You are on page 1of 122

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ


----------

NGUYỄN HOÀNG SƠN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU


CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Cần Thơ, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
----------

NGUYỄN HOÀNG SƠN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU


CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 8340301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN THIỆN PHONG

Cần Thơ, 2020


i

LỜI CAM ĐOAN


Tác giả là Nguyễn Hoàng Sơn, học viên cao học ngành Kế toán, khóa 5B
của trường Đại học Tây Đô, là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ”.
Tác giả xin cam đoan đề tài này là do chính tác giả thực hiện, các số liệu
thu thập được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Nguyễn Hoàng Sơn


ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học
Tây Đô đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thiện Phong, người đã
tận tình hướng dẫn, dìu dắt và chỉ dẫn những kiến thức quý báu giúp tôi trong suốt
thời gian hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị đang làm việc tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu phục vụ quá
trình nghiên cứu của đề tài.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và các bạn học
viên trong lớp cao học kế toán đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2020
Học viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Sơn


iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Từ đó đề ra giải pháp nâng cao
tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu được xây dựng trong các
nghiên cứu trước, tác giả thực hiện nghiên cứu của mình bằng phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính bằng việc
khảo sát, phỏng vấn 10 chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm và liên quan trực tiếp
đến lĩnh vực nghiên cứu, từ đó xác định được có 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của HTKSNB tại các DNVVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ. Đồng thời, tác giả xác định được có 28 biến quan sát cho các biến độc
lập và biến phụ thuộc dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước có điều chỉnh và chọn
lọc. Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn bằng bảng
câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ với 192 mẫu hoàn chỉnh
được thu thập từ các đối tượng là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng các phòng,
ban và nhân viên các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn quận Cái Răng, thành
phố Cần Thơ năm 2019.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, ước lượng mô hình bằng phương
pháp phân tích hồi quy bội đã cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của
từng yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận
Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu có tất cả 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, mức độ ảnh hưởng từ
mạnh đến yếu như sau: Môi trường kiểm soát, Giám sát, Hoạt động kiểm soát,
Đánh giá rủi ro, Thông tin và truyền thông. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên
địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
iv
ABSTRACT
The objective of the study is to identify and analyze the factors affecting
the effectiveness of the Internal Control System in small and medium-sized
enterprises in Cai Rang District, Can Tho City. Since then proposed solutions to
improve the effectiveness of the internal control system in small and medium-
sized enterprises in Cai Rang District, Can Tho City.
Based on the theoretical basis and the research model built in previous
studies, the author conducted his research using qualitative and quantitative
research methods. Qualitative research by surveying and interviewing 10
qualified experts, experienced and directly related to the field of study, thereby
identifying 05 factors affecting the effectiveness of internal control systems SMEs
in Cai Rang district, Can Tho city. At the same time, the author identified 28
observed variables for independent and dependent variables based on adjusted and
selective prior studies. Quantitative research with data collection techniques is an
interview with a questionnaire designed based on a 5-level Likert scale with 192
complete samples collected from the subjects: Director, Deputy Director, Head
SMEs departments, boards, and staff operating in Cai Rang District, Can Tho City
in 2019.
The results of the EFA discovery factor analysis, the model estimation by
the multiple regression analysis method showed the level and trend of each factor
affecting the effectiveness of internal control systems in SMEs in Cai district.
Teeth, Can Tho city.
The research results have all 05 factors affecting the effectiveness of
internal control systems in small and medium enterprises in Cai Rang district, the
level of influence from strong to weak are as follows: Control environment,
Monitoring, Control activities Control, Risk Assessment, Information and
Communication. From the results obtained in Chapter 4, the author proposes
solutions to improve the effectiveness of internal control systems in SMEs in Cai
Rang district, Can Tho city.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... iii
ABSTRACT ......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ............................................................ 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............. 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
1.4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN VỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ... 2
1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................ 3
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ................................................................................................. 4
2.1.1 Tổng quan về Kiểm soát nội bộ ........................................................... 4
2.1.2 Tổng quan về Hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................ 4
2.1.3 Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ ..................................... 8
2.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ................................ 10
2.1.5 Khái niệm, phân loại và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt
Nam ..................................................................................................................... 15
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 18
2.2.1 Tài liệu nước ngoài............................................................................ 18
2.2.2 Tài liệu trong nước ............................................................................. 20
2.2.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu................................................... 24
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN................................................... 24
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 26
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU................................................................. 26
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
3.2.1 Nghiên cứu định tính (Nghiên cứu sơ bộ) ......................................... 26
3.2.2 Nghiên cứu định lượng (Nghiên cứu chính thức) .............................. 27
vi
3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............................................................. 31
3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO ...................................................................... 32
3.4.1 Môi trường kiểm soát ......................................................................... 33
3.4.2 Đánh giá rủi ro.................................................................................... 34
3.4.3 Hoạt động kiểm soát........................................................................... 34
3.4.4 Thông tin và truyền thông .................................................................. 34
3.4.5 Giám sát.............................................................................................. 35
3.4.6 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ .................................... 35
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 38
4.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN CÁI RĂNG .............................................................................. 38
4.1.1 Giới thiệu về quận Cái Răng .............................................................. 38
4.1.2 Giới thiệu về các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng .................... 38
4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HTKSNB CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG ............................... 39
4.2.1 Đánh giá thực trạng HTKSNB của các DNNVV trên địa bàn quận Cái
Răng..................................................................................................................... 39
4.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp được khảo sát ........................................ 41
4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 44
4.3.1 Mô tả biến đo lường ........................................................................... 44
4.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính ý kiến của chuyên gia ......................... 46
4.3.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu.......................................................... 49
4.3.4 Thảo luận về kết quả nghiên cứu ....................................................... 62
Kết luận chương 4 ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ 66
5.1 GIẢI PHÁP .............................................................................................. 66
5.1.1 Quy tắc xử xự và chuẩn mực đạo đức trong doanh nghiệp: .............. 66
5.1.2 Chính sách nhân sự hợp lý ................................................................. 66
5.1.3 Giám sát thường xuyên và định kỳ .................................................... 67
5.1.4 Phân công, phân nhiệm rõ ràng .......................................................... 67
5.1.5 Sử dụng nhiều phương pháp để dự báo, nhận dạng và phân tích rủi ro
của doanh nghiệp ................................................................................................. 68
5.1.6 Đa dạng hóa kênh thông tin và truyền thông của doanh nghiệp ........ 68
5.1.7 Quản trị thông tin của doanh nghiệp .................................................. 68
5.2 KẾT LUẬN .............................................................................................. 69
5.3 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 70
5.3.1 Đối với Quốc hội: ............................................................................... 70
5.3.2 Đối với Bộ Tài chính:......................................................................... 70
vii
5.3.3 Đối với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh
Cần Thơ: .............................................................................................................. 70
5.3.4 Đối với Ủy ban nhân dân quận Cái Răng .......................................... 71
5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
......................................................................................................................... 71
5.4.1 Hạn chế của đề tài .............................................................................. 71
5.4.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72
 Tiếng Việt ............................................................................................... 72
 Tiếng Anh ............................................................................................... 72
PHỤ LỤC I: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA..................................... xii
PHỤ LỤC II: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................... xvi
PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TỪ PHẦN MỀM SPSS..... xx
PHỤ LỤC IV: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP .................................... xlii
THAM GIA KHẢO SÁT ................................................................................... xlii
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ................ 16
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan .............................................. 22
Bảng 3.1: Thang đo yếu tố Môi trường kiểm soát ............................................. 33
Bảng 3.2: Thang đo yếu tố Đánh giá rủi ro ........................................................ 34
Bảng 3.3: Thang đo yếu tố Hoạt động kiểm soát ............................................... 34
Bảng 3.4: Thang đo yếu tố Thông tin và truyền thông ...................................... 35
Bảng 3.5: Thang đo yếu tố Giám sát .................................................................. 35
Bảng 3.6: Thang đo yếu tố tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ ......... 35
Bảng 3.7: Tổng hợp thang đo các yếu tố ............................................................ 36
Bảng 4.1: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Loại hình DN .......... 41
Bảng 4.2: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Lĩnh vực hoạt động ... 42
Bảng 4.3: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô về vốn ....... 42
Bảng 4.4: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô doanh thu .... 43
Bảng 4.5: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô lao động .... 43
Bảng 4.6: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Năm thành lập......... 44
Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả giá trị của các biến đo lường ....................... 44
Bảng 4.8: Tổng hợp ý kiến phỏng vấn chuyên gia ............................................. 46
Bảng 4.9: Ý kiến chuyên gia về mức độ tác động của các yếu tố đến tính hữu
hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng....................... 46
Bảng 4.10: Ý kiến chuyên gia về các biến quan sát cho biến Tính hữu hiệu của
HTKSNB ............................................................................................................. 49
Bảng 4.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Môi trường kiểm soát ....... 49
Bảng 4.12: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Đánh giá rủi ro .................. 50
Bảng 4.13: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Hoạt động kiểm soát ......... 50
Bảng 4.14: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Thông tin và truyền thông .. 51
Bảng 4.15: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Giám sát ............................ 51
Bảng 4.16: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Tính hữu hiệu của HTKSNB .. 51
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ ................................... 52
Bảng 4.18: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB ................................................................................ 54
Bảng 4.19: Tổng phương sai trích của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của HTKSNB ....................................................................................... 54
Bảng 4.20: Ma trận xoay nhân tố của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của HTKSNB ....................................................................................... 54
Bảng 4.21: Kiểm định Bartlett và KMO thang đo Tính hữu hiệu của HTKSNB .. 56
ix
Bảng 4.22: Tổng phương sai trích của thang đo tính hữu hiệu của HTKSNB .. 56
Bảng 4.23: Ma trận xoay nhân tố của thang đo tính hữu hiệu của HTKSNB .... 56
Bảng 4.24: Ma trận hệ số tương quan ................................................................ 57
Bảng 4.25: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy ................................................ 58
Bảng 4.26: Tổng hợp giả thuyết được kiểm định ............................................... 62
Bảng 4.27: Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB ............................................................................................................. 63
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến .............................................................. 25
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 26
Hình 4.1: Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa ..................................... 60
Hình 4.2: Biểu đồ tần suất PP-Plot..................................................................... 61
Hình 4.3: Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán ....................... 61
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Nguyên nghĩa
Từ viết tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt

American Institute of
AICPA Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ
Certified Public Accountants
BCTC Báo cáo tài chính
Committee of Sponsoring
Ủy ban của các tổ chức tài trợ của
COSO Organizations of the
Ủy ban Treadway
Treadway Commission
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích thống kê
GĐ Giám đốc
HĐQT Hội đồng quản trị
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
International Federation of
IFAC Liên đoàn Kế toán quốc tế
Accountant
Hệ số sự thích hợp của phân tích
KMO Kaiser Meyer Olkin
nhân tố
KSNB Kiểm soát nội bộ
NQL Nhà quản lý
VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê trong Quý I/2019 cả nước có 28.451
doanh nghiệp thành lập mới, 14.761 doanh nghiệp dừng hoạt động, 4.116 doanh
nghiệp phá sản.
Lý do dẫn đến các doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản có nhiều
nguyên nhân như: thiếu chiến lược kinh doanh, thiếu vốn, nền kinh tế gặp khó
khăn, làm ăn thua lỗ,… Nhưng nhìn chung nguyên nhân chính do các lãnh đạo
doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến Hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB) tại doanh nghiệp mình, đặc biệt là các DNNVV, khi đề cập đến
HTKSNB thì mỗi doanh nghiệp lại hiểu khác nhau, việc triển khai HTKSNB
tại mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau và thường theo những phương thức kinh
nghiệm tích lũy được.
Tình trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý của nhiều doanh
nghiệp còn lõng lẽo, các doanh nghiệp nhỏ thường được quản lý theo kiểu gia
đình, các doanh nghiệp lớn hơn thường phân quyền điều hành cho cấp dưới nhưng
thiếu kiểm tra đầy đủ. Cả hai mô hình này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân.
HTKSNB là một công cụ quản lý hữu hiệu các nguồn lực kinh tế của
doanh nghiệp như: con người, tài sản, vốn,… góp phần hạn chế tối đa những
rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng độ tin cậy của
Báo cáo tài chính (BCTC).
Do đó, nếu không có HTKSNB hữu hiệu thì làm thế nào để người lao
động không vì lợi ích riêng mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của
doanh nghiệp? Làm sao để quản lý được các rủi ro? Làm thế nào để lãnh đạo
phân quyền, ủy quyền, giao quyền cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học
chứ không phải dựa trên sự tin tưởng cảm tính?
Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về HTKSNB. Tuy nhiên cho đến
nay, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ chưa được thực hiện.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ” nghiên cứu luận
văn cao học nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại
các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái
Răng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các
DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu số 1: Đánh giá thực trạng HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn
quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu số 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu số 3: Đề xuất các giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng để đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV
trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Phạm vi không gian: các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ.
Phạm vi thời gian:
- Số liệu thứ cấp: Được thu thập trong giai đoạn năm 2013 – 2018.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ tháng 09/2019 – 11/2019.
1.4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN VỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Về mặt lý luận: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra bằng chứng
thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại
các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
3
Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp khả thi đối với các DNNVV
trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ trong việc nâng cao tính hữu
hiệu của HTKSNB tại doanh nghiệp mình.
1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn gồm 05 Chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Giải pháp, kết luận và kiến nghị

