You are on page 1of 6

PHONG TRÀO TÌNH NGUYỆN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN


Đề cương nghiên cứu khoa học
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
- Tình nguyện là một phẩm chất đạo đức, giá trị tốt đẹp của con người được thể
hiện và chia sẻ trên toàn thế giới và nhiều quốc gia. Ở nhiều quốc gia và cụ thể là ở
Việt Nam, việc tham gia công tác tình nguyện đã trở thành một phẩm chất đặc
trưng nổi bật của tuổi trẻ nói chung, của thanh niên nói riêng. Trong những giai
đoạn lịch sử đặc biệt, vai trò xung kích tình nguyện của thanh niên luôn được thể
hiện rõ nét. Nếu hiểu tình nguyện là những suy nghĩ, việc làm quên mình vì người
khác mà cao hơn cả là vì cộng đồng, vì dân tộc thì ở Việt Nam từ thuở bình minh
sơ khai của đất nước, đã có rất nhiều những con người, những nhóm người sẵn
sàng tham gia các hoạt động tình nguyện với những mục đích vô cùng tốt đẹp.
- “Tình nguyện không chỉ là cho đi, mà còn là cơ hội phát triển bản thân”. Đó là
chia sẻ của bác sỹ Nguyễn Văn Hiếu, đại biểu đến từ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên với kinh nghiệm hơn 10 năm thực hiện các hoạt động tình nguyện của mình
tại Diễn đàn “Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".Việc tham gia tình
nguyện không chỉ có ý nghĩa là trao đi tình thương mà người làm tình nguyện còn
nhận được rất nhiều điều quý giá, quan trọng, đặc biệt là đối với sự phát triển giới
trẻ hiện nay, cụ thể là sinh viên, học sinh. Một quốc gia càng có nhiều tài năng, thig
quốc gia đó càng có nhiều tài sản quý giá. Đặt ra mẫu hình thanh niên với những
chuẩn mực giá trị vun đắp và hình thành cho thế hệ trẻ bằng những biện pháp tích
cực là việc cần và nên làm. Bởi vậy, giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên là một
vấn dề hết sức quan trọng trong đào tạo đại học cũng như trong sự nghiệp giáo dục
nói chung. Với yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay đã và đang đặt ra cho
các trường đại học, cao đẳng nhiệm vụ không ngừng đổi mới công tác đào tạo,
nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện về tri thức khoa học, đạo
đức, lối sống, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ứng phó với những đòi hỏi của cuộc
sống đang chuyển biến nhanh chóng từng ngày.
-Những năm gần đây, hoạt động tình nguyện của cả nước nói chung, khu vực Hà
Nội nói riêng đang phát triển triển với quy mô lớn với sự tham gia của rất nhiều
loại hình tổ chức khác nhau. Trường Học viện An ninh nhân dân với số lượng gần
2000 sinh viên, đều là những chiến sĩ công an trẻ khỏe, năng động với sứ mệnh bảo
vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, giúp đỡ, sát cánh cùng nhân dân vượt qua những giai
đoạn khó khăn, bởi vậy việc tham gia các hoạt động tình nguyện cũng là 1 cách để
sinh viên được gần gũi hơn với nhân dân, nâng cao tình yêu với công việc, với đất
nước. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên Học viện chưa cảm nhận được hết
ý nghĩa của việc hoạt động tình nguyện, cũng như cảm thấy chưa hài lòng khi tham
gia. Do đó việc nâng cao đẩy mạnh phong trào tình nguyện của sinh viên học viện
cần phải mạnh mẽ hơn nữa. Theo đó, để góp phần phát triển và nâng cao chất
lượng các hoạt động sinh viên tình nguyện thì cần phải giúp sinh viên thấy được
những tác động tich cực mà việc tham gia tình nguyện mang lại cho sinh viên Học
viện An ninh nhân dân.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung: Nghiên cứu phong trào tình nguyện và những lợi ích thiết thực mà
nó mang lại cho sinh viên học viện An ninh nhân dân.
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng mô hình nghiên cứu, các bài thu thập ý kiến, bài phỏng vấn sâu
giúp cho việc xác định thực trạng làm tình nguyện và những điều mà người làm tình
nguyện nhận lại được
Thứ hai, xác định được những lợi ích mà sinh viên học viện nhận được trong cuộc
sống, công việc, học tập và các mối quan hệ.
Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao, khuyến khích sinh viên đẩy mạnh
việc tham gia các phong trào tình nguyện.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Những lợi ích mà sinh viên nhận được sau khi tham gia phòng trào tình nguyện đối với
việc phá triển bản thân, phát triển các kỹ năng, mối quan hệ
4. Phạm vi nghiên cứu
Thông tin, dữ liệu thứ cấp thu thập trên báo chí, tài liệu, các đề tài nghiên cứu trước
đó, sách chuyên ngành về Làm tình nguyện
Dữ liệu sơ cấp từ việc khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn sinh viên học viện An ninh
nhân dân
Thời gian khảo sát:
5. Tính mới của đề tài
6. Lợi ích của việc làm tình nguyện đối với sinh viên
1. Học hỏi được nhiều kỹ năng mới
Tình nguyện là một cơ hội tuyệt vời để giúp sinh viên tìm ra sở trường của mình
và phát triển những kỹ năng mới. Lên kế hoạch cho một chiến dịch quyên góp giúp
