You are on page 1of 35

1 HÀM NGƯỢC

Bài tập 1.1. Giới hạn của kính viễn vọng


Một công thức cho độ lớn giới hạn L của kính viễn vọng (độ lớn ngôi sao nhỏ nhất mà nó có
thể nhìn thấy được) được cho bởi
L = 9 + 5.1 ln d,
với d là đường kính của thấu kính.
1. Tìm hàm ngược của L và nêu ý nghĩa.
2. Tìm L−1 (14) và nêu ý nghĩa.
3. Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm ngược.

Bài tập 1.2. Đường học


1 sinh viên cần học 500 từ vựng. Nếu sinh viên này học được 15 từ vựng sau 5 phút, thì hàm
L(t) = 500(1 − e−0.0061t )
xấp xỉ số từ mà sinh viên học được sau t phút.
1. Tìm hàm ngược của L và nêu ý nghĩa.
2. Tìm L−1 (400) và nêu ý nghĩa.
3. Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm ngược.

Bài tập 1.3. Ảnh hưởng của độ cao đến cân nặng
Nếu 1 bạn nặng 120 pounds tại mực nước biển thì khối lượng của bạn ở độ cao h (dặm) so
với mực nước biển sẽ được cho bởi
 2
4000
W (h) = 120 .
4000 + h
1. Tìm hàm ngược W −1 . Giải thích lý do tại sao hàm W có hàm ngược và nêu ý nghĩa
hàm ngược.
2. Tìm W −1 (3) và nêu ý nghĩa.
3. Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm ngược.

Bài tập 1.4. Độ Richter


Độ Richter là 1 cách để chuyển đổi các số đo địa chấn thành độ lớn M của một trận động
đất. Tất cả các trận động đất đều được so sánh với trận động đất cấp độ 0 có số đo địa chấn
x0 = 0.001mm ở khoảng cách 100km từ tâm chấn. Một trận động đất có số đo địa chấn
xmm có cường độ M (x) đo ở cùng khoảng cách cho bởi
x
M (x) = log( )
x0
1. Tìm hàm ngược M −1 và nêu ý nghĩa hàm ngược.
2. Tìm M −1 (7) và nêu ý nghĩa.
3. Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm ngược.

1
2 HÀM HỢP
Bài tập 2.1. Một máy bay bay với tốc độ 500km/h ở độ cao 3km bay ngang qua 1 radar
lúc 8h sáng: t = 0.

1. Tìm hàm khoảng cách máy bay bay được s theo t.

2. Tìm hàm khoảng cách d từ máy bay đến radar theo khoảng cách s máy bay bay được.

3. Tìm hàm khoảng cách d từ máy bay đến radar theo thời gian t.

Bài tập 2.2. Ảnh hưởng của con người đến môi trường
Số lượng người sống ở trên bờ biển ảnh hưởng đến số lượng cá voi sống ở vùng nước biển
gần đó
x
y = f (x) = 1000 −
2
trong đó x là số người (ngàn người) và y là số lượng cá voi. Vì cá voi ăn phù du, số lượng cá
voi sẽ ảnh hưởng đến số lượng phù du trong vùng biển
y
z = g(y) = 400 −
5
với z là số lượng phù du, y là số lượng cá voi. Biểu diễn sự ảnh hưởng của số người sống
trên bờ biển đến số lượng phù dù trong vùng biển gần đó. Tính lượng phù du khi số người
là 100 000 người.

Bài tập 2.3. Hàm cầu


Giả sử 1 cửa hàng có kế hoạch sale hằng năm cố định như sau


 30%, 0 < x ≤ 100,

0%, 100 < x ≤ 200,
c=
50%, 200 < x ≤ 300,


70%, 300 < x ≤ 365.

Với c là số phần trăm giảm giá vào ngày thứ x trong năm.

1. Một sản phẩm có giá nguyên bản là 100$. Tìm giá p của sản phẩm theo ngày x trong
năm.

2. Hàm cầu là số lượng bán ra trong một đơn vị thời gian của sản phẩm đó phụ thuộc
theo giá sản phẩm, được mô tả bởi

Qd = 5(101 − p).

Tìm hàm Qd theo ngày thứ x trong năm.

2
Bài tập 2.4. Áp suất khí quyển
Áp suất khí quyển p (mmHg)trên khinh khí cầu hoặc máy bay giảm khi tăng chiều cao
h(km) theo mực nước biển
P (h) = 760e−0.145h .
Biết độ cao h của máy bay khi cất cánh cho bởi

h = 0.61 ln(t + 1),

với t là thời gian tính bằng phút. Biểu diễn áp suất của khí quyển p theo thời gian t.

3 BÀI TOÁN TÌM LỢI NHUẬN CAO NHẤT


Bài tập 3.1. Một cửa hàng bán xe đạp bán được 20 xe mỗi tuần với giá 400 đôla/1 xe.
Người quản lý nhận thấy nếu mỗi lần cửa hàng giảm giá 20 đôla/1 xe thì sẽ bán thêm được
2 xe. Biết giá vốn của mỗi xe là 200 đôla.

a. Nếu gọi x là số lần giảm giá, hãy tìm giá bán mỗi xe (P) và số lượng xe bán được (Q)
như 1 hàm theo x.

b. Tìm doanh thu (R), lợi nhuận (P) của cửa hàng tương ứng với số lần giảm giá

c. Hãy tính số lần giảm giá để tối đa lợi nhuận cho cửa hàng mỗi tuần? Tính lợi nhuận
tối đa?

Bài tập 3.2. Một cửa hàng bán xe đạp điện bán được 30 xe mỗi tuần với giá 500 đôla/1
xe. Người quản lý nhận thấy nếu mỗi lần cửa hàng giảm giá 30 đôla/1 xe thì sẽ bán thêm
được 3 xe. Biết giá vốn của mỗi xe là 300 đôla.

a. Nếu gọi x là số lần giảm giá, hãy tìm giá bán mỗi xe (P) và số lượng xe bán được (Q)
như 1 hàm theo x.

b. Tìm doanh thu (R), lợi nhuận (P) của cửa hàng tương ứng với số lần giảm giá

c. Hãy tính số lần giảm giá để tối đa lợi nhuận cho cửa hàng mỗi tuần? Tính lợi nhuận
tối đa?

Bài tập 3.3. Một cửa hàng bán xe ô tô bán được 30 xe mỗi tháng với giá 30.000 đôla/1 xe.
Người quản lý nhận thấy nếu mỗi lần cửa hàng giảm giá 5% thì sẽ bán thêm được 4 xe. Biết
giá vốn của mỗi xe là 25.000 đôla.

a. Nếu gọi x là số lần giảm giá, hãy tìm giá bán mỗi xe (p) và số lượng xe bán được (q)
như 1 hàm theo x.

b. Tìm doanh thu (R), lợi nhuận (P) của cửa hàng tương ứng với số lần giảm giá

c. Hãy tính số lần giảm giá để tối đa lợi nhuận cho cửa hàng mỗi tuần? Tính lợi nhuận
tối đa?

3
Bài tập 3.4. Một cửa hàng bán đồ dùng gia dụng bán được 50 tủ lạnh mỗi tuần với giá
8 triệu/1 cái. Người quản lý nhận thấy nếu mỗi lần cửa hàng giảm giá 5%/1 cái thì sẽ bán
thêm được 5 cái. Biết giá vốn của mỗi xe là 5 triệu.
a. Nếu gọi x là số lần giảm giá, hãy tìm giá bán mỗi tủ (P) và số lượng tủ bán được (Q)
như 1 hàm theo x.
b. Tìm doanh thu (R), lợi nhuận (P) của cửa hàng tương ứng với số lần giảm giá
c. Hãy tính số lần giảm giá để tối đa lợi nhuận cho cửa hàng mỗi tuần? Tính lợi nhuận
tối đa?
Bài tập 3.5. Một công ty dịch vụ du lịch trung bình bán được 150 tour mỗi tuần với giá
400 đôla/ 1tour. Người quản lý nhận thấy nếu mỗi lần công ty giảm giá 30 đôla/tour thì sẽ
bán thêm được 10 tour. Biết chi phí của mỗi tour là 250 đôla.
a. Nếu gọi x là số lần giảm giá, hãy tìm giá bán mỗi tour (P) và số lượng tour bán được
(Q) như 1 hàm theo x.
b. Tìm doanh thu (R), lợi nhuận (P) của cửa hàng tương ứng với số lần giảm giá
c. Hãy tính số lần giảm giá để tối đa lợi nhuận cho cửa hàng mỗi tuần? Tính lợi nhuận
tối đa đó?

Bài tập 3.6. Một công ty Bất động sản có 50 căn hộ cho thuê. Biết rằng nếu cho thuê mỗi
căn hộ với giá 2.000.000 đồng mỗi tháng thì mọi căn hộ đều có người thuê và cứ mỗi lần tăng
giá cho thuê mỗi căn hộ 100.000 đồng mỗi tháng thì có thêm 02 căn hộ bị bỏ trống. Muốn
có thu nhập cao nhất, công ty đó phải cho thuê với giá mỗi căn hộ là bao nhiêu?
Bài tập 3.7. Một cửa hàng bán bưởi Đoan Hùng của Phú Thọ với giá mỗi quả là 50.000
đồng. Với giá bán này thì cửa hàng chỉ bán được khoảng 40 quả bưởi. Cửa hàng này dự định
giảm giá bán, ước tính nếu cửa hàng cứ giảm giá mỗi quả 5.000 đồng thì số bưởi bán được
tăng thêm là 50 quả. Xác định giá bán để cửa hàng đó thu được lợi nhuận lớn nhất, biết
rằng giá nhập về ban đầu mỗi quả là 30.000 đồng.
Bài tập 3.8. Gia đình ông Thanh nuôi tôm với diện tích ao nuôi là 100 m2. Vụ tôm vừa qua
ông nuôi với mật độ là 1 (kg/m2 ) tôm giống và sản lượng tôm khi thu hoạch được khoảng 2
tấn tôm. Với kinh nghiệm nuôi tôm nhiều năm, ông cho biết cứ thả giảm đi (200 g/m2 ) tôm
giống thì sản lượng tôm thu hoạch được 2,2 tấn tôm. Vậy vụ tới ông phải thả bao nhiêu kg
tôm giống để đạt sản lượng tôm cho thu hoạch lớn nhất? (Giả sử không có dịch bệnh, hao
hụt khi nuôi tôm giống).

4 TOÁN KINH TẾ
Bài tập 4.1. Cho các hàm tổng doanh thu và hàm tổng chi phí của công ty như sau:
T R = 1400Q − 7.5Q2
T C = Q3 − 6Q2 = 140Q + 750
Hãy tìm mức sản lượng để làm cực đại hoá lợi nhuận của công ty và tính lợi nhuận cực đại
của công ty.
Đáp số: Q = 20, πmax = 15850

4
Bài tập 4.2. Chứng minh rằng chi phí biên tế (MC) bằng với thu nhập biên tế (MR) ở mức
sản lượng làm cực đại hoá lợi nhuận.

Bài tập 4.3. Một nhà sản xuất có khả năng phân biệt giữa thị trường trong nước và thị
trường nước ngoài đối với một sản phẩm trong đó các hàm cầu lần lượt được cho bởi:

Q1 = 21 − 0.1P1

Q2 = 50 − 0.4P2
Cho hàm tổng chi phí T C = 2000 + 10Q, trong đó Q = Q1 + Q2 . Hỏi với mức giá nào mà
nhà sản xuất sẽ bán ra để làm cực đại hóa lợi nhuận trong các trường hợp sau:
(a) có sự phân biệt giữa các thị trường.
(b) không có sự phân biệt giữa các thị trường.
(c) Hãy so sánh lợi nhuận trong hai trường hợp trên.
Đáp số:
(a) P1 = 110, P2 = 67.5
(b) P = P1 = P2 = 76
(c) πa = 322.50, πb = 178

Bài tập 4.4. Cho các hàm tổng thu nhập và hàm tổng chi phí

T R = 1400Q − 7.5Q2

T C = Q3 − 6Q2 + 140Q + 750


Hãy sử dụng kết quả bài 2 để
(a) làm cực đại hoá lợi nhuận π và
(b) kiểm tra các điều kiện đạo hàm cấp hai.

