You are on page 1of 64

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


-----🙥  🙧 -----

HUỲNH KIM NGÂN

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH


CHO SẢN PHẨM XI MĂNG
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HUỲNH THANH SƠN NĂM 2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340101

Tháng 12- 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----🙥  🙧 -----

HUỲNH KIM NGÂN


MSSV: LT11525

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH


CHO SẢN PHẨM XI MĂNG
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HUỲNH THANH SƠN NĂM 2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp
Mã số ngành: 52340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


ĐINH CÔNG THÀNH

Tháng 12- 2013


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn để có thể hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ, sự đóng góp ý kiến từ thầy
cô và các anh chị trong Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn. Nay,
em xin chân thành cảm ơn:
 Các quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô Khoa Kinh tế -
Quản trị kinh doanh và đặc biệt là thầy Đinh Công Thành đã hướng dẫn em
thực hiện luận văn này!
 Các cô chú, anh chị trong các phòng ban của Công ty trách nhiệm hữu
hạn Huỳnh Thanh Sơn, đặc biệt là chị Nguyễn Thị Xuân Yến và anh Thạch
Thanh Nhàn đã hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp số liệu để em hoàn thành
luận văn này!
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện luân văn này, do một số nguyên
nhân khách quan và chủ quan, cũng như hạn chế về thời gian nên bài luận văn
không tránh khỏi sai sót. Mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến
của quí thầy cô và cơ quan thực tập để giúp cho bài luận văn được hoàn thiện
hơn!
 Sau cùng em xin kính chúc các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, các cô chú, anh chị Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013


Sinh viên thực hiện

HUỲNH KIM NGÂN

Trang i
LỜI CAM KẾT

Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
.

Cần Thơ, ngày … Tháng … năm 2013


Sinh viên thực hiện

HUỲNH KIM NGÂN

Trang ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Thủ trưởng đơn vị

Trang iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU....................................................................................1
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu...............................................................................1
1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn.......................................................................2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
1.3.1 Mục tiêu chung..........................................................................................2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................2
1.4.1 Không gian nghiên cứu.............................................................................2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu................................................................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............3
2.1 Cơ sở lý luận................................................................................................3
2.1.1 Khái niệm kế hoạch kinh doanh................................................................3
2.1.2 Vai trò của kế hoạch kinh doanh..............................................................3
2.1.3 Thời điểm lập kế hoạch kinh doanh..........................................................4
2.1.4 Phân cấp và tác dụng kinh doanh..............................................................4
2.1.5 Phân loại kế hoạch kinh doanh.................................................................4
2.1.6 Các chỉ tiêu tài chính.................................................................................5
2.1.7 Dự báo.......................................................................................................6
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................9
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................9
Chương 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUỲNH THANH SƠN........10
3.1 Tổng quan về công ty...................................................................................10
3.2 Cơ cấu tổ chức..............................................................................................10
3.2.1 Bộ máy tổ chức của công ty.....................................................................10
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ...............................................................................11
3.2.3 Nhân sự.....................................................................................................12
3.3 Phân tích tình hình tiêu thụ xi măng tại công ty từ năm 2010 đến 06 tháng
đầu năm 2013.....................................................................................................12

Trang iv
3.3.1 Đặc điểm của sản phẩm và thị trường......................................................12

3.3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn
Huỳnh Thanh Sơn..............................................................................................13
3 3.3 Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm xi măng tại công ty từ năm 2010–
tháng 6 năm 2013...............................................................................................18
3.4 Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến tiêu thụ xi măng của công
ty từ năm 2010 đến 06/2013..............................................................................21
3.4.1 Môi trường vĩ mô......................................................................................21
3.4.1.2 Yếu tố chính trị - Pháp luật....................................................................23
3.4.1.3 Yếu tố về cơ sở hạ tầng và tự nhiên.......................................................24
3.4.1.4 Yếu tố dân số - văn hóa – xã hội...........................................................25
3.4.1.5 Yếu tố tự nhiên.......................................................................................26
3.4.2 Môi trường ngành......................................................................................27
Chương 4: LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ XI MĂNG NĂM 2014 CHO CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUỲNH THANH SƠN..............................33
4.1 Dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng..............................................................33
4.1.1 Mô hình dự báo.........................................................................................33
4.1.2 Dự báo sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2014..........................................34
4.2 Dự báo chi phí năm 2014.............................................................................36
4.2.1 Chi phí nhân công trực tiếp.......................................................................36
4.2.2 Chi phí sản xuất chung..............................................................................37
4.2.3 Chi phí quản lý kinh doanh.......................................................................37
4.3 Dự báo doanh thu tiêu thụ xi măng năm 2014.............................................38
4 3.1 Phân tích tình hình tiêu thụ và giá xi măng trong nước từ 01/2010-
06/2013 và những dự báo cho năm 2014...........................................................38
4.3.2 Phân tích tình hình tiêu thụ và giá xi măng trên thế thế giới trong năm
2013 và những dự báo năm 2014.......................................................................40
4.3.3 Dự báo doanh thu......................................................................................44
4.3.6 Dự báo lợi nhuận.......................................................................................45
4.4 Kế hoạch tài chính........................................................................................45
4.4.1 Kế hoạch tiền mặt.....................................................................................45
4.4.2 Kết quả tiêu thụ dự kiến............................................................................46
4.5 Kế hoạch Marketing.....................................................................................46
4.5.1 Giá.............................................................................................................46

Trang v
4.5.2 Phân khúc thị trường.................................................................................47

4.5.3 Chiêu thị....................................................................................................48


4.6 Giải pháp thực hiện kế hoạch.......................................................................48
4.6.1 Giải pháp về nhà cung ứng........................................................................48
4.6.2 Giải pháp về tăng lượng tiêu thụ xi măng.................................................48
4.6.3 Giải pháp về nhân sự.................................................................................50
4.6.4 Giải pháp về tài chính................................................................................50
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................51
5.1 Kết luận........................................................................................................51
5.2 Kiến nghị......................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................54

Trang vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu
hạn Huỳnh Thanh Sơn từ (01/2010- 12/2012)...................................................14
Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013...................................................................................15
Bảng 3.3: Nhập- tồn xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh
Sơn từ 01/01/2010 đến 06/2013.........................................................................19
Bảng 3.4: Doanh thu tiêu thụ xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh
Thanh Sơn từ (01/01/2010- 06/2013)................................................................19
Bảng 3.5: Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty trách nhiệm hữu hạn
Huỳnh Thanh Sơn..............................................................................................28
Bảng 4.1: Tính chỉ số mùa vụ từng năm của sản phẩm xi măng tại cty TNHH
Huỳnh Thanh Sơn..............................................................................................34
Bảng 4.2: Tính sản lượng không chỉ số mùa vụ từng năm của sản phẩm xi
măng tại cty TNHH Huỳnh Thanh Sơn.............................................................34
Bảng 4.3: Xác định phương trình hồi quy của sản phẩm xi măng....................35
Bảng 4.4: Dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng năm 2014..................................36
Bảng 4.5: Bảng kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp cho sản phảm xi măng
của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014.......................36
Bảng 4.6: Bảng kế hoạch chi phí sản xuất chung cho sản phảm xi măng của
công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014..............................37
Bảng 4.7: Bảng kế hoạch chi phí quản lý kinh doanh cho sản phảm xi măng
của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014.......................38
Bảng 4.8: Dự báo doanh thu sản phẩm xi măng năm 2014...............................44
Bảng 4.9: Dự báo lợi nhuận năm 2014 của sản phẩm xi măng.........................45
Bảng 4.10: Kế hoạch tiền mặt dự báo năm 2014..............................................45
Bảng 4.11: Kết quả tiêu thụ xi măng dự kiến năm 2014...................................46

Trang vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn .. 11
Hình 3.2: Thị phần công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn và các đối
thủ.......................................................................................................................28
Hình 4.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng qua các năm........................................39
Hình 4.2: Nhu cầu tiêu thụ xi măng qua các năm..............................................40

Trang viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Kinh doanh vật liệu xây dựng là một ngành không dễ dàng, bởi nó đòi
hỏi một nguồn vốn khá lớn, vì vậy mỗi doanh nghiệp khi muốn kinh doanh
lĩnh vực này luôn phải cân nhắc thật kĩ trước khi khởi sự kinh doanh. Nhất là
trong 3 năm gần đây (từ năm 2010) thị trường vật liệu đã có nhiều diễn biến
bất ngờ, do thị trường vật liệu xây dựng có sự gắn kết với thị trường bất động
sản, do đó từ khi thị trường bất động sản có nhiều biến động vào năm 2006 thì
thị trường vật liệu xây dựng cũng bắt đầu gặp nhiều phen lao đao, có lúc giá
vật liệu tăng vọt, thị trường tiêu thụ tăng cao. Nhưng do thị trường bất động
sản không được vực dậy, nên ngành kinh doanh vật liệu xây dựng gặp nhiều
khó khăn hơn là thuận lợi, cũng có lúc thị trường lên cơn sốt hàng hóa, nhưng
lại chỉ là sốt “ảo” vì trong một thời gian tăng vọt sức mua gần 20% - 30% vào
cuối năm 2010 thì thị trường vật liệu xây dựng lại trở nên ảm đạm (theo
dothi.net). Trong năm 2011 và 2012 thị trường bất động sản gần như đóng
băng kéo theo thị trường vật liệu xây dựng cũng trở nên ế ẩm, nhiều doanh
nghiệp phải đóng cửa hay phải hoạt động cầm chừng.
Đứng trước tình trạng đó nhà nước đã ra sức vực dậy thị trường bất
động sản, đồng thời cứu lấy thị trường vật liệu xây dựng bằng nhiều biện pháp
như: phát triển nhà ở quốc gia, đẩy mạnh nhà ở xã hội; thực hiện nhóm giải
pháp về tín dụng và giải quyết nợ xấu, kết hợp giữa tái cơ cấu nợ cũ và giải
quyết cho vay mới đê hoàn thành các dụ án dở dang đã có đầu ra; thực hiện
các chính sách tài khóa, thuế… và với nổ lực của nhà nước cộng với sự hợp
tác từ phía doanh nghiệp dù thị trường bất động sản vẫn chưa qua hết khó
khăn, nhưng ngành kinh doanh vật liệu xây dựng đã có nhiều khởi sắc, như thị
trường xi măng đã bắt đầu tăng trở lại vào khoảng tháng 4/2013 (tăng gần 7%
so với 3 tháng đầu năm 2013), tuy chỉ có thị trường thép và xi măng có khởi
sắc, nhưng đó chính là dấu hiệu hồi phục của ngành kinh doanh vật liệu xây
dựng.
Vì vậy, để có thể nắm bắt được cơ hội hồi phục hiện nay, đòi hỏi các
doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp và cũng góp phần vực dậy nền kinh tế đang sắp rơi vào tình
trạng khủng hoảng. Với những lý do đó em nhận thấy việc lập kế hoạch kinh
doanh cho từng sản phẩm là một việc làm cấp thiết hiện nay đối với các doanh
nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, do đó em chọn đề tài nghiên cứu luận

Trang 1
văn của em là “ Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm xi măng tại công ty
trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014”, với đề tài nghiên cứu này,
em hy vọng có thể góp một phần nhỏ vào việc giúp ích cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nơi em thực tập.
1.2 CĂN CỨ KHOA HỌC THỰC TIỄN
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này em sẽ vận dụng kiến thức các môn
học như:quản trị sản xuất, quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản trị
doanh nghiệp...bên cạnh đó em cũng từng làm bài tập nhóm về đề tài này. Mặt
khác em được thực tập ở Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn và
với sự hướng dẫn của thầy Đinh Công Thành thuộc bộ môn Quản trị kinh
doanh sẽ giúp em hoàn thiện đề tài tốt hơn và thực tế hơn. Em biết rằng công
ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn có bộ phận kinh doanh riêng, nhưng
em mong góp phần nho nhỏ cho quý công ty có kế hoạch kinh doanh vât
trongj liệu xây dựng năm 2014 đạt được lợi nhuận tốt hơn.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu chung
Lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm xi măng cho công ty trách nhiệm
hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn trong năm 2014.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tiêu thụ xi măng tại công ty trách nhiệm hữu hạn
Huỳnh Thanh Sơn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến tiêu thụ.
- Lập kế hoạch tiêu thụ xi măng năm 2014.
- Giải pháp thực hiện kế hoạch đề ra năm 2014.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Tại công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Trang 2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là bảng tổng hợp các nội dung chứa trong các
kế hoạch bộ phận bao gồm: Kế hoạch maketting, kế hoạch sản xuất, kế
hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện trong
tương lai. Nội dung kế hoạch kinh doanh nhằm mô tả, phân tích hiện trạng
hoạt động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các dự
kiến cần thiết trong tương lai nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Với các
phân tích về nguồn lực của doanh nghiệp, về môi trường kinh doanh, đối
thủ cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra chiến lược, kế hoạch thực
hiện cùng các dự báo kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế
hoạch.Hay nói cách khác, kế hoạch kinh doanh là tập hợp những nội dung
tổng thể và chi tiết được xây dựng theo các dự định dựa trên cơ sở nghiên
cứu thị trường hay dựa vào kinh nghiệm thực tế được xắp xêp theo hệ thống
hoàn chỉnh xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh (Phạm ngọc thúy và
cộng sự, 2002).
2.1.2 Vai trò của kế hoạch kinh doanh
Quá trình lập kế hoạch kinh doanh rất có ích cho việc phối hợp hoạt
động giữa các bộ phận của doanh nghiệp, đòi hỏi các thành viên chủ chốt
trong doanh nghiệp phải phối hợp với nhau để cùng xem xét, đánh giá và
đưa ra các phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan
nghiêm túc và toàn diện.Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho doanh
nghiệp tập trung được các ý tưởng và đánh giá tính khả thi của các cơ hội
triển khai của doanh nghiệp. Ngoài ra, quá trình kiểm tra tính thực tế của
các mục tiêu được đề ra trong các hoạt động của doanh nghiệp. Bản kế
hoạch kinh doanh sau khi được hoàn tất được xem là công cụ nhằm định
hướng hoạt động của doanh nghiệp vì kế hoạch được lập dựa trên cơ sở
đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp dự kiến các hoạt động và các kết quả
doanh nghiệp đạt được trong tương lai. Ngoài ra có thể sử dụng kết quả
hoạt động kinhdoanh như là một công cụ quản lý trong quá trình hoạt động
của doanh nghiệp. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh
nghiệp một cái nhìn toàn diện, có cách phân tích hợp lý, cân đối với các vấn

Trang 3
đề lớn cần giải quyết. Qua đó, có thể vận dụng những điểm mạnh của doanh
nghiệp, khai thác những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, nhằm định hướng
doanh nghiệp tiến tới thành công. Khi hoàn tất bản kế hoạch kinh doanh
được sử dụng như là một công cụ truyền đạt thông tin nội bộ vì trong đó
xác định rõ các mục tiêu doanh nghiệp cần đạt, nhận dạng các đối thủ cạnh
tranh, cách tổ chức lãnh đạo và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp và bản
kế hoạch kinh doanh còn là cơ sở cho công tác hoạch định tài chính của
doanh nghiệp.Tóm lại, dù hoạt động ở lĩnh vực nào, dù doanh nghiệp lớn
hay nhỏ thì khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp mình sẽ đạt
được thành quả cao hơn nếu như xây dựng được một kế hoạch kinh doanh
đáng tin cậy và sử dụng kế hoạch này như một công cụ quản lý trong quá
trình hoạt động. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng doanh nghiệp nào cũng sẽ
bị tác động bởi sự cạnh tranh hay một yếu tố nào khác làm cho kế hoạch đề
ra không đúng theo ý muốn của nhà quản trị, vì vậy cần phải linh hoạt thay
đổi kế hoạch cho phù hợp với thực tế (Phạm ngọc thúy và cộng sự, 2002).
2.1.3 Thời điểm lập kế hoạch kinh doanh
- Môi trường kinh doanh thay đổi
- Doanh nghiệp chuyển sang kỳ kinh doanh mới.
- Doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới.
- Doanh nghiệp huy động vốn từ các nhà đầu tư hay vay các tổ chức tín
dụng.

