You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


Ngành Quản Trị Kinh Doanh
______________________

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH GTVT


Mã số : 8340101

Năm 2024
Đề cương và kế hoạch thực tập tốt nghiệp

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh GTVT


1. Mục đích:
Đợt thực tập được tiến hành sau khi sinh viên đã được học xong chương trình (phần lý
thuyết) chuyên ngành quản trị kinh doanh GTVT. Mục đích là để sinh viên tìm hiểu hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nơi mình thực tập; so sánh, phân tích những kiến
thức đã học với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó củng cố và tự bổ xung
những kiến thức về ngành nghề; Bước đầu tập dượt phân tích đánh giá các hiện tượng kinh tế
xảy ra trong doanh nghiệp thông qua sự liên hệ lý thuyết đã học với thực tế sản xuất kinh
doanh.
2. Yêu cầu:
2.1. Yêu cầu đối với sinh viên trong suốt quá trình đi thực tập tốt nghiệp.

- Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập. Chuẩn bị và thông
tin cho người phụ trách của đơn vị thực tập biết về những vấn đề cần tìm hiểu trước khi
gặp trực tiếp, nhằm đảm bảo hiệu quả của cuộc trao đổi và tạo mối quan hệ tốt trong quá
trình thực tập tại đơn vị.
- Làm việc theo kế hoạch đã quy định trong thời gian thực tập; thực hiện các công
việc do giảng viên hướng dẫn quy định theo đúng tiến độ đã đề ra. Hoàn thành và nộp
báo cáo thực tập tốt nghiệp theo đúng thời gian quy định.
- Chủ động trao đổi với giáo viên hướng dẫn về để cương, bản nháp, bản chính
thức báo cáo thực tập tốt nghiệp; thường xuyên liên hệ với giáo viên hướng dẫn để đảm
bảo định hướng tìm hiểu thực tế và việc làm báo cáo thực tập không bị sai lệch khỏi mục
tiêu và yêu cầu ban đầu.
- Trong quá trình thực tập sinh viên nên lấy ý kiến của công ty về định hướng, nội
dung nghiên cứu và các giải pháp đề xuất trong báo cáo thực tập tốt nghiệp.
- Trong quá trình thực tập, sinh viên phải có nhật ký thực tập và thường ngày ghi
chép kiến thức thực tế đã thu được. Cuối đợt thực tập mỗi nhóm thực tập phải có bản xác
nhận thực tập của nơi thực tập gửi Bộ môn và Nhà trường.
- Trong đợt thực tập, sinh viên phải tự chịu trách nhiệm về an toàn cho bản thân
và tài sản cá nhân khi đi lại cũng như trong khi thực tập tại đơn vị.
2.2. Yêu cầu đối với giảng viên trong suốt quá trình TTTN và hướng dẫn làm đồ
án tốt nghiệp.

- Hướng dẫn cho sinh viên định hướng nghiên cứu, phát hiện vấn đề nghiên cứu
tại đơn vị thực tập để chọn tên đề tài tốt nghiệp phù hợp; hướng dẫn lập và rà soát đề
cương nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, chọn phương pháp và lập kế hoạch thu thập số liệu.
- Hướng dẫn về phương pháp và nội dung nghiên cứu đề tài, cách trình bày báo
cáo thực tập tốt nghiệp. Giải đáp thắc mắc và giúp sinh viên giải quyết các khó khăn
trong quá trình thực tập.
- Có kế hoạch làm việc cụ thể với sinh viên: quy định thời gian và hình thức gặp
gỡ thường xuyên và đột xuất; nội dung trao đổi về đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, bản
nháp, bản chính thức; kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên theo kế hoạch đã thống
nhất.
- Đánh giá tính trung thực và chính xác của kết quả thực tập; chấm và nộp điểm
báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên cho Bộ môn để lấy điểm thành phần đúng thời
gian quy định.
2.3. Thực tập xong, các sinh viên phải đạt được hai yêu cầu sau:

 Nắm biết được thực tế sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp nơi mình thực
tập

 Có thể nhận xét khái quát về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, đánh giá kết quả chung cũng như kết quả hoạt động của những bộ phận chủ
yếu của doanh nghiệp.