Bài tập 4.5. (a) Nếu C(x) là hàm chi phí để sản xuất x đơn vị hàng hoá, thì chi phí trung
bình trên đơn vị hàng hoá là c(x) = C(x) x
. Chứng tỏ rằng nếu chi phí trung bình là một
minimum, thì chi phí biên tế bằng với chi phí trung bình.
(b) Nếu C(x) = 16, 000 + 200x + 4x3/2 , đơn vị dollars, hãy tìm
(i) chi phí, chi phí trung bình, và chi phí biên tế ở mức sản xuất là 1000 đơn vị hàng hoá;
(ii) mức sản lượng để làm cực tiểu hoá chi phí trung bình; và
(iii) chi phí trung bình cực tiểu.
Đáp số:
(a) C(1000) ≈ $342, 491; c(1000) ≈ $342.49/đơn vị; C 0 (1000) ≈ $389.74/đơn vị
(b) x = 400
(c) c(400) = $320/đơn vị

Bài tập 4.6. (a) Chứng tỏ rằng nếu lợi nhuận P (x) là một maximum, thì thu nhập biên tế
bằng với chi phí biên tế.
(b) Nếu C(x) = 16000 + 500x + 1.6x2 + 0.004x3 là hàm chi phí và P (x) = 1700 − 7x là
hàm cầu, hãy tìm mức sản lượng để làm cực đại hoá lợi nhuận.
Đáp số:
(b) x = 100

5
Bài tập 4.7. Một đội bóng chày chơi ở một sân vận động với sức chứa 55,000 khán giả. Với
giá vé là $10, thì số người xem trung bình là 27,000. Khi giá vé giảm xuống $8, số người xem
trung bình tăng lên 33,000.
(a) Tìm hàm cấu, giả sử nó là tuyến tính.
(b) Hỏi giá vé sẽ là bao nhiêu để làm cực đại hoá thu nhập?
Đáp số:
(a) y = p(x) = 19 − (x/3000)
(b) p(28, 500) = $9.5

Bài tập 4.8. Trong các tháng hè Terry đã làm và bán các dây chuyền trên bờ biển. Mùa
hè vừa qua anh ta đã bán các dây chuyền với giá mỗi dây là $10 và việc bán hàng của anh
ta trung bình bán được 20 dây mỗi ngày. Khi anh ta tăng giá lên $1, anh ta nhận thấy rằng
việc bán hàng trung bình giảm hai doanh số mỗi ngày.
(a) Tìm hàm cầu, giả sử nó là tuyến tính.
(b) Nếu chi phí vật liệu cho mỗi dây chuyền là $6, hỏi giá bán sẽ là bao nhiêu để làm cực
đại hoá lợi nhuận?
Đáp số:
(a) p(x) = − 12 x + 20
(b) p(14) = $13

Bài tập 4.9. Một nhà bán lẻ đang bán 1200 máy tính bảng mỗi tuần với giá $350 mỗi máy.
Bộ phận tiếp thị ước tính nếu mỗi tuần bán thêm 80 máy tính bảng với giá mỗi máy giảm
$10.
(a) Tìm hàm cầu.
(b) Mức giá đưa ra sẽ là bao nhiêu để làm cực đại hoá thu nhập?
(c) Nếu hàm chi phí mỗi tuần của nhà bán lẻ là

C(x) = 35000 + 120x

thì nhà bán lẻ sẽ chọn mức giá là bao nhiêu để làm cực đại hoá lợi nhuận?

5 BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA


Bài tập 5.1. Lề trên và lề dưới của một tấm áp phích là 6cm /lề và lề hai bên là 4 cm/lề.
Nếu diện tích của nội dung in nằm trên tấm áp phích là 384 cm2 , hãy tìm kích thước của
tấm áp phích có diện tích nhỏ nhất.

Bài tập 5.2. Một tấm áp phích có diện tích là 180 cm2 , lề dưới và các lề bên là 1 inch, lề
trên là 2 inch. Hỏi các kích thước của áp phích là bao nhiêu thì diện tích của phần nội dung
in sẽ được lớn nhất?

Bài tập 5.3. Một dây kim loại dài 10 m được cắt làm 2. Dây thứ nhất được uốn thành hình
vuông và dây thứ 2 được uốn thành hình tam giác đều. Hỏi phải cắt dây kim loại này như
thế nào để diện tích tổng của cả 2 hình là (a) lớn nhất? (b) nhỏ nhất?

Bài tập 5.4. Một chiếc can hình trụ không nắp được làm để chứa V cm3 chất lỏng. Tìm
kích thước chiếc hộp sao cho chi phí kim loại làm chiếc can đó là nhỏ nhất.

6
Bài tập 5.5. Một hàng rào cao 8 ft chạy song song với một tòa nhà cao tầng , cách tòa
nhà 4 ft. Tìm chiều dài chiếc thang ngắn nhất bắc từ bờ tường của tòa nhà,qua hàng rào và
chạm mặt đất.

Bài tập 5.6. Một chiếc tách uống nước có dạng hình nón được làm từ một miếng giấy hình
tròn có bán kính r bằng cách cắt bỏ đi một phần và nối hai cạnh CA và CB lại với nhau.
Tìm sức chứa( thể tích) lớn nhất của chiếc tách này.

Bài tập 5.7. Một chiếc tách uống nước có dạng hình nón có khả năng chứa được 27 cm3
nước. Tính chiều cao và bán kính của chiếc tách sao cho lượng giấy dùng để làm tách là nhỏ
nhất.

Bài tập 5.8. Một hình nón có chiều cao h nội tiếp trong một hình nón lớn hơn với chiều
cao H sao cho chóp của nó nằm ngay tâm của đáy hình chóp lớn hơn. Chứng minh rằng hình
nón nội tiếp có thể tích lớn nhất khi h = 1/3 H.

Bài tập 5.9. Một vật thể có khối lượng W được kéo theo phương nằm ngang bằng dây
thừng cột vào vật thể. Nếu dây thừng tạo thành một góc θ với mặt phẳng thì độ lớn của lực
kéo này là :
µW
F =
µ sin θ + cos θ
, trong đó µ là hằng số, được gọi là hệ số ma sát. Hỏi θ nhận giá trị bao nhiêu thì F nhỏ
nhất?

Bài tập 5.10. Một con cá bơi với vận tốc là v so với dòng nước, năng lượng mà nó tiêu
hao trên một đơn vị thời gian tỉ lệ thuận với v 3 . Chúng ta biết rằng một con cá sẽ cố gắng
tối thiểu hóa năng lượng cần thiết để bơi trong một khoảng cách cố định.Nếu vận tốc dòng
nước là u (u <v) thì thời gian cần thiết để bơi ngược dòng với một cự ly L là L/(v − u)và
năng lượng tổng để bơi cự ly đó được cho bởi công thức:
L
E(v) = av 3 .
v−u

trong đó a là hằng số tỉ lệ.


(a) Xác định giá trị v để tối thiểu hóa E.
(b) Vẽ đồ thi E.

7
Bài tập 5.11. Trong một tổ ong, mỗi lỗ ong là một lăng kính lục giác. Một đầu mở, còn
một đầu tạo thành góc tam diện như hình minh họa. Ong xây các lỗ này như là cách làm tối
thiểu hóa diện tích bề mặt, vì vậy sẽ sử dụng lượng sáp ong ít nhất để xây tổ. Nghiên cứu về
các lỗ ong này cho thấy góc đỉnh θ nhất quán một cách đáng kinh ngạc. Dựa trên cấu trúc
hình học của lỗ ong, chúng ta chứng minh được diện tích bề mặt S của lỗ ong như sau :
3 √
S = 6sh − s2 cot θ + (3s2 3/2)cosθ
2
Trong đó s là chiều dài các cạnh bên của lục giác, h là chiều cao, s và h đều là hằng số.
(a) Tính dS / dθ.
(b) Ong thích xây một góc θ bằng bao nhiêu?
(c) Tính diện tích bề mặt nhỏ nhất của lỗ ong ( tính theo s và h).
Chú ý: Việc đo lường thực tế góc θ trong tổ ong có được thực hiện, và việc đo lường này
hiếm khi sai lệch quá 20 so với phép tính toán.

Bài tập 5.12. Một chiếc tàu rời bến lúc 2h chiều và đi về hướng nam với vận tốc là 20
km/h. Trong khi đó, một chiếc tàu khác đi về hướng đông với vận tốc là 15 km/h và đến
bến lúc 3h chiều. Hỏi 2 tàu gần nhau nhất là vào lúc nào?
Bài tập 5.13. Một người phụ nữ đứng tại điểm A trên bờ của một cái hồ hình tròn có bán
kính là 2 dặm muốn đi đến điểm C đối diện với điểm A ở bờ bên kia trong thời gian ngắn
nhất ( xem hình minh họa). Cô có thể đi bộ với tốc độ là 4 dặm /h và chèo thuyền với vận
tốc là 2 dặm/ h. Hỏi người phụ nữ này đi như thế nào?

Bài tập 5.14. Một nhà máy lọc dầu đặt ở bờ phía bắc một con sông rộng 2 km. Người ta
muốn lắp một đường ống tới các thùng chứa dầu ở bờ nam con sông, cách nhà máy 6 km
về hướng đông. Chi phí lắp ống dẫn là 400000 đô /km trên mặt đất để nối đến điểm P ở bờ
bắc và 800000 đô/km nếu lắp ống dưới dòng sông nối thẳng đến thùng chứa . Để tối thiểu
chi phí làm đường ống, thì điểm P được đặt ở vị trí nào?

8
Bài tập 5.15. Sự sáng của một vật thể tỉ lệ thuận với cường độ chiếu sáng của nguồn chiếu
và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nguồn chiếu. Nếu có 2 nguồn sáng, một nguồn
có cường độ chiếu sáng gấp 3 lần nguồn kia, được đặt cách nhau 10 ft, thì ta nên đặt vật thể
ở đâu trên đường thẳng nối 2 nguồn chiếu này để vật thể nhận ánh sáng ít nhất có thể?

Bài tập 5.16. Cho a,b là các số dương. Tìm độ dài của đoạn thẳng ngắn nhất bị cắt bởi
cung phần tư thứ nhất và đi qua điểm (a,b).

Bài tập 5.17. Tại những điểm nào trên đường cong y = 1 + 40x3 − 3x5 thì tiếp tuyến có hệ
số góc lớn nhất?

Bài tập 5.18. Tìm diện tích nhỏ nhất của hình tam giác bị cắt bởi cung phần tư thứ nhất
và có cạnh huyền là tiếp tuyến của P y = 4 − x2 tại một số điểm.

Bài tập 5.19. (a) Nếu C(x) là chi phí sản xuất x đơn vị của một loại sản phẩm thì chi phí
trung bình trên mỗi đơn vị là c(x)= C(x)/x. Chứng minh rằng nếu chi phí trung bình là
tối thiểu thì chi phí biên sẽ bằng với chi phí trung bình.
(b) Nếu C(x) = 16000 + 200x + 4x3/2 đô la, tìm :
(i) chi phí, chi phí trung bình , chi phí biên nếu mức sản xuất là 1000 đơn vị.
(ii) mức sản xuất tối thiểu hóa được chi phí trung bình,
(iii) chi phí trung bình tối thiểu.

