You are on page 1of 2

Câu 2: Có quan điểm cho rằng, trong thời đại văn minh trí tuệ hiện nay tự bản

thân
khoa học – công nghệ và những chủ trương, chính sách đúng đắn có thể làm thay
đổi đời sống vật chất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dựa vào lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, anh/chị hãy phê phán
quan điểm trên đây và làm rõ quan điểm của mình.
Câu trả lời: Dựa vào lý luận của quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng đó quan
điểm trên có những sai lầm sau:
+ Thứ nhất, quan điểm trên đây bàn về mối quan hệ giữa vật chất (trong quan
điểm này là đời sống vật chất) và ý thức là trong thời đại văn minh trí tuệ (trong
quan điểm này khoa học – công nghệ và những chủ trương, chính sách đúng đắn).
Sai lầm của quan điểm này là đã phủ nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý
thức, đó chính là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc
của ý thức. Bên cạnh đó, quan điểm này cũng quá nhấn mạnh vai trò của ý thức đối
với vật chất tới mức cho rằng ý thức tự nó có thể làm thay đổi đời sống vật chất,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thông qua nhân tố vật chất là
hoạt động thực tiễn của con người.
- Quan điểm của bản thân về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thời đại
văn minh trí tuệ hiện nay (Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức) :
+ Phạm trù vật chất: Trong thời đại hiện nay, theo quan điểm của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng về vật chất vẫn đúng và được thừa nhận. Theo định nghĩa của
V.I.Lênin, vật chất là một phạm trù triết học (khái niệm rộng nhất) để phân biệt nó
với vật chất trong các khoa học cụ thể, vật chất thông thường hàng ngày, với
những biểu hiện cụ thể của vật chất – có giới hạn, có sinh ra và có mất đi… Vật
chất là thực tại khách quan, tức tồn tại khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý
thức con người và loài người. Nhờ có thuộc tính này đã giúp chúng ta nhận thức rõ
hơn đâu là vật chất dưới dạng xã hội.
+ Phạm trù ý thức: Theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức
là toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong đầu óc con người, phản ánh thế giới vật
chất xung quanh; hình thành, phát triển trong quá trình lao động và định hình thể
hiện ra bằng ngôn ngữ. Bản chất của ý thức là sự phán ánh hiện thực khách quan
vào trong đầu óc con người một cách năng động, sáng tạo, chủ động, tích cực và
mang tính chất xã hội. Cấu trúc của ý thức bao gồm nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là

1
tình cảm, tri thức, tiềm thức, vô thức. Trong đời sống xã hội, khoa học – công
nghệ, chủ trương, chính sách chính là nhân tố ý thức.
+ Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thời đại văn minh trí tuệ hiện nay:
* Vật chất và ý thức liên hệ mật thiết với nhau, có vật chất không có ý thức,
nhưng không có ý thức tách rời vật chất. Xét đến cùng thì vật chất quyết định ý
thức.
* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.
- Trong thời đại văn minh trí tuệ hiện nay vật chất vẫn giữ vai trò quyết định
đối với ý thức. Mặc dù khoa học – công nghệ và những chủ trương, chính sách
mang tính khoa học, đúng đắn có thể làm thay đổi đời sống vật chất, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội nhưng chúng phải được vật chất hóa thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.

You might also like