You are on page 1of 2

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức cùng ý nghĩa của nó trong cuộc sống

- Đối với chủ nghĩa duy tâm: Ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, từ đó sinh ra tất cả. Thế
giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, do ý thức tinh thần sinh
ra.
- Đối với chủ nghĩa duy vật siêu hình: Tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, nhấn mạnh một chiều
vai trò vật chất sinh ra ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức. -> Không thấy
được tính năng động, sáng tạo và vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải
tạo hiện thực khách quan.
- Đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng: Theo quan điểm triết học Mác – Lênin: vật chất
và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác
động trở lại vật chất
o Vật chất quyết định ý thức: Ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con
người cách đây 3 – 7 triệu năm, mà con người lại là kết quả từ quá trình phát
triển, tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên trong thế giới vật chất.
o Vật chất quyết định nội dung ý thức: Ý thức dưới mọi hình thức đều là phản ánh
hiện thực khách quan vào đầu óc con người.
o Vật chất quyết dịnh bản chất của ý thức: Bản chất của ý thức gồm 2 thuộc tính
không thể tách rời là phản ánh và sáng tạo. Chính thực tiễn là hoạt động vật chất
có tính cải biến thế giới của con người là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức. Ý
thức con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo
để phản ánh.
o Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Nếu vật chất thay đổi thì
ý thức không sớm thì muộn cũng thay đổi theo.
o Ý thức tác động trở lại vật chất theo 2 hướng: tích cực hoặc tiêu cực
 Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách
mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các
quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức
trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là
sự tác động tích cực cúa ý thức.
 Nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan,
bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con
người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác
dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
 Bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế
quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con
người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không
hiệu quả.
o Ý nghĩa phương pháp luận:
 Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động: Tri
thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên
cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật
chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy
luật.
 Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con
người: Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển
thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng
tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu
dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.

Ví dụ? Liên hệ bản thân?


- Thứ nhất: Bản thân phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến
cuộc sống hàng ngày, vì vật chất quyết định ý thức nên con người cần phải ý
thức được những vật chất của cuộc sống còn thiếu thốn để có hành động phù
hợp với thực tế khách quan.
- Thứ hai: Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày.
Kết cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng
phát triển tri thức của bản thân.
- Thứ ba: Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong
mọi tình huống.
- Thứ tư: Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh
thần, cả yếu tố khách quan và điều kiện khách quan.

You might also like