Bài tập 5.20. Một đội bóng chày chơi trong một sân vận động có sức chứa 55000 khán giả.
Với giá vé là 10 đô, lượng khán giả trung bình là 27000. Khi giá vé giảm xuống còn 8 đô, thì
lượng khán giả trung bình tăng lên 33000 người.
(a) Tìm hàm cầu, giả sử đó là hàm tuyến tính.
(b) Giá vé bao nhiêu thì doanh thu đạt tối đa.

Bài tập 5.21. Trong suốt mấy tháng hè, Terry làm và bán vòng cổ trên bãi biển. Mùa hè
năm ngoái anh bán với giá 10 đô/ 1 chiếc và bán được 20 chiếc/ ngày. Khi anh tăng giá bán
lên 1 đô/ chiếc thì anh thấy doanh số bán giảm 2 chiếc/ ngày.
(a) Tìm hàm cầu, giả sử rằng đó là hàm tuyến tính.
(b) Nếu vật liệu làm chiếc vòng tốn khoảng 6 đô/ chiếc thì Terry nên bán với giá bao nhiêu
để đc tối đa hóa lợi nhuận.

Bài tập 5.22. Một nhà sản xuất bán 1000 chiếc Tivi / tuần với giá 450 đô/ chiếc. Một cuộc
khảo sát thị trường cho thấy nếu người mua được giảm giá 10 đô/ chiếc thì số lượng tivi bán
sẽ tăng lên thêm 100 chiếc / tuần.
(a) Tìm hàm cầu
(b) Công ty cần đưa ra mức giảm giá là bao nhiêu để tối đa hóa doanh thu.
(c) Nếu hàm chi phí hàng tuần là C(x) = 68000 + 150.x thì nhà sản xuất cần đưa ra mức
giảm giá là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận.

Bài tập 5.23. Quản lý một tổ hợp căn hộ gồm 100 căn hộ biết rằng tất cả căn hộ sẽ có
người thuê hết nếu phí cho thuê là 800 đô/ tháng. Khảo sát thị trường cho thấy rằng : bình
quân sẽ có một căn hộ trống nếu giá cho thuê tăng 10 đô/ căn. Hỏi quản lý cần đưa ra giá
bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận.

9
Bài tập 5.24. Khung của con diều được làm từ 6 mảnh gỗ. Bốn mảnh bên ngoài được cắt
với chiều dài như ở hình minh họa. Để tối đa hóa diện tích con diều, chúng ta cần có các
đường chéo của mảnh dài bao nhiêu ?

Bài tập 5.25. Một điểm P được đặt ở vị trí nào trên đường thẳng AD để tổng độ dài L của
các dây cáp nối từ điểm P đến các điểm A,B,C là nhỏ nhất( xem hình). Biểu diễn L như là
hàm số của x = |AP| và sử dụng các đồ thị của L và dL/dx để ước tính giá trị nhỏ nhất của L.

Bài tập 5.26. Đồ thị cho thấy mức tiêu thụ năng lượng c của một chiếc xe (gallons/h) được
biểu diễn dưới dạng hàm số theo vận tốc v của xe. Khi xe chạy với tốc dộ rất thấp, năng
lượng tiêu thụ không hiệu quả, vì vậy c giảm khi vận tốc tăng. Nhưng với vận tốc cao, năng
lượng tiêu thụ tăng lên. Bạn có thể thấy rằng c(v) nhỏ nhất khi v = 30 dặm/h. Tuy nhiên,
để sử dụng năng lượng hiệu quả,cái chúng ta cần tối thiểu hóa không phải là số gallons năng
lượng tiêu thụ trong một giờ mà là số gallons năng lượng tiêu thụ trong một dặm. Chúng ta
hãy gọi mức tiêu thụ này là G, sử dụng đồ thị, hãy ước tính vận tốc mà G đạt giá trị tối thiểu.

Bài tập 5.27. Gọi v1 là vận tốc ánh sáng trong không khí và v2 là vận tốc ánh sáng trong
nước. Theo nguyên tắc Fermat, một tia sáng sẽ đi từ điểm A trong không khí đến điểm B
trong nước theo con đường ACB để tối thiểu hóa thời gian. Cmr :
sin θ1 v1
=
sin θ2 v2
trong đó θ1 là góc tới và θ2 là góc khúc xạ như hình vẽ. Phương trình này được biết như là
Định luật Snell.

10
Bài tập 5.28. Hai cột đứng PQ và ST được giữ vững bằng dây thừng PRS nối từ đỉnh cột
thứ nhất đến điểm R trên mặt đất giữa 2 cột và sau đó nối đến đỉnh của cột thứ 2 như hình
vẽ, cmr chiều dài ngắn nhất của dây thừng là khi θ1 = θ2 .

Bài tập 5.29. Một ống thép được mang vào tiền sảnh rộng 9 ft. Ở cuối tiền sảnh có một
lối rẽ bên tay phải dẫn vào một tiền sảnh hẹp hơn rộng 6ft. Hỏi chiều dài dài nhất của ống
thép là bao nhiêu để ống thép này có thể đặt nằm ngang ở cuối tiền sảnh?

Bài tập 5.30. Một người quan sát đứng tại điểm P, cách xa đường đua 1 đơn vị. Hai vận
động viên xuất phát từ điểm S như trong hình và chạy dọc đường đua, biết vận động viên
thứ nhất chạy nhanh gấp 3 lần vận động viên thứ 2.Tìm góc quan sát θ lớn nhất giữa 2 vận
động viên.

11
6 Ý NGHĨA CỦA ĐIỂM UỐN
Bài tập 6.1. Hàm S(t) = Atp e−kt thường được sử dụng để phản ánh sự gia tăng ban đầu
của mức độ thuốc trong máu và sau đó giảm dần. Nếu với một loại thuốc cụ thể được cho
sẵn A = 0, 01, p = 4, k = 0, 07 và t được đo bằng phút.

a. Hãy ước tính thời gian tương ứng với các điểm uốn của đường cong biểu thị hàm S(t)
và giải thích ý nghĩa của chúng

b. Vẽ đồ thị đường cong phản ứng thuốc bằng 1 phần mềm tùy ý.

Bài tập 6.2. Nước được rót vào 2 cốc như hình dưới với tốc độ không đổi (tính bằng thể
tích trên mỗi đơn vị thời gian). Phác họa đồ thị thô cho hàm f (t) biểu diễn độ cao của mức
nước trong cốc theo thời gian tương ứng với 2 trường hợp.

a. Giải thích dáng vẻ của đồ thị theo tính lồi, lõm của nó.

b. Ý nghĩa của điểm uốn là gì?

Bài tập 6.3. Cho f (t) là nhiệt độ tại thời điểm t nơi bạn sống và giả sử tại thời điểm t = 3
bạn sẽ thấy nóng rất khó chịu. Bạn cảm thấy thế nào về những dữ liệu cho trong mỗi trường
hợp dưới đây?

a. f 0 (3) = 2, f 00 (3) = 4

b. f 0 (3) = 2, f 00 (3) = −4

c. f 0 (3) = −2, f 00 (3) = 4

d. f 0 (3) = −2, f 00 (3) = −4

Bài tập 6.4. Sau khi phát hiện một bệnh dịch, các chuyên gia y tế ước tính số người nhiễm
bệnh kể từ ngày xuất hiện bệnh nhân đầu tiên đến ngày thứ t là G(t) = 45t2 − t3 , (kết quả
khảo sát được trong 10 tháng vừa qua).

a. Tốc độ truyền bệnh lớn nhất sẽ vào ngày nào?

b. Vẽ đồ thị hàm số G(t), G0 (t) bằng một phần mềm tùy ý.

Bài tập 6.5. Phương trình chuyển động của một hạt là

S(t) = t4 − 2t3 + t2 − t.

Trong đó s được tính theo mét và t được tính bằng giây.

12
a. Hãy ước tính thời gian tương ứng với các điểm uốn của đường cong biểu thị hàm S(t)
và giải thích ý nghĩa của chúng.

b. Vẽ đồ thị đường cong vận tốc của chuyển động bằng 1 phần mềm tùy ý.

c. Giải thích vận tốc tại thời gian tương ứng điểm uốn.

Bài tập 6.6. Lượng điện tích Q tính bằng đơn vị culông (C) đi qua 1 điểm trong một sợi
dây điện tính tới thời gian t (giây) là:

Q(t) = t3 − 2t2 − 6t + 2

a. Tìm thời gian t0 tương ứng với điểm uốn của đồ thị hàm Q(t) và giải thích ý nghĩa của
điểm uốn.

b. Vẽ đồ thị hàm Q(t) và hàm cường độ dòng điện.

c. Vẽ tiếp tuyến với đồ thị hàm cường độ dòng điện tại thời gian t0 . Hãy giải thích ý
nghĩa tiếp tuyến tại điểm này.

Bài tập 6.7. Xác định hoành độ các điểm uốn của hàm số f trong mỗi câu sau đây. Đưa ra
lời giải thích cho câc đáp án của bạn.

a. Đường cong là đồ thị của hàm f 0

b. Đường cong là đồ thị của hàm f 00

c. Đường cong là đồ thị của hàm f 000

Bài tập 6.8. Họ của những đường cong hình chuông trong xác suất và thống kê là:
1 2 2
y = √ e−(x−µ) /(2σ )
σ 2π

Hàm số trên còn được gọi là hàm mật độ chuẩn. Hằng số µ được gọi là giá trị trung bình
và hằng số dương σ được gọi là độ lệch chuẩn. Để đơn giản, ta bỏ qua hằng số σ√12π và xét
trường hợp đặc biệt trong đó µ = 0.Vì vậy, ta nghiên cứu hàm
2 /(2σ 2 )
f (x) = e−x

a. Tìm tiệm cận, giá trị tối đa và điểm uốn của hàm số .

13
b. Vai trò của σ trong hình dạng của đường cong?

c. Minh họa bằng cách vẽ đồ thị bốn trường hợp của σ trên cùng một màn hình.

Bài tập 6.9. Khảo sát họ của các đường cong được cho bởi phương trình

f (x) = xe−cx , c ∈ R

a. Tính các giới hạn của f (x) khi x → ±∞.

b. Xác định bất kỳ giá trị chuyển tiếp của c nơi hình dạng cơ bản thay đổi.

c. Điều gì xảy ra với điểm cực đại hoặc cực tiểu và điểm uốn như thay đổi? Minh họa
bằng cách vẽ đồ thị cho một số thành viên trong họ đường cong.

Bài tập 6.10. Chi tiêu cho các loại thuốc ở Massachusetts bắt đầu chậm lại một phần sau
khi tiểu bang yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc không có tên thương mại và hạn chế phạm
vi của các loại thuốc có sẵn cho chương trình. Hàng năm chi tiêu dược phẩm (tính bằng triệu
đô la) từ năm 1999 đến năm 2004 được cho bởi hàm

S(t) = −1.806t3 + 10.238t2 + 93.35t + 583 (0 6 t 6 5)

Trong đó t được tính bằng năm với t = 0 tương ứng với năm 1999. Tìm điểm uốn của S và
giải thích kết quả của bạn.

Bài tập 6.11. Doanh thu cho Google tính từ năm 1999 (t = 0) đến năm 2003 (t = 4) đươc
xấp xỉ bởi hàm
R(t) = 24.957t3 − 49.81t2 + 41.25t + 0.2 (0 6 t 6 4)
R(t) được tính là triệu đô la. Tìm điểm uốn của R(t) và giải thích kết quả. Vẽ đồ thị hàm
số để minh họa.

7 BÀI TOÁN LÃI SUẤT ĐƯA ĐẾN PHƯƠNG TRÌNH


VI PHÂN TUYẾN TÍNH CẤP 1
Bài tập 7.1. Tháng 6/2019, ông A mua trả góp 1 chiếc Ti Vi 4k trị giá 45 triệu đồng. Biết
lãi suất trả góp là 1% mỗi tháng. Biết mỗi tháng ông A trả 2 triệu. Hãy xác định thời điểm
ông A trả góp xong?