2.1.4 Phân cấp và tác dụng kinh doanh


Kế hoạch bộ phận: Lập cho từng bộ phận, mỗi bộ phận cố gắng phấn
đấu đạt mục tiêu đề ra cho bộ phận mình và hướng tới mục tiêu chung của
doanh nghiệp.
Kế hoạch tổng thể: Lập cho toàn doanh nghiệp, hài hòa giữa các bộ
phận, đảm bảo cho các bộ phận tiến hành phối hợp một cách nhịp nhàng để
sớm dạt mục tiêu chung.
2.1.5 Phân loại kế hoạch kinh doanh
- Theo quy mô doanh nghiệp
+ Kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp lớn.
- Theo tình trạng doanh nghiệp

Trang 4
+ Kế hoạch kinh doanh khi khởi sự doanh nghiệp.
+ Kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp đang hoạt động.

- Theo đối tượng đọc


+ Kế hoạch kinh doanh viết cho đối tượng bên ngoài.
+ Kế hoạch kinh doanh cho nội bộ doanh nghiệp
2.1.6 Các chỉ tiêu tài chính
2.1.6.1 Chỉ số quản trị tài sản
Các chỉ số quản trị tài sản dùng để đo lường hiệu quả quản trị tài sản
của công ty.
a) Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho

Tỷ số này được dùng để tính số vòng chu chuyển của hàng tồn kho, đo
lường tính chất hợp lý và cân đối của hàng tồn kho.
Công thức tính:
Tỷ số luân chuyển hàng tồn kho = Doanh thu tiêu thụ / Hàng tồn kho
b) Tỷ số luân chuyển tài sản cố định

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.
Công thức tính:
Tỷ số luân chuyển tài sản cố định = Doanh thu tiêu thụ/ Tài sản cố
định ròng.
2.1.6.2 Chỉ số sinh lợi
Chỉ số sinh lợi là kết quả cuối cùng của một loại các chính sách và
quyết định của công ty.
Các chỉ số trên chỉ đưa ra một số thông tin về phương thức hoạt động
của công ty, nhưng với tỷ số về khả năng sinh lợi cho chúng ta biết được kết
quả tổng hợp từ các hoạt động quản trị tài sản "lỏng", quản trị tài sản có, quản
trị nợ của công ty.
a) Mức lợi nhuận trên doanh thu
Đo lường khả năng sinh lời của một đồng doanh thu.
Công thức tính:

Trang 5
Mức lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng / Doanh thu
b) Lợi nhuận trên tài sản có
Đo lường khả năng sinh lời trên tài sản có.

Công thức tính:


Mức lợi nhuận trên tổng tài sản có = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản

c) Lợi nhuận trên vốn tự có
Đo lường khả năng sinh lời của công ty.
Công thức tính:
Mức lợi nhuận trên vốn tự có = Lợi nhuận ròng / Vốn tự có chung
2.1.7 Dự báo
2.1.7.1 Dự báo
Dự báo là dự đoán những kết quả trong tương lai.Có hai điều quan
trong nhất mà doanh nghiệp phải dự báo đó là: dự báo doanh thu và dự báo
công nghệ.
2.1.7.2 Dự báo doanh thu
Doanh nghiệp thường dựa vào những số liệu trong những năm trước,
xu hướng thay đổi về kinh tế, xã hội và các yếu tố khác trong môi trường và
đề ra xu hướng biến đổi doanh thu của doanh nghiệp trong tương lai.
2.1.8 Phương pháp dự báo
Các phương pháp dự báo sản lượng
* Dự báo định tính
Các dự báo định tính thường dùng:
- Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành
- Lấy ý kiến của người bán hàng
- Phương pháp chuyên gia (Delphi)
- Phương pháp điều tra người tiêu dùng
* Dự báo định lượng

Trang 6
Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này
giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự
báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này
được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi.
Các bước tiến hành dự báo:
- Xác định mục tiêu dự báo
- Xác định loại dự báo
- Chọn mô hình dự báo
- Thu thập số liệu và tiến hành dự báo
- Ứng dụng kết quả dự báo.
Dự báo định lượng chia thành 2 loại dự báo chính
* Dự báo ngắn hạn
Có 5 phương pháp dự báo ngắn hạn
- Dự báo sơ bộ
- Phương pháp bình quân di động
- Phương pháp bình quân di động có quyền số
- Phương pháp điều hòa mũ
- Phương pháp điều hòa mũ theo xu hướng.
*Dự báo dài hạn
Phương pháp hồi quy tuyến tính (dự báo theo đường khuynh hướng).
Phương pháp dự báo trong đề tài là phương pháp định lượng - dự báo theo
đường khuynh hướng.
Phương pháp theo đường khuynh hướng (còn gọi là đường hồi quy): Là
phương pháp dựa vào dãy số thời gian. Dãy số này cho phép ta xác định đường
khuynh hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất. Sau đó dựa vào
đường khuynh hướng lý thuyết ta tiến hành dự báo nhu cầu.
Đường xu hướng còn có tên gọi là đường hồi quy. Các phương pháp
dự báo nhu cầu theo đường xu hướng cũng dựa vào dãy số thời gian. Dãy
số này cho phép ta xác định đường xu hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật
bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu
thực tế trong quá khứ đến đường xu hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất.

Trang 7
Sau đó dựa vào đường xu hướng lý thuyết ta tiến hành dự báo nhu cầu cho
các năm trong tương lai.
Có thể sử dụng các phương pháp dự báo theo đường xu hướng để dự
báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để xác định được đường xu hướng lý
thuyết, đòi hỏi phải có nhiều số liệu trong quá khứ.
Đường xu hướng có thể là tuyến tính hoặc phi tuyến tính. Để biết
được đường xu hướng là tuyến tính hay phi tuyến tính, trước hết ta cần biểu
diễn các nhu cầu thực tế trong quá khứ lên biểu đồ và phân tích xu hướng
phát triển của các dữ liệu đó. Qua phân tích nếu thấy rằng các số liệu tăng
hoặc giảm tương đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định thì ta có thể
vạch ra một đường thẳng biểu hiện chiều hướng đó. Nếu các số liệu biến
động theo một chiều hướng đặc biệt hơn, như tăng giảm ngày càng tăng
nhanh hoặc ngày càng chậm thì ta có thể sử dụng các đường cong thích hợp
để mô tả sự biến động đó (đường parabol, hyperbol, logarit…). Tuy nhiên,
trong tài liệu này trình bày chủ yếu về đường thẳng.
Phương trình đường thẳng có dạng: Y = ax + b
y - Số nhu cầu thực tế (nếu là thời kỳ quá khứ
- Số dự báo (nếu là thời kỳ tương lai);
x - Số thứ tự các thời kỳ (biến thời gian);
a - Độ dốc của đường xu hướng;
b - Tung độ gốc;
* Tính chất mùa vụ trong dự báo chuỗi thời gian
Loại mùa vụ thông thường là sự lên xuống xảy ra trong vòng một
năm và có xu hướng lặp lại hàng năm. Những mùa vụ này xảy ra có thể do
điều kiện thời tiết, địa lý hoặc do tập quán của người tiêu dùng…
Cách thức xây dựng dự báo với phân tích hồi quy tuyến tính khi vu
mùa xuất hiện trong chuỗi số thời gian như sau:
1/ chọn lựa chuỗi số liệu quá khứ đại diện
2/ Xây dựng chỉ số mùa vụ cho từng giai đoạn

Ii = yi / y0 (2.1)

Với: yi : số bình quân của các thời điểm cùng tên

Trang 8
y0 : số bình quân chung của tất cả các thời kỳ trong dãy số
Ii: Chỉ số mùa vụ kỳ thứ i
3/ Sử dụng các chỉ số mùa vụ để hóa giải tính chất mùa vụ của số
liệu.
4/ Phân tích hồi quy tuyến tính dựa trên số liệu đã phi mùa vụ.
5/ Sử dụng phương trình hồi quy để dự báo cho tương lai.
6/ Sử dụng chỉ số mùa vụ để tái ứng dụng tính chất mùa vụ cho dự
báo.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng số liệu từ các bảng báo cáo tài chính của các năm 2010, 2011,
2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Sử dụng số liệu từ bảng tổng hợp chi tiết nhập xuất tồn của công ty trong
năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Thu thập các chính sách, chiến lược công ty về giá cả, chiết khấu, hao hụt,
mục tiêu, phương hướng… của công ty. Tham khảo các thông tin qua các anh chị
trong công ty.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu tài chính của các năm, rút ra
kết luận và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty, đồng thời cũng nắm được
tình hình tài chính hiện tại của công ty.
- Phương pháp dự báo: Dùng các dữ liệu trong quá khứ kết hợp với những
phán đoán đưa ra những dự báo trong tương lai. Dự báo bằng phương pháp hồi
quy khi vụ mùa hiện diện trong chuỗi số thời gian.
- Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh: Từ các dự báo, ta xây dựng các
kế hoạch cho sản phẩm xi măng của doanh nghiệp và từ đó lập ra các kế hoạch
chi tiết cho sản phẩm xi măng ở doanh nghiệp.

Trang 9
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HUỲNH THANH SƠN
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn được thành lập từ năm
2008, khởi đầu công ty chỉ là một công ty nhỏ ở Ấp Long Hòa 1 – Xã Long
Phú – H.Long Mỹ - Hậu Giang, do ông Huỳnh Thanh An làm giám đốc, sản
phẩm lúc bấy giờ của công ty chỉ là cát, đá, xi măng, sắt. Sau một thời gian
hoạt động, nhờ vào sự tin tưởng của khách hàng công ty đã kinh doanh ngày
càng lớn hơn, với nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú hơn.
- Từ năm 2011 công ty đã có thêm chi nhánh ở Đường Trần Hưng
Đạo – Khu Vực 1 – Phường 7 – TP.Vị Thanh – Tỉnh Hậu Giang, do bà
Nguyễn Thị Xuân Yến (Phó Giám Đốc) điều hành, lúc này công ty đã kinh
doanh nhiều loại hang hóa hơn, điển hình là công ty có nhiều mặt hàng từ
thép, sơn và đặc biệt công ty đã có hơn 2 xe cẩu nhằm phục vụ cho việc bốc
dở hang, san lấp mặt bằng công trình.
- Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là chuyên cung cấp vật liệu
xây dựng: cát, đá, xi măng, sắt, thép…. Cung cấp lẻ cho người dân xây dựng
nhà ở và các hạng mục dân dụng khác, cung cấp sỉ cho các đại lý bán lẻ, các
công trình công cộng….
- Hiện tại công ty đang mở rộng kinh doanh sang một số mặt hàng
trang trí sàn, tường, trần nhà tắm. Trong thời gian sắp tới công ty dự định sẽ
mở thêm chi nhánh ở tại trung tâm Tp. Vị Thanh nhằm phân phối các mặt
hàng gỗ, trang trí nội thất để có thể làm đẹp hơn cho ngôi nhà của khách hàng.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Bộ máy tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Trang 10
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN THỦ QUỸ QUẢN LÝ

NHÂN VIÊN THỦ KHO

Nguồn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn, đề tài xin trình bày ngắn gọn về
chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
- Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty.
Tất cả các hợp đồng đều được thông qua giám đốc.
- Phó giám đốc: là người điều hành ở chi nhánh phường 7, phó giám
đốc sẽ phân công cho quản lý và nhân viên thực hiện công việc.
- Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp
thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào sổ quỹ, báo cáo khi cần cho giám
đốc.
- Quản lý: là người xem xét, kiểm tra lại công việc của nhân viên, đốc
thúc nhân viên thực hiện công việc.
- Kế toán: là người thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao
động. Để cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một
doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh

Trang 11
hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các
bản báo cáo kế toán. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để
ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống
kế toán.
- Thủ kho: là người quản lý các hàng hóa, kiểm tra, xem xét, xuất
nhập kho các vật tư.
- Nhân viên: là người thực hiện các công việc giao phó từ cấp trên.
3.2.3 Nhân sự
Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn hiện tại có 15 nhân
viên chính thức bao gồm:
- 1 Giám đốc
- 1 phó giám đốc
- 2 kế toán
- 1 thủ quỹ
- 2 quản lý
- 1 thủ kho
- 7 nhân viên (2 tài xế xe tải, 1 tài xế xe cẩu, 2 nhân viên bán hàng và
2 nhân viên phụ xe)
Ngoài ra công ty còn thuê mướn một số công nhân bốc vác làm việc
theo ngày.
3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XI MĂNG TẠI CÔNG TY
TỪ NĂM 2010 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
3.3.1 Đặc điểm của sản phẩm và thị trường
* Đặc điểm của sản phẩm
Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn chuyên kinh doanh
các mặt hàng vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt, thép, cát, sơn,
gạch….Ngoài ra công ty còn nhận san lắp mặt bằng, bảo dưỡng sàn nhà…..
Nhưng trong tổng doanh thu của công ty thì doanh thu từ tieu thụ xi măng
chiếm tỷ trọng cao nhất.
Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng và thu nhập của người dân
ngày càng được cải thiện nên nhu cầu xây nhà của người dân ngày càng cao.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì nhu cầu dặt ra trước mắt là phải

