 Trị nám da, tàn nhang, làm da căng Sắc Ngọc Khang

20
Suy giảm trí nhớ, thường chóng mắt, Hoạt huyết Minh não khang
9
yêu cầu thuốc tăng tuần hoàn máu não Cevinton
10 Yêu cầu thuốc hỗ trợ gan Chức năng gan Bảo Nguyên
Nhận xét

 Thực phẩm chức năng được mua nhiều chủ yếu là các sản phẩm được quảng cáo
nhiều trên truyền hình, một số khách mua là do người thân khuyên dùng, mua tặng
người thân, mua đi xa...
 Trong quá trình bán hàng, nhân viên vừa tư vấn có tìm hiểu mục đích sử dụng của
khách hàng để có những lời khuyên hữu ích hơn cho các vấn đề của khách. Ngoài
ra, dược sĩ còn nhấn mạnh sản phẩm này chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh
cần kết hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn...
Kết luận

 Sau quá trình tìm hiểu hoạt động nhà thuốc Ngọc Vy, nhận thấy nhà thuốc bán thuốc
hầu hết là dựa vào lời khai của bệnh nhân, ít trường hợp mang toa thuốc của bác sĩ.
 Các bệnh tự khai đa phần là các bệnh nhẹ và thông thường, và dược sĩ chỉ cho các
loại thuốc không kê đơn, hiếm trường hợp phải dùng thuốc kê đơn.
3.4.3. Các loại chi phí nhà thuốc đang thực hiện:
 Chi phí điện, nước .
 Chi phí điện thoại, internet.
 Chi phí lương bao gồm: lương của Dược sĩ Đại học và Trung cấp Dược.
 Chi phí thuế khoán.
 Chi phí mua thuốc định kỳ
3.5. Thông tin giới thiệu thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc:
 Các hình thức quảng cáo thuốc và mỹ phẩm:

- Bên ngoài nhà thuốc: có bảng quảng cáo, poster, hộp đèn… được trưng bày phía
trước nhà thuốc.

- Trên các quảng cáo hiển thị những thông tin quan trọng như là: tên thuốc, hình
ảnh của bao bì đựng thuốc, tác dụng của thuốc, nhà sản xuất, hình ảnh minh họa
cho tác dụng của sản phảm,…

 Việc tư vấn, hướng dẫn thuốc cho khách hàng:

21
- Dược sĩ bán hàng đồng thời là người tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh
nhân.

- Qua thực tế, ghi nhận nhân viên niềm nở, vui vẻ, tư vấn và hướng dẫn tận tình cho
mọi khách hàng.

- Việc tư vấn được tiến hành chủ yếu ở quầy thuốc.

- Các trường hợp không có mẫu mã thuốc như yêu cầu khách hàng thì nhân viên đề
nghị thay thế thuốc và sự thay thế đó đã được sự đồng ý của khách hàng.

 Việc bán và sử dụng thuốc đảm bảo an toàn, hiệu quả:

- Dược sĩ hỏi thăm cụ thể tình hình của bệnh nhân. Trong quá trình thăm hỏi, nếu
dự kiến sẽ sử dụng những thuốc có thể gây dị ứng thì thường dược sĩ sẽ hỏi thêm
bệnh nhân về các tiền sử bệnh cụ thể trước khi tiến hành lấy thuốc. Sau đó tiến
hành tư vấn, lấy thuốc và báo giá cho bệnh nhân.

- Dược sĩ tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc cũng như lối sống cho bệnh nhân. Dặn
dò bệnh nhân những tác dụng phụ thường gặp của thuốc.

- Thuốc bán được phân thành các liều rõ ràng, dược sĩ có hướng dẫn rõ bệnh nhân
về liều dùng, đường dùng và số lần sử dụng thuốc để đảm bảo bệnh nhân sử dụng
đúng thuốc và tuân thủ điều trị.

4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐỢT THỰC TẬP


4.1. Những kiến thức lý thuyết được củng cố
 Sau 12 buổi đi thực tập thực tế tại nhà thuốc Ngọc Vy, em đã biết áp dụng thực tiễn
kiến thức đã học về GPP tại nhà thuốc, các quy trình SOP cần thiết trong mỗi nhà
thuốc. Học được cách quản lý tổ chức, sắp xếp và cách thức vận hành của nhà thuốc
đạt GPP.
 Đây cũng là một dịp để em ôn lại những kiến thức đã học trên lớp về dược lý, dược
lâm sàng, chỉ định, tác dụng phụ của thuốc và cách phối hợp thuốc trong điều trị
cũng như một số tương tác thuốc cần thận trọng trong quá trình phối hợp thuốc.
4.2. Những kỹ năng thực hành được học thêm
 Trực tiếp tham gia tư vấn và lựa chọn thuốc trong điều trị các bệnh thông thường
đối cho nhiều đối tượng khác nhau.

22
 Ngoài các kỹ năng mềm như giao tiếp, bán hàng và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp
lý, em còn học hỏi được các kỹ năng trong hoạt động quản lý nhà thuốc.
 Cách bán thuốc theo toa bác sĩ cùng việc thay thế hợp lý thuốc biệt dược có cùng
hoạt chất.
 Biết thêm về các mặt hàng khác như thực phẩm chức năng, thuốc đông y, thuốc
dùng ngoài… và cách giới thiệu những sản phẩm đó cho người mua.
4.3. Những kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy
 Học thêm được nhiều tên các biệt dược, các thuốc generic phổ biến trên thị trường.
Nắm được giá cả một số mặt hàng thiết yếu, các loại thực phẩm chức năng trên thị
trường và tình hình bán lẻ thuốc, bán thuốc theo đơn trên thực tế.
 Tích lũy được nhiều kinh nghiệm hữu ích để sau này đi làm như cách tư vấn, giao
tiếp với các đối tượng khách hàng khác nhau, quan trọng là được quan sát cách
hướng dẫn khách hàng sử dụng thuốc của các cô chú dược sĩ lâu năm.
 Tóm lại, việc thực tập thực tế tại nhà thuốc đối với em là hết sức mới mẻ và thú vị,
vừa được học nhiều điều bổ ích, vừa được làm thỏa mãn đam mê cống hiến cho
ngành dược của mình.

23

You might also like