You are on page 1of 3

Ngô Nguyên Khôi (2003), Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tại Xí nghiệp

thép và vật liệu xây dựng Hà Nội. Với mục đích là nhận thức rõ vai trò, tầm quan
trọng của nguyên vật liệu đối với một doanh nghiệp sản xuất. Tác giả đã đánh giá
NVL theo 2 cách đầu tiên là đánh giá NVL theo giá thực tế với việc tính giá thực tế
NVL xuất – nhập kho, phương pháp giá đơn vị bình quân, phương pháp nhập trước –
xuất trước, phương pháp nhập sau – xuất trước, phương pháp trực tiếp và tiếp theo sau
là đánh giá NVL theo giá hạch toán sau khi đánh giá xong đề tài đã áp dụng phương
pháp MRP và EOQ để xác định mối liên hệ giữa lịch trình sản xuất, đơn đặt hàng,
lượng tiếp nhận, nhu cầu sản phẩm và xác định kích thước cở lô hàng của doanh
nghiệp. Việc tác giả sử dụng phương pháp này để xác định nhu cầu nguyên vật
liệu cũng gặp cũng một số hạn chế như là thường xuyên phải cập nhật các kỹ
thuật cơ bản để đảm bảo cho hệ thống không bị lạc hậu, luôn luôn bám sát và
phản ánh đúng tình hình hiện tại.

Bùi Thị Nga (2007), Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Châu, Đại học Kinh tế Quốc dân. Bài nghiên cứu này có ý nghĩa
hết sức quan trọng; thứ nhất qua nghiên cứu thực trạng lập kế hoạch của công ty giúp
tác giả hiểu biết thêm thực tế, đồng thời có thể phần nào ứng dụng vào thực tế; Thứ
hai tìm hiểu thực tế công tác lập kế hoạch tại công ty để thấy được những điểm mạnh,
điểm yếu, những sai sót của công ty để làm bài học kinh nghiệm cho bản thân tác giả.
Bài viết đã sử dụng các phương pháp cơ bản của lập kế hoạch sản xuất như: phương
pháp xác định năng lực sản xuất, phương pháp MRP, phương pháp lập sơ đồ Gantt
sớm – muộn, các phương pháp này dùng để dự báo các nhu cầu như: nhu cầu sử dụng
công suất, kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, kế hoạch nhu cầu
sản xuất, kế hoạch tiến độ sản xuất. Đề tài đã được tác giả hoàn thiện rỏ ràng bằng
việc lập ra kế hoạch sản xuất cho từng phòng ban của công ty qua các năm tiếp theo.
Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty mà tác
giả đã đưa ra một số giả pháp nhằm định hướng phát triển công ty đến năm 2010, với
một số giả pháp như: về kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, năng cao năng lực cán bộ kế hoạch,
chính sách lao động của công ty.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của TS. Trần Văn Trang (2014),
Đại học Thương mại, Nghiên cứu lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu trong
quản trị sản xuất. Với mục tiêu hệ thống hóa lý thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật
liệu trong quản trị sản xuất, đánh giá khả năng ứng dụng các lý thuyết này vào việc
giảng dạy, nghiên cứu và biên soạn giáo trình. Theo đó, tác giả đã sử dụng các phương
pháp như: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp tổng hợp, phân tích nội dung, đối sánh
giữa nhiều nghiên cứu và tài liệu khác nhau (đặc biệt là giữa các công trình nghiên
cứu trong nước và nước ngoài) để hệ thống hoá. Bài viết đã cho thấy rằng tác g iả đã
thống kê và tóm tắt kết quả các nghiên cứu tiêu biểu và tổng hợp cơ sở lý luận về lý
thuyết hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, đánh giá được hiện trạng lý thuyết về
hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu ở giai đoạn này, nêu ra các khuyến nghị đối v ới
giảng viên trong việc giảng dạy các lý thuyết này trong học tập.

Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Phạm Thị Phương Anh (2014), Đại học Kinh tế
TP. Hồ Chí Minh, Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty cổ phần gốm Việt Thành.
Bài viết được hình thành với mục tiêu: hệ thống hóa những vấn đề lý luận của dự toán
ngân sách, đánh giá thực trạng về công tác dự toán ngân sách, đề ra những giải pháp
thực hiện công tác lập dự toán tại Công ty. Đề tài sử dụng các phương pháp: thu thập
thông tin, phương pháp tiếp cận, phương pháp phân tích, thống kê, phương pháp tổng
hợp, phương pháp suy luận. Thông qua việc phân tích tác giả đã cho thấy rằng công
tác dự toán ngân sách có những ưu điểm cần được kế thừa và phát huy, nhưng bên
cạnh đó vẫn tồn đọng một số khuyết điểm cần khắc phục, hoàn thiện để dự toán ngân
sách thực sự trở thành một công cụ quản lý hữu ích, một thước đo chuẩn để đánh giá
hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức.

Trong luận văn Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Ngọc Mến (2019), Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công
ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Kim Quả Việt Nam. Có nêu rỏ mục tiêu là
hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất để đảm bảo tiến độ giao hàng tăng
hiệu quả kinh doanh và duy trì uy tín trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tác giả
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tiếp cận và xử lý vấn đề tại đơn vị, cụ
thể: tác giả sử dụng công cụ quan sát tài liệu, quan sát từ thực tế làm việc tại đơn vị để
tìm ra vấn đề còn tồn tại tại đơn vị. Từ đó, tác giả sử dụng công cụ phỏng vấn lãnh
đạo để kiểm định lại vấn đề mà tác giả đã nhận định từ phân tích thực trạng của Công
ty. Kết quả nghiên cứu, tác giả đã tìm ra được mô hình dự toán mà Công ty đang áp
dụng, có ý nghĩa với nhà quản trị cụ thể là ban giám đốc. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu
này chỉ có thể áp dụng trong những doanh nghiệp cùng ngành sản xuất gia công giày
dép, đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác thì không thể áp
dụng được.

Lê Thị Thúy Hậu (2006), Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại Công
ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật. Bài viết đã nêu ra một số vấn đề của
lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặt biệt là về ngành xây dựng bằng cách
tác giả đã sử dụng số liệu báo cáo về việc thực hiện kế hoạch đưa các công trình khác
nhau vào sử dụng theo kế hoạch nhận thầu, danh sách các hạng mục công trình, các
nguồn tài liệu về thống kê, tài liệu kế toán… Sau khi có được những thông tin trên tác
giả đã dựa vào nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao, nhu cầu thị trường, chiến lược kinh
doanh, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và các căn cứ khác để hoàn thiện việc lập
kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của công ty. Tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp để
năng cao hiệu quả hoạt động của công ty như: Tích cực tìm kiếm điều tra các gói thầu
và mở rộng thị trường; Công tác khoa học kỹ thuật và nâng cao chất lượng, bảo đảm
tiến độ các công trình; Tăng cường công tác huy động và thu hồi vốn đầu tư; Nâng cao
hiệu lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành công ty; Nâng cao
tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
đề tài chưa đi xâu vào nghiên cứu và dự báo về môi trường kinh doanh dẫn đến việc
xây dựng dự báo kế hoạch sản xuất kinh doanh không đầy đủ.

You might also like