Trang 12
hoàn thiện về giao thông vận tải, chú trọng an sinh…. các công trình ngày
càng được thực hiện nhiều hơn. Vì vậy ngành vật liệu xây dựng ngày càng
càng trở nên quan trọng. Ngành vật liệu xây dựng của công ty rất đa dạng,
luôn đảm bảo chất lượng, về mặt hàng xi măng thì có các loại như: Xi măng
Holcim, Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Tây Đô…
* Đặc điểm của thị trường
Tuy mới thành lập hơn 5 năm nhưng công ty trách nhiệm hữu hạn
Huỳnh Thanh Sơn đã có rất nhiều thành công trong quá trình kinh doanh của
mình. Nhờ có các phương tiện vận tải, giá bán hợp lý và với uy tín của công
ty đối với khách hàng công ty đã tiêu thụ được sản phẩm rộng khắp các khu
vực trong tỉnh Hậu Giang và một số tỉnh lân cận như Kiên Giang, Bạc
Liêu…
* Hệ thống kênh tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện
bằng nhiều kêh khác nhau, từ đó các sản phẩm được bán và vận động từ các
doanh nghiệp sản xuất đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Kênh tiêu thụ
chủ yếu của công ty là bán trực tiếp cho người tiêu dùng:
Sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp, người tiêu dùng mua sản phẩm trực
tiếp tại công ty. Mặc dù sản phẩm được tiêu thụ với hình thức này khách
hàng mua với số lượng không lớn, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng, vì công
ty có thể tiếp xúc trực tiếp với nhiều khách hàng, từ đó có thể đáp ứng sự
mong đợi của khách hàng một cách tốt hơn để việc tiêu thụ ngày càng tốt
hơn nữa.
3.3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm
hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
Do sự biến động của thị trường bất động sản trong những năm vừa
qua đã tác động mạnh mẽ đến thị trường vật liệu xây dựng. Mặc dù hiện nay
thị trường đã bắt đầu có nhiều khởi sắc, nhưng hậu quả của nó để lại khiến
nhiều công ty gặp không ít khó khăn. Là một trong những công ty kinh
doanh vật liệu xây dựng, công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
cũng không thoát khỏi những khó khăn, thử thách. Kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty từ năm 2010 đến 6/2013 như sau:

Trang 13
Bảng 3.1: Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn từ (01/2010- 12/2012)

Năm 2011/2010 2012/2011


2010 2011 2012 Số tiền Số tiền
Chỉ tiêu
(triệu (triệu (triệu (triệu % (triệu %
đồng) đồng) đồng) đồng) đồng)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.393 16.056 14.088 (2.337) (12,71) (1.968) (12,26)
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
18.393 16.056 14.088 (2.337) (12,71) (1.968) (12,26)
dịch vụ
3. Giá vốn hàng bán 10.094 10.194 8.306 100 0,99 (1.888) (18,52)
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
8.299 5.862 5.782 (2.437) (29,36) (80) (1,36)
dịch vụ
5. Doanh thu hoạt động tài chính 1,15 1,8 1,5 0,65 56,52 (0,3) (16,67)
6. Chi phí tài chính 181 393,2 177 212,2 117,24 (216,2) (54,98)
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.418 3.724 3.636 306 8,95 (88) (2.36)
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.701 1.746 1.971 (2.955) (62,86) 225 12,89
9. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.701 1.746 1.971 (2.955) (62,86) 225 12,89
10. Thuế TNDN hiện hành 470 174,6 197 (295,4) (62,85) 22,4 12,83
11. Thuế TNDN hoãn lại - - - - - - -
12. Lợi nhuận sau thuế 4.231 1.571,3 1.774 (2659,7) (62,86) 202,7 12,90
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2010- 06/2013

Trang 14
Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Năm (06/2012)/(06/2013)
06/2012 06/2013
Chỉ tiêu (triệu Số tiền
(triệu (triệu đồng) %
đồng) đồng)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.875 6.736 (2.139) (24,10)
2. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.875 6.736 (2.139) (24,10)
3. Giá vốn hàng bán 5.233 5.768 535 10,22
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.642 968 (2.674) (73,42)
5. Doanh thu hoạt động tài chính - - - -
6. Chi phí tài chính 111 (111) (100)
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.291 514 (1.777) (77,56)
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.240 454 (786) (63,39)
9. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.240 454 (786) (63,39)
10. Thuế TNDN hiện hành 124 45,4 (78,6) (63,39)
11. Thuế TNDN hoãn lại - - - -
12. Lợi nhuận sau thuế 1.116 409 (707) (63,35)

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2010- 06/2013

Trang 15
Nhận Xét:
Nhìn chung doanh thu của công ty trong 3 năm 6 tháng vừa qua có rất
nhiều biến động, cụ thể năm 2010 doanh thu của công ty đạt 18.393 triệu
đồng nhưng sang năm 2011 doanh thu của công ty chỉ đạt 16.056 triệu đồng.
Doanh thu của công ty giảm 2.139 triệu đồng tương ứng 12,71%. Doanh thu
năm 2011 của công ty giảm là do:
- Năm 2010 công ty mở thêm chi nhánh ở Vị Thanh nên số lượng
khách hàng của công ty tăng cao, công thêm nhờ vào mối quan hệ tốt công ty
đã ký được hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng trong 3 năm cho công ty cổ
phần mía đường Cần Thơ, đồng thời công ty cũng có được hợp đồng với công
ty xây dựng công trình 586 Hậu Giang.
- Năm 2009 công ty tồn kho xi măng với số lượng 30.000 bao với giá
35.450 đồng khi giá xuất xi măng năm 2010 dù xuất với số lượng lớn nhưng
vẫn được giá gần 44.000 đồng, do đó đã mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho
công ty.
- Vào cuối năm 2010 thị trường lại có cơn “sốt ảo” xi măng, công ty đã
bán được một số lượng lớn xi măng từ cơn sốt ảo đó.
- Cũng vào năm 2010 công ty đã gia tăng 2 xe cuốc đất và nhận được
rất nhiều hợp đồng từ người dân, vì vào năm 2010 trong địa bàn Phường 7- Vị
Thanh chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn là công ty có xe
cuốc đất, san lấp nhận các hợp đồng nhỏ lẻ từ dân địa phương.
- Trong năm 2010 dù chi phí của công ty rất cao nhưng nguồn thu vào
của công ty cũng rất dồi dào, vì vậy năm 2010 công ty thu lợi nhuận được
4.231 triệu đồng. Có thể nói năm 2010 là năm thuận lợi của công ty trách
nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn.
- Năm 2011 do thị trường xi măng biến động lạm phát gia tăng từ
11,75% đến 18,6%, khiến cho mặt hàng xi măng tăng giá bán. Dù công ty
nhập hàng 1 lần vào đầu năm với giá không quá cao. Nhưng do giá của công
ty ngoài áp dụng chính sách tính giá của công ty, thì công ty còn phải xem xét
giá thị trường và giá của đối thủ cạnh tranh, nên công ty đã bán ra số lượng xi
măng 76.539 bao với giá 66.445 đồng/ bao. Tuy số lượng bán xi măng có
giảm đi rất nhiều nhưng nhờ vào lợi nhuận từ chênh lệch giá, công ty đã thu
được một nguồn lợi nhuận đáng kể.
- Năm 2011 do nhu cầu san lấp, lên líp… của người dân địa phương
giảm xuống đáng kể (vì việc san lấp, lên líp của người dân thường diễn 3 năm/

Trang 16
1 lần), và vào năm 2011 đã xuất hiện 2 đối thủ cạnh tranh trong việc kinh
doanh xe cuốc, nên thu nhập từ hoạt động này giảm mạnh. Nhưng do vừa mới
đầu tư nên việc gánh chi phí là điều không tránh khỏi, sang năm 2011 xe đã
bắt đầu hư hỏng nên chi phí lại tăng cao. Vì vậy doanh thu và lợi nhuận của
công ty giảm mạnh do gặp nhiều khó khăn.
Năm 2012 tuy doanh thu của công ty giảm 1.968 triệu đồng so với
năm 2011. Nhưng lợi nhuận của công ty đã tăng 202,7 triệu đồng so với năm
2011, nguyên nhân là do:
- Năm 2012 thị trường bất động sản gần như đóng băng, không chỉ
riêng công ty Thanh Sơn mà gần như các công ty vật liệu xây dựng khác
cũng đang ế ẩm. Các mặt hàng xi măng, thép gần như nằm chờ. Nhờ vào
hợp đồng 3 năm của công ty mía đường cần thơ, công ty vẫn có được một
lượng tiêu thụ tương đối.
- Năm 2012 do nắm bắt được tình hình thị trường, đồng thời gặp khó
khăn trong vấn đề kinh doanh vì sự gia nhập ngành của công ty trách nhiệm
hữu hạn Thanh Nhật, nên công ty đã quản lý chặt chẽ chi phí hơn, giảm
được một lượng chi phí đáng kể từ hoạt động đó.
Trong 06 tháng đầu năm 2013 công ty đã đạt được một kết quả đáng
kể trong việc quản lý chặt chẽ chi phí, cắt giảm các khoản phí quản lý, gia
tăng được vốn đầu tư (nhờ vào lợi nhuận năm trước) nên công ty vẫn đạt
được lợi nhận 409 triệu đồng, tuy giảm nhiều so với 06 tháng đầu năm 2012,
nhưng để có được khoản lợi nhuận này chứng tỏ công ty đã nổ lực rất nhiều
trong nền kinh tế biến động hiện nay.
Chi phí năm 2013 giảm mạnh là do:
- Công ty đã cắt giảm nhân sự.
- Năm 2013 bà Nguyễn Thị Xuân Yến (vợ của chủ công ty) đã tốt
nghiệp đại học và đảm nhiệm chức phó giám đốc.
- Mọi hoạt động của công ty ở thị trấn Long Mỹ gần như tạm ngưng
hoàn toàn, tập trung hoạt động kinh doanh ở chi nhánh thành phố Vị Thanh.
=> Do gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, nên công ty đang thu
hẹp phạm vi kinh doanh, nhằm cắt giảm chi phí tối thiểu, để có thể tồn tại
trong thị trường hiện nay. Tuy nhiên việc giảm thiểu chi phí của công ty đã
mang lại hiệu quả khả quan. Vì hiện tại công ty là một trong rất ít công ty
vật liệu xây dựng hoạt động có lợi nhuận trong địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Trang 17
3.3.3 Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm xi măng tại công ty
từ năm 2010 – tháng 6 năm 2013
Tình hình tiêu thụ xi măng ở công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh
Thanh Sơn từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2013 được thể hiện như sau:

Trang 18
Bảng 3.3: Nhập- tồn xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn từ 01/01/2010 đến 06/2013

MẶT TỒN ĐẦU KỲ NHẬP TRONG KỲ


Năm ĐVT Đơn giá Đơn giá
HÀNG Số Lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền
(đồng) (đồng)

2010 Xi măng Bao 30.000 33.845 1.015.350.000 109.788 35.212 3.865.859.448

2011 Xi măng Bao 1.951 35.212 68.698.690 81.132 49.593 4.023.600.370

2012 Xi măng Bao 6.544 49.593 324.538.293 62.151 46.529 2.891.834.445

06/2013 Xi măng Bao 934 46.529 43.458.245 64.468 53.228 3.431.528.491

Nguồn: Bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2010- 06/2013

Bảng 3.4: Doanh thu tiêu thụ xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn từ (01/01/2010- 06/2013)

MẶT
XUẤT TRONG KỲ TỒN CUỐI KỲ
Năm ĐVT Đơn giá Đơn giá
HÀNG
Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền
(đồng) (đồng)
2010 Xi măng Bao 137.837 43.977 6.061.677.046 1.951 35.212 68.698.690
2011 Xi măng Bao 76.539 66.445 5.085.692.025 6.544 49.593 324.538.293
2012 Xi măng Bao 67.761 65.499 4.438.302.811 934 46.529 43.458.245
06/2013 Xi măng Bao 35.595 61.842 2.201.280.228 29.807 53.228 1.586.578.919
Nguồn: Bảng tổng hợp chi tiết hàng hóa của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2010- 06/2013

Trang 19
Nhận xét
Doanh thu tiêu thụ xi măng của công ty có nhiều biến đổi trong 3 năm
và 6 tháng qua cụ thể như: Năm 2010: 6.061.677.046 đồng, năm 2011:
5.085.692.025 đồng doanh thu tiêu thụ xi măng năm 2011 giảm 975.985.021
đồng, tương ứng: 16,1%, doanh thu tiêu thụ xi măng năm 2012 lại tiếp tục đi
xuống 4.438.302.811 đồng giảm so với năm 647.389.214 đồng tương ứng
12,7%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tiêu thụ xi măng của công
ty chỉ có: 2.201.280.228 đồng. Tình hình tiêu thụ xi măng trong các năm có sự
biến động ,là do nhiều yếu tố tác động, đáng kể đến là yếu tố thị trường đóng
vai trò khá lớn.
Nguyên nhân gây nên sự biến động:
- Năm 2010 là năm công ty gặp nhiều thuận lợi, công ty mở rộng địa
bàn kinh doanh bằng cách mở chi nhánh tại Vị Thanh và nhận được hợp đồng
cung cấp vật liệu xây dựng cho cty cổ phần mía đường Cần Thơ chi nhánh Vị
Thanh, cũng trong thời gian đó công ty đã kí được hợp đồng cung cấp một số
lượng lớn xi măng cho công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 586
Hậu Giang với 2 hợp đồng lớn đó đã mang lại cho công ty một nguồn thu lớn.
- Vào cuối năm 2010 đã xảy ra hiện tượng “ sốt ảo” xi măng, nên
mặt hàng xi măng ở công ty cũng như các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh xi măng thu được rất nhiều lợi nhuận. Tuy lượng tiêu thụ tăng mạnh
nhưng vấn đề sản xuất thừa vẫn xảy ra cụ gần: 53,2 triệu tấn trong khi đó
lượng tiêu thụ chỉ khoảng: 50,2 triệu tấn năm 2010 Việt Nam sản xuất.
- Tiếp nối vấn đề sản xuất thừa năm 2010 vào năm 2011 giá xi
măng tăng khá cao, do các nguyên liệu đầu vào tăng giá, chi phí nguyên vật
liệu , vận chuyển… tăng cao, kéo theo giá xi măng tăng vọt, dẫn đến tình
trạng tiêu thụ xi măng không mấy khả quan, giá xi măng ở công ty từ
khoảng 44.000 đồng/bao, tăng lên gần 67.000 đồng/ bao. Số lượng tiêu thụ
xi măng ở công ty giảm rõ rệt so với năm 2010.
- Năm 2012 công ty vẫn chịu chung số phận với toàn ngành xi
măng Việt Nam, sản lượng tiêu thụ lại tiếp tục sụt giảm dù giá xi măng
không tăng (cung vượt cầu gần 10 tấn, nên mặc dù nguyên vật liệu đầu vào
như: xăng, dầu tăng giá, nhưng giá xi măng vẫn không tăng). Tình hình lạm
phát năm 2012 khá cao, các chính sách siết chặt tín dụng ở mức thấp vẫn
chưa được giải quyết, nên thị trường bất động sản vẫn không thể chuyển
mình, do đó ngành sản xuất và tiêu thụ xi măng gặp nhiều khó khăn.
- Do dấu hiệu “ ấm dần lên” của thị trường bất động sản, nên ngành

Trang 20
xi măng đã có nhiều khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2013. Nhưng do nhiều
yếu tố khách quan điển hình là tình hình cạnh tranh của các đối thủ cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng
trong địa bàn gia tăng nhanh chóng, sự cạnh tranh về giá cả giữa các công
ty, doanh nghiệp…dẫn đến tình hình tiêu thụ xi măng ở công ty vẫn ở mức
thấp so với 6 tháng đầu năm 2012.
=> Nhìn chung tình hình tiêu thụ xi măng trong 3 năm 6 tháng vừa
qua của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, doanh thu tiêu thụ liên tục giảm
mạnh, nguyên nhân gây ra sự suy giảm là do: thị trường bất động sản trong 3
năm vừa qua gần như đóng băng, giá cả hàng hóa tăng cao do giá nguyên liệu
đầu vào tăng mạnh….Dù thị trường đã có nhiều chuyển biến, nhưng công ty
vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
3.4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TIÊU THỤ XI MĂNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 06/2013
3.4.1 Môi trường vĩ mô
3.4.1.1 Yếu tố kinh tế:
*Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có
những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam.
Do tính chất nghiệm trọng và phức tạp của cuộc khủng hoảng nên đã tác
động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành xây dựng. Tốc độ tăng trưởng
GDP do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trên nên cũng liên tục giảm. Theo
Tổng Cục Thống Kê năm 2010 tốc độ tăng trưởng GDP là 6,78%, sang năm
2011 là 5,89%, như vậy đã giảm 0,89%.
Thu nhập người dân giảm dẫn đến tình trạng tiêu thụ hàng hóa càng
được cân nhắc kĩ hơn. Trong đó xi măng lại là hàng hóa xây dựng không là
hàng hóa thiết yếu với gia đình. Khách hàng chủ yếu của công ty là hộ gia
đình và các công trình xây dựng, vì vậy công ty gặp không ít khó khăn trong
việc tiêu thụ xi măng vào năm 2011.
Bước sang năm 2012 con số này lại tiếp tục giảm chỉ còn 5,003%,
như vậy đã giảm 0,86%.
GDP giảm chứng tỏ tình trạng suy giảm kinh tế của nước ta đang diễn
ra nhanh chóng, dẫn đến sự bất ổn thị trường công ty cũng chịu chung số
phận với các công ty khác, doanh thu công ty giảm nhanh chóng, công ty đã
phải áp dụng nhiều chính sách để có thể tồn tại trong nền kinh tế đi xuống.