 Theo đề cương đã được hướng dẫn, đi sâu tìm hiểu một lĩnh vực cụ thể, thu thập số
liệu phục vụ cho việc làm đồ án tốt nghiệp.
3. Nội dung thực tập:
3.1. Phần thực tập chung
3.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp:
a. Quá trình hình thành và phát triển DN
b. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN.
c. Cơ sở chất kỹ thuật, khả năng về vốn của DN.
d. Tình hình nhân lực (số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động….)
3.1.2 Môi trường hoạt động của DN (chủ yếu tìm hiểu môi trường vi mô)
a. Vị thế của doanh nghiêp trong môi trường cạnh tranh. Tương quan với các đối thủ cạnh
tranh (các DN cùng ngành đang hoạt động trong cùng một địa bàn).
b.Tình hình khác hàng và yều cầu thị trường.
- Tính chất đặc điểm của khách hàng; Phân loại tỷ lệ khách hàng mạnh và ảnh hưởng
của nó đối với doanh nghiệp.
- Với các doanh nghiệp kinh doanh GTVT: Nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành
khách trên thị trường, biến động nhu cầu vận tải theo thời gian và không gian.
c.Tình hình các Nhà cung cấp (tài chính, nguyên, nhiên vật liệu….): Tính ổn định, mức
độ phụ thuộc của DN về sản phẩm cung cấp; Mối quan hệ của DN với nhà cung cấp.
d. Các đối thủ cạnh tranh; Khả năng xuất hiện các đối thủ nhảy vào kinh doanh cung
ngành với DN; Biện pháp đối phó của DN.
đ. Điều kiện sản xuất kinh doanh vận tải, đường xá, khí hậu, biến động kinh tế, nhu cầu
thời vụ.
3.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị DN
a. Mô hình bộ máy tổ chức quản trị DN. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và mối
quan hệ giữa chúng.
b. Mối quan hệ của DN với các cơ quan quản lý nhà nước.
c. Phương pháp tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh và cơ chế quản trị dang áp dụng
trong DN.
3.1.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
a. Các chỉ tiêu sản lượng hoàn thành trong năm kế hoạch.
b. Chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng, khối lượng vận chuyển, lượng luân
chuyển hành khách và hàng hoá trong kỳ, chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
c. Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
d. Các chỉ tiêu phản ánh về huy động và sử dụng vốn; Hiệu quả sử dụng vốn.
3.2. Phần thực tập nghiệp vụ
Tuỳ theo tổ chức quản trị kinh doanh GTVT (Tổng công ty, công ty hay xí nghiệp.),
theo sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn trên cơ sở bàn bạc với các cơ sở chức năng của DN
từng nhóm sinh viên lập kế hoạch tìm hiểu các nội dung sau đây:
3.2.1 Lĩnh vực lao động – tiền lương
a. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận chức năng.
b. Tổ chức bộ máy, phân công tổ chức từng khâu nghiệp vụ trong bộ phận.
c. Mối quan hệ giữa bộ phận phụ trách lao động – tiền lương với giám đốc và với các
bộ phận chức năng trong DN.
d. Công tác tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động và bố trí sử dụng lao động.
đ. Tổ chức lao động trong DN; Xây dựng các đinh mức lao động và tình hình áp dụng
các định mức của ngành, của Nhà nước trong DN.
e. Các hình thức trả lương và các hình thức khuyến khích vật chất khác áp dụng trong
DN.
g. Các chế độ chính sách của Nhà nước về lao động – tiền lương đang được áp dụng
trong DN (Thể hiện qua các văn bản pháp qui).
h. Phương pháp lập kế hoạch lao động – tiền lương của DN.
3.2.2 Lĩnh vực kinh tế kế hoạch:
a. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của bộ phận chức năng.