Kết luận Chương 1


Chương 1 trình bày tổng quan về nội dung nghiên cứu của luận văn, theo
đó cho thấy việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ có ý nghĩa thực tiễn và khoa học, nhằm giúp nâng cao tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ
2.1.1 Tổng quan về Kiểm soát nội bộ
Theo khoản 1 Điều 39 Luật Kế toán Việt Nam năm 2015 nêu rõ “Kiểm soát
nội bộ (KSNB) là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán
các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp
luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu
cầu đề ra.”
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “KSNB là quy trình do Ban
quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và
duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị
trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động,
tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”.
Một định nghĩa được chấp nhận khá rộng rãi được đưa ra vào năm 1992, bởi
COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission):
“KSNB là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của
đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực
hiện mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của BCTC; đảm bảo sự tuân thủ các quy định
và luật lệ; đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”. Đến năm 2013,
COSO khái niệm KSNB như sau: “KSNB là một quy trình đưa ra bởi Ban quản
trị của doanh nghiệp, nhà quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đưa ra
sự đảm bảo cho việc đạt được mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ.”
2.1.2 Tổng quan về Hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1.2.1 Khái niệm
Theo Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kì (AICPA) thì HTKSNB
được định nghĩa là “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối
hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức,
kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt
động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra”.
Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) cũng đưa ra định nghĩa “HTKSNB là
một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo
vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực
hiện các chế độ pháp lý; đảm bảo hiệu quả hoạt động”.
5
Định nghĩa này đã nêu đầy đủ các khía cạnh của HTKSNB và nhấn mạnh
đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đảm
bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản.
Alvin A.rens và cộng sự (2000, trang 196): “Để đạt được mục tiêu cần phải
xây dựng một HTKSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc
thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện
các mục tiêu đã định. Mục tiêu đó bao gồm: Đảm bảo độ tin cậy của thông tin;
Bảo vệ tài sản và sổ sách; Đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; Tăng cường
sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đã đề ra”.
Khái niệm này tiếp cận theo hướng đánh giá rủi ro và tương đồng với quan
điểm của tổ chức COSO, các yếu tố cấu thành KSNB cũng bao gồm 5 yếu tố là:
Yếu tố môi trường kiểm soát; Yếu tố đánh giá rủi ro; Yếu tố thông tin và truyền
thông; Yếu tố hoạt động kiểm soát; Yếu tố giám sát.
Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004) đã nêu các quan điểm khác nhau về
HTKSNB và đưa ra khái niệm chung là: “HTKSNB là hệ thống các chính sách và
các thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: Bảo vệ tài sản của
đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ
pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động”. HTKSNB là nói đến các chính sách,
thủ tục, các bước kiểm soát do lãnh đạo đơn vị xây dựng có tính chất bao trùm tất
cả mọi lĩnh vực trong đơn vị. Vậy, HTKSNB bao gồm cả KSNB và bản thân con
người cùng với những phương tiện có tính chất kỹ thuật, cấu trúc hướng vào kiểm
soát mang tính bền vững, ổn định, đảm bảo và lâu dài. HTKSNB thường được
bản thân các lãnh đạo đơn vị xây dựng, thiết lập hướng vào kiểm soát các hoạt
động trong phạm vi và trách nhiệm của đơn vị. Có rất nhiều quan điểm về
HTKSNB khác nhau do yêu cầu và góc độ nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, quan
điểm chung được thừa nhận rộng rãi nhất hiện nay thì HTKSNB là toàn bộ các
chính sách, những quy định, các thủ tục kiểm soát, các bước công việc do lãnh
đạo đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị
đạt kết quả. HTKSNB nhằm vào 3 vấn đề lớn, đó là: Tuân thủ luật pháp và quy
định; Đảm bảo mục tiêu của hoạt động (hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý);
Đảm bảo độ tin cậy của BCTC.
HTKSNB không chỉ là một thủ tục hay một chính sách được thực hiện ở một
vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong đơn
vị. HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn
hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho HTKSNB hữu hiệu và giám sát tính hữu hiệu của hệ
thống này một cách liên tục. Tất cả các thành viên của tổ chức đều tham gia.
6
2.1.2.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ
Vai trò cơ bản của kiểm soát trong quản lý đó là đảm bảo hiệu quả hoạt
động và hiệu năng quản lý của đơn vị. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát không phải
là một giai đoạn hay một phần của quá trình quản lý mà nó đóng vai trò như một
chức năng của quản lý ở tất cả các giai đoạn, các khâu trong toàn bộ quá trình
quản lý. Nhờ có chức năng này mà các kế hoạch, mục tiêu đề ra và việc sử dụng
các yếu tố nguồn lực luôn được giám sát một cách chặt chẽ từ khâu xây dựng cho
đến thực hiện. Việc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tiến độ thực hiện sẽ giúp
điều hoà mối quan hệ, kịp thời điều chỉnh các định mức và mục tiêu từ đó tiết
kiệm tối đa chi phí nguồn lực mà vẫn đạt được kết quả cao. Đồng thời kiểm tra,
kiểm soát giúp cho việc thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Từ đó nâng cao hiệu
năng quản lý của đơn vị.
KSNB luôn là khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, do đó các lãnh
đạo thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động KSNB trong
doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu của đơn vị. HTKSNB là phương tiện để
bộ phận quản lý thực hiện nhiệm vụ: cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước,
ngân hàng, các nhà đầu tư, nhà cung cấp một sự đảm bảo thích hợp rằng, hoạt
động của đơn vị được kiểm soát thích đáng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng,
nó là một trong các yếu tố giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư
vào đơn vị hay không. Đồng thời bộ phận quản lý còn có trách nhiệm cung cấp
cho các nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước và những nhà đầu tư tiềm tàng
(ngân hàng, chủ đầu tư…) những thông tin chi tiết về tình hình tài chính của đơn
vị mà HTKSNB là một công cụ cho lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn. Những thông
tin chi tiết về tình hình tài chính cũng như phương thức hoạt động của đơn vị sẽ
đáp ứng được nhu cầu thông tin cụ thể.
Xét vai trò không kém phần quan trọng của HTKSNB đó là ngăn ngừa và
phát hiện các gian lận và sai sót của các thành viên trong đơn vị, từ đó giúp cho
lãnh đạo xử lý và điều chỉnh kịp thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Ngoài ra, HTKSNB được xây dựng và vận hành bởi lãnh đạo, vì vậy với
một HTKSNB được xây dựng và vận hành hữu hiệu bằng những chính sách, thủ
tục kiểm soát phù hợp và hữu hiệu sẽ thể hiện năng lực, thái độ quản lý của NQL.
2.1.2.3 Sự cần thiết của Hệ thống kiểm soát nội bộ
HTKSNB là công cụ đắc lực của NQL trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu
quả các mục tiêu đặt ra của đơn vị. Nhờ những thông tin đáng tin cậy mà HTKSNB
cung cấp, NQL có thể đưa ra những quyết định đúng đắn góp phần thực hiện có
hiệu quả, hiệu năng và kinh tế các hoạt động, cụ thể: Bảo vệ tài sản của đơn vị,
7
kiểm toán viên nội bộ kiểm soát quá trình bảo vệ tài sản nhằm giảm bớt tổn thất do
các hành vi trộm cắp, hỏa hoạn, sử dụng sai mục đích hoặc bất hợp pháp và thẩm
tra vạch trần các hành vi vi phạm này. Trên cơ sở đánh giá rủi ro thất thoát của từng
loại tài sản, kiểm toán viên nội bộ sẽ xây dựng các thủ tục kiểm soát phù hợp.
Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, NQL căn cứ vào các thông tin kinh tế,
tài chính do bộ phận kế toán tổng hợp và cung cấp để đưa ra những quyết định quan
trọng. Nếu thông tin không kịp thời, phản ánh không đúng đắn thực trạng của công
ty thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm. Do đó, tồn tại một HTKSNB hữu hiệu
chính là tiền đề để giúp NQL đưa ra những quyết định phù hợp đối với đơn vị trong
từng giai đoạn cụ thể. Để thực hiện vai trò này, kiểm toán viên nội bộ phải kiểm tra
hệ thống thông tin là thích hợp để xác định xem thông tin trên sổ sách kế toán,
BCTC có chính xác, đáng tin cậy, kịp thời, hoàn chỉnh và hữu ích không.
Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý, HTKSNB là công cụ hỗ trợ
NQL giám sát quá trình tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, pháp luật và
các quy định có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh thông
qua các biện pháp:
- Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt
động của đơn vị;
- Ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận
trong mọi hoạt động của đơn vị;
- Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập BCTC
trung thực và khách quan.
Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý, HTKSNB góp phần
tăng cường việc sử dụng tiết kiệm, và có hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu sự
lãng phí do các tác nghiệp dư thừa, không cần thiết. Để xác định tính hiệu quả,
hiệu năng và kinh tế của các hoạt động trong đơn vị, kiểm toán viên nội bộ cần
xác định các tình trạng như: Cơ sở vật không được tận dụng tối đa; công việc
không đạt năng suất; các thủ tục tốn kém; thừa hoặc thiếu nhân viên;...
HTKSNB hỗ trợ NQL hoàn thiện điều hành bộ máy quản lý bằng cách cung
cấp thêm các thông tin về quá trình hoạt động của các bộ phận, ví dụ như các bộ
phận khác nhau của chu trình kiểm tra đã được tiến hành một cách tiết kiệm và có
hiệu quả như thế nào, từ đó đưa ra các biện pháp sử dụng hợp lý tài sản, quản lý
hiệu quả hơn các nguồn lực của đơn vị.
2.1.2.4 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ
8
Các mục tiêu của HTKSNB rất rộng, bao trùm mọi mặt hoạt động và có ý
nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Theo đó, KSNB là một
chức năng thường xuyên của các DN trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong
từng khâu công việc, để tìm ra biện pháp ngăn ngừa nhằm thực hiện có hiệu quả
tất cả các mục tiêu đặt ra.
Thứ nhất, Mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả hoạt động
Đây là mục tiêu quan trọng nhất và được đặt lên hàng đầu. HTKSNB phải
hướng tới việc tối đa hóa hiệu quả trong hoạt động của DN qua việc sử dụng hợp lý
nhất các tài sản và các nguồn lực đồng thời giúp DN tránh khỏi các rủi ro. Với mục
tiêu này, HTKSNB phải được xây dựng sao cho toàn bộ nhân viên của DN sẽ nỗ lực
đạt được các mục tiêu bằng các phương thức hiệu quả nhất, hạn chế các chi phí vượt
mức ngoài mong muốn và không đặt quyền lợi khác lên trên lợi ích của DN.
HTKSNB đề ra các biện pháp nhằm đánh giá các loại hình rủi ro có khả
năng gây ảnh hưởng đến các hoạt động của DN. Đồng thời, nó cũng phải đảm bảo
sự tương xứng giữa những rủi ro về ngân sách, với phạm vi, quy mô hoạt động
của DN. HTKSNB cũng nhằm vào việc bảo vệ tài sản và các nguồn lực trước
những hành vi chiếm đoạt không hợp lệ, sử dụng trái phép hoặc chống mất mát
để đảm bảo cho DN hoạt động an toàn, có hiệu quả.
Thứ hai, Mục tiêu về thông tin
Hoạt động tại DNNVV luôn diễn ra liên tục. Do đó, hàng ngày, hàng giờ có
rất nhiều luồng thông tin ra vào. NQL cần có những thông tin phục vụ cho việc ra
quyết định. Vì vậy, các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, tin cậy, đầy
đủ và phản ánh khách quan thực trạng hoạt động của đơn vị.
Thứ ba, mục tiêu tuân thủ
HTKSNB phải đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của DNNVV theo đúng pháp
luật, phù hợp với yêu cầu của việc giám sát cũng như phù hợp với các nguyên tắc,
quy trình, quy định nội bộ của DNNVV.
2.1.3 Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ
Tính hữu hiệu là một khái niệm được xác định hướng đến việc đánh giá
mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã được định trước cho một hoạt động
hoặc một chương trình đã được thực hiện (đạt được kết quả thoả đáng từ việc sử
dụng các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức). Vì vậy, điểm quan trọng trong
đánh giá tính hữu hiệu là phải xem xét giữa kết quả mong đợi trong kế hoạch với
kết quả thực tế qua hoạt động. Mỗi nhà nghiên cứu khác nhau, với những hệ thống
đánh giá khác nhau thì sẽ có những quan điểm riêng của mình về tính hữu hiệu,
9
nhưng điểm chung trong quan điểm của họ chính là việc hoàn thành mục tiêu hay
những hoạt động để đáp ứng được mục tiêu.
HTKSNB của các tổ chức khác nhau được vận hành với các mức độ hữu
hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một HTKSNB cụ thể của một tổ chức cũng sẽ
vận hành với mức độ hữu hiệu khác nhau ở những thời điểm khác nhau.
Báo cáo của COSO (2013) cho rằng, HTKSNB hữu hiệu (xét ở một thời
điểm xác định) nếu HĐQT và nhà quản lý đảm bảo hợp lý đạt được 03 tiêu chí sau:
- Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đạt được ở mức độ nào.
- Các báo cáo đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy.
- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.
Như vậy, trong khi KSNB là một quá trình thì tính hữu hiệu của KSNB lại
là một trạng thái của quá trình đó ở một thời điểm nhất định. Việc đánh giá hữu
hiệu của KSNB là mang tính xét đoán. Bên cạnh đó, để đánh giá KSNB là hữu hiệu
thì ngoài 03 tiêu chí trên còn cần phải đánh giá thêm tính hữu hiệu của năm bộ phận
cấu thành của HTKSNB. Có thể thấy tính hữu hiệu của năm bộ phận cấu thành của
một HTKSNB cũng chính là tiêu chí để đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB. Tuy
nhiên, cần lưu ý khi cho rằng 05 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá tính
hữu hiệu của HTKSNB thì điều này cũng không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành
của HTKSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các bộ phận
khác nhau. Lý do được nêu ra trong báo cáo COSO như sau:
- Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của HTKSNB. KSNB phục vụ cho
nhiều mục tiêu vì vậy kiểm soát hữu hiệu ở bộ phận này có thể phục vụ cho mục
tiêu kiểm soát ở bộ phận kia.
- Để đối phó với một rủi ro cụ thể, NQL có thể đề ra nhiều mức độ kiểm
soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau. Các mức độ này sẽ giúp cho 05 tiêu chí
trên được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt
động của các bộ phận.
Năm bộ phận cấu thành HTKSNB và năm tiêu chí trên được áp dụng cho
toàn bộ HTKSNB hoặc cho một hoặc một số nhóm mục tiêu. Khi xem xét một
trong ba nhóm mục tiêu, chẳng hạn KSNB với việc lập BCTC nếu cả năm tiêu chí
trên đều được thỏa mãn sẽ giúp tổ chức nhận xét rằng KSNB đối với việc lập báo
cáo tài chính là hữu hiệu. Kế thừa báo cáo của COSO, Amudo và Inanga (2009),
Sultana và Haque (2011), Gamage & Kevin Low Lock và Fernando (2014), các
tác giả đã cho rằng một HTKSNB đạt được tính hữu hiệu khi nó đạt được ba mục
tiêu sau:
10
- Các hoạt động đạt được hiệu quả.
- Báo cáo tài chính đạt được độ tin cậy.
- Pháp luật và các quy định được tuân thủ.
Đây chính là thang đo tính hữu hiệu mà tác giả kế thừa và sử dụng trong
nghiên cứu của mình khi đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Cái Răng.
2.1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
2.1.4.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh
hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng
cho tất cả các yếu tố khác trong HTKSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức
và cơ cấu tổ chức. Các yếu tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:
- Sự liêm chính và giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn
+ Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của NQL và đội ngũ nhân viên
xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ. Tinh thần tôn trọng đạo
đức thể hiện qua việc họ tuân thủ các điều lệ, quy định và cách ứng xử.
+ Ngoài ra, việc công khai tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ,… mang tính
công bằng, khách quan, vô tư, không thiên vị,… cũng thể hiện được thái độ và
cách điều hành của NQL.
- Năng lực nhân viên
+ Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và khả năng làm việc cần
thiết để đảm bảo cho việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả
và hữu hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân
trong việc thiết lập HTKSNB.
+ NQL và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây
dựng thực hiện, duy trì HTKSNB, vai trò của HTKSNB và trách nhiệm của họ
trong việc thực hiện sứ mệnh chung trong DN. Mỗi cá nhân trong DN đều giữ
một vai trò trong HTKSNB, bởi đó là trách nhiệm của họ.
+ Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành
viên trong DN, đó là hướng dẫn mọi người trong DN về mục tiêu của HTKSNB,
phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc.
- Triết lý quản lý và phong cách NQL
11
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính và thái độ của
NQL khi điều hành. Nếu NQL cấp cao cho rằng HTKSNB là quan trọng thì những
thành viên khác trong DN cũng sẽ cảm nhận được điều đó và theo đó mà tận tâm
xây dựng HTKSNB. Tinh thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức
ứng xử trong cơ quan.
- Cơ cấu tổ chức
+ Sự phân chia quyền và trách nhiệm báo cáo. Mỗi cấp quản lý ý thức được
quyền hạn của mình tới đâu.
+ Hệ thống báo cáo phù hợp với đơn vị, thiết lập quy trình báo cáo kịp thời,
kết quả thực hiện để đạt mục tiêu đề ra.
Trong cơ cấu tổ chức cũng bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ, được tổ
chức độc lập đối với các đối tượng kiểm toán và báo cáo trực tiếp đến lãnh đạo
cao nhất trong cơ quan.
- Chính sách nhân sự
+ Chính sách nhân sự bao gồm tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá,
bổ nhiệm, khen hưởng hay kỷ luật.
+ Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong HTKSNB. Khả năng, sự tin
cậy của nhân viên rất cần thiết để kiểm soát được hữu hiệu. Vì vậy, cách thức
tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là
một phần quan trọng trong môi trường kiểm soát. Việc ra quyết định tuyển dụng
nhân viên phải đảm bảo được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực
hiện công việc được giao.
+ NQL cần thiết lập các chương trình động viên, khuyến khích bằng các
hình thức khen thưởng cho các hoạt động cụ thể. Đồng thời, các hình thức kỷ luật
nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cần được NQL quan tâm.
2.1.4.2 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro một
cách thích hợp để đạt được mục tiêu của tổ chức và xác định biện pháp xử lý
phù hợp.
- Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro bao gồm nhận dạng rủi ro từ bên ngoài và bên trong, rủi
ro trong từng hoạt động và rủi ro trong toàn DN, rủi ro được xem xét liên tục trong
suốt quá trình hoạt động.
12
- Đánh giá rủi ro
Để kiểm soát được rủi ro, vấn đề quan trọng không chỉ là nhận ra các rủi ro
tồn tại, mà còn là đánh giá tầm quan trọng, khả năng xảy ra rủi ro và tác hại mà
rủi ro gây ra. Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, tuy
nhiên phải đánh giá rủi ro một cách có hệ thống. Thí dụ phải xây dựng các tiêu
chuẩn đánh giá rủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro, dựa vào đó NQL sẽ phân
bổ nguồn lực đối phó rủi ro thích hợp.
- Phát triển biện pháp đối phó rủi ro
Có bốn biện pháp đối phó với rủi ro: Phân tán rủi ro, chấp nhận rủi ro, tránh
né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro. Trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được
xử lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp. Các biện pháp
xử lý hạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng
nếu nhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn. Khi môi
trường thay đổi (kinh tế, công nghệ, luật pháp) sẽ làm rủi ro thay đổi và việc đánh
giá rủi ro cũng phải thường xuyên xem xét lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ.
2.1.4.3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và các
chức năng. Hoạt động kiểm soát bao gồm các hoạt động kiểm soát phòng ngừa và
phát hiện rủi ro. Cân bằng giữa thủ tục kiểm soát phát hiện và phòng ngừa thông
thường là phối hợp các hoạt động kiểm soát để hạn chế, bổ sung lẫn nhau giữa
các thủ tục kiểm soát
- Thủ tục phân quyền và xét duyệt
+ Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền
theo trách nhiệm và phạm vi của họ. Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảm
bảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn
của NQL. Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng, phải
bao gồm những điều kiện cụ thể.
+ Tuân thủ những quy định chi tiết của sự ủy quyền nói trên, nhân viên thực
hành đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định của NQL và luật pháp.
- Phân chia trách nhiệm
Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và
rủi ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao
một công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trách nhiệm phải được giao
một cách có hệ thống cho từng cá nhân để đảm bảo sự kiểm tra có hiệu quả. Năm
13
trách nhiệm chủ yếu bao gồm ủy quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá
các nghiệp vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý sự thông đồng làm giảm hoặc phá hủy sự hữu
hiệu của KSNB.
Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, có quá ít nhân viên để thực
hiện việc phân chia phân nhiệm. Khi đó, NQL phải nhận biết được rủi ro và bù
đắp bằng những biện pháp kiểm soát khác như sự luân chuyển nhân viên. Sự luân
chuyển nhân viên đảm bảo rằng một người không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong
một thời gian dài. Cũng như, việc khuyến khích và yêu cầu nhân viên thực hiện
những ngày nghỉ hàng năm cũng giúp giảm rủi ro bằng cách đem lại sự luân
chuyển nhân viên tạm thời.
- Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách
Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những cá nhân mà
họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản. Trách nhiệm của người
bảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách. Hạn chế
việc tiếp cận tài sản làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của đơn
vị. Mức độ giới hạn tùy thuộc vào rủi ro thất thoát tài sản. Mức độ giới hạn phải
được xem xét, xác định.
- Kiểm tra
Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý. Thí dụ,
khi xác định số thu của từng đối tượng thì căn cứ vào số tiền đã nộp đối chiếu trên
cơ sở các sổ theo dõi thu của người phụ trách quản lý thu.
- Đối chiếu
Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp một cách định kỳ. Thí
dụ, sổ sách ghi chép tiền gửi ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng.
- Rà soát việc thực hiện các hoạt động
Việc thực hiện các hoạt động được rà soát dựa trên một loạt các chuẩn mực
nguyên tắc cơ bản, đánh giá hiệu quả và tính hữu hiệu. Nếu sự rà soát cho thấy
rằng các hoạt động thực hiện không phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc các
tiêu chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt các mục tiêu cần phải rà soát lại để đưa
ra cải tiến cần thiết.
- Rà soát sự điều hành và xử lý hoạt động
Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kỳ để đảm bảo
tuân thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục và những đòi hỏi hiện hành khác.
- Giám sát nhân viên (giao việc, soát xét, chấp thuận, hướng dẫn, huấn luyện)
14
Việc giám sát kỹ càng giúp việc đảm bảo rằng mục tiêu của việc tổ chức sẽ
được thực hiện. Sự giao việc, soát xét và chấp thuận công việc của nhân viên bao gồm:
+ Sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giao
cho mỗi thành viên.
+ Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vi
cần thiết.
+ Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo công việc được
thực hiện theo đúng định hướng.
Người giám sát cung cấp cho nhân viên những hướng dẫn cần thiết và huấn
luyện họ để đảm bảo rằng sự sai sót, lãng phí và hành động sai trái được giảm
thiểu và làm cho các NQL trực tiếp hiểu được và đạt được kết quả.
2.1.4.4 Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông rất cần thiết để thực hiện mục tiêu của KSNB.
- Thông tin
Điều kiện đầu tiên đảm bảo thông tin thích hợp và đáng tin cậy là thông tin
phải được ghi chép kịp thời, phân loại đúng đắn các nghiệp vụ và sự kiện, được
chuyển đi dưới những biểu mẫu và lộ trình bảo đảm nhân viên thực hiện chức
năng trong HTKSNB. Do đó, đòi hỏi tất cả các nghiệp vụ phải lập các chứng từ
đầy đủ. Khả năng ra quyết định của các NQL bị ảnh hưởng bởi chất lượng của
những thông tin như tính thích hợp, tính kịp thời, cập nhật, chính xác và có thể sử
dụng được.
Một hệ thống thông tin thích hợp phải tạo ra các báo cáo về hoạt động tài
chính kế toán theo chế độ kế toán của Bộ Tài chính, những vấn đề tuân thủ hỗ trợ
cho việc điều hành và kiểm soát những hoạt động. Nó không chỉ bao gồm những
dữ liệu bên trong mà còn xem xét các thông tin bên ngoài, những điều kiện và
hoạt động cần thiết ra quyết định và báo cáo.
- Truyền thông
Truyền thông hữu hiệu là việc cung cấp thông tin từ cấp trên xuống cấp
dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc ngang hàng giữa các bộ phận, thông tin
xuyên suốt toàn bộ tổ chức.
Các cá nhân nhận được thông báo rõ ràng từ NQL về trách nhiệm của bản
thân họ trong HTKSNB. Họ phải hiểu được vai trò của bản thân đối với HTKSNB,
đối với các thành viên khác trong tổ chức. Ngoài ra, cũng cần có sự truyền thông
hiệu quả từ bên ngoài DN.
15
2.1.4.5 Giám sát
HTKSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống
qua thời gian. Những khiếm khuyết của HTKSNB cần được phát hiện kịp thời để
có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Việc giám sát được thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai.
- Giám sát thường xuyên
Giám sát thường xuyên trong HTKSNB được thiết lập cho những hoạt
động thông thường và lặp lại của DN. Bao gồm cả những hoạt động giám sát
và quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân
viên trong công việc hàng ngày. Giám sát thường xuyên được thực hiện trên
tất cả các yếu tố của HTKSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện
tất cả những hiện tượng vi phạm luật pháp, không tiết kiệm, không hiệu quả
của hệ thống.
- Giám sát định kỳ

Phạm vi và tần suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi
ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên. Giám sát định kỳ bao phủ toàn
bộ sự đánh giá, sự hữu hiệu của HTKSNB và đảm bảo HTKSNB đạt kết quả như
mong muốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát
Những yếu kém của HTKSNB phải được thông báo cho lãnh đạo cấp trên.
Giám sát này bao gồm cả việc xem xét các phát hiện kiểm toán và các kiến nghị
của kiểm toán viên để chúng thực hiện được trong thực tế một cách hữu hiệu.
2.1.5 Khái niệm, phân loại và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Việt Nam
2.1.5.1 Khái niệm
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH-
QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp là tổ
chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo
quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH-QH14 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng
6 năm 2017 có quy định:
16
“1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được
xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây
dựng; thương mại và dịch vụ.”
2.1.5.2 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo định nghĩa nêu trên bao gồm: doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có quy
mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng
Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10
người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn
vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn
20 đến 100 tỷ. Và ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có các tiêu chí khác nhau để xác
định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quốc gia mình. Và ở Việt Nam cũng vậy, tại Điều
6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 Chính phủ đã quy định
cụ thể các tiêu chí để xác định DNNVV tại Việt Nam, như sau:
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Lĩnh 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
2. Thương mại, dịch vụ
vực sản và công nghiệp, xây dựng

Có số lao động Tổng DT của Có số lao động Tổng DT của


DN tham gia BHXH năm không quá tham gia BHXH năm không quá
siêu bình quân năm 3 tỷ hoặc tổng bình quân năm 10 tỷ hoặc tổng
nhỏ không quá 10 NV không quá 3 không quá 10 NV không quá
người tỷ người 3 tỷ

Có số lao động Tổng DT của Có số lao động Tổng DT của


tham gia BHXH năm không quá tham gia BHXH năm không quá
DN
bình quân năm 50 tỷ hoặc tổng bình quân năm 100 tỷ hoặc
nhỏ
không quá 100 NV không quá không quá 50 tổng NV không
người 20 tỷ người quá 50 tỷ