Bài tập 7.2. Tháng 2/2019, bà T mua trả góp 1 xe máy tay ga có giá 62 triệu đồng. Bà T
trả ngay 16 triệu, phần còn lại bà T trả góp với lãi suất 1.5% mỗi tháng. Biết mỗi tháng bà
T trả 1 triệu. Hãy tính thời gian bà T cần để trả hết tiền mua xe?

14
Bài tập 7.3. Đầu năm 2019 ông A mua một căn hộ chung cư có giá 2.2 tỷ. Vì không đủ tiền
trả nên ông A đề nghị bên bán cho ông trả trước một phần tiền (gọi là P0 ), phần còn lại
ông A vay vốn ngân hàng với lãi suất 12% một năm trả trong vòng 15 năm. Biết mỗi tháng
ông A trả 20 triệu đồng. Hãy tính P0 ?

Bài tập 7.4. Bạn H mua trả góp một chiếc điện thoại Iphone XS Max có giá 27 triệu đồng
tại một cửa hàng với lãi suất là 0.8% một tháng và trả mỗi tháng 1 triệu trong vòng 18
tháng. Biết bạn H trả trước một phần tiền (gọi là P0 ). Hãy tính P0 ?

Bài tập 7.5. Tháng 1/2019 ông C mua trả góp 1 chiếc xe máy có giá 42 triệu với lãi suất
1% / tháng. Hãy tính số tiền ô C phải trả mỗi tháng nếu ông C trả góp trong 18 tháng.

Bài tập 7.6. Tháng 1/2019 bà A gửi tiết kiệm một khoản tiền 100 triệu với lãi suất 0.4%/
tháng. Mỗi tháng bà A rút 2 triệu đồng để chu cấp cho cháu nội còn nhỏ? Hãy tính thời gian
tối đa bà A có thể chu cấp cho cháu mình từ khoản tiền gửi trên?

Bài tập 7.7. Để lập kế hoạch mua nhà riêng, anh K mở số tiết kiệm 100 triệu tại ngân hàng
với lãi suất huy động cố định là 6%/ năm. Mỗi tháng anh K gửi vào số tiết kiệm của mình
10 triệu đồng. Hãy tính thời gian tối thiểu anh K cần để có thể mua được căn nhà có giá 1.5
tỷ đồng?

Bài tập 7.8. Đầu năm 2019 ông C mua trả góp 1 chiếc ô tô với giá 680 triệu đồng trong 60
tháng. Hãy tính lãi suất theo năm ông phải trả biết lãi ghép hàng tháng và mỗi tháng ông
C phải trả 12 triệu đồng.

Bài tập 7.9. Một công ty Bảo hiểm nhân thọ cung cấp sản phẩm cho trẻ dưới 18 tuổi như
sau: khách hàng tham gia bảo hiểm mỗi năm đóng 15 triệu, lãi suất cố định là 3%/ năm đến
18 tuổi, lãi ghép hàng năm, hết hạn hợp đồng khách hàng nhận lại toàn bộ số tiền đã đóng
và tiền lãi. Bà A mua cho con trai 6 tuổi gói bảo hiểm trên. Hãy tính số tiền con trai bà A
nhận được khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm?

Bài tập 7.10. Một công ty Bảo hiểm nhân thọ cung cấp sản phẩm cho trẻ dưới 18 tuổi như
sau: khách hàng tham gia bảo hiểm mỗi năm đóng 15 triệu, lãi suất cố định là 3%/ năm đến
18 tuổi, lãi ghép hàng năm, hết hạn hợp đồng khách hàng nhận lại toàn bộ số tiền đã đóng
và tiền lãi. Bà A mua cho con trai gói bảo hiểm trên. Biết cuối năm 2018 con bà A đã nhận
số tiền sau khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm là 150 triệu đồng. Hãy tính xác định năm bà A
tham gia bảo hiểm?

15
Bài tập 7.11. Ông T vay vốn ngân hàng để làm trang trại. Lãi suất vay cố định là 3.6%/
quý. Lãi ghép hàng tháng. Mỗi tháng ông T đều trả 22 triệu đồng. Đúng 3 năm sau thì ông
trả hết khoản vay trên và tất toán hợp đồng vay. Hãy tính số tiền ông T đã vay?

Bài tập 7.12. Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, tháng 2/2019 công ty A huy động các
nhân viên cho vay 4.5 tỷ đồng với lãi suất 1.5%/ tháng, lãi ghép hàng tháng. Mỗi tháng công
ty trích từ doanh thu ra 230 triệu để trả lại cho các nhân viên. Hãy xác định thời điểm mà
công ty hoàn trả hết tiền cho nhân viên?

8 ỨNG DỤNG TÍCH PHÂN


Bài tập 8.1. Diện tích B gấp 3 lần diện tích A. Hãy biểu diễn b theo a.

2
Bài tập 8.2. Vẽ đồ thị hàm số f (x) = e−x , −2 ≤ x ≤ 2
a. Ước tính diện tích bên dưới đồ thị f dùng bốn hình chữ nhật và các điểm mẫu lần lượt
là các đầu mút bên phải và các trung điểm. Trong mỗi trường hợp vẽ đồ thị và các
hình chữ nhật đó.

b. Tìm một ước lượng tốt hơn bằng cách dùng 8 hình chữ nhật.

Bài tập 8.3. Diện tích nào sau đây bằng nhau. Giải thích.

16
Hình 1: Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian

Bài tập 8.4. Đồ thị vận tốc của một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên đến khi đạt vận tốc
120km/h trong thời gian 30 giây được cho bởi hình bên dưới. Ước tính quãng đường đi trong
thời gian này.

Bài tập 8.5. Cho R là miền giới hạn bởi các đường y = tan (x2 ) , x = 1, y = 0

a. Tính diện tích của R và vẽ hình minh họa.

b. Tính thể tích khi qua R quanh trục Ox và vẽ hình minh họa.

Bài tập 8.6. Dùng đồ thị (vẽ bằng máy tính) để ước tính diện tích của miền nằm bên dưới
đường cong cho trước. Sau đó tính chính xác diện tích của nó.

a. y = sin x, 0 ≤ x ≤ π

b. y = 3 x, 0 ≤ x ≤ 27

Bài tập 8.7. Một chất điểm chuyển động trên một đường thằng sao cho vận tốc của nó tại
thời điểm t là v (t) = t2 − t − 6 (tính bằng m/s).

a. Tìm độ dời của chất điểm trong khoảng thời gian 1 ≤ t ≤ 4.

b. Tìm quãng đường chất điểm đi được trong khoảng thời gian này.

Bài tập 8.8. Dùng đồ thị vẽ bằng máy tính để ước tính hoành độ giao điểm của đường cong
y = x + x2 − x4 với trục hoành. Sau đó, ước tính diện tích của miền nằm bên dưới đường
cong và phía trên trục hoành.

Bài tập 8.9. Diện tích của miền nằm bên phải trục tung và bên trái của parabol x = 2y −y 2
Z2
2y − y 2 dy. Nhìn theo chiều kim đồng hồ và coi

(miền được tô) được cho bởi tích phân
0
miền đó nằm dưới đường cong x = 2y − y 2 từ y = 0 đến y = 2. Tìm diện tích của miền đó.

Bài tập 8.10.


√ Đường biên của miền được tô là trục tung, đường thẳng y = 1, và đường
cong y = x. Tìm diện tích của miền này bằng cách viết x là hàm số theo y và tính tích
4

phân đối với y.

17

Bài tập 8.11. Tỷ trọng của một thanh có độ dài 4 (mét) cho bởi r (x) = 9 + 2 x tính bằng
kg/m, trong đó x tính bằng mét là khoảng cách đến một đầu mút. Tìm khối lượng toàn phần
của thanh.
1
Bài tập 8.12. Tìm giá trị nhỏ nhất của diện tích miền bên dưới đường cong y = x + từ
x
x = a đến x = a + 1.5, với a > 0

Bài tập 8.13. Vẽ minh họa cho một họ đường cong f (x) = (2cx − x2 ) /c3 , c > 0 và xét
miền giới hạn bởi đường cong này và trục hoành. Dự đoán xem diện tích của miền liên hệ
với nhau như thế nào.

Bài tập 8.14. Tìm thể tích của khối giới hạn bởi y = e−x , y = 1, x = 2 khi quay quanh trục
y = 2. Vẽ hình minh họa.

Bài tập 8.15. Hình bên dưới cho thấy đường cong vận tốc của 2 xe A và B khởi hành cùng
lúc và đi trên một con đường. Diện tích giữa các đường cong biểu thị điều gì?

Bài tập 8.16. Dựa vào hình và tìm thể tích sinh bởi miền cho trước quanh đường thẳng
cho trước.

a. R1 quanh OA

b. R2 quanh BC

c. R3 quanh AB

18
Bài tập 8.17. Nếu f (x) = ln x, 1 ≤ x ≤ 4, tìm tổng trái và phải với n = 10, 30, 50; minh
họa bằng cách vẽ các hình chữ nhật. Chứng tỏ rằng diện tích chính xác nằm giữa 2.50 và
2.59.

Bài tập 8.18. Gọi An là diện tích một đa giác có n cạnh bằng nhau nội tiếp trong đường

tròn bán kính r. Bằng cách chia đa giác thành n tam giác bằng nhau có góc ở tâm , chứng
  n
1 2π
tỏ rằng An = nr2 sin
2 n

Bài tập 8.19. Giả sử bạn làm những vòng đánh dấu khăn ăn (napkin rings) bằng cách
khoan những lỗ có đường kính khác nhau xuyên qua hai khối cầu gỗ (cũng có những đường
kính khác nhau). Biết rằng cả hai vòng này đều có chiều cao bằng nhau là h, hình minh họa
bên dưới.
a. Hình nào có nhiều gỗ hơn (tức thể tích lớn hơn)

b. Kiểm tra câu trả lời của bạn: dùng vỏ trụ để tính thể tích của vòng đánh dấu khăn ăn
tạo ra khi khoan một lỗ có bán kính R và biểu diễn kết quả theo h.

Bài tập 8.20. Tìm thể tích của khối sau

19
a. Khối nón tròn xoay có chiều cao h và bán kính đáy r.

b. Khối nón cụt tròn xoay có chiều cao h, đáy lớn bán kình R và đáy nhỏ bán kính r

Bài tập 8.21. Một cái nêm được cắt ra từ một khối trụ tròn xoay bán kính bằng 4 bằng
một mặt phẳng qua đường kính của một đáy và hợp với mặt phẳng đáy một góc 300 C. Tìm
thể tích khối nêm.

Bài tập 8.22. Câu 22. Cho A là diện tích của miền nằm dưới đồ thị f (x) = e−x nằm giữa
x = 0 và x = 2

a. Dùng đầu mút phải, tìm biểu thức của A như một giới hạn. Không tính giới hạn

a. Ước tính diện tích bằng cách dùng các điểm mẫu là trung điểm các phân đoạn, bắt
đầu bằng 4, rồi sau đó 10 phân đoạn.

Bài tập 8.23. Đáy của một khối là miền giới hạn bởi các parabol y = x2 , y = 2 − x2 . Tìm
thể tích của khối nếu thiết diện thẳng vuông góc với trục Ox là những hình vuông có cạnh
nằm trên đáy.

Bài tập 8.24. Tìm diện tích miền được tô

20
9 BÀI TOÁN TÌM GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA
HÀM TRÊN 1 ĐOẠN
Bài tập 9.1. Trong suốt phần lớn của thế kỷ 20, mức tiêu thụ điện hàng năm ở Mỹ đã tăng
theo cấp số nhân với tốc độ liên tục là 7% mỗi năm. Giả sử xu hướng này tiếp tục và năng
lượng điện tiêu thụ vào năm 1900 là 1,4 triệu megawatt giờ.

