You are on page 1of 16

KHOA TOÁN KINH TẾ

BỘ MÔN TOÁN CƠ BẢN

Bài giảng
TOÁN CHO CÁC NHÀ KINH TẾ

Chương 1: HÀM SỐ, ĐỒ THỊ VÀ GIỚI HẠN


Bài 1: Hàm số
Mục tiêu học tập

 Tìm miền xác định của hàm số và tính giá trị hàm số từ một phương
trình
 Làm quen với hàm xác định từng khúc
 Giới thiệu và minh họa các hàm số được sử dụng trong kinh tế học
 Thiết lập và sử dụng hàm hợp trong các bài toán ứng dụng

2
1. Khái niệm hàm số
Định nghĩa
 Hàm là một quy tắc cho tương ứng mỗi phần tử thuộc tập hợp A với
một và chỉ một phần tử thuộc tập hợp B.
 Tập A gọi là miền xác định của hàm
 Tập B gọi là miền giá trị
 Hàm có miền xác định và miền giá trị là tập hợp số thực, được gọi là
hàm số. Ký hiệu 𝑦 = 𝑓(𝑥), trong đó
 𝑥 gọi là biến độc lập
 𝑦 gọi là biến phụ thuộc
 Nếu không được chỉ định cụ thể thì ta sẽ coi miền xác định của hàm 𝑓
là tập hợp tất cả các số thực 𝑥 sao cho 𝑓(𝑥) xác định dưới dạng một
số thực, còn gọi là miền xác định tự nhiên của hàm 𝑓.
3
1. Khái niệm hàm số
Minh họa

4
Ví dụ
1
1. Cho hàm số 𝑓 𝑥 =
𝑥−3
a) Tìm miền xác định
b) Tính giá trị 𝑓(4)
3−2𝑡
2. Cho hàm số 𝑔 𝑡 =
𝑡 2 +4
a) Tìm miền xác định
b) Tính giá trị 𝑔(1)

5
Ví dụ: Hàm xác định từng khúc
Thương hiệu giầy Ugg của hãng
Deckers Outdoor có mặt trên thị
trường từ năm 1979, đến năm
2003 doanh số bán hàng tăng
nhanh làm cho giá cổ phiếu tăng
mạnh.
Gọi 𝑆(𝑡) là giá cổ phiếu của tập
đoàn 𝑡 năm sau kể từ ngày 1
tháng 1 năm 2000, người ta ước
lượng được
8.1 − 1.7𝑡, 𝑡<3
𝑆 𝑡 =
6𝑡 2 − 36𝑡 + 57, 𝑡 ≥ 3
Tính và giải thích các giá trị
𝑆 2 , 𝑆 3 , 𝑆(7.5)
6
2. Các hàm số được sử dụng trong kinh tế học
 Hàm cầu 𝑫(𝒙) đối với một loại hàng hóa là giá 𝑝 = 𝐷(𝑥) phải trả cho
mỗi đơn vị hàng hóa đó nếu 𝑥 đơn vị hàng hóa được cầu
 Hàm cung 𝑺(𝒙) đối với một loại hàng hóa là đơn giá 𝑝 = 𝑆(𝑥) mà các
nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp 𝑥 đơn vị hàng hóa ra thị trường
 Doanh thu 𝑹(𝒙) thu được từ việc bán 𝑥 đơn vị hàng hóa được xác
định bởi tích giữa số đơn vị hàng hóa bán được 𝑥 và đơn giá mỗi đơn
vị hàng hóa 𝑝(𝑥)
𝑅 𝑥 = 𝑥. 𝑝(𝑥)
 Hàm chi phí 𝑪(𝒙) là chi phí để sản xuất 𝑥 đơn vị hàng hóa
 Hàm lợi nhuận 𝑷(𝒙) là lợi nhuận thu được từ việc bán 𝑥 đơn vị hàng
hóa và được xác định bởi: 𝑃 𝑥 = 𝑅 𝑥 − 𝐶(𝑥)
𝐶 𝑥 𝑅 𝑥 𝑃 𝑥
 Các hàm bình quân: 𝐴𝐶 𝑥 = ; 𝐴𝑅 𝑥 = ; 𝐴𝑃 𝑥 =
𝑥 𝑥 𝑥 7
Ví dụ: Nghiên cứu quá trình sản xuất
Nghiên cứu cho thấy người tiêu
dùng sẽ mua 𝑥 nghìn đơn vị một
loại máy pha cà phê khi đơn giá