Có số lao động Tổng DT của Có số lao động Tổng DT của


tham gia BHXH năm không quá tham gia BHXH năm không quá
DN
bình quân năm 200 tỷ hoặc tổng bình quân năm 300 tỷ hoặc
vừa
không quá 200 NV không quá không quá 100 tổng NV không
người 100 tỷ người quá 100 tỷ
(Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ)
17
2.1.5.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh
tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang
phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ,… đáp
ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Ở những
nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy tầm quan trọng
của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động ngày càng
mở rộng thể hiện thông qua số lượng doanh nghiệp, hoạt động có mặt ở nhiều
ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế
mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, vai trò của DNNVV lại càng quan trọng bởi vì doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chiếm khoản 98,1% số doanh nghiệp của Việt
Nam, đóng góp 40% vào GDP, 30% vào tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết
50% công ăn việc làm cho xã hội. Một số vai trò chủ yếu của DNNVV trong nền
kinh tế Việt Nam cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm cho người lao động, góp
phần giảm thiểu thất nghiệp. Do các DNNVV tham gia kinh doanh ở tất cả các
ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm
bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều vùng miền khác nhau.
Mặt khác, do đặc điểm sản xuất kinh doanh không yêu cầu trình độ cao nên có thể
sử dụng được cả lao động ở các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa kinh tế chưa phát
triển. Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh
nghiệp lớn thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các DNNVV,
với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến
động của thị trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, hoặc
có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ
phục hồi.
Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các DNNVV là những nhà thầu phụ cho các
doanh nghiệp lớn với việc điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho
phép nền kinh tế có được sự ổn định trước những biến động lớn. Với lợi thế về
vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào, trong những năm qua, DNNVV phát
triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp.
DNNVV cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các
lĩnh vực của nền kinh tế, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của
18
người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế mức độ đóng
góp của các DNNVV vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn.
Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác và phát huy các nguồn lực địa
phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế bao giờ cũng có
những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự nhiên
không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Nếu nền kinh tế chỉ tồn tại các
doanh nghiệp lớn có xu hướng tập trung ở các thành phố, thị xã, các khu công
nghiệp mà thiếu đi các doanh nghiệp nhỏ thì sẽ xảy ra tình trạng phát triển mất
cân đối giữa các vùng miền, không tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, làm
giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi đó, với quy mô vốn đầu tư
nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ thành lập, các DNNVV có thể tham gia vào nhiều
thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao
động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công
nghiệp chế biến. DNNVV cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc
duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ,
dệt,…Vì vậy, có thể nói DNNVV đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn góp phần thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch
vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nền kinh tế năng động. Một nền
kinh tế đặt tỉ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh nghiệp
lớn thì nền kinh tế sẽ chậm chạp do quy mô lớn dẫn tới bộ máy quản lý cồng kềnh
với các quyết định kinh doanh chậm chạp. Ngược lại, với một tỉ lệ thích hợp các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên năng
động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường bắt kịp xu
hướng của nền kinh tế thế giới.
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.2.1 Tài liệu nước ngoài
Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009), nghiên cứu Hệ thống kiểm soát
nội bộ tại các nước thành viên khu vực của Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Đề tài
đã phát triển một mô hình chuẩn trong việc đánh giá HTKSNB trong các dự án
khu vực công được Uganda tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Phi. Mô hình
thực nghiệm được Amudo và Inanga phát triển bao gồm:
- Các biến độc lập: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông
tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát, công nghệ thông tin.
19
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một số thành phần của KSNB
dẫn đến kết quả vận hành của HTKSNB chưa đạt được sự hữu hiệu. Các tác giả
nghiên cứu cũng nêu rõ kết quả này chỉ mới điều tra ở Uganda. Việc áp dụng kết
quả nghiên cứu tùy thuộc vào hoàn cảnh và đặc điểm của từng quốc gia cụ thể.
Kết quả nghiên cứu sẽ có biến đổi nếu được áp dụng vào các quốc gia có khác
biệt về hoàn cảnh và đặc điểm tương ứng.
Sultana và Haque (2011), nghiên cứu HTKSNB tại 6 ngân hàng tư nhân
niêm yết ở Bangladesh cho rằng để xác định khả năng đảm bảo hoạt động của đơn
vị phù hợp với mục tiêu đề ra thì cần đánh giá cấu trúc kiểm soát nội bộ trong một
đơn vị. Nghiên cứu phát triển mô hình từ khuôn khổ về KSNB theo báo cáo
COSO, như sau:
- Các biến độc lập là các thành phần của KSNB: môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, hệ thống thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát.
- Biến phụ thuộc: Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biến điều tiết: Ủy quyền, mối quan hệ cộng tác
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình trên thực sự có ý nghĩa khi các
biến độc lập có mối quan hệ với từng mục tiêu kiểm soát của các ngân hàng, cụ
thể từng thành phần trong HTKSNB (biến độc lập) hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp
lý các mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB.
Gamage và cộng sự (2014), nghiên cứu sự hữu hiệu của HTKSNB trong
02 NHTM nhà nước và 64 chi nhánh của 02 ngân hàng này tại Srilanka cũng sử
dụng mô hình nghiên cứu gồm 05 biến độc lập: môi trường kiểm soát, đánh giá
rủi ro, hệ thống thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát (bỏ qua
các biến điều tiết).
Kết quả của nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng, có sự tác động cùng chiều
của các biến độc lập bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin
truyền thông, các hoạt động kiểm soát, giám sát đến biến phụ thuộc là sự hữu hiệu
của HTKSNB.
Mohamad Aziz và cộng sự (2017) đánh giá thực tiễn hệ thống kiểm soát
nội bộ trong lĩnh vực công tại Malaysia, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cuộc
phỏng vấn 109 nhân viên thuộc các Bộ thuộc Chính phủ Malaysia, cuộc khảo sát
lấy ý kiến về các thành phần của HTKSNB. Nghiên cứu sử dụng kiểm định độ tin
20
cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, và phân tích hồi quy đa biến để đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB. Nghiên cứu phát hiện HTKSNB thuộc
các nghành tài chính tương đối tốt hơn so với các ngành thông tin truyền thông và
y tế, giáo dục. Ngoài ra, Malaysia cần kết HTKSNB với hệ thống đánh giá phù
hợp để nâng cao độ tin cậy và tính hiệu quả, cần nâng cao hoạt động giám sát để
tuân thủ các quy định của đơn vị và quy định pháp luật tốt hơn.
2.2.2 Tài liệu trong nước
Nguyễn Thị Bích Phượng (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Tổng công ty Bến Thành”. Đề tài đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản về
lý thuyết KSNB theo khuôn mẫu COSO 2004 làm cơ sở để doanh nghiệp thiết lập
HTKSNB đồng thời đưa ra những tiêu chí đánh giá, giám sát hoạt động KSNB tại
DN. Trên cơ sở lý thuyết khuôn mẫu COSO 2004, luận văn trình bày thực trạng
HTKSNB tại Tổng công ty Bến Thành được thực hiện qua bảng câu hỏi khảo sát
bao gồm 79 câu hỏi với 8 nội dung cấu thành HTKSNB, và 90 mẫu đã được chấp
nhận từ các NQL và các nhân viên, hơn nữa chính tác giả đã thực hiện phỏng vấn
trực tiếp các nhân viên của Tổng công ty. Luận văn đã chỉ ra được 52 ưu điểm và
47 khuyết điểm của HTKSNB liên quan đến môi trường kiểm soát, thiết lập mục
tiêu, nhận dạng, đánh giá rủi ro hoạt động kiểm soát, thông tin, giám sát. Luận
văn nêu rõ lý do dẫn đến hạn chế này là xuất phát từ nhận thức của nhà lãnh đạo
và nhân viên. Vì những thành viên này chưa đánh giá hết tầm quan trọng của
HTKSNB. Từ những hạn chế đó luận văn đã đề xuất được 62 giải pháp với 28
giải pháp cho môi trường kiểm soát; 3 giải pháp cho thiết lập mục tiêu; 2 giải pháp
nhận diện các sự kiện tiềm tàng; 5 giải pháp đánh giá và đối phó với rủi ro; 7 giải
pháp cho hoạt động kiểm soát; 8 giải pháp cho hoạt động thông tin truyền thông;
6 giải pháp hoạt động giám sát; 3 giải pháp từ hỗ trợ của cơ quan nhà nước. Hơn
nữa, tất cả các giải pháp này đều theo dự báo phương hướng và tầm nhìn chiến
lược đến năm 2020 của Tổng công ty Bến Thành, và tuân thủ theo phương hướng
xây dựng các giải pháp là khuôn mẫu COSO 2004 với nguồn của Tổng công ty.
Đinh Thị Thu Thuỷ (2016), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống Kiểm soát
nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã
chọn mô hình nghiên cứu gồm 05 yếu tố: Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm
soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát và Đánh giá rủi ro. Tác giả lựa chọn cỡ
mẫu là 116 với thiết kế thang đo likert 05 mức độ cùng 28 biến quan sát. Qua phân
tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả là cả 05 yếu
tố này đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hệ thống Kiểm soát nội bộ của DNNVV.
Trong 05 yếu tố này thì yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hệ thống KSNB là Thông
21
tin và truyền thông, tiếp đến là yếu tố Giám sát, Hoạt động kiểm soát, Môi trường
kiểm soát và cuối cùng là Đánh giá rủi ro.
Nguyễn Thị Hồng Phúc (2012) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
hướng đến quản trị rủi ro tại công ty TNHH FUJIKURA Việt Nam”. Đề tài đã
trình bày và tổng hợp khái quát lý thuyết về HTKSNB theo Báo cáo COSO 1992
và lý luận về HTKSNB theo Báo cáo COSO 2004 khẳng định sự cần thiết và vai
trò quan trọng của HTKSNB đối với Doanh nghiệp. Luận văn cũng đã phân tích
thực trạng về KSNB và quản trị rủi ro tại công ty thông qua bảng câu hỏi khảo sát
và phỏng vấn. Luận văn đã cho thấy Doanh nghiệp rất quan tâm đến việc xây
dựng môi trường văn hóa Doanh nghiệp lãnh mạnh, sự hoạt động hữu hiệu của
HTKSNB nhằm hướng đến công tác quản trị rủi ro. Theo báo cáo COSO 2004
bao gồm 8 yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát rủi ro, tuy nhiên luận văn chỉ
chú trọng nghiên cứu, phân tích và hoàn thiện HTKSNB theo hướng quản trị rủi
ro cho công ty chỉ ở mức 05 yếu tố gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,
các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Mà luận văn không
chú trọng thêm 03 yếu tố còn lại là: thiết lập các mục tiêu, nhận dạng sự kiện tiềm
tàng và phản ứng với rủi ro.
Phạm Thị Ly Huyền (2016) “Các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã sử dụng
phương pháp phân tích thống kê, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích
hồi quy tuyến tính. Bài nghiên cứu đã dựa vào các lý thuyết, các nghiên cứu trước
và tác giả đã vận dụng mô hình nghiên cứu của Chih-Yang (2007) để đề xuất mô
hình gồm 05 yếu tố, đó là: Môi trường kiểm soát, Hoạt động kiểm soát, Thông tin
và truyền thông, Giám sát và Đánh giá rủi ro. Tác giả đã khảo sát 170 doanh
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu thì cả 05 yếu tố đều có
ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hệ thống Kiểm soát nội bộ của DNNVV với mức độ
ảnh hưởng từ cao xuống thấp cụ thể như sau: Thông tin và truyền thông, Hoạt
động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Giám sát, Môi trường kiểm soát. Từ kết quả
nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống KSNB tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Quang Huy (2014) nêu các các lý thuyết về COSO 1992 và 2009,
muốn HTKSNB của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nó phải có đủ năm thành
phần và từng thành phần phải hoạt động hiệu quả và có sự thống nhất chung.
Trong năm thành phần đó thì việc “Giám sát” được đề cập như một quá trình theo
dõi và đánh giá chất lượng KSNB để đảm bảo các nội dung trong chính doanh
22
nghiệp được triển khai, điều chỉnh và cải thiện liên tục để hệ thống này hoạt động
được tốt.
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt các nghiên cứu liên quan
Đối tượng Phương pháp
Tác giả Các biến
nghiên cứu nghiên cứu
+ Môi trường kiểm
soát;
Angella Phương pháp + Đánh giá rủi ro
Amudo & nghiên cứu định + Hệ thống thông tin và
Đánh giá HTKSNB
Eno L. lượng với truyền thông
tại Uganda
Inanga phương trình hồi + Các hoạt động kiểm
(2009) quy bội soát
+ Giám sát
+ Công nghệ thông tin
+ Môi trường kiểm
soát;
Phương pháp + Đánh giá rủi ro
Sultana HTKSNB tại 6 ngân
nghiên cứu định + Hệ thống thông tin và
và Haque hàng tư nhân niêm yết
lượng và định truyền thông
(2011) ở Bangladesh
tính + Các hoạt động kiểm
soát
+ Giám sát
+ Môi trường kiểm
Nghiên cứu sự hữu
soát;
hiệu của HTKSNB
Phương pháp + Đánh giá rủi ro
Gamage trong 02 Ngân hàng
nghiên cứu định + Hệ thống thông tin và
và cộng thương mại nhà nước
tính và định truyền thông
sự (2014) và 64 chi nhánh của
lượng + Các hoạt động kiểm
02 ngân hàng này tại
soát
Srilanka
+ Giám sát
+ Môi trường kiểm
soát;
Mohamad Phương pháp
Đánh giá thực tiễn + Đánh giá rủi ro
Aziz và nghiên cứu định
HTKSNB trong lĩnh + Hệ thống thông tin và
cộng sự tính và định
vực công tại Malaysia truyền thông
(2017) lượng
+ Các hoạt động kiểm
soát
23
Đối tượng Phương pháp
Tác giả Các biến
nghiên cứu nghiên cứu
+ Giám sát
+ Môi trường kiểm
soát; + Thiết lập mục
tiêu;
+ Nhận diện các sự kiện
Nguyễn Hoàn thiện hệ thống Phương pháp
tiềm tàng
Thị Bích kiểm soát nội bộ tại nghiên cứu định
+ Phản ứng rủi ro
Phượng Tổng công ty Bến tính và định
+ Đánh giá rủi ro
(2014) Thành lượng
+ Hoạt động kiểm soát
+ Thông tin truyền
thông
+ Giám sát
+ Môi trường kiểm
Các yếu tố ảnh hưởng soát;
đến hệ thống Kiểm Phương pháp + Đánh giá rủi ro
Đinh Thị
soát nội bộ trong các nghiên cứu định + Hệ thống thông tin và
Thu Thuỷ
doanh nghiệp nhỏ và tính và định truyền thông
(2016)
vừa tại thành phố Hồ lượng + Các hoạt động kiểm
Chí Minh soát
+ Giám sát
+ Môi trường kiểm
soát; + Thiết lập mục
tiêu;
Hoàn thiện hệ thống
+ Nhận diện các sự kiện
Nguyễn kiểm soát nội bộ Phương pháp
tiềm tàng
Thị Hồng hướng đến quản trị rủi nghiên cứu định
+ Phản ứng rủi ro
Phúc ro tại công ty TNHH tính và định
+ Đánh giá rủi ro
(2012) FUJIKURA Việt lượng
+ Hoạt động kiểm soát
Nam
+ Thông tin truyền
thông
+ Giám sát
Các yếu tố ảnh hưởng Phương pháp
Phạm Thị + Môi trường kiểm
đến hệ thống Kiểm nghiên cứu định
Ly Huyền soát;
soát nội bộ trong các tính và định
(2016) + Đánh giá rủi ro
doanh nghiệp nhỏ và lượng
24
Đối tượng Phương pháp
Tác giả Các biến
nghiên cứu nghiên cứu
vừa tại thành phố Hồ + Hệ thống thông tin và
Chí Minh truyền thông
+ Các hoạt động kiểm
soát
+ Giám sát
HTKSNB của doanh
Bàn về COSO 2013
nghiệp hoạt động hiệu
Phạm và định hướng vận Khảo sát ý kiến
quả phải có đủ 5 thành
Quang dụng trong việc giám chuyên gia với
phần. Trong đó, giám
Huy sát quá trình thực thi những khoản mục
được được đề cặp như
(2014) chiến lược kinh của COSO 2013
một quá trình theo dõi
doanh
và đánh giá chất lượng.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.2.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu
Với đề tài nguyên cứu của nước ngoài: Tác giả học hỏi nhiều phương pháp
thiết kế thang đo, thiết kế mô hình nghiên cứu khám phá và thực hiện nghiên cứu
theo phương pháp định lượng. Đề tài nghiên cứu mà tác giả đang làm thì trên thế
giới đã thực hiện ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên không phù hợp với đặc
điểm tại các DNNVV ở Việt Nam nói chung và tại quận Cái Răng nói riêng.
Tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều kết quả trong việc hoàn thiện
HTKSNB tại các doanh nghiệp, các kết quả của những nghiên cứu trước về vấn
đề này rất đa dạng vì phụ thuộc vào từng đặc điểm riêng của mỗi DN.
Tính đến nay, tác giả chưa tìm ra công trình nghiên cứu nào đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn
quận Cái Răng.
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN
Qua các nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB của các nghiên
cứu trước và thực tế tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, tác giả đề xuất
mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:
25
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến

Môi trường kiểm soát +

Đánh giá rủi ro +


Tính hữu
+ hiệu của Hệ
Hoạt động kiểm soát
thống kiểm
+
Thông tin và truyền thông soát nội bộ
+
Giám sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kết luận chương 2


Trong chương này, tác giả đã trình một một số vấn đề cơ bản về KSNB,
HTKSNB, DNNVV,... Đồng thời, chương này cũng giúp cho người đọc nắm được
bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau trong
và ngoài nước với các vấn đề có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến đề tài
luận văn mà tác giả thực hiện.
Trên tinh thần học hỏi và kế thừa, tác giả kế thừa phương pháp nghiên cứu
định lượng trên cơ sở chọn lọc các công trình nghiên cứu tiêu biểu đã công bố.
Qua phần nhận xét được trình bày trong mục cuối của chương có thể kết luận rằng
nghiên cứu bằng phương pháp định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của HTKSNB của các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng trong điều kiện hiện
nay vẫn còn là một vấn đề cần thiết.
26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Xây dựng thang đo

Lập bảng câu hỏi khảo sát

Khảo sát bằng bảng câu hỏi

Nghiên cứu định lượng:


- Phân tích thống kê mô tả
- Kiểm định chất lượng thang đo
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích hồi quy bội

Phân tích và thảo luận

Giải pháp, Kết luận và kiến nghị

(Nguồn: Tác giả đề xuất)


3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Nghiên cứu định tính (Nghiên cứu sơ bộ)
Các chuẩn mực về HTKSNB hiện nay dựa trên nền tảng của Báo cáo COSO
gồm có 05 yếu tố là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,
thông tin truyền thông và giám sát. Dựa theo các yếu tố trên là cơ sở cho việc xây
dựng mô hình nghiên cứu của đề tài.
27
Dữ liệu thứ cấp: Từ các báo cáo tổng kết của Cục Thống kê thành phố Cần
Thơ, Chi Cục Thuế quận Cái Răng, UBND quận Cái Răng và các tạp chí, luận
văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trong giai đoạn từ
năm 2013 – 2018.
Dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ tháng 9/2019 - 11/2019 thông qua phương
pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất bằng việc khảo sát các đối tượng là nhân
viên, người quản lý, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng các phòng, ban của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoat động tại quận Cái Răng bằng bảng câu hỏi đã
thiết kế sẵn bằng các phương thức: phỏng vấn trực tiếp, gửi email, gửi thư hoặc
thiết kế bảng câu hỏi online với công cụ hỗ trợ nghiên cứu, điều tra Google Docs.
Trước tiên, tác giả sẽ tóm lược các nghiên cứu trước đây về những nội dung
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn đã trình bày ở Chương 2, thông
qua việc nhận diện những phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng và dựa trên
05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB như đã nói trên, luận văn sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn ý kiến các lãnh
đạo DN để tìm ra định hướng xác lập mô hình nghiên cứu chính thức cũng như
phát hiện, bổ sung, điều chỉnh các biến quan sát của các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng. Đây là
cơ sở để tác giả phát triển bảng câu hỏi khảo sát.
Để có thể tổng quát hóa được nhiều yếu tố thuộc những phạm trù khác nhau,
tác giả sẽ tiến hành lấy ý kiến của nhiều lãnh đạo và nhân viên tại các DN đại diện
cho các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau. Đây là bước nghiên cứu sơ bộ
để sàng lọc lại các biến đưa vào mô hình nghiên cứu và làm cơ sở để thiết lập
Bảng câu hỏi. Tác giả chuẩn bị một bản câu hỏi thảo luận để trao đổi với lãnh đạo
và nhân viên phụ trách mảng KSNB tại các DN, với nội dung tập trung vào vấn
đề nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đến HTKSNB trong các DNNVV
trên địa bàn quận Cái Răng.
Với bảng câu hỏi được xây dựng, tác giả sẽ tiến hành khảo sát thử một số
đối tượng là người làm kế toán, kiểm toán nhằm phát hiện những câu từ khó hiểu
hoặc dễ gây hiểu lầm, xác định tính phù hợp của nội dung các câu hỏi, phát hiện
những sai sót và bước đầu kiểm tra thang đo, từ đó đưa ra Bảng khảo sát hoàn chỉnh.
3.2.2 Nghiên cứu định lượng (Nghiên cứu chính thức)
3.2.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn trên địa bàn quận Cái Răng, nơi tập trung
nhiều doanh nghiệp với nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng. Các bảng câu hỏi
28
khảo sát có thể được hoàn tất bằng nhiều cách thức khác nhau. Tác giả chủ yếu
sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát để tăng cường độ
tin cậy cho thông tin thu thập. Ngoài ra, Bảng câu hỏi có thể gửi qua Hộp thư
điện tử cho một số đối tượng ở xa hoặc không có điều kiện gặp gỡ. Trong đó,
đối tượng khảo sát là bất kỳ thành viên nào trong doanh nghiệp. Việc khảo sát
đã tiến hành trong quý 3/2019.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá cùng với phân
tích hồi quy bội trong đó phân tích nhân tố khám phá luôn đòi hỏi kích thước mẫu
lớn hơn nhiều so với phân tích hồi quy (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Do đó, khi xác định kích thước mẫu, tác giả căn cứ vào yêu cầu của phương
pháp phân tích nhân tố khám phá. Ước lượng cỡ mẫu theo công thức n >= 8p +
50 (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Đối với phân tích yếu tố ảnh
hưởng đến đến HTKSNB trong các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, tác giả
đưa vào 06 biến và theo công thức ước lượng cỡ mẫu trên thì kích thước mẫu tối
thiểu là 98. Ngoài ra, theo J.F Hair và cộng sự thì đối với phân tích nhân tố khám
phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải năm lần các mệnh đề trong thang đo. Trong
nhiên cứu này có tất cả 28 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố, do đó cỡ
mẫu tối thiểu cần đạt là 28*5= 140.
Tuy nhiên, với mong muốn tối đa hóa độ tin cậy của kết quả nghiên cứu,
tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu khảo sát 200 doanh nghiệp.
Do hạn chế về thời gian, chi phí và cách thức tiếp cận nên trong luận văn này,
phương pháp lấy mẫu tác giả lựa chọn là phương pháp thuận tiện. Bảng khảo sát
sau khi đã phỏng vấn sẽ được tập hợp, kiểm tra sơ bộ thông tin trên phiếu khảo
sát để loại bỏ ra những phiếu không hợp lệ. Đây có thể là những phiếu có nhiều
thông tin chưa được trả lời hoặc trả lời mâu thuẩn, hoặc đánh dấu hơn 01 lựa chọn
đối với những câu hỏi chỉ được trả lời 01 lựa chọn duy nhất. Thang đo Likert 5
điểm được sử dụng để đánh giá mức độ đồng ý của các đối tượng khảo sát với
những phát biểu đưa ra.
Sau bước kiểm tra sơ bộ các phiếu khảo sát thu về, tác giả nhập thông tin
thu thập từ các phiếu khảo sát hợp lệ. Trước khi tiến hành xử lý và phân tích, dữ
liệu cần được mã hóa và làm sạch, bước này giúp phát hiện các sai sót có thể xãy
ra trong quá trình thu thập dữ liệu hoặc trong quá trình nhập liệu hay loại ra các
phiếu trả lời không hợp lý. Từ dữ liệu hoàn chỉnh có được, tác giả tiến hành xử lý
thống kê mô tả với giá trị trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn,... để phân
tích nhận định của đối tượng khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến đến HTKSNB
trong các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.
29
3.2.2.2 Phân tích thống kê mô tả
Phương pháp phân tích thống kê mô tả là phương pháp tổng hợp và xử lý
dữ liệu để biến đổi dữ liệu thành thông tin. Phương pháp phân tích thống kê mô
tả được tác giả sử dụng để thống kê về loại hình DN, lĩnh vực hoạt động, quy mô
về vốn, phân tích thống kê các biến,…
3.2.2.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha)
Trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo cần phải được
kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến
thiên trong khoảng [0,1], Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt. Tuy nhiên,
Cronbach’s Alpha quá lớn (α > 0.95) cho thấy có nhiều biến đo lường trong thang
đo không có sự khác biệt gì nhau. Hiện tượng này gọi là trùng lắp trong đo lường.
Một thang đo có độ tin cậy đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha của nó ≥ 0.6. Bên
cạnh đó, nếu thang đo có Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu thì cần phải xem xét giá
trị của hệ số tương quan biến tổng (corrected item – total correlation) của các biến
đo lường trong thang đo, nếu hệ số của biến đo lường nào ≥ 0.3 thì biến đó có thể
được chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
3.2.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đã đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại bỏ các biến đo lường
không đạt yêu cầu, bước tiếp theo là thang đo của các nhân tố được đánh giá giá
trị của nó thông qua công cụ phân tích EFA (Exporatory Factor Analysis). Mục
đích của việc phân tích EFA là để: (1) loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu
cầu (có trọng số nhân tố < 0.5), (2) loại các nhân tố giả, (3) khám phá nhân tố mới.
Một số các chỉ số quan trọng trong phân tích nhân tố EFA bao gồm:
Thứ nhất, Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling
adequacy): là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số
của KMO lớn (0,5 < KMO < 1) là điều kiện đủ để cho thấy phân tích nhân tố là
phù hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không
thích hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết về độ tương
quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý
nghĩa (Sig <0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Thứ hai, trọng số của các biến quan sát (Factor loading): Theo Hair & ctg
(1998), hệ số tải nhân tố factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết
thực của EFA. factor loading lớn hơn 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu,
factor loading lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng, lớn hơn 0,5 được xem là có ý
30
nghĩa thực tiễn (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Theo Hair và các cộng sự, nếu chọn
tiêu chuẩn factor loading lớn hơn 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất là 150, nếu cỡ mẫu khoảng
100, thì factor loading lớn hơn 0,55, còn nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading
phải lớn hơn 0,75.
Thứ ba, mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: Phương
sai trích (% Cumulative Variance) được sử dụng để đánh giá mức độ giải thích
của các biến quan sát đối với nhân tố. Để đạt được mức độ giải thích thì phương
sai trích cần phải lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988).
Thứ tư, hệ số Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi
mỗi nhân tố) lớn hơn 1. Chỉ có những nhân tố nào có hệ số Eigenvalue lớn hơn 1
mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Nếu nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng
tóm tắt thông tin tốt.
3.2.2.5 Phân tích hồi quy bội
Tác giả đã đề xuất mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết trên có
dạng như sau:
HH =  0  1MT   2 ĐG  3 KS   4TT  5GS  
Trong đó:
- HH: Tính hữu hiệu của Hệ thống KSNB là biến phụ thuộc, được đo lường
bằng thang đo của một nhóm biến đã tích hợp xử lý tiếp sau phân tích nhân tố
khám phá.
- Biến MT: Môi trường kiểm soát
- Biến ĐG: Đánh giá rủi ro
- Biến KS: Hoạt động kiểm soát
- Biến TT: Thông tin và truyền thông
- Biến GS: Giám sát
- ε: Hệ số nhiễu
- β0: Hệ số chặn (Cho biết giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi tất cả
các biến độc lập bằng 0)
- βj: Hệ số hồi quy riêng của tính hữu hiệu của HTKSNB theo biến độc lập
(Cho biết lượng thay đổi trung bình của sự hữu hiệu của HTKSNB khi biến độc
lập thay đổi 1 đơn vị, các nhân tố khác không đổi).
31
Nhằm đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả của mô hình, tác giả sử dụng các
kiểm định chính như sau:
- Phân tích tương quan: Phân tích tương quan được sử dụng để kiểm định
mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình (giữa biến phụ thuộc với
từng biến độc lập, giữa các biến độc lập với nhau). Trong nghiên cứu này, hệ số
tương quan Pearson được tính toán để lượng hóa mức độ chặt chẽ trong mối liên
hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, giá trị tuyệt đối của hệ số này càng gần 1
thì hai biến này có tương quan tuyến tính càng chặt chẽ.
- Phân tích hồi quy đa biến: Sau khi phân tích tương quan giữa các biến,
tác giả thực hiện kỹ thuật hồi quy dựa trên ước lượng bình quân nhỏ nhất với điều
kiện là phân phối chuẩn đảm bảo. Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo
phương pháp Enter, tức là đưa tất cả biến vào một lượt và xem xét kết quả thống
kê liên quan đến các biến được đưa vào mô hình. Hệ số xác định R2 điều chỉnh
được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình. Sau đó, xác định mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến HTKSNB trong các DNNVV trên địa bàn
quận Cái Răng. Yếu tố nào có hệ số β càng lớn thì càng có ảnh hưởng mạnh hơn
đến biến phụ thuộc.
- Dò tìm các vi phạm giả định của mô hình: Hiện tượng đa cộng tuyến được
xem xét kiểm định thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF và nếu VIF > 10
thì sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008). Tiếp theo là kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc thông qua đồ thị phân tán Scatterplot. Kiểm tra giả định phân phối
chuẩn của phần dư thông qua đồ thị Histogram và Q-Q Plot, kiểm tra giả định về
tính độc lập của sai số thông qua đại lượng thống kê Durbin-Waston.
3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục tiêu, câu hỏi và mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố
ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái
Răng, dựa vào các lý thuyết nền đã trình bày ở trên, các giả thuyết nghiên cứu
được xác định như sau:
Giải thuyết H1: Có sự tác động cùng chiều của môi trường kiểm soát đến
tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.
Giả thuyết H2: Có sự tác động cùng chiều của đánh giá rủi ro đến tính hữu
hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.
Giả thuyết H3: Có sự tác động cùng chiều của hoạt động kiểm soát đến
tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.
32
Giả thuyết H4: Có sự tác động cùng chiều của thông tin và truyền thông
đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.
Giả thuyết H5: Có sự tác động cùng chiều của giám sát đến tính hữu hiệu
của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng.
3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO
Xây dựng và kiểm định thang đo là quá trình thiết kế và đánh giá một tập
các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm nghiên cứu cần đo lường.
Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng đo lường là cách thức sử dụng các con
số để diễn tả các hiện tượng khoa học mà chúng ta cần nghiên cứu. Thang đo là
quá trình trong đó một khái niệm được kết nối với một hay nhiều biến tiềm ẩn và
các biến tiềm ẩn này được kết nối (đo lường) với các biến quan sát. Trong nghiên
cứu khoa học hành vi nói chung và kinh doanh nói riêng, chúng ta có ba cách để
có thang đo:
Thứ nhất, là chúng ta sử dụng các thang đo đã có (do các nhà nghiên cứu
xây dựng).
Thứ hai, là chúng ta sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho phù hợp
với bối cảnh nghiên cứu của mình (thị trường nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu ...).
Thứ ba, là xây dựng thang đo mới.
Nguyễn Đình Thọ (2011) cũng cho rằng là trong bất kỳ trường hợp nào
chúng ta cũng phải kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo vì bối cảnh nghiên
cứu của chúng ta không thể hoàn toàn giống với bối cảnh nghiên cứu đã có.
Churchill (1979) đưa ra quy trình xây dựng và kiểm định thang đo gồm các
bước sau:
(1) Xác định nội dung khái niệm dựa vào lý thuyết.
(2) Xây dựng tập biến quan sát (đo lường) thông qua nghiên cứu kinh
nghiệm, thảo luận nhóm …
(3) Thu thập dữ liệu.
(4) Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA trên cơ sở dữ liệu thu thập ở bước (3).
(5) Tiếp tục thu thập dữ liệu
(6) Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha trên cơ sở dữ
liệu thu thập ở bước (5).
33
(7) Đánh giá giá trị thang đo bằng phương pháp MTMM (Multitrait –
Multimethod).
(8) Xây dựng chuẩn cho thang đo.
Tuy nhiên, Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng quy trình này có nhược điểm
là phải sử dụng phương pháp MTMM (Multitrait – Multimethod; đa khái niệm –
đa phương pháp), nghĩa là phải thực hiện nhiều nghiên cứu với phương pháp khác
nhau. Như vậy sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí. Ông cho rằng quy trình xây dựng
và kiểm định thang đo gồm 3 bước:
(1) Xây dựng tập biến quan sát.
(2) Đánh giá sơ bộ thang đo.
(3) Đánh giá chính thức thang đo.
Đề tài nghiên cứu này thực hiện quy trình xây dựng và kiểm định thang đo
dựa vào quy trình xây dựng và kiểm định thang đo của Churchill (1979) và dựa
vào Nguyễn Đình Thọ (2011). Quy trình này có các bước cơ bản sau:
(1) Xây dựng tập biến quan sát (thang đo) thông qua các biến quan sát của
các nghiên cứu trước.
(2) Thu thập dữ liệu.
(3) Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA trên cơ sở dữ liệu thu thập ở bước (4).
(4) Tiếp tục thu thập dữ liệu.
(5) Đánh giá giá trị và độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp nhân tố
khẳng định EFA trên cơ sở dữ liệu thu thập ở bước (6).
(6) Xây dựng chuẩn cho thang đo.
3.4.1 Môi trường kiểm soát
Yếu tố Môi trường kiểm soát được ký hiệu là MT và được đo lường bằng
07 biến quan sát như sau:
Bảng 3.1: Thang đo yếu tố Môi trường kiểm soát
STT Biến quan sát Mã hóa Nghiên cứu trước
Trách nhiệm của từng thành viên được Sultana và Haque
1 MT1
quy định rõ ràng (2011)
Sự tham gia của Hội đồng quản trị vào Phạm Thị Ly
2 MT2
Ban kiểm soát Huyền (2016)
34
Trình độ, năng lực chuyên môn của kiểm
3 toán nội bộ và bộ phận kiểm tra, kiểm soát MT3
nội bộ doanh nghiệp
4 Chính sách nhân sự MT4
5 Sự trung thực và các giá trị đạo đức MT5
6 Phương pháp ủy quyền MT6
Trình độ chuyên môn và phẩm chất của
7 MT7
đội ngũ cán bộ nhân viên
3.4.2 Đánh giá rủi ro
Yếu tố đánh giá rủi ro được ký hiệu là ĐG và được đo lường bằng 05 biến
quan sát như sau:
Bảng 3.2: Thang đo yếu tố Đánh giá rủi ro
STT Biến quan sát Mã hóa Nghiên cứu trước
Thiết lập các mục tiêu của doanh nghiệp
1 ĐG1 Angella Amudo &
là quan trọng
Eno L. Inanga
2 Nhận dạng rủi ro ĐG2
(2009)
3 Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro ĐG3
Đinh Thị Thu Thủy
4 Có các phương pháp dự báo rủi ro ĐG4
(2016)
5 Đề ra các biện pháp quản lý rủi ro ĐG5
3.4.3 Hoạt động kiểm soát
Yếu tố hoạt động kiểm soát được ký hiệu là KS và được đo lường bằng 05
biến quan sát như sau:
Bảng 3.3: Thang đo yếu tố Hoạt động kiểm soát
STT Biến quan sát Mã hóa Nghiên cứu trước
Để kiểm soát lẫn nhau, phân chia trách
1 KS1
nhiệm rõ ràng, đầy đủ
Đảm bảo các nghiệp vụ có thực mới được
2 KS2
phê duyệt Phạm Thị Ly
Có quy trình luân chuyển chứng từ khoa Huyền (2016)
3 KS3
học
4 Kiểm tra độc lập (giữa thực tế và sổ sách) KS4
5 Giới hạn việc tiếp cận sổ sách và tài sản KS5
3.4.4 Thông tin và truyền thông
Yếu tố Thông tin và truyền thông được ký hiệu là TT và được đo lường
bằng 04 biến quan sát như sau:
35
Bảng 3.4: Thang đo yếu tố Thông tin và truyền thông
STT Biến quan sát Mã hóa Nghiên cứu trước
Cập nhật thông tin chính xác, truy cập
1 TT1
thuận tiện
Angella Amudo &
Đảm bảo yêu cầu chất lượng thông tin là
2 TT2 Eno L. Inanga
thích hợp
(2009)
Tiếp nhận thông tin đầy đủ và chính xác
3 TT3 Đinh Thị Thu Thủy
từ cấp trên xuống cấp dưới
(2016)
Thông tin từ bên ngoài phải được tiếp
4 TT4
nhận đầy đủ, trung thực
3.4.5 Giám sát
Yếu tố giám sát được ký hiệu là GS và được đo lường bằng 04 biến quan
sát như sau:
Bảng 3.5: Thang đo yếu tố Giám sát
STT Biến quan sát Mã hóa Nghiên cứu trước
Thường xuyên tiếp cận thông tin khách
1 GS1
hàng
Thường xuyên tiếp cận thông tin nhà cung
2 GS2
cấp Phạm Thị Ly
Thường xuyên theo dõi biến động thị Huyền (2016)
3 GS3
trường
Thực hiện kiểm tra định kỳ do kiểm toán
4 GS4
viên nội bộ, hoặc KTV độc lập
3.4.6 Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
Yếu tố tính hữu hiệu của HTKSNB được ký hiệu là HH và được đo lường
bằng 03 biến quan sát như sau:
Bảng 3.6: Thang đo yếu tố tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ
STT Biến quan sát Mã hóa Nghiên cứu trước
1 Hoạt động của đơn vị đạt hiệu quả HH1
Mohamad Aziz và
2 Báo cáo trong đơn vị đáng tin cậy HH2
cộng sự (2017)
3 Pháp luật và các quy định được tuân thủ HH3
36

