You are on page 1of 9

CHUYÊN ĐỀ: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG

Bài 1: Cho phản ứng:


BrO3-(aq) + 5 Br-(aq) + 6 H+(aq) → 3 Br2(aq) + 3 H2O(l)
Tốc độ đầu được đo bằng bằng sự thay đổi nồng độ chất ban đầu. Các gía trị của thí
nghiệm được cho ở bảng dưới:
Thí nghiệm Nồng độ chất ban đầu (mol/L) v0
BrO3- Br- H+ (mol BrO3-
/L.s)
1 0.10 0.10 0.10 1.2·10-3
2 0.20 0.10 0.10 2.4·10-3
3 0.10 0.30 0.10 3.5·10-3
4 0.20 0.10 0.15 5.4·10-3

Viết biểu thức định luật tốc độ phản ứng.


Bài 2
Thời gian bán hủy của phản ứng phân hủy dinitơoxit (N2O) để tạo thành các nguyên
tố thì tỉ lệ nghịch đảo với nồng độ đầu c0 của N2O. a) Viết phương trình phản ứng
phân hủy.
Ở hai nhiệt độ khác nhau thì các chu kỳ bán hủy phụ thuộc vào áp suất đầu p0 (N2O).
T (°C) 694 757
P0 (kPa) 39.2 48.0
t (s) 1520 212
b) Từ p0 hãy tính nồng độ đầu c0 (mol/L) của N2O ở các nhiệt độ khác nhau.
c) Tính hằng số tốc độ phản ứng (L×mol-1×s-1) ở các thời điểm đó.
d) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng trong vùng nhiệt độ 694°C – 757°C.
e) Vẽ hai cấu trúc cộng hưởng của phân tử N2O.
f) Dựa vào mô hình VSEPR hãy cho biết dạng hình học của N2O?
g) Cho biết nhóm điểm đối xứng của phân tử này. Bài 3
Một giai đoạn quan trọng trong tổng hợp nitric acid là sự oxid hoá nitrogen oxide
thành nitrogen dioxide bởi oxygen không khí:
2 NO(g) + O2(g) → 2 NO2(g)
Phản ứng tuân theo phương trình động học: 𝑣 = 𝑘 ∙ [𝑁𝑂]2 ∙ [𝑂2]
Tốc độ đầu của phản ứng vẫn giữ nguyên khi tăng nhiệt độ từ 460 lên 600 oC và giảm
nồng độ các chất đầu xuống còn một nửa. Tính năng lượng hoạt hoá của phản ứng.
Bài 4
Bây giờ chúng ta sẽ quan sát phản ứng phân hủy NO2 tạo thành NO và oxy ở 10°C
dưới ảnh hưởng động học và nhiệt động học.
a) Viết và cân bằng phản ứng phân huỷ này. Sử dụng các hệ số cân bằng nhỏ nhất
là số nguyên
Bảng sau cho biết tốc độ đầu của phản ứng phụ thuộc vào các nồng độ đầu khác nhau
của NO2:
[NO2]0 0.010 0.012 0.014 0.016
(mol/L)
V0 (mol/L.s) 5,40.10-5 7,78.10-5 1,06‧10-4 1,38‧10-4