• Chứng minh mức tiêu thụ điện trong năm thứ t kể từ năm 1900 theo dữ liệu bài toán
là hàm có dạng E(t) = E0 e0.07t . Tìm mức tiêu thụ điện trung bình hàng năm trong
suốt thế kỷ 20?

• Trong năm nào mức tiêu thụ điện gần với mức trung bình của thế kỷ? Gợi ý: Mức tiêu
thụ điện tại trung bình là giá trị trung bình của hàm E(t) trong 100 năm

Bài tập 9.2. Một vận động viên marathon chạy 26,2 dặm trong cuộc đua Marathon New
York City mất 2,2 giờ. Chỉ ra rằng ít nhất hai lần vận động viên marathon chạy với tốc độ
chính xác là 11 dặm / giờ, giả sử tốc độ ban đầu và cuối cùng bằng 0.

Bài tập 9.3. Hai người đi xe đạp bắt đầu một cuộc đua lúc 08:00AM. Cả hai đều kết thúc
cuộc đua sau 2 giờ 15 phút. Chứng minh rằng tại một số thời điểm trong cuộc đua, 2 người
đạp với cùng một vận tốc.

Bài tập 9.4. Tại 9:13AM, một chiếc xe thể thao đi 35 dặm/giờ. Hai phút sau, chiếc xe đi
85 dặm/giờ. Chứng minh rằng tại một số thời điểm trong khoảng hai phút này, sự tăng tốc
của xe đạt chính xác là 1500 dặm/ giờ bình phương.

Bài tập 9.5. Khi một đối tượng được lấy ra từ một lò và được đặt trong một môi trường
với nhiệt độ không đổi 90◦ F, nhiệt độ lõi của nó là 1500◦ F. 5 giờ sau, nhiệt độ lõi là 390◦ F.
Giải thích lý do tại sao có phải tồn tại một thời gian trong khoảng (0, 5) khi nhiệt độ đang
giảm với tốc độ 222◦ F mỗi giờ.

21
Bài tập 9.6. Một chiếc máy bay bắt đầu cất cánh tại 02:00PM trên chuyến bay 2500 dặm.
Sau 5,5 giờ, máy bay đến đích của nó. Giải thích lý do tại sao có ít nhất hai lần trong suốt
chuyến bay tốc độ của máy bay là 400 dặm/giờ.

Bài tập 9.7. Phải mất 14 giây để nhiệt kế thủy ngân tăng từ −19◦ C lên 100◦ C khi nó được
lấy từ tủ đông và đặt trong nước sôi. Chứng minh rằng có thời điểm nào đó thủy ngân đang
tăng với tốc độ 8, 5◦ C/giây.

Bài tập 9.8. Hai chiếc xe tuần tra cố định trang bị radar 5 dặm trên một đường cao tốc.
Như một chiếc xe tải vượt qua chiếc xe tuần tra đầu tiên, tốc độ của nó 55 dặm/giờ. 4 phút
sau, khi xe vượt qua chiếc xe tuần tra thứ hai, tốc độ của nó 50 dặm/giờ. Chứng minh rằng
chiếc xe tải phải đã vượt quá giới hạn tốc độ (55 dặm/giờ) tại một số thời điểm trong vòng
4 phút.

Bài tập 9.9. Tấm vé của một tài xế xe tải nộp tại trạm thu phí cho thấy trong 2 giờ cô đã
đi được 159 dặm với tốc độ giới hạn 65 dặm / giờ. Tài xế xe tải đã được thông báo cần tăng
tốc độ. Tại sao?

Bài tập 9.10. Nguồn thông tin cổ cho biết rằng một thuyền chiến có 170 mái chèo (mỗi
mái chèo có 3 chân) (tàu chiến Hy Lạp hay La Mã cổ đại) chèo được 184 dặm trong 24 giờ.
Giải thích lý do tại sao tại một thời điểm nào đó trong quá trình chèo thì tốc độ của thuyền
vượt quá 7,5dặm/ giờ.

Bài tập 9.11. Do mưa lớn, thể tích nước trong hồ chứa tăng 1400 arce-ft trong 24 giờ.
Chứng minh rằng ở một thời điểm nào đó trong khoảng thời gian mà thể tích hồ chứa nước
tăng với tốc độ vượt quá 225.000 gal/phút.

Bài tập 9.12. Chứng minh rằng, ở một thời điểm nào đó trong chuyến đi dài 2 giờ của ô
tô, tốc độ hiện trên đồng hồ của xe bằng tốc độ trung bình cho chuyến đi.
2
Bài tập 9.13. Trên mặt trăng, gia tốc của trọng lực là 1.6m/giây . Nếu một hòn đá rơi
xuống một kẽ hở, nó sẽ diễn ra nhanh như thế nào ngay trước khi nó chạm đáy 30 giây sau?

Bài tập 9.14. Một ô tô di chuyển 120 dặm trong ba tiếng đồng hồ. Giả sử rằng hàm vị trí
p liên tục trên khoảng đóng [0, 3] và khả vi trên khoảng mở (0, 3). Chỉ ra rằng tại một số
thời điểm trong thời gian chiếc xe đang di duyển với tốc độ chính xác 40 dặm/giờ?

Bài tập 9.15. Ho làm cho khí quản co lại, do đó ảnh hưởng đến vận tốc của không khí qua
khí quản. Vận tốc của không khí trong khi ho có thể được mô hình hóa bằng

v = k(R − r)r2 , 0≤r≤R

trong đó k là một hằng số, R là bán kính bình thường của khí quản và r là bán kính trong
khi ho. Bán kính r nào sẽ tạo ra vận tốc không khí tối đa?

Bài tập 9.16. Một giàn khoan 12 dặm ngoài khơi sẽ được kết nối bằng đường ống đến một
nhà máy lọc dầu trên bờ, 20 dặm thẳng xuống bờ biển từ giàn khoan. Nếu đường ống dưới
nước có giá 500.000$/dặm và đường ống trên đất liền có giá 300.000$/dặm, cả 2 kết hợp như
thế nào để ít tốn kém nhất?

22
10 BÀI TOÁN TRUYỀN NHIỆT ÁP DỤNG ĐỊNH
LÝ LÀM MÁT CỦA NEWTON
Bài tập 10.1. Một ly cà phê nóng đặt trong phòng nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với
mức chênh lệch nhiệt độ giữa ly cà phê và nhiệt độ trong phòng. Biết khi mang vào phòng
có nhiệt độ không đổi là 270 C thì ly cà phê có nhiệt độ khoảng 950 C và sau 3 phút thì nhiệt
độ ly cà phê là 600 C.
a/ Gọi nhiệt độ ly cà phê là hàm H(t) theo thời gian t phút từ khi mang vào phòng. Lập và
giải phương trình vi phân để tìm nhiệt độ ly cà phê sau t phút.
b/ Sau bao nhiêu phút thì nhiệt độ ly cà phê bằng khoảng 350 C?
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 95 − 27 = C.e0.k => C = 68
 31
- Sau 3 phút: T − t0 = C.ek.t => 60 − 27 = 68.e3.k => ek = 33 68
 3t
- Khi nhiệt độ của ly cà phê là 350 C: T − t0 = C.ek.t => 35 − 27 = 68. 33
68
=> t ≈ 8, 8phút
Đáp số: 8,8 phút

Bài tập 10.2. Một ly cà phê nóng đặt trong phòng nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với
mức chênh lệch nhiệt độ giữa ly cà phê và nhiệt độ trong phòng. Biết khi mang vào phòng
có nhiệt độ không đổi là 290 C thì ly cà phê có nhiệt độ khoảng 980 C và sau 3 phút là 650 C.
Hỏi sau bao nhiêu phút nhiệt độ của ly cà phê là 300 C
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 98 − 29 = C.e0.k => C = 69
 31
- Sau 3 phút: T − t0 = C.ek.t => 65 − 29 = 69.e3.k => ek = 12 23
 3t
- Khi nhiệt độ của ly cà phê là 300 C: T −t0 = C.ek.t => 30−29 = 69. 12
23
=> t ≈ 19, 5phút
Đáp số: 19,5 phút

Bài tập 10.3. Một ly cà phê nóng đặt trong phòng nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với
mức chênh lệch nhiệt độ giữa ly cà phê và nhiệt độ trong phòng. Biết khi mang vào phòng
có nhiệt độ không đổi là 260 C thì ly cà phê có nhiệt độ khoảng 950 C và sau 5 phút là 600 C.
Hỏi sau bao nhiêu phút nhiệt độ của ly cà phê là 280 C
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 95 − 26 = C.e0.k => C = 69
 51
- Sau 5 phút: T − t0 = C.ek.t => 60 − 26 = 69.e5.k => ek = 34 69
 5t
- Khi nhiệt độ của ly cà phê là 28 C: T − t0 = C.e => 28 − 26 = 69. 34
0 k.t
69
=> t ≈ 25phút
Đáp số: 25 phút

23
Bài tập 10.4. Giả sử bạn làm đổ 1 ly cà phê vừa mới được pha, có nhiệt độ 1000 C, trong 1
căn phòng có nhiệt độ không đổi là 250 C. Sau 20 phút , bạn đo được nhiệt độ của ly cà phê
chỉ còn 600 C. Biết rằng ly cà phê nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với mức chênh lệch nhiệt
độ giữa ly cà phê và nhiệt độ trong phòng. Theo bạn, ly cà phê nguội nhanh nhất khi nào?
Và sau “thêm” 51 phút nữa (tính từ lúc 600 C) thì nhiệt độ của ly cà phê còn lại bao nhiêu?
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 100 − 25 = C.e0.k => C = 75
1
7 20
- Sau 20 phút: T − t0 = C.ek.t => 60 − 25 = 75.e20.k => ek = 15
- Sau thêm 51 phút nghĩa là 71 phút tính từ thời điểm ban đầu: T − t0 = C.ek.t => T − 25 =
 71
7 20
75. 15 => T ≈ 300 C
Đáp số: Giảm nhanh nhất lúc bắt đầu, 300 C

Bài tập 10.5. Giả sử bạn làm đổ 1 ly cà phê vừa mới được pha, có nhiệt độ 980 C, trong 1
căn phòng có nhiệt độ không đổi là 220 C. Sau 5 phút , bạn đo được nhiệt độ của ly cà phê
chỉ còn 650 C. Biết rằng ly cà phê nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với mức chênh lệch nhiệt
độ giữa ly cà phê và nhiệt độ trong phòng. Theo bạn, ly cà phê nguội nhanh nhất khi nào?
Và sau 10 phút (tính từ lúc bắt đầu) thì nhiệt độ của ly cà phê còn lại bao nhiêu?
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 98 − 22 = C.e0.k => C = 76
 51
- Sau 5 phút: T − t0 = C.ek.t => 65 − 22 = 76.e5.k => ek = 43 76
 105
- Sau 10 phút: T − t0 = C.ek.t => T − 22 = 76. 43 76
=> T ≈ 46, 30 C
Đáp số: Giảm nhanh nhất lúc bắt đầu, 46, 30 C

Bài tập 10.6. Giả sử bạn làm đổ 1 ly cà phê vừa mới được pha, trong 1 căn phòng có nhiệt
độ không đổi là 290 C. Sau 3 phút , bạn đo được nhiệt độ của ly cà phê chỉ còn 600 C, và đợi
thêm 7 phút nữa thì nhiệt độ của ly cà phê chỉ còn 350 C. Biết rằng ly cà phê nguội đi theo
tốc độ tỷ lệ thuận với mức chênh lệch nhiệt độ giữa ly cà phê và nhiệt độ trong phòng. Theo
bạn, ly cà phê nguội nhanh dần hay chậm dần? Vì sao? Và nhiệt độ ban đầu của ly cà phê
là bao nhiêu?
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => T − 29 = C.e0.k => C = T ˘29
- Sau 3 phút: T − t0 = C.ek.t => 60 − 29 = (T − 29).e3.k (1)
- Đợi thêm 7 phút nữa tức là 10 phút từ lúc bắt đầu: T −t0 = C.ek.t => 35−29 = (T −29).e10.k
(2)
1
6 7
3
6 7
Lấy (2) : (1). Ta có: ek = 31 => 60 − 29 = (T − 29). 31 => T ≈ 91, 60 C
Đáp số: chậm dần, nhiệt độ ban đầu: 91, 60 C