Bảng 3.7: Tổng hợp thang đo các yếu tố


STT MÃ HÓA DIỄN GIẢI
YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT (MT)
Trách nhiệm của từng thành viên được quy định rõ
1 MT1
ràng
2 MT2 Sự tham gia của Hội đồng quản trị vào Ban kiểm soát
Trình độ, năng lực chuyên môn của kiểm toán nội bộ
3 MT3
và bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp
4 MT4 Chính sách nhân sự
5 MT5 Sự trung thực và các giá trị đạo đức
6 MT6 Phương pháp ủy quyền
Trình độ chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ cán
7 MT7
bộ nhân viên
YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ RỦI RO (ĐG)
Thiết lập các mục tiêu của doanh nghiệp là quan
8 ĐG1
trọng
9 ĐG2 Nhận dạng rủi ro
10 ĐG3 Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro
11 ĐG4 Có các phương pháp dự báo rủi ro
12 ĐG5 Đề ra các biện pháp quản lý rủi ro
YẾU TỐ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT (KS)
Để kiểm soát lẫn nhau, phân chia trách nhiệm rõ
13 KS1
ràng, đầy đủ
14 KS2 Đảm bảo các nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt
15 KS3 Có quy trình luân chuyển chứng từ khoa học
16 KS4 Kiểm tra độc lập (giữa thực tế và sổ sách)
17 KS5 Giới hạn việc tiếp cận sổ sách và tài sản
YẾU TỐ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (TT)
18 TT1 Cập nhật thông tin chính xác, truy cập thuận tiện
19 TT2 Đảm bảo yêu cầu chất lượng thông tin là thích hợp
Tiếp nhận thông tin đầy đủ và chính xác từ cấp trên
20 TT3
xuống cấp dưới
Thông tin từ bên ngoài phải được tiếp nhận đầy đủ,
21 TT4
trung thực
YẾU TỐ GIÁM SÁT (GS)
22 GS1 Thường xuyên tiếp cận thông tin khách hàng
37
STT MÃ HÓA DIỄN GIẢI
23 GS2 Thường xuyên tiếp cận thông tin nhà cung cấp
24 GS3 Thường xuyên theo dõi biến động thị trường
Thực hiện kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ,
25 GS4
hoặc KTV độc lập
YẾU TỐ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HTKSNB
26 HH1 Hoạt động của đơn vị đạt hiệu quả
27 HH2 Báo cáo trong đơn vị đáng tin cậy
28 HH3 Pháp luật và các quy định được tuân thủ
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Kết luận chương 3


Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của luận văn. Bao gồm các
bước: tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan, các lý thuyết nền tảng, nghiên cứu
định tính; thu thập dữ liệu, nghiên cứu định lượng và phân tích, thảo luận kết quả,
cuối cùng là đưa ra kết luận và kiến nghị. Tác giả đã xây dựng mô hình nghiên
cứu bao gồm 05 biến độc lập là: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động
kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát; Và 01 biến phụ thuộc là tính hữu
hiệu của HTKSNB. Biến phụ thuộc được đo lường bởi 03 biến quan sát và 05 biến
độc lập được đo lường bởi 25 biến quan sát. Luận văn đã sử dụng phương pháp
kết hợp giữa định tính và định lượng. Kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận kết
quả đạt được sẽ được tác giả tŕnh bày trong Chương tiếp theo.
38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 GIỚI THIỆU VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG
4.1.1 Giới thiệu về quận Cái Răng
Quận Cái Răng được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày
02/01/2004 của Chính phủ. Quận có diện tích tự nhiên 66,81 km2, dân số 98.320
người. Địa bàn quận được chia làm 07 phường gồm Hưng Phú, Hưng Thạnh, Lê
Bình, Ba Láng, Thường Thạnh, Tân Phú, Phú Thứ.
Về địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong
Điền; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Ninh Kiều.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục Quốc lộ 1A đi các tỉnh, thành phố
khu vực đồng bằng Sông Cửu Long; có cảng nước sâu Cái Cui; các khu đô thị
mới, khu dân cư đã và đang hình thành phát triển.
Với địa thế thuận lợi, nhiều dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu công
nghệ thông tin tập trung đang dần hình thành có thể nói quận Cái Răng là địa bàn
tiềm năng để các DN phát triển trong tương lai.
4.1.2 Giới thiệu về các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng
Quận Cái Răng là quận đô thị mới có tốc độ phát triển các dự án cao trong
toàn thành phố Cần Thơ. Do đó, các DN trên địa bàn quận có ngành nghề kinh
doanh rất đa dạng. Các DN thuộc ngành dịch vụ chiếm 31,15% tổng số DN,
thương mại chiếm 35,55%, xây dựng chiếm 15,25%, kế đến là ngành sản xuất
9,50%, vận tải 4%, các ngành kinh doanh khác chiếm 4,55% tổng số DN đang
hoạt động trên địa bàn quận. Trong các DNNVV thì DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm
đại bộ phận. Hình thức sở hữu gồm các hình thức như sở hữu Nhà nước (rất ít),
sở hữu tập thể (ít), sở hữu tư nhân (đại đa số). Về loại hình DN thì chủ yếu là DN
tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.
Số lượng DN trên địa bàn quận Cái Răng cũng có nhiều biến động theo
chiều hướng tăng lên: Năm 2010 là 224 DN, năm 2014 là 380 DN, năm 2015 là
505 DN, năm 2016 là 752 DN, năm 2017 là 907 DN, năm 2018 là 1231 DN. Các
DN có nhiều loại hình khác nhau, nhiều nhất là Công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH) chiếm 75%, tiếp đến là DN tư nhân (DNTN) khoảng 13%, Công ty cổ
phần chiếm 9% và phần còn lại 3% gồm hợp tác xã, tổ chức kinh tế, đơn vị sự
nghiệp,... Theo thống kê cho thấy số lượng DN trên địa bàn quận Cái Răng tăng
qua hàng năm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
39
Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DNNVV rất đa dạng nhưng tập trung
chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Đối với lĩnh vực sản xuất, các DN nhỏ
và siêu nhỏ vẫn họat động theo phương thức thủ công, bán thủ công hoặc gia công.
Hiệu quả kinh doanh của DNNVV thường không cao và chịu áp lực cạnh
tranh lớn nên tuổi thọ bình quân của DN thường rất thấp. Tuy nhiên, cũng có một
số DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản, may mặc có sản
phẩm xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.
Phần lớn các DNNVV có năng lực tài chính kém, công nghệ thiết bị lạc
hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sản phẩm của họ thường tiêu thụ trong
thị trường nội địa, sức cạnh tranh yếu.
Trình độ và hiệu quả quản lý còn rất thấp, DNNVV thường được quản lý
theo kiểu gia đình và mang nặng tính kinh nghiệm. Nhìn chung, hệ thống thông tin
và HTKSNB trong DN còn rất yếu, phần lớn chỉ tập trung và mục tiêu đối phó với
cơ quan Thuế hơn là phục vụ cho mục tiêu quản lý, điều hành hoạt động của DN.
Lao động trong DNNVV thường chưa qua trường lớp đào tạo nên tay nghề
còn thấp.
Hầu hết các DNNVV đều hoạt động độc lập, việc liên doanh, liên kết còn
hạn chế và có nhiều khó khăn.
4.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HTKSNB CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CÁI RĂNG
4.2.1 Đánh giá thực trạng HTKSNB của các DNNVV trên địa bàn quận
Cái Răng
Qua kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia và các nhân viên làm việc tại các
DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng thì tác giả tổng hợp và đánh giá thực trạng
hoạt động của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng như sau:
* Về Môi trường kiểm soát
Các DN chú trọng thực hiện tốt các chính sách nhân sự cũng như đề cao sự
trung thực và các giá trị đạo đức của nhân viên, quy định trách nhiệm gắn với từng
vị trí việc làm, từng chức danh của mỗi nhân viên, các DN tin rằng đây là điều cần
thiết để mỗi cá nhân tùy theo vị trí việc làm của mình thực hiện tốt nhất công việc.
Ngoài ra, DN cũng rất quan tâm về trình độ, năng lực chuyên môn của kiểm toán
nội bộ và bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ DN, xây dựng quy chế KSNB để đảm
bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của DN.
40
Tuy nhiên, DN vẫn chưa có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời đối với các
nhân viên không có năng lực hoặc năng lực làm việc còn hạn chế, cũng như chưa
có biện pháp xử lý hiệu quả đối với các vi phạm về tính trung thực, giá trị đạo đức.
* Về Đánh giá rủi ro
DN luôn tuân thủ các nguyên tắc hoạt động tài chính, xây dựng kế hoạch
mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mặt khác, DN cũng đề cao việc nhận dạng, đánh
giá rủi ro; phân công, bố trí công việc cho từng cá nhân phù hợp với năng lực và
mô tả công việc từng chức danh, vị trí công việc để góp phần thực hiện hiệu quả
mục tiêu và kiểm soát tốt hơn rủi ro của đơn vị.
Tuy nhiên, DN nhận dạng và phân tích rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm
quản lý điều hành vốn có, có xây dựng được quy trình đánh giá rủi ro liên quan
đến các hoạt động, mục tiêu hoạt động nhưng quy trình còn chung chung, chưa
hiệu quả. Chính sách tiền lương chưa khuyến khích giữ chân lao động có chuyên
môn, nghiệp vụ giỏi.
* Về Hoạt động kiểm soát
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động công tác kế hoạch, kế
toán được thực hiện tốt giúp cho việc ghi nhận, xử lý và lưu trữ dữ liệu được
xuyên suốt, nâng cao hiệu quả quản lý DN và đúng quy định. Hầu hết các DN đều
sử dụng hệ thống máy tính và phần mềm kế toán để lập BCTC, điều này thuận lợi
cho chức năng kiểm tra và giám sát thực hiện tốt mục tiêu hoạt động KSNB.
Chứng từ kế toán được ghi chép đầy đủ, việc phê duyệt, luân chuyển và lưu trữ
chứng từ cũng được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ quy trình nghiệp vụ.
Tồn tại là các trưởng bộ phận chưa chủ động xây dựng kế hoạch làm việc
định kỳ và báo cáo BLĐ, thường công tác này chỉ thực hiện sau khi có sự nhắc
nhở của BLĐ và khi phát sinh những hoạt động đột xuất. Vẫn còn tình trạng chồng
chéo công việc, kiêm nhiệm ở một số bộ phận nên dẫn đến tình trạng đùn đẩy
trách nhiệm làm chậm tiến độ hoàn thành.
* Về Thông tin và truyền thông
DN luôn tạo mọi điều kiện để người lao động phản ánh, báo cáo trực tiếp
các ý kiến, những nghi ngờ bất cập liên quan đến DN đến BLĐ để xem xét, xử lý,
đồng thời DN cũng có những quy chế thi đua, khen thưởng để khuyến khích người
lao động đề xuất giải pháp cải tiến quy trình làm việc ngày càng hiệu quả hơn.
Ngoài ra, DN cũng sử dụng hệ thống máy tính phục vụ cho công tác kế toán và
quản lý, tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa BLĐ và toàn thể nhân viên
trong DN.
41
Tuy nhiên, DN chưa thực hiện thường xuyên việc cập nhật thông tin biến
động các hoạt động tại đơn vị để kịp thời xử lý rủi ro.
* Về Hoạt động giám sát
BLĐ thường xuyên kiểm tra hoạt động của các bộ phận, định kỳ ghi nhận
các ý kiến góp ý từ nhân viên các bộ phận, từ đó có các chính sách, biện pháp để
khắc phục kịp thời các sai sót trong quá trình giám sát.
Tuy nhiên, hoạt động giám sát đột xuất chưa được các BLĐ chú trọng nhiều
Do đó, các biến động bất thường xảy ra thì khó có thể phát hiện, giải quyết điều
chỉnh không kịp thời cho từng thời điểm, từng giai đoạn. Ngoài ra, BGĐ chưa
thực hiện bước kiểm tra hiệu quả công việc sau khi quản lý các bộ phận báo cáo
hoàn thành công việc, đây được xem là khâu quan trọng trong việc duy trì tính ổn
định lâu dài đối với hoạt động của DN.
4.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp được khảo sát
Phiếu khảo sát định lượng được gửi tới các đối tượng bằng phương pháp
trực tiếp và gửi email. Để đạt được kích thước mẫu theo kế hoạch, tác giả phát ra
220 phiếu, kết quả thu về 209 phiếu (đạt tỷ lệ 95%).
Tiến hành làm sạch loại bỏ 17 phiếu không đạt yêu cầu, đưa vào xử lý và
phân tích 192 phiếu. Số lượng mẫu thu được từ phiếu khảo sát phù hợp với yêu
cầu về số lượng mẫu dùng trong định lượng theo công thức xác định cỡ mẫu của
Hair et al (1998) và Hair et al (2006).
4.2.2.1 Loại hình doanh nghiệp
Trong số 192 DN đưa vào phân tích có 43 DN là công ty TNHH MTV
chiếm 22,4% tổng số mẫu, 91 DN là công ty TNHH chiếm 47,4% tổng số mẫu,
35 DN là công ty cổ phần chiếm 18,2% tổng số mẫu và 23 DN là DNTN chiếm
12% tổng số mẫu khảo sát.
Bảng 4.1: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Loại hình DN
Loại hình DN Tần suất Tỷ lệ (%)
Công ty TNHH MTV 43 22,4
Công ty TNHH 91 47,4
Công ty cổ phần 35 18,2
DNTN 23 12
Cộng 192 100
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
42
Kết quả phân tích cho thấy các DN tham gia khảo sát thuộc nhiều loại hình
DN khác nhau, trong đó nhiều nhất là Công ty trách nhiệm hữu hạn (hai thành
viên trở lên), ít nhất là DN tư nhân.
4.2.2.2 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Trong số 192 DN đưa vào phân tích, có 75 DN hoạt động trong lĩnh vực
Công nghiệp và xây dựng chiếm 39,1% tổng số mẫu, 106 DN hoạt động trong
lĩnh vực Thương mại và dịch vụ chiếm 55,2% tổng số mẫu, 08 DN hoạt động
trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 4,2% tổng số mẫu và 03 DN
có hoạt động khác chiếm 1,6% tổng số mẫu khảo sát.
Bảng 4.2: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động Tần suất Tỷ lệ (%)
Công nghiệp và xây dựng 75 39,1
Thương mại và dịch vụ 106 55,2
Nông lâm nghiệp và Thủy sản 8 4,2
Khác 3 1,6
Cộng 192 100
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Kết quả phân tích cho thấy số lượng DN tham gia khảo sát phân bổ nhiều
nhất ở lĩnh vực Thương mại dịch vụ và tiếp đến là Công nghiệp và xây dựng, lĩnh
vực Nông lâm nghiệp và thủy sản và lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
4.2.2.3 Quy mô về vốn
Trong số 192 DN đưa vào phân tích, có 15 DN có vốn đầu tư dưới 3 tỷ chiếm
7,8% tổng số mẫu, 90 DN có vốn đầu tư từ 3 tỷ đến dưới 20 tỷ chiếm 46,9% tổng
số mẫu, 74 DN có vốn đầu tư từ 20 tỷ đến dưới 50 tỷ chiếm tỷ lệ 38,5% tổng số
mẫu, 11 DN có vốn đầu tư từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ chiếm tỷ lệ 5,7% tổng số mẫu,
02 DN có vốn đầu tư từ 100 tỷ trở lên chiếm tỷ lệ 01% tổng số mẫu khảo sát.
Bảng 4.3: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô về vốn
Quy mô về vốn Tần suất Tỷ lệ (%)
Dưới 3 tỷ 15 7,8
Từ 3 tỷ đến dưới 20 tỷ 90 46,9
Từ 20 tỷ đến dưới 50 tỷ 74 38,5
Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ 11 5,7
Từ 100 tỷ trở lên 2 1
Cộng 192 100
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Số liệu này cho thấy các DN có quy mô về vốn ở mức dao động từ 3 đến
dưới 50 tỷ chiếm tỷ trọng lớn trong số các DN được khảo sát. Các DN có quy mô
43
về vốn từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ chiếm tỷ trọng ít và từ 100 tỷ trở lên có tỷ trọng
rất ít.
4.2.2.4 Quy mô doanh thu
Trong số 192 DN đưa vào phân tích, có 27 DN có doanh thu dưới 3 tỷ
chiếm tỷ lệ 14,1% tổng số mẫu, 143 DN có doanh thu từ 3 tỷ đến dưới 50 tỷ chiếm
tỷ lệ 74,5% tổng số mẫu, 17 DN có doanh thu từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ chiếm
8,9% tổng số mẫu, 05 DN có doanh thu từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ chiếm tỷ lệ
2,6% tổng số mẫu khảo sát.
Bảng 4.4: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô doanh thu
Quy mô về doanh thu Tần suất Tỷ lệ (%)
Dưới 3 tỷ 27 14,1
Từ 3 tỷ đến dưới 50 tỷ 143 74,5
Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ 17 8,9
Từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ 5 2,6
Từ 200 tỷ đến dưới 300 tỷ 0
Trên 300 tỷ 0
Cộng 192 100
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Kết quả trên cho thấy số lượng DN nhỏ có doanh thu trong 1 năm từ 3 tỷ
đến dưới 50 tỷ chiếm đa số, số DN có doanh thu dưới 3 tỷ là do các DN mới thành
lập dưới 1 năm khá nhiều, thời gian hoạt động ít nên doanh thu trong năm còn hạn
chế. Các DN nhỏ có doanh thu từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ chiếm tỷ lệ rất ít, từ 200
tỷ trở lên không có DN nào.
4.2.2.5 Quy mô lao động
Trong số 192 DN đưa vào phân tích, có 43 DN có quy mô lao động dưới
10 người chiếm tỷ lệ 22,4% tổng số mẫu, 115 DN có quy mô lao động từ 10 đến
dưới 50 người, chiếm 59,9% tổng số mẫu, 21 DN có quy mô lao động từ 50 đến
dưới 100 người chiếm 10,9% tổng số mẫu, 11 DN có 100 đến dưới 200 người
chiếm tỷ lệ 5,7% tổng số mẫu và có 02 DN có quy mô lao động từ 200 người trở
lên chiếm tỷ lệ 1,1% tổng số mẫu phân tích.
Bảng 4.5: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Quy mô lao động
Quy mô lao động Tần suất Tỷ lệ (%)
Dưới 10 người 43 22,4
Từ 10 đến dưới 50 người 115 59,9
Từ 50 đến dưới 100 người 21 10,9
44
Quy mô lao động Tần suất Tỷ lệ (%)
Từ 100 người đến dưới 200 người 11 5,7
Trên 200 người 2 1,1
Cộng 192 100,0
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Do mô hình là DNNVV nên số lao động tập trung ở mức tứ 10 đến 50 người
chiếm tỷ lệ cao. Từ 100 người trở lên chiếm tỷ lệ thấp.
4.2.2.6 Về thời gian thành lập DN
Kết quả phân tích 192 DN thì có 31 DN thành lập dưới 1 năm chiếm 16,1%
tổng số mẫu, có 33 DN thành lập từ 1 đến dưới 2 năm chiếm 17,2%, kế đến có 49
DN thành lập từ 2 đến dưới 3 năm chiếm 25,5%, và có 79 DN thành lập trên 3
năm chiếm 41,1% tổng số mẫu khảo sát.
Bảng 4.6: Thống kê số lượng DN tham gia khảo sát theo Năm thành lập
Năm thành lập Tần suất Tỷ lệ (%)
Dưới 1 năm 31 16,1
Từ 1 đến dưới 2 năm 33 17,2
Từ 2 đến dưới 3 năm 49 25,5
Trên 3 năm 79 41,1
Cộng 192 100
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Các DN được đưa vào phân tích đa phần là các DN mới thành lập, có số
năm hoạt động dưới 3 năm khá cao, các DN mới thành lập trong 3 năm gần đây
cũng chiếm tỷ lệ cao, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế tại địa phương.
4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.1 Mô tả biến đo lường
Bảng 4.7: Kết quả thống kê mô tả giá trị của các biến đo lường
Ký hiệu Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Độ lệch
Mẫu
biến nhất nhất bình chuẩn
MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
MT1 192 2 5 3,64 0,66
MT2 192 2 5 3,67 0,66
MT3 192 2 5 3,69 0,63
MT4 192 2 5 3,72 0,56
MT5 192 2 5 3,71 0,61
MT6 192 1 5 3,83 0,73
45
Ký hiệu Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giá trị trung Độ lệch
Mẫu
biến nhất nhất bình chuẩn
MT7 192 1 5 3,69 0,86
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
ĐG1 192 2 5 3,77 0,70
ĐG2 192 2 5 3,63 0,68
ĐG3 192 2 5 3,73 0,67
ĐG4 192 2 5 3,81 0,67
ĐG5 192 2 5 3,65 0,62
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
KS1 192 2 5 3,91 0,62
KS2 192 2 5 3,79 0,66
KS3 192 2 5 3,78 0,68
KS4 192 2 5 3,77 0,66
KS5 192 2 5 3,83 0,66
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TT1 192 2 5 3,84 0,63
TT2 192 2 5 3,71 0,68
TT3 192 2 5 3,66 0,64
TT4 192 2 5 3,74 0,73
GIÁM SÁT
GS1 192 2 5 3,75 0,59
GS2 192 2 5 3,77 0,65
GS3 192 2 5 3,68 0,62
GS4 192 2 5 3,71 0,61
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HTKSNB
HH1 192 2 5 3,73 0,62
HH2 192 2 5 3,72 0,67
HH3 192 2 5 3,67 0,63
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Kết quả thống kê Bảng 4.7 cho thấy:
- Giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến đo lường tập trung thành
2 khoản: (1, 5) và (2, 5). Trong đó có 02 biến đo lường có giá trị chạy từ 1 đến 5.
- Kết quả cho thấy các biến đo lường đều có giá trị trung bình đều lớn hơn
3,5. Đây là biểu hiện tích cực đối với các thang đo.
- Mức độ phân tán của các biến đồng đều.
46
4.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính ý kiến của chuyên gia
Tác giả thực hiện phỏng vấn 10 chuyên gia là Giám đốc các DNNVV đang
làm việc trên địa bàn quận Cái Răng. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các
chuyên gia được mời phỏng vấn đều cho rằng các yếu tố mà tác giả đề xuất nghiên
cứu có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn
quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Ý kiến của các chuyên gia được tác giả tổng
hợp ở bảng sau:
Bảng 4.8: Tổng hợp ý kiến phỏng vấn chuyên gia
STT Nhân tố Có tác động Không tác động
1 Môi trường kiểm soát 100% 0%
2 Đánh giá rủi ro 100% 0%
3 Hoạt động kiểm soát 100% 0%
4 Thông tin và truyền thông 100% 0%
5 Giám sát 100% 0%
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Đồng thời, dựa trên sự đánh giá của các chuyên gia về mức độ tác động
của các yếu tố, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để tính trung bình mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV
trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Trong phiếu phỏng vấn chuyên
gia, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 bậc từ 1 đến 5, nên khoảng cách giữa các
mức ảnh hưởng là 0,8 đơn vị. Như vậy mức trung bình của các thang đo được
diễn đạt như sau:
Từ 1,00 đến 1,80: Ảnh hưởng rất yếu;
Từ 1,81 đến 2,60: Ảnh hưởng yếu;
Từ 2,61 đến 3,40: Ảnh hưởng bình thường;
Từ 3,41 đến 4,20: Ảnh hưởng mạnh;
Từ 4,21 đến 5,00: Ảnh hưởng rất mạnh.
Kết quả xử lý được trình bày trong bảng 4.9 sau đây:
Bảng 4.9: Ý kiến chuyên gia về mức độ tác động của các yếu tố đến tính
hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng
Điểm