Trang 21
Ước tính GDP trong 6 tháng đầu năm 2013 khoảng 4,9% tăng 0,38%
so với 6 tháng đầu năm 2012 (4,52%).
GDP đã tăng trở lại chứng tỏ các chính sách của nhà nước đang có
hiệu quả, nhưng tình trạng suy thoái kinh tế vẫn chưa được cải thiện nên về
nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện thị trường tiêu thụ
giảm sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc triển khai các dự án, công trình và
xây dựng mới sẽ bị ảnh hưởng, nguồn vốn đầu tư cho công trình xây dựng sẽ
bị giảm sút. Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập WTO, ngành xây dựng sẽ bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cạnh tranh với vật liệu nhập khẩu (thép, gạch, lát,
kính,…), với lực lượng nhập khẩu (cả nhân lực quản lý, công nhân xây
dựng), nhất là ở các dự án đấu thầu quốc tế, tổng thầu EPC. Chính vì thế đã
ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng của công ty
trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn cụ thể là khối lượng tiêu thụ giảm
sút qua những năm qua.
* Lạm Phát
Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
tiêu thụ vật liệu xây dựng của công ty.
Năm 2010, tỷ lệ lạm phát là 11,75%, chỉ số này lại tiếp tục tăng khi
sang năm 2011 (18,6%), tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, giá nguyên vật liệu đầu
vào tăng cao. Cụ thể giá xi măng từ các công ty sản xuất tăng giá 200 nghìn
đồng đến 300 nghìn đồng/ tấn.
Chi phí vận chuyển tăng, vì vậy giá xi măng cũng tăng cao trong năm
2011, dẫn đến tình trạng tiêu thụ hàng hóa, xi măng của công ty cũng giảm
đáng kể.
Năm 2011 giá xăng dầu tăng giá, trong khi đó công ty đang thu lợi từ
việc san lấp, giá xăng dầu tăng cao dẫn đến giá công trình sẽ phải tăng lên để
bù đắp. Nhưng do năm 2011 công ty đã xuất hiện đối thủ cạnh tranh ở lĩnh
vực san lấp trong vùng. Vì vậy việc tăng giá dẫn đến tình trạng kinh doanh
của công ty gặp nhiều khó khăn.
Năm 2012 lạm phát bất ngờ giảm chỉ còn 6,81%, tuy các chính sách
của chính phủ đã có hiệu quả, tình trạng lạm phát đã suy giảm đáng kể.
Nhưng theo quy luật giá đã tăng thì rất khó giảm xuống, nếu giảm thì lượng
giảm cũng không đáng kể. Điển hình như xăng dầu năm 2010 là 16.400
đồng/ lít, sang năm 2011 giá xăng tăng nhanh chóng lên đến 21.300 đồng/lít
(vào lúc đỉnh điểm 03/2011). Sang đến năm 2012 tuy đã kiềm chế lạm phát,
nhưng giá xăng vẫn ở mức 20.600 đồng/lít (vào thời điểm thấp nhất

Trang 22
07/2012), và tăng đến 23.150 đồng/ lít vào cuối năm.
Vì vậy dù lạm phát đã giảm nhưng giá các mặt hàng vẫn ở mức cao,
vì vậy vấn đề tiêu thụ của công ty vẫn không mấy khả quan trong tình trạng
lạm phát năm 2012.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số lạm phát là 6,7%. Tỷ lệ lạm phát
đang có xu hướng được cải thiện, nhiều ngành kinh doanh đang dần hồi
phục. Nhưng do ảnh hưởng của 2 năm qua công ty đã gặp rất nhiều khó
khăn, đã phải cắt giảm chi phí, thu hẹp kinh doanh để có thể tồn tại. Nhưng
thị trường đang ấm dần lại đó sẽ là thời cơ cho công ty, công ty đang dần đi
vào ổn định.
* Lãi suất Ngân hàng
. Theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đã liên
tục điều chỉnh lãi suất cho vay và hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp, cụ thể mức cho vay hấp dẫn nhất hiện nay là 8,5%/ năm.
Vì vậy các doanh nghiệp đang dần hồi phục lại, với mức cho vay lãi suất
thấp như hiện nay đối với công ty không là tín hiệu tốt, vì công ty không phụ
thuộc vào nguồn vốn vay Ngân hàng, nên việc lãi suất ưu đãi sẽ khiến công
ty có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn.
Với mức lãi suất thấp cũng cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế. Vì
vậy công ty sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách hơn là thuận lợi.
Tuy nhiên lãi suất gửi ngân hàng hiện nay đang giảm dần chỉ còn
khoảng 8%/năm, người dân không còn tình trạng ồ ạt gửi tiền vào ngân hàng
như trước đây vì thế trong tương lai tình hình tiêu thụ vật liệu xây dựng của
công ty sẽ tốt hơn. Vì người dân sẽ có xu hướng đầu tư cao hơn, việc kinh
doanh của doanh nghiệp sẽ khả quan hơn.
3.4.1.2 Yếu tố chính trị - Pháp luật
- Từ đầu năm 2010 chính phủ đã có nhiều công văn, biên pháp tạo
điều kiện về vốn và tín dụng cho việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật
như cầu, đường, đê, đập, các nhà máy điện...; Triển khai chương trình phát
triển vật liệu xây không nung; Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Chương trình hành động về tăng cường
sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam.
- Thực hiện kích cầu nội địa. Đây là giải pháp quan trọng và căn cơ.
Hiện tại và trong những năm tiếp theo, đầu tư cho hạ tầng giao thông là công
việc vẫn đang được ưu tiên. Bộ Giao thông - Vận tải cũng đã sẵn sàng và
đang tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện dự án đường quốc lộ, trong đó có

Trang 23
đường cao tốc bằng bê tông xi măng.
- Bộ Xây dựng đã có Công văn số 40/BXD-VLXD gửi Uỷ Ban Nhân
Dân các tỉnh, thành phố về việc cấp phép đầu tư các dự án xi măng mới.
Theo nội dung công văn này, Bộ xây dựng sẽ điều chỉnh thời điểm cấp phép
đầu tư cho một số dự án mới.
- Chính phủ ban hành nhiều chính sách nhằm vực dậy thị trường bất
động sản, đồng thời cứu lấy thị trường vật liệu xây dựng bằng nhiều biện
pháp như: phát triển nhà ở quốc gia, đẩy mạnh nhà ở xã hội; thực hiện
nhóm giải pháp về tín dụng và giải quyết nợ xấu, kết hợp giữa tái cơ cấu nợ
cũ và giải quyết cho vay mới để hoàn thành các dụ án dở dang đã có đầu ra;
thực hiện các chính sách tài khóa, thuế… và với nổ lực của nhà nước cộng
với sự hợp tác từ phía doanh nghiệp dù thị trường bất động sản vẫn chưa
qua hết khó khăn, nhưng ngành kinh doanh vật liệu xây dựng đã có nhiều
khởi sắc, như thị trường xi măng đã bắt đầu tăng trở lại vào khoảng tháng
4/2013 (tăng gần 7% so với 3 tháng đầu năm 2013), tuy chỉ có thị trường
thép và xi măng có khởi sắc, nhưng đó chính là dấu hiệu hồi phục của
ngành kinh doanh vật liệu xây dựng.
Riêng tỉnh Hậu Giang Bộ xây dựng tỉnh đã ra nhiều quyết định nhằm
phát triển và vực dậy ngành xây dựng tỉnh như:

- Quyết định số 1556/QĐ-UBND, về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch


chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Điều chỉnh và Mở rộng Trung tâm Giống nông
nghiệp, tỉnh Hậu Giang.

- Quyết định số 1108/QĐ-UBND, về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh


quy hoạch chung đô thị Nàng Mau, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đến năm
2025

- Quyết định số 4117/QĐ-UBND,về việc phê duyệt đồ án Thiết kế đô


thị trục kiến trúc cảnh quan kênh Xáng Xà No, đô thị Vị Thanh…

=> Với sự nổ lực vực dậy ngành bất động sản và ngành xây dựng của
nhà nước, công ty sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong những năm tiếp theo.

3.4.1.3 Yếu tố về cơ sở hạ tầng và tự nhiên


Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên, đã và đang thu hút rất
nhiều nhà đầu tư. Thêm vào đó nhà nước ta đang rất chú trọng vào việc xây
dựng các cơ sở hạ tầng, đường xá, công trình đô thị, an sinh xã hội…Các

Trang 24
công trình xây dựng liên tiếp mọc lên, vì vậy ngành vật liệu xây dựng đang
dần hồi phục lại. Nhờ vậy công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn
cũng đang dần lấy lại thăng bằng. Bên cạnh đó nhờ vào vị trí thuận lợi nằm
ngay trên quốc lộ 61, đường xá thuận lợi mà công ty đã được rất nhiều
khách hàng biết đến và có nhiều thuận lợi trong việc giao nhận hàng, do đó
công ty có khá nhiều khách hàng trong địa bàn kinh doanh của mình.
Năm 2013 trong khu vực Phường 7- Thành phố Vị Thanh, đã có 2
công trình xây dựng lớn của nhà nước, đó là tuyến lộ nông thôn mới ở Ấp
Thạnh Qưới 2 và cầu Kênh Mới nối liền Mỹ Hiệp- Thạnh Bình. Dự báo
trong năm 2014 sẽ khởi công xây dựng công trình Khu Dân Cư ở khu vực
Cái Tư và mở rộng khu hành chính Tỉnh. Vì vậy, trong tình hình hiện nay và
năm tiếp theo công ty sẽ có được nhiều khách hàng hơn nếu biết nắm bắt thị
trường.
3.4.1.4 Yếu tố dân số - văn hóa – xã hội
Dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ dân số đạt
480 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người, dân
số sống tại nông thôn đạt 593.200 người. Dân số nam đạt 387.600 người, trong
khi đó nữ đạt 381.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương
tăng 8,8 ‰
Hậu Giang có nhiều dân tộc khác nhau cư trú trên địa bàn tỉnh. Tỉnh
Hậu Giang có 7.533 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 35.268 khẩu, chiếm
3,16% dân số, trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 5.537 hộ,
25.536 khẩu, đồng bào Hoa 1.977 hộ với 9.530 khẩu, các dân tộc Chăm, Ê
Đê, Mường, có 58 hộ với 202 khẩu.
Hậu Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, dân số ngày càng đông
đúc, trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao, toàn tỉnh có 250 trường trung
học phổ thông đứng thứ 12 ở khu vực đồng bằng sông cửu long.
Đời sống, sức khỏe người dân rất được chú ý, tại Hậu Giang có một
số bệnh viện lớn như Bệnh viện đa khoa Hậu Giang với quy mô 500 giường,
ngoài ra còn có các bệnh viện khác như Bệnh viện Sản- Nhi Hậu Giang, Bệnh
viện Thành phố Vị Thanh, Bệnh viện tâm thần tỉnh Hậu Giang...và nhiều cơ
sở y tế tại các xã phường thuộc tỉnh Hậu Giang. Toàn tỉnh có 80 cơ sở khám
chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 8 bệnh viện, 8 phòng khám đa
khoa khu vực và 64 trạm y tế phường xã. Tổng số giường bệnh là 1.692
giường, trong đó các bệnh viện có 1.135 giường, phòng khám đa khoa khu vực
có 65 giường, trạm y tế có 492 giường, với 293 bác sĩ, 558 y sĩ, 387 y tá, 188
nữ hộ sinh, 17 dược sĩ cao cấp, 249 dược sĩ trung cấp và 2 dược tá.