sinh viên phát triển khả năng lập kế hoạch, quyết toán chi tiêu. Huấn luyện và
hướng dẫn các tình nguyện viên khác giúp cho sinh viên phát triển kỹ năng sư
phạm, kỹ năng lãnh đạo.
Có rất nhiều kỹ năng cần thiết giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp nhưng bạn
không cần thiết phải cố gắng rèn luyện những kỹ năng đó vì mục tiêu công việc. Vẽ
một bức tranh tường hoặc thiết kế một poster cổ động vì ngày tình nguyện quốc tế
– để kỷ niệm những hoạt động ý nghĩa mà các tình nguyện viên đã làm – có thể
giúp bạn nâng cao khả năng hội họa và thiết kế. Hãy khám phá tình yêu với âm
nhạc và học làm DJ để mang đến những cảm xúc mới lạ cho câu lạc bộ disco trẻ.
Nói chung, có rất nhiều cơ hội. Điều quan trọng là bạn có thể tận dụng nó không.
2. Hãy trở thành một phần của cộng đồng, xích gần khoảng cách giữa dân và quân
Con người và xã hội luôn phải dựa vào nhau để sinh tồn, sự xuất hiện của thương
mại hóa đã làm tổn hại đến những giá trị truyền thống, tính cộng đồng đang bị ảnh
hưởng bởi sự phát triển của một xã hội hiện đại nhưng ngay bây giờ chúng ta có thể
hàn gắn lại sự thay đổi đó bằng cách làm tình nguyện. Mục đích cao cả của làm
tình nguyện là giúp đỡ người khác và tạo ra những ảnh hưởng tích cực tới đời sống
của những người kém may mắn. Ngoài ra, đối với sinh viên ngành công an, đây
còn là cơ hội để giúp cho sinh viên xích dần khoảng cách với nhân dân, hiểu mong
muốn, nguyện vọng của nhân dân, là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển sau
này với tư cách là một người chiế sĩ công an nhân dân.
3. Chinh phục mục tiêu
Về cơ bản, làm tình nguyện là đầu tư thời gian, công sức và kỹ năng một cách phi
lợi nhuận. Không giống như nhiều việc khác trong cuộc sống, bạn có quyền được
lựa chọn khi làm tình nguyện. Tình nguyện sẽ tạo động lực và cảm giác hạnh phúc
khi đã làm được việc có ích, điều này bắt nguồn từ nhu cầu và khát khao được cống
hiến. Nhiều người nghĩ rằng một người không thể tạo ra sự khác biệt. Điều đó có
thể là đúng khi không một ai có đủ khả năng để giải quyết tất cả vấn đề của nhân
loại, nhưng những gì bạn làm được có thể đóng góp một chút công sức để làm thế
giới này dần trở nên tốt đẹp hơn.
4. Một sở thích mới
Đôi lúc chúng ta cảm thấy bị bó buộc trong một xã hội đầy tính cạnh tranh,
“Cơm- áo- gạo tiền” tác động đến cuộc sống của bạn hàng ngày thì tình nguyện sẽ
là một cách để thoát khỏi những áp lực trong cuộc sống và tạo ra sự cân bằng. Tìm
hiểu sở thích mới thông qua những việc làm tình nguyện là một trải nghiệm thú vị,
thiết kế một poster, banner hay xây dựng một trang web một vài giờ trong tuần
hoặc viết bài cho một tổ chức tình nguyện, cảm giác thỏa mãn giúp giải tỏa căng
thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống. Những trải nghiệm đó đưa bạn đến những thứ mới
lạ hoặc giúp bạn khám phá những sở thích mà bạn chưa bao giờ để ý tới. Bạn có
thể mở mang tầm nhìn hoặc khám phá những cơ hội mới hoặc mở rộng chân trời
của bạn.
6. Những kinh nghiệm mới
Tình nguyện là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi những kinh nghiệm cuộc sống.
Bất kể công việc gì, từ việc xây dựng một thư viện đến thiết kế những tờ rơi để kéo
sự chú ý tới một hoạt động tình nguyện, bạn đều được trải nghiệm khi bắt tay vào
làm việc. Tình nguyện viên có thể làm bất cứ điều gì trong một xã hội có vô vàn cơ
hội tình nguyện.
Ví dụ, bạn có thể làm tình nguyện ở một đất nước đang phát triển và xem những
ảnh hưởng trực tiếp bạn đang tạo ra cho những người kém may mắn nhất trên thế
giới. Bạn có thể lướt ván trên không để tình nguyện, một cách để trải nghiệm trò
chơi thể thao mạo hiểm và kêu gọi quyên góp.
7. Gặp gỡ những người khác nhau
Tình nguyện giúp gắn kết nhiều người từ những hoàn cảnh khác nhau lại gần
nhau hơn. Những kết quả từ công việc tình nguyện của bạn và những thành viên
trong tổ chức đều là nguồn cảm hứng và là một cách tốt để bạn phát triển những kỹ
năng mềm. Tình nguyện giúp bạn tạo một mạng lưới quan hệ tuyệt vời. Không chỉ
giúp bạn phát triển những mối quan hệ lâu dài mà cũng là một cách tuyệt vời để
biết thêm những người đến từ mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, môi trường và nghề
nghiệp. Mối quan hệ là một lợi ích thú vị của tình nguyện vì bạn không thể đoán
trước được những người bạn sẽ gặp hoặc những điều mới bạn sẽ học được và
những ảnh hưởng bạn tạo ra trong cuộc sống.
8. Gửi một thông điệp tới bạn bè, thầy cô và gia đình
Khi nhìn nhận về 1 cá nhân nào đó, người khác thường quan tâm đến cuộc sống
cộng đồng của bạn, những công việc xã hội mà bạn đã tham gia. Tình nguyện phản
ánh một bức tranh toàn cảnh về bạn và là một ví dụ thực tế về sự nhiệt huyết, kiên
trì và sở thích của bạn. Hãy cho mọi người biết bạn đam mê điều gì và bạn có cũng
có thể truyền cảm hứng cho người khác
9. Nâng cao kỹ năng xã hội và mối quan hệ của bạn