24
Bài tập 10.7. Giả sử bạn lấy 1 thanh thép vừa mới lấy ra từ lò nung và bỏ vào trong 1 căn
phòng có nhiệt độ không đổi là 240 C. Sau 6 phút , bạn đo được nhiệt độ của thanh thép chỉ
còn 660 C, và đợi thêm 7 phút nữa thì nhiệt độ của ly cà phê chỉ còn 350 C. Biết rằng thanh
thép nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với mức chênh lệch nhiệt độ giữa thanh thép và nhiệt
độ trong phòng. Theo bạn, thanh thép nguội nhanh dần hay chậm dần? Vì sao? Và nhiệt độ
ban đầu của thanh thép là bao nhiêu? Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => T − 24 = C.e0.k => C = T ˘24
- Sau 6 phút: T − t0 = C.ek.t => 66 − 24 = (T − 24).e6.k (1)
- Đợi thêm 7 phút nữa tức là 13 phút từ lúc bắt đầu: T −t0 = C.ek.t => 35−24 = (T −24).e13.k
(2)
1
11 7
 67
Lấy (2) : (1). Ta có: ek = 42 => 66 − 24 = (T − 24). 11 42
=> T ≈ 156, 40 C
Đáp số: chậm dần, nhiệt độ ban đầu: 156, 40 C

Bài tập 10.8. Giả sử, vào lúc 22h00, bạn Bình đem 1 tô mì gói, vừa mới nấu có nhiệt độ là
950 Cvào trong 1 căn phòng có nhiệt độ không đổi là 300 C. Lúc 22h30 , Bình đo được nhiệt
độ của tô mì chỉ còn 350 C. Biết rằng tô mì nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với mức chênh
lệch nhiệt độ giữa tô mì và nhiệt độ trong phòng. Hỏi lúc 22h10, nhiệt độ của tô mì là bao
nhiêu?
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 95 − 30 = C.e0.k => C = 65
1
1 30
- Sau 30 phút: T − t0 = C.ek.t => 35 − 30 = 65.e30.k => ek = 13
 10
1 30
- Lúc 22h10 tức là 10 phút từ thời điểm ban đầu: T − t0 = C.ek.t => T − 30 = 65. 13 =>
0
T ≈ 57, 6 C
Đáp số: 57, 60 C

Bài tập 10.9. Giả sử, vào lúc 20h00, bạn Bình đem 1 tô mì gói, vừa mới nấu có nhiệt độ là
990 C vào trong 1 căn phòng có nhiệt độ không đổi là 240 C. Lúc 20h20 , Bình đo được nhiệt
độ của tô mì chỉ còn 550 C. Biết rằng tô mì nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với mức chênh
lệch nhiệt độ giữa tô mì và nhiệt độ trong phòng. Hỏi lúc 20h10, nhiệt độ của tô mì là bao
nhiêu?
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 99 − 24 = C.e0.k => C = 75
1
31 20
- Sau 20 phút: T − t0 = C.ek.t => 55 − 24 = 75.e20.k => ek = 75
 10
31 20
- Lúc 20h10 tức là 10 phút từ thời điểm ban đầu: T − t0 = C.ek.t => T − 24 = 75. 75 =>
0
T ≈ 72, 2 C
Đáp số: 72, 20 C

25
Bài tập 10.10. Một ly cà phê nóng đặt trong phòng nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với
mức chênh lệch nhiệt độ giữa ly cà phê và nhiệt độ trong phòng. Biết rằng, nhiệt độ căn
phòng không đổi và khi mang vào phòng thì ly cà phê có nhiệt độ khoảng 980 C, sau 10 phút
là 600 C và sau 15 phút nữa là 400 C. Hỏi nhiệt độ trong phòng là bao nhiêu?
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 98 − t0 = C.e0.k => C = 98 − t0
- Sau 10 phút: T − t0 = C.ek.t => 60 − t0 = (98 − t0 ).e10.k (1)
- Sau 25 phút: T − t0 = C.ek.t => 40 − t0 = (98 − t0 ).e25.k (2)
  151   10
40−t0 15
Lấy (2) : (1). Ta có: 40−t 0
60−t0
= e k
=> 60 − t0 = (98 − t0 ). 60−t0
=> t0 = 32, 50 C
Đáp số: 32, 50 C

Bài tập 10.11. Một ly cà phê nóng đặt trong phòng nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với
mức chênh lệch nhiệt độ giữa ly cà phê và nhiệt độ trong phòng. Biết rằng, nhiệt độ căn
phòng không đổi và khi mang vào phòng thì ly cà phê có nhiệt độ khoảng 950 C, sau 3 phút
là 680 C và sau 5 phút nữa là 450 C. Hỏi nhiệt độ trong phòng là bao nhiêu?
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 95 − t0 = C.e0.k => C = 95 − t0
- Sau 3 phút: T − t0 = C.ek.t => 68 − t0 = (95 − t0 ).e3.k (1)
- Sau 8 phút: T − t0 = C.ek.t => 45 − t0 = (95 − t0 ).e8.k (2)
 1  3
45−t0 5 k 45−t0 5
Lấy (2) : (1). Ta có: 68−t0 = e => 68 − t0 = (95 − t0 ). 68−t0 => t0 = 28, 20 C
Đáp số: 28, 20 C

Bài tập 10.12. Một ly cà phê nóng đặt trong phòng nguội đi theo tốc độ tỷ lệ thuận với
mức chênh lệch nhiệt độ giữa ly cà phê và nhiệt độ trong phòng. Biết rằng, nhiệt độ căn
phòng không đổi và khi mang vào phòng thì ly cà phê có nhiệt độ khoảng 930 C, sau 3 phút
là 630 C và sau 5 phút nữa là 400 C. Hỏi nhiệt độ trong phòng là bao nhiêu?
Giải:
Gọi nhiệt độ của vật là hàm số T theo biến thời gian t và t0 là nhiệt độ phòng. Khi đó:
dT
dt
= k(T − t0 ) => TdT
−t0
= k.dt => T − t0 = C.ek.t
- Lúc mới đem vào: T − t0 = C.ek.t => 93 − t0 = C.e0.k => C = 93 − t0
- Sau 3 phút: T − t0 = C.ek.t => 63 − t0 = (93 − t0 ).e3.k (1)
- Sau 8 phút: T − t0 = C.ek.t => 40 − t0 = (93 − t0 ).e8.k (2)
 1  3
40−t0 5 k 40−t0 5
Lấy (2) : (1). Ta có: 63−t0 = e => 63 − t0 = (93 − t0 ). 63−t0 => t0 = 26, 70 C
Đáp số: 26, 70 C

26
11 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN: BÀI TOÁN TĂNG
TRƯỞNG CÓ ĐIỀU KIỆN
Bài tập 11.1. Một người nông dân dự định nuôi một đàn gà, biết rằng độ tăng trưởng của
đàn gà phụ thuộc vào kích thước của đàn nhân với hệ số tăng trưởng của loài gà. Gọi P là
kích thước của đàn gà ở thời điểm t, k là hệ số tăng trưởng.
1. Thiết lập bài toán dưới dạng phương trình vi phân và xác định kích thước của đàn gà
sau thời gian t tháng với kích thước đàn ban đầu là P0 .
Đáp án: Theo giả thiết bài toán, phương trình vi phân mô tả sự tăng trưởng của đàn
gà là

dP
= kP,
dt
P (0) = P0 .

Sử dụng phương pháp tách biến, ta sẽ ra được nghiệm của phương trình vi phân này
là P (t) = P0 ekt .
2. Nếu người nông dân bắt đầu mua 1000 con gà với giá 2 $/con, hệ số tăng trưởng là
k = 0.5. Sau 1 năm ông ta bán một nửa đàn gà. Vậy người nông dân sẽ lời hay lỗ, bao
nhiêu? (P nên làm tròn xuống)
Đáp án: Ta có P0 = 1000, k = 0.5, và sau 1 năm số lượng gà trong đàn sẽ là

P (12) = 1000 ∗ e6 = 403428 con gà.

Sau khi bán nửa đàn gà, người nông dân sẽ thu được số tiền
P (12)
S= ∗ 2 − 1000 ∗ 2 = 401428$.
2
Như vậy người nông dân sẽ lời 401428$.
Bài tập 11.2. Một người nông dân dự định nuôi một đàn gà, biết rằng tốc độ tăng trưởng
của đàn gà phụ thuộc vào kích thước của đàn nhân với hệ số tăng trưởng của loài gà. Gọi P
là kích thước của đàn gà ở thời điểm t và k là hệ số tăng trưởng của đàn.
1. Thiết lập bài toán dưới dạng phương trình vi phân và xác định kích thước của đàn gà
sau thời gian t tháng với kích thước đàn ban đầu là P0 .
Đáp án: Theo giả thiết bài toán, phương trình vi phân mô tả sự tăng trưởng của đàn
gà là

dP
= kP,
dt
P (0) = P0 .

Sử dụng phương pháp tách biến, ta sẽ ra được nghiệm của phương trình vi phân này
là P (t) = P0 ekt .

27
2. Nếu người nông dân bắt đầu mua 1000 con gà với giá 2 $/con, hệ số tăng trưởng
k = 0.25. Sau 2 năm, dịch bệnh hoành hành làm chết 75% đàn gà, khiến giá gà tăng
lên 3.5 $/con. Vậy sau 2 năm, đàn gà của người nông dân sẽ sinh lời hay lỗ vốn, bao
nhiêu? (P nên làm tròn xuống)
Đáp án: Ta có P0 = 1000, k = 0.25, và sau 2 năm số lượng gà trong đàn ước tính sẽ là

P (24) = 1000 ∗ e6 = 403428 con gà.

Đàn gà sống sót sau dịch bệnh còn

P1 = 0.25 ∗ P (24) = 100857 con gà.

Sau khi bán đàn gà, người nông dân sẽ thu được số tiền

S = P1 ∗ 3.5 − 1000 ∗ 2 = 350999.5$.

Như vậy người nông dân sẽ lời 350999.5$.

Bài tập 11.3. Một người nông dân dự định nuôi một đàn gà, biết rằng tốc độ tăng trưởng
của đàn gà phụ thuộc vào kích thước của đàn nhân với hệ số tăng trưởng của loài gà. Gọi P
là kích thước của đàn gà ở thời điểm t và k là hệ số tăng trưởng của đàn.
1. Thiết lập bài toán dưới dạng phương trình vi phân và xác định kích thước của đàn gà
sau thời gian t tháng với kích thước đàn ban đầu là P0 .
Đáp án: Theo giả thiết bài toán, phương trình vi phân mô tả sự tăng trưởng của đàn
gà là

dP
= kP,
dt
P (0) = P0 .

Sử dụng phương pháp tách biến, ta sẽ ra được nghiệm của phương trình vi phân này
là P (t) = P0 ekt .

2. Nếu người nông dân bắt đầu mua 1000 con gà với giá 2 $/con, hệ số tăng trưởng
k = 0.25. Sau 2 năm, dịch bệnh hoành hành làm chết 75% đàn gà, hệ số tăng trưởng
lúc này k = −0.5. Vậy sau tổng cộng 3 năm, đàn gà của người nông dân là bao nhiêu
con? (P nên làm tròn xuống)
Đáp án: Ta có P0 = 1000, k = 0.25, và sau 2 năm số lượng gà trong đàn ước tính sẽ là

P (24) = 1000 ∗ e6 = 403428 con gà.