Trang 25
Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, Hậu Giang được tách riêng
thành tỉnh độc lập vào 26 tháng 11 năm 2003. Chỉ hơn 6 năm phát triển Vị
Thanh- Tỉnh Hậu Giang đã đạt được đô thị loại 3. Hiện tại, Vị Thanh đang
phấn đấu đến năm 2015 sẽ đạt thành tích đô thị loại 2, vì vậy việc xây cất nhà
cửa, đường xá…sẽ được đầu tư. Do là tỉnh có nhiều tiềm năng nên vào thời
gian sắp tới sẽ có nhiều nhà đầu tư vào tỉnh Hậu Giang. Nên việc xây cất nhà
cửa, công ty… là điều cấp thiết, vì vậy Hậu Giang là thị trường đầy tiềm năng
để công ty kinh doanh xi măng nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung.
3.4.1.5 Yếu tố tự nhiên
Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Hậu Giang là tỉnh
ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị Thanh trung tâm hành chính
của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành
phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị
Thanh- thành phố Cần Thơ. Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa
của Đồng bằng Sông Cửu Long. Trước năm 1945, Hậu Giang là tên gọi
của sông Hậu. Vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay nằm rải rác ở nhiều
tỉnh khác nhau. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của
miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có
nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.
Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã
Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di
tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm
Vu, đền Bác Hồ...
Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu
Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông
Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề
mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo.
Trong 06 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế- xã hội tiếp tục phát
triển, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai
thực hiện và đạt kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,08%, trong
đó thu nhập bình quân đầu người đạt 12,39 triệu đồng/người. Hậu Giang là
một thị trường có nhiều tiềm năng đối với nhiều công ty xây dựng.
Trong năm 2013, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản thực tế phân bổ cho
các dự ánhơn 2.926 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị khối lượng thực hiện đạt
82,2% và giá trị giải ngân đạt 67,6% kế hoạch. Nhìn chung, trong quá

Trang 26
trình triển khai thực hiện, tổng khối lượng thực hiện và giá trị đều giải ngân
tăng hơn so với cùng kỳ.
Với mục tiêu năng tầm Thành phố Vị Thanh- tỉnh Hậu Giang trở thành
đô thị loại 2 vào năm 2015. Các cấp lãnh đạo tỉnh đang đẩy mạnh việc đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nhiều ấp, xã nông thôn mới, nâng cấp nhiều
tuyến đường cụ thể như: tuyến đường ấp Mỹ Hiệp 1- Thành phố Vị Thanh, bờ
kè kênh xáng Xà No đang được đầu tư và phát triển, mở rộng bờ kè ở 2 bên
dòng sông… Hậu Giang đang hứa hẹn một tiềm năng kinh tế mới. Vì lẽ đó
công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi trong kinh doanh vật liệu xây dựng trong những
năm tiếp theo.
3.4.2 Môi trường ngành
3.4.2.1 Khách hàng
Khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản
phẩm. Nếu không có khách hàng thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được.
Khách hàng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn chủ yếu là
các hộ gia đình mua lẻ và các công trình xây dựng. Sản phẩm bán nhiều nhất
là các khu vực trong tỉnh Hậu Giang đặc biệt là ở thị trấn Long Mỹ và thành
phố Vị Thanh.
3.4.2.2 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Ngành vật liệu xây dựng là một trong những ngành hàng có sức cạnh
tranh tương đối gay gắt. Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn cũng
có khá nhiều đối thủ cạnh tranh như:

Trang 27
Bảng 3.5: Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty trách nhiệm hữu hạn
Huỳnh Thanh Sơn
Thị phần
Tên công ty
(%)
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn 16
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn vật liệu xây dựng Huỳnh
21
Châu (Vị Thanh- Hậu Giang)
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn vật liệu xây dựng Vương Ken
17
( Phường 7- Hậu Giang)
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn vật liệu xây dựng Thanh Nhật
12
( Phường 3- Hậu Giang)
5. Cửa hàng vật liệu xây dựng Phượng Mai ( Vị Thanh- Hậu
18
Giang)
6. Các công ty và cửa hàng vật liệu xây dựng khác như: công
ty trách nhiệm hữu hạn Dũng Cẩm, Doanh nghiệp tư nhân Nới 16
Quân…
Tổng 100
Nguồn: bộ phận kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn, 2013

công ty Thanh
Sơn
công ty Huỳnh
Châu
Công ty Vương
Ken
công ty Thanh
Nhật
cửa hàng
Phượng Mai
các đối thủ khác

Hình 3.1: Thị phần công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn và các
đối thủ
Qua biểu đồ trên ta nhận thấy tại địa bàn thành phố Vị Thanh thị phần
của công ty chỉ 16% còn khá thấp so với đối thủ cạnh tranh chính tại khu vực.

Trang 28
Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính của công ty:
* Đối với công ty có thị phần lớn nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn
Huỳnh Châu
- Điểm mạnh
+ Công ty được thành lập khá lâu (năm 2003) nên số lượng khách hàng
của công ty có nhiều hơn công ty khác.
+ Công ty có trụ sở đặt ngay trung tâm thành phố Vị Thanh.
+ Công ty có đầu tư cho Marketing công ty treo bảng giới thiệu công ty
ở một số nơi trong khu vực dễ nhìn thấy
+ Công còn là nơi cung cấp xi măng và vật liệu xây dựng cho một số
cửa hàng nhỏ trong khu vực.
+ Là công ty đầu tiên áp dụng phương pháp giao hàng tận nơi trong khu
vực.

- Điểm yếu
Cơ sở vật chất của công ty đang xuống cấp.
* Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Ken
- Điểm mạnh:
+ Công ty được thành lập từ năm 2000 nên công ty được rất nhiều
khách hàng biết đến.
+ Công ty có vốn đầu tư lớn. Là nơi gói đầu cho nhiều cửa hàng nhỏ
lẻ.

- Điểm yếu
Công ty có địa bàn không thuận lợi, trụ sở công ty đặt ở đối diện quốc
lộ ngăn cách bởi kênh xáng Xà No, hạn chế khách mua hàng.
* Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Nhật
- Điểm mạnh
Công ty có đội ngũ nhân viên bán hàng năng nổ
Công ty có trụ sở nằm ngay trên quốc lộ 61, gần khu vực chợ Vị
Thanh nên được nhiều người biết đến.
- Điểm yếu
Công ty chỉ mới thành lập từ năm 2010, hàng hóa của công ty chủ
yếu là trang trí nội thất công ty chỉ vừa chuyển sang bán vật liệu xây dựng từ

Trang 29
năm 2012, nên lượng khách hàng còn khá thấp.
* Đối với cửa hàng vật liệu xây dựng Phượng Mai
- Điểm mạnh
+ Cửa hàng phân phối sản phẩm chính là xi măng.
+ Cửa hàng có trụ sở rất sang trọng dễ tạo niềm tin cho khách hàng.
- Điểm yếu
+ Không có nhân viên khảo sát thị trường.
+ Cửa hàng quá sang trọng hạn chế tâm lý khách mua lẻ.
3.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp còn có các đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn sẽ gia nhập vào thị trường như:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Trứ (Phường 7), hiện tại công ty
Thanh Trứ đang kinh doanh trang trí nội thất, nhưng công ty đang có xu
hướng xây thêm cửa hàng để bán vật liệu xây dựng.
- Công ty xây dựng Liên Hiệp Hưng (Vị Thanh), công ty xây dựng Tân
Phú Thạnh (Vị Thanh) là công ty có ngành nghề liên quan đến xây dựng và có
nguồn vốn mạnh. Để có thể chủ động nguồn nguyên liệu trong xây dựng và
đem lại lợi nhuận cao hơn thì rất có thể trong thời gian tới công ty này sẽ gia
nhập vào ngành.
Ngoài ra các công ty sản xuất Xi măng như Xi măng Tây Đô, Xi măng
Hocilm… đang có xu hướng đặt các nhà phân phối ở các tỉnh, thành phố. Do
đó công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn cần có kế hoạch sẵn sàng
ứng phó và thích nghi với thị trường. Cần có các chiến lược tìm kiếm và giữ
chân khách hàng, ngăn chặn sự xâm chiếm thị phần của các công ty khác.
3.4.2.4 Nhà cung ứng
Nhà cung ứng xi măng hiện tại của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh
Thanh Sơn là: công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Hoa và công ty cổ phần vật tư
Hậu Giang.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Hoa là công ty phân phối xi măng
của công ty xi măng Hà Tiên 1. Giá xi măng được công ty phân phối chính
quy định, nên giá thành tương đối thấp và ổn định. Tuy nhiên công ty trách
nhiệm hữu hạn Mỹ Hoa bị hạn chế về mặt địa lý. Phần lớn hàng hóa xi măng
được vận chuyển bằng đường sông. Vì vậy, công ty phải tốn một lượng chi phí
để đưa sản phẩm về công ty ở thị trấn Long Mỹ.

Trang 30
- Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang có lợi thế hơn về phương thức giao
hàng. Nhưng hạn chế của công ty là công ty không phải là chi nhánh của công
ty sản xuất xi măng mà chỉ là nhà phân phối. Nên chính sách ưu đãi của công
ty không cao.
3.4.2.5 Sản phẩm thay thế
Theo hiệp hội xi măng Việt Nam thì nhu cầu xi măng năm 2012 tăng từ
4%- 5% so với năm 2012. Tỉnh Hậu Giang là tỉnh đang phát triển mạnh mẽ về
kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông được xây dựng,
nhiều tuyến đường được nối liền (tuyến quốc lộ 91 đang được thi công ở Hậu
Giang), nhiều công trình đô thị, khu dân cư đang được quy hoạch….nhu cầu
tiêu thụ xi măng cũng đang gia tăng nhanh chóng.
Hiện nay, sản phẩm thay thế xi măng đã xuất hiện nhiều trên thị trường
với nhiều tính năng vượt trội. Công ty F.A.T đã cho ra đời những sản phẩm
mới đáp ứng yêu cầu thi công các vật liệu xây dựng hiện đại, bao gồm:
- Keo dán gạch Jarko
- Keo dán nền Jarko và Jarko mastic.
Đặc tính của sản phẩm là không co ngót, dễ dính và nhanh khô,
chống thấm đã khắc phục được hầu hết nguyên liệu dnas nền cũ là xi măng.
Đặc biệt, đối với thị trường trong nước, công ty xi măng Bỉm Sơn đã
cho ra đời loại xi măng SC40 chuyên dụng trong lĩnh vực móng, dầm, cộ.
SC40 có những tính nổi trội như:
- Cường độ sẽ đạt và lớn hơn cường độ của xi măng portland thông
thường trong thời gian dài.
- Tác dụng nâng cao tính chất và độ bền của bê tông và vữa: tăng độ
linh động và giảm nhu cầu nước nhào trộn cho hỗn hợp bê tông; mức độ và
tốc độ tách nước giảm.
- Giảm nhiệt thủy hóa nên không gây nứt cho các cấu kiện bê tông
khối lớn.
- Bền trong môi trường xâm thực.
- Phù hợp với các vùng khí hậu nóng ẩm, các vùng chiêm chủng, của
song nước lợ.
Sản phẩm xi măng Polime là sản phẩm có khả năng thay thế xi măng
truyền thống rất lớn, sản phẩm sử dụng phụ gia pozalane, có thể áp dụng cho
những vùng phèn, mặn. Loại xi măng này có tính bền hóa học, chịu nhiệt,

Trang 31
chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, thích hợp cho cả vùng nước mặn,..
được ứng dụng để làm đường với độ bền và chịu tải cao.
Ngoài ra còn có các sản phẩm thay thế các sản phẩm xi măng truyền
thống như:
- Xi măng Novacem thay thế cho xi măng Portland (xi măng làm từ
đá vôi).Novacem là loại xi măng dựa vào magnesium oxide và các
magnesium carbonate thủy lực. Theo Novacem, nguyên liệu thô sẽ phụ
thuộc vào các magnesium silicate mà sẽ được gia nhiệt và sau đó được
carbonat hóa ở nhiệt độ và áp suất cao.Tuy nhiên Novacem vẫn đang được
thí nghiệm và theo dõi về khả năng kết dính của công nghệ xi măng mới
nay. Nếu xi măng Novacem được ứng dụng đó sẽ là một công nghệ phát
triển cao của ngành xi măng. Vì xi măng này được tổng hợp từ các chất thải
công nghiệp, nên xi măng Novacem được xem là xi măng xanh cho môi
trường.
- Xi măng địa polime (sản xuất từ “tro bay”) thay thế cho xi măng
Portland.

Xi măng địa polime (Geopolymer), là loại vật liệu xây dựng thân môi
trường và đổi mới được phát triển tại Trung tâm Công nghệ Trenchless của
trường đại học Công nghệ Louisiana ở Mỹ. So sánh với xi măng Portland
thông thường, xi măng địa polime có những đặc tính hơn hẳn như độ chống
ma sát cao hơn, chịu lửa tốt hơn (lên tới 2400oF), có sức căng và biến dạng
cao, độ co ngót thấp…Tro bay được sử dụng thu được từ một nhà máy điện
đốt than.

Lợi ích lớn nhất của xi măng địa polime sẽ là tiềm năng làm giảm khí
nhà kính tuần hoàn, lên tới 90% so với xi măng Portland thông thường. Các
nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu các cách thức thay thế xi măng Portland
bằng các loại vữa được sản xuất từ chất thải công nghiệp. Một số xi măng địa
polime thế hệ mới có thể có vòng đời dài hơn xi măng thông thường.

Vì vậy đòi hỏi công ty cần phải có các kế hoạch thật tốt, đồng thời
nắm bắt được nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, để có thể bổ sung hàng
hóa đa dạng hơn giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn, đồng thời cũng cố
được uy tín của công ty đối với khách hàng và gia tăng được doanh thu cho
công ty trong những năm tới.

Trang 32
CHƯƠNG 4
LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ XI MĂNG NĂM 2014 CHO
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HUỲNH THANH SƠN
4.1 DỰ BÁO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XI MĂNG
4.1.1 Mô hình dự báo
Dựa vào sản lượng tiêu thụ năm 2010, năm 2011, năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 của sản phẩm xi măng tại công ty theo từng quý, ta có
thể xác định được sản lượng tiêu thụ cho sản phẩm xi măng năm 2014.
Sản Lượng (bao)

Nguồn: tổng hợp


Hình 4.1 Sản lượng tiêu thụ xi măng công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh
Thanh Sơn từ năm 2010– 06/2013
Nhận xét
Qua đồ thị ta nhận thấy sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty tăng
mạnh vào quý 2 và quý 4, và có sự lặp lại theo các năm nên ta có thể kết
luận được sản phẩm xi măng có tính mùa vụ. Dễ dàng nhận biết được lý do
tại sao sản lượng xi măng lại tăng vào quý 02 và quý 04, và giảm vào quý 01
và quý 03.
Vào quý 01 là vào dịp lễ tết, nên phần lớn các công trình hoạt động
chậm vì phải sắp xếp nghỉ tết và dư âm của lễ tết thêm vào đó người dân
cũng không có xu hướng xây cất vào đầu năm. Vào quý 02 do vào tháng 04,
05, 06 là tháng khô nên việc xây cất diễn ra khá rầm rộ. Quý 03 là vào mùa

Trang 33
mưa nên tiến độ xây cất giảm. Quý 04 lại tăng trở lại vì đây là tháng cuối
năm, các dự án gần như phải tiến hành nhanh chóng hơn để kịp hoàn thành
hay tổng kết. Bên cạnh đó các khách hàng là người dân sẽ có xu hướng sửa
chữa nhà cửa đón tết. Vì vậy sản phẩm xi măng được tiêu thụ theo mùa
trong năm.
4.1.2 Dự báo sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2014
Bảng 4.1: Tính chỉ số mùa vụ từng năm của sản phẩm xi măng tại cty
TNHH Huỳnh Thanh Sơn.
Đơn vị tính: bao
Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả Năm
2010 22.054 45.486 23.432 46.865 137.837
2011 12.246 25.258 13.012 26.023 76.539
2012 10.842 22.361 13.552 21.006 67.761
06/2013 16.018 19.577 35.595
Tổng quý 61.160 112.682 49.996 93.894 317.732
Trung bình 28.171 16.665 31.298
quý 15.290
Chỉ số mùa
0,67 1,23 0,73 1,37
vụ
Nguồn: tự thực hiện

Trung bình quý= Tổng quý/4


Tổng trung bình quý= ∑ Trung bình quý
Trung bình quý cả năm= Tổng trung bình quý/4
Chỉ số mùa vụ= Trung bình quý/ Trung bình quý cả năm
Bảng 4.2: Tính sản lượng không chỉ số mùa vụ từng năm của sản phẩm xi
măng tại cty TNHH Huỳnh Thanh Sơn
Đơn vị tính: bao
Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
2010 32.967 36.905 32.137 34.224
2011 18.306 20.493 17.845 19.004
2012 16.207 18.142 18.586 15.340
06/2013 23.944 15.884
Nguồn: tự thực hiện
Sản lượng không chỉ số mùa vụ = Sản lượng quý / Chỉ số mùa vụ