Ngoài số ít người có khả năng mạnh dạn; tự nhiên trước tập thể thì đa số sẽ cảm
thấy “xấu hổ” và nhút nhát khi làm việc đó. Tình nguyện cung cấp cho bạn cơ hội
để bạn thực hành và phát triển các kỹ năng xã hội đó. Bạn phải thường xuyên làm
việc với tập thể cũng như có nhiều hoạt động diễn ra khi bạn tham gia tình nguyện.

10. Kết nối và xây dựng khả năng làm việc nhóm

Cũng như trên, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng quan trọng bạn
cần phải có trong quá trình học tập cũng như đi làm sau này. Trừ khi bạn là người
“kiệt xuất”, mọi vấn đề giải quyết cần phải có tập thể. Do vậy, tình nguyện cũng là
cơ hội bạn thực hành kỹ năng làm việc và thảo luận nhóm – trong đó có các kỹ
năng như: lên kế hoạch, sắp xếp thời gian, tổ chức thảo luận, phân chia công việc…

11. Tốt cho tinh thần và cơ thể bạn


Cả học kỳ và năm học bạn vùi đầu vào bài vở và không có thời gian hoạt động bên
ngoài? Bạn cảm thấy căng thẳng với việc học hành? Tình nguyện cũng là cách để
bạn xả “stress” sau những kỳ học dài. Bạn được hoạt động chân tay thay vì ngồi lì
trước bàn học hay màn hình máy tính. Tình nguyện làm bạn tăng sự tự tin và lạc
quan hơn về tinh thần. Khi đó, không có lý do gì bạn không gặt hái được mục tiêu
của mình đặt ra.