Thang đo trung Mức độ tác động
hóa
bình
I MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
47
Điểm

Thang đo trung Mức độ tác động
hóa
bình
Trách nhiệm của từng thành
MT1 4,00 Ảnh hưởng mạnh
viên được quy định rõ ràng
Sự tham gia của Hội đồng quản
MT2 3,80 Ảnh hưởng mạnh
trị vào Ban kiểm soát
Trình độ, năng lực chuyên môn
của kiểm toán nội bộ và bộ phận Ảnh hưởng bình
MT3 3,80
kiểm tra, kiểm soát nội bộ doanh thường
nghiệp
MT4 Chính sách nhân sự 3,70 Ảnh hưởng mạnh
Sự trung thực và các giá trị đạo
MT5 3,80 Ảnh hưởng mạnh
đức
Ảnh hưởng bình
MT6 Phương pháp ủy quyền 3,20
thường
Trình độ chuyên môn và phẩm
MT7 chất của đội ngũ cán bộ nhân 3,90 Ảnh hưởng mạnh
viên
II ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Thiết lập các mục tiêu của doanh
ĐG1 3,80 Ảnh hưởng mạnh
nghiệp là quan trọng
Ảnh hưởng bình
ĐG2 Nhận dạng rủi ro 3,40
thường
Xây dựng quy trình đánh giá rủi Ảnh hưởng bình
ĐG3 3,40
ro thường

Có các phương pháp dự báo rủi


ĐG4 3,70 Ảnh hưởng mạnh
ro
Đề ra các biện pháp quản lý rủi Ảnh hưởng bình
ĐG5 3,30
ro thường
III HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

Để kiểm soát lẫn nhau, phân


KS1 3,60 Ảnh hưởng mạnh
chia trách nhiệm rõ ràng, đầy đủ

Đảm bảo các nghiệp vụ có thực Ảnh hưởng bình


KS2 3,40
mới được phê duyệt thường
48
Điểm

Thang đo trung Mức độ tác động
hóa
bình
Có quy trình luân chuyển chứng
KS3 3,60 Ảnh hưởng mạnh
từ khoa học
Kiểm tra độc lập (giữa thực tế và
KS4 3,50 Ảnh hưởng mạnh
sổ sách)
Giới hạn việc tiếp cận sổ sách và
KS5 3,60 Ảnh hưởng mạnh
tài sản
IV THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Cập nhật thông tin chính xác,
TT1 3,90 Ảnh hưởng mạnh
truy cập thuận tiện
Đảm bảo yêu cầu chất lượng
TT2 4,20 Ảnh hưởng mạnh
thông tin là thích hợp
Tiếp nhận thông tin đầy đủ và
TT3 chính xác từ cấp trên xuống cấp 3,60 Ảnh hưởng mạnh
dưới
Thông tin từ bên ngoài phải
TT4 được tiếp nhận đầy đủ, trung 3,90 Ảnh hưởng mạnh
thực
V GIÁM SÁT
Thường xuyên tiếp cận thông tin
GS1 3,60 Ảnh hưởng mạnh
khách hàng
Thường xuyên tiếp cận thông tin
GS2 3,60 Ảnh hưởng mạnh
nhà cung cấp
Thường xuyên theo dõi biến
GS3 3,50 Ảnh hưởng mạnh
động thị trường
Thực hiện kiểm tra định kỳ do
GS4 kiểm toán viên nội bộ, hoặc 3,70 Ảnh hưởng mạnh
KTV độc lập
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Nhìn chung tất cả các biến quan sát đều được các chuyên gia đánh giá là có
ảnh hưởng ở mức độ bình thường, mạnh hoặc rất mạnh đến tính hữu hiệu của
HTKSNB. Trong đó, chủ yếu là ảnh hưởng mạnh. Do đó tác giả vẫn giữ nguyên
các thang đo cho biến độc lập để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Đối
với biến phụ thuộc tính hữu hiệu của HTKSNB, tác giả đề xuất 03 biến quan sát
để làm rõ cho biến phụ thuộc này. Qua kết quả khảo sát chuyên gia, 100% các
chuyên gia đều đồng ý với 03 biến quan sát này.
49
Bảng 4.10: Ý kiến chuyên gia về các biến quan sát cho biến Tính hữu hiệu
của HTKSNB
STT Biến quan sát Đồng ý Không đồng ý
1 Hoạt động của đơn vị đạt hiệu quả 100% 0%
2 Báo cáo trong đơn vị đáng tin cậy 100% 0%
Pháp luật và các quy định được tuân
3 thủ 100% 0%

Như vậy, qua nghiên cứu định tính thì mô hình nghiên cứu chính thức
không thay đổi so với mô hình nghiên cứu đề xuất. Các biến quan sát yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB được xác định đầy đủ (gồm 25 biến quan
sát của 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu cả HTKSNB và 03 biến quan sát
cho việc đo lường tính hữu hiệu của HTKSNB), phục vụ cho việc thiết lập bảng
câu hỏi điều tra và nghiên cứu định lượng.
4.3.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu
4.3.3.1 Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo
Kiểm định độ tin cậy của thang được đánh giá dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha
của các thành phần phải từ 0,6 trở lên và các biến có hệ số tương quan biến tổng >=
0,3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.11: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Môi trường kiểm soát
Thang đo Trung bình Phương sai Cronbach’s
Tương quan
Môi trường thang đo nếu thang đo nếu alpha nếu
biến tổng
kiểm soát loại biến loại biến loại biến
α = 0,689 (lần 1)
MT1 22,3385 5,817 ,537 ,617
MT2 22,3021 5,824 ,536 ,618
MT3 22,2865 5,839 ,567 ,612
MT4 22,2500 6,063 ,568 ,618
MT5 22,2656 5,966 ,550 ,618
MT6 22,1458 6,973 ,121 ,731
MT7 22,2865 6,677 ,124 ,747
α = 0,841 (lần 2)
MT1 14,8125 3,849 ,675 ,800
MT2 14,7760 4,049 ,585 ,826
MT3 14,7604 3,911 ,692 ,795
MT4 14,7240 4,243 ,632 ,813
MT5 14,7396 4,078 ,648 ,808
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
50
Bảng 4.11 cho thấy thang đo Môi trường kiểm soát bao gồm 07 biến quan
sát. Kết quả kiểm định thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các
biến quan sát biến thiên từ 0,795 đến 0,826 (sau khi loại biến MT6 và biến MT7
vì có tương quan biến tổng < 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn Cronbach’s
Alpha tổng ở lần chạy thứ 1) và hệ số α = 0,841 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin
cậy cần thiết.
Bảng 4.12: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Đánh giá rủi ro
Thang đo Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
Đánh giá thang đo nếu thang đo nếu quan Alpha nếu
rủi ro loại biến loại biến biến tổng loại biến
α = 0,859
ĐG1 14,8385 4,670 ,682 ,828
ĐG2 14,9844 4,707 ,693 ,825
ĐG3 14,8750 4,654 ,736 ,814
ĐG4 14,7969 4,812 ,673 ,830
ĐG5 14,9635 5,187 ,594 ,849
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Bảng 4.12 cho thấy thang đo Đánh giá rủi ro bao gồm 05 biến quan sát. Kết
quả kiểm định thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan
sát biến thiên từ 0,814 đến 0,849 và hệ số α = 0,859 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ
tin cậy cần thiết.
Bảng 4.13: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Hoạt động kiểm soát
Thang đo Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
Hoạt động thang đo nếu thang đo nếu quan Alpha nếu
kiểm soát loại biến loại biến biến tổng loại biến
α = 0,853
KS1 15,1875 4,677 ,664 ,823
KS2 15,3021 4,526 ,659 ,824
KS3 15,3177 4,312 ,730 ,805
KS4 15,3229 4,523 ,670 ,821
KS5 15,2656 4,667 ,602 ,839
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Bảng 4.13 cho thấy thang đo Hoạt động kiểm soát bao gồm 05 biến quan
sát. Kết quả kiểm định thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến
quan sát biến thiên từ 0,805 đến 0,839 và hệ số α = 0,853 > 0,6. Vậy thang đo đạt
độ tin cậy cần thiết.
51
Bảng 4.14: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Thông tin và truyền thông
Thang đo Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
Thông tin và thang đo nếu thang đo nếu quan Alpha nếu
truyền thông loại biến loại biến biến tổng loại biến
α = 0,778
TT1 11,1302 2,522 ,725 ,653
TT2 11,2552 2,631 ,575 ,728
TT3 11,3073 2,895 ,497 ,766
TT4 11,2292 2,565 ,550 ,774
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Bảng 4.14 cho thấy thang đo Thông tin và truyền thông bao gồm 04 biến
quan sát. Kết quả kiểm định thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả
các biến quan sát biến thiên từ 0,653 đến 0,774 và hệ số α = 0,778 > 0,6. Vậy
thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
Bảng 4.15: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Giám sát
Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
Thang đo
thang đo nếu thang đo nếu quan Alpha nếu
Giám sát
loại biến loại biến biến tổng loại biến
α = 0,897
GS1 11,1719 2,792 ,817 ,852
GS2 11,1563 2,761 ,726 ,886
GS3 11,2396 2,801 ,749 ,876
GS4 11,2135 2,745 ,800 ,857
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Bảng 4.15 cho thấy thang đo Giám sát bao gồm 04 biến quan sát. Kết quả
kiểm định thang đo cho thấy tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát
biến thiên từ 0,852 đến 0,886 và hệ số α = 0,897 > 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin
cậy cần thiết.
Bảng 4.16: Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Tính hữu hiệu của
HTKSNB
Thang đo Tính Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
hữu hiệu của thang đo nếu thang đo quan Alpha nếu
HTKSNB loại biến nếu loại biến biến tổng loại biến
α = 0,865
HH1 7,4063 1,478 ,727 ,825
HH2 7,4115 1,353 ,726 ,828
HH3 7,4635 1,381 ,779 ,776
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
52
Bảng 4.16 cho thấy thang đo Tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ
bao gồm 03 biến quan sát. Kết quả kiểm định thang đo cho thấy tương quan biến
tổng của tất cả các biến quan sát biến thiên từ 0,776 đến 0,828 và hệ số α = 0,865
> 0,6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.
* Kết luận:
Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm 06 biến (trong đó, 05
biến độc lập và 01 biến phụ thuộc). Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha đối với
các thang đo của mô hình nghiên cứu thì tất cả các biến đều đảm bảo chất lượng,
tuy nhiên đối với 28 biến quan sát đề xuất ban đầu tác giả đã loại bỏ 02 biến quan
sát không phù hợp còn lại 26 biến quan sát phù hợp. Chi tiết các thang đo đạt chất
lượng được thể hiện cụ thể ở bảng 4.17
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng thang đo các
yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ
Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
Thang đo thang đo nếu thang đo nếu quan Alpha nếu
loại biến loại biến biến tổng loại biến
Môi trường kiểm soát: α = 0,841
MT1 14,8125 3,849 ,675 ,800
MT2 14,7760 4,049 ,585 ,826
MT3 14,7604 3,911 ,692 ,795
MT4 14,7240 4,243 ,632 ,813
MT5 14,7396 4,078 ,648 ,808
Đánh giá rủi ro: α = 0,860
ĐG1 14,8385 4,670 ,682 ,828
ĐG2 14,9844 4,707 ,693 ,825
ĐG3 14,8750 4,654 ,736 ,814
ĐG4 14,7969 4,812 ,673 ,830
ĐG5 14,9635 5,187 ,594 ,849
Hoạt động kiểm soát: α = 0,853
KS1 15,1875 4,677 ,664 ,823
KS2 15,3021 4,526 ,659 ,824
KS3 15,3177 4,312 ,730 ,805
KS4 15,3229 4,523 ,670 ,821
KS5 15,2656 4,667 ,602 ,839
Thông tin và truyền thông: α = 0,778
TT1 11,1302 2,522 ,725 ,653
TT2 11,2552 2,631 ,575 ,728
53
Trung bình Phương sai Tương Cronbach’s
Thang đo thang đo nếu thang đo nếu quan Alpha nếu
loại biến loại biến biến tổng loại biến
TT3 11,3073 2,895 ,497 ,766
TT4 11,2292 2,565 ,550 ,774
Giám sát: α = 0,897
GS1 11,1719 2,792 ,817 ,852
GS2 11,1563 2,761 ,726 ,886
GS3 11,2396 2,801 ,749 ,876
GS4 11,2135 2,745 ,800 ,857
Tính hữu hiệu của HTKSNB: α = 0,865
HH1 7,4063 1,478 ,727 ,825
HH2 7,4115 1,353 ,726 ,828
HH3 7,4635 1,381 ,779 ,776
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
4.3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá
Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, 26 biến được đưa vào để phân tích
nhân tố. Phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu thành
những nhân tố mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các khái
niệm nghiên cứu (nhân tố ban đầu) theo dữ liệu thực tế nhằm hình thành những nhân
tố mới có ý nghĩa sát với thực tế nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Đình Thọ, (2011) cho rằng:
“Tiêu chuẩn chọn biến cho nhân tố đảm bảo một số điều kiện sau:
- Đảm bảo hệ số trích phương sai trong tổng thể các biến >0,5,
- Hệ số tải lên nhân tố chính |>0,5| được xem là có ý nghĩa thực tiễn,
- Tối thiểu các biến có hệ số tải chéo lên nhiều nhân tố (khoảng cách độ
lớn của hệ số tải giữa hai nhân tố <0,3)”.
a) Phân tích cho các yếu tố biến độc lập
* Kiểm định tính thích hợp của EFA
Kết quả kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB cho thấy Sig. = 0,000 <= 0,05 và KMO = 0,896 > 0,5
(Bảng 4.18) như vậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB được xem là phù hợp để phân tích EFA.
54
Bảng 4.18: Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các yếu tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của HTKSNB
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure (KMO) ,896
Chi bình phương 2375,891
Kiểm định Bartlett df 253
Sig. ,000
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
* Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các yếu tố
Bảng 4.19: Tổng phương sai trích của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB
Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích Chỉ số sau khi xoay
Yếu tố % % %
Tổng phương Tích luỹ % Tổng phương Tích luỹ % Tổng phương Tích luỹ %
sai trích sai trích sai trích
1 8,961 38,963 38,963 8,961 38,963 38,963 3,367 14,639 14,639
2 2,123 9,229 48,192 2,123 9,229 48,192 3,303 14,361 29,000
3 1,502 6,529 54,721 1,502 6,529 54,721 3,180 13,825 42,826
4 1,365 5,937 60,657 1,365 5,937 60,675 2,934 12,756 55,581
5 1,309 5,693 66,350 1,309 5,693 66,350 2,477 10,769 66,350
6 ,856 3,722 70,072
7 … … … … … … … … …

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)