b) Xác định bậc của phản ứng và tính toán hằng số vận tốc.
Nếu chúng ta quan sát phản ứng ở cân bằng thay vì ở thời điểm đầu thì sẽ xuất hiện
câu hỏi khác. Sử dụng các giá trị này để trả lời các câu hỏi sau:
∆sHo(NO2) = 33.2 kJ/mol; ∆sHo(NO) = 90.3 kJ/mol;
So(NO2) = 241 J/mol; So(NO) = 211 J/mol; So(O2) = 205 J/mol;
c) Tính ∆RHo, ∆RSo và ∆RGo ở 10°C (các đại lượng có thể xem như không phụ thuộc
nhiệt độ).
d) Nhiệt độ nhỏ nhất cần đạt đến để cân bằng dịch chuyển về phía phải là bao nhiêu
? (Cho biết các thông số nhiêt động học được xem như độc lập với nhiệt độ)
e) Ở 10oC thì cân bằng trong các hệ sau đây sẽ dịch chuyển theo chiều nào: a) Chỉ
duy nhất NO2, b) Chỉ NO và O2, c) Tất cả các chất đều có áp suất là pi = 1.0 bar
được đặt trong bình kín?
f) Tính áp suất riêng phần cực đại của oxy ở 500 K nếu p(NO2) = 1.0 bar và p(NO)
= 0.010 bar và phản ứng xảy ra tự phát theo chiều thuận (Các thông số có thể
được xem như là độc lập hoàn toàn với nhiệt độ)? Bài 5 α-halogen hóa aldehyde
và ketone là các phản ứng tự xúc tác, nghĩa là sản phẩm H+ sẽ là xúc tác cho phản
ứng: R'COR + X2 = RCORX + H+ + X−
Phương trình tốc độ của phản ứng là: r = k[R'COR][X2][H+]
Nếu ở thời điểm ban đầu [R'COR]0 = [X2]0, tính nồng độ [X2] khi tốc độ phản ứng
đạt cực đại. Gợi ý: d(xn)/dx = nxn-1.
Bài 6:
Cho phản ứng:
NH4OCN → H2NCONH2 Hơn 150 năm sau phản ứng này được nghiên cứu
kỹ hơn trên khía cạnh động học. Các dữ kiện thực nghiệm cho ở bảng dưới cho biết
thông tin về thời gian phản ứng.
Thực nghiệm được tiến hành bằng cách hòa tan 30.0 g amonixianat trong nước rồi
pha loãng đến 1.00 L.
t (ph) 0 20 50 65 150
m (ure) (g) 0 9,40 15,9 17,9 23,2
a) Tính nồng độ của amonixianat ở từng thời điểm trên.
b) Tính toán chứng minh phản ứng có bậc hai và tìm giá trị hằng số tốc độ.
c) Hãy tính toán 30 phút khối lượng amonixianat còn lại là bao nhiêu? Bài 7:
a) Vẽ công thức liên kết cộng hóa trị của peroxodisulfate ion, gồm cả các điện tích
hình thức.
b) Xác định số oxid hóa của tất cả các nguyên tử trong cấu tạo.
Xét sự tạo thành iodine theo phương trình phản ứng:
(R1) a S2O82- + b I- → c SO42- + d I2
c) Xác định các giá trị hệ số tối giản (a, b, c, d).
Phản ứng diễn ra tương đối chậm. Trong các thí nghiệm, tốc độ tạo thành iodine ban
đầu v0 (theo phản ứng R1) với các nồng độ đầu c0 khác nhau của chất phản ứng ở 25
o
C được xác định như sau:
c0(S2O82-) in mol/L c0(I-) in mol/L v0 in mol/L.s
1.0·10-4 1.0·10-2 1.10·10-8
1.4·10-4 1.0·10-2 1.54·10-8
1.8·10-4 1.5·10-2 2.97·10-8
d) Viết phương trình động học của phản ứng R1 và xác định bậc toàn phần của phản
ứng.
e) Xác định hằng số tốc độ phản ứng.
Năng lượng hoạt hóa của phản ứng trên là 42 kJ.mol-1.
f) Tính nhiệt độ (theo oC) để tăng tốc độ phản ứng lên 10 lần, với các điều kiện khác
được giữ nguyên.
Thí nghiệm có thể được thay đổi bằng cách thêm một lượng rất dư sodium thiosulfate
vào hỗn hợp phản ứng. Thiosulfate (S2O32-) khử rất nhanh iodine, tạo thành iodide.
g) Viết phương trình phản ứng khử iodine bởi thiosulfate.
h) Viết phương trình động học của biến thiên phản ứng R1.
Bài 8
Phản ứng giữa BrO3- và Br- trong dung dịch acid tạo thành Br2 và H2O tuân theo
phương trình tốc độ sau:

Viết phương trình phản ứng.