12. Làm bạn vui vẻ và có trách nhiệm

Hoạt động tình nguyện là một cách thú vị và dễ dàng để khám phá ra sở thích và
đam mê của bạn. Bạn được đóng góp sự sáng tạo và công sức của mình để hoàn
thành một nhiệm vụ nào đó. Bạn sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và
cuộc sống.  Có nhiều ý tưởng để bạn tham gia và hoạt động tình nguyện chứ không
nhất thiết bắt buộc phải theo một tổ chức đoàn thể nào. Lợi ích trước mắt dường
như sẽ không thấy nhưng bạn sẽ trang bị cho mình những hành trang tuyệt vời để
bạn khác biệt với phần còn lại. 

IV. Giải pháp để thúc đẩy sinh viên tham gia phong trào làm tình nguyện

Tình nguyện là tự nhận công việc, trách nhiệm không mang tính bắt buộc đòi hỏi
tính tự giác rất cao, không quản ngại khó khăn, gian khổ vì lợi ích của tập thể, của
cộng đồng. Sinh viên tham gia tình nguyện phải có tấm lòng nhân ái, tích cực, chủ
động, sáng tạo trong công việc, có tinh thần tập thể, tương thân tương ái và luôn có
trách nhiệm cao trong mọi công việc.

Trước hết, tùy theo mức độ, tính chất công việc mà Đoàn Thanh niên xây dựng kế
hoạch, yêu cầu cụ thể. Hoạt động tổ chức phải mang tính thực tiễn nhằm giải quyết
các vấn đề khó khăn của cộng đồng và mang tính giáo dục cao, không chỉ giúp rèn
luyện về thể chất mà còn trau dồi về đạo đức, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong quá trình
thực hiện. Cần chú trọng hoạt động tại chỗ, phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích
của toàn bộ lực lượng đoàn viên, thanh niên. Bởi vì, chỉ có hoạt động tại chỗ vừa
tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại mà cũng có thể phát huy tính hiệu quả
của các hoạt động tình nguyện. Phải tính toán số lượng tham gia cho thật chính xác,
triệt để tránh tình trạng vận động nhiều lực lượng nhưng lại làm cho qua loa, đùn
đẩy trách nhiệm lẫn nhau, hoặc khối lượng công việc không đáng kể mà lại huy
động quá đông người. Có rất nhiều hoạt động tình nguyện thiết thực, phù hợp với
sinh viên cũng như đáp ứng nhu cầu của đơn vị và địa phương như: vệ sinh môi
trường, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chăm sóc y tế, chăm sóc trẻ em, người già
neo đơn, giúp đỡ gia đình chính sách, phổ cập tin học, …. Các hoạt động cần được
tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phát huy tính tích cực của lực
lượng tình nguyện viên cũng như đúng đối tượng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ. Thời gian
tổ chức nên vào các ngày cuối tuần; Có những hoạt động cần tổ chức theo đợt,
nhưng có một số hoạt động nên duy trì hàng tuần hoặc hàng tháng. Cần rèn luyện
thói quen, nếp sinh hoạt khi tham gia hoạt động tình nguyện. Trước khi tổ chức
thực hiện cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ và sinh hoạt cụ thể
về nội dung hoạt động mà các tình nguyện viên tham gia.

          Cán bộ Đoàn, Hội – người phụ trách hoạt động tình nguyện phải là người có
tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, tâm huyết, tự nguyện tham gia công tác; có
khả năng tổ chức, nhạy bén, kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề cấp
bách, những việc mới phát sinh để đề xuất với các cấp lãnh đạo, quản lí. Cán bộ
Đoàn, Hội phải là người có uy tín cao đối với sinh viên, hòa đồng, thân thiện với
quần chúng, đồng thời phải là người có trách nhiệm cao, có điều kiện và sức khỏe
tốt để cùng tham gia các hoạt động tình nguyện với sinh viên, trong mọi tình huống
khó khăn không chùn bước.

          Các tổ chức, đoàn thể cần nghiên cứu tổ chức các hoạt động tình nguyện phù
hợp với điều kiện của đơn vị và tình hình địa phương, phù hợp với điều kiện học
tập, sức khỏe, tình hình kinh tế của sinh viên. Bản thân sinh viên cần tích cực tham
gia hoạt động tình nguyện để rèn luyện sức khỏe, ý chí, tinh thần, rèn luyện và phát
triển khả năng giao tiếp, khả năng xử lý và giải quyết tình huống, nâng cao ý thức,
rèn luyện về đạo đức, tác phong, góp phần xây dựng xã hội, vì cuộc sống cộng
đồng

You might also like