Trang 34
Bảng 4.3: Xác định phương trình hồi quy của sản phẩm xi măng
Quý X Y X
2 XY
Quý 01/2010 1 32.967 1 32.967
Quý 02/ 2010 2 36.905 4 73.810
Quý 03/2010 3 32.137 9 96.410
Quý 04/2010 4 34.224 16 136.895
Quý 01/2011 5 18.306 25 91.531
Quý 02/2011 6 20.493 36 122.956
Quý 03/2011 7 17.845 49 124.915
Quý 04/2011 8 19.004 64 152.032
Quý 01/2012 9 16.207 81 145.860
Quý 02/2012 10 18.142 100 181.425
Quý 03/2012 11 18.586 121 204.450
Quý 04/2012 12 15.340 144 184.080
Quý 01/2013 13 23.944 169 311.271
Quý 02/2013 14 15.884 196 222.373
Tổng 105 319.983 1.015 2.080.975
Nguồn: tự thực hiện

Ta có phương trình hồi quy tuyến tính Y = aX + b


Trong đó:

n  xy -  x  y
a  n x 2   x2 (4.1)
 

b
 x  y   x
2

(4.2)
xy n x  2

x
2

Từ công thức trên ta tính được: a = -1.401,76


b = 33.369,14
Thiết lập phương trình hồi quy ta có: Y= -1.401,76*X+ 33.369,14
Dự báo 6 quý tới (X) Dự báo phi mùa vụ (Y)
15 12.343
16 10.941
17 9.539
18 8.137
19 6.736
20 5.334

Trang 35
Bảng 4.4: Dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng năm 2014
Đơn vị tính: bao
Dự báo mùa
Quý Chỉ số mùa vụ Dự báo phi mùa vụ
vụ hóa
Quý 03/2013 0,73 12.343 9.000
Quý 04/2013 1,37 10.941 14.982
Quý 01/2014 0,67 9.539 6.381
Quý 02/2014 1,23 8.137 10.030
Quý 03/2014 0,73 6.736 4.911
Quý 04/2014 1,37 5.334 7.304
Nguồn: tự thực hiện

Dự báo mùa vụ hóa = Dự báo phi mùa vụ* chỉ số mùa vụ


4.2 DỰ BÁO CHI PHÍ NĂM 2014
4.2.1 Chi phí nhân công trực tiếp
Dựa vào định mức chi phí nhân công trực tiếp và sản lượng tiêu thụ
kế hoạch, em lập được bảng kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp cho sản
phẩm xi măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn. Bảng kế
hoạch nhân công trực tiếp trình bày các khoản phải trả cho người lao động
trực tiếp cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách
quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc,
như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương…
Bảng 4.5: Bảng kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp cho sản phảm xi
măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014
Đơn vị
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
tính
Lượng tiêu thụ kế 10.030 4.911 7.304
hoạch Bao 6.381
Định mức chi phí Nghìn
4,82 4,82 4,82 4,82
nhân công trực tiếp đồng/bao
Tổng chi phí nhân Nghìn 48.345 23.671 35.205
công trực tiếp 30.756
đồng
Nguồn: tự thực hiện

Trang 36
4.2.2 Chi phí sản xuất chung
Bảng kế hoạch chi phí sản xuất chung được lập dựa trên bảng định mức
chi phí tiêu chuẩn, trình bày Chi phí phục vụ kinh doanh chung phát sinh ở
xưởng, bộ phận, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân
xưởng.
Chi phí sản xuất chung được chia thành 2 loại: chi phí sản xuất chung
cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi trong đó:
- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí cho mỗi đơn vị
sản phẩm được dựa trên mức trung bình trong các điều kiện bình thường; như
chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng…
- Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp,
thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm. Chi
phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí mỗi đơn vị sản phẩm
theo chi phí thực tế phát sinh.
Bảng 4.6: Bảng kế hoạch chi phí sản xuất chung cho sản phảm xi
măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014
Đơn vị
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
tính
Tổng chi phí khả Nghìn
6.572 10.331 5.058 7.523
biến đồng
Sản lượng tiêu
Bao 6.381 10.030 4.911 7.304
thụ dự kiến
Nghìn
Biến phí 1,03 1,03 1,03 1,03
đồng/bao
Chi phí bất biến Nghìn
(chi phí tu sửa 1.375 1.375 1.375 1.375
đồng
nhà xưởng)
Tổng chi phí sản Nghìn
xuất chung bằng 7.947 11.706 6.433 8.898
đồng
tiền mặt
Nguồn: tự thực hiện

4.2.3 Chi phí quản lý kinh doanh


Chi phí kinh doanh bao gồm: chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí
khấu hao tài sản cố định
Chi phí quản lý doanh nghiệp được lập dựa trên định mức chi phí quản
lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ dựa trên sản lượng tiêu thụ.Chi
phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Các chi phí về lương nhân viên bộ phận

Trang 37
quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp;
chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khoản lập dự phòng phải thu khó
đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ,
…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…).
Chi phí khấu hao tài sản cố định gồm: tiền thuê đất, thuế môn bài…chi
phí khấu hao tài sản cố định kế hoạch trong năm 2014 là 63.271.000 đồng,
được phân bổ đều cho 4 quý trong năm.
Bảng 4.7: Bảng kế hoạch chi phí quản lý kinh doanh cho sản phảm xi
măng của công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn năm 2014
Đơn vị
Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
tính
Chi phí quản lý Nghìn 52.557 25.734 38.273
doanh nghiệp đồng 33.436
Sản lượng tiêu thụ 10.030 4.911 7.304
dự kiến Bao 6.381
Biến phí chi phí Nghìn
quản lý doanh đồng/ 5,24 5,24 5,24 5,24
nghiệp bao
Chi phí khấu hao tài Nghìn 16.349 16.349 16.349
sản cố định đồng 16.349
Tổng chi phí quản Nghìn 68.906 42.083 54.622
lý kinh doanh 49.785
đồng
Nguồn: tự thực hiện

4.3 DỰ BÁO DOANH THU TIÊU THỤ XI MĂNG NĂM 2014


4.3.1 Phân tích tình hình tiêu thụ và giá xi măng trong nước từ
01/2010 - 06/2013 và những dự báo cho năm 2014.
Do tác động tiêu cực từ sự đóng băng của thị trường bất động sản, cắt
giảm đầu tư công, sản lượng sản xuất và nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây
dựng đều giảm đáng kể. Trong 8 tháng đầu năm 2012, sản lượng xi măng toàn
ngành đạt 31,49 triệu tấn, bằng 57,3% so kế hoạch năm, lượng xi măng tiêu
thụ ước đạt 30,58 triệu tấn, bằng 55,6 % so kế hoạch năm.
Năm 2012, toàn ngành xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu
tấn, sản lượng dự kiến đạt từ 60 đến 62 triệu tấn, trong khi đó: Nhu cầu tiêu
thụ nội địa năm 2012 dự kiến khoảng 47- 48 triệu tấn; Phấn đấu xuất khẩu
khoảng 7 – 8 triệu tấn, tổng cộng đạt 54 - 56 triệu tấn. Và như vậy, dự kiến dư
thừa khoảng 6 triệu tấn.

Trang 38
Nguồn: Phòng phân tích cty cổ phần chứng khoán Phương Nam

Hình 4.1: Sản xuất và tiêu thụ xi măng qua các năm
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình tiêu thụ xi măng có những
tín hiệu khá lạc quan, tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể cả nước đã
tiêu thụ 29.5 triệu tấn sản phẩm, trong đó tiêu thụ nội địa đạt 22.7 triệu tấn,
xuất khẩu 6.8 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa giảm 4% so với cùng kỳ tuy nhiên
xuất khẩu lại tăng 21%.
Tình hình tiêu thụ trong nước khó khăn nên nhiều doanh nghiệp xi
măng đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu xi
măng chủ yếu như Đài Loan, Singapore, Indonesia, Campuchia … với giá
xuất khẩu từ 40-42 USD/tấn. Giá xuất khẩu này vẫn thấp hơn giá xi
măng bình quân của thế giới khoảng 8-10USD/tấn.

Trang 39
Nguồn: Phòng phân tích cty cổ phần chứng khoán Phương Nam

Hình 4.2: Nhu cầu tiêu thụ xi măng qua các năm
Do thị trường xây dựng bắt đầu đón mùa mưa nên sẽ ảnh hưởng đến
nhu cầu xây dựng, vì vậy, giá xi măng trong nước được dự báo sẽ tiếp tục
ổn định trong tháng 7 sau khi giảm 200.000 đồng/tấn vào tháng 6.
Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu
vực. Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng
nguyên liệu đầu vào lớn, trong khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn
chế. Do đó nguồn cung xi măng ở phía Bắc thì dư thừa trong khi miền Nam
lại thiếu hụt.
Chi phí vận chuyển lại rất lớn, vì vậy giá xi măng ở miền Nam bao
giờ cũng cao hơn giá xi măng ở Miền Bắc10 – 15%. Hiện giá bán lẻ xi
măng trên thị trường tiếp tục ổn định, dao động ở mức 1,3-1,5 triệu
đồng/tấn tại các tỉnh phía Bắc và từ 1,6-1,8 triệu đồng/tấn phía Nam.
4.3.2 Phân tích tình hình tiêu thụ và giá xi măng trên thế thế giới
trong năm 2013 và những dự báo năm 2014
* Nhu cầu xi măng và tình hình sản xuất xi măng thế giới
Trong tháng 5 năm 2012, Semen Gresik, sản xuất xi măng lớn nhất
Indonesia, đã phác thảo kế hoạch đầu tư 756.000.000 USD vào nhà máy xi

Trang 40
măng mới ở Sumatra và Java. Việc đầu tư sẽ tận dụng lợi thế của nền kinh tế
mở rộng của đất nước này và kế hoạch của chính phủ bơm tiền vào mở rộng
một mạng lưới cơ sở hạ tầng. Semen Gresik và các nhà máy sản xuất xi măng
khác trong kế hoạch quốc gia đầu tư 5,3 tỷ USD trong vòng ba năm tới để thúc
đẩy sản xuất. Mục đích là để sản xuất thêm 30 triệu tấn xi măng mỗi năm để
đạt 90 triệu tấn vào năm 2017. Xi măng Anhui Conch của Trung Quốc có kế
hoạch bắt đầu xây dựng một nhà máy công suất 2.500.000 tấn ở Nam
Kalimantan năm nay và đang chuẩn bị để có được đất ở Manokwari, West
Papua để xây dựng một nhà máy khác.
Semen Gresik cũng có kế hoạch để xây dựng một nhà máy xi măng ở
Myanmar, nơi mà ngành công nghiệp địa phương chỉ có thể đáp ứng một nửa
nhu cầu trong nước. Xây dựng nhà máy mới công suất 600.000tấn/ năm vào
năm 2013 và được hoàn thành sau 3 năm. Công ty Xi măng Siam City (SCCC)
của Thái Lan cũng đang tìm kiếm để mở rộng đầu tư tại Myanmar, nhưng hiện
nay công ty đang tiếp tục đầu tư 150 triệu USD để xây dựng một nhà máy xi
măng ở Cam-pu-chia.
Lào và các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư hơn 100 triệu USD để
phát triển ngành công nghiệp xi măng tại Lào, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của ngành công nghiệp xây dựng. Một thỏa thuận về khảo sát và thăm dò
nguyên liệu cho một nhà máy xi măng với công suất 1.000.000 tấn tại Ban
Khoun Ngeun, huyện Khounkham, thuộc tỉnh Khammuan đã được ký kết giữa
đại diện chính phủ và công ty liên doanh trong Vietiane vào tháng tư năm
2012.
Trong hai năm qua, ngành công nghiệp xi măng tại Ấn Độ tăng trưởng
nhẹ và có xu hướng hoạt động suy giảm. Trong khi nhu cầu ở phía bắc, tây,
đông và miền trung Ấn Độ vẫn còn tiếp tục thì phía Nam nhu cầu xuống thấp
hơn. Hai năm qua, công suất của các nhà máy tại các vùng này đã đạt
63.000.000 tấn đi vào hoạt động, trong đó 23 triệu tấn được đưa vào khu vực
phía Nam. Theo thông báo, trên thực tế nhu cầu đang giảm nhẹ tỷ lệ hoạt động
giảm từ 85% trong năm 2009 và 10-74% trong năm 2011- 2012. Năm 2012-
2013, nhu cầu giảm cùng với năng lực dư thừa là khả năng nhìn thấy khi tận
dụng công suất hơn nữa. Tuy nhiên, Crisil nghiên cứu hy vọng Ấn Độ nhu cầu
tăng trưởng gần 8% / năm vào năm 2012 - 2013. Điều này có thể được dẫn
đầu do nhu cầu từ phía tây và phía đông. Dần dần tăng trưởng ở miền Nam
cũng được dự đoán.
Đầu tư vào ngành công nghiệp xi măng của Trung Quốc giảm
8,3%/năm. Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) báo cáo rằng trong

Trang 41
năm 2012 với chính sách hạn chế của chính phủ để kiềm chế dư thừa công
suất của ngành công nghiệp xi măng. Hiệp hội Xi măng Trung Quốc nói rằng
nước này sẽ sản xuất 1.880.000.000 tấn xi măng trong năm nay, chiếm 56%
sản lượng toàn cầu.
Các vấn đề vây quanh ngành công nghiệp xi măng Pakistan năm ngoái
có vẻ sẽ được tiếp tục vào năm 2012. Một công ty Pakistan sẽ được thiết lập
một trạm nghiền xi măng và nhà máy đóng gói tại cảng Hambantota ở phía
nam của Sri Lanka. Phía bắc bị chiến tranh tàn phá, Chính phủ sẽ có chính
sách để mở lại các nhà máy xi măng tại Kankasanthurei. Sri Lanka hiện đang
nhập khẩu khoảng 10 000 tấn xi măng mỗi tháng và chính phủ muốn tăng
năng lực sản xuất của các nhà sản xuất xi măng địa phương để hạn chế nhập
khẩu.
Tin từ Nepal là một số doanh nghiệp đã bước vào thị trường xi măng.
Hiệp hội Các nhà sản xuất xi măng của Nepal (CMAN) đã nói rằng số lượng
ngày càng tăng của các doanh nghiệp chuyển sang sản xuất xi măng sẽ tạo
bước phát triển mới quốc gia tự cung tự cấp trong sản xuất xi măng.
Năm 2012- 2016, thị trường xi măng ở Azerbaijan được dự kiến sẽ tăng
trưởng hàng năm 2,5%. Chính phủ quyết định mở rộng các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng quy mô, cũng như mở rộng xây dựng dân dụng để thúc đẩy tiêu thụ
xi măng. Quốc gia này dường như đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong khu
vực châu Âu và được chứng minh là thị trường đầu tư xây dựng hấp dẫn. Sản
xuất xi măng ở Kazakhstan bây giờ là khoảng 8 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng tới
12,6 - 13 triệu tấn trong những năm tới. Heidelberg xây dựng nhà máy mới với
công suất 1 triệu tấn/ năm ở Shetpe, gần Aktau và sẽ bắt đầu sản xuất vào năm
tới. Công ty cũng đang chuyển đổi một nhà máy với công nghệ lò ướt ở phía
bắc sang công nghệ lò quay theo phương pháp khô. Công ty Polimeks của Thổ
Nhĩ Kỳ được xây dựng nhà máy với công suất 1 triệu tấn trong khu vực Lebap
của Turkmenistan. Nhà máy sẽ sản xuất xi măng đặc biệt cho ngành công
nghiệp dầu khí. SC Uzstroymateriali sẽ xây dựng nhà máy khai thác mỏ và
luyện kim phức tạp với công suất 600.000 tấn ở Uzbekistan. Nhà máy cũng sẽ
sản xuất 100.000 tấn xi măng trắng. Các dự án khác hiện nay trong nước với
công suất 1.000.000 tấn xi măng sản xuất theo phương pháp khô mà
Bekabadcement được hoàn thành. Một nhà máy được đầu tư 128 triệu USD tại
Karakalpakstan dự kiến hoàn thành vào năm tới.
Chính phủ Algeria vừa phê chuẩn Chương trình cho phát triển kinh tế -
xã hội với tổng kinh phí thực hiện dự kiến 284 tỷ USD, tập trung vào đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển nền kinh tế quốc dân và để hiện đại hoá,