Đàn gà sống sót sau dịch bệnh còn

P1 = 0.25 ∗ P (24) = 100857 con gà.

28
Do sự tác động của dịch bệnh làm thay đổi hệ số tăng trưởng, ta cần phải điều chỉnh
lại cách tính số lượng gà

Pnew = P1 e−0.5t ,

với P1 được tính như trên. Như vậy sau 3 năm, đàn gà của người nông dân sẽ còn
Pnew (12) = P1 e−6 = 249 con gà.

Bài tập 11.4. Một quần thể tôm càng nước mặn có số lượng cá thể ban đầu là 200, tốc độ
tăng trưởng của quần thể được biểu diễn như sau
dP
= (P − 5) (3 − P ) = −P 2 + 8P − 15.
dt
1. Giải phương trình vi phân và vẽ đồ thị tăng trưởng theo thời gian với P (0) = 2000
con.
Đáp án: Sử dụng phương pháp tách biến, nghiệm của phương trình này là
2
P (t) = +3
Ce−2t +1
2
C= − 1.
P (0) − 3

Đồ thị của nghiệm với P (0) = 2000 con,

2. Về lâu dài thì quần thể tôm này có phụ thuộc vào số lượng cá thể ban đầu hay không?
Đáp án: Câu trả lời là không, ta sẽ lấy giới hạn khi t tiến ra vô cực thì P (t) → 5.

Bài tập 11.5. Một quần thể tôm càng nước mặn có số lượng cá thể ban đầu là 15000, tốc
độ tăng trưởng của quần thể được biểu diễn như sau
dP P
= rP (1 − ),
dt K
trong đó P là số lượng cá thể trong quần thể, r là hệ số tăng trưởng, và K là giới hạn của
môi trường sinh sống.
1. Em hãy tìm số lượng cá thể P sau thời gian t, giả sử hệ số tăng trưởng và giới hạn môi
trường đều là hằng số.
Đáp án: Sử dụng phương pháp tách biến, nghiệm của phương trình này là
KCert
P (t) = ,
Cert + 1
P (0)
C= ,
K − P (0)
P (0) = 15000.

29
2. Ta biết rằng hệ số tăng trưởng phụ thuộc vào tỷ lệ sinh sản (rborn ) và tỷ lệ tử vong
(rdead ) của quần thể theo công thức r = rborn − rdead . Hãy đánh giá sự phụ thuộc của
P vào r về lâu dài (khi t tiến ra vô cực)?
Đáp án: Ta sẽ biện luận r
• Nếu r > 0, tỷ lệ sinh sẽ lớn hơn tỷ lệ tử vong thì quần thể P sẽ tiến về ngưỡng
giới hạn K.
• Nếu r = 0, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong bằng nhau, thì quần thể sẽ giữ nguyên không
tăng trưởng, P = P (0) .
• Nếu r < 0, tỷ lệ sinh sẽ nhỏ hơn tỷ lệ tử vong, thì quần thể P sẽ suy thoái cho
tới khi biến mất P → 0.
3. Nếu hệ số sinh (rborn ), và hệ số tử (rdead ) có mối quan hệ tuyến tính được mô tả theo
bảng giá trị sau

rborn 33.5 52 56 57.25 63.5


rdead 0.5 4.2 5 5.25 6.5

Số lượng cá thể trong quần thể lúc này là bao nhiêu khi rdead = 0. (P nên làm tròn
xuống)
Đáp án: Ta có thể suy ra được phương trình tuyến tính giữa hai hệ số là rborn =
5rdead + 31. Như vậy với rdead = 0 thì rborn = 31.
Số lượng cá thể trong quần thể sẽ là
KCe31t
P (t) = ,
Ce31t + 1
P (0)
C= ,
K − P (0)
P (0) = 15000.

Bài tập 11.6. Một quần thể tôm càng nước mặn có số lượng cá thể ban đầu là 1500, tốc
độ tăng trưởng của quần thể được biểu diễn như sau
dP P
= rP (1 − ),
dt K
trong đó P là số lượng cá thể trong quần thể, r là hệ số tăng trưởng, và K là giới hạn của
môi trường sinh sống.
1. Em hãy tìm số lượng cá thể P sau thời gian t, giả sử hệ số tăng trưởng và giới hạn môi
trường tương ứng là r = 1, K = 2000.
Đáp án: Sử dụng phương pháp tách biến, nghiệm của phương trình này là
2000Cet
P (t) = ,
Cet + 1
P (0)
C= ,
2000 − P (0)
P (0) = 1500.

30
2. Biết rẳng t tính theo tháng, hãy biễu diễn quần thể P trong khoảng thời gian 5 năm.
Quần thể có tăng trưởng, suy thoái hay ổn định? Giải thích.
Đáp án: Quần thể P sẽ tăng trưởng tới mức 2000 cá thể, sau đó sẽ duy trì số lượng ở
mức 2000 về lâu dài.
3. Với cùng câu hỏi như trên, nhưng tỷ lệ sinh trưởng lúc này r = −1.
Đáp án: Quần thể sẽ suy thoái cho tới khi biến mất (P (t) tiến về 0).
Bài tập 11.7. (Câu hỏi này được lấy từ nguồn sites.math.northwestern.edu/~mlerma) Mô
hình tăng trưởng theo logistics là một phương trình vi phân có dạng
dP P
= rP (1 − ),
dt K
trong đó P là số lượng cá thể trong quần thể tính theo năm, r là hệ số tăng trưởng, và K là
giới hạn của môi trường sinh sống.
Vào năm 1800 và 1850, dân số nước Mỹ là 5.3 và 23.1 triệu người.
1. Hãy dự đoán dân số của Mỹ vào năm 1900 và 1950, sử dụng mô hình tăng trưởng số
mũ (exponential growth model). Mô hình tăng trưởng dạng mũ sẽ có dạng
dP
= kP,
dt
với k là hệ số tăng trưởng.
Đáp án: Ta sẽ bắt đầu thời gian từ năm 1800 (t = 0), nước Mỹ có P (0) = 5.3 triệu
người. Ta giải phương trình mũ và ra được nghiệm
P (t) = P (0)ekt .
Ta sử dụng thông tin vào năm 1850, khi đó t = 50,
P (50) = 5.3e50k = 23.1 triệu người,
và giải được k = 0.029443. Tiếp theo ta dự đoán dân số của Mỹ vào năm 1900 và 1950
tương ứng với t = 100 và t = 150
P (100) = 100.7 triệu người,
P (150) = 438.8 triệu người.

2. Nếu dân số của Mỹ vào năm 1900 thực sự là 76 triệu người. Dựa vào dữ liệu câu (a),
hãy tính giới hạn môi trường K và dự đoán lại dân số của Mỹ vào năm 1950, sử dụng
mô hình logistics (sử dụng hệ số r = 0.031476)
Đáp án: Ta sửa lại số liệu vào năm 1900, khi đó dân số của Mỹ là P (100) = 76 triệu
người và ta phải giải phương trình logistics với nghiệm thu được là
K
P (t) = ,
1 + Ae−rt
K − P (0)
A= ,
P (0)
với r = 0.031476. Như vậy với P (100) = 76, ta tính được giới hạn môi trường K =
189.4, A = 34.74 (thời gian gốc t = 0 vẫn là 1800) và dự đoán vào năm 1950, dân số
của Mỹ là P (150) = 144.7 triệu người.

31
12 BÀI TOÁN LÃI SUẤT NGÂN HÀNG DẪN ĐẾN
PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TÁCH BIẾN
Bài tập 12.1. Ngân hàng đề xuất cho bạn một trong 2 lựa chọn: (i) lãi suất 6%/ năm ghép
lãi liên tục hàng năm ; (ii) lãi suất 6.25%/ năm. Duy trì tài khoản trong 5 năm, nếu bạn
không rút tiền từ tài khoản, bạn lựa chọn đề xuất nào? Vì sao? (Hãy đưa ra các mô hình và
tính toán để có câu trả lời thuyết phục).

Bài tập 12.2. Năm nay bạn An 25 tuổi và bắt đầu gửi vào ngân hàng một số tiền A (USD)
với lãi suất 6% ghép lãi liên tục hàng năm. An sẽ nghỉ hưu khi bạn ấy 65 tuổi.

1. Hãy đưa ra phương trình vi phân mô tả cho bài toán.

2. Để có số tiền 8.000.000 khi nghỉ hưu, bạn An phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu tiền?

Bài tập 12.3. Một tài khoản ngân hàng sẽ nhận lãi suất 10%/ năm, ghép lãi liên tục hàng
năm. Ban đầu tài khoản là 0 USD. Số tiền gửi vào tài khoản đều đặn với tỷ lệ không đổi
$1000/ năm.
1. Viết phương trình vi phân mô tả sự thay đổi số dư B(t) (sau t năm).

2. Giải phương trình vi phân - tìm số dư như hàm theo t.

Bài tập 12.4. Một tài khoản ngân hàng sẽ nhận lãi suất 10%/ năm, ghép lãi liên tục hàng
năm. Ban đầu tài khoản là 0 USD. Số tiền gửi vào tài khoản đều đặn với tỷ lệ không đổi
$1000/ năm.
1. Viết phương trình vi phân mô tả sự thay đổi số dư B(t) (sau t năm).

2. Giải phương trình vi phân - tìm số dư như hàm theo t.

Bài tập 12.5. Gọi y(t) là số tiền trong tài khoản của bạn, tính theo đơn vị USD, sau t năm
gửi. Giả sử, ban đầu bạn gửi 80.000 USD. Mỗi năm, lãi suất 8% ghép lãi liên tục hàng năm
và bạn gửi thêm vào tài khoản 4000 USD.
Hãy đưa ra phương trình vi phân cho y(t). Giải phương trình vi phân.

Bài tập 12.6. Gọi y(t) là số tiền trong tài khoản của bạn, tính theo đơn vị USD, sau t năm
gửi. Giả sử, ban đầu bạn gửi 60.000 USD. Mỗi năm, lãi suất 3% ghép lãi liên tục hàng năm
và bạn rút ra 4000 USD.
Hãy đưa ra phương trình vi phân cho y(t). Giải phương trình vi phân.

Bài tập 12.7. Gọi y(t) là số tiền trong tài khoản của bạn, tính theo đơn vị USD, sau t năm
gửi. Mỗi năm, lãi suất là 5% ghép lãi liên tục hàng năm và bạn gửi vào tài khoản 8% số tiền
thu nhập thường niên. Thu nhập hiện nay của bạn là 50.000 (USD)/năm nhưng nó tăng 4%/
năm.
Hãy đưa ra phương trình vi phân cho y(t). Giải phương trình vi phân.

32
Bài tập 12.8. Gọi y(t) là số tiền trong tài khoản của bạn, tính theo đơn vị USD, sau t năm
gửi. Mỗi năm, lãi suất là 8% ghép lãi liên tục hàng năm và bạn rút ra 2000 USD/ năm.
1. Hãy đưa ra phương trình vi phân cho y(t). Giải phương trình vi phân.
2. Số dư trong tài khoản là bao nhiêu nếu số tiền gửi nan đầu là (i) 20. 000 USD ?; (ii)
30. 000 USD?
Bài tập 12.9. Một tài khoản ngân hàng sẽ nhận lãi suất 2%/ năm, ghép lãi liên tục hàng
năm và phí duy trì tài khoản là 20 USD/ năm. Gọi B(t) (USD) là số dư trong tài khoản sau
t năm.
1. Viết phương trình mô tả tốc độ thay đổi số dư.
2. Hãy cho biết sau 10 năm, số dư trong tài khoản là bao nhiêu nếu ban đầu gửi vào ngân
hàng 10. 000 USD.

