You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VÂN TẢI

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


---------------o0o---------------

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU


KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ ROBOT HỖ TRỢ

BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN

GV hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Tiềm

Thành viên thực hiện:


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU

Trong ngành y tế, việc áp dụng công nghệ xe tự hành không chỉ đơn thuần là
một xu hướng mới mà còn là một bước tiến lớn trong việc đổi mới và cải thiện các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhờ vào sự tiên tiến của công nghệ, xe tự hành có khả
năng tự định vị, tự lái và tự điều khiển, tạo ra một hệ thống vận chuyển linh hoạt và an
toàn trong các khu vực như bệnh viện, nơi mà sự chính xác và đáng tin cậy là yếu tố
quan trọng.

Một trong những ứng dụng tiềm năng của xe tự hành trong bệnh viện là việc
vận chuyển dược phẩm, trang thiết bị y tế và mẫu xét nghiệm giữa các khu vực khác
nhau của bệnh viện. Thay vì phụ thuộc vào nhân viên để thực hiện các nhiệm vụ này,
xe tự hành có thể tự động di chuyển hàng hóa từ điểm này sang điểm khác, giảm thiểu
thời gian chờ đợi và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên y tế.

Ngoài ra, xe tự hành cũng có thể được sử dụng để vận chuyển bệnh nhân trong
bệnh viện. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc chuyển đổi bệnh nhân từ các khu vực
khám chữa bệnh sang phòng mổ hoặc các khu vực điều trị khẩn cấp một cách nhanh
chóng và an toàn. Sự tự động hóa trong quá trình vận chuyển bệnh nhân không chỉ
giảm thiểu nguy cơ tai nạn mà còn giúp tăng cường sự thoải mái và an ninh cho bệnh
nhân.

Nhận thức được những vấn đề trên, nhóm báo cáo khoa học đã chọn đề tài
nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu thiết kế Robot hỗ trợ bệnh nhân trong bệnh
viện”. Báo cáo bao gồm các nội dung sau:

Phần 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết

 Chương 1: Tổng quan về Robot tự hành trong bệnh viện: Lịch sử


hình thành và phát triển của xe tự hành trong bệnh viện. Các nghiên cứu
về xe tự hành trong bệnh viện. Mục tiêu của báo cáo khoa học.
 Chương 2: Tính chọn linh kiện và thiết kế phần cứng cho Robot: Dự
đoán, lựa chọn các linh kiện cần thiết để xây dựng mô hình xe tự hành.
Giới thiệu về những kiến thức, thông tin cơ bản về linh kiện.
 Chương 3: Thuật toán và chương trình điều khiển: Mô tả chi tiết về
các thuật toán được sử dụng và cách mà chúng được áp dụng trong
nghiên cứu.

Phần 2: Thực nghiệm

 Chương 1: Mô phỏng trên phầm mềm Proteus: Mô phỏng, dự đoán


các kết quả có thể xảy ra trong một môi trường có kiểm soát, điều chỉnh
và tối ưu hóa thiết kế trước khi đầu tư vào việc xây dựng mô hình thực
tế, giảm thiểu rủi ro và chi phí, kiểm tra tính khả thi của ý tưởng và đánh
giá hiệu suất.
 Chương 2: Xây dựng mô hình Robot thực tế: Kết quả chạy thực tế sau
khi đã xây dựng xong mô hình.
 Chương 3: Kết luận: Tóm tắt ngắn gọn về những kết quả quan trọng
nhất mà nghiên cứu đã đạt được. Đánh giá những ưu nhược điểm của
Robot tự hành trong bệnh viện. Hướng phát triển tiếp theo.
PHẦN 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ROBOT TỰ HÀNH TRONG


BỆNH VIỆN

1.1 Quá trình hình thành Robot trong bệnh viện

You might also like