You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA - SỐ 1

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


---------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ BÀI:
Từ lý luận duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để trả
lời: Nhận định sau đây có đúng không? Tại sao? Cho thí dụ phù hợp với giải thích.
“Trong thời đại công nghiệp 4.0 và sự phát triển của kinh tế tri thức thì các
tri thức ngày càng có vai trò quan trọng, nó quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn
lực vật chất trong sản xuất, kinh doanh”
BÀI LÀM
1) Khái quát quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức.
Theo quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: vật
chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vất chất quyết định ý thức còn
ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức vì 3 lý do sau:
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất sinh ra ý thức vì ý thức xuất
hiện gắn với sự xuất hiện của con người cách đây từ 3 đến 7 triệu năm mà con
người là kết quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự
nhiên, của thế giới vật chất.
+ Vật chất quyết định nội dung ý thức: Ý thức trong nội dung chẳng qua là kết quả
của sự phản ánh hiện thực khách quan trong dầu óc của con người.
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức: Phản ánh và sáng tạo là 2 thuộc tính
không tách rời trong bản chất của ý thức. Nhưng sự phản ánh của con người không
phải là “soi gương”, chụp ảnh hoặc là “phản ánh tâm lý” mà là phản ánh tích cực,
tự giác, sáng tạo, thông qua thực tiễn.
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: mọi sự tồn tại, phát triển
của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất, vật chất thay đổi thì
sớm muộn ý thức cũng phải thay đổi theo.
Ý thức có tính đối lập tương đối và tác động ngược trở lại vật chất:
+ Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản ánh thế giới
vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý
thức có đời sống riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, không lệ thuộc một
cách máy móc vào vật chất.
+ Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của
con người . Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện,
hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra thiên nhhiene thức 2 phục vụ cho cuộc
sống con người.
+ Vai trò của ý thức hể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động và hành động của con người,
nó có thể quyêt định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai,thành công hay
thất bại.
+ Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học,
của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
2) Vận dụng quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức đề xác định tính chân lý của nhận định “Trong thời đại công
nghiệp 4.0 và sự phát triển của kinh tế tri thức thì các tri thức ngày càng có
vai trò quan trọng, nó quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực vật chất
trong sản xuất, kinh doanh”
- Xác định tính chân lý của nhận định:
Theo quan điểm của em thì nhận định này đúng nhưng chưa chuẩn xác
Đúng ở chỗ là tri thức ở đây là ý thức. Mà vai trò của ý thức là chỉ đạo hoạt động,
hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho con người đúng hay sai,
thành công hay thất bại, tức là nó quyết định hiệu quả sử dụng. Đặc biệt là trong
thời đại công nghiệp 4.0, tri thức sẽ là chìa khóa quan trọng, giúp nắm lấy khoa
học và công nghệ hiện đại, truyền bá và động viên cho các nhóm xã hội khác. Xã
hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại
ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri thức khoa học, của tư tưởng
chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
Ví dụ: Chúng ta có thể thấy những lĩnh vực cần tri thức cao như: sản xuất trí thông
minh nhân tạo, chế tạo robot. Những công nghệ này đòi hỏi sự đóng góp rất lớn
của tri thức
Chưa chuẩn xác ở chỗ là việc sử dụng hiệu quả nguồn lực vật chất còn cần phải xét
đến yếu tố vật chất nữa chứ không đơn thuần chỉ mình yếu tố tri thức. Vật chất
quyết định đến nội dung của ý thức. Nếu không có vật chất là tiền đề thì chưa chắc
tri thức có thể quyết định hiệu quả sử dụng.
Ví dụ: Không có những cơ sở ban đầu của vật chất thì tri thức cũng không thể
quyết định sử dụng được.
Vật chất cũng sẽ quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Nếu vật chất thay
đổi thì việc hiệu quả sử dụng nguồn lực cũng sẽ thay đổi.

You might also like