Dựa vào kết quả tại Bảng 4.19, ta thấy cột Cumulative cho biết trị số
phương sai trích là 66,350%, điều này có nghĩa là các biến quan sát giải thích
được 66,350% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Ngoài ra, tại dòng
05 Bảng 4.19, cho thấy có 05 yếu tố có giá trị Eigen lớn hơn 01. Điều này hoàn
toàn phù hợp với giả thuyết ban đầu của nghiên cứu là có 05 yếu tố tác động đến
tính hữu hiệu của HTKSNB và không có yếu tố nào mới được hình thành so với
mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu.
* Kết quả của mô hình EFA
Sử dụng phương pháp xoay nguyên góc (Varimax) các nhân tố. Kết quả
các lần xoay nhân tố được thể hiện ở phụ lục. Sau khi phân tích nhân tố EFA cho
kết quả 05 nhóm yếu tố như sau:
Bảng 4.20: Ma trận xoay nhân tố của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của HTKSNB
Hệ số tải nhân tố
Các biến quan sát
1 2 3 4 5
KS3 ,797
KS1 ,765
KS4 ,702
55
Hệ số tải nhân tố
Các biến quan sát
1 2 3 4 5
KS2 ,696
KS5 ,675
ĐG3 ,845
ĐG4 ,803
ĐG1 ,759
ĐG2 ,720
ĐG5 ,588
GS1 ,839
GS4 ,779
GS3 ,777
GS2 ,685
MT3 ,808
MT5 ,772
MT4 ,679
MT1 ,599
MT2 ,510
TT1 ,850
TT4 ,774
TT2 ,632
TT3 ,527
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Như vậy, sau khi phân tích nhân tố EFA cho kết quả thang đo được chấp
nhận với 05 yếu tố để đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức, cụ thể như sau:
Yếu tố F1 bao gồm 05 quan sát: KS1, KS2, KS3, KS4, KS5. Sau đây đặt
tên là yếu tố Hoạt động kiểm soát, ký hiệu là KS.
Yếu tố F2 bao gồm 05 quan sát: ĐG1, ĐG2, ĐG 3, ĐG4, ĐG5. Sau đây đặt
tên là yếu tố Đánh giá rủi ro, ký hiệu là ĐG.
Yếu tố F3 bao gồm 04 quan sát: GS1, GS 2, GS3, GS 4. Sau đây đặt tên là
yếu tố Giám sát, ký hiệu là GS.
Yếu tố F4 bao gồm 05 quan sát: MT1, MT2, MT3, MT4, MT5. Sau đây đặt
tên là yếu tố Môi trường kiểm soát, ký hiệu là MT.
Yếu tố F5 bao gồm 04 quan sát: TT1, TT2, TT3, TT4. Sau đây đặt tên là
yếu tố Thông tin và truyền thông, ký hiệu là TT.
Giá trị cụ thể của 05 yếu tố này được tác giả tính toán bằng cách lấy trung
bình cộng của các biến quan sát thành phần.
b) Phân tích cho các yếu tố biến phụ thuộc
56
* Kiểm định tính thích hợp của EFA
Kết quả kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo Tính hữu hiệu của
HTKSNB cho thấy Sig. = 0,000 <= 0,05 và KMO = 0,731 > 0,50 (Bảng 4.21) như
vậy thang đo Tính hữu hiệu của HTKSNB được xem là phù hợp để phân tích EFA
Bảng 4.21: Kiểm định Bartlett và KMO thang đo Tính hữu hiệu của HTKSNB
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin Measure (KMO) ,731
Chi bình phương 275,386
Kiểm định Bartlett df 3
Sig. ,000
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
* Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các yếu tố
Bảng 4.22: Tổng phương sai trích của thang đo tính hữu hiệu của HTKSNB
Giá trị Eigenvalues Chỉ số sau khi trích
Nhân tố % %
Tổng phương Tích luỹ % Tổng phương Tích luỹ %
sai trích sai trích
1 2,365 78,845 78,845 2,365 78,845 78,845
2 ,363 12,103 90,948
3 ,272 9,052 100,000 … … …
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy có một nhóm yếu tố
được rút trích ra với giá trị Eigen lớn hơn 1 và trị số phương sai trích là 78,845%,
điều này có nghĩa là Biến Tính hữu hiệu của HTKSNB giải thích được 78,845%
sự biến thiên của các biến quan sát.
* Kết quả của mô hình EFA
Bảng 4.23: Ma trận xoay nhân tố của thang đo tính hữu hiệu của HTKSNB
Các biến quan sát Hệ số tải nhân tố
1
HH3 ,907
HH1 ,879
HH2 ,877
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Như vậy, biến phụ thuộc bao gồm 03 quan sát: HH1, HH2, HH3 và được đặt
tên là “Tính hữu hiệu của HTKSNB”, ký hiệu là HH. Giá trị cụ thể của yếu tố này
được tác giả tính toán bằng cách lấy trung bình cộng của 03 biến quan sát thành phần.
Qua bước phân tích nhân tố cho thấy, 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần
57
Thơ được đo lường bởi 23 biến quan sát và yếu tố tính hữu hiệu của HTKSNB
được đo lường bằng 03 biến quan sát. Kết quả trên cho thấy, số lượng biến quan
sát đo lường cho các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các
DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng có thay đổi, từ 25 biến còn 23 biến. Tuy
nhiên, các yếu tố thì không thay đổi mà vẫn giữ nguyên, vì vậy mô hình nghiên
cứu vẫn như mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, không vẽ lại sau khi phân tích
nhân tố khám phá EFA.
4.3.3.3 Phân tích tương quan giữa các yếu tố
Để xem xét sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, tác giả
sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ
giữa 05 biến độc lập với biến phụ thuộc. Kết quả phân tích tương quan được mô
tả ở bảng sau:
Bảng 4.24: Ma trận hệ số tương quan
HH MT ĐG KS TT GS
HH Hệ số tương quan
1 0,677** 0,512** 0,580** 0,512** 0,615**
Pearson
Trị số Sig. (2-đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 192 192 192 192 192 192
MT Hệ số tương quan
0,677** 1 0,525** 0,561** 0,475** 0,583**
Pearson
Trị số Sig. (2-đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 192 192 192 192 192 192
ĐG Hệ số tương quan
0,512** 0,525** 1 0,396** 0,336** 0,496**
Pearson
Trị số Sig. (2-đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 192 192 192 192 192 192
KS Hệ số tương quan
0,580** 0,561** 0,396** 1 0,497** 0,547**
Pearson
Trị số Sig. (2-đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 192 192 192 192 192 192
TT Hệ số tương quan
0,512** 0,475** 0,336** 0,497** 1 0,518**
Pearson
Trị số Sig. (2-đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 192 192 192 192 192 192
GS Hệ số tương quan
0,615** 0,583** 0,496** 0,547** 0,518** 1
Pearson
Trị số Sig. (2-đuôi) 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
N 192 192 192 192 192 192
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
58
Kết quả phân tích tương quan ở Bảng 4.24 cho thấy, hệ số tương quan của
các biến độc lập đều cùng chiều với biến phụ thuộc và dao động từ 0,336 đến
0,667. Như vậy các biện độc lập trong mô hình MT, ĐG, KS, TT, GS đều có
tương quan với biến phụ thuộc HH, có thể đưa tất cả 05 biến độc lập vào mô hình
hồi quy.
4.3.3.4 Phân tích hồi quy bội
Qua kết quả phân tích nêu trên cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của HTKSNB là: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm
soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Do đó, phương trình hồi quy tuyến tính
để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các
DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ có dạng:
HH = 0  1MT   2 ĐG  3 KS   4TT  5GS
Trong đó:
- HH: Tính hữu hiệu của HTKSNB.
- Biến MT: Môi trường kiểm soát
- Biến ĐG: Đánh giá rủi ro
- Biến KS: Hoạt động kiểm soát
- Biến TT: Thông tin và truyền thông
- Biến GS: Giám sát
- βj: Hệ số hồi quy
Để kiểm định sự phù hợp giữa 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
của HTKSNB, hàm hồi quy tuyến tính với phương pháp đưa vào một lượt (Enter)
được sử dụng. Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa của yếu tố nào càng lớn thì mức độ ảnh
hưởng của nó đến tính hữu hiệu của HTKSNB càng cao, nếu cùng dấu thì mức độ
ảnh hưởng thuận chiều và ngược lại. Kết quả hồi quy của mô hình như sau:
Bảng 4.25: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy
Hệ số chưa chuẩn hóa Thống kê đa cộng tuyến
Mô hình Sig.
Hệ số Sai số chuẩn VIF
Hằng số -0,240** 0,257 0,351
MT 0,399** 0,077 0,000 1,946
ĐG 0,135** 0,062 0,030 1,496
1 KS 0,186** 0,069 0,007 1,731
TT 0,132** 0,065 0,042 1,540
GS 0,206** 0,069 0,003 1,924
2
R = 0,578
59
Durbin-Watson (d) = 1,705
F = 50,948 và Sig. của kiểm định F = ,000b
**: mức ý nghĩa 5%.
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Trong bảng hệ số hồi quy, hệ số Sig của mỗi yếu tố trong mô hình đều nhỏ
hơn 0,05, điều này cho thấy các biến trong mô hình đều có sự tương quan với biến
phụ thuộc là tính hữu hiệu của HTKSNB, như vậy mô hình hồi quy được xây
dựng mà không phải loại đi bất kỳ yếu tố nào.
4.3.3.5 Kiểm định giả thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Khi thực hiện ước lượng mô hình hồi quy, phần mềm cho ra kết quả phân
tích mức độ phù hợp của mô hình thông qua hệ số R2 = 0,578 (Bảng 4.25) có
nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu khảo sát
thực tế ở mức 57,8%.
Trong phân tích ANOVA giá trị Sig = 0,000 < 0,05 (Bảng 4.25), như vậy
việc phân tích ANOVA cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu khảo sát
thực tế, đã đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê, từ đó kết quả phép phân tích hồi
quy cũng đảm bảo được độ tin cây.
 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Một trong các giả định của mô hình hồi quy là không có hiện tượng đa cộng
tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình. Để kiểm định giả thuyết này chúng ta
sử dụng hệ số VIF trong mô hình hồi quy để phân tích.
Theo kết quả phân tích cho thấy hệ số VIF của mỗi yếu tố (Bảng 4.25) đều
nhỏ hơn 2, điều này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến
độc lập trong mô hình.
 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư
Hiện tượng tự tương quan trong mô hình được kiểm định thông qua “đại
lượng thống kê Durbin-Watson (d)” để kiểm định. Trong thực tế, khi dùng kiểm
định Durbin- Watson người ta thường áp dụng quy tắc kiểm định đơn giản như
sau:
- Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mô hình không có tương quan;
- Nếu 0 < d <1 thì kết luận mô hình có sự tương quan dương;
- Nếu 3 < d < 4 thì kết luận mô hình có sự tương quan âm.
60
Từ kết quả ở Bảng 4.25, ta có 1< d =1,705 < 3 như vậy ta có thể kết luận
các phần dư là độc lập với nhau và tính độc lập của phần dư đã được bảo đảm.
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư
Mô hình hồi quy tuyến tính chỉ thực sự phù hợp với các dữ liệu quan sát
khi phần dư có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi.
Để kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư, ta sử dụng biểu đồ Histogram và
biểu đồ P – P Plot.
Hình 4.1: Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)


Kết quả biểu đồ Histogram ở Hình 4.1 cho thấy một đường cong phân phối
chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số, với độ lệch chuẩn Std.Dev = 0,987 và Mean
= 4,80E-15 gần bằng 0, ta có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn của phần
dư không bị vi phạm.
61
Hình 4.2: Biểu đồ tần suất PP-Plot

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)


Biểu đồ P – P Plot ở Hình 4.2 của phần dư chuẩn hóa, các điểm quan sát
không phân tán xa đường chéo kỳ vọng, nên ta có thể kết luận giả thuyết phân
phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi

Hình 4.3: Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)


62
Kết quả trong đồ thị phân tán Hình 4.3 cho thấy các phần dư phân tán ngẫu
nhiên quanh trục O (quanh giá trị trung bình của phần dư) trong một phạm vi
không đổi. Điều này có nghĩa là phương sai của sai số (phần dư) không đổi.
4.3.4 Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Từ kết quả phân tích hồi quy ở trên, 05 biến độc lập (Môi trường kiểm soát,
Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và Truyền thông, Giám sát) được
đưa vào mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê hay các yếu tố này đều có
ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của HTKSNB. Hệ số beta chuẩn
hóa của các yếu tố đưa vào mô hình đều mang dấu dương. Từ đó, tác giả kết luận
các giả thuyết đưa ra của mô hình nghiên cứu được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.26: Tổng hợp giả thuyết được kiểm định
HỆ SỐ
GIẢ BETA ĐÃ
NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
THUYẾT CHUẨN
HÓA
Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng cùng chiều
đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các Chấp nhận
H1 0,399
DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố giả thuyết
Cần Thơ.
Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng cùng chiều đến
Chấp nhận
H2 tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV 0,135
giả thuyết
trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng cùng chiều
đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các Chấp nhận
H3 0,186
DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố giả thuyết
Cần Thơ.
Thông tin và truyền thông có ảnh hưởng cùng
chiều đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các Chấp nhận
H4 0,132
DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố giả thuyết
Cần Thơ.
Giám sát có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu
Chấp nhận
H5 hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn 0,206
giả thuyết
quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Để so sánh mức độ ảnh hưởng của từng yếu độc lập đối với tính hữu hiệu của
HTKSNB, ta căn cứ vào Hệ số Beta chuẩn hóa của mô hình hồi quy. Theo đó, yếu
tố nào có Beta chuẩn hóa càng lớn có nghĩa là yếu tố đó ảnh hưởng càng mạnh đến
biến phụ thuộc. Tác giả xếp thứ tự ảnh hưởng của từng biến theo thứ tự giảm dần là:
Biến Môi trường kiểm soát (MT) đóng góp 37,71%; Biến Giám sát (GS) đóng góp
19,45%; Biến Hoạt động kiểm soát (KS) đóng góp 17,56%; Biến Đánh giá rủi ro
(ĐG) đóng góp 12,75% và Biến Thông tin và truyền thông (TT) đóng góp 12,47%.
63
Bảng 4.27: Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của HTKSNB
Thứ tự ảnh
STT Biến độc lập Giá trị Tỷ trọng
hưởng
1 Môi trường kiểm soát (MT) 0,399 37,71% 1
2 Giám sát (GS) 0,206 19,47% 2
3 Hoạt động kiểm soát (KS) 0,186 17,58% 3
4 Đánh giá rủi ro (ĐG) 0,135 12,75% 4
5 Thông tin và truyền thông (TT) 0,132 12,49% 5
Tổng 1,058 100%
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
* Yếu tố Môi trường kiểm soát
Biến Môi trường kiểm soát (MT) có hệ số β = 0,399 và quan hệ cùng chiều
với tính hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu
tố “Môi trường kiểm soát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả tính hữu hiệu của
HTKSNB tổng quát sẽ tăng thêm 0,399 điểm. Kết quả này cho thấy Môi trường
kiểm soát được các DNNVV xem là yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến tính
hữu hiệu của HTKSNB. Môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung của DN, chi
phối đến ý thức kiểm soát của mọi người trong tổ chức, là nền tảng cho mọi bộ
phận khác của HTKSNB. Để xây dựng HTKSNB hữu hiệu thì các DNNVV cần
chú ý đến các yếu tố liên quan đến Môi trường kiểm soát như sau: Chính sách
nhân sự; sự trung thực và các giá trị đạo đức; trình độ, năng lực chuyên môn của
kiểm toán nội bộ và bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp; sự tham
gia của HĐQT vào Ban kiểm soát; trách nhiệm của từng thành viên được quy định
rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
trước đây của tác giả Phạm Thị Ly Huyền (2016).
* Yếu tố Giám sát
Biến Giám sát (GS) có hệ số β = 0,206 và quan hệ cùng chiều với tính hữu
hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố “Giám
sát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả tính hữu hiệu của HTKSNB tổng quát sẽ tăng
thêm 0,206 điểm. Kết quả này cho thấy Giám sát được các DNNVV xem là yếu
tố ảnh hưởng lớn thứ hai đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Thực tế cho thấy tăng
cường công tác giám sát bên trong và bên ngoài đối với các DNNVV là giải pháp
giúp nâng cao tính hữu hiệu đối với HTKSNB của các DNNVV. Để xây dựng
HTKSNB hữu hiệu thì các DNNVV cần chú ý đến các yếu tố liên quan đến Giám
sát như sau: Thường xuyên tiếp cận thông tin nhà cung cấp; thường xuyên tiếp
64
cận thông tin khách hàng; thực hiện kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ
hoặc kiểm toán viên độc lập; Thường xuyên theo dõi biến động thị trường . Kết
quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của
tác giả Phạm Thị Ly Huyền (2016).
* Yếu tố Hoạt động kiểm soát:
Biến Hoạt động kiểm soát (KS) có hệ số β = 0,186 và quan hệ cùng chiều
với tính hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu
tố “Hoạt động kiểm soát” tăng thêm 1 điểm thì kết quả tính hữu hiệu của HTKSNB
tổng quát sẽ tăng thêm 0,186 điểm. Kết quả này cho thấy Hoạt động kiểm soát
được các DNNVV xem là yếu tố ảnh hưởng lớn thứ ba đến tính hữu hiệu của
HTKSNB. Để xây dựng HTKSNB hữu hiệu thì các DNNVV cần chú ý đến các
yếu tố liên quan đến Hoạt động kiểm soát như sau: Để kiểm soát lẫn nhau, phân
chia trách nhiệm rõ ràng, đầy đủ; Giới hạn việc tiếp cận sổ sách và tài sản; Đảm
bảo các nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt; Có quy trình luân chuyển chứng
từ khoa học; kiểm tra độc lập (giữa thực tế và sổ sách). Kết quả nghiên cứu của
tác giả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả Phạm Thị Ly
Huyền (2016).
* Yếu tố Đánh giá rủi ro
Biến Đánh giá rủi ro (ĐG) có hệ số β = 0,135 và quan hệ cùng chiều với
tính hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố
“Đánh giá rủi ro” tăng thêm 1 điểm thì kết quả tính hữu hiệu của HTKSNB tổng
quát sẽ tăng thêm 0,135 điểm. Kết quả này cho thấy Đánh giá rủi ro được các
DNNVV xem là yếu tố ảnh hưởng thứ tư đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Để xây
dựng HTKSNB hữu hiệu thì các DNNVV cần chú ý đến các yếu tố liên quan đến
Đánh giá rủi ro như sau: Có các phương pháp dự báo rủi ro; thiết lập các mục tiêu
của doanh nghiệp là quan trọng; xây dựng quy trình đánh giá rủi ro; đề ra các biện
pháp quản lý rủi ro; nhận dạng rủi ro. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả Đinh Thị Thu Thủy (2016).
* Yếu tố Thông tin và truyền thông
Biến Thông tin và truyền thông (TT) có hệ số β = 0,132 và quan hệ cùng chiều
với tính hữu hiệu của HTKSNB. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố
“Thông tin và truyền thông” tăng thêm 1 điểm thì kết quả tính hữu hiệu của HTKSNB
tổng quát sẽ tăng thêm 0,132 điểm. Kết quả này cho thấy Thông tin và truyền thông
được các DNNVV xem là yếu tố ảnh hưởng thứ năm đến tính hữu hiệu của
HTKSNB. Để xây dựng HTKSNB hữu hiệu thì các DNNVV cần chú ý đến các yếu
tố liên quan đến Thông tin và truyền thông như sau: Cập nhật thông tin chính xác,
65
truy cập thuận tiện; Thông tin từ bên ngoài phải được tiếp nhận đầy đủ, trung thực;
đảm bảo yêu cầu chất lượng thông tin là thích hợp; tiếp nhận thông tin đầy đủ và
chính xác từ cấp trên xuống cấp dưới. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp
với kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả Đinh Thị Thu Thủy (2016).
Kết luận chương 4
Trong Chương này tác giả đã trình bày thực trạng HTKSNB tại các
DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Qua kết quả khảo sát
thu thập được từ 192 mẫu hoàn chỉnh tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng,
tác giả tiến hành phân tích trên phần mềm SPSS 22.0, sau đó trình bày kết quả
thống kê mô tả về mẫu tham gia khảo sát, kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s
Alpha, kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và kết quả phân tích hồi quy
tuyến tính bội. Từ đó đưa ra kết luận: trong mô hình nghiên cứu có 05 yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái
Răng, thành phố Cần Thơ theo thứ tự ảnh hưởng như sau: Môi trường kiểm soát,
giám sát, Hoạt động kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Thông tin và truyền thông.
66
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 GIẢI PHÁP
Thông qua kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu
của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ,
tác giả đề xuất một số giải pháp đối với các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng,
thành phố Cần Thơ nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB như sau:
5.1.1 Quy tắc xử xự và chuẩn mực đạo đức trong doanh nghiệp:
NQL phải ban hành bộ quy tắc xử sự chung áp dụng cho tất cả các cấp từ
lãnh đạo đến nhân viên trong DN để làm cơ sở xử lý khi xãy ra mâu thuẫn. Bên
cạnh đó, xây dựng môi trường văn hóa DN lành mạnh với yếu tố nền tảng là phong
cách quản lý của người lãnh đạo chuyên nghiệp, NQL cần nghiêm túc thực hiện
đảm bảo tính chuẩn mực, chuyên nghiệp và công bằng để nhân viên làm gương
thực hiện theo. Kịp thời biểu dương những lãnh đạo, nhân viên thực hiện tốt các
quy chuẩn về đạo đức và xử lý kỷ luật những cá nhân vi phạm.
5.1.2 Chính sách nhân sự hợp lý
Xây dựng chính sách nguồn nhân lực hợp lý, thực hiện tốt chính sách tuyển
dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, để bạt, bổ nhiệm,.... nhân viên, lãnh đạo DN.
Điều này phải được xây dựng và đưa vào quy chế của DN. Để tạo điều kiện cho
nhân viên gắn bó lâu dài thì phải thiết lập chính sách đảm bảo khuyến khích phù
hợp như chế độ lương thưởng đảm bảo tính cạnh tranh với đối thủ khác, cho họ
cơ hội thử thách thể hiện bản thân. Bên cạnh đó để có đội ngũ nhân sự chất lượng
thì DN cần minh bạch trong khâu tuyển dụng thông qua tuyển dụng công khai như
đề ra tiêu chuẩn, kỹ năng mà mỗi ứng viên cần đạt được và mức độ phù hợp với
văn hóa của đơn vị mình như thế nào để tránh mập mờ, bất mãn khi ứng viên nghĩ
họ có tài nhưng do cơ chế nên không đạt.
NQL cần phân định trách nhiệm rõ ràng đến từng thành viên nhằm giúp đạt
được hiệu quả công việc tốt hơn, đồng thời giúp nhân viên có trách nhiệm hơn với
công việc mình được giao, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận.
Việc phân định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng sẽ tạo nên môi trường làm việc
chuyên nghiệp, giảm thiểu được tối đa các rủi ro, giúp nhận diện và kiểm soát rủi
ro hiệu quả hơn.
Các thành viên HĐQT cần chủ động tiếp cận kiến thức về HTKSNB bằng
cách tự nghiên cứu hay tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để có kiến thức nền
tảng đủ để kiểm soát hoạt động của DN. Những người trong HĐQT không có
chuyên môn và năng lực quản lý thì không nên tham gia vào Ban kiểm soát.
67
Lựa chọn người tham gia bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm tra, kiểm
soát nội bộ trong DN phải là những người có đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên
môn về việc giám sát tài chính, kể cả các năng lực chủ yếu như: quản lý rủi ro,
năng lực chuyên môn về kế toán, kiểm toán, quản lý tuân thủ, am hiểu về chuyên
môn nghiệp vụ, có đủ khả năng thẩm định, đánh giá các báo cáo rà soát. Thường
xuyên đào tạo nhóm người này thông qua các khóa đào tào ngắn hạn và dài hạn
là điều cần thiết. Bởi năng lực họ tốt ít nhiều sẽ mang lại hiệu suất làm việc cao
hơn nên chi phí DN bỏ ra sẽ đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, khi tay nghề
cao hơn thì họ có thể tìm đến nơi khác có điều kiện tốt hơn, do đó phải kèm theo
điều kiện ràng buộc và cam kết từ khi tham gia các khóa đào tạo cũng như cho họ
nhiều lợi ích hơn sau mỗi khóa học. DN nên tổ chức buổi huấn luyện tại DN và
do những người trong Ban kiểm soát có kiến thức, nhiều kinh nghiệm và năng lực
để truyền đạt lại cho những người chưa có kinh nghiệm, đây là cách tiết kiệm chi
phí đào tạo.
5.1.3 Giám sát thường xuyên và định kỳ
Giám sát thường xuyên: Thường xuyên cập nhật dữ liệu về khách hàng, nhà
cung cấp và biến động thị trường để chủ động đưa ra các chính sách, chiến lược
và kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Giám sát định kỳ: Có thể giao cho kiểm toán viên nội bộ hoặc mời kiểm
toán viên độc lập kiểm tra hoạt động của DN. Thông qua ý kiến đóng góp, kiến
nghị của kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập để đánh giá và phát hiện
kịp thời những thiếu sót, yếu kém, không phù hợp trong HTKSNB của DNNVV
và tìm ra giải pháp nhanh chóng để sửa đổi giúp HTKSNB hoạt động hữu hiệu
hơn.
5.1.4 Phân công, phân nhiệm rõ ràng
Phân chia trách nhiệm đến từng cá nhân: Việc phân công đúng người, đúng
việc vừa giúp phát huy tối đa khả năng của từng cá nhân để thực hiện hiệu quả
công việc, vừa giúp nhân viên ý thức trách nhiệm đối với việc mình làm. Bên cạnh
đó, cần thiết kế quy trình làm việc, quy trình xét duyệt ràng buộc trách nhiệm của
từng bộ phận trong DN để giám sát lẫn nhau, hạn chế xãy ra sai phạm.
NQL phải thiết lập các hoạt động kiểm soát thông qua các quy trình kiểm
soát cụ thể cho từng công việc, từng mảng cụ thể như kế toán, bán hàng, tài sản,...
giới hạn việc tiếp cận tài sản và sổ sách của DN, chỉ những người có thẩm quyền
quyền và được giao quyền mới có thể tiếp cận sổ sách và tài sản.
68