13 BÀI TOÁN HỖN HỢP DẪN ĐẾN PTVP TÁCH


BIẾN
Bài tập 13.1. Một hồ chứa 100 lít nước tinh khiết với máy quậy liên tục. Người ta đổ dung
dịch nước muối chứa 0,1kg muối/1 lít vào hồ với tốc độ 10 lít/phút và cho dung dịch chảy
ra khỏi hồ với tốc độ 10 lít/phút.
a/ Gọi y(t) là lượng muối trong hồ sau t phút. Tính tốc độ muối được đổ vào hồ (V(t)) và
tốc độ muối chảy ra khỏi hồ (R(t))?
b/ Tốc độ thay đổi của lượng muối trong hồ tại thời điểm t là y’(t) được tính bằng gì?
c/ Hỏi lượng muối trong hồ ban đầu và lượng muối trong hồ sau 1 giờ?
Bài tập 13.2. Không khí trong một căn phòng có thể tích 180m3 ban đầu chứa 0,15%lượng
cácbon dioxit . Người ta đưa luồng không khí sạch chỉ chứa 0,05% C02 vào phòng với tốc độ
2 m3 / phút , và lượng không khí hòa tan được hút ra ngoài với cùng tốc độ đưa vào. Tìm
phần trăm lượng CO2 trong phòng dưới dạng hàm số theo thời gian. Điều gì sẽ xảy ra sau
một thời gian dài ?
Bài tập 13.3. Một cái thùng chứa 500 galong bia có pha 4 %cồn ( tính theo thể tích). Người
ta bơm bia có pha 6 % cồn vào thùng với tốc độ 5 galong / phút, và dung dịch hòa tan này
lại được bơm ra ngoài với cùng vận tốc bơm vào.
a) Nếu gọi lượng cồn trong thùng sau t phút là y(t) thì tỉ lệ cồn trong thùng sau t phút là
bao nhiêu ? y(0) = ?
b) Lập phương trình vi phân với hàm cần tìm là y(t)?
c) Giải phương trình để tìm y(t)
d) Tính phần trăm lượng cồn sau nửa giờ đồng hồ.
Bài tập 13.4. Một bề chứa 1000l nước tinh khiết. Người ta đổ nước muối có chứa 0.05 kg
muối / lít nước vào bể với tốc độ là 5l/ phút, và đổ nước muối có chứa 0.04 kg muối / lít
vào bể với vận tốc là 10 l/ phút. Dung dịch này được hòa tan vào nhau và tháo ra khỏi bể
với vận tốc là 15 l/ phút.
a) Tính lượng muối trong bể sau t phút
b) Tính lượng muối trong bể sau 30 phút.

33
Bài tập 13.5. Một chiếc bể chứa 20 kg muối hòa tan trong 5000 lít nước. Người ta rót nước
muối có nồng độ 0.03 kg muối / lít nước vào bể với tốc độ 25 lít/ phút. Dung dịch được
khuấy đều và rót ra khỏi bể với cùng tốc độ. Tìm lượng muối còn lại trong bể sau nửa giờ?
Bài tập 13.6. Khi pha 300 lít dung dịch trong thùng để sản xuất , 1 người đã cho nhầm
cả bao 10 kg hóa chất. Do đó, người ta phải pha loãng dung dịch bằng cách cho nước tinh
khiết vào thùng, đồng thời cho dung dịch chảy ra với cùng tốc độ 5 lít / phút liên tục đến
khi lượng hóa chất trong thùng chỉ còn 5 kg.
a) Nếu gọi y (t) là số kg hóa chất có trong thùng sau t phút thì tỉ lệ hóa chất trong thùng
sau t phút là bao nhiêu ? y(0) là bao nhiêu?
b) Tìm y (t) ? Sau bao lâu thì lượng hóa chất trong thùng đạt yêu cầu là 5 kg?
Bài tập 13.7. Trong một thùng có dung tích 500l có chứa 400l bia có pha 4% cồn ( tính
theo thể tích). Người ta bơm bia chứa 5 % vào thùng với tốc độ 10 lít/ phút, hòa tan và cho
chảy ra khỏi thùng với tốc độ là 10 lít/ phút.
a) Nếu gọi lượng cồn trong thùng sau t phút là y(t) thì tỉ lệ cồn trong thùng sau t phút là
bao nhiêu ? y(0) = ?
b) Lập phương trình vi phân với hàm cần tìm là y(t)?
c) Giải phương trình để tìm y(t)
d) Khi bia đầy thùng thì tỉ lệ cồn trong thùng là bao nhiêu?

14 BÀI TOÁN HỖN HỢP DẪN ĐẾN PTVP TUYẾN


TÍNH
Bài tập 14.1. Người ta đổ vào 1 dung dịch chứa 0,3kg muối trong một lit vào một bình
chứa 10 lit nước với tốc độ 2 lít trong một phút. Hỏi sau 5 phút có bto nhiêu muối trong
bình?
Bài tập 14.2. Tại thời điểm ban đầu một thùng chứa Q0 lb lượng muối hòa tan trong
100 gal nước. Giả sử nước chứa 0,25 lb muối trong 1 gal được đưa vào thùng với tốc độ r
(gal/min) và hỗn hợp được khuấy đều sau đó đưa ra cùng tốc độ. Thiết lập quy luật để mô
tả quá trình diễn ra theo thời gian t. Tìm lượng muối trong thùng tại thời điểm t và tìm giới
hạn lượng QL sau 1 thời gian dài (t → +∞). Nếu r = 3 và Q0 = 2QL , tìm thời gian t0 sau
khi lượng muối ở thời điểm t0 : Q (t0 ) = 102%QL
Bài tập 14.3. Một bể chứa 1000 gal nước tại thời điểm ban đầu 100 lb muối hòa tan. Nước
muối chảy với tốc độ 10 gal/phut và mỗi gal chứa 5 lb muối hòa tan. Tính đồng chất của hỗn
hợp được đảm bảo bằng cách khuấy đều, và hỗn hợp chảy ra ngoài với tốc độ 10 gal/phut?
Tính lượng muối có trong bể tại thời điểm t?
Bài tập 14.4. Một cái bể chứa 100lit nước tinh khiết. Người ta đổ dung dịch nước muối
chứa 0.1kg muối/lit vào bể với tốc độ 10lit/phut. Dung dịch được hòa tan và chảy ra khỏi
bể với tốc độ bằng tốc độ chảy vào. Hỏi lượng muối trong bể sau 6phut là bao nhiêu?
Bài tập 14.5. Một bể chứa 100 lit nước. Người ta đổ một dung dịch muối có nồng độ
0.4kg/lit vào bể với tốc độ 5 lit/phut. Dung dịch được hòa tan và chảy ra khỏi bể với tốc độ
3 lit/phut. Nếu y(t) là lượng muối (kg) sau t phút, thì nồng độ dung dịch sau 20 phút là bao
nhiêu?

34
Bài tập 14.6. Trong 1 thùng dung tích 500 lít đang chứa 400 lít bia có pha 4% cồn (tính
theo thể tích) . Người ta bơm bia chứa 6 % cồn vào thùng với tốc độ 10lit/phut, hòa tan và
cho chảy ra khỏi thùng với tốc độ 8 lit/phut.Nếu gọi lượng cồn trong thùng sau t phút là
y(t) lít thì tỉ lệ cồn trong thùng sau t phút là bao nhiêu? y(0) là bao nhiêu? Lập ptvp và giải
y(t) ? Khi bia đầy thùng thì tỉ lệ cồn trong thùng là bao nhiêu?
Bài tập 14.7. Một bể chứa 2000lit dung dịch có 50kg muối. Người ta bơm vào bể chứa dung
dịch nước muối nồng độ 0.005 kg/lit với tốc độ 10 lit/phut, đồng thời dung dịch được đưa ra
ngoài với tốc độ 12 lit/phut. Hãy xác định thể tích dung dịch trong bể chứa sau t phút. Với
y(t) là số kilogram muối còn lại trong thùng sau t phút, hãy xác định nồng độ muối trong
bể sau t phút theo t và y(t) . Tìm y(t) và tính lượng muối còn lại trong thùng sau 10 phút.
Bài tập 14.8. Một bể chứa 800 lit chất lỏng với 30% cồn. Người ta bơm vào mỗi phút 50
lit dung dịch với 60 % cồn, hòa tan và cho chảy ra khỏi thùng với tốc độ 20 lit/phut. Với y(t)
là số lít cồn trong thùng sau t phút thì nồng độ cồn trong thùng sau t phút là bao nhiêu?
y(0) là bao nhiêu? Lập ptvp với hàm y(t) và cho biết lượng cồn có trong thùng sau 10 phút
là bao nhiêu?
Bài tập 14.9. Một bể ban đầu chứa 200 gallon (gal) có 100 gal nước muối trong đó với
nồng độ 1 gram/gal. Người ta bắt đầu đổ vào dung dịch muối có nồng độ 2 gram/gal vào bể
với tốc độ 5 gal/phut. Dung dịch được hòa tan và chảy ra khỏi bể với tốc độ 3 gal/phut>
nếu y(t) là lượng muối sau t phút thì nồng độ muối khi bể đầy là bao nhiêu?
Bài tập 14.10. Một bể 1500 gallon, ban đầu chứa 600 gallon nước với 5 lbs muối hòa tan.
Người ta cho dung dịch muối vào bể có nồng độ là 15 (1 + cos(t))lbs/gal với tốc độ 9 gal/giờ.
Dung dịch hòa tan và chảy ra khỏi bể với tốc độ 6gal/giờ.Lượng muối trong thùng là bao
nhiêu khi nó tràn khỏi bể?
Bài tập 14.11. Một bể với dung tích ban đầu Vm = 500lit, chứa V0 = 200lit nước với Q0 =
100gram muối hòa tan. Người ta đổ vào bể dung dịch muối có nồng độ qi = 1gram/lit với
tốc độ ri = 3lit/phut. Hỗn hợp được khuấy đều và chảy ra khỏi bể với tốc độ r0 = 2lit/phut.
Tìm nồng độ muối trong bể tại thời điểm bể sắp tràn. So sánh nồng độ này với nồng độ giới
hạn ở thời gian vô cực nếu bể có dung tích vô cực.
Bài tập 14.12. Một bể chứa 1000 gal được chảy từ một số quá trình hóa học, biết ban đầu
có 800 gal nước với 2 ounces ô nhiễm hòa tan trong nó. Dòng chảy nước bị ô nhiễm vào bể
chứa với tốc độ 3 gal/giờ và chứa 5 ounces/gal ô nhiễm trong đó. Một giải pháp hỗn hợp tốt
nếu nó rời ra khỏi bể với tốc độ 3 gal/giờ. Khi lượng ô nhiễm trong bể đạt 500 ounces các
dòng nước bị ô nhiễm bị cắt (bị khóa lại) và nước (không ô nhiễm) sẽ vào bồn chứa với tốc
độ ở mức thấp hơn là 2gal/giờ; trong khi các dòng chảy ra ngoài với tốc độ được tăng lên
mức 4 gal/giờ. Xác định lượng ô nhiễm trong bể tại thời điểm t bất kì.
Bài tập 14.13. Một bể chứa dung dịch nước muối ban đầu gồm 20 kg muối hòa tan vào 10
lit nước. Nước ngọt được đổ vào bể với tốc độ 3lit/phut và dung dịch được khuấy đều chảy
ra với tốc độ 2 lit/phut.Tìm lượng muối trong bể sau 5 phút.

Bài tập 14.14. Một bể có dung tích 1500 gals ban đầu chứa 1000 gals nước ngọt. Ống đầu
tiên chứa 12 lb muối mỗi gallon được đưa vào bể với tốc độ 4gal/phut. Ống thứ hai chứa 13
lb muối mỗi gallon với tốc độ 5 gal/phut. Tìm lượng muối trong bể bất cứ lúc nào trước khi
dung dịch bắt đầu tràn.

35

You might also like