1) Xác định bậc phản ứng tổng.
2) Đơn giản hoá phương trình tốc độ nếu biết [BrO3-]0 = 2.5·10-3 M, [H+]0 = 1.0 M,
[Br-]0 = 0.28 M trong đó kí hiệu số 0 phía dưới là để chỉ nồng độ ban đầu.
Để nghiên cứu động học của phản ứng trên, một sinh viên đã thêm phenol vào hỗn
hợp phản ứng, xảy ra phản ứng sau:
Br2 + C6H5OH → BrC6H4OH + Br-
Để xác định mức độ hoàn thành của phản ứng monobromine hoá trên, sinh viên này
đã thêm một giọt dung dịch methyl da cam loãng vào bình phản ứng. Methyl da cam
bị tẩy trắng bởi Br2 và mất màu ngay lập tức kể cả với nồng độ Br2 rất thấp.
Phản ứng monobromine hoá phenol (C6H5OH) diễn ra nhanh hơn phản ứng
bromatebromide. Sinh viên này đã chuẩn bị 3 bình phản ứng như mô tả trong bảng
dưới đây. Cậu đã ghi lại thời gian, t, của các dung dịch có nồng độ phenol khác nhau
tới khi mất màu.
Số thứ [C6H5O [Br−] Thời
tự bình H] (M) (M) gian
H+ BrO3− đến khi
(M) * (M) mất
màu, t
(giây)
1 4 × 10−3 0.28 1.0 2.5 × 11
10−3
2 2 × 10−3 0.28 1.0 2.5 × 4
10−3
3 1 × 10−3 0.28 1.0 2.5 × 1.5
10−3
*BrO3- được thêm vào cuối cùng, ngay trước khi tiến hành thí nghiệm.
3) Tính hằng số tốc độ k của phản ứng bromate-bromide, sử dụng các dữ kiện trong
bảng trên.
Bài 9
Một trong các phản ứng gây ra sự phá hủy tầng ozon của khí quyển là :
NO + O3 → NO2 + O2
Trong 3 thí nghiệm, tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ của các chất phản ứng
như sau:
Thí nghiệm [NO], mol/l [O3], mol/l Tốc độ v, mol/l.s-
1

N01 0,02 0,02 7,1.10-5


N02 0,04 0,02 2,8.10-4
N03 0,02 0,04 1,4.10-4
Xác định các bậc phản ứng riêng a, b và hằng số tốc độ trung bình k trong phương
trình động học:
v = k[NO]a . [O3]b
Chú ý tới đơn vị của các đại lượng.
Bài 10
1-Bromopropan phản ứng với ion thiosulfat theo phương trình

Để nghiên cứu động học của phản ứng này thì sẽ khả thi nếu chuẩn S2O32- bằng dung
dịch iot trong khoảng thời gian phản ứng. Cách làm như sau được coi là tốt nhất.
Chuẩn độ 2.00 mL dung dịch thiosunfat sử dụng trong thí nghiệm cần 12.2 mL dung
dịch iot có nồng độ c = 5.00·10-3 mol/L. 20.0 mL dung dịch thiosunfat được trộn lẫn
với 20.0 mL dung dịch bromopropan có cùng nồng độ đầu, và cùng lúc đó khởi động
đồng hồ bấm giờ. Dung dịch sau đó được đưa ngay lập tức vào một buret. Sau 20
gây thì lấy 10.0 mL dung dịch này đưa rất nhanh vào bình chuẩn độ trong chậu nước
đá để ngừng phản ứng. Dung dịch này được chuẩn bằng dung dịch iot thấy tốn hết
16.0 mL. Sau 50 giây thí nghiệm được lặp lại, với việc lấy lần thứ hai 10.0 mL dung
dịch thì lượng dung dịch iot cần cho lúc này là 9.35 mL. a) Tính nồng độ của ion
thiosunfat sau 20 s và 50 s.
b) Bằng tính toán hãy chứng minh phản ứng có bậc hai và tính hằng số tốc độ
Bài 11
Thêm 255 mg etyl propanoat vào 50,0 ml nước, thêm 100 mg natri hidroxit vào 50,0
ml nước khác. Sau đó, trộn cả hai dung dịch vào nhau và bấm giờ. Thể tích dung
dịch lúc này là chính xác 100,0 mL.
Các phản ứng xảy ra:

Theo thời gian, pha nước lần lượt tách ra khỏi phản ứng, và nồng độ của ion hydroxit
được xác định bằng chuẩn độ với HCl. Ở 20oC, đã thu được dữ liệu sau đây:
Sau 5.00 phút: [OH-] = 15.5‧10-3 mol‧L-1
Sau 10.0 phút: [OH-] = 11.3‧10-3 mol‧L-1 Sau
20.0 phút: [OH-] = 7.27‧10-3 mol‧L-1
b) Chứng minh phản ứng xà phòng hóa este là một phản ứng bậc 2, Tính hằng số tốc
độ trung bình của phản ứng.
a) Sau bao lâu thì 75% este đã phản ứng?
Bài 13
N2O5 bị phân hủy nhiệt theo phản ứng bất thuận nghịch:
2N2O5 → 4NO2 + O2
Điều chế một mẫu N2O5 trong dung môi trơ ở 25 oC để tiến hành đo lường các thông
số động học của phản ứng này. Hệ phản ứng được đun nóng tới nhiệt độ xác định T
(T > 25 oC) rồi đo nồng độ N2O5. Các kết quả đo được cho trong bảng dưới đây:
Thời gian, 0 200 400 600 1000
giây
c(N2O5), 0,110 0,073 0,048 0,032 0,014
mol/lít
Biết hằng số tốc độ phản ứng phân hủy N2O5 trong phase khí ở nhiệt độ T là 4,8·104
giây-1.

a) Đề xuất một phản ứng điều chế N2O5 trong phòng thí nghiệm:
b) Dựa vào bảng dữ liệu, hãy xác định bậc phản ứng và tính hằng số tốc độ phản
ứng phân hủy N2O5 trong dung môi trơ.
c) Tính chu kì bán hủy của N2O5 trong phase khí.
Đặt mẫu N2O5 vào một bình kín để thực hiện phản ứng phân hủy trong phase khí.
Áp suất ban đầu P0(N2O5) là 66,75 kPa ở nhiệt độ T. Xét toàn bộ oxide đều ở trạng
thái khí.
d) Dẫn ra phương trình tính áp suất tổng trong toàn hệ (P t) theo thời gian phân hủy
(t, giây) và P0(N2O5).
e) Tính áp suất trong hệ ở thời điểm: i) 10 phút sau khi N2O5 bắt đầu phân hủy; và
ii) sau khi sự phân hủy xảy ra hoàn toàn.

Bài 14
Quá trình thủy phân p-nitrophenylaxetat (PNA) để tạo thành p-nitrophenol (PNP)
và axit axetic có thể được khảo sát dựa vào độ hấp thụ UV ở 398nm bởi vì các hợp
chất có nhóm nitrophenyl cho một dải hấp thụ mạnh (nhưng khác biệt nhau) ở
bước sóng này
Một dung dịch PNA (c0 = 1.0‧10-4 mol/L) đựơc khảo sát thủy phân ở 25°C trong môi
trường đệm photphat. Độ hấp thụ quang của dung dịch được ghi lại (dãy đo 1) Sự
khảo sát được lặp lại với cùng nồng độ đầu ở T = 30° C (dãy đo 2).
Ở điểm cuối phản ứng thì dung dịch đạt đến trị số hấp thụ mol không thay đổi được
ký hiệu với t = ∞. Tất cả các cuvet đo mẫu đều có độ dày 1.00 cm.
t (s) 300 900 1500 3000 4500 6000 ∞
dãy đo 1, A 0.152 0.377 0.553 0.886 1.100 1.244 1.456
dãy đo 2, A 0.307 0.558 0.757 1.092 1.278 1.384 1.512

a) Viết và cân bằng phản ứng thuỷ phân PNA.


b) Tính hệ số hấp thụ đối với PNP ở 398 nm từ dãy đo 1.
c) Chứng minh hệ thức sau:
(A∞-At) =[ε(PNP) - ε(PNA)].c(PNA) ε…hệ số hập thụ
d) Xác định bậc của phản ứng và tính hằng số vận tốc dựa vào đồ thị vẽ ứng với dãy
đo 1 bằng cách kiểm tra biểu thức vận tốc bậc không, một và hai (vẽ đồ thị trong
giấy vẽ đồ thị được phát sẵn)
e) Bằng cách nào để đưa phản ứng này về cùng bậc với phương trình thủy phân?
f) Tính hằng số vận tốc ứng với dãy đo thứ hai (tính tối đa ba giá trị của k rồi lấy trị
trung bình).
g) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng này.

You might also like