b. Quan hệ của bộ phận kế hoạch điều độ với giám đốc và các bộ phận chức năng khác.
c. Trình tự, phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính
(năm, quí tháng) của DN; Cách xác định chỉ tiêu của từng mặt kế hoạch và các biện pháp tổ
chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN. Tình hình xây dựng và thực hiện các
định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác kế hoạch.
d. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của bộ phận tiếp thị
(marketing).
đ. Hoạt động khai thác hàng hoá (hành khách) và tổ chức kỹ thuật kết hợp đồng kinh tế
của các doanh nghiệp.
e. Tổ chức mạng lưới ghi chép thống kê trong toàn đơn vị, các chỉ tiêu thông kê chủ yếu
của từng bộ phận, từng cấp trong DN.
3.2.3 Lĩnh vực vật tư – kỹ thuật:
a. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận chức năng.
b. Quan hệ của bộ phận vật tư – kỹ thuật với giám đốc và với các bộ phận chức năng
khác trong DN.
c. Vấn đề dự trữ và hoạt động mua sắm vật tư trong cơ chế kinh tế thị trường; Tổ chức
bảo quản, cấp phát tài liệu các vật tư chủ yếu.
d. Công tác định mức tiêu hao vật tư và quản lý sử dụng mức; Nội dung, phương pháp
xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp vật tư.
đ. Nội dung, phương pháp lập kế hoạch chuẩn bị xe, máy; Các biện pháp sử dụng xe,
máy; ảnh hưởng của nó đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
e. Tình hình bảo dưỡng sửa chữa phương tiện trong doanh nghiệp, hình thức, phương
thức, chi phí bảo dưỡng sửa chữa, định mức bảo dưỡng sửa chữa.
3.2.4 Lĩnh vực tài chính – kế toán:
a. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận chức năng.
b. Quan hệ của bộ phận tài chính – kế toán với giám đốc và với các bộ phận chức năng
khác.
c. Các văn bản hiện hành vể chế độ tài chính kế toán.
d. Trình tự, nội dung và phương pháp lập kế hoạch thu chi tài chính và phân phối lợi
nhuận thực hiện v.v..
đ. Phương pháp giá thành thực tế.
g. Nội dung phương pháp tổ chức hoạch toán nội bộ.
h. Trình tự nội dung, phương pháp kế toán tài sản cố định, tài sản lưu động, tiền lương
và những nghiệp vụ kinh tế có liên quan tới tập hợp chi phí sản xuất, kết quả sản xuất kinh
doanh, lập bảng cân đối tài sản, phân phối thu nhập và giá thành sản phẩm.
4. Đánh giá kết quả thực tập
Cuối đợt thực tập sinh viên phải viết báo cáo thực tập theo các nội dung đề cương thực
tập.
Hình thức báo cáo thực tập phải trình bày theo mẫu thống nhât theo Bộ môn qui định.
Để sinh viên làm quen dần với việc trình bày đồ án tốt nghiệp sau này. Hình thức của báo
cáo thực tập tốt nghiệp, sinh viên trình bày theo hướng dẫn một số quy định về trình bày đồ
án tốt nghiệp.
http://qtkd.utc.edu.vn/mot-so-quy-dinh-ve-trinh-bay-do-an-tot-nghiep-nam-2023
Các sinh viên phải bảo vệ kết quả thực tâp của mình trước Bộ môn. Kết quả bảo vệ
được các giáo viên đánh theo thang điểm từ 0 đến 10. Căn cứ để cho điểm gồm:
+ Báo cáo thực tập của sinh viên và kết quả trả lời các câu hỏi do các giáo viên đưa
ra.
+ ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình thực tập (theo nhận xét giáo viên hướng dẫn
và ý kiến đánh giá của DN nơi thực tập ).
+ Nội dung ghi chép trong sổ thực tập.
5. Kế hoach thực tập:
- Thời gian:
Thời gian thực tập: 5 tuần(từ 02/01/2024 - 25/02/2024 trừ 03 tuần Tết).
- Địa điểm: Căn cứ quyết định kèm theo ( Bộ môn và sinh viên liên hệ)
TT tuần Nội dung Địa điểm Khối lượng thời
gian (theo ngày
công)