Trang 42
phát triển dịch vụcông cộng. Tuy nhiên, khả năng cung ứng của thị trường nội
địa Algeria rất hạn chế, thiếu nguồn cung xi măng cho xây dựng. Ngay trong
năm 2012, Algeria cho nhập 1-1,5 triệu tấn ximăng và sau này sẽ gọi thầu
nhập khẩu từng lô.
Ngoài Algeria, một số nước Tây Phi khác cũng có nhu cầu lớn về
ximăng như Mali khoảng 1-1,2 triệu tấn, Nigeria khoảng 300.000 tấn xi
măng/năm; các thị trường khu vực Đông và Nam Phi cũng đang liên tục tăng.
Vênêzuêla đã ký kết một hợp đồng với Catic Bắc Kinh của Trung
Quốc, cho việc mở rộng của nhà máy Cementos Andino. Dự án, được ước tính
mất 16 tháng, sẽ nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy xi măng từ 750.000
đến 1,2 triệu tấn. Dự án này được đưa ra để đáp ứng nhu cầu xi măng trong
nước tăng, khi chính phủ đầu tư vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng sau một loạt vụ
thời tiết khắc nghiệt trong khu vực. Đất nước này có kế hoạch tăng sản xuất xi
măng 30% vào năm 2014.
=> Việc các nước có chủ trương đầu tư xây dựng nhiều nhà máy xi
măng với công suất lớn chứng tỏ xi măng đang rất cần thiết. Thị trường tiêu
thụ xi măng đang rất năng động ở các nước. Vì vậy việc xuất khẩu xi măng
của nước ta sẽ có nhiều chuyển biến khả quan hơn. Giá xi măngcó thể tăng cao
hơn mức hiện tại..
* Giá xi măng thế giới tiếp tục tăng
Mặc dù không phải mùa cao điểm xây dựng ở Trung Quốc, nhưng
doanh số bán xi măng ở Trung quốc vẫn tiếp tục tăng. Giá bán xi măng trong
nước đã tiếp tục tăng, theo số liệu từ ngành công nghiệp xi măng. Giá xi măng
tăng 0,2% trong tuần từ 12 đến 16 tháng 8 năm 2013 và giá xi măng tại một số
khu vực đã ở mức cao.
Giá xi măng trung bình ở miền đông Trung Quốc đã tăng 1,3%. Ở Nam
Xương, giá xi măng đã tăng CNY50/ tấn ( 8,20 USD / tấn) kể từ đầu tháng
Tám và là mức giá cao điểm từ đầu năm đến tháng 8.
Tuy nhiên, giá xi măng ở phía tây bắc và khu vực trung tâm vẫn ổn
định trong tuần trước, trong khi giá xi măng trung bình trong khu vực phía Bắc
giảm 0,6%.
Iran: Iran sản xuất 38,4 triệu tấn xi măng trong 6 tháng đầu tiên của
năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 21 tháng ba năm 2013), tăng 6% so với cùng
kỳ năm trước.
Hiệp hội Xi măng Nhật Bản ước tính nhu cầu trong nước trong năm nay
(đến tháng 3 năm 2014) sẽ tăng trưởng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 46

Trang 43
triệu tấn xi măng. Các nhà sản xuất xi măng lớn của Nhật Bản dang chuẩn bị
để tăng nguồn cung trong nước bằng cách hạn chế xuất khẩu.
Pakistan: Xi măng Lucky Limited đã báo cáo lợi nhuận sau thuế tăng so
với cùng kỳ năm ở mức 43,2%, đạt 91,9 triệu tấn trong năm kết thúc vào ngày
30 Tháng 6 năm 2013, so với 64,1 triệu tấn trong năm 2012.
Doanh số bán hàng của Lucky tăng 1,4%, đatk 6,06 triệu tấn. Tiêu thụ
nội địa tăng 1,3% đạt 3,77 triệu tấn. Xuất khẩu tăng 1,7% đạt 2,29 triệu tấn.
Các dự án ở nước ngoài bao gồm một nhà máy liên doanh xi măng ở
Cộng hòa Dân chủ Congo, và một nhà máy xi măng liên doanh ở Iraq, dự
kiến hoàn thành vào cuối tháng mười năm 2013 với vận hành và sản xuất thử
nghiệm từ đầu tháng11 năm 2013.
Lucky dự báo triển vọng tiêu thụ xi măng ở Pakistan sẽ tăng do kinh
phí của chính phủ về Chương trình phát triển khu vực công. Tuy nhiên , tăng
chi phí tiện ích , làm suy yếu đồng nội tệ và các yếu tố khác sẽ là những thách
thức cho ngành công nghiệp xi măng .
=> Dự báo sản lượng tiêu thụ xi măng thế giới sẽ tăng từ 3.312 triệu tấn
(năm 2010) lên khoảng 4.223 triệu tấn vào năm 2015 và sau đó sẽ tăng lên gần
5.901 triệu tấn vào năm 2025. Nhu cầu xi măng ở nhiều nước tăng cao, giá xi
măng cũng đang dao động mạnh. Năm 2014 sẽ là năm nhiều cơ hội xuất khẩu
của các công ty sản xuất xi măng. Vì vậy giá xi măng năm 2014 sẽ tăng hơn so
với năm 2013.
4.3.3 Dự báo doanh thu
Căn cứ vào các dự báo cùng với các ý kiến mà em tham tham khảo từ
ban giám đốc cty TNHH Huỳnh Thanh Sơn. Em dự báo được doanh thu như
sau:
Bảng 4.8: Dự báo doanh thu sản phẩm xi măng năm 2014
Giá vốn Giá bán Sản lượng Doanh thu
(đồng) (đồng) (bao) (đồng)
70.000 86.897 28.626 2.487.501.934

Nguồn: tự thực hiện

Chi phí từng đơn vị sản phẩm= tổng chi phí/ sản lượng
Giá bán= giá vốn+ chi phí trên từng đơn vị sản phẩm+ (% lợi nhuận
mong muốn/giá vốn)
Doanh thu= sản lượng* giá bán

Trang 44
4.3.6 Dự báo lợi nhuận
Bảng 4.9: Dự báo lợi nhuận năm 2014 của sản phẩm xi măng
Đơn vị tính: đồng
Giá vốn bán hàng Chi phí Doanh thu Lợi nhuận
2.003.820.000 2.392.177.000 2.487.501.934 95.324.934
Nguồn: tổng hợp

Giá vốn bán hàng = giá vốn* sản lượng


Lợi nhuận= doanh thu- chi phí
Chi phí= chi phí nhân công trực tiếp+ chi phí quản lý doanh nghiệp+
chi phí khấu hao tài sản cố định+ chi phí sản xuất chung+ giá vốn bán hàng
4.4 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
4.4.1 Kế hoạch tiền mặt
Do công ty TNHH Huỳnh Thanh Sơn mang tính chất là cty gia đình,
nên phần lớn vốn của cty được huy động từ vốn gia đình. Và lợi nhuận thu
được từ hoạt động kinh doanh được góp vào tài sản góp vốn hàng năm.
Cty không thực hiện vay vốn nên không có chi phí lãi vay, chỉ có
chiết khấu thanh toán.
Bảng 4.10: Kế hoạch tiền mặt dự báo năm 2014
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2014
Các dòng thu tiền mặt
Thu từ bán hàng 2.487.501.934
Tổng thu tiền mặt 2.487.501.934
Các dòng chi tiền mặt
1. Giá vốn bán hàng 2.003.820.000
2. Chi phí nhân công trực tiếp 137.977.000
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 150.000.000
4. Chi phí sản xuất chung 34.984.000
5.Chi phí khấu hao tài sản cố định 65.396.000
6. Thuế thu nhập doanh nghiệp 23.831.234
Tổng chi tiền mặt trong kỳ 2.416.008.234
Cân đối thu chi 71.493.701
Số dư tiền mặt cuối kỳ 71.493.701
Nguồn: tổng hợp

Nhận xét:
Nhìn vào bảng kế hoạch dự báo dòng tiền mặt năm 2014 của sản
phẩm xi măng tại công ty, em nhận thấy rằng: tuy số lượng tiêu thụ xi măng

Trang 45
sẽ giảm sút so với những năm trước, nhưng công ty vẫn không thiếu hụt
lượng tiền mặt trong năm đối với sản phẩm xi măng.
4.4.2 Kết quả tiêu thụ dự kiến
Bảng 4.11: Kết quả tiêu thụ xi măng dự kiến năm 2014
Đơn vị tính: đồng
Doanh thu 2.487.501.934
Sản lượng 28.626
Chi phí nhân công trực tiếp 137.977.000
Chi phí sản xuất chung 34.984.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp 150.000.000
Giá vốn hàng bán 2.003.820.000
Chi phí khấu hao tài sản cố định 65.396.000
Thuế thu nhập doanh nghiệp 23.831.234
Thu nhập dự kiến 71.493.701

Nguồn: tổng hợp


Nhận xét:
Thông qua bảng kết quả tiêu thụ xi măng năm 2014, em nhận thấy
tuy lợi nhuận thu được không lớn, nhưng chi phí của công ty đã giảm đi rất
nhiều. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của công ty ngày càng
chặt chẽ và hợp lý hơn.
Tuy nhiên lợi nhuận của công ty đang giảm dần. Vì vậy để tồn tại và
phát triển công ty trách nhiệm hữu hạn Huỳnh Thanh Sơn cần có nhiều biện
pháp đẩy mạnh lượng tiêu thụ hơn.
4.5 KẾ HOẠCH MARKETING
4.5.1 Giá
Do công ty mang tính chất là một công ty thương mại, nên phần lớn
các sản phẩm của công ty được mua đi bán lại cho người tiêu dùng, trong đó
có sản phẩm Xi măng. Do vậy công ty áp dụng cách tính giá theo giá thị
trường. Thị trường biến động giá như thế nào công ty sẽ bán theo thời điểm
đó và công ty cũng định giá theo đối thủ cạnh tranh (định giá ngang bằng đối
thủ cạnh tranh).
Giá bán của xi măng được tính theo một trình tự nhất định. Đầu năm
công ty tiến hành nhập hàng và phân bổ cho cả năm. Nếu thị trường không
biến đổi lớn thì giá bán của công ty sẽ được xác định theo công thức:
Giá bán= giá vốn+ chi phí trên từng đơn vị sản phẩm+ % lợi nhuận
mong muốn/ giá vốn sản phẩm

Trang 46
Tuy nhiên giá cũng linh hoạt theo từng cách thanh toán và số lượng
mua của khách hàng.
Đối với người tiêu dùng là hộ gia đình:
- Tiền mặt: Nếu mua số lượng lớn sẽ được chiết khấu 1-5% giá.
- Trả sau:
+ Nhỏ hơn 6 tháng: số lượng lớn hơn 2 tấn sẽ không tính lãi suất.
+ Trên 6 tháng: giá bán sẽ được nâng lên 1% trên giá bán. Và vượt
quá 1 năm khách hàng sẽ phải chịu lãi suất 3% trên số tiền nợ.
Đối với người tiêu dùng là các nhà thầu: Phần lớn các nhà thầu sẽ
chọn cách trả sau. Nhưng công ty sẽ được nhận trước tiền cọc, và do là
khách hàng lớn của cty nên giá sẽ được giảm từ 3%- 7%.
=> Nhận xét: Phương pháp định giá của công ty khá đơn giản, dễ
thực hiện. Tuy nhiên có nhiều nhược điểm trong cách định giá của công ty
như:
- Trong tình hình thị trường biến động giá xi măng tăng giảm thất
thường, công ty sẽ phải biến động theo. Sẽ có nhiều khó khăn đối với những
đơn hàng lớn. Cụ thể như năm 2010 và năm 2011, giá xi măng tăng mạnh do
lạm phát làm cho các hàng hóa nguyên vật liệu tăng cao. Vào thời điểm đó
cty gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các hợp đồng trước đó. Đó
cũng là một nguyên nhân khiến cho doanh thu của công ty giảm mạnh trong
2 năm.
- Chính sách định giá của công ty làm cho giá của sản phẩm không
linh hoạt, không có sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Khó thu hút được
khách hàng mới.
4.5.2 Phân khúc thị trường
Thị trường khách hàng công ty chọn được chú trọng từ Thị trấn Long
Mỹ đến Thành phố Vị Thanh.
Thị trường chủ yếu là khách hàng mua xi măng để xây cất nhà cửa,
các công ty có nhu cầu sửa chữa tân trang lại công ty, các khu dân cư…
Hiện tại công ty là đối tác của Xí nghiệp đường Vị Thanh, trong việc cung
cấp sản phẩm xây dựng để sửa chữa, xây dựng các văn phòng, thiết bị của xí
nghiệp.
Tuy thị trường của công ty khá tốt, vì Vị Thanh đang trên đà phát
triển mạnh mẽ lại là trung tâm của tỉnh Hậu Giang. Nhưng hiện tại thị