𝑝 𝑥 = −0.27𝑥 + 51 (đô la)
Chi phí sản xuất 𝑥 nghìn đơn vị
đó là
𝐶 𝑥 = 2.23𝑥 2 + 3.5𝑥 + 85
(nghìn đô la)
a) Chi phí bình quân để sản xuất
4,000 máy pha cà phê là bao
nhiêu?
b) Tìm doanh thu và lợi nhuận từ
việc bán 𝑥 nghìn đơn vị máy pha
cà phê. 8
Ví dụ: Tính giá trị của hàm chi phí
Giả sử tổng chi phí để sản
xuất 𝑚 chiếc máy chạy bộ
được cho bởi hàm số
𝐶 𝑚 = 𝑚3 − 30𝑚2 + 500𝑚 +
200 (đô la)
a) Tìm chi phí sản xuất 10
chiếc máy chạy bộ. Chi phí
bình quân để sản xuất 10 máy
chạy bộ đó là bao nhiêu?
b) Tính chi phí sản xuất chiếc
máy chạy bộ thứ 10.

9
3. Hàm hợp
Định nghĩa
Cho hai hàm số 𝑓(𝑢) và 𝑔(𝑥), hàm hợp 𝒇[𝒈 𝒙 ] là hàm của biến 𝑥 được
tạo thành bằng cách thay 𝑢 = 𝑔(𝑥) vào 𝑢 trong công thức của 𝑓(𝑢).
Minh họa

10
Ví dụ: Tìm hàm hợp
Tìm hàm hợp 𝑓 𝑔 𝑥 , trong đó
𝑓 𝑢 = 𝑢2 + 3𝑢 + 1
và 𝑔 𝑥 = 𝑥 + 1

11
Ví dụ: Biểu diễn chi phí dưới dạng hàm hợp
Neal, chủ của một công ty nội
thất nhỏ, nhận thấy rằng nếu 𝑟
chiếc ghế tựa được sản xuất mỗi
giờ thì chi phí sẽ là 𝐶(𝑟) đô la,
với
1
𝐶 𝑟 = 𝑟 3 − 50𝑟 +
𝑟+1
Giả sử rằng mức sản xuất thỏa
mãn 𝑟 = 4 + 0.3𝑤, với 𝑤 là mức
lương mỗi giờ của công nhân
a) Biểu diễn chi phí sản xuất dưới
dạng hàm hợp của mức lương
mỗi giờ
b) Chi phí sản xuất mà Neal phải
trả là bao nhiêu nếu mức lương
của công nhân là $20 mỗi giờ? 12
3. Hàm hợp
Tỉ số của các số gia
 Tỉ số của các số gia đối với hàm 𝑓(𝑥) là hàm hợp có dạng
𝑓 𝑥+𝑕 −𝑓 𝑥
𝑕
Với 𝑕 là hằng số
Ví dụ: Tìm tỉ số của các số gia đối với hàm 𝑓 𝑥 = 𝑥 2 − 3𝑥

13
Bài tập thực hành
1. Cho hàm số
3 4
𝑓 𝑥 = 2−𝑥+
2−𝑥
a) Tìm miền xác định của 𝑓
b) Hãy tìm các hàm 𝑕(𝑥) và
𝑔(𝑢) sao cho 𝑓 𝑥 =
𝑔[𝑕 𝑥 ]
2. Cho 𝑓 𝑥 = 2 𝑥 − 1 và
𝑔 𝑥 = 𝑥 3 − 1.2.
a) Tính 𝑔[𝑓 4.8 ] và làm tròn
kết quả đến hai chữ số thập
phân
b) Tính 𝑓[𝑔 2.3 ] và làm tròn
kết quả đến hai chữ số thập 14
Bài tập thảo luận: Quá trình miễn dịch
Trong một chương trình quốc gia
giúp tăng cường hệ miễn dịch của
người dân, cơ quan y tế ước tính
rằng chi phí để tiêm chủng 𝑥% dân
số xấp xỉ là
150𝑥
𝐶 𝑥 = triệu đô la
200−𝑥
a) Tìm miền xác định của hàm 𝐶(𝑥)
b) Với giá trị nào của 𝑥 thì 𝐶(𝑥) phù
hợp với thực tế?
c) Chi phí để tiêm chủng 50% dân số
đầu tiên là bao nhiêu?
d) Chi phí để tiêm chủng 50% dân số
còn lại là bao nhiêu?
e) Phần trăm dân số đã được tiêm
chủng khi đã chi phí hết 37.5 triệu đô 15
la là bao nhiêu?
THANK YOU!

16

You might also like