Lựa chọn thành viên thực hiện kiểm soát có năng lực và đủ thẩm quyền,
thường xuyên kiểm tra kết quả công việc giữa thực tế và sổ sách để kịp thời báo
cáo NQL những nghiệp vụ không có thực.
Bên cạnh đó, DN cũng cần xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ một
cách khoa học bằng các lưu đồ, sơ đồ cụ thể. Định kỳ rà soát lại quy trình cho phù
hợp với tình hình thực tế của DN.
5.1.5 Sử dụng nhiều phương pháp để dự báo, nhận dạng và phân tích
rủi ro của doanh nghiệp
Rủi ro trong DN có thể tác động đến DN ở nhiều phạm vi và nhiều mức độ
khác nhau nên để dự báo, nhận dạng và phân tích rủi ro, NQL có thể sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau như: So sánh kết quả đạt được trong DN, giữa DN
với các DN trong ngành; phân tích các dữ liệu quá khứ, đánh giá rủi ro với dữ liệu
hiện tại, dự báo tương lai; NQL nên thường xuyên thu thập thông tin từ nội bộ
DN kết hợp với thông tin bên ngoài như từ các nhà cung cấp, khách hàng... để
phân tích định lượng khả năng xuất hiện rủi ro; sử dụng mô hình xác suất, phi xác
suất để đánh giá khả năng sự kiện có thể xảy ra,…Các NQL nên thu thập thông
tin từ các nhân viên trong DN hoặc từ bên ngoài thông qua việc tiếp xúc trực tiếp
với họ, để đánh giá và phân tích định lượng tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm
ẩn nhằm giúp DN chủ động ứng phó.
5.1.6 Đa dạng hóa kênh thông tin và truyền thông của doanh nghiệp
Ngoài các kênh thông tin truyền thống như: qua các cuộc họp, gặp gỡ, trao
đổi, bằng văn bản, đại hội cổ đông đối với công ty cổ phần,... thì DN nên xây dựng
theo các kênh thông tin mới như xây dựng cổng thông tin điện tử, địa chỉ email,
số điện thoại đường dây nóng, hộp thư góp ý,... Việc đa dạng hóa các kênh thông
tin để đảm bảo truyền đạt đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu của lãnh đạo
cấp trên xuống cấp dưới và các ý kiến phản hồi từ cấp dưới lên. Ngoài ra, cũng
cần có sự trao đổi hữu hiệu giữa DN với các đối tượng bên ngoài như khách hàng,
nhà cung cấp, cổ đông và các cơ quan quản lý thông qua các cuộc gặp gỡ hay tiếp
xúc trực tiếp với khách hàng.
5.1.7 Quản trị thông tin của doanh nghiệp
NQL cần có kiến thức đủ để đánh giá chất lượng thông tin, nhận biết được
thông tin nào quan trọng đối với DN và thông tin nào không quan trọng cần loại
bỏ. Bên cạnh đó, DN cũng cần thực hiện các biện pháp bảo mật thông tin như:
69
Kiểm soát truy cập hệ thống thông qua mật khẩu, khai báo người dùng hệ thống
nhằm phòng ngừa sự truy cập, tiếp cận của những người không có thẩm quyền;
bảo quản và sao lưu dữ liệu kịp thời,...
5.2 KẾT LUẬN
Kết quả phân tích qua các chương cho thấy nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái
Răng, thành phố Cần Thơ đã hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.
Nghiên cứu được bắt đầu từ việc tham khảo các lý thuyết và các kết quả
nghiên cứu trước. Từ đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái
Răng gồm 05 yếu tố: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát,
Thông tin và truyền thông, Giám sát. Từ mô hình này tác giả xây dựng thang đo
và hiệu chỉnh thang đo qua việc phỏng vấn chuyên gia kết quả cho thấy thang đo
của mô hình nghiên cứu gồm 28 biến quan sát cho các yếu tố độc lập và phụ thuộc.
Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi chi tiết. Số mẫu thu
thập được sau khi làm sạch là 192. Dữ liệu sau đó được xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS 22.0. Thang đo được đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Dựa vào kết quả phân
tích, mô hình nghiên cứu đề nghị ban đầu được hiệu chỉnh. Sau đó, tác giả đưa
các yếu tố của mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh vào phân tích hồi quy tuyến
tính và kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Kết quả của nghiên cứu đã xác định được có 05 yếu tố ảnh hưởng đến tính
hữu hiệu của HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, bao gồm:
Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền
thông, Giám sát. Qua phân tích định lượng, tác giả đưa ra kết luận về hướng tác
động của các yếu tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB như sau:
- Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
- Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTKSNB
tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
- Hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
- Thông tin và truyền thông có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
70
- Giám sát có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại
các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Kết quả phân tích hồi quy cho kết quả là tính hữu hiệu của HTKSNB chịu
ảnh hưởng bởi 05 yếu tố nêu trên và mức độ ảnh hưởng là không giống nhau. Giả
sử các yếu tố khác không đổi, khi thay đổi bất kỳ một yếu tố nào ở mức 01 đơn vị
thì tính hữu hiệu của HTKSNB cũng bị thay đổi một giá trị tương ứng, cụ thể:
0,399 đối với Môi trường kiểm soát, 0,135 đối với Đánh giá rủi ro, 0,186 đối với
Hoạt động kiểm soát, 0,132 đối với Thông tin và truyền thông, 0,206 đối với Giám
sát. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng như xây dựng chính sách
nhân sự hợp lý, tăng cường giám sát thường xuyên và định kỳ, xây dựng quy tắc
xử xự và chuẩn mực đạo đức của DN, đa dạng hóa kênh thông tin và truyền thông
của DN,...
5.3 KIẾN NGHỊ
5.3.1 Đối với Quốc hội:
Tạo một hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các loại hình DN, giữa
các ngành nghề, loại hình kinh doanh. Các bộ Luật và văn bản pháp quy cần phải
được bổ sung hoàn thiện xu hướng đơn giản hóa nhưng chặt chẽ và không bị
chồng chéo, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa như luật thuế, luật DN, chuẩn
mực kế toán, kiểm toán,…
5.3.2 Đối với Bộ Tài chính:
Các DNNVV muốn đạt được các mục tiêu đặt ra nhằm tăng trưởng và phát
triển nhanh chóng thì các NQL cần phải hiểu rõ vai trò, tác dụng của hệ thống
KSNB. Tuy nhiên, hệ thống lý luận về HTKSNB, đặc biệt là HTKSNB theo
COSO năm 2013 ở Việt Nam chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà
lý luận ở Việt Nam phải nghiên cứu và tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trên
thế giới. Từ đó, Bộ Tài chính cần xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận sát với
thực tiễn các DN Việt Nam, phổ biến rộng rãi cho các DN ở tất cả các loại hình
danh nghiệp, quy mô DN, từng ngành nghề, loại hình kinh doanh cụ thể.
5.3.3 Đối với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh
Cần Thơ:
Tăng cường hỗ trợ các DNNVV trong việc cung cấp các khóa đào tạo về
giám đốc điều hành, các kỹ năng quản trị, đặc biệt là kiểm soát nội bộ tại các
DNNVV. Chính điều này sẽ giúp HTKSNB của DNNVV hoạt động ngày càng
hữu hiệu hơn.
71
5.3.4 Đối với Ủy ban nhân dân quận Cái Răng
Tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục rườm ra gây khó
khăn cho các DNNVV khi tham gia thị trường.
Tạo điều kiện để các hiệp hội nghề nghiệp phát huy tác dụng trong việc hỗ
trợ các DNNVV trong quá trình hoạt động tại địa phương.
Bên cạnh đó, cũng cần phát triển các kênh thông tin, cung cấp kịp thời cho
các DNNVV thông tin về biến động thị trường, thông tin thay đổi chính sách của
quận cũng như thành phố.
5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO
5.4.1 Hạn chế của đề tài
Cũng giống như bất kỳ các nghiên cứu trước, thì nghiên cứu này tác giả
nhận thấy có những hạn chế nhất định như sau:
Thứ nhất, việc chọn mẫu cho nghiên cứu mang tính khái quát không cao và
nghiên cứu mới chỉ tập trung điều tra ở một số các DNNVV trên địa bàn quận Cái
Răng với số lượng mẫu khảo sát là 192 mẫu, vì vậy chưa đánh giá hết được các
mặt của HTKSNB.
Thứ hai, khó khăn trong việc thu thập dữ liệu tại các DNNVV. Vì các vấn
đề về bảo mật và sự thờ ơ của một bộ phận những người được phỏng vấn và trả
lời ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Thứ ba, nghiên cứu tiếp cận HTKSNB theo 05 bộ phận cấu thành của
COSO 2013. Mà không tiếp cận theo từng chu trình trong quá trình sản xuất kinh
doanh nên số liệu nghiên cứu chỉ thể hiện dưới góc nhìn chung, khái quát. Do đó,
các giải pháp tác giả đưa ra cũng mang tính chung chung, khái quát mà chưa cụ
thể, chi tiết.
5.4.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả kiến nghị các nghiên cứu tiếp theo nên
mở rộng phạm vi nghiên cứu của các DNNVV trên địa bàn toàn thành phố Cần
Thơ, hoặc đi sâu nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTKNB của các DNNVV
theo ngành nghề kinh doanh riêng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để nâng cao
tính hữu hiệu của HTKSNB.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tiếng Việt
[1] Luật Doanh nghiệp, 2014
[2] Chính phủ, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018, quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
[3] Phạm Quang Huy, 2014. Bàn về COSO 2013 và định hướng vận dụng
trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lược kinh doanh, Tạp chí phát triển và
hội nhập, số 15(25), trang 29-33
[4] Phạm Thị Ly Huyền, 2016, “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm
soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh”.
[5] Nguyễn Thị Bích Phượng, 2014, “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Tổng công ty Bến Thành, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Tôn Đức
Thắng.
[6] Nguyễn Thị Hồng Phúc, 2012, “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
hướng đến quản trị rủi ro tại công ty TNHH FUJIKURA Việt Nam”, Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
[7] Đinh Thị Thu Thủy, 2016, “Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm
soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh”.
[8] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2005). Phân tích dữ liệu
nghiên cứu với SPSS. Tp HCM: Nhà xuất bản Thống kê
[9] Ngô Trí Tuệ và cộng sự, 2004, Xây dựng hệ thống KSNB với việc tăng
cường quản lý tài chính tại Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, Đề
tài NCKH cấp Bộ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;
[10] Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh, thiết kế và thực hiện, Tp HCM: Nhà xuất bản lao động xã hội
 Tiếng Anh
[11] Amudo, A & Innanga, E.L, 2009. Evaluation of Internal Control
Systems: A Case study from Uganda, International Research Journal of Fiance
and Econmics,
[12] C.T.Gamage and AAJ Fernando, (2014). Effectiveness of internal
control system in state commercial banks in Sri Lanka, International Journal of
Scientific Research and Innovative Technology, Vol. 1 No. 5: 25-44.
[13] Internal Control : Integrated Framework Executive Summary, 2013.
[14] Internal Control: Intergrated framework – COSO, September 1992.
73
[15] Mohamad Azizal và cộng sự, 2015, Assessment of the Practices of
Internal Control System in the Public Sectors of Malaysia. Asia-Pacific
Management Accounting Journal, Vol. 10(1), pp. 43-62
[16] Sultana R and Haque M.E., (2011). Evaluation of Internal Control
Structure: Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh, ASA University
Review, Vol. 5 No. 1.
xii

PHỤ LỤC I: DÀN BÀI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA


Kính chào Quý Anh/ Chị!
Em tên là Nguyễn Hoàng Sơn – Học viên cao học chuyên ngành kế toán Trường
Đại Học Tây Đô. Hiện em đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ”. Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của
mình, em rất mong nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Quý Anh/ Chị bằng việc trả lời
những câu hỏi trong bảng dưới đây. Tất cả các quan điểm, ý kiến của Quý Anh/ Chị
rất có ý nghĩa với em. Chân thành cảm ơn Quý Anh/ Chị đã dành thời gian quý báu giúp
em hoàn thành bảng câu hỏi này.
Phần I: Thông tin chuyên gia
Họ và tên :.....................................................................................................
Chức danh: ..................................................................................................
Đơn vị công tác: ..........................................................................................
Phần II: Nội dung phỏng vấn
A. Xin Quý Anh/ Chị cho biết theo ý kiến của Quý Anh/ Chị các yếu tố sau đây
có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các DNNVV trên
địa bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ không?
STT Yếu tố Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
1 Môi trường kiểm soát
2 Đánh giá rủi ro
3 Hoạt động kiểm soát
4 Thông tin và truyền thông
5 Giám sát
B. Theo Quý Anh/ Chị, các nhân tố ở trên có thể được đo lường bằng các thang đo
sau đây hay không và mức độ ảnh hưởng của các quan sát này đến tính hữu hiệu của Hệ
thống kiểm soát nội bộ như thế nào? Các mức đánh giá như sau:
1 2 3 4 5
Rất không đồng
Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
ý
1. Theo Quý Anh/ Chị, yếu tố “Môi trường kiểm soát” được đo lường bằng các
thang đo sau đây với mức độ nào?
STT Thang đo 1 2 3 4 5
MT1 Trách nhiệm của từng thành viên được
quy định rõ ràng
xiii
MT2 Sự tham gia của Hội đồng quản trị vào
Ban kiểm soát
MT3 Trình độ, năng lực chuyên môn của
kiểm toán nội bộ và bộ phận kiểm tra,
kiểm soát nội bộ doanh nghiệp
MT4 Chính sách nhân sự
MT5 Sự trung thực và các giá trị đạo đức
MT6 Phương pháp ủy quyền
MT7 Trình độ chuyên môn và phẩm chất của
đội ngũ cán bộ nhân viên
2. Theo Quý Anh/ Chị, yếu tố “Đánh giá rủi ro” được đo lường bằng các thang đo
sau đây với mức độ nào?
STT Thang đo 1 2 3 4 5
ĐG1 Thiết lập các mục tiêu của doanh
nghiệp là quan trọng
ĐG2 Nhận dạng rủi ro
ĐG3 Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro
ĐG4 Có các phương pháp dự báo rủi ro
ĐG5 Đề ra các biện pháp quản lý rủi ro

3. Theo Quý Anh/ Chị, yếu tố “Hoạt động kiểm soát” được đo lường bằng các
thang đo sau đây với mức độ nào?
STT Thang đo 1 2 3 4 5
KS1 Để kiểm soát lẫn nhau, phân chia trách
nhiệm rõ ràng, đầy đủ
KS2 Đảm bảo các nghiệp vụ có thực mới
được phê duyệt
KS3 Có quy trình luân chuyển chứng từ
khoa học
KS4 Kiểm tra độc lập (giữa thực tế và sổ
sách)
KS5 Giới hạn việc tiếp cận sổ sách và tài sản
xiv

4. Theo Quý Anh/ Chị, yếu tố “Thông tin và truyền thông” được đo lường bằng
các thang đo sau đây với mức độ nào?
STT Thang đo 1 2 3 4 5

Cập nhật thông tin chính xác, truy cập


TT1
thuận tiện
Đảm bảo yêu cầu chất lượng thông tin
TT2
là thích hợp
Tiếp nhận thông tin đầy đủ và chính xác
TT3
từ cấp trên xuống cấp dưới
Thông tin từ bên ngoài phải được tiếp
TT4
nhận đầy đủ, trung thực
5. Theo Quý Anh/ Chị, yếu tố “Giám sát” được đo lường bằng các thang đo sau
đây với mức độ nào?
STT Thang đo 1 2 3 4 5

Thường xuyên tiếp cận thông tin khách


GS1
hàng
Thường xuyên tiếp cận thông tin nhà
GS2
cung cấp
Thường xuyên theo dõi biến động thị
GS3
trường
Thực hiện kiểm tra định kỳ do kiểm
GS4
toán viên nội bộ, hoặc KTV độc lập
6. Theo Quý Anh/ Chị, biến “tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội bộ nhỏ và
vừa trên địa bàn quận Cái Răng” hiện nay có thể được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau
hay không ?
STT Chỉ tiêu Đồng ý Không đồng ý
HH1 Hoạt động của đơn vị đạt hiệu quả
HH2 Báo cáo trong đơn vị đáng tin cậy
HH3 Pháp luật và các quy định được tuân thủ

7. Ngoại trừ các yếu tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của Hệ thống kiểm soát nội
bộ tại các DNNVV trên địa bàn quận Cái Răng đã liệt kê ở bảng trên, Quý Anh/ Chị có
đề xuất thêm yếu tố nào mới hay không? Tại sao?
xv
…………………………………………………………………………….......................
…………………………………………………………………………….......................
…………………………………………………………………………….......................
Trân trọng cảm ơn Quý Anh/ Chị đã tham gia cuộc thảo luận!
xvi
PHỤ LỤC II: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM
SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN CÁI RĂNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
---oOo---
Kính chào Quý anh/chị!
Tôi là Nguyễn Hoàng Sơn – Học viên cao học chuyên ngành kế toán Trường Đại học
Tây Đô. Tôi đang tiến hành một nghiên cứu khoa học về “Các yếu tố ảnh hưởng đến
tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ”. Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi
rất mong nhận được sự giúp đỡ từ Quý anh/chị bằng việc trả lời những câu hỏi dưới đây.
Trong cuộc khảo sát này, không có quan điểm nào là đúng hay sai mà tất cả đều là các
thông tin hữu ích. Những câu trả lời của Quý anh/chị sẽ chỉ dùng cho mục đích nghiên
cứu và được giữ bí mật tuyệt đối. Chân thành cám ơn Quý anh/chị đã dành thời gian quý
báu giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát này.
Phần I: Thông tin chung
Xin các anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân. (Đánh dấu (X) vào ô
thích hợp)
Họ và Tên: .....................................................................................................
Đơn vị công tác: ............................................................................................
Địa chỉ công ty: ..............................................................................................
Email: ....................................... Số điện thoại: .............................................
1. Giới tính:
☐ 1. Nam ☐ 2. Nữ
2. Trình độ học vấn:
☐ 1. Trung cấp chuyên nghiệp ☐ 2. Cao đẳng
☐ 3. Đại học ☐ 4. Sau đại học
3. Chức vụ đang nắm giữ:
☐ 1. Ban Giám đốc ☐ 2. Trưởng/ phó (phòng, ban)
☐ 3. Kế toán trưởng ☐ 4. Khác (cụ thể):..................
4. Loại hình doanh nghiệp:
☐ 1. Công ty TNHH MTV ☐ 2. Công ty TNHH
☐ 3. Công ty Cổ phần ☐ 4. Doanh nghiệp tư nhân
5. Lĩnh vực hoạt động của công ty anh/chị:
☐ 1. Nông lâm nghiệp và Thủy sản ☐ 2. Công nghiệp và xây dựng
☐ 3. Thương mại và dịch vụ ☐ 4. Khác
6. Quy mô về vốn:
☐ 1. Dưới 3 tỷ ☐ 2. Từ 3 tỷ đến dưới 20 tỷ
☐ 3. Từ 20 đến dưới 50 tỷ ☐ 4. Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ
☐ 5. Từ 100 tỷ trở lên.
xvii
7. Quy mô doanh thu:
☐ 1. Dưới 3 tỷ ☐ 2. Từ 3 tỷ đến dưới 50 tỷ
☐ 3. Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ ☐ 4. Từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ
☐ 5. Từ 200 tỷ đến dưới 300 tỷ ☐ 6. Từ 300 tỷ trở lên.
8. Quy mô lao động:
☐ 1. Dưới 10 người ☐ 2. Từ 10 đến dưới 50 người
☐ 3. Từ 50 đến dưới 100 người ☐ 4. Từ 100 người đền dưới 200 người
☐ 5. Từ 200 người trở lên.
9. Năm thành lập:
☐ 1. Dưới 1 năm ☐ 2. Từ 1 đến dưới 3 năm
☐ 3. Từ 3 đến dưới 5 năm ☐ 4. Trên 5 năm
Phần II: KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TÍNH
HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Ông (bà) vui lòng cho biết mức độ đồng ý hay không đồng ý của ông (bà) về các phát
biểu dưới đây bằng cách khoanh tròn ô số tương ứng:
1 2 3 4 5
Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

I MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT (MT) Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

MT1 Trách nhiệm của từng thành viên được


1 2 3 4 5
quy định rõ ràng
MT2 Sự tham gia của Hội đồng quản trị vào
1 2 3 4 5
Ban kiểm soát
MT3 Trình độ, năng lực chuyên môn của

kiểm toán nội bộ và bộ phận kiểm tra, 1 2 3 4 5

kiểm soát nội bộ doanh nghiệp


MT4 Chính sách nhân sự 1 2 3 4 5

MT5 Sự trung thực và các giá trị đạo đức 1 2 3 4 5

MT6 Phương pháp ủy quyền 1 2 3 4 5

MT7 Trình độ chuyên môn và phẩm chất của


1 2 3 4 5
đội ngũ cán bộ nhân viên
xviii
II ĐÁNH GIÁ RỦI RO (ĐG) Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

ĐG1 Thiết lập các mục tiêu của doanh


1 2 3 4 5
nghiệp là quan trọng
ĐG2 Nhận dạng rủi ro 1 2 3 4 5

ĐG3 Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro 1 2 3 4 5

ĐG4 Có các phương pháp dự báo rủi ro 1 2 3 4 5

ĐG5 Đề ra các biện pháp quản lý rủi ro 1 2 3 4 5

III HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT (KS) Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

KS1 Để kiểm soát lẫn nhau, phân chia trách


1 2 3 4 5
nhiệm rõ ràng, đầy đủ
KS2 Đảm bảo các nghiệp vụ có thực mới
1 2 3 4 5
được phê duyệt
KS3 Có quy trình luân chuyển chứng từ
1 2 3 4 5
khoa học
KS4 Kiểm tra độc lập (giữa thực tế và sổ
1 2 3 4 5
sách)
KS5 Giới hạn việc tiếp cận sổ sách và tài sản 1 2 3 4 5

IV THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG (TT) Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

Cập nhật thông tin chính xác, truy cập


TT1 1 2 3 4 5
thuận tiện

Đảm bảo yêu cầu chất lượng thông tin


TT2 1 2 3 4 5
là thích hợp

Tiếp nhận thông tin đầy đủ và chính xác


TT3 1 2 3 4 5
từ cấp trên xuống cấp dưới

Thông tin từ bên ngoài phải được tiếp


TT4 1 2 3 4 5
nhận đầy đủ, trung thực
xix
V GIÁM SÁT (GS) Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

Thường xuyên tiếp cận thông tin khách


GS1 1 2 3 4 5
hàng

Thường xuyên tiếp cận thông tin nhà


GS2 1 2 3 4 5
cung cấp

Thường xuyên theo dõi biến động thị


GS3 1 2 3 4 5
trường

Thực hiện kiểm tra định kỳ do kiểm


GS4 1 2 3 4 5
toán viên nội bộ, hoặc KTV độc lập
TÍNH HỮU HIỆU CỦA HTKSNB
VI Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(HH)

HH1 Hoạt động của đơn vị đạt hiệu quả 1 2 3 4 5

HH2 Báo cáo trong đơn vị đáng tin cậy 1 2 3 4 5

HH3 Pháp luật và các quy định được tuân thủ 1 2 3 4 5

Xin chân thành cám ơn anh/chị đã hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát!

Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc xin quý anh/chị vui lòng gửi mail về hòm thư
điện tử nhson@outlook.com hoặc gọi điện thoại đến số 0948933144

Trân trọng!
xx
PHỤ LỤC III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TỪ PHẦN MỀM SPSS

I. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

Statistics

HH1 HH2 HH3

N Valid 10 10 10

Missing 0 0 0

HH1

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Đồng ý 9 90.0 90.0 90.0

Không đồng ý 1 10.0 10.0 100.0

Total 10 100.0 100.0

HH2

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Đồng ý 8 80.0 80.0 80.0

Không đồng ý 2 20.0 20.0 100.0

Total 10 100.0 100.0

HH3

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Đồng ý 8 80.0 80.0 80.0

Không đồng ý 2 20.0 20.0 100.0

Total 10 100.0 100.0


xxi
Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

MT1 10 3.00 5.00 4.0000 .47140


MT2 10 3.00 5.00 3.8000 .78881
MT3 10 2.00 5.00 3.8000 .91894
MT4 10 3.00 5.00 3.7000 .67495
MT5 10 3.00 5.00 3.8000 .63246
MT6 10 2.00 4.00 3.2000 .63246
MT7 10 3.00 5.00 3.9000 .87560
ĐG1 10 3.00 5.00 3.8000 .63246
ĐG2 10 3.00 4.00 3.4000 .51640
ĐG3 10 2.00 5.00 3.4000 .84327
ĐG4 10 2.00 5.00 3.7000 .82327
ĐG5 10 2.00 4.00 3.3000 .82327
KS1 10 3.00 5.00 3.6000 .69921
KS2 10 2.00 4.00 3.4000 .69921
KS3 10 2.00 4.00 3.6000 .84327
KS4 10 3.00 5.00 3.5000 .70711
KS5 10 3.00 4.00 3.6000 .51640
TT1 10 3.00 5.00 3.9000 .73786
TT2 10 3.00 5.00 4.2000 .63246
TT3 10 3.00 4.00 3.6000 .51640
TT4 10 3.00 5.00 3.9000 .73786
GS1 10 3.00 5.00 3.6000 .69921
GS2 10 3.00 5.00 3.6000 .69921
GS3 10 2.00 5.00 3.5000 .84984
GS4 10 3.00 4.00 3.7000 .48305
Valid N (listwise) 10
xxii
Statistics

MT ĐG KS TT GS

N Valid 10 10 10 10 10

Missing 0 0 0 0 0

MT

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Có ảnh hưởng 7 70.0 70.0 70.0

Không ảnh hưởng 3 30.0 30.0 100.0

Total 10 100.0 100.0

ĐG

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Có ảnh hưởng 8 80.0 80.0 80.0

Không ảnh hưởng 2 20.0 20.0 100.0

Total 10 100.0 100.0

KS

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Có ảnh hưởng 8 80.0 80.0 80.0

Không ảnh hưởng 2 20.0 20.0 100.0

Total 10 100.0 100.0

TT

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Có ảnh hưởng 8 80.0 80.0 80.0

Không ảnh hưởng 2 20.0 20.0 100.0

Total 10 100.0 100.0

GS

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Có ảnh hưởng 7 70.0 70.0 70.0

Không ảnh hưởng 3 30.0 30.0 100.0

Total 10 100.0 100.0


xxiii
II. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Statistics

GioiTinh TDHV ChucVu LHDN LVHD QMVV QMDT

N Valid 192 192 192 192 192 192 192

Missing 0 0 0 0 0 0 0

GioiTinh

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Nam 109 56.8 56.8 56.8

Nữ 83 43.2 43.2 100.0

Total 192 100.0 100.0

TDHV

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Cao đẳng 40 20.8 20.8 20.8

Đại học 135 70.3 70.3 91.1

Cao học 17 8.9 8.9 100.0

Total 192 100.0 100.0

ChucVu

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Nhân viên, chuyên viên 35 18.2 18.2 18.2


Tổ trưởng, nhóm trưởng 43 22.4 22.4 40.6

Trưởng phòng, phó phòng


41 21.4 21.4 62.0
hoặc tương đương

Giám đốc, phó giám đốc


73 38.0 38.0 100.0
hoặc tương đương

Total 192 100.0 100.0

LHDN

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid CTY TNHH MTV 43 22.4 22.4 22.4

CTY TNHH 91 47.4 47.4 69.8

CTY CP 35 18.2 18.2 88.0

DNTN 23 12.0 12.0 100.0

Total 192 100.0 100.0


xxiv
LVHD

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Công nghiệp và xây dựng 75 39.1 39.1 39.1

Thương mại và dịch vụ 106 55.2 55.2 94.3

Nông lâm - Thủy sản 8 4.2 4.2 98.4

Khác 3 1.6 1.6 100.0

Total 192 100.0 100.0

QMVV

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Dưới 3 tỷ 15 7.8 7.8 7.8

Từ 3 tỷ đến dưới 20 tỷ 90 46.9 46.9 54.7

Từ 20 tỷ đến dưới 50 tỷ 74 38.5 38.5 93.2

Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ 11 5.7 5.7 99.0

Từ 100 tỷ trở lên 2 1.0 1.0 100.0

Total 192 100.0 100.0

QMDT

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Dưới 3 tỷ 27 14.1 14.1 14.1

Từ 3 tỷ đến dưới 50 tỷ 143 74.5 74.5 88.5

Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ 17 8.9 8.9 97.4


Từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ 5 2.6 2.6 100.0

Total 192 100.0 100.0

QMLD

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Dưới 10 người 43 22.4 22.4 22.4

Từ 10 người đến dưới 50


115 59.9 59.9 82.3
người

Từ 50 người đến dưới 100


21 10.9 10.9 93.2
người

Từ 100 người đến dưới 200


11 5.7 5.7 99.0
người

Từ 200 người trở lên 2 1.0 1.0 100.0

Total 192 100.0 100.0


xxv
NAMTL

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent

Valid Dưới 1 năm 31 16.1 16.1 16.1

Từ 1 đến dưới 2 năm 33 17.2 17.2 33.3

Từ 2 đến dưới 3 năm 49 25.5 25.5 58.9

Trên 3 năm 79 41.1 41.1 100.0

Total 192 100.0 100.0

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

MT1 192 2.00 5.00 3.6406 .66397


MT2 192 2.00 5.00 3.6771 .66308
MT3 192 2.00 5.00 3.6927 .63440
MT4 192 2.00 5.00 3.7292 .56936
MT5 192 2.00 5.00 3.7135 .61074
MT6 192 1.00 5.00 3.8333 .73316
MT7 192 1.00 5.00 3.6927 .86488
ĐG1 192 2.00 5.00 3.7760 .70662
ĐG2 192 2.00 5.00 3.6302 .68928
ĐG3 192 2.00 5.00 3.7396 .67482
ĐG4 192 2.00 5.00 3.8177 .67343
ĐG5 192 2.00 5.00 3.6510 .62084
KS1 192 2.00 5.00 3.9115 .62031
KS2 192 2.00 5.00 3.7969 .66741
KS3 192 2.00 5.00 3.7813 .68190
KS4 192 2.00 5.00 3.7760 .66067
KS5 192 2.00 5.00 3.8333 .66579
TT1 192 2.00 5.00 3.8438 .63622
TT2 192 2.00 5.00 3.7187 .68953
TT3 192 2.00 5.00 3.6667 .64177
TT4 192 2.00 5.00 3.7448 .73254
GS1 192 2.00 5.00 3.7552 .59445
GS2 192 2.00 5.00 3.7708 .65489
GS3 192 2.00 5.00 3.6875 .62768
GS4 192 2.00 5.00 3.7135 .61926
HH1 192 2.00 5.00 3.7344 .62014
HH2 192 2.00 5.00 3.7292 .67845
HH3 192 2.00 5.00 3.6771 .63896
Valid N (listwise) 192
xxvi

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 192 100.0

Excludeda 0 .0

Total 192 100.0

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.689 7

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

MT1 22.3385 5.817 .537 .617


MT2 22.3021 5.824 .536 .618
MT3 22.2865 5.839 .567 .612
MT4 22.2500 6.063 .568 .618
MT5 22.2656 5.966 .550 .618
MT6 22.1458 6.973 .121 .731
MT7 22.2865 6.677 .124 .747

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 192 100.0

Excludeda 0 .0

Total 192 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.841 5
xxvii

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

MT1 14.8125 3.849 .675 .800


MT2 14.7760 4.049 .585 .826
MT3 14.7604 3.911 .692 .795
MT4 14.7240 4.243 .632 .813
MT5 14.7396 4.078 .648 .808

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 192 100.0

Excludeda 0 .0
Total 192 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.859 5

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

ĐG1 14.8385 4.670 .682 .828


ĐG2 14.9844 4.707 .693 .825
ĐG3 14.8750 4.654 .736 .814
ĐG4 14.7969 4.812 .673 .830
ĐG5 14.9635 5.187 .594 .849
xxviii

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 192 100.0

Excludeda 0 .0

Total 192 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.853 5

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

KS1 15.1875 4.677 .664 .823


KS2 15.3021 4.526 .659 .824
KS3 15.3177 4.312 .730 .805
KS4 15.3229 4.523 .670 .821
KS5 15.2656 4.667 .602 .839

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 192 100.0

Excludeda 0 .0

Total 192 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.
xxix
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.778 4

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

TT1 11.1302 2.522 .725 .653


TT2 11.2552 2.631 .575 .728
TT3 11.3073 2.895 .497 .766
TT4 11.2292 2.565 .550 .744

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 192 100.0

Excludeda 0 .0

Total 192 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.897 4

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

GS1 11.1719 2.792 .817 .852


GS2 11.1563 2.761 .726 .886
GS3 11.2396 2.801 .749 .876
GS4 11.2135 2.745 .800 .857
xxx

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 192 100.0

Excludeda 0 .0

Total 192 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the


procedure.

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.865 3

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

HH1 7.4063 1.478 .727 .825


HH2 7.4115 1.353 .726 .828
HH3 7.4635 1.381 .779 .776
xxxi
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .896


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2375.891

df 253

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

MT1 1.000 .621


MT2 1.000 .566
MT3 1.000 .746
MT4 1.000 .620
MT5 1.000 .687
ĐG1 1.000 .651
ĐG2 1.000 .693
ĐG3 1.000 .757
ĐG4 1.000 .698
ĐG5 1.000 .545
KS1 1.000 .648
KS2 1.000 .618
KS3 1.000 .732
KS4 1.000 .625
KS5 1.000 .554
TT1 1.000 .804
TT2 1.000 .566
TT3 1.000 .452
TT4 1.000 .642
GS1 1.000 .822
GS2 1.000 .687
GS3 1.000 .747
GS4 1.000 .780

Extraction Method: Principal


Component Analysis.
xxxii
Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 8.961 38.963 38.963 8.961 38.963 38.963


2 2.123 9.229 48.192 2.123 9.229 48.192
3 1.502 6.529 54.721 1.502 6.529 54.721
4 1.365 5.937 60.657 1.365 5.937 60.657
5 1.309 5.693 66.350 1.309 5.693 66.350
6 .856 3.722 70.072
7 .705 3.064 73.136
8 .651 2.829 75.965
9 .609 2.648 78.614
10 .543 2.362 80.976
11 .529 2.298 83.274
12 .492 2.140 85.415
13 .439 1.907 87.322
14 .420 1.824 89.146
15 .372 1.618 90.764
16 .355 1.542 92.306
17 .347 1.507 93.813
18 .298 1.295 95.108
19 .296 1.285 96.393
20 .262 1.141 97.534
21 .213 .926 98.461
22 .195 .849 99.310
23 .159 .690 100.000
xxxiii
Total Variance Explained

Rotation Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative %

1 3.367 14.639 14.639


2 3.303 14.361 29.000
3 3.180 13.825 42.826
4 2.934 12.756 55.581
5 2.477 10.769 66.350
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Extraction Method: Principal Component Analysis.


xxxiv
Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

GS4 .735
GS2 .735
GS3 .709
GS1 .704
MT1 .703
MT2 .668
KS4 .659
MT4 .648
KS3 .647
KS2 .639
ĐG5 .627
ĐG2 .619 .519
MT3 .614 .565
MT5 .603 .506
KS5 .586
KS1 .584
TT3 .573
ĐG1 .562 .547
TT2 .561
TT1 .560 .514
ĐG4 .531 .530
TT4
ĐG3 .544 .613

Extraction Method: Principal Component Analysis.a


a. 5 components extracted.
xxxv

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

KS3 .797
KS1 .765
KS4 .702
KS2 .696
KS5 .675
ĐG3 .845
ĐG4 .803
ĐG1 .759
ĐG2 .720
ĐG5 .588
GS1 .839
GS4 .779
GS3 .777
GS2 .685
MT3 .808
MT5 .772
MT4 .679
MT1 .599
MT2 .510
TT1 .850
TT4 .774
TT2 .632
TT3 .527

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a
a. Rotation converged in 6 iterations.

Component Transformation Matrix

Component 1 2 3 4 5

1 .490 .437 .490 .452 .354


2 -.438 .809 -.025 .025 -.389
3 -.548 .041 .373 -.362 .654
4 -.424 -.126 -.376 .762 .288
5 .297 .370 -.692 -.289 .460

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
xxxvi

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .731


Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 275.386

df 3

Sig. .000

Communalities

Initial Extraction

HH1 1.000 .773


HH2 1.000 .770
HH3 1.000 .823

Extraction Method: Principal


Component Analysis.

Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 2.365 78.845 78.845 2.365 78.845 78.845


2 .363 12.103 90.948
3 .272 9.052 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

HH3 .907
HH1 .879
HH2 .877
xxxvii
Correlations

HH MT ĐG KS TT GS

HH Pearson Correlation 1 .677** .512** .580** .512** .615**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 192 192 192 192 192 192


MT Pearson Correlation .677** 1 .525** .561** .475** .583**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 192 192 192 192 192 192
ĐG Pearson Correlation .512** .525** 1 .396** .336** .496**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 192 192 192 192 192 192
KS Pearson Correlation .580** .561** .396** 1 .497** .547**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 192 192 192 192 192 192
TT Pearson Correlation .512** .475** .336** .497** 1 .518**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 192 192 192 192 192 192
GS Pearson Correlation .615** .583** .496** .547** .518** 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 192 192 192 192 192 192

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Variables Entered/Removeda

Variables Variables
Model Entered Removed Method

1 GS, ĐG, TT, KS,


. Enter
MTb

a. Dependent Variable: HH
b. All requested variables entered.

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of the


Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson

1 .760a .578 .567 .37748 1.705

a. Predictors: (Constant), GS, ĐG, TT, KS, MT


b. Dependent Variable: HH
xxxviii

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 36.298 5 7.260 50.948 .000b

Residual 26.503 186 .142

Total 62.800 191

a. Dependent Variable: HH
b. Predictors: (Constant), GS, ĐG, TT, KS, MT

Coefficientsa

Standardized Collinearity
Unstandardized Coefficients Coefficients Statistics

Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance

1 (Constant) -.240 .257 -.935 .351

MT .399 .077 .343 5.157 .000 .514

ĐG .135 .062 .127 2.182 .030 .667

KS .186 .069 .170 2.712 .007 .578

TT .132 .065 .121 2.045 .042 .650

GS .206 .069 .196 2.967 .003 .520

Coefficientsa

Collinearity Statistics

Model VIF

1 (Constant)

MT 1.946

ĐG 1.499

KS 1.731

TT 1.540

GS 1.924

a. Dependent Variable: HH
xxxix
Collinearity Diagnosticsa

Variance Proportions

Model Dimension Eigenvalue Condition Index (Constant) MT ĐG KS

1 1 5.951 1.000 .00 .00 .00 .00

2 .014 20.875 .00 .01 .59 .06

3 .011 23.677 .54 .02 .01 .02

4 .009 25.174 .03 .05 .09 .50

5 .008 27.631 .43 .03 .18 .13

6 .007 28.805 .00 .89 .14 .29

Collinearity Diagnosticsa

Variance Proportions

Model Dimension TT GS

1 1 .00 .00

2 .29 .00

3 .03 .41

4 .48 .06

5 .20 .50

6 .00 .03

a. Dependent Variable: HH
Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 2.0141 4.7847 3.7135 .43594 192


Residual -1.34214 1.15423 .00000 .37250 192
Std. Predicted Value -3.898 2.457 .000 1.000 192
Std. Residual -3.556 3.058 .000 .987 192

a. Dependent Variable: HH
xl
xli
xlii
PHỤ LỤC IV: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP
THAM GIA KHẢO SÁT

STT TÊN DOANH NGHIỆP


1 CÔNG TY TNHH MAI LINH TÂY NAM BỘ
2 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DƯƠNG HÙNG
3 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DƯƠNG HÙNG
4 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NGỌC DIỄM
5 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & QUẢNG CÁO AD
6 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ ĐẠI QUANG
7 CÔNG TY TNHH THIÊN LỘC
8 CÔNG TY TNHH HAKIA
9 CÔNG TY TNHH MẶT TRỜI MỚI
10 CÔNG TY TNHH PHÁT THÀNH
11 CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ VŨ HOÀNG NHƠN
12 CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ KHÁNH HƯNG
13 CÔNG TY TNHH NGỌC TRÂN
14 CÔNG TY TNHH TRÍ HƯNG
15 CÔNG TY TNHH PHƯƠNG TRANG
16 CÔNG TY TNHH ACB
17 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HỮU SÔNG HẬU
18 CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC BẢO LONG
19 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PTN
20 CÔNG TY TNHH THI THÔNG
21 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NGỌC YẾN
22 CÔNG TY TNHH ACE THUẬN PHÁT
CÔNG TY TNHH KIỂM ĐỊNH - TƯ VẤN & ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NAM
23
MEKONG
24 CÔNG TY TNHH SAN LẤP MẶT BẰNG HIẾU HIỀN
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHẦN MỀM ĐÔNG
25
DƯƠNG
26 CÔNG TY TNHH HƯNG LONG
27 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VINH PHÁT
28 CÔNG TY TNHH NGUYÊN ÂN
29 CÔNG TY TNHH DU LỊCH LIÊN VIỆT
30 CÔNG TY TNHH DU LỊCH VIỆT CHÂU Á
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM GLOMED-CHI
31
NHÁNH CẦN THƠ
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGỌC
32
PHƯƠNG NAM
33 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP GIA KHIÊM
xliii
34 CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO ĐỊA ỐC 60S
35 CÔNG TY TNHH Ô TÔ VIỆT HÀN TÂY ĐÔ
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI BẤT ĐỘNG SẢN KHANG
36
PHÚC
37 CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI BAY VÀNG
38 CÔNG TY TNHH IN LIÊN PHƯƠNG
39 CÔNG TY TNHH BEGINIT
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ VŨ TỊNH
40
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU DELTA
41 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI AQUA - VINA
42 CÔNG TY TNHH THỦY SẢN ĐÔNG PHƯƠNG
43 CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT HUY PHƯƠNG
44 CÔNG TY TNHH HẢI NAM-CHI NHÁNH CẦN THƠ
45 CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VẼ & XÂY
46 CÔNG TY TNHH DẦU KHÍ VINH ANH
47 CÔNG TY TNHH LÝ NGƯ THỦY
48 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI LỘC TIẾN
49 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP DAVI
50 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIÀ RÔ
51 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NGUYỄN LƯU
52 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THỦY SẢN BIO BEN
53 CÔNG TY TNHH TỔ CHỨC SỰ KIỆN ĐIỀN PHÁT
54 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HATHIMEK
55 CÔNG TY TNHH ĐÓNG TÀU ĐẠI PHÚ AN
56 CÔNG TY TNHH DINH DƯỠNG HÀ LAN
57 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SƠN DŨNG THỦY
58 CÔNG TY TNHH CACAOLAB VIỆT NAM
59 CÔNG TY TNHH SAO AN NAM
60 CÔNG TY TNHH XÂY LẮP ĐIỆN HỒNG ĐĂNG
61 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ CHUYÊN NGHIỆP THIÊN QUÂN
62 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN HƯNG THỊNH
63 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI LV
64 CÔNG TY TNHH USAFARM
65 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CAO LIÊN
66 CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP ẤN ĐỘ
67 CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XANH CALIUSA
68 CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ÂM THANH PKMEKONG
69 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HUỲNH LỘC
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÁT NGUYỄN
70

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VẠN PHÁT
71
THỊNH
xliv
72 CÔNG TY TNHH NHẬP KHẨU NÔNG DƯỢC VINAAUSTRALIA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG VÀ
73
QUẢNG CÁO D.T.C
74 CÔNG TY TNHH NÔNG DƯỢC TDB
75 CÔNG TY TNHH SƠN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG NGỌC ĐOAN
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CƯỜNG ĐÔNG
76
DƯƠNG
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HOÀN VŨ KIM
77

78 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÀI PHONG
79 CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU TOPLINE
80 CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU GOLDEN CROP
81 CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MẠNH TẤN
82 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG LÂM GIA
83 CÔNG TY TNHH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HƯNG PHÚC
84 CÔNG TY TNHH HỒNG TRÍ
85 CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC SPOTLIGHT
86 CÔNG TY TNHH HÓA SINH KIM CHÂU
87 CÔNG TY TNHH NSLUBE
88 CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THIÊN TIỄN
89 CÔNG TY TNHH MAY MẶC PHÚ NGỌC
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU REPO VIỆT
90
NAM
91 CÔNG TY TNHH THANH TÂM 3 ĐẤT MŨI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THÉP
92
THÁI SƠN
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT XÂY DỰNG
93
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ GỖ THÀNH ĐẠT
94 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MỸ NGỌC
95 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẠN MỸ TRANG
96 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐÔNG PHÁT
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
97
DỊCH VỤ PHÚ THÀNH
CTY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ XÂY DỰNG SẢN XUẤT
98
THƯƠNG MẠI INOX HOÀNG LÂM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THANH
99
NGUYÊN
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI ĐỨC
100
DƯƠNG
101 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG
102 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯƠNG NGHI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH
103
VỤ THIÊN THUẬN PHÁT
104 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VŨ KIM LONG
xlv
105 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HOA ĐẠI VIỆT
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
106
TK81
107 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP GIA KHIÊM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRẦN
108
NAM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI LÊ
109
DŨNG
110 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC PHẨM NHƯ TÂM
111 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN NGỌC PHƯƠNG NAM
112 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI KIM HẢI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÀI
113
LỘC
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ TRUYỀN
114
THÔNG HOÀNG KIM LONG
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU
115
LỊCH TỐC HÀNH
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI &
116
DỊCH VỤ THÀNH AN
117 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÉP TÂM VÂN
118 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN ẤN QUẢNG CÁO PHÚC SANG
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
119
MEKONGBIO
120 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU Ô TÔ K & K
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN HẢI
121
NGUYÊN PHÚC
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI THÉP HUỲNH
122
THANH PHONG
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI XÂY
123
DỰNG 319
124 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TUẤN PHÚC
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ KHẢI
125
HƯNG
126 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÁI LONG PHÁT
127 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN CƯỜNG
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH
128
VỤ NEWTECH
129 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN QHT HOLDINGS VIỆT NAM
130 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THƯƠNG MẠI N&M
131 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN AMZVIETNAM
132 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Ô TÔ TRƯỜNG DŨNG
133 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TRƯỜNG PHÁT HUY HOÀNG
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ THUẬT HÓA SINH MIỀN
134
TÂY XANH
135 CÔNG TY CỔ PHẦN IPA
xlvi
136 CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG LỘC PHÚC
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT QUỐC TẾ - CHI NHÁNH
137
CẦN THƠ
138 CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP QUỐC TẾ TD
139 CÔNG TY CỔ PHẦN Ô TÔ TOYO
140 CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH XD MIỀN TÂY
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ TRUYỀN
141
THÔNG XÃ HỘI KHỞI NGHIỆP TRẺ
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CUNG ỨNG NHÂN LỰC
142
VIETGROUP
143 CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI THUỐC LÁ SƠN ĐÔNG
144 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KHANG THỊNH PHÁT
145 CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ ĐẦU TƯ HOÀNG GIA MIỀN TÂY
146 CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG AN LONG
147 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI D.U.M
148 CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH TÂY ĐÔ
149 CÔNG TY CỔ PHẦN ASWEET VIỆT NAM
150 CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NAM KIẾN HƯNG
151 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CT519
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI G8 - CHI
152
NHÁNH CẦN THƠ
153 CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT HÀ LAN
154 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP CHÂU THÀNH
155 CÔNG TY CỔ PHẦN BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG
156 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
157 CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TRUNG NAM
158 CÔNG TY CỔ PHẦN NAM LONG - HỒNG PHÁT
159 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ MIỀN TÂY
160 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI THĂNG LONG
161 CÔNG TY CỔ PHẦN SINH HỌC NÔNG NGHIỆP HAI LÚA VÀNG
162 CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN - XÂY DỰNG QUÝ LONG
163 CÔNG TY CỔ PHẦN HẬU CẦN DG PHÍA NAM
164 CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHƯỚC THỌ
165 CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM PHẠM NGHĨA
166 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CƠ KHÍ 679
167 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN LÂM PHONG
168 CÔNG TY CỔ PHẦN THẢO DƯỢC TÂM DƯỢC
169 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HOA VIỆT
170 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SỬA CHỮA Ô TÔ HÙNG NĂNG
171 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN GIA KHANG
172 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ DU LỊCH LÊ THAO
173 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KIM HÒA
xlvii
174 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KIM TRANG
175 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LẠC VINH
176 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHONG HUỆ
177 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHÚ AN
178 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRUNG ANH
179 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI DŨNG-THÚY
180 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LƯƠNG HIỆP KÝ
181 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CƯA XẺ GỖ THÀNH ĐẠT
182 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THUẬN ĐỨC THÀNH
183 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ÚT VŨ
184 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN AN KIM LONG
185 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ô TÔ HÒA AN
186 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HẬU THI
187 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HÙNG CƯỜNG
188 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HẢI HÒA
189 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XĂNG DẦU NGỌC HIỀN
190 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN PHÁT THỊNH
191 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BÌNH GIANG
192 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN DỊCH VỤ DU LỊCH NGỌC BÍCH

You might also like