Tuần 1 Phần thực tập chung Liên hệ 7 ngày

Tuần 2 Phần thực tập Liên hệ 14 ngày


Tuần 3 nghiệp vụ
Tuần 4 Lấy số liệu làm thiết Liên hệ 14 ngày
Tuần 5 kế tốt nghiệp

6. Quy cách trình bày báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Trang bìa: gồm bìa trong, bìa ngoài. Mẫu bìa xem
http://qtkd.utc.edu.vn/mot-so-quy-dinh-ve-trinh-bay-do-an-tot-nghiep-nam-2023

Trang: NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP (có đóng dấu xác nhận)
Trang: NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẨN (có ký tên của GVHD)
Trang: LỜI CẢM ƠN
Trang: DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
Trang: DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang: DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang: MỤC LỤC

Trang: MỞ ĐẦU gồm:


- Mục đích ý nghĩa của đợt thực tập.
- Tên đơn vị thực tập.
- Kết cấu báo cáo thực tập (chỉ nêu tên từng chương).
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập: Tên và địa chỉ; Loại hình doanh nghiệp; Lĩnh
vực kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ chủ yếu; Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển;
Chức năng, nhiệm vụ; Cơ cấu tổ chức quản lý.
1.2. Hiên trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị: quy mô vốn, tài sản cố định,
trang thiết bị, nhân lực.
1.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh tại đơn vị thực tập: quy trình công việc, hệ
thống văn bản quản lý, quy mô sản xuất kinh doanh,… kết quả sản xuất kinh doanh trong
các năm gần đây.
1.4. Định hướng và chiến lược phát triển của đơn vị.
1.5. Phân tích, đánh giá tình hình để phát triển vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề
tài tốt nghiệp.
PHẦN II: THỰC TẬP CHUYÊN SÂU
- Trình bày đề cương nghiên cứu đề tài tốt nghiệp
- Kế hoạch thu thập số liệu;
- Kết quả thu thâp số liệu phục vụ đề tài tốt nghiệp trong thời gian thực tập.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Hình thức trình bày Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Độ dài của báo cáo thực tập tốt nghiệp: tối thiểu 25 trang, tối đa 60 trang kể từ
trang Mở đầu đến trang Kết luận (không kể các trang có bảng biểu, sơ đồ được trình bày
hết trang giấy, Phụ lục).
Định dạng trang: Đồ án sử dụng bảng mã Unicode, font chữ Times New Roman
cỡ 12 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không
được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,3 line; cách
đoạn (paragraph) trên dưới 6pt; lề trên 2,5cm; lề dưới 2,5cm; lề trái 3 cm; lề phải 2cm.
Header: ghi “Báo cáo thực thập tốt nghiệp” ở góc trái; Footer: Ghi
tên sinh viên vàlớp ở góc trái
Đánh số trang: Các trang Từ ngữ viết tắt; danh mục bảng; danh mục
hình; mục lục được đánh theo số La Mã kiểu chữ thường (i, ii,, …); từ
trang MỞ ĐẦU đến trang KẾT LUẬN được đánh theo số A-rập (1, 2,…).
Đánh số trang riêng cho phần Phụ lục theo chữ số A rập (1, 2, 3…). Trong
trường hợp có nhiều Phụ lục thì cần có mục lục dành cho phần Phụ lục. Vị
trí đánh số trang ở góc phải lề dưới của mỗi trang.
Đánh số các tiểu mục:
Các tiểu mục của đồ án được trình bày và đánh số thành nhóm chữ
số, nhiều nhất gồm ba chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2
chỉ tiểu mục 2 mục 1 chương 4).
Bảng biểu, hình vẽ, đồ thị:
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị phải gắn với số chương; ví dụ
Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3.
Tên bảng biểu, hình vẽ, đồ thị phải ngắn gọn, đặt ở giữa, phía trên,
font chữ Times New Roman cỡ 12 in đậm, chữ đứng.
Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy
đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Công thương, 2019”. Nguồn trích dẫn phải được đặt
ở góc dưới, bên phải, font chữ Times New Roman cỡ 10 in thường, chữ
đứng. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong Danh mục
Tài liệu tham khảo.
Viết tắt:
Chỉ viết tắt những từ, những cụm từ, những thuật ngữ được sử dụng
nhiều lần trongđồ án. Nếu đồ án phải sử dụng nhiều chữ viết tắt thì phải có
bảng danh mục các từ viết tắt.
Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn:
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa mang tính chất gợi ý không phải
của riêng tác giả và mọi tham khảo khác đều phải được trích dẫn bằng cách
ghi tên tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo trong ngoặc đơn;
đồng thời phải chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của đồ án.
Khi cần trích dẫn 1 đoạn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì
có thể sử dụngdấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc trích dẫn.
Bộ môn Quản trị kinh doanh

PGS.TS. Nguyễn Cao Ý

You might also like