Trang 47
trường của công ty đang bị thu hẹp do: kinh tế biến động nên nhiều công ty
kinh doanh không hiệu quả nên không chú trọng xây cất mới, các gia đình
phần lớn đã được xây cất…
4.5.3 Chiêu thị
Công ty không thực hiện các chiến lược chiêu thị đối với sản phẩm xi
măng, vì sản phẩm xi măng của công ty đã được biết đến thông qua chiến
lược quảng cáo của các nhà cung ứng. Công ty bán hàng trên cơ sở là dựa
vào quan hệ, và được biết đến thông qua địa điểm kinh doanh của công ty.
4.6 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
4.6.1 Giải pháp về nhà cung ứng
Hiện tại nhà cung ứng của công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ
Hoa và công ty cổ phần vật tư Hậu Giang đều là chi nhánh và nhà phân phối
sản phẩm xi măng của các công ty sản xuất xi măng.
- Công ty cần tìm kiếm thêm nhiều nhà cung ứng các sản phẩm xi
măng mới để được chọn lựa và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
- Do công ty nhập hàng thanh toán phần lớn bằng tiền mặt, đây là lợi
thế để mặc cả với các nhà cung ứng.
- Công ty cần chủ động tìm đến các công ty sản xuất xi măng để tìm
hiểu điều kiện trở thành nhà phân phối của công ty họ, vừa có thể tăng thêm
thu nhập cho công ty, vừa có thể chủ động về lượng hàng xi măng của công
ty.
4.6.2 Giải pháp về tăng lượng tiêu thụ xi măng
Căn cứ vào tình hình tiêu thụ xi măng của công ty trong 3 năm 6
tháng qua, nhận thấy tình hình tiêu thụ xi măng của công ty ngày càng giảm
sút, thông qua dự báo ta có thể nhận thấy rằng nếu căn cứ vào tình trạng hiện
tại thì dự báo lượng tiêu thụ xi măng trong năm 2014 là một con số khá nhỏ.
Doanh thu từ bán sản phẩm xi măng giảm mạnh, trong khi xi măng là một
sản phẩm khá quan trọng của công ty. Nếu tiếp tục tình trạng trên công ty có
thể rơi vào tình trạng thua lỗ.
Tuy nhiên trong năm 2014 theo dự báo của các chuyên gia, và theo các
công văn của chính phủ nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm xây dựng thì xi
măng sẽ có nhiều khởi sắc. Căn cứ vào tình hình tiêu thụ xi măng từ năm
2010- 06/ 2013 em dự báo năm 2014 sản lượng tiêu thụ xi măng chỉ vào
khoảng 28.626 bao. Sản lượng bán ra đã giảm đi nhiều so với các năm trước.
Với các yếu tố kinh tế đang phục hồi dần, sản lượng tiêu thụ năm tới sẽ có thể

Trang 48
vượt chỉ tiêu đề ra. Nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều từ phía công ty, công ty cần
nắm bắt được thị trường, hiểu rõ thị trường hơn nữa để có thể làm chủ thị
trường phát triển kinh doanh.
Công ty cần nắm bắt tình hình nhằm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm xi
măng, bằng các hành động như:
- Giá là một lợi thế và là vũ khí cạnh tranh khá hiệu quả, công ty cần
chú trọng xây dựng giá, cần nắm bắt được giá thị trường trước khi thị trường
biến động để có chính sách nhập- xuất hàng hiệu quả. Do từ trước tới nay công
ty luôn nhập hàng một lần vào đầu năm và xuất cho cả năm, và áp dụng chính
sách nhập trước xuất trước.
- Mở rộng thị trường đến các huyện các tỉnh lân cận nhằm tăng lượng
khách hàng. Điều tra tình hình các huyện xem có bao nhiêu dự án xây dựng từ
đó chủ động liên hệ để bán vật liệu xây dựng.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng bằng các hình thức như phát tờ bướm,
gửi thư trực tiếp (có sự chọn lọc).
- Nắm bắt các công trình, chủ trương của chính phủ để gia tăng khách
hàng cụ thể như: ban chỉ đạo thành phố Vị Thanh đàng có phương án thiết kế
dự án Nhà ở chung cư thu nhập thấp tại phường 5, thành phố Vị Thanh công
ty cần có sự liên kết với các nhà thầu, hỗ trợ họ để biến họ thành khách hàng
của công ty trong tương lai.
- Chủ động tìm kiếm xin giấy phép và tìm nhà đầu tư để xây cất các
công trình xây dựng công cộng, an sinh xã hội… sau đó kí kết hợp đồng với
nhà xây dựng cung cấp xi măng và các vật liệu xây dựng cho công trình.
- Tìm hiểu thị trường bất động sản, tình hình trong nước và ngoài nước
để xác định nhu cầu xây nhà, cũng như mua đất của các công trình đầu tư và
các dự án của nhà nước.
- Điều tra giá cả thị trường và thị phần của các đối thủ cạnh tranh để
đưa ra giá cạnh tranh, chiến lược giữ thị phần và mở rộng thị phần.
- Thường xuyên cập nhật các chính sách liên quan đến hoạt động kinh
doanh của công ty để kịp thời lập kế hoạch kinh doanh phù hợp.
- Hiện nay tuy đã tách ra khá lâu nhưng Hậu Giang vẫn là một tỉnh khá
mới. Vì vậy có rất nhiều công ty sản xuất vật liệu xây dựng vẫn chưa đặt nhà
phân phối hay đại lý cấp 1 ở Hậu Giang. Công ty có thể tìm hiểu các công ty
sản xuất xi măng đang có xu hướng mở rộng về Hậu Giang để trở thành đại lý
của các công ty, nhằm thu được thu nhập, vừa có thể chủ động hơn trong

Trang 49
nguồn hàng xi măng, đồng thời sẽ gia tăng được uy tín cho công ty.
4.6.3 Giải pháp về nhân sự
Do công ty mang tính chất là công ty gia đình, nên phần lớn nhân
viên trong công ty là thân nhân của chủ công ty, vì vậy văn hóa công ty
không được chú trọng. Và do công ty không có quy mô lớn nên nhân viên
của công ty chỉ có những chức vụ cơ bản bắt buộc mà mỗi công ty kinh
doanh đều phải có. Như vậy nếu công ty muốn tăng lượng tiêu thụ xi măng
lên cần cải thiện bộ máy nhân sự ở công ty như:
- Do quy mô công ty chỉ ở mức công ty vừa- nhỏ, nên công ty không
nhất định phải có phòng kinh doanh hay phòng marketing riêng biệt. Nhưng
nếu muốn nắm bắt được thị trường công ty cần quan tâm đến các vấn đề đó.
Vì vậy công ty cần có thêm nhân viên khảo sát thị trường trong bộ máy nhân
sự của công ty.
- Cần có nhân viên chuyên chở, bốc vác là nhân viên chính thức, vì
hầu hết hiện nay các khách hàng đều yêu cầu giao hàng tận nhà, vì vậy cần
nhân viên khuân vác là rất cần. Nhưng do từ trước tới nay công ty chỉ thuê
người khi thiếu hụt, nên dễ tạo ra sự trây lười, làm việc không nhiệt tình, và
có nhiều ứng xử không hay với khách hàng (vì vốn dĩ họ không có gì gắn bó
với công ty). Điều đó dễ gây mất khách hàng.
4.6.4 Giải pháp về tài chính
Theo dự báo tới năm 2014 sản lượng xi măng bán ra sẽ giảm thấp,
không sinh lợi cao, lợi nhuận của xi măng chỉ hơn 70 triệu rất khó để bù đắp
các khoản chi phí và phát sinh khi thị trường biến động. Công ty sẽ gặp khó
khăn khi ở cuối năm 2013 theo đánh giá của tổng cục thống kê thì giá xi
măng sẽ giảm vào 6 tháng cuối năm. Do công ty nhập hàng một lần vào đầu
năm với giá xi măng khá cao, hiện tại giá xi măng sẽ giảm vậy công ty sẽ
phải chịu lỗ một khoản doanh thu khá lớn. Vì vậy công ty cần tìm ra một số
giải pháp nhằm giảm khoản thua lỗ như:
- Giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp xuống mức thấp nhất (vì
công ty mang tính chất gia đình nên công việc này có thể thực hiện được).
- Bổ sung nguồn vốn hàng năm cần tăng lên đối với mặt hàng xi
măng. Công ty có thể cân nhắc đến việc vay ngân hàng, tuy nhiên phải chọn
thời điểm thích hợp.
- Cần năng động trong vòng quay vốn và luân chuyển tiền mặt.

Trang 50
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Trong ngành xây dựng xi măng là mặt hàng cần thiết và giữ vai trò rất
quan trọng. Lượng tiêu thụ xi măng cũng phản ánh tình hình phát triển của đất
nước, khi đất nước phát triển mạnh, công nghiệp hóa hiện đại hóa càng phát
triển thì sẽ càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng, lượng tiêu thụ xi măng sẽ
tăng cao. Ngược lại khi lượng tiêu thụ xi măng giảm mạnh, thì cũng đồng
nghĩa với việc thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Đất nước
đang rơi vào tình trạng kinh tế không ổn định.. Vì vậy, việc đẩy mạnh lượng
tiêu thụ xi măng là một điều cần thiết đối với doanh nghiệp nói riêng và đối
với cả nhà nước.
Tuy nhiên tình hình kinh tế hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn, ngành
xi măng đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa. Kinh tế đang trên bờ vực
khủng hoảng, thì việc tăng lượng tiêu thụ, tăng doanh thu là một điều rất khó
khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp. Công ty TNHH Huỳnh Thanh Sơn là
công ty vừa- nhỏ nên việc tăng lượng tiêu thụ lúc này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Qua những phân tích trên và đối với bản kế hoạch kinh doanh được lập ra, dựa
trên việc phân tích các yếu tố của doanh nghiệp, kết hợp với các yếu tố bên
ngoài…sẽ giúp công ty nắm bắt được tình hình tiêu thụ và kinh doanh của sản
phẩm xi măng tại công ty. Công ty có thể nắm bắt được các cơ hội nhằm phát
huy mọi khả năng hiện có của mình, linh hoạt, chủ động đưa ra các giải pháp
khắc phục những khó khăn, nhằm hoàn thành kế hoạch đặt ra.
Qua việc phân tích hoàn cảnh nội tại của công ty trong 3 năm 6 tháng
vừa qua, ta nhận thấy công ty cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, chỉ
trong 5 năm hoạt động công ty đã có được cho mình 2 chi nhánh bán hàng,
lượng tiêu thụ xi măng khá cao trong những năm 2010, 2011, 2012. Lợi nhuận
của công ty tuy không quá lớn, nhưng luôn ở số dương, trong khi tình hình
kinh tế hiện nay hàng năm có hơn 10.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Vì
vậy việc giữ vững, duy trì và tìm cơ hội phát huy của công ty khá lớn. Tuy
nhiên công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà phần lớn các doanh nghiệp
vừa- nhỏ mắc phải như: mang đậm tính gia đình, nguồn cung cấp hay biến
động do phải nhập hàng xa, không quan tâm đến công tác marketing vì vậy
công ty nên xem xét và khắc phục.
Tuy nhiên kế hoạch được lập ra chỉ là một định hướng cho công ty,
công ty có thể sẽ đạt kết quả thấp hơn kế hoạch, hoặc nếu nắm bắt tốt hơn
công ty sẽ đạt được kết quả vượt kế hoạch đặt ra, điều này còn phụ thuộc

Trang 51
nhiều vào sự quan tâm của ban quản lý công ty, linh hoạt vận dụng các kinh
nghiệm và kiến thức trong việc quản lý, tính toán và đưa ra được những biện
pháp tối ưu trong từng trường hợp biến động cụ thể phát sinh ngoài kế hoạch,
để đạt được những kết quả tốt nhất.
5.2 KIẾN NGHỊ
* Đối với công ty
Công ty cần có các chính sách chấn chỉnh và cải tiến lại hoạt động
kinh doanh mặt hàng xi măng của công ty như:
- Chủ động tìm kiếm khách hàng.
- Mở rộng thị phần của công ty.
- Tham gia các buổi hội thảo nhằm rút kinh nghiệm và tạo hình tượng
công ty đối vơi người dân.
- Nghiên cứu thị trường để có hướng biến chuyển kinh doanh.
- Chú ý hơn đến bộ máy nhân sự của công ty, nâng cao văn hóa công
ty để tạo ấn tượng đối với khách hàng khi đến công ty.
- Thường xuyên nhận thực tập sinh để thông qua nghiên cứu, đề xuất
của họ nhằm tham khảo và nhận định được phần nào thị trường.
* Đối với nhà nước
- Cần có nhiều biện pháp kích cầu, nhằm vực dậy thị trường bất động
sản.
- Đầu tư xây dựng thêm nhiều công trình công cộng, an sinh xã
hội…nhằm nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời tạo điều kiện để vực dậy
ngành xây dựng.
- Cần xem xét việc mở rộng và đưa vào hoạt động đối với các nhà
máy sản xuất xi măng mới. Vì trong 3 năm liên tiếp cung xi măng luôn vượt
quá cầu, dẫn đến tình hình biến động bất ổn của giá và lượng tiêu thụ xi
măng.
- Giảm lạm phát xuống mức thấp, để bình ổn giá nguyên vật liệu,
nhằm ổn định được giá xi măng, để sản phẩm không phải gánh chịu chi phí
quá lớn thì việc tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn.
- Có các chính sách hỗ trợ các công ty vừa- nhỏ trong việc đầu tư và
vay vốn. Dù mức lãi suất hiện tại của ngân hàng đang khá thấp, nhưng việc
tiếp cận với các nguồn vốn vay hỗ trợ là rất khó, vì đòi hỏi ở doanh nghiệp
rất nhiều yếu tố.

Trang 52
* Đối với hiệp hội xi măng
- Cần thống kê nhanh chóng đầy đủ về tình hình sản xuất, tiêu thụ,
giá cả xi măng. Báo cáo trung thực, đầy đủ để các công ty có thể nắm bắt
được thông tin chính xác về giá cả và nhu cầu một cách nhanh chóng.
- Các công ty xi măng nên đầu tư xây dựng các nhà máy trong khu
vực miền Nam, để tránh tình trạng chênh lệch giá xi măng giữa miền Bắc và
miền Nam.
- Cần phổ biến các chương trình giúp người tiêu dùng phân biệt được
xi măng thật, và hàng giả.

Trang 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David H.Bangs.JR, 2007. Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh. Nhà
xuất bản Lao động - Xã hội.
2. Phạm Ngọc Thúy, Phạm Tuấn Cường, Lê Nguyễn Hậu, eds., 2002. Kế
Hoạch Kinh Doanh. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
3. Steve Cone, 2006. Đánh Cắp Ý Tưởng. Nhà xuất bản trẻ.
4. Sở xây dựng Hậu Giang. http://sxd-haugiang.gov.vn/ [ngày truy cập: ngày
05 tháng 10 năm 2013]
5. Tổng cục thống kê. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?
tabid=387&idmid=3&ItemID=14625 [ngày truy cập: ngày 15 tháng 09
năm 2013]
6. Trần Đoàn Lâm, Tuấn Anh, 2009. Cẩm Nang Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch
Kinh Doanh Và Các Văn Bản Pháp Luật Mới Dành Cho Nhà Lãnh Đạo
Doanh Nghiệp. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
7. Trương Chí Tiến, Nguyễn Văn Duyệt, 2010. Lý Thuyết – Bài Tập Quản Trị
Sản Xuất. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
8. Trần Yến Thy, 2012 Lập kế hoạch kinh doanh năm 2013 tại công ty cổ
phần xi măng Tây Đô. Luận văn Đại học, Đại học Cần Thơ.

Trang 54

You might also like